Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Biến đổi nhà ở truyền thống của người bru – vân kiều ở tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.78 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 3
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 3
2. Lược sử nghiên cứu ........................................................................................... 4
3.Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ....................................................... 5
6. Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 5
7.Bố cục của khóa luận ......................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN
HÓA XÃ HỘI CỦA DÂN TỘC BRU – VÂN KIỀU, TỈNH QUẢNG TRỊ .. 6
1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 6
1.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 6
1.1.2 Lịch sử tộc người và quá trình chuyển cư .................................................... 6
1.2. Điều kiện kinh tế , văn hoá, xã hội ................................................................. 7
1.2.1. Nguồn nhân lực, dân số, đặc điểm kết cấu hạ tầng và phân bố dân cư......... 7
1.2.2. Đời sống kinh tế .......................................................................................... 7
1.2.3. Điều kiện xã hội .......................................................................................... 8
1.2.4. Điều kiện văn hoá ........................................................................................ 9
1.2.5. Văn hoá tinh thân ...................................................................................... 10
CHƯƠNG 2: TẬP QUÁN DỰNG NHÀ SÀN TRUYỀN THỐNG CỦA
DÂN TÔC BRU – VÂN KIỀU, TỈNH QUẢNG TRỊ ............................... 13
2.1. Quan niệm về tập quán xây dựng nhà sàn của dân tộc Bru – Vân Kiều, tỉnh
Quảng Trị ............................................................................................................ 13
2.2. Một số loại hình nhà của dân tộc Bru – Vân Kiều ở tỉnh Quảng trị ............ 16
2.2.1. Nhà đất ...................................................................................................... 16
2.2.2. Nhà sàn ...................................................................................................... 16
2.3. Cách thức khai thác vật liệu xây dựng nhà sàn của dân tộc Bru – Vân Kiều ở
Quảng trị .............................................................................................................. 18
2.4. Cách thức xây dựng nhà sàn của dân tộc Bru – Vân Kiều........................... 18
2.4.1. Cách chọn đất làm nhà .............................................................................. 18


2.4.2. Xem tuổi .................................................................................................... 19
1


2.4.3. Xem hướng ................................................................................................ 19
2.4.4. Chọn vật liệu làm nhà ............................................................................... 20
2.5. Lễ vào nhà mới ............................................................................................. 20
2.5.1. Vai trò của chủ nhà ................................................................................... 21
2.5.2. Vai trò của thầy cúng ................................................................................ 21
CHƯƠNG 3: BIẾN ĐÔI NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG VÀ NHỮNG GIẢI
PHÁP BẢO TỒN NHÀ Ở CỦA NGƯỜI BRU – VÂN KIỀU, TỈNH
QUẢNG TRỊ ......................................................................................... 22
3.1. Thực trạng và những biến đổi của việc xây dựng nhà sàn của dân tộc Bru –
Vân Kiều, Tỉnh Quảng Trị .................................................................................. 22
3.1.1. Thực trạng ................................................................................................. 22
3.1.2. Những biến đổi .......................................................................................... 22
3.2. Một số biện pháp để bảo tồn tập quán xây dựng nhà sàn của dân tộc Bru –
Vân Kiều, tỉnh Quảng Trị .................................................................................... 23
3.2.1. Hoạt động nghiên cứu ............................................................................... 23
3.2.2. Hoạt động tuyên truyền ............................................................................. 24
3.2.3. Đào tạo đội ngũ cán bộ.............................................................................. 24
3.2.4. Xây dựng ngôi nhà truyền thống và tổ chức sinh hoạt văn hố tại ngơi nhà
............................................................................................................................. 25
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 28
PHỤ LỤC ẢNH .................................................................................... 29

2



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Miền Trung nói chung, phía Tây tỉnh Quảng Trị nói riêng có vị trí chiến
lược quan trọng về kinh tế và an ninh quốc phịng. Nơi lưu giữ các giá trị văn
hố lâu đời của người Bru - Vân Kiều, trải qua nhiều thời kỳ lịch sử cho mãi đến
tận ngày nay.
Trong thời đại hiện nay, thế giới đang có những chuyển biến lớn về mọi mặt
từ đời sống kinh tế, xã hội cho đến văn hố. Việt Nam cũng khơng tách rời sự
chuyển biến đó. Nước ta đang bước vào thời kỳ cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước. Những yếu tố văn hoá truyền thống của nhiều dân tộc đang bị mai
một, biến đổi sâu sắc bởi sự giao thoa của các nền văn hoá khác nhau ở trong
nước cũng như trên thế giới. Vì vậy hơn bao giờ hết chúng ta phải có những cái
nhìn nghiêm túc về vấn đề truyền thống văn hố dân tộc. Chúng ta khơng thể
phát triển một nền kinh tế mạnh mà nền văn hoá lại yếu, chúng ta thực hiện hồ
nhập chứ khơng hồ tan. Nói tới văn hố dân tộc là nói tới một lĩnh vực phong
phú và đa dạng, từ nhà ở, ăn uống, trang phục… Trong quá trình tiếp xúc và
giao lưu giữa các dân tộc xung quanh, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đang
biến đổi mạnh mẽ nhưng vẫn có những giá trị văn hoá được bảo lưu khá bền
chặt tạo nên bản sắc văn hóa tộc người.
Cũng như các tộc người khác, trong chu kỳ đời người của dân tộc Bru - Vân
Kiều việc dựng vợ, gả chồng là cơng việc quan trọng của mỗi người, mỗi gia
đình, dịng họ và cả cộng đồng. Các nghi thức, nghi lễ trong hôn nhân chứa
đựng nhiều quan niệm, phong tục tập quán, biểu hiện tâm lý, tình cảm của tộc
người và bản sắc của dân tộc đó.
Trong q trình nghiên cứu, chúng ta phải phân tác các yếu tố trong nền văn
hố, trong đó có các yếu tố biểu hiện ở dạng ẩn, có các yếu tố lại hiện hữu trong
đời sống, đó là biến đổi nhà ở của dân tộc Bru – Vân Kiều ở tỉnh Quảng Trị. Do
đó người viết đã chọn đề tài “Biến đổi nhà ở truyền thống của người Bru –
Vân Kiều ở tỉnh Quảng Trị” để góp phần giới thiệu và khẳng định những nét


3


tương đồng hay khác biệt trong vốn văn hoá của dân tộc Bru – Vân Kiều nói
riêng và nền văn hố các dân tộc Việt Nam nói chung.
2. Lược sử nghiên cứu
Để tìm hiểu về dân tộc Bru - Vân Kiều nói chung, nhóm Vân Kiều nói riêng,
đã có nhiều nhà dân tộc học, nhân học đề cập đến nhiều khía cạnh trong sự biến
đổi nhà ở của họ. Quảng Trị là nơi cư trú chủ yếu của dân tộc Vân Kiều, Pa Cơ,
trong đó đơng nhất là dân tộc Vân Kiều, cư trú tập trung tại huyện Hướng Hóa,
Đakrơng, thị trấn Lao Bảo. Người Vân Kiều cịn có tên gọi khác như Tri, Khùa,
Ma Coong, còn tên tự gọi là Bru. Cộng đồng dân tộc Vân Kiều ở Quảng Trị có
truyền thống đồn kết xây dựng q hương. Trong kháng chiến người Vân Kiều
một lòng một dạ đi theo cách mạng và Chủ tịch Hồ Chí Minh và họ tự hào lấy
họ Hồ làm họ của mình.
3.Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và hiểu về tập quán xây dựng nhà cửa là hiểu thêm về mảnh đất
và con người nơi mình sinh ra. Vấn đề nghiên cứu nhà sàn là một đề tài khá
quan trọng và phức tạp thuộc văn hoá vật chất được nhiều ngành quan tâm.
Riêng ngành dân tộc học trong đó có các nhà nghiên cứu dân tộc học, không bỏ
qua các yếu tố kỹ thuật và mĩ thuật, nhưng mục đích là phải tìm ra các mối quan
hệ phức tạp giữa ngôi nhà sản của người Bru – Vân Kiều với chính chủ nhân của
nó. Vì vậy mà mục tiêu chính đi nghiên cứu là tìm hiểu những giá trị của nhà
sàn thông qua: Cách thức xây dựng, những kiêng kỵ khi làm nhà sàn… để từ đó
có được những định hướng đúng đắn trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy những
giá trị văn hoá qua nếp nhà sàn truyền thống của dân tộc Bru – Vân Kiều, tỉnh
Quảng Trị.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là nhà ở của người Bru - Vân Kiều,
những nhân tố tự nhiên - xã hội - con người tác động đến sự biến đổi nhà ở và

gia đình của người Bru - Vân Kiều, tỉnh Quảng Trị.
- Về thời gian nghiên cứu: từ truyền thống đến hiện nay.

4


- Địa bàn nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tỉnh Quảng Trị tốc độ biến
đổi nhà ở trong đời sống hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Phương pháp: khảo sát, miêu tả, điền dã dân tộc học, gặp gỡ các nhân chứng ở
địa phương nhằm thu thập tài liệu. Tổng hợp và hệ thống các cơng trình liên
quan của các tác giả đi trước, dùng phương pháp so sánh đối chứng với các tài
liệu điền dã thực địa, từ đó rút ra những điểm trọng yếu, chung và riêng.
6. Đóng góp của đề tài
Với đề tài và lịng ham thích nghiên cứu nhà sàn của chính dân tộc Bru –
Vân Kiều, người viết mong sẽ đóng góp được một phần nhỏ bé vào việc bổ sung
nguồn tài liệu về tập quán xây dựng nhà sàn của dân tộc Bru – Vân Kiều, tỉnh
Quảng Trị.
Qua việc nghiên cứu đề tài này người viết cố gắng “khảo sát và nghiên cứu
hiện tượng văn hố vật chất để tìm ra những đặc điểm, những bước phát triển của
nó và mối tương quan giữa nó với quá trình phát triển kinh tế – xã hội, chứ không
phải miêu tả và càng không phải là nghiên cứu nó thuần tuý về cấu trúc và kỹ thuật
một cách phiến diện, bất biến tách rời khỏi tộc người là chủ nhân của nó…”.
7.Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Khóa luận gồm
ba chương:
Chương 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội của
dân tộc Bru – Vân Kiều, tỉnh Quảng Trị.
Chương 2: Tập quán xây dựng nhà sàn của dân tộc Bru – Vân Kiều, tỉnh

Quảng Trị.
Chương 3: Một số giải pháp để bảo tồn tập quán xây dựng nhà sàn của
dân tộc Bru – Vân Kiều, tỉnh Quảng Trị trong đời sống hiện nay.

5


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA XÃ HỘI
CỦA DÂN TỘC BRU – VÂN KIỀU, TỈNH QUẢNG TRỊ
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Quảng trị có tuyến đường Xuyên Á từ cửa Khẩu Lao Bảo ra biển, trong đó
có cảng Cửa Việt. Tỉnh Quảng Trị có đường Hồ Chí Minh là tuyến đường xuyên
Việt nối hai miền Bắc - Nam. Với hệ thống giao thơng như vậy tỉnh có nhiều lợi
thế trong việc lưu thông, trao đổi với các vùng khác trong cả nước và quốc tế,
đặc biệt với Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan...Đây là điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển phát triển kinh tế - xã hội của xã.
Đặc điểm khí hậu:
Khí hậu tỉnh Quảng Trị là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nhưng cịn
mang đặc điểm của miềm núi trung du, vì gần biên giới Việt Lào nên chịu ảnh
hưởng của khí hậu vừa luc địa vừa gío mùa, lượng mưa tương đối lớn, nhiệt độ
trung bình 22 – 28o C. Yếu tố hai mùa thể hiện rõ rệt trong năm, mùa nóng bắt
đầu từ
1.1.2 Lịch sử tộc người và quá trình chuyển cư
Người Bru - Vân Kiều là cư dân nơng nghiệp có trình độ tương đối phát
triển. Xưa kia họ tập trung tại vùng Trung Lào, sau những biến động lịch sử diễn
ra hàng thế kỷ họ di cư đến nhiều địa bàn khác nhau trong đó có Quảng Trị. Một
số đi theo hướng Tây Bắc sang Thái Lan, một số đi theo hướng Đơng tụ cư ở
phía Tây của tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế của Việt Nam. Khi

vào Việt Nam họ dựng làng xung quanh hòn núi Viên Kiều, sau này họ gọi Viên
Kiều chệch đi thành Bru - Vân Kiều để đặt tên cho một nhóm tộc người Bru. Và
từ đó họ được gọi là Bru - Vân Kiều.
Người Bru - Vân Kiều có rất nhiều cách gọi khác nhau. Bản thân họ tự gọi
mình là Bru, các tộc người khác gọi họ là Bru - Vân Kiều, theo bảng Danh mục
các dân tộc Việt Nam chính thức của Nhà nước ta thì tộc người này có tên là Bru

6


- Vân Kiều. Ngồi ra cịn có một số tên gọi khác như là Mang coong, Trì,
Khùa...tất cả các tên gọi đó dùng để chỉ tộc người Bru - Vân Kiều.
1.2. Điều kiện kinh tế , văn hoá, xã hội
1.2.1. Nguồn nhân lực, dân số, đặc điểm kết cấu hạ tầng và phân bố dân cư
Trên cả nước ta, theo điều tra dân số thì dân tộc này có khoảng 55.079 người
sống tập trung ở miền núi của Quảng Trị, Quảng Bình, Đắk Lắk và Thừa ThiênHuế. Thực tế các tên gọi Vân Kiều, Măng Coong, Trì, Khùa, Bru dùng để chỉ
các nhóm khác nhau trong tộc người này. Người Bru-Vân Kiều ở Việt Nam có
dân số 227.716 người, cư trú tại 39 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người BruVân Kiều cư trú tập trung tại các tỉnh: Quảng Trị (55.079 người, chiếm 73,9 %
tổng số người Bru-Vân Kiều tại Việt Nam), Quảng Bình (14.631 người, chiếm
19,6 % tổng số người Bru-Vân Kiều tại Việt Nam), Đắk Lắk (3.348
người), Thừa Thiên-Huế (1.114 người),Thanh Hóa (38 người).
1.2.2. Đời sống kinh tế
Người Bru - Vân Kiều có truyền thống làm rẫy và ruộng, cùng với hái lượm
săn bắt đánh cá. Việc làm rẫy và ruộng của họ chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên.
Ruộng chủ yếu là ruộng thửa nhỏ, mỗi năm làm hai mùa. Các giống lúa
trồng là loại lúa nếp (Xaro đip), người Bru - Vân Kiều rất thích ăn cơm nếp.
Rẫy của người Bru - Vân Kiều đều được phát đốt ở các khu rừng, vì thế quá
trình làm canh tác nương rẫy khá đơn giản: phát, đốt, và trỉa lúa…nhưng thu
hoạch lại khá cao do đất rừng màu mỡ. Ở khu rẫy như thế họ chỉ làm được 1 - 2
vụ. Bởi đến vụ thứ 3 đất rừng đã bị bạc màu, bắt buộc họ phải tìm một khu đất

mới để phát rẫy.
Về sau, do dân số phát triển đất rừng bị tàn phá nhiều nên họ chuyển dần
làm nương định canh, với các khâu làm đất chăm sóc cẩn thận hơn. Nhiều gia
đình đã biết thâm canh nương và biến khu đất rẫy thành khu vườn trồng rất
nhiều loại cây hoa màu, rau củ cho đến rau thơm…Hiện nay trên các đám rẫy
của người Bru - Vân Kiều họ không chỉ trồng lúa, ngô mà cịn trồng sắn cao sản
để bán. Nhìn chung đời sống kinh tế làm ruộng nương không ổn định, năm được
mùa, năm mất mùa. Làm cho đời sống của họ khá khó khăn. Bên cạnh đó trong
7


thời gian rỗi họ cũng chăn nuôi các loại gia cầm, việc đó để dành cho các lễ
cúng, đám cưới, lễ hội hơn là để cải thiện bữa ăn.
Hiện nay khi xã hội phát triển hơn, nhiều ngành nghề mới xuất hiện, cũng
như mục đích của ngành nghề khơng chỉ đáp ứng nhu cầu của người làm ra nó
mà cịn dùng để trào đổi. Đặc biệt nghề trồng rừng hiện nay của người Bru - Vân
Kiều rất phổ biến. Công việc trồng rừng đã làm cho nhiều gia đình thốt nghèo,
cải thiện được gánh nặng về kinh tế.
Việc trào đổi bn bán hiện nay khơng cịn xã lạ với người Bru - Vân Kiều,
thậm chí có những gia đình khơng làm nương rẫy mà chỉ buôn bán. Việc buôn
bán chủ yếu là trào đổi các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm hay vật dụng
trong nhà, hoặc là bán lấy tiền để mua lấy những đồ dùng cá nhân.
1.2.3. Điều kiện xã hội
Người Bru - Vân Kiều có tập quán sinh sống thành làng. Giữa làng là nhà
của già làng. Tính cộng đồng trong làng khá cao, họ giúp đỡ nhau khi gặp hoạn
nạn. Trong làng bao gồm nhiều dòng họ cùng sinh sơng. Phần lớn những người
cùng họ có xu hướng xích lại gần nhau rất chặt chẽ, tuy vậy mối quan hệ cộng
đồng vẫn không hề mờ nhạt, nó vẫn thể hiện thơng qua các nghi lễ cộng đồng
của làng bản.
Bộ máy của làng vận hành theo chế độ tự quản, trong làng có một người

đứng đầu là trưởng bản (do dân bầu chọn). Đó là một người am hiểu phong tục
tập quán, biết cúng bái, là người có uy tín trong làng. Đây là người có tiếng nói
mang tầm ảnh hưởng cao nhất đối với những việc xảy ra trong làng, đứng ra giải
quyết những mâu thuẫn trong làng theo luật tục.
Xã hội Vân Kiều chưa phân hóa giai cấp nhưng sự phân hóa giàu nghèo thể
hiện khá rõ. Tổ chức gia đình mang tính phụ quyền, người đàn ông già nhất là
người chủ nhà. Khi người chủ nhà chết, quyền hành, của cải thuộc về người con
cả, các con gái không được chia tài sản. Nhận thức về thế giới quan người Vân
Kiều cho rằng vạn vật hữu linh. Những thần lúa, thần sông, thần núi, thần cây,
thần mặt trời… được sắp xếp thứ tự để thờ trong nhà và ngồi rừng với mục
đích cầu cho mưa gió thuận hịa, mùa màng tươi tốt. Đặc biệt là thần lúa được
8


nâng lên cao nhất và được sùng bái với nhiều lễ thức quan trọng.Cộng đồng dân
tộc Vân Kiều ở Quảng Trị có truyền thống đồn kết xây dựng q hương. Trong
kháng chiến người Vân Kiều một lòng một dạ đi theo cách mạng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh và họ tự hào lấy họ Hồ làm họ của mình
1.2.4. Điều kiện văn hoá
Nhà cửa
Nhà cửa của người Bru - Vân Kiều chủ yếu là nhà Sàn. Nhà làm bằng gỗ,
tre, nứa, tranh...những loại này có sẵn trong rừng, các gia đình sẽ tự khai thác về
để làm nhà. Dụng cụ làm nhà cũng khá đơn giản, chỉ cần rìu, dao, đục, cưa, bào
là có thể dựng nhà được.
Người Bru -Vân Kiều ở nhà sàn nhỏ, phù hợp với quy mô gia đình thường
gồm cha, mẹ và các con chưa lập gia đình riêng. Nếu ở gần bờ sơng, suối, các
nhà trong làng tập trung thành một khu trải dọc theo dịng chảy. Nếu ở chỗ bằng
phẳng rộng rãi, các ngơi nhà trong làng xếp thành vịng trịn hay hình bầu dục, ở
giữa là nhà công cộng. Ngày nay, người Bru-Vân Kiều ở nhiều nơi đã có xu
hướng ở nhà trệt.

Nhà của người Bru -Vân Kiều là nhà sàn có hai mái, thường lợp bằng lá mây
hoặc lá cọ. Chiều dài của ngôi nhà dài - ngắn bao nhiêu tùy thuộc vào số lượng
người trong gia đình, hoặc tùy thuộc vào kinh tế. Nhưng dù nhà dài hay ngắn,
đều cũng chỉ có hai cửa chính, một cửa chủ yếu dành cho nữ, còn một cửa chỉ
dành cho nam và khách nam. Hai bên đầu hồi có những hình trang trí bằng gỗ
theo kiểu sừng trâu hoặc đôi chim, vừa đỡ bị tốc lá, vừa mang tính thẩm mỹ
Trang phục
Trong truyền thống nam giới Bru - Vân Kiều thường để tóc dài, búi tó, ở
trần, đóng khố và họ thường lấy vỏ cây làm áo.
Phụ nữ Bru - Vân Kiều mặc áo và váy. Áo nữ có đặc điểm xẻ ngực màu
chàm đen và hàng kim loại bạc trịn đính ở mép cổ và hai bên nẹp áo, Có nhóm
mặc áo chui đầu, khơng tay, cổ kht hình trịn hoặc hình vng. Váy trang trí
theo các mảng lớn trong bố cục dải ngang. Gái chưa chồng búi tóc về bên trái,

9


sau khi lấy chồng búi tóc trên đỉnh đầu. Trước đây phụ nữ Bru - Vân Kiều ở
trần, mặc váy. Váy trước đây khơng dài q 25 đến 25 cm.
Có nhóm nữ Bru - Vân Kiều đội khăn bằng vải quấn thành nhiều vòng trên
đầu rồi thả sau gáy, cổ đeo hạt cườm, mặc áo cánh xẻ ngực, màu chàm. cổ và hai
nẹp trước áo có đính các đồng tiên bạc nhỏ màu sáng, nổi bật trên nền chàm đen
tạo nên một cá tính về phong cách thẩm mỹ riêng trong diện mạo trang phục các
dân tộc việt nam.
Ẩm thực
Người Bru - Vân Kiều thích ăn các món nướng. Canh thường nấu lẫn cá với
rau... Hằng ngày, họ thường ăn cơm tẻ; khi lễ hội thì họ ăn cơm nếp được nấu
trong ống tre tươi.
Họ có thói quen hay ăn bóc, uống nước lã, rượu cần (nay chủ yếu là rượu
cất). Nam nữ đều hút thuốc lá bằng tẩu. Tấu bằng đất nung hoặc làm từ cây tre.

1.2.5. Văn hoá tinh thân
Tín ngưỡng, tơn giáo
Cũng như nhiều dân tộc khác, đồng bào Bru - Vân Kiều có quan niệm "vạn
vật hữu linh", cho rằng tất cả mọi thứ đều có phần xác và phần hồn. Họ tin mọi
hoạt đông của con người đều được thần theo dõi, vì vậy trong cuộc sống hàng
ngày họ luôn thật thà nhân ái, họ quan niệm rằng những việc làm trái lương tâm
sẽ bị thần linh trách phạt.
Đối tượng thờ cúng của người Bru - Vân Kiều là các yiang: yiang kok (thần
núi), yiang Srưng (thần rừng), yiang xaray (thần rẫy), yiang chiat (thần sinh
mệnh), yiang Kmuig (tổ tiên)...
Thần được tơn kính hơn cả là tổ tiên (Yiang Kmuig), việc thờ cúng tổ tiên
thường được tổ chức rất long trọng. Khi khấn vái họ đều gọi linh hồn tổ tiên
trước tiên. Họ cho rằng khi đau ốm hay gặp chuyện không may là do ma làm, vì
thế việc thờ cúng tổ tiên được đặc biêt chú ý.
Bên cạnh thờ cúng tổ tiên trên đây đồng bào Bru - Vân Kiều cịn tồn tại
nhiều hình thức sơ khai như thờ vật tổ, hay hình thức ma thuật chữa bệnh như họ
dùng miệng để thổi vào vết thương,...
10


Ở người Bru - Vân Kiều cịn có thờ ma phía nhà vợ, gọi là "Yiang kuya ",
được tượng trưng bằng một cái sọt nhỏ đan lát cầu kỳ, với những hoa văn rất
đẹp, thể hiện sự tơn kính vị thần này.
Tri thức dân gian
Đông bào Bru - Vân Kiều có kho tàng tri thức dân gian rất phong phú và đa
dạng. Trong cuộc sống đồng bào đã biết vận dụng những tri thức vào sản xuất
nông nghiệp như dự đốn khí hậu để biết thời vụ gieo trồng các loại cây, chăn
nuôi cho phù hợp. Đồng bào căn cứ vào hiện tượng tự nhiên để đoán biết thời
tiết như: Năm nào thấy con ong làm tổ ở lùm cây thấp thì năm đó có bão lớn,
nếu thấy giun đất bị lên mặt đất thì biết trời sắp nắng...

Điều đặc biệt khi nhắc tới tri thức dân gian của người Bru - Vân Kiều chúng
ta không thể không nhắc đến những tri thức bài thuốc nam, như bài thổi chữa
bệnh...Đồng bào từ lâu đã biết khai thác các loại thảo dược trên rừng làm bài
thuốc chữa bệnh, có nhiều loại thuốc danh cho trẻ em và phụ nữ sinh đẻ, thuốc
giải độc, thuốc cầm máu...Họ có những bài thổi rất hay như: thổi gãy xương,
sưng chân...
Phong tục tập quán
Lễ cúng dịng họ là một cơng việc hệ trọng của cả dịng họ, là một dịp để cả
dịng họ xích lại gần nhau, thể hiện lòng biết ơn đến tổ tiên của mình.
Lễ cúng dịng họ thường được tổ chức vào vào tháng 12 âm lịch. Đối với
những gia đình có điều kiện kinh tế họ tổ chức thường xuyên mỗi năm một lần.
Ngược lại dịng họ khơng có điều kiện thì 2 đến 3 năm tổ chức một lần.
Lễ vật cúng họ thường là gà, lợn, rượu, gạo....đó là những đồ cúng khơng thể
thiếu, và thường được các gia đình trong họ đóng góp. Địa điểm tổ chức lễ cúng
là ở nhà trưởng họ. Ơng trưởng họ là người đóng vai trò quan trọng trong các
dịp cúng như thế này và chính ơng là người chịu trách nhiệm đi mời thầy cúng
có uy tín về hành lễ.
Đây là một nghi lễ có ý nghĩa rất quan trọng đối với người Bru - Vân Kiều,
nó vừa thể hiện sự biết ơn đối với ơng bà, tổ tiên, vừa thể hiện tình đồn kết đùm
bọc của cả dịng họ.
11


Người Bru - Vân Kiều theo chế độ xã hội phụ hệ, và họ tổ chức thành các
gia đình hạt nhân phụ quyền với vai trò cao nhất thuộc về người đàn ơng. Vì
vậy, sau đám cưới cơ dâu sẽ phải chuyển đến cư trú bên nhà chồng, việc cư trú
bên nhà chồng là một trong những đặc điểm nổi bật của thiết chế xã hội phụ hệ.
Tuy vậy, trường hợp ở rể trong xã hội Bru - Vân Kiều không phải là không
xẩy ra. Hầu hết các rường hợp ở rể đều theo sự thống nhất của hai bên gia đình.
Đó là khi bên nhà vợ khơng có con trai và yêu cầu ở rể đời để chăm sóc bố mẹ

cô gái, gánh vác phần việc cho nhà vợ.
Tuy nhiên trường hợp ở rể thường rất ít xảy ra. Vì họ kết hơn tuổi đời con rất
trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, họ nên ở với bố mẹ đến khi nào
đủ điều kiện mới ra ở riêng. Mặt khác, việc ở chung với bố mẹ cũng là để dạy
bảo con cái có thể hiểu biết hơn về gia phong gia đình cũng như biết cách hồ
nhập với bà con trong bản, tích lũy kinh nghiệm để có thể làm chủ được cuộc
sống của mình.

12


CHƯƠNG 2
TẬP QUÁN DỰNG NHÀ SÀN TRUYỀN THỐNG CỦA
DÂN TÔC BRU – VÂN KIỀU, TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. Quan niệm về tập quán xây dựng nhà sàn của dân tộc Bru – Vân Kiều,
tỉnh Quảng Trị
Nhà ở của người Vân Kiều chủ yếu là nhà sàn. Nhà của người Vân Kiều
có quy mô nhỏ, là nơi sinh hoạt cho từng gia đình, nhà làm theo kiểu hai mái
trịn hoặc mái vng hai đầu. Chiều dài của một ngôi nhà dài hoặc ngắn tùy
thuộc vào lượng người sống trong gia đình, có khi phụ thuộc vào kinh tế gia
đình. Hai bên đầu hồi có những hình trang trí bằng gỗ theo kiểu sừng trâu hay
đôi chim vừa để khỏi tốc mái vừa mang tính thẩm mỹ. Cách bố trí trong nhà
tuân theo một trật tự nhất định. Kể từ phải sang trái buồng đầu tiên là chỗ tiếp
khách, tiếp đến là các buồng ở, thứ tự người già, vợ chồng, con cái và cuối cùng
là gian để đồ đạc…Mỗi buồng cách nhau tấm liếp, có cửa ra vào nhưng khơng
có cánh cửa. Trong nhà thường xuyên có bếp lửa để nấu nướng, mùa đơng có
bếp phụ ở gian phịng khách để nam giới và khách nam sưởi ấm. So với người
Thái, Tày thì kỹ thuật làm nhà sàn của người vân Kiều đơn giản hơn rất nhiều,
vật liệu chủ yếu lấy từ rừng. Khi nhà đã hoàn thành và chuẩn bị chuyển lên ở,
người Vân Kiều thực hiện đầy đủ các nghi lễ bắt buộc như: chọn ngày giờ cúng

ma nhà mới, tạ ơn giàng, trình báo với gia tiên, cảm ơn dân làng đã giúp đỡ gia
đình trong thời gian dựng nhà... Trong cách thức dựng nhà sàn xưa của người
Vân Kiều luôn tuân theo những quy tắc riêng rất chặt chẽ. Tạo sự thoáng mát
vào mùa hè, ấm áp vào mùa đơng, khơng có những điềm xấu xảy ra trong suốt
q trình ở. Ngày nay dù cuộc sống có thay đổi nhưng người Vân Kiều ở Quảng
Trị vẫn giữ lại nhiều nghi lễ, nét sinh hoạt đặc trưng của dân tộc mình. “Chỗ ở”
hiểu theo nghĩa hẹp là: Nhà của mỗi gia đình, hiểu rộng ra đó cịn là làng xóm,
đồng ruộng, núi rừng… đó chính là “q hương”. Từ xưa đến nay ngôi nhà sàn
vẫn là nơi diễn ra những sinh hoạt gắn liền với cuộc sống mỗi người.
Ngoài những khu vực được định cư lâu đời như ở dọc quốc lộ số 9, phần lớn
đồng bào Bru sống trong các ngôi làng tương đối biệt lập trên những quả đồi
13


hoặc lưng chừng núi dọc theo các con nước. Các nhà trong làng thường được
xếp đặt theo chiều dài của những đoạn sơng hoặc con suối. Nhưng cũng có nơi
chúng được bố trí theo hình bầu dục hay hình trịn (Người Bru gọi làng là Vil
hay Vel, Vil cũng có nghĩa là hình trịn) xung quanh một nhà cơng cộng (Nhà
Rông hoặc Khoan).
Tục chọn đất dựng làng (đôi khi áp dụng cho việc chọn đất làm nhà) được
quy định khá nghiêm ngặt. Chỉ những người làm chủ đất hoặc tộc trưởng mới
được làm nhiệm vụ đó. Họ tin vào sự báo mộng. Dù ở những chỗ đất được coi là
tốt nhưng về ngủ mơ thấy điềm ác họ sẽ bỏ ra đi tìm nơi khác.
Trong một làng, cách bố trí các nhà cũng phải theo một trật tự nhất định sao
cho các cây địn nóc giữa các nhà lân cận khoog được đâm vào nhau.
Tục khi dựng nhà: phải dựng cột thờ ma trước, cột đó khơng bao giờ được
với lên, phải là cột gỗ. Trong khi đào bông cột, người ta thường lấy ống nước có
ngâm các loại rể thơm đổ vào đó. Nhà dựng xong, trên những chiếc cột được
treo một cây đèn sáp to, tộc trưởng lên trước đem theo một ống nước có ngâm
chất kết, sau khi khấn vái tổ tiên, ơng ta đổ nó vào cột thờ mà, rồi đốt lửa, nhóm

bếp giữa ngọn lửa đó cháy trong ba ngày, ba đêm để của cải trong nhà sau này
luôn luôn dư dật. Vào lúc chạng vạng tối hoặc đêm đầu tiên tộc trưởng còn lấy
một cây lứa con đốt cho héo, đập vào cột nhà làm nổ thành tiếng để xua đuổi tà
ma. Khi dọn vào nhà ở, người con trai trưởng giải chiếu gian buồng khách,
người vợ chủ nhà giải chiếu ở buồng chủ, chiếu ở gian khách phải giải thường
xuyên.
Nhà sản của người Bru là nhà sàn hai mái (Thường lợp bằng mây hoặc lá
cọ). Nhưng có nơi (thường là người Vân Kiều) nhà làm kiểu mái trị.
Chiều dài của những ngơi nhà, ngắn bao nhiêu tùy thuộc vào số lượng
người trong nhà cũng có khi phụ thuộc vào điều kiện gia đình. Song dù dài ngắn
đến mấy cũng chỉ có hai cửa chính (một cửa dành cho nữ, một cửa dành cho
nam). Hai bên đầu hồi (bên trên của hai cây đòn nóc) có nhiều hình trang trí
bằng gỗ theo kiểu sừng trâu hoặc đôi chim vừa đỡ khỏi bị tốc mái, vừa mang
tính thẩm mỹ.
14


Cách bố trí trong nhà cũng tn theo một trình tự nhất định
Từ trái sang phải (theo hướng ngôi nhà): buồng đầu tiên là chỗ tiếp khách,
góc dưới có cột thờ ma, tiếp đến là các buồng theo trình tự: người già, vợ chồng,
con cái và cuối cùng là gian chứa đồ đạc. Mỗi buồng cách nhau bởi những tấm
liếc, những buồng lại có một cửa nhưng khơng có cánh cửa. Trong nhà thường
có một bếp để nấu nướng, về mùa đơng lại có thêm một gian phụ ở phía gian
khách để cho nam giới và khách nam sưởi.
Hàng năm, cứ gần đến vụ thu hoạch, những gia đình đều có sửa chữa hoặc
làm lại những chiếc nhà nhỏ bên cạnh nhà hoặc ngay ngồi rẫy để chứa thóc.
Thường khơng có kích thước dài rộng đồng nhất, điều đó tùy thuộc vào điều
kiện kinh tế của từng nhà. Nhưng ngôi nhà nhỏ nhất bao giờ cũng phải có ba
hàng cột để phân thành hai gian. Dù to hay nhỏ nhưng khi dựng nhà người Bru
vẫn theo quy tắc trở thành tập quán là đo chiều cao của cột nhà và phần lịng nhà

bằng các thước bui có độ dài bằng một sải tay (Một sải tay thường dài hơn chiều
cao của một người (một gang) nên tiện việc sinh hoạt).
Chiều dài cột thường là hai sải tay rưỡi, phần từ chân cột đến chỗ khoét
ngoàm đặt đầm sàn là một aching. Người ta sẽ chơn ½ achang xuống đất là phần
gầm sàn, phần mặt trên của sàn nhà đến quá giang là một achang.
Mặt bằng sinh hoạt nhà sàn của người khùa ở Minh Hóa – Quảng Ninh
* Người khùa khi lên nhà mới thì nhờ trưởng họ đến mang 1 ống nước bở
kết lên nhà trước để lẩy vào cột sen và treo ở đó vài ngày (3-7 ngày) mới bỏ đi
sau đó mọi người mới được lên nhà mới.
* Người Vân Kiều, khi làm rễ lên nhà mới thì chính chủ nhà mang 1 ống
nước vào nhà rồi đốt lửa ở bếp. Mọi người lên nhà sau, ngày làm lễ lên nhà mới
cũng như dựng, người khùa và Vân kiều đều chọn ngày lẻ. 3,5,7,12,15….
* Người khùa không cho con rể và con dâu lên gác xép. Con rể không được
vào buồng dành cho khách, người chết phải nằm dọc nhà ở gian chính giữa. Nếu
là chủ nhà thì đưa qua cửa sổ, cịn các người khác phải qua cửa lớn.
* Người Vân Kiều: Người nhà chết ở đâu cứ để ngun đó khơng phải đưa
ra gian giữa. Đưa người chết qua cửa lớn rồi hiện và nhập quan ở dưới đất.
15


2.2. Một số loại hình nhà của dân tộc Bru – Vân Kiều ở tỉnh Quảng trị
Nhà ở của dân tộc Bru – Vân Kiều ở tỉnh Quảng trị cũng như nhiều dân tộc
khác có rất nhiều cách phân loại như: hình thù của mái nhà, chất liệu xây dựng,
chức năng của ngôi nhà… Dân tộc Bru – Vân Kiều thường nói “nhà sàn tồn
cây que” như vậy đồng bào đã lấy tường vách ngôi nhà làm tiêu chuẩn phân loại
chủ yếu. Có thể nói đối với đồng bào Bru – Vân Kiều ở tỉnh Quảng trị đã dựa
vào đặc điểm về mặt bằng sinh sống để phân loại gồm có: nhà sàn và nhà đất.
2.2.1. Nhà đất
Đây là loại hình nhà phổ biến hiện nay. Nhà đất cũng như nhà sàn đã có rất
nhiều thay đổi về quy mơ nhỏ, đơn giản về kết cấu bộ sườn bố cục bên trong nhà

cũng dần đổi khác. Trong các dạng nhà đất của người Bru – Vân Kiều ở tỉnh
Quảng Trị có thể thấy nhà xây bằng gạch kèm trát vách là phổ biến hơn cả. Ngơi
nhà có hai mái, chủ yếu lợp bằng ngói âm dương phía trước nhà có mái hiên
rộng và có sân phơi.
Bên cạnh loại hình nhà đất cịn kèm theo những cơng trình phụ: bếp, nhà
kho, chng lợn, trâu… Bếp được dựng ngay ngồi hiên hoặc bên hồi trái.
Những năm gần đây, nhà bếp và các cơng trình phụ được làm tách khỏi ngơi
nhà. Trong ngơi nhà đất của dân tộc Bru – Vân Kiều ở tỉnh Quảng Trị . Phụ nữ
có khu vực sinh hoạt riêng. Ở phần gác sát mái của ngôi nhà đất là nơi chứa
nông sản cũng giống như ở nhà sàn.
2.2.2. Nhà sàn
Ngôi nhà sàn là dạng nhà truyền thống và phổ biến nhất của dân tộc Bru –
Vân Kiều ở tỉnh Quảng Trị. Từ xưa dân tộc Bru – Vân Kiều đã sống trên những
nếp nhà sàn, và ngôi nhà sàn của họ cũng có q trình phát triển, biến đổi từ đơn
giản đến phức tạp. Nhìn chung nhà sàn của dân tộc cịn nhà của người Vân Kiều
có 2 cái xà ngang và cái xà dọc nằm ở giữa. Một điểm khác nữa là nhà của
người Vân Kiều dài nhất cũng chỉ có 3 gian, cịn nhà của người Pa Kơ từ 5 đến 6
và thậm chí dài đến 10 gian. Trước đây dân tộc Tày xây dựng nhà sàn rất đơn
giản, các cột nhà được chôn dưới đất, cột chỉ được dóc qua lớp vỏ sần sùi. Nhà
sàn kiểu này có kết cấu vì kèo đơn giản, chỉ dùng lạt buộc là chủ yếu. Các bộ
16


phận chủ yếu của bộ khung nhà như: cột, xà, kèo… đã được gia công tỉ mỉ hơn,
kĩ thuật lắp ráp đã có những bước phát triển quan trọng, những mộng đơn giản
đã xuất hiện: mộng thẳng, mộng quăng gáy trơn. Cột nhà có thể chơn hoặc kê đá
tảng để chống mối mọt và chắc chắn hơn.
Quá trình dựng sàn thường qua các bước sau đây: lắp vì kèo, xỏ xà dọc, dặt
hồnh mái, đặt li tơ, lợp mái, rải hoành giữa, rải ván sàn, làm tường vách, làm
bếp và bàn thờ, quây buồng, làm cửa, làm sàn ngoài và cầu thang. Dụng cụ làm

nhà của dân tộc Bru – Vân Kiều khá đầy đủ và phong phú như: cưa, đục, búa,
dao, rìu… Những dụng cụ này do đồng bào tự chế hoặc qua trao đổi, mua bán
mà có. Bộ rìu, búa của dân tộc Bru – Vân Kiều vẫn được lưu giữ trong nhiều gia
đình, rìu có lưỡi mỏng hơn búa, dùng để hạ cây, đẽo cột, làm ván. Rìu hạ cây
ngày càng được đồng bào sử dụng rộng rãi trong việc khai thác gỗ, phát nương,
rẫy. Rìu này gồm một bộ lưỡĩ sắt.
Với dân tộc Bru – Vân Kiều thì kỹ thuật chế tác lắp ráp bộ khung nhà là rất
quan trọng. Bộ khung nhà được tạo thành do sự liên kết của các vì kèo, mỗi vì
lại có ba bộ phận liên kết với nhau là kèo, cột, xà. Vì kèo là tế bào của bộ khung
nhà, nó quyết định độ bền, hình khối và các kiểu mái nhà. Kỹ thuật hệ thống
kèo, cột, xà là tổ hợp kết cấu chịu được lực ba chiều: lực nén xiên theo hai chiều
xuôi xuống của kèo, lực nén dọc dồn sức nặng của mái xuống hai chân cột hơi
choãi ra, lực giăng ngang theo xà nối giữa hai cột. Ngồi ra cịn sử dụng phương
pháp dùng lạt buộc và phương pháp dùng mộng.
Nhà sàn của dân tộc Bru – Vân Kiều là loại nhà có chức năng sử dụng tổng
hợp, vừa là nhà ở, nhà kho, chuồng gia súc. Có đuợc những chức năng này là do
cấu tạo của nhà sàn gồm 3 mặt bằng sử dụng chồng lên nhau.
Mặt dưới cùng là nền đất, vách nhà đơn giản có thể làm bằng tre có vách trát
bao quanh. Đây là nơi để cơng cụ sản xuất, nhốt trâu, bị, gà, lợn… Hiện nay
chuồng gia xúc đã được nhiều gia đình dân tộc Bru – Vân Kiều chuyển tách ra
khỏi nhà ở.

17


Trong ngôi nhà của dân tộc Bru – Vân Kiều bàn thờ là nơi tập trung trang trí
của gia đình và hầu như chiếm gần trọn một đến hai gian. Nhất là vào dịp lễ tết,
rằm thì bàn thờ được dán câu đối, giấy đỏ… rất nổi bật.
2.3. Cách thức khai thác vật liệu xây dựng nhà sàn của dân tộc Bru – Vân
Kiều ở Quảng trị

Khi nghiên cứu ngôi nhà sàn của dân tộc Bru – Vân Kiều thì chúng ta không
thể bỏ qua các vật liệu cấu thành nên ngôi nhà. Vật liệu xây dựng ảnh hưởng tới
kỹ thuật làm nhà, tiến độ thi công vẻ đẹp và tuổi thọ của cơng trình. Việc xây
dựng một ngơi nhà sàn địi hỏi khơng ít thời gian và nhân cơng. Riêng việc chuẩn
bị nguyên liệu đã chiếm tới 3 – 5 năm để chuẩn bị gỗ làm cột, kèo… đó là chưa
kể đến gỗ ván lát sàn, tường vách bằng gỗ, bằng nứa cũng như nhiều vật liệu
khác. Việc chọn và chuẩn bị nguyên vật liệu làm nhà của đồng bào không phải
tiến hành thường xuyên mà chỉ diễn ra trong thời gian nông nhàn mà thôi.
Dân tộc Bru – Vân Kiều thường vào rừng chọn các loại cây gỗ tốt như: gỗ
nghiến, lí, sau sau, lim… nhưng qua kinh nghiệm thì đồng bào cho biết gỗ
nghiến là tốt nhất. Để tăng độ bền cho gỗ và chống mối mọt, họ chặt gỗ vào mùa
hanh khô và gỗ mang về thường được ngâm dưới ruộng, ao cho đến khi dựng
nhà mới vớt lên. Bên cạnh những loại gỗ quý thì tre, vầu cũng là hai loại cây
được sử dụng nhiều trong xây dựng.
Vật liệu lợp nhà sàn phổ biến hiện nay là ngói màng, ngói màng được sản
xuất bằng nguyên liệu là đất ruộng. Vật liệu làm tường vách là bằng gỗ, tre, có
gia đình làm vách chát đất.
2.4. Cách thức xây dựng nhà sàn của dân tộc Bru – Vân Kiều
2.4.1. Cách chọn đất làm nhà
Cũng như các dân tộc khác, dân tộc Bru – Vân Kiều cũng xây dựng nhà sàn
vào mùa khô khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 – 4 dương lịch. Theo quan niệm
của đồng bào thì việc xem đất có ảnh hưởng tốt, xấu đến công việc làm ăn, sinh
sống và sức khoẻ của cả gia đình. Vì vậy trước khi chọn đất gia đình thường mời
thầy mo và thầy địa lý xem và chọn đất cho. Thế đất tốt là khơng có núi chắn

18


trước mặt, khơng có sơng, suối chạy sói vào nơi quy định dựng nhà. đồng bào
còn chú ý dựng nhà ở gần nơi có nguồn nước, gần ruộng.

Lễ vật để thầy cúng làm việc là gồm: một con gà luộc, một chai rượu, một
đĩa gồm những hạt gạo và một tờ giấy bản. Nội dung bài cúng: Hôm nay là ngày
lành tháng tốt, gia đình chủ họ tên là… định đến sống và dựng nhà tại đây, xin
thần về hưởng lộc và chỉ cho gia đình biết chỗ này có ở được hay khơng? làm ăn
được hay khơng? gia đình có mạnh khoẻ khơng? Để biết được sự mách bảo của
thổ thần, thầy cúng đào một cái hố đủ dặt một cái đĩa có những hạt gạo, rồi đốt
hương, khấn vái, đốt tiền âm phủ và dùng cái bát úp lên cái đĩa để khơng cho
con vật nào có thể ăn được. Sáng hơm sau, gia đình mở bát úp ra mà thấy hương
không cháy hết, các hạt gạo bị xê dịch là điềm xấu, nếu ngược lại thì đó là đất
tốt có thể làm nhà.
2.4.2. Xem tuổi
Nếu trong năm định làm nhà mà thầy xem tuổi của chủ nhà “sát” thì phải mượn
tuổi của bà chủ nhà hoặc người con cả. Tục mượn tuổi rất phổ biến ở dân tộc Bru –
Vân Kiều và người dân đặc biệt kiêng làm nhà vào năm tuổi của chủ nhà.
Khi đã chọn được năm, tháng, ngày, giờ tốt thì đúng hơm đó, ngày giờ đó
chủ nhà và gia đình phải ra chỗ có điều kiện dựng nhà đào một ít đất, rồi sau đó
khi có điều kiện thuận lợi sẽ làm nhà tiếp cũng được.
Đối với đồng bào Bru – Vân Kiều ở đây cây cột chính ở vị trí nóc nhà sàn là
vật thiêng thường được làm bằng gỗ núc nác. Người nhà ở bên ngoại gia đình sẽ
đóng câu đối đỏ vào giữa cái nóc và buộc cái nóc vào hai cột mà nó sẽ xuyên qua.
2.4.3. Xem hướng
Trước khi làm nhà sàn, ngồi việc chọn đất thì việc xem hướng nhà cũng rất
quan trọng. Xem hướng căn cứ vào địa hình, địa thế và tuổi của chủ nhà. Nếu
như chủ nhà định làm nhà theo hướng Bắc – Nam nhưng tuổi của chủ nhà lại đại
lợi theo hướng đông Tây thì đồng bào Bru – Vân Kiều sẽ hỗn lại và chờ đến
khi được tuổi thì mới làm.
Dân tộc Bru – Vân Kiều thường chọn hướng làm nhà là hướng Đơng Nam
bởi vì làm nhà theo hướng này sẽ đón gió mát vào mùa hè và tránh gió lạnh vào
19



mùa đông, tránh hướng núi che chắn. Hơn nữa quan niệm của các cụ hồi xưa
cho rằng thế đất cũng rất quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống sau này, thậm chí
đến cả huyết thống và giới tính của gia đình. Câu nói: Nam bên trái, nữ bên phải
bao hàm ý nghĩa rằng nhà có thế đất bên trái thấp hơn bên phải thì nam giới
trong nhà sẽ yếu hơn nữ giới ở tất cả mọi mặt và ngược lại.
2.4.4. Chọn vật liệu làm nhà
Xưa dân tộc Bru – Vân Kiều vào rừng chọn các loại cây gỗ tốt: gỗ lim, gỗ
nghiến… Những cây gỗ này không chặt ở các rừng cấm, rừng có ma vì dân tộc
Bru – Vân Kiều cho rằng những cây gỗ này đem về làm nhà thì ma sẽ theo về
nhà quấy phá làm cho gia đình có người ốm đau bệnh tật.
Ngồi ra dân tộc Bru – Vân Kiều còn chọn những cây gỗ tốt, đẹp, không bị
mối mọt, chọn cây không bị sét đánh, gãy ngọn, cây cong keo… mọc ở những
nơi rừng xấu.v.v…
Hiện nay dân tộc Bru – Vân Kiều đã thay đổi và đơn giản hơn trong cách
chọn vật liệu, một mặt là do hiện nay rừng già đã hết, lượng gỗ không nhiều bà
con xây dựng nhà sàn đã kết hợp một số vật liệu khác như gạch, xi măng… thay
thế cho gỗ, tre, nứa.
2.5. Lễ vào nhà mới
Lễ vào nhà mới được tổ chức khá long trọng với những nghi lễ liên quan đến
nông nghiệp. Họ tổ chức lễ vào buổi sáng sớm vì cho rằng bắt đầu vào nhà mới
buổi sáng sớm thì mọi việc đều gặp may mắn. Trong ngày vào nhà mới chủ nhà
phải nhóm lửa và giữ ngọn lửa cháy suốt đêm đến sáng hôm sau.
Sáng hôm sau vào nhà mới khi gà bắt đầu gáy, mọi người nhanh chóng tập
chung về sân nhà mới, ông chủ nhà đốt pháo mừng . Sau đó đàn ông trong gia
đình kê bàn thờ vào gian giữa, ông chủ nhà thắp hương cúng tổ tiên và cúng “ma
bảo hộ”, bà chủ nhà sẽ là người đốt củi để thắp sáng và giữ ấm nhà, cầu mong
nhà sáng sủa quanh năm, trong nhà lúc nào cũng vui, đầy sức sống. Trước bàn
thờ còn để một ống bương đựng đầy nước, trên cái nóc dặt một lúa nếp, ống
nước và lúc này do bà chủ nhà đặt.


20


Trong ngôi nhà mới, bàn thờ để thờ cúng tổ tiên là quan trọng và trang nghiêm.
Bàn thờ của dân tộc Bru – Vân Kiều thường được vây kín trong một cái buồng nhỏ,
đơi khi cịn có cả mái, chỉ có chủ nhà là đàn ơng mới hay lui tới dọn dẹp thắp
hương trong những ngày lễ tết. Như vậy có thể nói rằng dưới mái nhà của người
sống cịn các “khơng gian văn hố” thờ ma, tổ tiên và các loại ma bảo hộ.
2.5.1. Vai trò của chủ nhà
Bất cứ dân tộc nào cũng vậy, dân tộc Bru – Vân Kiều có vai trị chủ nhà là
rất quan trọng. Từ việc chọn lựa vật liệu làm nhà, chọn ngày giờ, hướng đất,
xem tuổi, nghi lễ vào nhà mới… thì đều do chủ nhà quyết định phần lớn.
Khi ngôi nhà sàn mới được dựng lên, để tiến hành nghi lễ vào nhà mới thì
đích thân chủ nhà phải đi mời thầy cúng về để cúng vào nhà mới.
2.5.2. Vai trò của thầy cúng
Trong bất cứ việc gì liên quan đến việc lựa chọn đều do thầy cúng chịu trách
nhiệm đó là việc xin quẻ, cúng bái thần linh, tổ tiên…
Thầy cúng là người am hiểu về thế giới thần linh và là người có uy tín trong
làng, được thần linh tin tưởng. Thầy cúng là cầu nối giữa người đang sống và tổ
tiên của gia đình họ.
Khi vào nhà mới thầy cúng thuờng cúng bằng những bài cúng, bài khấn rất
có bài bản để khấn gọi tổ tiên về phù hộ độ trì cho các thành viên trong gia đình.
Qua một số nghi lễ liên quan đến nhà sàn của dân tộc Bru – Vân Kiều. Vấn
đề quan niệm về ngôi nhà không đơn thuần chỉ là một nơi cư trú, mỗi khi dựng
một ngôi nhà sàn mới họ lại cầu mong sự may mắn, no đủ và thịnh vượng. Bên
cạnh sự lao động cần cù hàng ngày để giành lấy một cuộc sống no đủ hơn, họ
cịn mong có sự giúp đỡ che chở hàng ngày của tổ tiên và các thế lực siêu nhiên.
Ngôi nhà sàn của người sống cũng là nơi gặp gỡ của các thế lực siêu nhiên, các
vị thần, các loại ma bảo hộ… Mặc dù rằng điều này được hiểu rất trừu tượng

nhưngnó lại có vị trí quan trọng khi tiếp xúc với con người rất cụ thể dưới một mái
nhà. Các hiện tượng vật chất liên quan đến nhà sàn của dân tộc Tày có rất nhiều:
cửa nhà mang tính chất tơn giáo “nhà thờ nhỏ” trong ngôi nhà sàn, nhà mồ.v.v…

21


CHƯƠNG 3
BIẾN ĐÔI NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO
TỒN NHÀ Ở CỦA NGƯỜI BRU – VÂN KIỀU, TỈNH QUẢNG TRỊ
3.1. Thực trạng và những biến đổi của việc xây dựng nhà sàn của dân tộc
Bru – Vân Kiều, Tỉnh Quảng Trị
3.1.1. Thực trạng
Trong quá trình ngụ cư dân tộc và quá trình giao lưu kinh tế, văn hoá với các
dân tộc sống xung quanh như: Kinh, Bru-Vân Kiều và Pa Kô… đã làm ảnh hưởng
đến mọi mặt của đời sống dân tộc Bru – Vân Kiều nói chung và nhà ở nói riêng.
Ngơi nhà truyền thống của dân tộc Bru – Vân Kiều khơng chỉ có chức năng
sinh hoạt, sinh sống thuần t, mà cịn có chức năng xã hội, tinh thần của con
người trước đây cũng như hiện tại. Dân tộc Bru – Vân Kiều có nhiều nét văn hố
đặc sắc, trong đó ngơi nhà Bru – Vân Kiều truyền thống là biểu hiện tiêu biểu
cho nét văn hố đó.
Dân tộc Bru – Vân Kiều cũng có nguồn gốc là cư dân nơng nghiệp trồng
trọt, trồng lúa là chủ yếu. Do đó ngơi nhà là mang một giá trị văn hoá vật thể
quan trọng, để thoả mãn nhu cầu ăn ở sinh hoạt của con người và thể hiện các
giá trị văn hoá khác của con người.
Trong quá trình cộng cư, giao lưu, tiếp biến văn hố của các dân tộc khác,
do dó dân tộc Bru – Vân Kiều đã chịu ảnh hưởng của các dân tộc khác về văn
hố cũng như lối sống và ngơi nhà truyền thống của dân tộc Bru – Vân Kiều
cũng đã có nhiều biến đổi. Tuy nhiên vẫn giữ được những nét đặc trưng của
mình như: vì kèo, nhà sàn của hầu hết các ngôi nhà .

Bộ khung nhà sàn của dân tộc àn có đặc điểm xà dọc dài hơn xà ngang. Nhà
sàn vẫn có chức năng tổng hợp với ba mặt bằng sử dụng chồng lên nhau. Trong
nhà có số gian ln là lẻ (3, 5, 7… ). Bàn thờ tổ tiên đặt ở giữa và ln có tục
thờ “ma tổ tiên” và “ma bảo hộ” trong nhà còn phân chia khu vực sinh hoạt của
nam và nữ riêng.v.v…
3.1.2. Những biến đổi
Trong những năm gần đây dân tộc Bru – Vân Kiều đã có sự biến đổi trong
tập quán xây dựng nhà cửa, cũng như nhà sàn.

22


Quá trình biến đổi từ nhà sàn xuống nhà đất là một quá trình hợp quy luật,
nhưng sự biến đổi đó chỉ triệt để khi có được những điều kiện bên trong và bên
ngồi chín muồi. Dân tộc Bru – Vân Kiều đã làm quen với lối kiến trúc hiện đại
hơn. Từ những nguyên vặt liệu bằng gỗ, tre, nứa… nay đã chuyển sang vật liệu
như vôi, xi măng, gạch hay những chất liệu bằng kim loại.
Quá trình biến chuyển mạnh xảy ra chủ yếu là do thiếu gỗ trong xây dựng.
Tuy nhiên họ vẫn giữ được nét truyền thống như chọn ngày, chọn địa điểm,
nguyên vật liệu… Tuy đã chuyền biến trong nhà sàn xuống nhà đất nhưng
những nếp sinh hoạt trong nhà của dân tộc Bru – Vân Kiều chưa phải là nếp sinh
hoạt của cư dân nhà đất lâu đời. Bố trí trong nhà cịn nhiều điểm giống như ở
nhà sàn, nhà cịn ít cửa sổ. Vì lẽ đó qua việc nghiên cứu nhà sàn của dân tộc Bru
– Vân Kiều một vấn đề được đặt ra đó là: cần có sự phân biệt giữa ngơi nhà và
sinh hoạt trong nhà.
Hiện nay khi bước vào khuôn viên của dân tộc Bru – Vân Kiều chúng ta gặp
lối quy hoạch rất mới: ao cá, vườn, sân phơi, nhà bếp và chuồng gia cầm đã tách
khỏi ngơi nhà. Ngồi ra cịn có cả vườn cây ăn quả. Dân tộc Bru – Vân Kiều
trồng nhiều loại cây: quýt, hồng, lê, mận.v.v…
Nghi thức vào nhà mới của dân tộc Bru – Vân Kiều đã ngày một đơn giản và

pha trộn với văn hoá người Kinh ở cùng địa phương. Nghi thức mời tổ tiên về
nhà mới hay mời thầy cúng đến làm lễ vẫn tồn tại nhưng một số nghi thức đã
đơn giản hoá như chọn đất, chọn hướng… mà chủ yếu là xem tuổi và năm làm
nhà là nhiều. Đó là do việc tiếp thu những ảnh hưởng của sự giao lưu văn hoá
giữa các dân tộc và xu thế phát triển kinh tế xã hội hiện nay đã làm cho các thế
hệ trẻ ngày nay quên dần văn hoá truyền thống của cha ơng, tổ tiên. Vì vậy cần
có những giải pháp hữu hiệu để có thể bảo lưu, gìn giữ những phong tục, nghi
thức làm nhà và vào nhà mới của dân tộc Bru – Vân Kiều, tỉnh Quảng Trị nói
riêng và dân tộc Bru – Vân Kiều ở Việt Nam nói chung.
3.2. Một số biện pháp để bảo tồn tập quán xây dựng nhà sàn của dân tộc
Bru – Vân Kiều, tỉnh Quảng Trị
3.2.1. Hoạt động nghiên cứu
Dân tộc Bru – Vân Kiều hiện nay khơng có chữ viết riêng mặc dù Đảng và
Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách, nghị định. Do đó q trình bảo lưu, bảo
23


tồn rất khó. Để bảo tồn và lưu giữ những nghi thức vào nhà mới cũng như tập
quán xây dựng nhà của dân tộc Bru – Vân Kiều thì cần có hoạt động nghiên
cứu, sưu tầm, lưu giữ những tài liệu, hiện vật sống là rất đáng lưu tâm. Đó là
những giải pháp quan trọng hàng đầu, để duy trì sàng lọc những nét độc đáo của
ngôi nhà truyền thống của dân tộc Bru – Vân Kiều tình Quảng Trị.
3.2.2. Hoạt động tuyên truyền
Để đồng bào hiểu và thấy được nét đẹp và vai trò quan trọng của các giá trị
văn hoá, các giá trị văn hoá truyền thống trong nghi thức vào nhà mới và tập
quán xây dựng nhà sàn cổ truyền. Những giá trị văn hoá đặc sắc mà đồng bào
đang nắm giữ, để từ đó các ngành, các cấp có liên quan cần phải thực hiện việc
tuyên truyền sâu rộng trong đời sống đồng bào, đó là những giải pháp có thể tiếp
cận sát nhất với đồng bào dân tộc Bru – Vân Kiều .
3.2.3. Đào tạo đội ngũ cán bộ

Đảng và Nhà nước dã, đang có những chính sách ưu tiên với con em đồng
bào các dân tộc thiểu số. Đó là những điều kiện thuận lợi cho ngành văn hố nói
riêng. Cần đào tạo những cán bộ văn hoá là con em địa phương để tạo ra nguồn
cán bộ bộ địa phương hiểu rõ bản sắc văn hố vùng và phục vụ cho chính đồng
bào dân tộc mình.
Trước tiên chúng ta phải đào tạo những cán bộ tại cơ sở là dân tộc hoặc
không phải là dân tộc thiểu số, am hiểu phong tục tập quán, lối sống của đồng
bào dân tộc, có tâm huyết với nghề. Tiếp đó ta cần đào tạo những cán bộ chun
sâu về từng lĩnh vực, có trình độ văn hố cao để về cơ sở.
Từ đó tun truyền, giáo dục, vận động… giúp đồng bào nâng cao nhận thức
về trình độ văn hố của mình, từ đó nhận thấy những nét văn hố truyền thống
của mình là vơ giá và đáng được trân trọn. Mặt khác giải thích cho đồng bào
hiểu được điểm tốt và không tốt trong tập quán xây dựng và vào nhà mới, cái gì
là lạc hậu nên loại bỏ, cái tốt cần phát huy.
Thực hiện được những điều như vậy thì khơng những bảo lưu được những
giá trị văn hoá truyền thống về cách làm nhà và nghi thức vào nhà mới mà còn
giúp cho nó ngày càng phát triển.

24


3.2.4. Xây dựng ngôi nhà truyền thống và tổ chức sinh hoạt văn hố tại ngơi nhà
Xây dựng ngơi nhà truyền thống hay xây dựng trong bảo tàng đó là một cách
lưu giữ, tạo điều kiện cho mọi người tham quan. Các nhà nghiên cứu có điều
kiện tiếp cận nghiên cứu. Ngồi ra ta cịn có thể tổ chức sinh hoạt văn hố trong
ngơi nhà truyền thống đó để đồng bào Bru – Vân Kiều có thể tham gia học hỏi.
Trong ngơi nhà truyền thống đó ta bố trí các hiện vật của đồng bào dân tộc
như: trang phục dân tộc, các đồ vật trong sinh hoạt… để tạo ấn tượng ban đầu
cho khách tham quan. Đây là nét tổng thể mà họ cần tìm hiểu.
Với sự phát triển của ngành du lịch trong nước thì khách trong và ngồi

nước đi tham quan rất nhiều. Do đó việc xây dựng và phát triển các bảo tàng,
các lễ hội truyền thống của dân tộc là hết sức cấp thiết và cấp bách.
Ngồi ra ta có thể xây dựng làng văn hố du lịch, ở đó ta tái hiện lại đời sống
sinh hoạt, các nghi thức truyền thống từ lối sống, ăn mặc, tập quán sản xuất…
Khách du lịch tham quan chính là nguồn thu nhập cho người dân ở nơi đó.
Hiện nay trên thế giới có xu hướng chung là “tìm về cội nguồn dân tộc” việc xây
dựng những ngôi nhà truyền thống ở địa phương có vai trị rất lớn và quan trọng cho
việc giới thiệu và phục vụ khách du lịch, các nhà nghiên cứu. Đó cũng là hình thức
giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trong nước khách du lịch đến Việt Nam.
Ngôi nhà truyền thống phải được đặt ở vị trí trung tâm của làng, bản nơi mà
người dân đang sinh sống, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh hoạt văn hoá.
Khi đã thực hiện được những yêu cầu trên, các cấp các ngành cần tổ chức ra
các chuyến du lịch: du lịch làng bản, du lịch lễ hội… đây là hình thức đa dạng
hố các chuyến du lịch trên địa bàn.
Ngoài ra cần nâng cao trình độ văn hố cho đồng bào, từ đó họ sẽ nhận thức cao
hơn về nét văn hoá truyền thống của dân tộc mình, giúp đồng bào ngày càng hoà
nhập với sự phát triển chung của đất nước, giảm sự cách biệt về trình độ văn hố.

25


×