Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

quan ly nha nuoc ve moi truong o nong thon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.41 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA KHOA HÀNH CHÍNH HỌC

TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường ở huyện Tân Hiệp,
tỉnh Kiên Giang

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Quản Lý Nhà Nước về Nông Thôn
Mã phách:………………………………….

Hà Nội – 2021


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường ngày càng trở thành vấn đề nóng của thời đại, của tồn cầu,
ảnh hưởng ngày càng lớn đến phát triển kinh tế bền vững, đến chất lượng cuộc
sống, sức khỏe của nhân dân. Ở nước ta, vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng
trở thành vấn đề cấp thiết. Đại hội XIII đặc biệt quan tâm và có nhiều quan
điểm, chủ trương cụ thể, mới về vấn đề này. Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII
của Đảng đã cụ thể hóa, đưa ra những nội dung cốt yếu cho giai đoạn tới, trong
đó nhấn mạnh là: “lấy bảo vệ mơi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục
tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo
đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây
dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.
Dân số không ngừng tăng lên cùng với sự gia tăng của các hoạt động
kinh tế xã hội ngày càng tác động lớn đến môi trường thiên nhiên. Tài ngun
thiên nhiên giảm dần, mơi trường suy thối làm mất đi khả năng tự tái tạo của
sự sống trong môi trường tự nhiện. Vì thế quản lý nhà nước về mơi trường là
nội dung quan trọng trong q trình phát triển nơng thơn. Do đó việc tìm ra


phương án nhằm bảo vệ môi trưởng ở nông thôn là điều cấp thiết trong tình
hình hiện nay.
Vì vậy, bản thân lựa chọn đề tài “Thực trạng quản lý nhà nước về môi
trường ở huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường ở huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên
Giang
Các giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường ở nông thôn xuất phát từ những thực trạng đã
nghiên cứu.
2.2. Nhiệm vụ
2


Nguyên cứu một số vấn đề lý luận quản lý nhà nước về môi trường.
Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về môi trường huyện Tân Hiệp,
tỉnh Kiên Giang.
Đề xuất các phương án nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi
trường ở huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về môi trường ở nông thôn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài tập trung đi sâu vào nghiên cứu thực trạng và
phương án nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường ở huyện Tân
Hiệp, tỉnh Kiên Giang.
Về không gian: Trên địa bàn huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.
Về thời gian: Năm 2021
4. Phương pháp nghiên cứu

Bài tập đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Thống kê,
tổng hợp, phân tích, so sánh. Vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành khoa
học dựa vào chương trình giảng dạy của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
5.1. Ý nghĩa lý luận
Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về môi trường ở nông thơn;
Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về môi trường ở huyện
Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất được các phương án, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về môi trường huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang, tạo ra môi trường trong
sạch, lành mạnh cho con người sinh sống.

3


NỘI DUNG
1. Khái quát chung hoạt động quản lý nhà nước về môi trường
1.1. Cơ sở pháp lý
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2019; Nghị định số 40/2019/NĐ-CP
sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi
hành luật bảo vệ môi trường; Nghị định số 55/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường…
1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trị của môi trường
1.2.1. Khái niệm về môi trường: Là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất
nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời
sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
1.2.2. Đặc điểm về mơi trường: Đối với các cơ thể sống thì mơi trường
sống là tổng hợp những điều kiện bên ngoài như vật lí, hố học, sinh học có liên

quan đến sự sống. Nó có ảnh hưởng tới đời sống, sự tồn tại và phát triển của các
cơ thể sống. Những điều kiện đó chỉ có trên trái đất, trình độ khoa học hiện nay
chưa xác định được các hành tinh khác trong vũ trụ có mơi trường phù hợp cho
sự sống.
1.2.3. Vai trị của mơi trường: Mơi trường cung cấp tài nguyên thiên
nhiên cần thiết cho đời sống và hoạt động sản xuất của con; là nơi chứa đựng
các chất thải, ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người;
cung cấp các dịch vụ môi trường hoặc hệ sinh thái (chẳng hạn như ổn định khí
hậu, tính tồn vẹn của hệ sinh thái, đa dạng sinh học và ngăn chặn bức xạ UV)
hỗ trợ sự sống không tồn tại trên Trái đất. cần bất kỳ hành động nào của con
người; có giá trị tâm lý, giải trí, thẩm mỹ và tinh thần.
1.3. Khái niệm và vai trị của Quản lý nhà nước về mơi trường
1.3.1 Khái niệm Quản lý nhà nước về môi trường: Là quá trình mà Nhà
nước thơng qua việc thực hiện các chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình
để đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật và xã hội thích
4


hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã
hội của quốc gia.
Dựa trên cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về môi trường là luật, các
quy định dưới luật của các ngành chức năng và các tiêu chuẩn. Đối với các
nước đang phát triển thì xây dựng một bộ máy quản lý nhà nước về mơi trường
có hiệu lực là một mục tiêu rất quan trọng và được chú trọng phát triển trong
thực tiễn.
1.3.2. Vai trò Quản lý nhà nước về môi trường: Quản lý nhà nước về môi
trường giúp phịng tránh và chống lại sự suy thối, ơ nhiễm mơi trường gây nên
từ những hoạt động sống của lồi người; có vai trị quan trọng trong việc xây
dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ mơi trường. Qua đó, làm cơ sở giúp hồn
chỉnh các chính sách giúp vừa phát triển kinh tế xã hội vừa bảo vệ môi trường;

đảm bảo việc thi hành các luật về môi trường một cách nghiêm chỉnh; giúp
quốc gia thực hiện mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế xã hội qua 9 nguyên
tắc của Rio-92 về một xã hội bền vững; giúp hình thành nên các cơng cụ quản
lý mơi trường cấp quốc gia và vùng lãnh thổ một cách hiệu quả.
2. Thực tiễn của hoạt động quản lý nhà nước về môi trường
2.1. Thực tiễn hoạt động môi trường ở nông thôn
Khi điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày
một cải thiện thì cũng đồng nghĩa với việc rác thải ngày một nhiều. Thoạt đầu,
rác thải sinh hoạt được người dân mang ra đổ ở mương máng, ao hồ quanh
thơn, ấp. Do khi đó, rác vẫn còn chưa nhiều và chủ yếu là rác hữu cơ nên qua
nhiều năm vẫn chưa nhìn thấy sự ô nhiễm đáng kể nào.
Thế nhưng, chỉ khoảng trên, dưới chục năm gần đây rác thải trở nên quá
tải vì ao, hồ, mương máng khơng thể cịn chỗ mà chứa nổi nữa. Người ta mang
rác đổ lung tung, thậm chí là cả ven các bờ vùng bờ thửa, ven các khu ruộng đất
canh tác… Nếu như trước đây, rác đổ cơng khai, thì nay nhiều hộ phải mang rác
đi đổ… trộm ngồi đồng vì q bí chỗ đổ.
Quả thực là, về bất cứ một làng quê nào, cũng có thể gặp ngổn ngang
5


những bãi rác tự phát. Rác tràn xuống ruộng, rác lấp ao, hồ và rác “bao vây” cả
các khu dân cư. Mùi xú uế của rác thải khiến cho môi trường sống của chính
người nơng dân ít nhiều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Có những bãi rác chỉ cách
phịng ngủ, quán hàng ăn, khu vui chơi giải trí của trẻ em chưa đầy 20 mét.
Ngồi rác thải ra thì mơi trường sống ở nông thôn cũng đang bị “tấn
công” bởi nguồn nước ô nhiễm trầm trọng. Nếu như nước bề mặt quanh làng,
xóm đen ngịm vì chính lượng nước thải sinh hoạt của người dân hàng ngày
trực tiếp đổ ra, thì nước ngầm cũng đã và đang có dấu hiệu “bẩn” rất nhanh.
Từ rác thải, từ nước thải trên bề mặt như vậy nên việc nước ngầm bị ô
nhiễm là điều hiển nhiên, vì qua nhiều năm tháng, sự ơ nhiễm cứ ngấm xuống

để rồi người dân vẫn phải hút nước ngầm lên sử dụng và sẽ khó lịng tránh được
bệnh tật cùng nhiều ảnh hưởng về sức khoẻ khác…
2.2. Quản lý nhà nước về môi trường nông thôn
2.2.1. Thẩm quyền quản lý nhà nước về môi trường nông thôn:
Ở cấp Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao trách nhiệm
quản lý thống nhất về môi trường, quản lý môi trường làng nghề; Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn được giao trách nhiệm quản lý các ngành nghề
nơng thơn, trong đó có thành lập các đơn vị chun trách về mơi trường. Ngồi
ra, một số Bộ ngành khác cũng được phân công trách nhiệm quản lý một số
hoạt động có liên quan như Bộ Xây dựng có trách nhiệm quản lý hoạt động cấp
nước thoát nước, xử lý chất thải rắn và nước thải tại làng nghề và khu dân cư
nông thôn tập trung, Bộ Công Thương có trách nhiệm quản lý hoạt động của
các cụm cơng nghiệp; Bộ Y tế có trách nhiệm quản lý vấn đề an toàn vệ sinh
thực phẩm và xử lý chất thải từ các cơ sở y tế. Ở cấp địa phương, Sở Tài
nguyên và Môi trường là đơn vị được giao trách nhiệm quản lý môi trường của
địa phương, trong đó bao gồm trách nhiệm quản lý hoạt động bảo vệ môi
trường của khu vực nông thôn; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu
trách nhiệm tổ chức triển khai các hoạt động phát triển nông nghiệp, nông thôn
của địa phương, trách nhiệm này còn được quy định phân cấp quản lý đến cấp
6


huyện , xã .
2.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về môi trường: Tại Điều 139, Luật Bảo
vệ môi trường quy định “Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường”
như sau:
Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật môi trường.
Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án,

quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường.
Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc; định kỳ đánh giá hiện
trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.
Xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường; thẩm
định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định, phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động mơi trường và kiểm tra, xác nhận các cơng trình bảo vệ môi
trường; tổ chức xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.
Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng
sinh học; quản lý chất thải; kiểm sốt ơ nhiễm; cải thiện và phục hồi môi
trường.
Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về môi trường.
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; thanh
tra trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố
cáo về bảo vệ môi trường; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Đào tạo nhân lực khoa học và quản lý môi trường; giáo dục, tuyên
truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường.
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ngân sách nhà
nước cho các hoạt động bảo vệ môi trường.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
7


2.3. Một số thực trạng chung về hoạt động môi trường
2.3.1. Những kết quả đạt được:
Một số địa phương đã xây dựng Đề án bảo vệ và cải thiện môi trường
nơng thơn. Căn cứ theo tình hình thực tế và định hướng phát triển nông thôn
của địa phương , các mục tiêu và chương trình , dự án ưu tiên được xây dựng .
Đối với các hoạt động phát triển nông nghiệp nông thôn, các địa phương cũng

đã xây dựng các văn bản hướng dẫn, yêu cầu triển khai thực hiện an toàn vệ
sinh thực phẩm, kiểm địch trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, giết
mổ gia súc gia cầm, vấn đề sử dụng thuốc, hóa chất bảo vệ thực vật... tổ chức
triển khai thực hiện theo đúng lộ trình của Chương trình mục tiêu quốc gia đó là
việc triển khai nhóm tiêu chí về mơi trường trong Chương trình nơng thơn mới
cho các xã trên địa bàn huyện.
Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW, công tác bảo vệ
môi trường đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần khơng nhỏ trong
việc nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường cho tồn thể cán bộ, đảng viên và các
tầng lớp nhân dân, từ đó từng bước thay đổi hành vi, phong tục tập quán gây
ảnh hưởng xấu đến môi trường, bảo vệ tài nguyên, cải thiện môi trường sống.
Tăng cường hơn trách nhiệm của các ban ngành, Mặt trận, đoàn thể trong
việc bảo vệ mơi trường. Các ban, ngành, đồn thể đã xây dựng chương trình
thực hiện cơng tác bảo vệ mơi trường, xem tiêu chí bảo vệ mơi trường là một
trong những chỉ tiêu bình xét thi đua của địa phương, đơn vị, gia đình văn hóa.
Cấp ủy, chính quyền các cấp đã quan tâm hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Việc quản lý bảo vệ mơi trường đã được
triển khai đến các ngành, đồn thể, địa phương, cơ sở sản xuất kinh doanh trên
địa bàn tỉnh. Các cơ quan chức năng thường xuyên phối hợp tổ chức tuyên
truyền, ra quân hưởng ứng các chiến dịch về bảo vệ mơi trường, xây dựng các
chương trình đường phố không rác, đoạn đường không rác. Tại nhiều địa
phương, các chi hội phụ nữ đã thành lập các câu lạc bộ “Phụ nữ với môi
trường”. Một số địa phương đã thực hiện tốt công tác tập huấn, nâng cao kiến
8


thức bảo vệ môi trường cho cán bộ làm công tác môi trường cấp cơ sở, các cơ
sở sản xuất kinh doanh... Đồng thời, lồng ghép các nội dung bảo vệ mơi trường
vào chương trình giảng dạy ở các bậc học, góp phần giáo dục hành vi đạo đức,
giáo dục tình yêu thiên nhiên, nếp sống gần gũi, gắn với môi trường trong

trường học.
Hằng năm, công tác thanh, kiểm tra về tình hình thực hiện cơng tác bảo
vệ mơi trường ở các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh được
tiến hành nghiêm túc. Nhờ đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thực hiện tốt
hơn công tác bảo vệ môi trường; các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh đã quan tâm
hơn đến công tác bảo vệ môi trường, việc lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, đăng ký chủ nguồn thải, chất
thải nguy hại theo quy định được thực hiện tốt.
Bên cạnh đó, cơng tác thu gom, xử lý chất thải bệnh viện, các khu đô thị,
khu dân cư được quan tâm. Chất thải rắn ở các đô thị được thu gom và chôn lấp
tập trung tại các bãi rác đã được quy hoạch.
Để giải quyết vấn đề ô nhiễm do chất thải chăn ni, góp phần cải thiện
mơi trường sống, các cấp ủy đảng, chỉnh quyền đã tuyên truyền vận động nhân
dân xây dựng nhận rộng mơ hình hầm Biogas phục vụ đời sống sinh hoạt và
bảo vệ môi trường. Về nước thải công nghiệp, nhiều cơ sở đã đầu tư hệ thống
xử lý rác thải, nước thải trước khi thải ra mơi trường qua đó góp phần giảm
thiểu ơ nhiễm môi trường cho các nguồn tiếp nhận như sống, suối, ao hồ…
2.3.2. Một số bất cập, hạn chế trong hoạt động quản lý về môi trường
nông thôn:
2.3.2.1. Những bất cập, hạn chế trong quản lý:
Hệ thống chính sách, văn bản về quản lý và bảo vệ môi trường nông
nghiệp nông thơn chưa đầy đủ và thiếu tính đồng bộ. Cho đến nay vẫn chưa có
một văn bản chuyên biệt quy định một cách hệ thống vấn đề quản lý và bảo vệ
mơi trường nơng thơn, các quy định cịn nằm phân tán ở nhiều lĩnh vực, thiếu
tính gắn kết nhiều nội dung còn bị bở ngỡ. Trong các văn bản dưới luật cũng
9


vẫn còn thiếu các nội dung hướng dẫn thi hành đối với vấn đề bảo vệ môi
trường nông thôn.

Tiêu chuẩn môi trường đối với chất thải, đặc biệt là nước thải và khí thải
chỉ áp dụng với các cơ sở sản xuất, kinh doanh với quy mô nhỏ và quy mơ hộ
gia đình trong các làng nghề hoặc nằm xen kẻ trong khu dân cư. Chính vì vậy,
việc thanh tra, kiểm tra cũng như xác định mức độ ô nhiễm đối với các đối
tượng này hầu như chưa thể triển khai. Cho đến nay thiếu các quy định về việc
quản lý, xử lý chất thải đối với khu vực nông thôn, trách nhiệm và phân cấp
trong quản bố môi trường nơng thơn; vấn đề thu phí và lệ phí trong quán lý chất
thải nông nghiệp, làng nghề thiếu các tiêu chuẩn, uy chuẩn về tội trường áp
dụng cho khu vực nơng thơn.
Cơng tác quản lý mơi trường nơng thơn cịn thiếu đơn vị đầu mối quản lý,
nhiều mảng cịn bng lỏng. Mặc dù, theo chức năng nhiệm vụ được giao, Bộ
Tài nguyên và Môi trường là đơn vị đầu mối quản lý mơi trường nói chung
thuờng ngày trong quy định về chức năng nhiệm vụ cũng chưa nêu rõ trách
nhiệm về quản lý môi trường nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn và một số bộ ngành chắc cũng được phân công trách nhiệm quản lý môi
trường ngành, lĩnh vực mình quản lý dẫn đến có những nội dung chồng chéo
nhưng cũng có những nội dung cịn đang thiếu vắng quy định để quản lý. Công
tác quản lý chất thải rắn ở vùng nơng thơn cịn chồng chéo và chưa nhận được
sự quan tâm đầu tư thích đáng. Theo phân công trách nhiệm, Bộ xây dựng được
giao thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn, nhưng chất thải rắn từ hoạt
động nông nghiệp lại được giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quản lý chất thải gây hại (trong đó có chất thải nguy hại từ hoạt động sản xuất
nông nghiệp và làng nghề) do Bộ Tài ngun và Mơi trường quản lý. Chính sự
đan xen trong phân công trách nhiệm quản lý chất thải rắn làm cho công tác
quản lý thiếu sự thống nhất, không rõ trách nhiệm của đơn vị đầu mối. Công tác
quản lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn gần như đang bị buông lỏng.
Đối với công tác quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Bộ
10



Tài nguyên và Môi trường quản lý tài nguyên nước trên phạm vi cả nước. Tuy
nhiên việc đầu tư cơ sở hạ tầng và cung cấp nước sạch tại khu vực đô thị lại
được giao cho Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm quản lý. Riêng khu vực nông
thôn, các cơ sở hạ tầng cấp nước (bao gồm nước sạch) được giao cho Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và quản lý, vệ sinh môi trường nông
thôn là khái niệm rất rộng, tuy nhiên ở nước ta, vệ sinh môi trường nông thôn
thường được hiểu là chuồng trại và nhà tiêu hợp vệ sinh. Việc phân công kiểm
tra nhà tiêu hợp vệ sinh thuộc Bộ Y tế, việc xây dựng nhà tiêu và vệ sinh chuồn
trại phân công kiểm tra chăn nuôi lại do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn quản lý. Đối với công tác quản lý nóa chất, thuốc bảo vệ thực vật; việc sử
dụng, thu gom, lưu giữ thuốc bảo vệ thực vật thuộc trách nhiệm của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, việc xử lý, tiêu hủy các bao bì thuốc
bảo vệ thực vật, xử lý các kho hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật tổn làm lại thuộc
trách nhiệm Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định về quản lý chất thải
nguy hại.
Đối với công tác quản lý môi trường trong sản xuất nông nghiệp; việc
quản lý môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp được giao các Tổng
cục và Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng
thơn quản lý. Theo đó, Tổng cục Thủy lợi phụ trách mỗi trường nước trong hệ
thống cơng trình thủy lợi, cấp nước sạch; Tổng cục Thủy sản phụ trách môi
trường trong hoạt động sản xuất thủy sản (khai thác, chế biến, đóng tàu cá) và
bảo tồn nguồn lợi thủy sản; Tổng cục Lâm nghiệp phụ trách các khu bảo tồn,
các vườn quốc gia, bảo tồn đa dạng sinh học; Cục Trồng trọt phụ trách việc sử
dụng phân bón , kiểm sốt sinh vật ngoại lai , sinh vật biển đổi gen làm giống
cây trồng; Cục Bảo vệ thực vật quản lý việc sử dụng hóa chất phịng trị bệnh
cây trồng,…
Mặt khác, thiếu tính khả thi cũng là một hạn chế của hệ thống về quản lý
và bảo vệ môi trường nông thôn. Một số quy định pháp luật có liên quan đến
bảo vệ mơi trường khu vực nông thôn không thể áp dụng trong thực tế hoặc áp
11



dụng khơng hiệu quả. Điển hình như nội dung về quản lý chất thải rắn, Nghị
định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn áp dụng cho cả khu vực đô thị
và nông thôn với mục tiêu phân loại chất thải rắn tại nguồn. Tuy nhiên, cho đến
nay, việc phân loại chất thải rắn tại nguồn mới chỉ thực hiện được thí điểm ở
một số khu vực đơ thị lớn. Một minh chứng khác là quy định về phí bảo vệ môi
trường đối với chất thải rắn, trong thực tế, đến nay vẫn chưa triển khai được,
đặc biệt là trên địa bàn nông thôn. Một số các tiêu chuẩn, quy chuẩn được xây
dựng nhưng chưa xem xét đầy đủ tình hình thực tế, dẫn đến khi ban hành, tính
khả thi khơng cao, gây khó khăn trong q trình triển khai áp dụng. Một minh
chứng điển hình là việc chọn bãi chôn lấp xử lý chất thải rắn khu vực nông
thôn, được áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2009/BXD về
quy hoạch xây dựng nông thôn. Đây là một quy chuẩn hướng dẫn khá chi tiết,
tuy nhiên, một số chi tiêu về bãi rác, nước thải sinh hoạt là chưa thể áp dụng
thực hiện trong điều kiện hạ tầng nông thôn hiện nay.
2.3.2.2. Những dấu hiệu ô nhiễm môi trường ở nông thôn:
Nông thôn Việt Nam đang trên con đường đổi mới và đóng vai trị quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới đã đem lại những thay đổi tích cực về
đời sống, cơ sở hạ tầng cũng như cảnh quan môi trường nông thôn. Tuy nhiên,
song hành cùng với sự phát triển là những nguy cơ về ô nhiễm môi trường từ
chất thải của các hoạt động sinh hoạt, sản xuất và sự tác động từ các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp và khu đô thị lân cận. Chất thải từ các loạt động này
đang làm cho môi trường khơng khí, nước, đất bị ơ nhiễm và có xu hướng gia
tăng, đặc biệt vấn đề chất thải rắn nông thôn trở nên đáng báo động ở nhiều
vùng và địa phương.
- Mơi trường nước có dấu hiệu ơ nhiễm: Mơi trường nước mặt tại hầu hết
các vùng còn tương đối tốt, có thể sử dụng cho mục đích tưới tiêu và cấp nước
sinh hoạt. Tuy nhiên, tại một số nơi, nước mặt có dấu hiệu suy giảm về chất

lựng và ô nhiễm cục bộ chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, kim loại nặng và ô nhiễm
12


vị sinh. Khu vực có chất lượng nước mặt suy giảm chủ yếu là vùng hạ lưu các
con sông, các khu vực ven đỏ, nơ tiếp nhận nước thải tổng hợp từ các khu đô thị
và làng nghề… Tùy theo địa bàn và thành phần chất thải mỗi con sông sẽ bị ảnh
hưởng bởi các chất gây ô nhiễm khác nhau.
- Mơi trường khơng khí ơ nhiễm cục bộ: Ơ nhiễm khơng khí xung quanh
các khu vực làng nghề là vấn đề tồn tại từ nhiều năm nay. Với đặc thù làng nghề
ở nước ta chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, nằm xen kẽ trong khu dân cư nên ơ
nhiễm khơng khí mang tích cục bộ và gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống
người dân. Thành phần và nông độ các chất gây ô nhiễm phụ thuộc vào loại
hình sản xuất. Ơ nhiễm mùi tập trung tại các làng nghề chế biến lương thực,
thực phẩm, giết mỗ; ô nhiễm bụi phổ biến tại các làng nghề gốm sứ, chế tác đá,
đồ gỗ mỹ nghệ hay ô nhiễm khí độc hại tập trung nhiều ở các làng nghề tái chế.
Tại một số vùng nơng thơn có hoạt động chăn nuôi, khu vực chế biến nônglâm-thủy sản và không tập trung cũng đã và đang có hiện tượng ơ nhiễm khơng
khí.
- Mơi trường đất bị thối hóa: Nhìn chung, chất lượng môi trường đất tại
các vùng nông thôn hiện nay vẫn đáp ứng tốt cho các nhu cầu sử dụng, đặc biệt
là hoạt động canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, những năm gần đây, hàm lượng
các kim loại nặng cũng như dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật ở khu vực nơng
thơn đã có sự gia tăng nhẹ. Môi trường nước dưới đất tại một số khu vực nơng
thơn cũng đã có hiện tượng ơ nhiễm chất hữu cơ và vi sinh, tập trung ở vùng
đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Môi trường nước dưới đất tại nhiều làng
nghề cũng đã bị ô nhiễm kim loại nặng và có xu hướng gia tăng.
Trong trồng trọt, việc sử dụng ngày càng tăng thuốc bảo vệ thực vật và
phân bón hóa học đang ảnh hưởng khơng nhỏ tới mơi trường đất. Bên cạnh đó,
ảnh hưởng từ các hóa chất bảo vệ thực vaạt tồn lưu là nguyên nhân chính dẫn
tới hàm lượng các kim loại nặng cũng như dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật

trong đất ở khu vực nơng thơn đã có sự gia tăng.
Hiện tượng thối hóa đất đang làm ảnh hưởng đến điện tích đất, ở các
13


khu vực nơng thơn. Một số loại hình thối hóa đất đang diễn ra trên diện rộng
như rửa trơi, xói mịn, phèn hóa, mặn hóa, khơ hạn, ngập úng. Các hiện tượng
này có sự tác động từ cả tự nhiên và nhân tạo, trong đó biến đổi khí hậu và sử
dụng đất không hợp lý là yếu tố dẫn đến hiện tượng thối hóa đất trên cả nước.
- Chất thải rắn gia tăng: Chất thải rắn không chỉ là vấn cấp bách của riêng
các đô thị và thành phố lớn mà cịn là các vùng nơng thơn trong tồn quốc.
Cùng với sự phát triển ngành nghề ở nông thôn, chất thải rắn gia tăng về thành
phần và tính chất độc hại. Nổi cộm là vấn đề thu gom, xử lý chất thải rắn sinh
hoạt tại các vùng đồng bằng, vùng ven các khu đơ thị; quản lý bao bì thuốc bảo
vệ thực vật trong trồng trọt và chất thải rắn làng nghề.
2.4. Một số giải pháp khắc phục ô nhiễm mơi trường nơng thơn
Tiếp thục hồn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ mơi trường, trong đó
những chế tài xử phạt ( cưỡng chế hành chính và xử lí hình sự) phải thực sự đủ
mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Về lâu dài, cần ban hành và thể
chế hóa các luật lệ có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường tại các khu vực
nông thôn, tiến tới xây dựng bộ luật riêng về lĩnh vực này.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong xã hội
nhằm tạo sự chuyển biến và năng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật
bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc
giữ gìn và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người
nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên
– con người – xã hội. Đi đôi với công tác tuyên truyền, giáo dục cần tăng cường
hơn nửa vai trò của các cơ quan, quản lý và bảo vệ môi trường, các cơ sở y tế,
các tổ chức đoàn thể có liên quan để đảm bảo cho cộng tác tuyên truyền, giáo
dục và thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ và nâng cao sức khỏe,

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nơng thơn có hiệu quả hơn
Cần phải có kế hoạch và biện pháp đánh giá tồn diện về thực trạng ơ
nhiễm mơi trường tại các khu vực nông thôn nước ta hiện nay. Tuy nhiên, do
đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi địa phương khác nhau nên mức độ ô
14


nhiễm môi trường khác nhau nên việc cần kịp hiện nay là phải lập được bản đồ
về ô nhiễm môi trường tại các khu vực nơng thơn, qua đó xác định các vùng ô
nhiễm trọng tâm, trọng điểm để từng bước đề ra các biện pháp khắc phục phù
hợp.
Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, điểm công nghiệp, các
làng nghề tại các khu vực nông thôn, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính
tốn kỹ lưỡng, tồn diện các xu thuế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp;
tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo. Đối với các khu
công nghiệp đang đóng trên địa bàn nơng thơn hiện nay cần có quy định bắt
buộc các cơng ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước
thải tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có
báo cáo định kỳ về hoạt động xử lý nước thải, rác thải tại đó.
3. Tình huống quản lý nhà nước về mơi trường ở huyện Tân Hiệp,
tỉnh Kiên Giang
3.1. Tình huống: Do hồn cảnh gia đình khó khăn, khơng có đất để canh
tác, Anh Nguyễn Văn A đã thuê 2 ha đất để trồng lúa và sử dụng phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật quá liều lượng (thuốc diệt ốc gây chết cá trong khu vực
ruộng lúa của Anh A), vất vỏ chai, bao bì thuốc ra ngồi làm ơ nhiễm mơi
trường ở ấp Thạnh Tây, xã Thạnh Đông, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.
Tân Hiệp là huyện chủ yếu chuyên canh cây lúa. Những năm gần đây hầu
hết tất cả bà con nông dân trên địa bàn 11 xã, thị trấn đều xạ lúa 3 vụ. Kết quả
năm 2021: Vụ lúa Đông Xuân 2020–2021 diện tích gieo sạ 36.803 ha, đạt 100%
kế hoạch, năng suất bình quân 8,29 tấn/ha, sản lượng đạt 305.097 tấn, vượt

10.562 tấn so kế hoạch và tăng 8.280 tấn so cùng kỳ. Vụ lúa Hè Thu diện tích
gieo sạ 36.803ha, năng suất bình quân đạt 5,69 tấn/ha, sản lượng đạt 209.409
tấn, đạt 94,88% so kế hoạch, giảm 15.163 tấn so cùng kỳ. Vụ lúa Thu Đông
gieo sạ được 32.273ha/25.000ha vượt 29,09% kế hoạch, năng suất bình quân
5,7 tấn/ha, sản lượng đạt 183.956 tấn.
Từ kết quả sản xuất cây lúa cho thấy, năng suất lúa đạt rất cao, tuy nhiên
15


do giá cả đầu ra không ổn định, giá vật tư nông nghiệp lại cao,… nên lợi nhuận
thấp, dẫn đến bà con nơng dân có cuộc sống phần nào vẫn cơ cực. Đạt được
năng suất lúa như vậy bà con đã bỏ ra biết bao sức lực, đặc biệt là vì làm 3 vụ
nên đất khơng có thời gian nghỉ, làm cho đất bạc màu, sâu bệnh nhiều nên
người dân phải bón rất nhiều loại và lượng lớn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Điều này đã làm ô nhiễm đất và nguồn nước, từ đó ảnh hưởng lớn đến sản xuất
cũng như đời sống của người dân nông thôn.
Theo tình tiết tại tình huống trên Anh Nguyễn Văn A đã vi phạm quy định
những hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại khoản 4, 5, 6, Điều 7, Luật Bảo
vệ môi trường năm 2019, cụ thể như sau:
“4. Vận chuyển, chơn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy
hại khác khơng đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.”
“5. Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và
khơng khí.”
“6. Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa
được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật.”
3.2. Hướng giải quyết theo quy định pháp luật
Phương án 1: Xử phạt vi phạm hành chính đối với Anh Nguyễn Văn A
Căn cứ theo điểm a, khoản 3, Điều 34, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP
ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực bảo vệ mơi trường. Anh Nguyễn Văn A có hành vi vi phạm quy định
về bảo vệ mơi trường đối với hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y bị
xử phạt như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với
hành vi khơng đăng ký phát thải hóa chất, kiểm kê, báo cáo và quản lý thơng tin
về hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y theo quy định; sử dụng hóa
chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sai quy định và gây ô nhiễm môi trường
Phương án 2: Tuyên truyền, giáo dục cho Anh Nguyễn Văn A hiểu và
tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, đồng thời cho Anh A ký cam kết
16


không tái phạm.
Theo bản thân sẽ lựa chọn phương án 2, vì thứ nhất Anh A có hồn cảnh
gia đình khó khăn (thuê đất); thứ hai, đây là lần đầu tiên Anh A quy phạm pháp
luật; thứ ba, cũng vì miếng cơm, manh áo và sự thiếu hiểu biết về các quy định
pháp luật trong bảo vệ môi trường nên Anh A đã vi phạm và tính chất nghiêm
trọng chỉ ở mức chết cá ở khu vực đất canh tác của anh và mục đích của anh là
diệt ốc hại cây lúa chứ không phải diệt cá; thứ tư, lúa gạo chúng ta đang ăn là
chủ yếu từ những bàn tay cực khổ của Anh A làm nên vì ơng bà ta có câu “Ăn
quả nhớ kẻ trồng cây”, trước cái “lý” bao giờ cũng cịn cái “tình” từ đó sẽ tạo
cho Anh A và bà con nông dân động lực vượt khó vươn lên.
3.3. Biện pháp giảm thiểu ơ nhiễm môi trường phát sinh từ hoạt
động trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp
- Sử dụng thuốc đúng chủng loại, liều lượng và thời gian, sau khi sử dựng
bà con cần thu gom bao bì, chai lọ về vị trí được quy định của địa phương, tuyệt
đối không được vất bừa bãi trên đơng ruộng.
- Các địa phương cần có quy định địa điểm thu gom và định kỳ thu gom
xử lý theo quy định
- Thu gom và xử lý bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo tiêu
chuẩn xả thải sau khi xử lý.

- Tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn người dân xử lý chất thải hữu cơ từ
hoạt động trồng trọt như sau: Sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải trồng trọt.
Rơm, rạ thân xác cây trồng sau thu hoạch cần được thu gom gọn gàng, tuyệt đối
không đốt bừa bãi trên đồng ruộng để tránh phát sinh khói bụi, gây ơ nhiễm mơi
trường, giảm tầm nhìn của người tham gia giao thơng; các vùng canh tác lúa
gập nước, sau thu hoạch cần hạn chế vùi mgay để hạn chế phân hủy yếm khí
methan, làm nghẹt rễ lúa và ơ nhiễm mơi trường; sau khi thu hoạch bà con nông
dân cần thu gom tập trung chất thải để làm nguyên liệu trong sản xuất phân bón
hữu cơ sinh học để sử dụng bón cho các vụ gieo trồng tiếp theo. Sản xuất than
sinh học cải tạo đất từ rơm rạ: Hướng dẫn nông dân có thể thu gom rơm rạ để
17


sản xuất than sinh học làm chất cải tạo đất, vừa giảm phát thải khí nhà kính vừa
giữ được hàm lượng cacbon từ rơm rạ. Ủ rơm rạ làm phân bón hữu cơ sinh học
theo các bước sau:
Bước 1, Chuẩn bị mặt bằng: Chọn ví trí cao ráo, thốt nước tốt. Diện tích
đủ rộng để tạo một đóng ủ cho lượng rơm, rạ mà bà con thu gom được, đào hố
trải bạt hoặc nilon xuống dưới đáy hố và chất đóng thật chặt.
Bước 2: Xử lý nguyên liệu sơ bộ, loại bỏ các tạp chất như nilon, đất.
Bước 3, ủ nguyên liệu: Xếp một lớp chất thải, mỗi lớp dài 50 cm, sau đó
tưới các loại chế phẩm sinh học được bán phổ biến tại các cửa hàng thuốc bảo
vệ thực vật, vật tư nơng nghiệp, sau đó tiếp tục xếp thêm các lớp rom rạ khác.
Bổ sung thêm nước đảm bảo độ ẩm phù hợp (40 – 50%). Để kiểm tra độ ẩm, bà
con nông dân cầm và nắm thật chặt nắm rơm rạ, nếu có nước rỉ ra các kẻ ngón
tay là đảm bảo độ ẩm nhu cầu. Dùng bạc hoặc nilon phủ tồn bộ đóng ủ để vừa
tránh mưa, tăng nhiệt độ trong đám ủ.
Bước 4, đảo trộn nguyên đóng ủ: Sau 15 ngày khi đống ủ bị phân hủy,
chiều cao giảm, để tăng hiệu quả bà con nơng dân có thể đảo đống ủ nếu có đủ
nhân lực.

Đây là một số giải pháp quản lý và sử dụng chất thải trong trồng trọt, hy
vọng bà con nông dân áp dụng để luôn giữ môi trường ngày càng xanh, sạch
đẹp, tiến tới xây dựng nông thôn mới phát triển kinh tế, an tồn và bền vững
mơi trường.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu về đề tài thực trạng quản lý nhà nước về môi trường ở
huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang, đã cho thấy công tác bảo vệ môi vệ môi
trường được thể hiện rõ rệt qua kết quả đạt được, tuy nhiên qua nghiên cứu về
các tài liệu có liên quan đến công tác quản lý và thực trạng cho thấy sâu bên
trong vẫn cịn tồn tại khơng ít hạn chế, bất cập.

18


Với những đề xuất mà bản thân nêu ra, sẽ đóng góp phần nào cho UBND
huyện Tân Hiệp xem xét vận dụng vào công tác quản lý nhà nước về môi
trường ở huyện Tân Hiệp sẽ được phát triển tốt hơn nữa trong thời gian tới.
Qua kiến đề tài, bản thân đã đúc kết cho mình thêm một bài học kinh
nghiệm quý báo từ thực tiễn và cũng là hành trang để bản thân tiếp tục học tập
và làm việc sau này.
Trước khi kết thúc, xin chân thành cảm ơn Giáo viên đã ra chủ đề này./.

19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Luật Bảo vệ môi trường năm 2019.
2.Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị
định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.
3.Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
4.Nghị định số 55/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ mơi trường.
5.Học viện Hành chính Quốc gia, “Giáo trình Quản lý Nhà nước về Nơng
nghiệp và Nơng thôn”, Nxb Bách khoa Hà Nội.
6.ThS. Phạm Thị Hằng (2008), “Bài giảng Quản lý Nhà nước về Nông
nghiệp và Nông thôn”.
7.

Ủy ban nhân dân huyện Tân Hiệp (2021), Báo cáo công tác quản lý Tài
nguyên Môi trường huyện Tân Hiệp năm 2021, Báo cáo tình hình thực
hiện Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội huyện Tân Hiệp năm 2021.

8. (website của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

20



×