Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Tong hop kien thuc ngu van 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.63 KB, 45 trang )

Tổng hợp kiến thức Ngữ văn lớp 12
I. Văn học Việt Nam...............................................................................................1
1. Tun ngơn độc lập - Hồ Chí Minh..............................................................1
2. Tây Tiến - Quang Dũng................................................................................6
3. Việt Bắc - Tố Hữu.......................................................................................11
4. Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm..................................................................12
5. Đất nước - Nguyễn Đình Thi......................................................................12
6. Dọn về làng - Nơng Quốc Chấn..................................................................13
7. Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên...............................................................13
8. Đò Lèn - Nguyễn Duy................................................................................14
9. Sóng - Xuân Quỳnh....................................................................................14
10. Đàn ghi-ta của lor-ca - Thanh Thảo..........................................................15
11. Người lái đị Sơng Đà - Nguyễn Tn.......................................................15
12. Ai đặt tên cho dịng sơng - Nguyễn Huy Tưởng.......................................16
13. Vợ chồng A Phủ - Tơ Hồi........................................................................17
14. Vợ nhặt - Kim Lân....................................................................................18
15. Rừng Xà Nu - Nguyễn Trung Thành.........................................................19
16. Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi............................................20
17. Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu............................................22
18. Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ.........................................23
II. Văn bản nước ngoài..........................................................................................24
I. Thuốc của Lỗ Tấn........................................................................................24
II. Số phận con người của Sơ-lơ-khơp............................................................27
III. Ơng già và biển cả của E. Hê-minh-.....................................................29
III. Các thao tác lập luận trong văn nghị luận.......................................................31

Tổng hợp: Download.vn


Tổng hợp kiến thức Ngữ văn lớp 12
1. Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh


* Hồn cảnh sáng tác:
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Phát xít Nhật, kẻ đang chiếm đóng nước ta đầu
hàng đồng minh. Nhân dân ta giành được chính quyền trên cả nước.
- Ngày 26 – 8-1945, Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về tới Hà Nội, tại căn nhà số 48 Hàng
Ngang, Người soạn thảo Tuyên ngôn độc lập.
- Ngày 2 -9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lầm
thời nước Việt Nam dân chủ cộng hịa đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước
Việt Nam mới.
* Nội dung:
- Tuyên ngôn độc lập là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và thế
giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc
lập, tự do của nước Việt Nam mới.
- Bản Tuyên ngôn vừa tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp, ngăn chặn âm mưu
tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch và các phe nhóm có hội quốc tế, vừa bộc lộ
tình cảm yêu nước, thương dân và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của tác giả.
* Nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, chứng cứ xác thực.
- Ngôn ngữ vừa hùng hồn, đanh thép khi tố cáo tội ác kẻ thù vừa chan chứa tình cảm,
ngơn ngữ châm biếm sắc sảo.
- Hình ảnh giàu sức gợi cảm.
*Một số dàn ý chi tiết
A. Phân tích bài Tun ngơn độc lập của Hồ Chí Minh

Tổng hợp: Download.vn


Tổng hợp kiến thức Ngữ văn lớp 12
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh: cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và sự
nghiệp văn chương.

- Nêu khái quát về hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa lịch sử và giá trị văn học của bản
Tuyên ngôn độc lập.
II. Thân bài
- Trình bày khái quát về bố cục của bản Tuyên ngôn độc lập: gồm 3 phần sắp xếp chặt
chẽ và logic.
* Cơ sở pháp lý của Tun ngơn độc lập
- Trích dẫn hai bản tun ngơn của Mỹ và của Pháp để làm cơ sở pháp lý cho Tuyên
ngôn độc lập của Việt Nam:
● Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người ... quyền mưu cầu
hạnh phúc”
● Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra
tự do ... bình đẳng về quyền lợi.”
- Ý nghĩa:
● Hồ Chí Minh tơn trọng và sử dụng hai bản tun ngơn có giá trị, được thế giới
cơng nhận làm cơ sở pháp lý không thể chối cãi.
● Dùng phương pháp “gậy ông đập lưng ông”: lấy tuyên ngôn của Pháp để phản
bác lại chúng, ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng.
● Đặt ngang hàng cuộc cách mạng, giá trị bản tuyên ngôn của nước ta với hai
cường quốc Mỹ và Pháp, thể hiện lịng tự tơn dân tộc.
● Lập luận chặt chẽ, sáng tạo: từ quyền con người (tự do, bình đẳng, quyền mưu
cầu hạnh phúc), “suy rộng ra” là quyền tự do bình đẳng của mọi dân tộc trên
thế giới.
* Cơ sở thực tiễn của Tuyên ngôn độc lập
Tổng hợp: Download.vn


Tổng hợp kiến thức Ngữ văn lớp 12
- Tội ác của thực dân Pháp
● Vạch trần bản chất công cuộc “khai hóa” của thực dân Pháp: thực chất chúng
thi hành nhiều chính sách dã man về chính trị, văn hóa – xã hội – giáo dục và

kinh tế.
● Vạch trần bản chất công cuộc “bảo hộ” của thực dân Pháp: hai lần bán nước ta
cho Nhật (vào năm 1940, 1945), khiến cho “hơn hai triệu đồng bào ta bị chết
đói”, ...
● Chỉ rõ luận điệu xảo trá, lên án tội ác của chúng: là kẻ phản bội Đồng minh,
không hợp tác với Việt Minh mà còn thẳng tay khủng bố Việt Minh, ...
● Nghệ thuật: Điệp cấu trúc “chúng + hành động”: nhấn mạnh tội ác của Pháp.
- Cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta
● Nhân dân ta đã chống ách nô lệ hơn 80 năm, đứng về phía Đồng minh chống
phát xít, kêu gọi Pháp chống Nhật, lấy lại nước từ tay Nhật
● Kết quả: cùng lúc phá tan 3 xiềng xích đang trói buộc dân tộc ta (Pháp chạy,
Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị), thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ chủ quyền dân tộc
● Dùng từ ngữ có ý nghĩa phủ định để tun bố thốt ly hẳn với thực dân Pháp,
xóa bỏ mọi hiệp ước đã ký kết, mọi đặc quyền của Pháp tại Việt Nam.
● Dựa vào điều khoản quy định về nguyên tắc dân tộc bình đẳng tại hội nghị Têhê-răng và Cựu Kim Sơn để kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc
lập tự do của dân tộc Việt Nam.
● Tuyên bố với thế giới về nền độc lập của dân tộc Việt Nam: “Nước Việt Nam
có quyền hưởng tự do ... ”. Thể hiện quyết tâm đoàn kết giữ vững chủ quyền,
nên độc lập, tự do của dân tộc.
● Lời văn đanh thép, rõ ràng như một lời thề cũng như một lời khích lệ tinh thần
yêu nước nhân dân cả nước.
III. Kết bài

Tổng hợp: Download.vn


Tổng hợp kiến thức Ngữ văn lớp 12
- Nêu khái quát về giá trị nghệ thuật: là áng văn chính luận mẫu mực với lập luận chặt
chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, gần gũi, giàu tính biểu

cảm.
-Đánh giá chung về giá trị nội dung (giá trị văn học, giá trị lịch sử) của bản tuyên
ngôn độc lập: nêu cao truyền thống yêu nước, ý chí chống qn xâm lược, lịng tự hào
dân tộc; đánh dấu mốc son trong lịch sử dân tộc ta.
Xem thêm: Phân tích bài Tun ngơn độc lập của Hồ Chí Minh
B. Dàn ý chứng minh Tun ngơn độc lập là áng văn chính luận mẫu mực
I. Mở bài
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, dân tộc ta
thừa cơ vùng lên giành lại chính quyền. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường
Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hịa.
- Bản “Tun ngơn độc lập” khơng chỉ là một văn kiện có giá trị lịch sử mà cịn là một
áng văn chính luận hào hùng, mẫu mực; một áng văn tràn đầy tâm huyết, khát vọng
cháy bỏng về độc lập, tự do của Người và của cả dân tộc. Nó có sức mạnh thuyết phục
to lớn, làm rung động hàng triệu trái tim yêu nước Việt Nam.
II. Thân bài
1. Tuyên ngôn Độc lập trước hết là một văn kiện chính trị, lịch sử
- Là một văn kiện có ý nghĩa chính trị, lịch sử to lớn. Nó khẳng định quyền độc lập, tự
do của dân tộc, tư thế và chủ quyền của nhân dân đối với đất nước và ý chí quyết tâm
bảo vệ chủ quyền ấy.
- “Tuyên ngôn độc lập” được một người soạn thảo, một người đọc tác phẩm ấy, nhưng
đó là tiếng nói của cả dân tộc, quốc gia, của một chính phủ:... “Chúng tơi, Lâm thời
chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố...; Toàn

Tổng hợp: Download.vn


Tổng hợp kiến thức Ngữ văn lớp 12
dân Việt Nam, trên dưới một lịng…”. Do đó, Tun ngơn Độc lập là văn kiện của cả
quốc gia.

2. Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chương mẫu mực của thời đại
- Là văn kiện chính trị, chứa đựng những nội dung chính trị, nhưng đây không phải là
tác phẩm khô khan, trừu tượng.
- Có hệ thống lập luận chặt chẽ, với những lý lẽ sắc bén, những bằng chứng thuyết
phục:
● Nêu ra cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn.
● Tiếp đến, Hồ Chí Minh đưa ra cơ sở thực tế của chủ quyền dân tộc Việt Nam:
tội ác của thực dân pháp về kinh tế, chính trị, qn sự,…, về cơng khai hóa, bảo
hộ của Pháp
- Khẳng định dân tộc Việt Nam có quyền trên đất nước mình.
- Từ những cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế hết sức đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng, Hồ Chí
Minh đã đi đến tuyên bố Độc lập:
● Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết mọi đặc quyền
đặc lợi của Pháp trên đất nước ta.
● Các nước Đồng minh không thể không công nhận chủ quyền độc lập của dân
Việt Nam.
● Khẳng định quyền Dân tộc Việt Nam có quyền độc lập, tự do.
3. Tun ngơn Độc lập chứa đựng tình cảm nồng nhiệt, tâm huyết của người viết
- Lời văn “Tun ngơn độc lập” có lúc vang lên chắc chắn, vững chãi khi tác giả trích
dẫn những bản tun ngơn của nước Mỹ, Pháp.
- Đau đớn, căm giận khi kể tội giặc Pháp.
- Sung sướng, tự hào với sức mạnh quật khởi nghĩa của nhân dân khi đứng lên đánh
đuổi phát xít Nhật, giành lấy chính quyền.

Tổng hợp: Download.vn


Tổng hợp kiến thức Ngữ văn lớp 12
- Quyết tâm sắt đá khi nói về sự bảo vệ quyền tự do và độc lập của dân tộc.
4. “Tuyên ngôn độc lập” được viết bởi bàn tay điêu luyện của một bậc thầy về

ngôn ngữ”
- Câu văn uyển chuyển, sinh động, theo nhịp của giọng điệu bản Tun ngơn Độc lập;
có những câu đơn, nhưng phần lớn là câu phức, nhiều mệnh đề.
- Sử dụng hàng loạt cấu trúc trùng điệp.
● Trùng điệp về từ, ngữ: “Dân ta… Dân ta… Chúng tôi… Chúng tôi… Một dân
tộc… Một dân tộc”.
● Trùng điệp về câu: “Chúng thi hành… dã man; Chúng lập ba chế độ… đoàn
kết; Chúng lập ra nhà tù…; Chúng ràng buộc…”
● Trùng điệp về nội dung theo chiều hướng tăng tiến ở nhiều cấp độ.
- Câu văn giàu hình ảnh: thẳng tay chém giết; tắm các cuộc khởi nghĩa … bể máu; bóc
lột đến xương tuỷ; nước ta xơ xác, tiêu điều; ngóc đầu lên; quỳ gối đầu hàng…
III. Kết bài
Nêu cảm nhận của em và khẳng định lại vấn đề:
- “Tuyên ngôn độc lập” là một kiệt tác bằng cả tài hoa, tâm huyết của Hồ Chí Minh,
Người đã thể hiện khí phách của cả dân tộc trước trường quốc tế. Tác phẩm được đánh
giá là văn bản chính luận mẫu mực bởi kết cấu chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, hùng hồn,
thấu tình đạt lý. Câu văn gọn gàng, trong sáng một cách kỳ lạ, có sức lay động hàng
triệu trái tim người Việt Nam và cả thế giới. “Tuyên ngôn độc lập” rất xứng đáng là
áng văn muôn đời.
- “Tuyên ngôn độc lập” (1945) của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời trong hồn cảnh lịch
sử đất nước nguy vong: chính quyền cách mạng cịn non trẻ hải đương đầu với bao
khó khăn chồng chất.
2. Tây Tiến - Quang Dũng

Tổng hợp: Download.vn


Tổng hợp kiến thức Ngữ văn lớp 12
* Hoàn cảnh sáng tác:
- Tây Tiến là tên gọi của trung đoàn Tây Tiến, được thành lập năm 1947:

+ Nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt Lào.
+ Địa bàn hoạt động rộng: Hịa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Sầm Nứa.
+ Lính Tây Tiến chủ yếu là người Hà Nội, trẻ trung, yêu nước.
- Năm 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến, là đại đội trưởng.
- Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã viết bài
thơ tại Phù Lưu Chanh (Hà Tây).
- Bài thơ ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”. Đến năm 1957, in lại bỏ từ “nhớ”, in
trong tập “Mây đầu ô”.
* Nội dung:
- Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành cơng
hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ,
dữ dội và mĩ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi
tráng.
* Nghệ thuật:
- Cảm hứng và bút pháp lãng mạn.
- Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt.
- Kết hợp chất nhạc và chất họa.
*Một số dàn ý bài văn mẫu Tây Tiến
A. Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
I. Mở bài

Tổng hợp: Download.vn


Tổng hợp kiến thức Ngữ văn lớp 12
- Trình bày một số nét tiêu biểu về tác giả Quang Dũng và đặc trưng thơ ca của ông
(vừa hồn nhiên vừa tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khống, đậm chất lãng mạn).
- Nêu một số nét khái quát về bài thơ Tây Tiến: hoàn cảnh ra đời, giá trị nội dung nổi
bật của bài thơ.
II. Thân bài

1. Một số nét khái quát
- Tây Tiến: là tên một đoàn quân được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ kết hợp với
bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt – Lào, làm hao mòn lực lực giặc Pháp.
- Xuất thân lính Tây Tiến: phần đơng là người Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh,
sinh viên.
- Cảm hứng sáng tác: Quang Dũng viết bài thơ để bày tỏ nỗi nhớ với đồn qn Tây
Tiến sau khi chuyển sang cơng tác ở đơn vị khác.
2. Đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến giữa thiên nhiên Tây Bắc
- Hai câu thơ đầu: nỗi nhớ thốt lên thành lời “Tây Tiến ơi” là tiếng gọi thân thương,
“nhớ chơi vơi”là nỗi nhớ thường trực, bao trùm không gian.
- Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ và dữ dội:
● Địa danh Sài Khao, Mường Lát gợi sự hẻo lánh, xa xôi;
● Các từ láy giàu tính tạo hình: “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”, điệp từ
“dốc”, nghệ thuật điệp “Dốc lên ... dốc lên” gợi địa hình hiểm trở, quanh co,
gập ghềnh.
● Hình ảnh “súng ngửi trời” thể hiện tầm cao của núi non mà người lính phải
vượt qua nhưng cũng có cái hóm hỉnh của người lính trong đó.
● Nhịp thơ bẻ đôi “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” gợi tả sự nguy hiểm
tột cùng.

Tổng hợp: Download.vn


Tổng hợp kiến thức Ngữ văn lớp 12
● Hình ảnh nhân hóa: “cọp trêu người”, “thác gầm thét” gợi sự hoang sơ, man
dại; thời gian: “chiều chiều”, “đêm đêm” những người lính phải thường xuyên
đối mặt với điều hiểm nguy chốn rừng thiêng nước độc.
● Sử dụng phần lớn các thanh trắc nhằm nhấn mạnh sự trắc trở, gập ghềnh của
địa hình.
- Khung cảnh thiên nhiên cũng có lúc êm dịu, mang đậm hương vị cuộc sống: “nhà ai

Pha Luông ...”, “cơm lên khói”, “Mai Châu mùa em ...”, thanh bằng tạo cảm giác nhẹ
nhàng, yên bình.
- Hình ảnh bi hùng về người lính Tây Tiến “dãi dầu khơng bước nữa”, “gục lên súng
mũ bỏ quên đời”: có thể hiểu hai câu thơ đơn thuần miêu tả khoảnh khắc nghỉ ngơi
của người lính sau cuộc hành qn dài, cũng có thể hiểu đó là sự nghỉ ngơi vĩnh viễn.
- Nhận xét: Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ nhưng đầy rẫy những hiểm nguy, đó chính là
những thử thách đối với những người lính Tây Tiến trên chặng đường hành quân.
3. Kỉ niệm đẹp về tình quân dân, vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc
- Kỉ niệm đêm liên hoan thắm tình qn dân:
● Khơng khí đêm liên hoan tưng bừng với màu sắc rực rỡ, lộng lẫy: “bừng lên”,
“hội đuốc hoa”, “khèn lên man điệu”; con người duyên dáng: “xiêm áo”, “nàng
e ấp”.
● Tâm hồn người lính bay bổng, say mê trong khơng khí ấm áp tình người:
“Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”.
- Khung cảnh sông nước, con người vùng Tây Bắc:
● Đẹp huyền ảo, hoang dại, thiêng liêng: “Chiều sương”, “hồn lau nẻo bến bờ”
● Con người lao động bình dị, mộc mạc: “dáng người trên độc mộc”, cảnh vật
dun dáng, đầy sức sống: “trơi dịng nước lũ hoa đong đưa”

Tổng hợp: Download.vn


Tổng hợp kiến thức Ngữ văn lớp 12
- Nhận xét: nhờ bút pháp lãng mạn, quang Dũng đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên thơ
mộng, cuộc sống sinh hoạt đầm ấm và hình ảnh con người duyên dáng của vùng Tây
Bắc.
4. Hình tượng người lính Tây Tiến
- Chân dung người lính được miêu tả chân thực: “đồn binh khơng mọc tóc”, “ xanh
màu lá”, họ sống và chiến đấu trong điều kiện khắc nghiệt, thiếu thốn, gian khổ nhưng
vẫn mạnh mẽ “dữ oai hùm”.

- Họ là những con người có tâm hồn lãng mạn, trái tim yêu thương “Mắt trừng gửi
mộng”/ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”, lấy hình bóng người thương nơi quê nhà
làm động lực chiến đấu.
- Vẻ đẹp bi tráng thể hiện qua sự hi sinh anh dũng của họ:
● Sẵn sàng cống hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước “rải rác biên cương mồ viễn
xứ”, “chẳng tiếc đời xanh”, “anh về đất”, ra đi thanh thản, nhẹ nhàng.
● Cái chết đã được lí tưởng hóa như hình ảnh những tráng sĩ xưa: “áo bào”,
“khúc độc hành”; thiên nhiên cũng đau đớn thay cho nỗi đau họ phải chịu.
- Nhận xét: Dù trong hoàn cảnh khó khăn những người lính Tây Tiến vẫn có những
nét lãng mạn, hào hoa. Họ mang vẻ đẹp kiêu hùng, sẵn sàng hi sinh cho tổ quốc.
5. Lời hẹn ước, gửi gắm tình cảm của tác giả
- Câu thơ nhắc nhớ lại ý nguyện, quyết tâm ra đi một thời của đồn qn Tây Tiến:
“người đi khơng hẹn ước”, cịn là sự tiếc thương những đồng đội đã hi sinh “thăm
thẳm một chia phơi”.
- Niềm thương, nỗi nhớ, tình cảm gắn bó của tác giả ln gửi lại nơi đồn quân Tây
Tiến: và vùng rừng núi Tây Bắc “Ai lên Tây Tiến ... / Hồn về Sầm Nứa chẳng về
xuôi”
III. Kết bài

Tổng hợp: Download.vn


Tổng hợp kiến thức Ngữ văn lớp 12
- Giá trị nghệ thuật: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo trong việc sử dụng ngơn ngữ,
hình ảnh thơ
- Tổng kết giá trị nội dung: bài thơ đã tái hiện vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng của
núi rừng Tây Bắc; hình tượng người lính kiên cường, dũng cảm khơng ngại hi sinh
nhưng cũng lãng mạn, mộng mơ.
B. Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến
a. Mở bài

● Giới thiệu về tác giả và tác phẩm (Nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến)
● Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận (Bức tranh thiên nhiên được khắc họa qua
ngôn ngữ bài thơ Tây Tiến)
b. Thân bài
- Những nét khái quát
● Hoàn cảnh sáng tác: khơi nguồn từ nỗi nhớ sâu sắc vô bờ của tác giả về những
kỉ niệm một thời nơi chiến trường .
● Nội dung: Song song với bức tượng đài bi tráng về hình tượng người lính trong
tác phẩm là hình ảnh thiên nhiên nơi đây với những nét riêng, thần thái riêng
một cõi nỗi niềm thương nhớ trong lòng tác giả.
- Những nội dung chính cần làm rõ về hình ảnh thiên nhiên qua bài thơ.
● Thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội Điều kiện thiên nhiên không thuận lợi làm tăng
thêm những vất quả gian lao cho người lính (Sài khao – sương lấp – đồn qn
mỏi)
● Địa hình nguy hiểm, khó khăn, gập ghềnh, trắc trở vừa cao vừa sâu hun hút vừa
dốc chơi vơi. (Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm và ngàn thước lên cao ngàn
thước xuống)
- Thiên nhiên mĩ lệ, trữ tình

Tổng hợp: Download.vn


Tổng hợp kiến thức Ngữ văn lớp 12
● Bên cạnh những nét vẽ gân guốc, mạnh mẽ lột tả vẻ hùng vĩ, dữ dội của đất trời
Tây Bắc là những đường nét thanh thoát, lãng mạn khắc họa vẻ đẹp trữ tình,
thơ mộng của núi rừng (Nhà ai Pha lng mưa xa khơi, Nhớ ơi Tây Tiến cơm
lên khói, Mai Châu mùa em thơm nếp xôi)
● Thiên nhiên mang trong mình những nét trữ tình đằm thắm như một tiếng vọng
da diết làm nao lịng người
● Cảnh sơng nước mênh mang hoang dại, tĩnh lặng, mờ ảo chứa chan thi vị với

hình ảnh “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy/ Có thấy hồn lau nẻo bến bờ” và
“Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa”
- Cảm nhận


Thiên nhiên hùng vĩ, dội dường như được tô đậm thêm về chiều cao, độ sâu
đầy ấn
tượng với cách ngắt nhịp 4/3 trong mỗi câu thơ



Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của vùng núi Tây Bắc dường như được khảm sâu và
vang
vọng vào lòng người bằng những câu thơ với nhiều thanh bằng như xoa dịu đi
những
gian khó, nhọc nhằn, vất vả.



Từ những cảm nhận trên, ta thấy được bức tranh thiên nhiên Tây Tiến được
khắc họa
và gieo vào lòng người bằng sự tài hoa và tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ, của
người lính Tây Tiến

c. kết bài
● Nêu những nhận xét của cá nhân về bức tranh thiên nhiên được tái hiện qua bài
thơ Tây Tiến (một bức tranh sống động: dữ dội, hiểm trở; trữ tình và thơ mộng;
thi trung hữu họa; một chút khắc khoải, da diết; một chút đắm say…)



Mở rộng vấn đề (bằng những liên tưởng và suy nghĩ của cá nhân)

3. Việt Bắc - Tố Hữu

Tổng hợp: Download.vn


Tổng hợp kiến thức Ngữ văn lớp 12
* Hoàn cảnh sáng tác:
- Chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi. Tháng 7-1954, Hiệp định Giơ – ne – vơ về
Đông Dương được kí kết. Hịa bình lập lại, một trang sử mới mở ra cho toàn dân tộc.
- Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xi,
Trung ương Đảng, Chính phủ rời chiến khu Việt bắc về lại thủ đơ. Nhân sự kiện có
tính lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ.
* Nội dung:
- Việt Bắc là khúc ca hùng tráng và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng
chiến và con người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó, ân tình sâu nặng với nhân dân,
đất nước trong niềm tự hào dân tộc…
- Việt Bắc là khúc hát ân tình chung của những người cách mạng, những người kháng
chiến, của cả dân tộc qua tiếng lòng của nhà thơ. Bên cạnh đó, bài thơ cịn cất lên âm
hưởng anh hùng ca vang dội, đưa ta về với một thời kì lịch sử hào hùng, trọng đại của
đất nước.
* Nghệ thuật:
- Sử dụng sáng tạo hai đại từ “mình, ta” với lối đối đáp giao duyên trong dân ca, để
diễn đạt tình cảm cách mạng.
- Bài thơ Việt Bắc thể hiện tính dân tộc đậm đà:
+ Sử dụng thành cơng thể thơ lục bát truyền thống.
+ Ngơn ngữ, hình ảnh giản dị, quen thuộc, gần gũi, đậm sắc thái dân gian.
+ Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật tài hoa như điệp từ, liệt kê, so sánh, ẩn dụ
tượng trưng…

+ Nhịp điệu thơ uyển chuyển ngân vang, giọng điệu thay đổi linh hoạt.
Dàn ý phân tích bài thơ Việt Bắc

Tổng hợp: Download.vn


Tổng hợp kiến thức Ngữ văn lớp 12
I. Mở bài Phân tích bài Việt Bắc
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”.
(Tố Hữu).
- Chặng đường kháng chiến chống Pháp đầy gian lao kết thúc với sự thắng lợi vẻ
vang, vào thời gian 10.1945, trung ương Đảng và chính phủ từ chiến khu Việt Bắc dời
về thủ đô Hà Nội. Trong buổi chia tay đầy lưu luyến với đồng bào Việt Bắc, Tố Hữu
đã sáng tác bài thơ Việt Bắc.
- Bài thơ là khúc hát giao duyên, là lời nhắn gửi tâm tình giữa người về xi và người
ở lại, lời giãi bày tình cảm thắm thiết và cả nỗi nhớ trùng điệp của người ra đi. Việt
Bắc chính là một trong những tác phẩm thơ thể hiện tài năng đỉnh cao, phong cách của
Tố Hữu…
II. Thân bài Phân tích bài Việt Bắc
1. Hai mươi câu thơ đầu: Kỉ niệm kháng chiến qua đó bộc lộ tình quân dân thắm
thiết
- Lời nhắn nhủ của người Việt Bắc:
+ Bốn dịng thơ đầu có hai câu hỏi tu từ, người ở lại hỏi người ra đi có cịn nhớ “ta” là
người nơi đây, hỏi nhớ “núi, nguồn” là nhớ mảnh đất đã từng chung sống, gắn bó 15
năm nghĩa tình. Câu hỏi mượn cớ nhưng thực ra là nhắc nhở, nhắn nhủ người về xuôi
đừng quên mảnh đất tình người.
→ Sự tình chung, tình cảm đạo lí. Hiệu quả của nghệ thuật câu hỏi tu từ để bộc lộ cảm
xúc người nói, người ở lại kín đáo bộc lộ nỗi nhớ và tình yêu dành cho người về xuôi
không phai mờ, trân trọng.

+ Lời giãi bày của nhà thơ, tự nhắc nhở mình
- Tâm sự của người về xuôi trong buổi chia tay

Tổng hợp: Download.vn




Tổng hợp kiến thức Ngữ văn lớp 12
Bốn câu tiếp gợi ra khung cảnh chia tay. “Bên cồn gợi địa điểm chia tay ở bến
sơng nào đó, tiếng hát làm nền, nhân vật người đi kẻ ở bịn rịn, ban tay nắm chặt
khơng rời, xúc động khơng nói nên lời. Tất cả tạo nên bầu khơng khí ngập tràn
tình cảm, bin rịn, quyến luyến tình quân dân.



Từ láy “bâng khuâng, bồn chồn” lột tả tâm trạng xốn xang, xao xuyến vì tình cảm
bị níu kéo lại. Diễn tả nỗi lịng thương mến của người ở lại dành cho con người,
Việt Bắc.



“Áo chàm” hình ảnh ẩn dụ Việt Bắc. Tượng trưng cho tâm hồn chất phác, chân
thành, sâu nặng của người Việt Bắc.

- Trong lúc chia tay, khơi gợi lại những tháng ngày gian khổ ở chiến khu


“Mưa nguồn suối lũ”: đất trời vần vũ, chìm trong mưa gió bão bùng, sự khắc
nghiệt của mùa mưa Việt Bắc khiến cuộc sống trong rừng thêm khó khăn.




“Những mây cùng mù” biện pháp chêm xen nhấn mạnh bầu trời u ám nặng nề,
gian khổ đè nặng, ẩn dụ những ngày đầu khó khăn của kháng chiến



“Miếng cơm chấm muối”: vừa tả thực vừa ước lệch chỉ những thiếu thốn mọi mặt
ở chiến khu.



Khi gian khổ có nhau đến khi vui sướng người đi kẻ ở, giờ phút chia tay lòng
người ở lại bỗng xơn ao vì tiếc nuối nhớ nhung. Biện pháp hốn dụ “rừng núi”
chỉ người Việt Bắc, nỗi nhớ thêm kín đáo, đại từ “ai” phong cách dân gian mộc
mạc



Người Việt Bắc nhắc đến kỉ niệm lịch sử khó quên, tự hào về mảnh đất anh hùng..

⇒ Hình thức đối thoại, đoạn thơ diễn tả tình cảm người Việt Bắc dành cho cán bộ
chiến sĩ thắm thiết, mặn nồng.
2. Những tâm sự của người ra đi
- “Ta với mình, mình với ta” là một sự khẳng định tấm lòng thủy chung, một lòng mặn
mà của người đi kẻ ở.
- Người ra đi luyến tiếc để nỗi nhớ vào thiên nhiên, nhớ về trăng vào những buổi
chiều tà, nắng hiu hắt chiều sương, rừng nứa bờ tre… nhớ về thời gian bốn mùa cùng
bên nhau


Tổng hợp: Download.vn


Tổng hợp kiến thức Ngữ văn lớp 12
- Nhớ về con người Việt Bắc: dù có gian khó, gập ghềnh nhưng không chùn bước,
cùng nhau chia sẻ ngọt bùi qua cơn đói rét. Nhớ về những kỉ niệm ấm áp bên bộ đội
và đồng bào cùng các điệu hát, “lớp học I tờ”… hình ảnh mộc mạc của “cơ em gái”
lao động
- Nhớ hình ảnh đồn kết, hào hùng xơng pha đánh giặc
- Nhớ những chiến công lẫy lừng, niềm vui thắng trận
⇒ Tình cảm người chiến sĩ dành cho con người và quê hương Việt Bắc cũng là tình
cảm nhà thơ dành cho nhân dân, đất nước, tình yêu cuộc sống kháng chiến
3. Bức tranh tứ bình qua cái nhìn đầy ưu ái của Tố Hữu
- Lời tâm sự của người đi tha thiết, sâu lắng.


“Hoa và người”: nỗi nhớ hướng đến đối tượng cụ thể



Đại từ nhân xưng “mình-ta” thể hiện tình u thương gắn bó sâu nặng của người
đi kẻ ở



Điệp từ “ta về” đầu câu bộc lộ nỗi niềm xao xuyến, tâm trạng luyến lưu, vấn
vương trong buổi chia tay, khơi gợi về quá khứ.

- Trong nỗi nhớ, bức tranh hiện ra có vẻ đẹp gắn bó giữa cảnh với người



Cảnh thiên nhiên gói lại trong 4 mùa, thành bộ tranh tứ bình ghi lại bởi bút pháp
chấm phá, hồn thơ cổ điển



Vẻ đẹp mùa đông: thiên nhiên có nét chấm phá sắc đỏ thắm tươi của hoa chuối,
sự tương phản màu sắc gợi vẻ rực rỡ. Không gian bỗng trong sáng, ấm áp nhờ sắc
đỏ, khiến nỗi nhớ thêm rạo rực lòng người.



Đất trời vào xn, thiên nhiên Việt Bắc khốc trên mình gam màu xanh lá của núi
rừng điểm tô dưới sắc trắng tinh khơi của hoa mơ. Động từ “nở” cùng tính từ
“trắng” gợi những đóa hoa đang khoe sắc, độ xn thì. Trong cảnh xuân con
người miệt mài lao động, tạo bức tranh hài hòa



Sang hè, Việt Bắc mang sắc vàng tươi xinh của rừng phách. Phong cảnh mùa hạ
hiện ra cổ điển, hữu tình ngời sáng, lung linh

Tổng hợp: Download.vn




Tổng hợp kiến thức Ngữ văn lớp 12
Sau cùng là cảnh thu với vẻ đẹp của đêm trăng. Một nét huyền ảo, hiền hòa,

mộng mơ. Vẻ đẹp mang theo bao ước mơ tươi sáng ở tương lai

- Đoạn thơ khép lại bằng “khúc hát ân tình thủy chung”. Đó là tiếng hát của người ở
lại, cũng là của người ra đi. Khúc hát của sự hy vọng thiết tha, tình quân dân đậm sâu.
⇒ Đoạn thơ mở ra thế giới của cái đẹp: bức tranh thiên nhiên đẹp, con người đẹp,
trong đó là tấm lịng đẹp theo cùng nỗi nhớ đẹp. Thể hiện tình quân dân, tình đất nước
cao đẹp của nhà thơ.
4. Còn lại: Việt Bắc rộng lớn trong tháng ngày ra trận hào hùng.
- Bút pháp sử thi tác giả khắc họa đồn qn sục sơi khí thế trên những nẻo đường ra
trận.


Điệp từ “đêm đêm” tả thời gian dài, từ láy “rầm rập” âm thanh phối hợp cùng
nhịp thơ 2/2 gợi tả bước chân hành quân đều nhịp, chắc khỏe.



Biện pháp nói quá “đất rung” chứng tỏ sức mạnh đoàn quân phi thường.



Chân dung đoàn quân tiêu biểu cho dân tộc anh hùng.

- Đường hành quân gian lao, nguy hiểm nhưng chiến sĩ vẫn cảm nhận được vẻ đẹp
thiên nhiên, mây trời, niềm vui ngắm cảnh: cho thấy lịng u đời, lạc quan, tin vào
tương lai.


Hốn dụ “mũ nan”: người chiến sĩ ra chiến trường mang theo mối tình quân dân
để tiếp thêm động lực chiến đấu




Hình ảnh súng và sao cụ thể mà giàu tính biểu tượng. đầu súng gợi cảnh chiến
tranh, sao vẽ ra khung cảnh thanh bình, tương lai tươi sáng hay ánh sao cịn ẩn dụ
cho đơi mắt người u.

- Hình ảnh đồn dân cơng


Ánh đuốc sáng gợi khơng khí lao động hăng say, phá đá mở đường. Anhs sáng đó
tốt lên sức mạnh, khí thế và gieo lên niềm tin tươi sáng.



Hình ảnh “bước chân nát đá” tô đậm sức mạnh vĩ đại của đồn dân cơng.



Đồn dân cơng có vẻ đẹp của anh hùng ra trận, sức mạnh của chiến tranh nhân
dân

Tổng hợp: Download.vn


Tổng hợp kiến thức Ngữ văn lớp 12
- Đoàn quân ra trận gởi về bao chiến công vang dội, làm chấn động địa cầu.


Liệt kê các địa danh để thấy chiến thắng dồn dập, tưng bừng




Điệp từ “vui” diễn tả niềm hồ hởi, phấn khích vơ biên trong chiến thắng

⇒ Đoạn thơ tái hiện chân dung Việt Bắc trong những ngày ra trận, qua đó ca ngợi Việt
Bắc anh hùng, đất nước anh hùng.
III. Kết bài Phân tích bài Việt Bắc
Việt Bắc là bài thơ xuất sắc ghi đậm dấu ấn của Tố Hữu. Nó khơng chỉ hài hào giữa cổ
điển và hiện đại, cảnh và người , tình và lí mà cịn là chất thơ dân gian, sử thi anh
hùng ca đặc biệt chỉ có ở Tố Hữu
4. Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
* Hoàn cảnh sáng tác:
- Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả sáng tác năm 1971 tại chiến khu Trị Thiên, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam về non sông,
đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường dấu tranh hịa nhịp với cuộc
chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược.
- Đoạn trích “Đất nước” thuộc phần đầu chương V của trường ca.
* Nội dung:
- Đoạn trích thể hiện những cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ
đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều phương diện: lịch sử, địa lí, văn hóa... Tư
tưởng trọng tâm, bao trùm toàn bộ bài thơ là tư tưởng “Đất nước của nhân dân”.
* Nghệ thuật:
- Giọng thơ trữ tình, chính trị, cảm xúc sâu lắng, thiết tha.
- Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo.
5. Đất nước - Nguyễn Đình Thi

Tổng hợp: Download.vn


Tổng hợp kiến thức Ngữ văn lớp 12

* Hoàn cảnh sáng tác:
- Tác phẩm viết trong khoảng thời gian từ 1948 -> 1955 . Bài thơ là sự tổng hợp của
những sáng tác Sáng mát trong như sáng năm xưa (48 ), Đêm mít tinh (49 ) và Đất
nước (55) . Đây là thời gian ông trải nghiệm , trưởng thành cùng Đất Nước trong
kháng chiến chống Pháp lần 2.
* Nội dung:
- Bài thơ thể hiên những cảm xúc sâu lắng tinh tế của tác giả về Đất Nước trong kháng
chiến chống Pháp đau thương nhưng anh dũng, kiên cường và chiến thắng vẻ vang.
* Nghệ thuật:
+ Hình ảnh, ngơn từ có sức khái quát cao.
+ Có sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tưởng.
+ Nhà thơ chú ý điển tả sâu sắc, tinh tế tiếng nói nội tâm của nhân vật trữ tình.
6. Dọn về làng - Nơng Quốc Chấn
* Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ Dọn về làng viết vào mùa đông 1950 về quê hương trong những năm kháng
chiến chống Pháp. Nông Quốc Chấn viết Dọn về làng bằng tiếng Tày và tự dịch ra
tiếng Việt.
* Nội dung:
- Miêu tả chân thực nỗi đau khổ của người dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Tố cáo tội ác, sự tàn bạo dã man của thực dân Pháp đối với nhân dân ta.
* Nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ chân thực, sinh động, gần gũi với sinh hoạt cũng như tâm hồn người
miền núi.
Tổng hợp: Download.vn


Tổng hợp kiến thức Ngữ văn lớp 12
- Giọng thơ giàu cảm xúc.
- Sử dụng thành công, sáng tạo các biện pháp tu từ nghệ thuật.
7. Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên

* Hoàn cảnh sáng tác:
- In trong tập Ánh sáng và phù sa, viết nhân cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên
xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc những năm 1958-1960.
* Nội dung:
- Bài thơ thể hiện khát vọng, niềm hân hoan trong tâm hồn nhà thơ khi trở về với nhân
dân, đất nước, cũng là tìm thấy nguồn ni dưỡng cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho
hồn thơ.
* Nghệ thuật:
- Nghệ thuật so sánh, điệp từ, điệp ngữ -> nhấn mạnh vai trò của nhân dân trong
kháng chiến.
- Thơ giàu chất suy tưởng triết lí.
8. Đị Lèn - Nguyễn Duy
* Hồn cảnh sáng tác:
- Đò Lèn được viết năm 1983, trong một dịp nhà thơ trở về quê ngoại, trở lại với
những hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời học trò, về với hình ảnh bà ngoại thương
yêu, người đã tận tuỵ nuôi nấng nhà thơ đến tuổi trưởng thành. Bài thơ được in trong
tập Ánh trăng.
* Nội dung:
- Đò Lèn gợi lên những kí ức đẹp về thời thơ ấu và hình ảnh người bà tảo tần, bày tỏ
tấm lịng u quý, kính trọng rất mực của người cháu đối với người bà đã mất.

Tổng hợp: Download.vn


Tổng hợp kiến thức Ngữ văn lớp 12
- Là sự ân hận muộn màng của người cháu về thời thơ ấu vô tư, vô tâm, sống bằng ảo
tưởng đẹp mà không thấu hiểu cuộc sống cơ cực của bà.
* Nghệ thuật:
- Có sự hịa quyện giữa tính cách dân gian và phong vị cổ điển.
- Hình ảnh giản dị và gần gũi với cuộc sống đời thường, chất hỏm hỉnh dân gian.

9. Sóng - Xn Quỳnh
* Hồn cảnh sáng tác:
- Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tê ở vùng biển Diêm Điền (Thái
Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân
Quỳnh.
- Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào.
* Nội dung:
- Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em,
bài thơ diễn tả tình u của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt
lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó cho thấy tình u là
một thứ tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.
* Nghệ thuật:
- Hình tượng sóng đơi giúp nhà thơ diễn tả những cảm xúc khó nói trong tình yêu.
- Thể thơ năm chữ với cách ngắt nhịp linh hoạt phù hợp trong việc diễn tả các cung
bậc, sắc thái cảm xúc khác nhau.
- Ngôn ngữ gần gũi, trong sáng, dung dị, tinh tế.
10. Đàn ghi-ta của lor-ca - Thanh Thảo
* Hoàn cảnh sáng tác:
Tổng hợp: Download.vn


Tổng hợp kiến thức Ngữ văn lớp 12
- Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca rút trong tập “Khối vuông ru-bic”, là một trong số
nhũng sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy của Thanh Thảo.
* Nội dung:
- Qua bài thơ, tác giả thể hiện nỗi đau và sự xúc động sâu sắc trước cái chết bi thảm
của nghệ sĩ Lor-ca – một nghệ sĩ khao khát tự do, dân chủ, luôn mong muốn sự cách
tân nghệ thuật và nghệ thuật đi tới khơng ngừng. Tình u con người, tình yêu nghệ
thuật và khát vọng tự do mà Lor-ca hằng ôm ấp là cái đẹp mà sự tàn ác không thể nào
hủy diệt được.

* Nghệ thuật:
- Thể thơ tự do.
- Sử dụng hình ảnh biểu tượng, siêu thực có sức chứa lớn về nội dung.
- Sự kết hợp giữa nhạc và thơ.
- Những liên tưởng, so sánh bất ngờ, thú vị, so sánh, ẩn dụ, hốn dụ...
11. Người lái đị Sơng Đà - Nguyễn Tn
* Hồn cảnh sáng tác:
- Tác phẩm là kết quả của chuyến đi miền Bắc vừa thỏa mãn thú phiêu lãng vừa để tìm
kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và chất vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn của những
con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó.
- Người lái đị sơng Đà là bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960).
* Nội dung:
- Người lái đị sơng Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say
đắm, thiêt tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ,
hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động
bình dị ở miền Tây Bắc.
Tổng hợp: Download.vn


Tổng hợp kiến thức Ngữ văn lớp 12
- Tác phẩm cịn cho thấy cơng phu lao động nghệ thuật khó nhọc cùng sự tài hoa, uyên
bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì
cơng của tạo hóa và những kì tích lao động của con người.
* Nghệ thuật:
- Tùy bút pha bút kí, kết cấu linh hoạt, vận dụng được nhiều tri thức văn hóa và nghệ
thuật vào trong tác phẩm.
- Nhân vật mang phong thái đời thường, giản dị.
- Bút pháp: kết hợp hài hào giữa hiện thực và lãng mạn.
- Ngôn ngữ hiện đại kết hợp với ngôn ngữ cổ xưa.
12. Ai đặt tên cho dịng sơng - Nguyễn Huy Tưởng

* Hoàn cảnh sáng tác:
- Ai đã đặt tên cho dịng sơng? Là bài bút kí xuất sắc, viết tại Huế, ngày 4-1-1981, in
trong tập sách cùng tên.
- Bài bút kí có 3 phần, văn bản thuộc phần thứ nhất.
* Nội dung:
- Hoàng Phủ Ngọc Tường xứng đáng là “một thi sĩ của thiên nhiên” (Lê Thị Hướng).
Với những trang viết mê đắm, tài hoa, súc tích, tác giả đã thực sự làm giàu thêm cho
linh hồn bức tranh thiên nhiên xứ sở.
- Sông Hương thực sự trở thành “gấm vóc” của giang sơn tổ quốc.Bài kí góp phần bồi
dưỡng tình u, niềm tự hào đối với dịng sơng và cũng là với quê hương, đất nước.
* Nghệ thuật:
- Thể loại bút kí.
- Văn phong hướng nội, súc tích, tinh tế và tài hoa.
Tổng hợp: Download.vn


Tổng hợp kiến thức Ngữ văn lớp 12
- Sức liên tưởng phong phú, vốn hiểu biết phong phú trên nhiều lĩnh vực.
- Ngơn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng các biện pháp tu từ (so
sánh, nhân hóa…).
- Có sự kết hợp hài hịa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan.
13. Vợ chồng A Phủ - Tơ Hồi
* Hồn cảnh sáng tác:
- Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc,
đưuọc tặng giải Nhất - Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955.
* Tóm tắt truyện:
Truyện kể về cuộc đời của vợ chồng A Phủ. Mị là cô gái trẻ đẹp, nhà nghèo, sống ở
Hồng Ngài. Cơ bị bắt cóc về làm vợ A Sử, làm con dâu gạt nợ nhà thống Lí Pá Tra. Cô
phải lao động quần quật, sống không khác gì con trâu, con ngựa. Khi mùa xn đến,
cơ cũng muốn đi chơi liền bị A Sử trói đứng trong buồng. Chỉ đến khi A Sử bị đánh,

cô mới được cởi trói để đi lấy lá thuốc, xoa dầu cho chồng. A Phủ là một chàng trai
nghèo, mô côi, khỏe mạnh, gan góc, giỏi lao động. Vì đánh A Sử đến phá rối cuộc
chơi nên bị bắt, bị đánh đập, bị phạt vạ, phải vay vốn thống lí để nộp phạt, rồi trở
thành người ở đợ trừ nợ trong nhà thống lí. Một lần để hổ ăn mất một con bị, A Phủ bị
trói đứng, bị bỏ đói suốt mấy ngày đêm. Một đêm, khi trở dậy thổi lửa để sưởi, Mị bắt
gặp dòng nước mắt chảy trên gò má đen sạm của A Phủ. Mị nghĩ về thân phận mình,
đồng cảm về cảnh ngộ của A Phủ. Cơ đã cắt dây trói giải thốt cho A Phủ và bỏ trốn
khỏi nhà thống lí Pá Tra. Hai người đến Phiềng Sa, thành vợ thành chồng, tạo dựng
một cuộc sống mới. A Phủ được sự giác ngộ của cán bộ cách mạng A Châu trở thành
tiểu đội trưởng du kích. Họ cùng mọi người cầm súng để gìn giữ bản làng.
* Nội dung:

Tổng hợp: Download.vn


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×