Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Lịch sử văn minh ai cập cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.37 KB, 5 trang )

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
Học phần: Lịch sử Văn minh Thế giới
Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Sinh viên: Nguyễn Văn Dương
Mã sinh viên: 21031252
Đề bài: Dựa trên những kiến thức đã học, anh/chị hãy phân loại và nêu lên các đặc
điểm cơ bản của một nền văn minh mà mình quan tâm. Trình bày lý do tại sao chọn nền
văn minh đó?
Bài làm
I. Lý do chọn đề tài
Trong xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của lồi người, lịch sử đã chứng
kiến biết bao thăng trầm của các nền văn minh lớn trên thế giới. Tiêu biểu là nền văn
minh Ai Cập cổ đại, văn minh Lưỡng Hà cổ đại, văn minh Ấn Độ, văn minh Trung
Quốc và văn minh Hy Lạp - La Mã.... Có những nền văn minh đã và đang còn tồn tại,
phát triển đến ngày nay nhưng có những nền văn minh đã sớm lụi tàn - một trong số đó
là nền văn minh Ai Cập cổ đại. Lớp bụi thời gian có thể phủ mờ đi tất cả nhưng đối với
nền văn minh Ai Cập lớp bụi thời gian ấy càng dày bao nhiêu thì càng làm cho nền văn
minh tỏa sáng bấy nhiêu bởi những Kim Tự Tháp, tượng SphunX,... vẫn tồn tại cùng
thời gian.Ngoài ra, nền văn minh Ai Cập cổ đại còn là nền văn minh sớm nhất trên thế
giới với những thành tựu quan trọng để lại cho nhân loại. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về
một nền văn minh chúng ta khơng nên chỉ nhìn vào những thành tựu mà nó đã đóng góp
cho nhân loại mà chúng ta cần nghiêm túc nhìn vào q trình mà nó được xây dựng, tồn
tại và phát triển. Vì vậy em chọn đề tài “Văn minh Ai Cập cổ đại” để phân loại và tìm
hiểu những đặc điểm cơ bản của nền văn minh này.
II. Phân tích vấn đề
1. Phân loại
Để phân loại các nền văn minh, chúng ta cần phải dựa theo các đặc điểm sau: Quy luật
phát triển, quy mô văn hóa và khu vực tiêu biểu.
a) Quy luật phát triển
Văn minh Ai Cập là một văn minh được hình thành từ rất sớm do được thừa hưởng
những điều kiện thuận lợi mà tự nhiên mang lại. Nền văn minh này đã đạt được rất


nhiều những thành tựu có thể nói là tạo nên bước ngoặt cho nhân loại. Mặc dù đạt được
nhiều thành tựu phát triển là thế nhưng nền văn minh Ai Cập cũng chịu khơng ít những
tác động từ bên ngồi khiến nó ngày càng suy yếu và lụi tàn. Thời kỳ Tảo vương quốc,
sau cuộc đấu tranh giữa hai miền Thượng và Hạ Ai Cập mới thống nhất thành nhà nước
Ai Cập. Tiếp đến là thời kì Cổ vương quốc kinh tế được phát triển hơn trước, các
Pharaông cho xây dựng những Kim Tự Tháp đồ sộ. Kim tự tháp được coi là kết tinh của
tinh hoa văn minh Ai Cập. Kim Tự Tháp thể hiện rõ rệt đặc tính văn minh Ai Cập: được
xây dựng bên bờ Tây sông Nile, nguyên liệu vận chuyển từ Thượng Ai Cập, là nơi chôn
cất Pharaoh, đươc xây dựng trên cơ sở thành tựu về vật lí học, hình học, là nơi lưu giữ


chữ tượng hình, xác ướp. Tại thời kỳ Trung vương quốc, năm 1710 TCN miền Bắc Ai
Cập bị người Híchxốt ở Palextin chinh phục thống trị 140 năm. Đến thời kì Tân vương
quốc, Ai Cập được khơi phục trở lại thậm chí cịn được mở rộng do chính sách xâm
lược bên ngoài của các vị vua đầu vương triều XVIII. Sau vương triều XVIII, Ai Cập
ngày càng suy yếu và đến năm 30 TCN, Ai Cập trở thành một tỉnh của đế quốc La Mã.
Chấm dứt một thời kì văn minh huy hồng.
b) Quy mơ văn hóa
Dựa vào quy mơ văn hóa, nhà sử học phương Tây Arnold Toynbee phân chia các nền
văn minh theo tính chất ảnh hưởng của chúng thành 2 loại: văn minh trung tâm và văn
minh vệ tinh. Nền văn minh Ai Cập cổ đại là một nền văn minh trung tâm bởi những
thành tựu của nó mang tính chất ảnh hưởng đến tồn cầu. Từ thời Tảo vương quốc
(khoảng 3200 - 3000 TCN) người cổ Ai Cập đã biết sử dụng đồng đỏ. Đến thời kỳ
Trung vương quốc đồng thau đã ra đời nhưng chất lượng cịn kém và có rất ít. Đến mãi
thời kì Tân vương quốc (khoảng 1570 -1100 TCN) đồng thau mới được sử dụng rộng
rãi và sắt đã bắt đầu xuất hiện nhưng cịn rất hiếm. Những thành tựu về cơng cụ sản
xuất của nền minh Ai Cập đã đóng góp rất lớn cho các nền văn minh sau này. Nó không
chỉ thay thế cho những công cụ lao động thô sơ mà cịn giúp giải phóng sức lao động
của con người thời kì này.
c) Khu vực tiêu biểu

Có hai khu vực văn minh tiêu biểu: văn minh phương Đông và văn minh phương Tây.
Văn minh Ai Cập là một trong bốn nền văn minh lớn của văn minh phương Đông.
Giống với các nền văn minh phương Đơng khác, tồn bộ lịch sử Ai Cập gắn liền với
dịng sơng Nin. Sơng Nin có chiều dài gần 6500km, khơng chỉ tạo nên ở vùng thung
lũng một dải đất phù sa màu mỡ, có nơi dày tới 10m, mà hằng năm cịn mang nước tưới
cho cây cối hoa màu tươi tốt. Nước lũ của sơng Nin càng có ý nghĩa đặc biệt vì khí hậu
của Ai Cập rất nóng nực lại khơ hạn, quanh năm nắng ráo, hầu như khơng có mưa. Vì
thế hằng năm sau khi mùa nước lũ rút đi là mùa gieo hạt và mùa lúa chín, cả thung lũng
rực rỡ như một vườn hoa. Sơng Nin cịn là tuyến đường giao thông huyết mạch của đất
nước. Với tất cả những điều kiện tự nhiên thuận lợi, sông Nin không chỉ có ảnh hưởng
to lớn đến q trình phát triển lịch sử Ai Cập mà nó cịn ảnh hưởng đến mọi mặt đời
sống chính trị, xã hội, văn hóa, dân cư của Ai Cập. Khi nông nghiệp được phát triển thì
tổ chức xã hội cũng dần phát triển, dẫn đến việc xã hội sớm phân hóa thành giai cấp và
hệ quả là nhà nước ra đời. Đứng đầu là các Pharaoh nắm trong tay mọi quyền lực. Dưới
vua có bộ máy nhà nước để giúp việc cho vua. Dưới đó cịn có nhiều tầng lớp khác như:
binh sĩ, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công, nông dân và nô lệ. Về khía cạnh chính trị,
nhà nước Ai Cập cổ đại phải đấu tranh mới có được sự thống nhất. Tiêu biểu là cuộc
đấu tranh giữa hai miền Thượng và Hạ Ai Cập. Tơn giáo, văn hóa ở nhà nước Ai Cập
cịn có mối liên kết chặt chẽ và mật thiết đối với người cầm quyền. Việc các Pharaoh
xuất thân từ vùng nào thì thần địa phương của vùng đó sẽ trở thành vị thần quốc gia và
nó thay đổi theo từng thời kỳ mà các Pharaoh cai trị. Trong thời kỳ khởi nguyên, lúc


Menes thống nhất miền thượng và hạ Ai cập để xây dựng triều đại đầu tiên thì thần
chim ưng Horus trở thành thần quốc gia và được thờ phượng nhiều nhất. Nhưng qua
triều đại thứ 5 khi các Pharaoh xuất thân từ vùng Heliopolis là vùng tôn thờ thần mặt
trời thì thần Ra trở thành thần đứng đầu các thần của Ai Cập.
2. Đặc điểm chứng minh nền văn minh Ai Cập cổ đại là nền văn minh phát triển
a) Về kinh tế
Nhờ công cụ sản xuất bằng đồng được người Ai Cập tìm ra từ sớm kết hợp với nền

nông nghiệp được hưởng những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nên những sản phẩm
dư thừa đã được sản xuất ra. Các ngôi đền là nơi không chỉ để thờ cúng mà chúng cịn
nhiệm vụ thu gom và tích trữ của cải của vương quốc trong một hệ thống các kho thóc
và kho bạc được quản lý bởi những đốc cơng, họ giữ trọng trách phân phối thóc lúa và
hàng hóa. Sản phẩm dư thừa được sản xuất, nền kinh tế phát triển nên dần già, sự phân
hóa giàu nghèo cũng bắt đầu phát triển theo. Nông dân chiếm phần đơng trong xã hội.
Nghề chính của họ là làm ruộng và chăn nuôi gia súc. Họ được tự do sản xuất và phải
nộp tô thuế cho nhà nước thông qua các công xã. Nông dân phải chịu nghĩa vụ lao dịch
để xây dựng cơng trình thủy nơng, các cơng trình kiến trúc như đền miếu, lăng mộ. Thợ
thủ cơng lại có địa vị cao hơn nơng dân, nhưng họ cũng nằm dưới sự kiểm soát của nhà
nước, làm việc tại các phân xưởng gắn với những ngôi đền và được trả lương trực tiếp
từ quốc khố. Các viên ký lục và quan lại hình thành nên tầng lớp thượng lưu ở Ai Cập
cổ đại. Tầng lớp thượng lưu này làm nổi bật địa vị xã hội của họ thông qua nghệ thuật
và văn học. Tầng lớp cuối cùng của xã hội Ai Cập cổ đại là nô lệ. Người Ai Cập cổ đại
gọi nơ lệ là “Giét” (Jets) có nghĩa là con vật. Nô lệ được sử dụng chủ yếu như những
người hầu và chịu sự ràng buộc bởi khế ước nơ lệ. Họ thậm chí cịn bị coi như món đồ
bị mua đi bán lại. Sự chênh lệch địa vị xã hội ngày càng cao và vị trí của các nhà vua
ngày càng được thần thánh hóa khiến cho các tầng lớp dưới của xã hội ngày càng bị bóc
lột nặng nề. Mâu thuẫn giai cấp ngày càng một gay gắt năm 1750 TCN, ở Ai Cập đã nổ
ra một cuộc khởi nghĩa của dân nghèo.
b) Về chính trị, xã hội
Sản xuất phát triển dẫn đến sự phân hóa xã hội, xuất hiện kẻ giàu người nghèo nên
giai cấp nhà nước đã được ra đời. Thiên niên kỷ thứ IV TCN, trên lưu vực sông Nin, cư
dân Ai Cập cổ đại sống tập trung theo từng công xã. Các công xã kết hợp với nhau
thành các liên minh cơng xã, cịn được gọi là các “Nơm”. Khoảng năm 3200 TCN, một
quý tộc thế lực có tên là Menes đã chinh phục được hết tất cả các “Nôm” thành lập nhà
nước Ai Cập thống nhất. Nhà nước được lập ra để điều hành và quản lý xã hội. Cơ cấu
bộ máy nhà nước mang tính chất một nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền, đứng
đầu là các Pharaoh. Sự xuất hiện của xã hội có giai cấp và nhà nước khơng chỉ dẫn đến
áp bức bóc lột đấu tranh mà nó cịn là biểu hiện sự phát triển của một thời đại văn minh.

c) Văn tự và chữ viết
Là một nền văn minh phát triển, văn tự và chữ viết là phần không thể thiếu. Chữ viết
của Ai Cập lúc đầu là chữ tượng hình, tức là muốn viết chữ để biểu thị một vật gì thì vẽ


hình thù của vật ấy. Vì vậy, nhìn vào các bản chữ viết Ai Cập cổ đại, ta thấy các hình vẽ
như người, các loại động vật (chim, gia súc, dã thú, côn trùng), cây cối, mặt trời, mặt
trăng, sao nước, núi non….Trong nhiều năm văn tự chữ tượng hình sớm nhất là bảng đá
Narmer, được tìm thấy trong những cuộc khai quật tại Hierakonpolis trong thập niên
1890, đã xác định niên đại 3200 TCN. Tuy nhiên, khi xã hội phát triển hơn, có những
khái niệm mà chữ tượng hình khơng thể biểu đạt hết ý nghĩa. Vì vậy, dần dần hình vẽ
biểu thị âm tiết xuất hiện. Những hình vẽ biểu thị âm tiết này vốn là những chữ biểu thị
một từ nhưng đồng âm với âm tiết mà người ta muốn sử dụng. Vào thiên niên kỷ II
TCN, người Hichxot đã học tập chữ cái của người Ai Cập để ghi ngơn ngữ của mình.
Về sau, loại chữ viết ấy được truyền sang Phenixi, trên cơ sở ấy, người Phenixi đã sáng
tạo ra vần chữ cái đầu tiên trên thế giới. Chữ viết cổ của Ai Cập thường được viết trên
đá, gỗ, đồ gốm, vải gai, da… nhưng chất liệu dùng để viết phổ biến nhất là giấy
papyrus. Đó là loại giấy sớm nhất thế giới. Nhiều tờ giấy dán lại với nhau thành một
cuốn sách dài, có cuốn dài tới 40m. Để viết trên loại giấy đó, người Ai Cập cổ dùng bút
làm bằng thân cây sậy, cịn mực thì làm bằng bồ hóng.
d) Sự xuất hiện của hệ thống thành thị
Theo quan điểm của Mác - Lê, thành thị ra đời là sản phẩm của thủ công nghiệp và
thương nghiệp và dựa trên sự thỏa mãn các nhu cầu đó nên thành thị được xây dựng. Đi
đôi với sự phát triển của nông nghiệp, sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng
được đẩy mạnh nhờ những điều kiện thuận lợi mà dịng sơng Nin mang lại. Thời kỳ
Trung vương quốc, người Ai Cập đã có quan hệ buôn bán hai chiều thường xuyên với
Syria, Palestine, cả với Babylon và vùng biển Egiê nữa. Ở Gezera gần Jerusalem, người
ta đã tìm thấy những bức tượng Ai Cập và các sản phẩm từ ngà voi. Những bình gốm
với hoa văn linh xảo và chữ tượng hình khắc tên các Pharaoh Amênêmhet III và IV đã
được tìm thấy ở Biblôs (Xiri).

e) Tâm lý tập thể
Tôn giáo Ai Cập cổ đại là một hệ thống phức tạp của các tín ngưỡng và nghi lễ đa
thần, tạo thành một phần khơng thể thiếu của nền văn hóa Ai Cập cổ đại. Nó tập trung
vào sự tương tác của người Ai Cập với nhiều vị thần được cho là hiện diện và kiểm soát
thế giới. Các nghi lễ như cầu nguyện và cúng dường được cung cấp cho các vị thần để
có được sự ưu ái của họ. Các Pharaong, những người cai trị Ai Cập, được cho là sở hữu
quyền năng thần thánh nhờ chức vụ của họ. Họ đóng vai trò trung gian giữa người dân
của họ và các vị thần, và có nghĩa vụ duy trì các vị thần thông qua các nghi lễ và lễ vật.
Nhà nước dành nguồn lực to lớn cho các nghi lễ tôn giáo và xây dựng các ngôi đền.
III. Kết luận
Ai Cập là khu vực đặc biệt với nền văn minh phát triển từ rất sớm. Điều kiện tự nhiên
của Ai Cập vừa thuận lợi vừa khắc nghiệt đã tạo nên nét đặc trưng trong văn hóa và
kiến trúc. Có thể nói Ai Cập sớm bước vào xã hội văn minh cùng thành tựu vô cùng to
lớn trên mọi lĩnh vực đời sống, bao gồm: chữ viết, văn hóa, tơn giáo, khoa học tự


nhiên… mà ngày nay con người không thể phủ nhận. Tất cả đều do sự sáng tạo thần kỳ
của con người thuở đó.

Tài liệu tham khảo
1. Vũ Dương Ninh (chủ biên), Lịch sử văn minh Thế giới, Nxb Giáo dục Việt Nam,
1998
2. Lương Ninh (chủ biên), Lịch sử thế giới cổ đại, Nxb Giáo dục, 1997
3. />4. />


×