Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

tiểu luận lịch sử báo chí tìm hiểu về một nhà báo việt nam hoạt động trước năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.67 KB, 15 trang )

Lời mở đầu
Lịch sử báo chí là mơn học cơ sở ngành thú vị, đem đến cho chúng em
nhiều nhận thức mới mẻ. Khi bắt đầu với môn học, chúng em bị lầm tưởng
đây là môn học không cần thiết, nhàm chán bởi nói đi nói lại vì những thứ đã
qua. Rất nhiều câu hỏi thắc mắc đặt ra là sao không học xu thế mới, không
học những cái trào lưu, cái lạ. Nhưng sự thật chúng minh rằng không thể học,
khơng thể làm nếu mình khơng biết về nguồn cội, bản chất cái mình làm. Và
thái độ học tập với môn học của em đã thay đổi. Trong quá trình học tập,
chúng em khơng chi được tìm hiểu về lịch sử báo chí Việt Nam mà cịn được
học về lịch sử báo chí Thế giới. Từ những điều kiện hình thành, đến sự phát
triển, ưu điểm và hạn chế. Để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm
làm báo và duy trì hoạt động của một tờ báo. Quan trọng nhất đối với em, em
nhận ra được ngun nhân mất đi cơng chúng của báo chí và những dự định
hoạt động nghề nghiệp của mình. Tìm hiểu về một nhà báo Việt Nam hoạt
động trước năm 1945 là một tong những cách điểm lại quá khứ, rút ra kinh
nghiệm để áp dụng thực tiễn và định hướng tương lai.
Em trân thành cảm ơn cô đã hỗ trợ chúng em trong môn học này.

1


Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của
Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Tuy thời gian cầm bút rất ngắn ngủi, nhưng ông
đã để lại một gia tài đồ sộ về số lượng tác phầm cũng như về thể loại: hơn 30
truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng 1 bản dịch vở
kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm
bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa . Một số trích đoạn tác
phẩm của ông trong các tác phẩm Số đỏ và Giông Tố đã được đưa vào sách
giáo khoa môn Ngữ văn của Việt Nam.

2




Chương 1 Tiểu sử Vũ Trọng Phụng
1.1
-

Khái quát
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, mất

ngày 13 tháng 10 năm 1939, khi mới 27 tuổi.
Ông quê ở làng Hảo (Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hào, tỉnh
Hưng Yên nhưng lại lớn lên và mất tại Hà Nội.
1.2
Tuổi thơ, gia đình
Cha ơng là Vũ Văn Lân làm thợ điện ở Ga-ra Charles
Boillot, mất sớm khi ông mới được 7 tháng tuổi, Vũ Trọng Phụng được
mẹ là bà Phạm Thị Khách ở vậy tần tảo nuôi con ăn học.
Sau khi học hết tiểu học tại trường Hàng Vôi, Vũ Trọng
Phụng phải thôi học để đi làm kiếm sống vào khoảng năm 14 tuổi. Ơng
có may mắn được hưởng thụ chế độ giáo dục mới, miễn phí hồn tồn
trong sáu năm tiểu học, và là một trong những lứa thanh niên Việt Nam
đầu tiên được giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ. Sau hai năm
làm ở các sở tư như nhà hàng Gôđa, nhà in IDEO (Viễn Đông), ông
chuyển hẳn sang làm báo, viết văn chuyên nghiệp.
Cả đời Vũ Trọng Phụng sống trong nghèo khổ. Vì cịn bà
nội và mẹ già nên dù lao động cật lực, ngòi bút của ông vẫn không đủ
nuôi gia đình. Tuy viết về nhiều các tệ nạn, thói ăn chơi nhưng Vũ
Trọng Phụng là một người đạo đức và sống rất kham khổ. Vì vậy ơng
mắc bệnh lao phổi.
Ơng mất sớm, để lại gia đình cịn bà nội, mẹ đẻ, vợ và

người con gái chưa đầy 1 tuổi tên là Vũ Mỵ Hằng. Lúc mới mất, ông
được chôn cất ở nghĩa trang Hợp Thiện, rồi nghĩa trang Quán Dền. Đến
năm 1988, con gái Vũ Mỵ Hằng mới đưa ông về quy thổ vĩnh tại mảnh
vườn nhà mẹ vợ nhà văn tại làng Giáp Nhất.

Chương 2 Sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng
2.1 Một số thành tựu
3


- Thời gian hoạt động khá ngắn nhưng ông đã để lại khối lượng
tác phẩm chất lượng và vô cùng đồ sộ, đó là những di sản tinh thần quý
giá: 28 truyện ngắn, 9 tiểu thuyết, 8 phóng sự, 6 kịch bản, 1 dịch thuật.
Một số tác phẩm tiêu biểu, được coi là kiệt tác như: Kĩ nghệ lấy Tây
(1934), Giơng tố (1936), Số đỏ (1936), Vỡ đê (1936).
- Ngồi ra cịn một số bài viết tranh luận, phê bình văn học và
hàng trăm bài báo về các vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội.
- Vào những năm 30 của thế kỷ XX, cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của báo chí, một thể văn mới ra đời: thể phóng sự. Hàng loạt tên
tuổi được chú ý nhờ gắn bó với thể văn này: Tam Lang, Vũ Trọng
Phụng, Trọng Lang, Vũ Bằng, Ngơ Tất Tố, Nguyễn Đình Lạp, Phi
Vân... (Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân cũng có viết phóng sự). Trong số
những cây bút ấy, nổi trội hẳn lên là Vũ Trọng Phụng. Vì thế cơng
chúng đương thời đã tặng ơng danh hiệu: "ơng vua phóng sự đất Bắc".
2.2 Hoạt động sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng
- Năm 1930, Vũ Trọng Phụng đã có truyện ngắn đầu tay Chống
nạng lên đường đăng trên tờ Ngọ Báo. Bắt đầu ông viết một số truyện
ngắn, nhưng không được chú ý. Năm 1936, bốn cuốn tiểu thuyết lần
lượt xuất hiện trên các báo, thu hút sự chú ý của công chúng. Cả bốn
tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ đều hiện thực, đi sâu vào

các vấn đề xã hội. Trong đó Số đỏ xuất sắc hơn cả, được xem như tác
phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng, một vài nhân vật, câu nói trong Số
đỏ đã đi vào ngơn ngữ đời sống hằng ngày.
- Là một nhà báo, Vũ Trọng Phụng đã viết nhiều phóng sự nổi
tiếng. Với phóng sự đầu tay Cạm bẫy người (1933) đăng báo Nhật Tân
dưới bút danh Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng đã gây được sự chú ý của dư
luận đương thời. Năm 1934, báo Nhật Tân cho đăng Kỹ nghệ lấy Tây.
4


Với hai phóng sự đó, Vũ Đình Chí và Vũ Bằng đã cho ông là một trong
hàng vài ba "nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta". Những
phóng sự tiếp theo như Cơm thầy cơm cơ, Lục sì đã góp phần tạo nên
danh hiệu "ơng vua phóng sự của đất Bắc" cho Vũ Trọng Phụng.
2.3 Đặc trưng làm nên sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng
- Vũ Trọng Phụng có lối thuật kể hóm hỉnh và có duyên. Ví dụ
trong Kĩ nghệ lấy Tây: tiếng cười vừa dứt, dư vị để lại sao mà cay
đắng, chua chát. Vì sao mà những người đàn bà vốn lương thiện, thậm
chí từng có một thời thanh xuân đầy mộng ước kia lại đến nơng nổi
phải làm cái "nghề" mà chính họ cũng thấy là đáng khinh, là bỏ đi nàỷ
Thực chất đây là một thứ mãi dâm mạt hạng: làm "điếm" kiêm đầy tớ
có thời hạn cho những tên lính viễn chinh dâm ô, hung dữ, liều lĩnh và
thường là nhưng con sâu rượu thơ bỉ. Mà cái "nghề" này có thể làm mãi
được saỏ Lại còn những đứa con lai đẻ ra mọt cách bất đắc dĩ? Cho nên
đằng sau cái "kỹ nghệ" quái thai kia là biết bao cuộc đời lỡ dỡ, biết bao
tâm trạng tủi nhục, biết bao số phận tối tăm của những người đàn bà
một nước thuộc địa bị đẩy tới bước đường cùng.
Trong "Cơm thầy cơm cô", Vũ Trọng Phụng viết: "người phu xe
biết hết mọi sự độc ác của loài người hơn là một học giả", "một kẻ đi ở
(...) biết rõ những tính tình của lồi người hơn là một văn sĩ tả chân".

- Ngịi bút phóng sự Vũ Trọng Phụng chính là đã quan sát, đã
thuật kể bằng con mắt và tấm lòng của những người phu xe ấy, của
những người đi ở ấỵ

5


Chương 3 Hoạt động báo chí của Vũ
Trọng Phụng
3.1 Một số tác phẩm báo chí tiêu biểu
1.

Đời cạo giấy (1932)

2.

Cạm bẫy người (1933)

3.

Kĩ nghệ lấy Tây (1934)

4.

Hải Phòng 1934 (1934)

5.

Dân biểu và dân biểu (1936)


6.

Cơm thầy cơm cô (1936)

7.

Vẽ nhọ bơi hề (1936)

8.

Lục sì (1937)

9.

Một huyện ăn Tết (1938)

3.2 Vài nét về phóng sự Vũ Trọng Phụng
Phóng sự là một thể loại thuộc loại hình ký với yêu cầu hàng đầu
là cung cấp thơng tin mang tính thời sự và đáp ứng một vấn đề cấp
bách nào đó mà xã hội đang quan tâm. Mục đích của phóng sự là cung
cấp cho cơng chúng những tin tức chính xác, đầy đủ, phong phú để họ
tự nhận thức, đánh giá đúng người và việc mà họ đang quan tâm theo
dõi. Muốn đạt được điều đó, người viết phóng sự thường sử dụng
những biện pháp nghiệp vụ như điều tra, phỏng vấn, đối thoại, ghi chép
tại chỗ...

6


Đơi nét về thiên phóng sự “Cơm thầy cơm cơ” – Vũ Trọng

Phụng

Vũ Trọng Phụng được mệnh danh là “Ông vua phóng sự đất
Bắc” thực khơng sai chút nào bởi lẽ những tác phẩm phóng sự xuất sắc
mà ơng để lại đã gần 80 năm từ những năm trước 1945, ấy vậy mà “giờ
đây vẫn ngồn ngộn tính thời sự - mới tinh như là của ngày hôm nay”.
Chỉ vọn vẹn 9 năm cầm bút nhưng ông đã để lại cho đọc giả bao phóng
sự giá trị mà trong đó khơng thể khơng nhắc tới thiên phóng sự “Cơm
thầy cơm cơ”(1936). Phóng sự về cảnh đời những người đi ở đợ này
của ông được viết cách đây khá lâu tuy nhiên đến nay thì tác phẩm ấy
vẫn ln được lớp người làm báo và cơng chúng u báo chí hơm nay
ngưỡng mộ, thán phục.
7


Chỉ với 9 chương phóng sự đã mơ phỏng vơ cùng chân thực sâu
sắc hiện tượng những người dân thôn quê ra đô thị bởi sự hấp dẫn của
chốn Hà thành để rồi trở thành những vú em, con sen thằng ở, thằng bồi
thằng xe bị người ta bóc lột, chà đạp, lạm dụng,… Để rồi cũng khơng ít
người trong số đó bị tha hóa trở thành trộm cắp hay những “cơ ả đào”
mà Đũi là một ví dụ điển hình. Ở đây nhà văn với con mắt tinh tường
ơng đã nhìn ra những hệ lụy từ quá trình phát triển khi xã hội đang
bước dần sang thời kì đơ thị hóa.
Vũ Trọng Phụng khơng giống những cây bút khác, không lấp
liếm, không che đậy những hiện thực đen tối của xã hội rồi vẽ lên
những bức tranh về một cuộc sống mới tươi đẹp mà ơng dùng ngịi bút
của mình làm vũ khí chiến đấu chống lại những xấu xa bất công ở đời.
Chẳng phải mà ngẫu nhiên đã có thời gian Vũ Trọng Phụng sắm
vai một thằng "cơm thầy cơm cô một trăm phần trăm" để thâm nhập
vào thế giới của những “con sen thằng quýt”. Ông làm vậy để làm gì?

Phải chăng ơng nhọc cơng như vậy chỉ để trải nghiệm hay chỉ để cho
vui mà thôi? Khơng, khơng phải vậy. Ơng đang muốn nhập tâm vào
những con người ấy để mà hiểu, để mà viết về họ và để đấu tranh cũng
như thức tỉnh họ - những con người đang bị ánh sáng của chốn Hà
thành tấp nập kia mê hoặc.
Nửa đầu thế kỉ trước những nhà báo đâu có máy ảnh, máy quay
hiện đại nhưng những mảng tối trong xã hội lúc bấy giờ đều được ông
ghi lại thật chân thực trong từng chương của tập phóng sự. Vẫn đó hình
ảnh của Đũi từ một cơ gái thơn q hiền lành trong sáng vì hồn cảnh
gia đình xơ đẩy mà phải lên đơ thị để làm người ở để rồi cô gái ấy
không biết từ bao giờ đã biến thành con người mưu mô và cũng chẳng
khác gì những cơ gái làm nghề “ả đào”. Vẫn đó hình ảnh cơ sen chỉ vì
8


lên cơn động kinh làm vỡ bình hoa nhà chủ, sợ hãi chạy chốn để rồi bị
vu oan là kẻ ăn cắp. Vấn đó rất nhiều những con người đang bị xã hội
lúc bấy giờ đưa đẩy vào hoàn cảnh éo le, xấu xa. Và tất cả những điều
đó đều được tác giả ghi lại bằng cái giộng điệu mỉa mai, châm biếm
thâm thúy mà sâu cay.
Hẳn là một nhà văn nhà báo chuyên viết về những trò ăn chơi
trụy lạc, gái điếm, lưu manh hay trộm cắp chắc hẳn ít người cũng đặt ra
những câu hỏi về con người Vũ Trọng Phụng? Điều lạ là giới văn sĩ
Bắc Hà vẫn “chúng khẩu đồng từ” về tính cách và lối sống nghiêm túc
và đứng đắn của Vũ Trọng Phụng. Vũ Ngọc Phan khẳng định : “Trong
làng văn xưa, Phụng là người đứng đắn”, là “con người mực thước”.
Vậy lí do gì mà một con người sống khn phép như vậy lại có thể làm
nên những phóng sự vơ cùng thành cơng về các vấn đề nóng bỏng của
xã hội lúc bấy giờ như “Cơm thầy cơm cô”. Ắt hẳn phải là một người
có sự nhanh nhạy, đầu óc quan sát, khả năng tái hiện sắc sảo thì những

nhân vật như Đũi, như những con sen thằng quýt khác trong tác phẩm
phóng sự mới hiển hiện rõ ràng như vậy, thì mảng tối của xã hội lúc ấy
mới được tái hiện sinh động đến vậy. Đặc biệt với lối dẫn dắt biến hóa
linh hoạt cùng sở trường dựng đối thoại sinh động nên “Cơm thầy cơm
cô” mang tới cho độc giả cảm giác nó mang những giá trị sâu sắc vượt
ra ngồi khn khổ của một bài phóng sự thuần túy. Ta thấy trong tập
phóng sự ấy hiện thực đen tối với những con người đi ở đợ, sự đồng
cảm và cả sự đấu tranh cho những con người đang dần bị tha hóa.
Thiên phóng sự giúp độc giả một lần nữa khẳng định rằng “ Vũ
Trọng Phụng sống ngắn nhưng sống sâu”. Ông đã “ săm soi” và “lật
tẩy” mặt trái của xã hội “chó đểu khốn nạn” ấy để rồi “Cơm thầy cơm
cơ” trở thành một thiên phóng sự sống mãi với những giá trị vốn có của
nó. Chẳng thế mà cho đến tận một thập kỷ sau ngày mất của Vũ Trọng
9


Phụng, nhà báo Vũ Bằng đã viết: "Anh mất đi đến nay đã hơn mười
năm rồi, nhưng nói đến anh, thiên hạ vẫn còn mến tiếc, nhất là từ khi
anh mất, cái chỗ ngồi của anh trong làng văn và làng báo vẫn chưa có
ai thay thế được… Một người mất đi mà trong mười năm trời chưa có
người thay thế được, nhất định phải là người có giá… Khơng, một
người như thế, quả là hiếm thật. Nhân tài cũng như mỹ nữ vẫn là khó
kiếm, biết làm sao được?".
3.3 Vũ Trọng Phụng và Cơm thầy cơm cô
Vũ Trọng Phụng là một cái tên mà khi nhắc đến người ta có thể
liệt kê ra "ba cái mặt của Hà Nội", "ba thằng họ Vũ" của làng phóng sự
thời ấy: Tam Lang Vũ Đình Chí, Tiêu Liêu Vũ Bằng và Thiên Hư Vũ
Trọng Phụng. Để trở thành "tay viết phóng sự cứng nhất trong số những
nhà văn hiện thực nổi tiếng thời bấy giờ" (Vũ Ngọc Phan), ông đã cho
ra đời hàng loạt phóng sự nổi tiếng, phần nào khẳng định vị trí của ơng

mà cho tới tận ngày nay vẫn chưa ai có thể kế vị - ơng vua phóng sự đất
Bắc.
Phóng sự là một thể loại ký với yêu cầu khắt khe là phải mang
tính thời sự, địi hỏi những thơng tin chính xác, đầy đủ. Muốn đạt được
những điều đó, người viết phóng sự phải thường xuyên sử dụng những
biện pháp nghiệp vụ như điều tra, phỏng vấn, đối thoại, ghi chép tại
chỗ,... Và Vũ Trọng Phụng cùng đã hịa mình vào thể loại ấy, sắm vai
một thằng "cơm thầy cơm cô một trăm phần trăm" để thâm nhập vào
thế giới của những "con sen thằng quýt", lăn lóc kỹ lưỡng trong giang
sơn của những me Tây, gái điếm, cờ gian bạc bịp,...để cho ra đời những
thiên phóng sự được đánh giá là "những tác phẩm đã làm vinh dự cho
văn học nước nhà" (Nguyễn Vỹ).

10


Một nhà làm phóng sự khơng thể hời hợt, nơng nổi hoặc lười
biếng, qua quýt. Tuy nhiên một người chuyên làm phóng sự về ăn chơi
trụy lạc, gái điếm, lưu manh, trộm cắp,...nhưng lại luôn sống khuôn
phép, mực thước trong thiếu thốn, nghèo đói như Vũ Trọng Phụng quả
là một tấm gương mẫu mực, tiêu biểu. Một phần cũng do từ bé, Vũ
Trọng Phụng phải sống chung đụng với biết bao hạng người khố rách
áo ơm, đầu đường xó chợ ở Hà thành, từ đó đã tạo ra cho ơng khả năng
quan sát, dị la, nghe ngóng, lật tẩy,...những mặt đen tối của xã hội.
Khi ơng xác định khốc lên mình chiếc áo của "con sen thằng
quýt" cũng là khi tình u nghề và lịng nhiệt huyết đang cháy rừng rực
trong trái tim ơng. Bỏ qua những rào cản khó khăn, nguy hiểm, Vũ
Trọng Phụng đã dùng cái tài điều tra, quan sát, sự phê duyệt tình huống
một cách cẩn trọng để cho ra đời phóng sự "Cơm thầy cơm cô" với lối
viết "sặc mùi tiêu ớt" đến như vậy.

"Cơm thầy cơm cô" ra đời vào năm 1936 - giai đoạn mà cơm áo
gạo tiền đè nặng lên cuộc sống con người lúc bấy giờ, đã thôi thúc nhà
báo họ Vũ vắt kiệt mình, tạo được bước đột phá trên thể tài phóng sự.
Khơng có điều gì là dễ dàng khi khơng thực sự có đam mê, đúng
như Nguyễn Đăng Mạnh đã nói: "Điều quan trọng nhất đối với một cây
bút hiện thực chủ nghĩa không phải là đi thực tế dài hay ngắn, được
"tham quan" nhiều hay ít. Điều quyết định là tấm lịng có nhập cuộc
hay khơng". Dám nhập cuộc vào trò đời, dám hi sinh bản thân để viết
được nên những trang phóng sự kiệt xuất như "Cơm thầy cơm cơ" đã
khiến cho nó vượt ra ngồi cái khn khổ của những phóng sự báo chí
thuần túy.
Nói Vũ Trọng Phụng là một "kiện tướng" về phóng sự quả khơng
sai bởi phóng sự của ơng đã là một cái gì rất chín, rất thành thục. Cịn
11


khi miêu tả những sự đời ấy, ông biết cách làm cho nó trở nên lung linh
lên, huyễn hoặc lên, đến độ mà con người ta chỉ biết trầm trồ khi cầm
trên tay phóng sự của Vũ Trọng Phụng.

12


Chương 4 Kinh nghiệm làm báo từ Vũ
Trọng Phụng
Làm báo là nghề hàng vạn người có thể theo được, nhưng để trở
thành “nhà báo” thì khơng dễ. Trở thành nhà báo có thẩm quyền, nhà
báo được báo giới, đồng nghiệp, cơng chúng trong và ngồi nước thừa
nhận càng khó khăn gấp bội. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện giờ, khi
mà mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, báo chí cơng dân hình thành đơng

đảo. Khi mà thơng tin có thể xuất hiện bất ngờ ở bất kì đâu mà nhà báo
khơng thể lúc nào cũng túc trực, có mặt và chỉ với thiết bị thông minh
đơn giản – sản phẩm của đại cơng nghệ là tin tức có thể đến với cơng
chúng. Cịn chưa kể đến trong sự đào tạo nóng vội, trong phương thức
làm việc “phổi bị” hay giá trị đạo đức, thái độ làm việc của nhà báo
đang bị đồng tiền và các giá trị khác chi phối. Thì cuộc đời và sự
nghiệp của Vũ Trọng Phụng đã để lại nhiều bài học quý báu cho thế hệ
nhà báo Việt Nam. Từ sự tìm hiểu về Vũ Trọng Phụng, là những nhà
báo tương lai, bản thân chúng em cũng rút ra cho mình được một số bài
học kinh nghiệm để phục vụ cho công việc tương lai một cách tốt hơn,
để có thể tự khẳng định bản thân và cũng là để giúp nền báo chí nước
nhà ngày một phát triển sánh ngang tầm báo chí thế giới.
Thứ nhất, nhà báo phải chịu khó đi nhiều, đọc nhiều . Bởi thiên
chức của báo chí, điều quyết định sự sống cịn của báo chí là chức năng
thơng tin do đó nhà báo có biết, có hiểu thì mới đáp ứng được yêu cầu
cơ bản của báo chí. Lời nói đi đơi với việc làm, cuộc sống trong sạch,
cao đẹp của nhà báo chính là một trong những điều căn bản làm nên giá
trị của tác phẩm báo chí. Tuy nhiên không nhiều người làm được như
vậy.

13


Thứ hai, nhà báo cần luôn chú ý quan sát, ghi chép mọi thứ diễn
ra xung quanh cuộc sống một cách chân thực nhất, cho dù sự thật đó có
thật sự cay đắng phũ phàng. Nhưng không chỉ dừng lại ở mức mô tả
hay thuật lại những sự kiện sẵn có bởi giá trị của một tác phẩm báo chí
khơng nằm ở sự ngang bằng hay tương đương với thực trạng xã hội mà
nằm ở tác động xã hội. Nhà báo cần sử dụng các ngôn từ một cách “
đắt” nhất để người đọc có thể hiểu rõ hơn, sống động hơn về vấn đề mà

nhà báo phản ánh, có vậy báo chí mới thâm nhập sâu vào cuộc sống để
từ đó làm thay đổi nhận thức của con người trong xã hội.
Thứ ba, nhà báo cần có thái độ kiên định, khơng bị lung lay trước
sóng gió, cám dỗ. Con đường và sự nghiệp báo chí dù muốn hay khơng
là tham gia vào con đường chính trị. Hoạt động báo chí là hoạt động
đơn phương nguy hiểm nhưng lại có sức ảnh hưởng và liên lụy đến
nhiều người. Thái độ và phẩm chất của chính nhà báo là thứ vơ cùng
quan trọng, quyết định sự sống cịn của tờ báo, tịa báo trong long cơng
chúng. Dù Vũ Trọng Phụng là “ Ơng vua phóng sự đất Bắc” chun
viết về các đề tài trụy lạc, đồi bại, xa xỉ nhưng ông luôn sống kham
khổ, có đạo đức với nghề. Cuộc sống hiện tại hối hả, vội vã và xô bồ
với quá nhiều cám dỗ, thế nhưng hãy làm một nhà báo có tâm với nghề,
mắt sáng – lịng trong – bút sắc.
Thứ tư, các nhà báo thấy rõ cần phải thường xuyên học tập, suốt
đời rèn luyện không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị và bản lĩnh nghề
nghiệp của mình. Nhất là trong thời kì báo chí đang phất triển theo xu
hướng tồn cầu hóa, mạng lưới thơng tin mở rộng, mơ hình là việc và
cách thức là việc liên tục đổi mới. Đa phương tiện là một xu thế mới có
rất nhiều ưu thế nổi trội. Tuy nhiên nó cũng như con dao hai lưỡi, nếu
nhà báo chịu tìm tịi học hỏi thì sẽ phất triển rất tốt trong mơi trường
này và ngược lại. Ln có một niềm đam mê cháy bỏng với nghề, từ đó
14


ln bắt kịp với thời đại, có tầm nhìn xa trơng rộng, giúp xã hội tháo gỡ
các vấn đề khó khăn. Giúp người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Báo chí Thuỵ Điển có câu: “Nhà báo là người gác cổng xã hội”.
Chúng ta hãy trở thành những người gác cổng trung thành ngay từ khi
còn phơi phới sức trẻ, nhiệt huyết và khát vọng thay đổi cuộc sống.
Đừng sợ đắng cay, đừng mê ngọt ngào, đừng mãi ngủ yên trong lớp vỏ

cứng, đừng tự huyễn hoặc mình với những điều hào nhoáng cuộc sống
đánh lừa ta, cuộc sống của chúng ta chỉ tốt lên khi những xấu xa, cám
dỗ, nghiệt ngã bị xóa bỏ, cuộc sống của chúng ta sẽ tốt lên hơn khi các
nhà báo biết “ bắt đầu”.

15



×