Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Tuan 10 Hai dua tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.87 KB, 22 trang )

(THẠCH LAM)


I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Thạch Lam ( 1910- 1942 )
tên khai sinh là Nguyễn Tường
Vinh, sau đổi thành Nguyễn
Tường Lân.
- Là người đơn hậu và tinh tế,
rất thành công ở thể loại
truyện ngắn


- Phong cách sáng tác:
- Truyện của ông thường
không có cốt truyện, chủ yếu khai
thác thế giới nội tâm của nhân vật
và những cảm xúc mong manh, mơ
hồ trong cuộc sống thường ngày.
- Văn Thạch Lam trong sáng,
giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.


2. Tác phẩm Hai đứa trẻ
• Hai đứa trẻ là một trong những truyện
ngắn đặc sắc của Thạch Lam.
• Rút ra từ tập Nắng trong vườn.
• Cũng như nhiều truyện ngắn khác của
ông, Hai đứa trẻ có sự hòa quyện hai
yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình.




II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện nghèo.
a. Cảnh chiều tàn.
b. Phố huyện lúc đêm khuya.
2. Bức tranh đời sống nơi phố huyện nghèo.
a. Cảnh chợ tàn.
b. Những kiếp người tàn.
c. Khát vọng đổi đời.
3. Hình ảnh đồn tàu và tâm trạng đợi tàu của hai
đứa trẻ:
a. Lí do đợi tàu.
b. Tâm trạng đợi tàu.
c. Sự xuất hiện của đoàn tàu.


1. Bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện nghèo.
a. Cảnh chiều tàn.
- Âm thanh: Tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái kêu
ran, tiếng muỗi vo ve, tiếng chõng nan “cót két”.
Âm thanh quen thuộc nhưng rời rạc, gợi sự buồn tẻ và
tăng khơng khí tĩnh mịch.
- Hình ảnh, màu sắc: Phương Tây đỏ rực như lửa cháy,
những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn, dãy tre
làng đen lại.
 Bức tranh thiên nhiên thi vị nhưng gợi cảm giác về sự
lụi tàn.



Tâm trạng của Liên:
- Lòng buồn man mác, buồn trước cảnh chiều tàn, cuộc
sống tẻ nhạt, đơn điệu.
Bằng giọng văn êm dịu, đầy chất thơ, tác giả đã phác
họa một phố huyện nhỏ lúc chiều tàn vừa êm đềm, thi vị,
vừa hiu hắt, đượm buồn.


b. Phố huyện lúc đêm khuya
- Bóng tối:
+ Các ngõ con chứa đầy bóng tối.
+ Tối hết cả con đường.
+ Các ngõ... đen sẫm hơn nữa.
Bóng tối dày đặc, mênh mông bao trùm khắp
không gian phố huyện.


- Ánh sáng:
+Khe sáng của vài cửa hàng.
+vệt sáng của những con đom đóm.
+Quầng sáng của ngọn đèn chị Tí.
+Một chấm lửa nhỏ.
+ Thưa thớt từng hột sáng.
 Ánh sáng nhỏ bé, yếu ớt, mong manh.
Biểu trưng cho những kiếp người nhỏ bé, cuộc
sống lay lắt, buồn tẻ trong xã hội cũ tối tăm
trước CMT8.


2. Bức tranh đời sống nơi phố huyện nghèo.

a. Cảnh chợ tàn.
- Người về hết, tiếng ồn ào cũng mất.
- Chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị...
- Một vài người bán hàng về muộn...
- Mùi âm ẩm bốc lên, mùi cát bụi...
Cảnh chợ phơi bày cái nghèo nàn, xơ xác của
phố huyện.


b. Những kiếp người tàn tạ.
- Mấy đứa trẻ con nhặt những gì có thể nhặt được.
- Mẹ con chị Tí: ngày mị cua, bắt tép, tối bán hàng
nước, chả kiếm được bao nhiêu...
- Bà cụ Thi: hơi điên, nghiện rượu, cất tiếng cười
khanh khách.
- Bác Siêu: phở của bác là thứ quà xa xỉ.
- Vợ chồng bác Xẩm: ngồi trên manh chiếu rách, chưa
hát vì chưa có khách nghe.


- Chị em Liên:
+ Cha mất việc, mẹ làm hàng xáo, chuyển từ Hà Nội
đến phố huyện.
+ Bán hàng trong của hàng tạp hóa được thuê lại nhưng
ế ẩm.
Đó là cuộc sống lam lũ, đơn điệu, bấp bênh, buồn tẻ, khó
khăn, chật vật.


- Tâm trạng của Liên:

+ Động lòng thương bọn trẻ con nhà nghèo.
+ Quan tâm đến cuộc sống chị Tí, thói quen của cụ Thi,
cuộc sống của bác Xẩm, bác Siêu...
+ Buồn mơ hồ trước cuộc sống buồn tẻ, vô vị “ tâm hồn
Liên ...có những cảm giác mơ hồ...”
Liên nhạy cảm, giàu lòng thương người.
Nhà văn đã tái hiện chân thực những kiếp người sống cơ
cực, tù túng, buồn tẻ trong nghèo đói. Đồng thời, tác giả
đã phát hiện những nét đẹp ngời sáng sau những cuộc đời
tăm tối: tình người và đức tính cần cù.


c. Khát vọng đổi đời
- Họ ước mơ: “một cái gì tươi sáng hơn sự sống nghèo
khổ hàng ngày”
Thạch Lam xót thương, cảm thơng, trân trọng cho khát
vọng đổi đời, vươn đến cuộc sống tốt đẹp của những
kiếp người bé nhỏ, dù hi vọng rất mong manh.


3. Hình ảnh đồn tàu và tâm trạng đợi tàu của
hai đứa trẻ.
a. Lí do đợi tàu:
-

Do vâng lời mẹ dặn, để bán hàng.
Do muốn nhìn chuyến tàu, hoạt động cuối cùng của
đêm khuya.

Hoài niệm về quá khứ HN tươi đẹp.

Thoát khỏi cuộc sống tăm tối, hướng đến tương lai tươi
sáng.


b. Tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ
- Trước khi tàu đến:
+ Buồn ngủ ríu cả mắt...vẫn gượng để thức “tàu
đến chị đánh thức em dậy nhé”
Khắc khoải, háo hức, thiết tha chờ đợi.
- Khi tàu đến:
“Liên đánh thức em”, “An dụi mắt cho tỉnh”
“Liên dắt em đứng dậy”
 Vui mừng, hạnh phúc.


c. Sự xuất hiện của đoàn tàu.
- Từ xa:
+ Tiếng xe rít.
+Làn khói bừng sáng trắng.
+Hành khách ồn ào, khe khẽ.
- Đến gần:
+ Cịi rít
+ Đèn sáng trưng, cửa kính sáng toa hạng sang, đồng và
kền lấp lánh.


Đoàn tàu được miêu tả tỉ mỉ, theo thời gian bằng thủ
pháp tương phản: sáng - tối, động – tĩnh.
 Đoàn tàu đã đem chút thế giới khác, một sức sống
mới đến phố huyện: âm thanh sôi động, sánh sáng rực

rỡ và cuộc sống giàu sang.


- Khi tàu đi qua:
- Tiếc nuối: “hai chị em cịn nhìn thoe cái chấm nhỏ.
- hồi tưởng về q khứ tươi đẹp “Liên lặng theo mơ
tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và
huyên náo”.
Khát vọng mơ ước về sự đổi thay.
- Ý thức thực tại: “ Liên thấy mình sống giữa bao sự xa
xơi khơng biết”
Nỗi buồn thấm thía sâu sắc trước cảnh sống tù đọng.


Ý nghĩa của đoàn tàu đêm và đợi tàu:
- Đoàn tàu: Biểu tượng cho sự
sống mạnh mẽ ở quá khứ và
tương lai.
- Đoàn tàu: chỗ dựa tinh thần
cho người dân.
- Đợi tàu: nỗ lực để họ tồn tại
trong cuộc sống tối tăm.
- Đợi tàu: biểu hiện của khát
khao đổi đời: muốn thoát khỏi
cuộc sống thực tại, hướng đến
ngày mai tươi sáng.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×