Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

DE VAN CHUYEN HA NAM 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.97 KB, 6 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NAM

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2018- 2019

Môn: Ngữ văn (Chuyên)
ĐỀ CHÍNH THỨC

Thời gian làm bài: 150 phút.

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“… Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngồi như chỉ chực đợi
mình ra là ào ào xơ tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra
từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung
tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở
vào, không thể nào ngủ lại được.”
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng
tác.
Câu 2. Bức tranh thiên nhiên được tái hiện vào khoảng thời gian nào trong
ngày? Dụng ý nghệ thuật là gì?
Câu 3. Cách hiểu của em về câu văn “Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại
hừng hực như cháy”.
Câu 4. Viết một đoạn văn tổng - phân - hợp (khoảng 10 - 12 câu) về ý nghĩa
của đoạn trích trên. Trong đoạn văn có dùng thành phần tình thái và câu dùng hình
thức phủ định để khẳng định. Gạch chân hoặc viết lại thành phần tình thái và câu
phủ định đó.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của


em về sự cần thiết phải có tính tự lập đối với học sinh ngày nay.
Câu 2. (5,0 điểm)
“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực
tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà cịn muốn nói một điều gì
mới mẻ”. (Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh hãy
làm sáng tỏ nhận định trên.
--- HẾT--Họ tên thí sinh:…………………………………….SBD………………………………..
Giám thị 01:……………………………….. Giám thị 02:………………………………


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NAM
ĐỀ CHÍNH THỨC

THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN

Năm học 2018 - 2019
Môn: Ngữ văn (Chuyên)

HƯỚNG DẪN CHẤM
(Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang)

A. Hướng dẫn chung
1.Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài
làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. Do đặc trưng môn Ngữ văn nên giám
khảo cần chủ động, linh hoạt trong quá trình vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến
khích bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp
luật.
2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải đảm

bảo khơng sai lệch với tổng điểm mỗi câu và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
3. Bài thi được chấm theo thang điểm 10; lấy đến 0,25; khơng làm trịn điểm.
B. Đáp án và thang điểm
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Câu
1.

2.

3.

Ý

Nội dung

Điểm

- Đoạn văn trích trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”, của tác giả
Nguyễn Thành Long.

0,25

- Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác năm 1970, là kết quả của chuyến đi
thực tế ở Lào Cai của tác giả. Tác phẩm rút từ tập truyện “Giữa
trong xanh”, in năm 1972. (0,25điểm)

0,25

- Bức tranh thiên nhiên được miêu tả vào ban đêm.


0,25

- Dụng ý nghệ thuật: khắc họa sự khắc nghiệt của thiên nhiên Sa Pa,
những khó khăn thử thách đối với con người.

0,25

- Câu văn khắc họa hoàn cảnh sống khắc nghiệt, heo hút, vắng vẻ
(những lúc im lặng lạnh cóng), đồng thời thể hiện nhiệt huyết của
tuổi trẻ, dám đối mặt, vượt qua những khó khăn thử thách để làm
nên thành cơng, sống và cống hiến cho nhân dân, đất nước (lại hừng
hực như cháy).

0,5

Lưu ý: thí sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác
nhau miễn là hợp lý và thuyết phục.
4.

- Về nội dung:

0,5

Cảm nhận được ý nghĩa của đoạn trích: Qua việc khắc họa bức tranh
thiên nhiên khắc nghiệt nhà văn thể hiện sự ca ngợi, khâm phục đối
với những con người đang ngày đêm lặng thầm cống hiến, dựng xây
đất nước.
- Về hình thức:
+ Trình bày một đoan văn từ 10 đến 12 câu, theo cách tổng - phân -


0,5


hợp.
+ Có sử dụng 1 câu có thành phần tình thái và 1 câu dùng hình thức
phủ định để khẳng định (gạch chân ).

0,5

Phần II. Làm văn (7,0 điểm).
Câu 1. (2,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận
xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc;
diễn đạt trơi chảy, bảo đảm tính liên kết; khơng mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1.

a.

Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận


0,25

b.

Thân bài:

1,0

* Giải thích.

0,25

- Tự lập là tự xây dựng lấy cuộc sống, không ỷ lại, dựa dẫm,
nhờ vả người khác trong mọi công việc.
- Tự lập đối với học sinh là tự mình phải chủ động, tự giác,
tích cực trong học tập và trong cuộc sống, không trông chờ, ỷ
lại vào gia đình, bạn bè, thầy cơ,...
* Bàn luận
- Trong xã hội hiện đại, khoa học công nghệ phát triển, mỗi
con người cần phải hình thành cho mình tính tự lập để có thể
làm chủ được kiến thức, làm chủ được cuộc sống một cách
vững vàng.
- Đối với học sinh, tự lập là một trong những yếu tố cần thiết
để làm nên thành công trong học tập và trong cuộc sống:
+ Trong học tập, học sinh có tính tự lập sẽ có thái độ chủ
động, tự giác, tích cực; có động cơ, mục đích học tập rõ ràng,
đúng đắn. Từ sự chủ động đó, người học sẽ tìm ra phương
pháp học tập tốt, phát huy được năng lực của bản thân để
vươn lên đạt kết quả cao.
+ Trong cuộc sống, học sinh có tính tự lập sẽ ln chủ động,

nhanh nhẹn, hoạt bát, không dựa dẫm, ỷ lại người khác trong
cơng việc. Điều đó sẽ góp phần hình thành bản lĩnh sống
mạnh mẽ, khơng e ngại, rụt rè trước khó khăn hoặc trong giao
tiếp...
+ Nếu khơng có tính tự lập, học sinh sẽ thường có tâm lí
trơng chờ, dựa dẫm, thiếu bản lĩnh và dễ vấp ngã, thất bại

0,75


trong học tập và cuộc sống...
- Tuy nhiên tự lập khơng phải là tự cơ lập mình, từ chối sự
hợp tác, sự giúp đỡ chân thành, hợp lí của người khác,...
- Hiện nay, có khơng ít học sinh cịn thiếu tính tư lập, có
những biểu hiện ỷ lại, dựa dẫm vào gia đình, bạn bè,...Cần
phê phán những hiện tượng đó.
(Thí sinh đưa dẫn chứng phù hợp với vấn đề bàn bạc)
c.

Kết bài:

0,25

- Tính tự lập có vai trị quan trọng đối với mỗi học sinh trong
học tập và trong cuộc sống.
- Cần tích cực rèn luyện bản thân để có tính tự lập và thể hiện
cụ thể trong học tập cũng như trong cuộc sống của mình.
d.

Sáng tạo:


0,25

- Điểm 0,25: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết
câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm, ...); thể
hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không
trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không diễn đạt độc đáo sáng tạo; khơng có quan
điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm thái độ trái với đạo
đức, pháp luật.
e.

Chính tả, dùng từ, đặt câu:

0,25

- Điểm 0,25: Không mắc lỗi chính tả, dừng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dừng từ, đặt câu.
Câu 2. (5,0 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ,
lời văn trong sáng, có cảm xúc và giọng điệu riêng.
- Hiểu đúng yêu cầu của đề ra: biết kết hợp giữa phân tích tác phẩm và làm sáng tỏ
ý kiến về lí luận văn học.
* Yêu cầu cụ thể:
Câu

Ý

Nội dung


Điểm

2.

a.

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần
nghị luận.

0,25

b.

Thân bài:

3,0

- Giải thích: ý kiến bàn về đặc trưng nội dung của tác phẩm văn
học.

0,5


+ Tác phẩm văn học phản ánh cuộc sống bằng những chất liệu
vốn có trong thực tế...
+ Tác phẩm cịn là thông điệp thẩm mĩ để nhà văn gửi đến người
đọc những phát hiện, trăn trở, suy tư, quan niệm mới về con
người và cuộc sống.
- Phân tích bài thơ Sang thu:


2,0

+ “ghi lại cái đã có”: đề tài mùa thu quen thuộc; sử dụng những
hình ảnh gần gũi có trong thực tại (hương ổi, gió se, sương, dịng
sơng, cánh chim...) để vẽ nên một bức tranh thiên nhiên nên thơ,
đậm đà màu sắc xứ sở ...
+ “điều mới mẻ”: cảm nhận mùa thu dân tộc trong khoảnh khắc
giao mùa với những biến thái tinh vi; không chỉ thể hiện tình yêu
quê hương xứ sở, tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm của nhà thơ mà cịn
mang ý nghĩa triết lí sâu sắc: khi con người đã từng trải thì cũng
vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh,
cuộc đời.
+ Sang thu còn là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo khiến cho
những nội dung trên trở nên hấp dẫn, dễ đi vào lịng người: thể
thơ ngũ ngơn, giọng thơ tâm tình sâu lắng, đậm chất triết lí, hình
ảnh thơ thi vị, giàu tính cảm giác, ngơn ngữ cô đọng, giàu sức
gợi.
- Bàn luận, mở rộng nâng cao

0,5

+ Đây là ý kiến đúng đắn về đặc trưng nội dung của tác phẩm văn
học.
+ Cần hiểu sâu sắc ý kiến của Nguyễn Đình Thi: văn học phản
ánh cuộc sống, thế giới tâm hồn, nhận thức của người nghệ sĩ
nhưng khơng phải là sự sao chụp ngun xi mà đó là quá trình
sáng tạo, nhào nặn để cho ra đời những tác phẩm có giá trị, in rõ
dấu ấn phong cách tác giả.
c.


Kết bài: Đánh giá khái quát vấn đề.

0,25

d.

Sáng tạo
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu,
sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm, ...); thể hiện
được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với
chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách điễn đạt độc đáo, sáng tạo; không có
quan điểm, thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn
mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Khơng diễn đạt độc đáo sáng tạo; khơng có quan điểm
và thái độ riêng hoặc quan điểm thái độ trái với đạo đức, pháp
luật.

0,5

e.

Chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,5


- Điểm 0,5: Khơng mắc lỗi chính tả, dừng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dừng từ, đặt câu.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×