Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Giai ma Tay DU Ky

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.43 KB, 80 trang )

Thử giải “Tây Du Ký”
Tác giả: Đàn Trần

“Tây Du Ký” từ khi ra đời đến nay vẫn luôn nhận được sự yêu mến của mọi người.
Người ta không chỉ yêu thích các hình tượng nhân vật trong đó, tình tiết trong đó, mà
cả tinh thần lạc quan hướng thiện thể hiện trong tác phẩm. Nhận thức của người Trung
Quốc đối với tu luyện, Thần Phật, thế giới thiên quốc, yêu ma quỷ quái, rất nhiều đều
có liên quan với “Tây Du Ký”. Về nội hàm và ý nghĩa chính của “Tây Du Ký” ln có
nhiều cách nói khác nhau và phức tạp, khó có thể đưa ra được kết luận. Sau khi tu
luyện, tơi đã có một tầng nhận thức tương đối sâu, hôm nay chỉnh lý lại, mong muốn
chia sẻ cùng quý độc giả.
I. Quá trình tu luyện của Tôn Ngộ Không
1. Bản lai diện mục của Tôn Ngộ Khơng
Mở đầu Tây Du Ký là nói về xuất thân của Tôn Ngộ Không, do một tảng đá tiên hấp thụ
linh khí của trời đất và tinh hoa của nhật nguyệt mà sinh ra, theo cách nói của Bồ Đề
Lão Tổ thì là “Trời Đất sinh ra”. Mục đích tác giả viết về Thạch Hầu này cũng được nói
rất rõ ràng, trong truyện có câu thơ như sau: “Tá nỗn hóa hầu hồn Đại Đạo, Giả tha


danh tính phối đan thành.” Lại nói, “Lịch đại nhân nhân giai chúc thử, Xưng thánh xưng
vương nhậm tung hoành.” Vậy nên từ góc độ này mà nói, tác giả viết về quá trình
Thạch Hầu cầu Đạo và tu luyện, cũng là đang giảng giải về quá trình tu luyện của một
người.
Mỹ Hầu Vương từ Đông Thắng Thần Châu, đi qua Nam Thiêm Bộ Châu, cuối cùng tìm
được Tu Bồ Đề Tổ Sư ở Tây Ngưu Hạ Châu. Con đường xa xơi thế này dù sao cũng
chỉ là q trình một người cầu Đạo trải qua, nhưng cuối cùng tìm được Tổ Sư ở nơi
nào? Trong truyện viết là, “Linh Đài Phương Thốn sơn, Tà Nguyệt Tam Tinh động”. Ý
hai câu này là nói về một chữ “tâm”, từ xưa người ta thường nói tâm thành “Linh Đài”,
cịn “Phương Thốn” cũng là để chỉ tâm, “Tà Nguyệt Tam Tinh động” lại càng dễ hiểu
hơn, “Tam Tinh” (ba ngơi sao) chính là ba nét chấm của chữ “tâm” ( 心 ), “Tà Nguyệt”
(vầng trăng khuyết) chính là nét móc nằm ngang. Mỹ Hầu Vương trải qua bao nhiêu


gian khổ nguy hiểm, cuối cùng trong tâm của mình đã tìm được “chân Pháp” để tu
luyện.
Câu nói này rất phù hợp với cách nói của Phật gia, chính là “Phật tại tâm trung”, tức
“tâm là Phật”. Nhưng khơng phải nói rằng trong tâm có ơng Phật, mà là nói phải hướng
nội mà tu, hướng vào trong tâm của mình mà tu, thì mới tu thành Phật được. Bước
đường Mỹ Hầu Vương dù đi qua được bao nhiêu, trải qua bao nhiêu năm tháng, cuối
cùng tự trong tâm mình đã ngộ được chân Pháp chân Đạo. Vậy sư phụ Tu Bồ Đề Tổ
Sư của Tơn Ngộ khơng là ai? Ơng lẽ nào lại có thể ở trong tim của Mỹ Hầu Vương?
Trong truyện viết về Tơn Ngộ Khơng, có rất nhiều chỗ đều nhắc đến chữ “tâm viên”
(tâm viên – ví một người nơng nổi, tâm trí bất an như lồi khỉ lồi vượn luôn chạy
nhảy). Hồi thứ 7 “Bát Quái lư trung đào đại thánh, Ngũ Hành sơn hạ định tâm viên” còn
một câu tụng nữa: “Viên hầu đạo thể giả nhân tâm, Tâm tức viên hầu ý tứ thâm.” Vậy
thì, Tơn Ngộ Không là “tâm viên” của ai? Thực ra Đường Tăng, Tơn Ngộ Khơng, Trư
Bát Giới, Sa Hịa Thượng, Bạch Long Mã, năm vị này hợp lại chính là một người. Tơn
Ngộ Khơng chính là tượng trưng cho cái tâm của Đường Tăng.
Xét về Tôn Ngộ Không không thể xét một cách đơn nhất riêng lẻ, Tôn Ngộ Không là
những mảnh ghép tượng trưng cho nhiều hình tượng. Một mặt là thể hiện hình tượng
hóa của cái tâm con người, mặt khác lại thể hiện ra một người trong tu luyện với ý chí
và thân thể mạnh mẽ (cương dương), trong truyện dùng chữ “kim cơng” chính là để chỉ
về Tơn Ngộ Khơng. “Kim cơng” là theo cách nói về ngũ hành đối ứng với ngũ tạng trong
thân thể người; thỉnh thoảng cịn dùng nó để nói về dục trong “lục dục”, ví dụ như, câu
thơ mở đầu hồi thứ 17 viết: “Lục bàn thể tương lục bàn binh, Lục dạng hình hài lục
dạng tình; Lục ác lục căn duyên lục dục, Lục môn lục đạo đổ thâu doanh”. Tôn Ngộ
Không, Trư Bát Giới, Sa Hòa Thượng, và ba yêu ma khác chính là chỉ lục dục của con
người. Khi Bồ Đề Lão Tổ đặt tên cho Tôn Ngộ Không, ông đã nói: “Tử giả, nhi nam dã;
hệ giả, anh tế dã. Chính hợp anh nhân chi bổn luận. Giáo nhĩ tính ‘Tơn’ bãi” . Điều này
xét từ góc độ khác có thể thấy rằng một người khi tu luyện đến một tầng thứ nhất định
nào đó, thì ngun anh được sinh ra tại đan điền. Đối với Hoa Quả sơn và Thủy Liêm
động mà nói, đó chính là tượng trưng cho thân thể và trái tim của Tôn Ngộ Không.
Thạch Hầu sau khi nhảy qua tấm màn bằng nước đã vào được trong Thủy Liêm động,

Thủy Liêm được nhắc đến trong truyện, chính là, “Kiều hạ chi thủy, xung quán vu thạch
khiếu chi gian, đảo quải lưu xuất khứ, già bế liễu kiều môn” (Nước dưới cây cầu, xông


qua huyệt giữa núi đá, chảy ngược ra ngoài, che lấp đi cửa lên cầu), đây cũng là miêu
tả hình tượng hóa chữ “tâm”. Tơn Ngộ Khơng sau khi ngộ Đạo và trong cuộc đại chiến
với Thiên binh Thiên tướng, đã phong hai con Xích Khào Mã Hầu và hai con Thơng Bối
Viên Hầu làm kiện tướng, đó cũng là tứ chi của Tôn Ngộ Không. Cho nên trong khi đại
chiến với các vị thần, 72 yêu vương đều có thể bị bắt đi, nhưng 4 kiện tướng này bao
gồm cả bầy khỉ, khơng có một con nào bị bắt đi. Nhưng trước khi Tôn Ngộ Không bị bắt
giữ, bốn kiện tướng và bầy khỉ đã bị làm cho phân tán rời rạc.
Tôn Ngộ Không là “tâm viên” của Đường Tăng, Tu Bồ Đề lại ở trong tâm của Tôn Ngộ
Không, vậy rốt cuộc Đường Tăng và Tu Bồ Đề có quan hệ thế nào? Trong “Tây Du Ký”
nói rằng Đường Tăng là đồ đệ thứ hai của Phật Thích Ca Mâu Ni – Kim Thiền Tử –
chuyển sinh. Nhưng trong mười đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni lại khơng có người
nào tên Kim Thiền Tử, điều này nói rõ rằng tác giả dùng cái tên “Kim Thiền Tử” khơng
có thật chỉ là để lấy ý trong “Kim Thiền thoát xác”. Mà trong mười đại đệ tử của Phật
Thích Ca Mâu Ni lại đúng có vị tên là “Tu Bồ Đề”. Tôn Ngộ Không bị đè dưới núi Ngũ
Hành Sơn khi đó là thời Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán. Từ khi Tôn Ngộ Không sinh
ra đến khi sinh tâm học Đạo đã ở trong núi trải qua hơn 500 năm, rồi đến khi cầu Đạo
học Đạo lại trải qua mấy chục năm, cứ tính như thế, thì Tơn Ngộ Khơng chính là sinh ra
trong thời đại Phật Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp. Từ một góc độ khác mà xét, Tôn Ngộ
Không bị đè dưới núi Ngũ Hành Sơn 500 năm, cũng vừa khớp với thời gian Đường
Tăng tu hành 9 kiếp trước. Lai lịch nguyên gốc của Tôn Ngộ Không, Đường Tăng, Tu
Bồ Đề là cùng một thời đại, thông qua miêu tả như trong truyện, ba vị này cũng có thể
xem là một người.
Bồ Đề Lão Tổ dùng thước đánh vào đầu Ngộ Không ba cái, Ngộ Không liền ngộ được
rằng Tổ Sư muốn bảo mình rằng sau canh ba đi học nghệ. Thực ra chuyện này xuất
phát từ điển cố “Lục Tổ đàn kinh”, Lục tổ Huệ Năng từng làm bài kệ, “Bồ Đề bản vơ thụ,
Minh kính diệc phi đài; Bản lai vô nhất vật, Hà xứ nặc trần ai?” (Bồ Đề vốn chẳng phải

cây, Gương sáng cũng chẳng phải đài; Xưa nay khơng có vật gì, Nơi nào khơng dính
bụi trần?) Sau khi Ngũ tổ thấy được Huệ Năng đã có thể ngộ được bản tính, ơng sợ
Huệ Năng bị người khác hại, nên đã xóa bài kệ đi. Hơm sau, Ngũ tổ lặng lẽ tìm đến
Huệ Năng, thấy Huệ Năng đang giã gạo, Ngũ tổ nói vài lời xong, rồi dùng thiền trượng
gõ vào cối đá ba cái, đoạn rời đi. Lúc đó Huệ Năng đã hiểu được ý của Ngũ tổ, nên đến
canh ba nửa đêm, ông lặng lẽ đến chỗ của Ngũ tổ; Ngũ tổ dùng áo cà sa che ánh sáng
của ngọn đèn trước cửa sổ, và giải thích kinh “Kim Cương” cho Huệ Năng. Huệ Năng
cuối cùng đã ngộ được hết vạn pháp, không rời tự tính. “Tự tính” ở đây chính là chỉ bản
tính của con người, trong “Kim Cương Kinh”, “tự tính” được gọi là “Bồ Đề”. Tâm Bồ Đề
được nói đến trong Phật giáo chính là để chỉ bản tính tiên thiên thuần khiết của con
người.
Mà “Kim Cương Kinh” chính là ghi lại lời đối thoại của Phật Thích Ca Mâu Ni với tôn giả
Tu Bồ Đề. Tu Bồ Đề vốn là đệ tử thứ mười của Phật Thích Ca, được gọi là “Giải không
đệ nhất”, Bồ Đề Tổ Sư đặt tên cho Ngộ Không là “Ngộ Không” cũng là điều dễ hiểu.
Thực ra từ góc độ khác mà nói, đây cũng là Ngộ Khơng tự đặt tên cho mình mà thơi.
Ngay cả Đường Tăng cũng khen Tơn Ngộ Khơng, nói rằng “tâm không” mà Tôn Ngộ
Không giải được là “vô ngôn ngữ văn tự, nãi thị chân giải” (khơng có lời nói chữ viết,
chính là giải được thật sự). Đương nhiên, Kim Thiền Tử và Tu Bồ Đề có phải là một
người hay không, chúng ta không cần phải đưa ra kết luận này. Đúng cũng được mà


khơng đúng cũng được, họ chỉ là có mối quan hệ như vậy, Phật gia giảng chính là một
chữ “khơng”, là cái gọi là “vạn Pháp không tướng”. Kỳ thực tác giả sắp đặt như vậy, cịn
có dụng ý sâu xa hơn nữa, chúng ta hãy từ từ bàn luận.
2. Sự tu luyện của Tôn Ngộ Không
Mấu chốt của tu luyện chính là tu tâm. Khi Bồ Đề Tổ Sư hỏi Ngộ Khơng tên là gì, Ngộ
Khơng nói: “Ngã vơ danh, nhân nhược mạ ngã, ngã dã bất não, nhược đả ngã, ngã dã
bất sân, chỉ thị bồi cá lễ nhi tựu bài liễu. Nhất sinh vơ tính” (Con khơng có danh tính.
Nếu người khác chửi con, con khơng thấy phiền não; nếu người khác đánh con, con
cũng không tức giận; chỉ là lấy lễ đáp lại là được. Một đời khơng có tên.) Điều này xem

ra giống như vơ ý đổi chủ đề, nói về Ngộ Khơng trong q trình cầu Đạo cũng đã là
đang tu tâm rồi. Chính vì có tâm tính cao như vậy, nên Ngộ Khơng mới có thể nhanh
chóng ngộ Đạo.
Bồ Để Lão Tổ truyền thụ cho Ngộ Không “Hiển mật viên thông chân diệu quyết”, từ tên
gọi mà nói, chính là gộp mật quyết tu luyện của cả hiển giáo và mật giáo trong Phật
giáo làm một. Nhưng nội dung trong đó lại hồn tồn là nội dung tu luyện của Đạo gia.
Trong đó: “Nguyệt tàng ngọc thố nhật tàng ô, tự hữu quy xà tương bàn kết. Tương bàn
kết, tính mệnh kiên, tức năng hỏa lý chủng kim liên. Toàn thốc ngũ hành điên đảo dụng,
cơng hồn tùy tác Phật hịa Tiên.” Ở đây bao hàm các thuật ngữ và quy luật tu luyện
của Đạo gia. “Nguyệt tàng ngọc thố, nhật tàng ô” có ý là, khi chu thiên vận hành thì
nước ở bể thận dâng lên, khí ở tim giáng xuống, từ đó mà đạt được thủy hỏa hịa hợp,
cũng chính là nói thủy hỏa ký tế (ký tế – một quẻ trong Bát Quái). Bởi vì thủy thuộc quẻ
Khảm trong Bát Quái, nên dùng chữ “nguyệt” (mặt trăng) để hình dung. Hình quẻ của
quẻ Khảm (☵) là một hào dương ở giữa hai hào âm, “ngọc thố” chính là chỉ một hào
dương kia. Tim trong ngũ hành thuộc về hỏa, nên dùng “nhật” (mặt trời) để ví, hỏa là
quẻ Ly (☲), hình quẻ Ly là một hào âm ở giữa hai hào dương, một hào âm kia cũng
chính là “ơ” (con quạ). Quy xà tương bàn kết, là chỉ âm dương hòa hợp. “Ngũ hành điên
đảo dụng” là chỉ thủy thăng hỏa giáng, mộc chìm xuống, kim nổi lên, mà lại dùng thổ
(đất) để điều hòa. Điều này cũng là phù hợp với thuyết “hậu thiên trở về tiên thiên”
trong tu luyện của Đạo gia. Kết hợp với điều nói ở phần sau của “Tây Du Ký” là “Linh
Quy hấp tận Kim Ơ huyết” thì có thể hiểu được ngay: Đạo gia cho rằng, con người
trước khi sinh ra, thận tạng đối ứng với quẻ vị là Khôn (☷), tâm tạng đối ứng là Càn
(☰), quẻ Khôn là ba hào âm tạo thành, quẻ Càn do ba hào dương tạo thành. Con
người khi sinh ra, quẻ Khôn liền biến thành quẻ Khảm, quẻ Càn biến thành quẻ Ly. Từ
đó quẻ Khảm lấy dương bổ sung vào trong quẻ Ly, quẻ Ly biến thành quẻ Càn. “Kim Ơ
huyết” trong cách nói “Linh Quy hấp tận Kim Ô huyết” là chỉ hào âm trong quẻ Ly, đặt
trong quẻ Khảm, liền biến thành quẻ Khơn. Đây chính là thuyết hậu thiên quay trở về
tiên thiên, cũng chính là ý trật tự ngũ hành thay đổi.
Kỳ thực, sau khi Bồ Đề Tổ Sư truyền thụ phương pháp tu luyện cho Tôn Ngộ Không,
sư đồ Đường Tăng tu luyện trong khi đi thỉnh kinh, thì trên cơ bản chiểu theo phương

pháp tu luyện này mà đi. Bồ Đề Tổ Sư truyền thụ cho Tôn Ngộ Không cách tránh “tam
tai” trong “thiên lôi, âm hỏa, bị phong”, trong đó tồn là thuật ngữ tu luyện của Đạo gia.
Trong truyện cũng nhiều lần nhắc đến Tôn Ngộ Không tu thành “Thái Ất tản tiên”.
Ngộ Không học Đạo trở về, việc làm đầu tiên chính là tiêu diệt “Hỗn thế ma vương”.
Giới tu luyện giảng, con người có Phật tính, cũng có ma tính, tu luyện chính là q trình


trừ bỏ ma tính, củng cố Phật tính. Vậy Ngộ Khơng ngộ được bản tính, đương nhiên cần
phải thanh trừ ma tính của chính mình. “Hỗn thế ma vương” này chính là tượng trưng
cho ma tính của Ngộ Khơng. Thực ra từ chính mỗi người mà nói, ai mà khơng có tư
tưởng và đặc trưng của hỗn thế (thế gian hỗn loạn). Trong truyện nói rằng Hỗn thế ma
vương trú ở phía Bắc Hoa Quả sơn trong“Tam giới khảm nguyên sơn, Từ dưỡng ngũ
hành thủy tạng động” thực ra chính là chỉ về bộ phận thận tạng. Thận tạng của thân thể
con người trong ngũ hành là thuộc về tính thủy. Mà “Khảm” (☵) trong tám quẻ của Bát
Quái lại là chỉ thủy, phương vị thuộc hướng Bắc. Từ chỗ này chúng ta có thể nhìn ra
Hoa Quả sơn chính là tượng trưng cho thân thể của Tôn Ngộ Không. Tên hiệu của Hỗn
thế ma vương kia và ma tính trong thân người cũng rất phù hợp với nhau. Cho nên,
Ngộ Không tiêu diệt Hỗn thế ma vương cũng là một phương diện trong tu luyện của
bản thân. Tiêu đề trong hồi này: “Ngộ triệt Bồ Đề chân diệu lý, Đoạn ma quy bản hợp
ngun thần”, chính là nói rõ về vấn đề này.
Q trình Ngộ Khơng lấy của Long Vương cây Kim Cô bổng, miêu tả làm cho người ta
cảm thấy như thân ở trong cảnh, kỳ thực đó cũng chỉ bất quá là tầng thứ tu luyện của
Ngộ Không biểu hiện ra như ý mà thôi. Trong truyện nói Ngộ Khơng từ Thủy Liêm động
dưới cầu Thiết Bản mà trực tiếp xuống đáy biển, dưới đáy biển nhìn thấy cây sắt “Định
hải thần châm”, cũng gọi là “Như ý Kim Cô bổng”. Ở đây tác giả dùng một cách nói ẩn
dụ, là chỉ về định lực và tầng thứ của Tơn Ngộ Khơng. Bình thường mà nói, thơng
thường gọi huyệt hội âm là đáy biển, Tôn Ngộ Không từ Thủy Liêm động nhảy trực tiếp
xuống biển, đó là nói lên hình tượng hóa của Tơn Ngộ Khơng khi nhập định. Lại nói về
cây sắt định hải thần châm, nó chính là định sự nơng sâu của sơng biển, làm binh khí
cũng chính là thành gậy sắt như ý.

Tơn Ngộ Khơng được phong làm Bật Mã Ơn cũng là có dụng ý. Trong sách ví Tơn Ngộ
Khơng là “tâm viên”, ví Bạch Long Mã thành “ý mã”, có câu thơ như thế này: “Mã viên
hợp tác tâm hòa ý, Khẩn phược thuyên lao mạc ngoại tầm”. Trong câu tiêu đề khái quát
nội dung của “Tây Du Ký” có câu, “Ý mã ức tâm viên”, cũng là đạo lý này. Tôn Ngộ
Không ở trên trời trông nom thiên mã (ngựa trời), ý nghĩa chính là chỉ tâm của một
người cần phải quản chắc cái ý của chính mình, khơng được để tâm mình suy nghĩ
lung tung.
Sau khi Tơn Ngộ Khơng được phong làm Tề Thiên Đại Thánh, trong Tề Thiên Đại
Thánh phủ còn thiết lập ra hai ti: một ti gọi là ‘An Tịnh ti’, một gọi là ‘Ninh Thần ti’. An
tịnh và ninh thần chính là để cho Ngộ Khơng an tâm định thần. Từ một góc độ khác mà
nói, Tơn Ngộ Khơng tự phong làm “Tề Thiên Đại Thánh” cũng có đạo lý. Đạo gia tu
luyện coi thân thể người là một tiểu vũ trụ, sau khi người ta tu luyện đắc Đạo, chính từ
tự thân mà nói, thì thọ mệnh của người đó sánh ngang với trời, hợp nhất với trời, gọi là
Tề Thiên Đại Thánh cũng chính là chỉ ý này. Có điều “Tây Du Ký” là một tác phẩm văn
học, là lấy hình thức văn nghệ để truyền tải nội dung, cho nên biểu hiện bề mặt viết rất
hấp dẫn và phức tạp, thực chất biểu hiện ra lại là có dụng ý khác. Lại nói thêm, việc
Tơn Ngộ Khơng tự đặt biệt hiệu cho mình, cũng là để cho bản tính kiêu ngạo được biểu
hiện ra.
Tôn Ngộ Không sau khi bị bắt cho vào lị Bát Qi để luyện, đó cũng là biểu hiện của
một loại hình thức tu luyện khác, Hỏa nhãn kim tinh (đôi mắt lửa sáng ánh kim), Đồng


đầu thiết tý (đầu cứng như đồng, tay dẻo như thiếc), cũng là trải qua q trình luyện
trong lị Bát Quái mà thành.
Bảy hồi đầu của “Tây Du Ký” viết về xuất thân và q trình tu luyện của Tơn Ngộ
Không. Xem sự dũng mãnh và uy lực mạnh mẽ của Tơn Ngộ Khơng khi đại náo Thiên
Cung, đó cũng là một hình thức biểu hiện của tu luyện. Trong toàn cuốn sách, phần này
là hấp dẫn người đọc nhất, Thần tướng khắp trời mà không làm thế nào bắt được một
con khỉ. Xem Tôn Ngộ Không học Đạo tiên, mượn binh khí, ăn đào tiên, uống ngự tửu,
trộm tiên đan, đánh bại Na Tra, đại chiến Nhị Lang, trong lò Bát Quái luyện mắt vàng,

chơi đùa hung dữ trong tay Phật Tổ, thật làm cho người ta hét lên khối chí. Trong hình
thức biểu hiện nhiều lần lặp lại tình huống, điều ẩn giấu chính là nội hàm của một người
tu luyện.
Tu luyện Đạo gia coi thân thể người là một tiểu vũ trụ, sự tu luyện của Tôn Ngộ Khơng
là hồn thành chính trên thân thể mình. Thực ra, sự tu luyện của bất kỳ ai cũng là tu
luyện thân và tâm của chính mình. Vậy Thiên Cung mà Tơn Ngộ Khơng đại náo nằm ở
đâu? Đó chính là đầu của Tôn Ngộ Không, sau khi nhảy ra từ lị Bát Qi, Tơn Ngộ
Khơng nói với Phật Như Lai rằng muốn ngồi ở Linh Tiêu Bảo Điện, thay thế Ngọc
Hoàng Đại Đế. Linh Tiêu Bảo Điện nằm ở đâu? Chính là Nê Hồn Cung của con người,
chủ ngun thần của người ta chính là ở đó. Tơn Ngộ Khơng muốn đuổi Ngọc Hồng
Đại Đế đi, làm sao được cơ chứ? Giống như một người, nếu khơng có chủ nguyên
thần, thì những điều khác chẳng cần bàn tới nữa; chủ nguyên thần làm chủ và điều
khiển hết thảy tâm và thân một người, sự ngông cuồng của Tôn Ngộ Khơng chính là tới
mức khơng biết trời cao đất dày là gì, vậy thì đến lúc bị mắc kẹt dưới núi Ngũ Hành
Sơn rồi.
3. Sự kiêu ngạo của Tôn Ngộ Không
Sự kiêu ngạo của Tôn Ngộ Không thật đáng để chúng ta bàn luận một chút. Tôn Ngộ
Không xuất thân tại nước Ngạo Lai ở Đông Thắng Thần Châu, điều này nói rõ rằng Tơn
Ngộ Khơng vốn sinh ra đã kiêu ngạo. Vào đến Thủy Liêm Động được bầy khỉ bái làm
Vương. Bản thân là một con khỉ đá, lại tự xưng là “Mỹ Hầu Vương”. Trên Thiên Đình
được phong làm Bật Mã Ôn, kiêm chức quan nhỏ, đại náo Thiên Cung, rồi tự xưng là
Tề Thiên Đại Thánh, cuối cùng cuồng vọng đến mức muốn đuổi cả Ngọc Hoàng Đại Đế
đi, để ngồi thay vị trí của ơng. Trong tay Phật Như Lai nhảy cân đẩu vân, cho rằng đã
đến tận cuối trời, để lại ký hiệu cũng ghi là “Tề Thiên Đại Thánh đã đến nơi đây”, cái
tâm ngạo mạn đã lộ rõ ra ngoài.
Thực ra cái tâm ngạo mạn của Tôn Ngộ Không cũng là ám chỉ và nhắc nhở con người
thế gian. Con người sống ở thế gian, theo cách nói của tơn giáo thì đều là có “tội” cả.
Nhưng mà, thế gian lại vốn là một không gian mê, con người lại không biết tất cả
những gì của bản thân mình đều là do Thần Phật trơng nom bảo hộ, một khi có được
bản sự rồi, liền bắt đầu cho rằng mình là duy nhất. Đặc biệt trong tu luyện, sự ngạo

mạn này chính là bất kính đối với Thần Phật. Với người tu luyện, tất cả mọi thứ của bản
thân mình đều là do Thần Phật an bài, diễn hóa, chăm nom bảo hộ, cũng là nói bản
thân mình chính là một sinh mệnh mà Thần Phật tạo ra. Một người có cái tâm kiêu
ngạo rồi, lại không chỉ là kiêu ngạo đối với một sự việc nào đó thơi, mà là trong tất cả
các hành vi của người đó đều thể hiện ra tâm ngạo mạn. Trong “Tây Du Ký” có nói,
Đường Tăng là Kim Thiền Tử – đệ tử thứ hai của Phật Thích Ca Mâu Ni, chỉ vì khinh


mạn Phật Pháp mà bị đọa xuống hạ giới. Kim Thiền Tử vì sao khinh mạn Phật Pháp, đó
chẳng phải là ơng có tâm kiêu ngạo mới dẫn đến việc ông dám khinh mạn Phật Pháp
hay sao? Kết cục cuối cùng là bị đày xuống hạ giới, tu hành lại từ đầu. Sự cuồng ngạo
của Tôn Ngộ Không cũng rơi vào kết cục là bị đè dưới núi Ngũ Hành Sơn trong 500
năm.

II. Thỉnh kinh và tu luyện
“Tây Du Ký” là truyện kể về thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh, đúng hơn thì đây là một
câu chuyện về tu luyện. Khó khăn và sự ma luyện trên đường đi thỉnh kinh, chính là
những ma nạn mà một người trong quá trình tu luyện ắt phải trải qua. Tại sao lại nói là
ma nạn ắt phải gặp? Ví như thất tình lục dục của một người, đó là điều mà ai ai cũng
có, như trong “Tây Du Ký” dùng bảy con nhện tinh (thất tinh) để hình dung về thất tình.
Những ma nạn này, bề mặt thì thấy là những nhân tố bên ngồi, nhưng rốt cuộc đều có
liên quan đến tự thân, cũng chính là ma nạn của bản thân mỗi người. Trong giới tu
luyện gọi việc trừ bỏ ma tính của bản thân là “luyện ma”. Tiêu trừ ma tính, chính là dựa
vào Phật tính của chính mình, đây cũng là một trong những nguyên nhân ở bảy hồi đầu
lại chú trong về miêu tả Tôn Ngộ Không, Tơn Ngộ Khơng chính là tượng trưng cho Phật
tính của Đường Tăng.
1. Ngũ vị nhất thể, trong đó ẩn chứa nhân tố tu luyện
Năm vị, gồm thầy trò Đường Tăng cùng với Bạch Long Mã, có thể coi như là một
người, trong truyện cũng nhiều lần ám chỉ về điều này. Đoạn cuối cùng của tác phẩm
khi viết đến “Ngũ Thánh thành chân” có một bài thơ nói rõ hơn về vấn đề này, trong đó

bốn câu mở đầu là: “Nhất thể chân như chuyển lạc trần, Hợp hòa tứ tướng phục tu
thân. Ngũ hành luận sắc khơng hồn tịch, Bách quái hư danh tổng mạc luận.” “Nhất thể
chân như” chính là chỉ một người; “hợp hịa tứ tướng”, là thuật ngữ trong tu luyện.
Trong tu luyện của Đạo gia cổ xưa, thường lấy huyền vũ, chu tước, thanh long, bạch hổ
để lần lượt chỉ thận, tim, gan, phổi. Trong ngũ hành chúng lần lượt thuộc thủy, hỏa,
mộc, kim. Tương sinh trong ngũ hành, đó là mộc sinh hỏa, kim sinh thủy; trong “Tính
Mệnh Kh Chỉ” nói rằng, long mộc sinh hỏa, thuộc về tâm. Hổ kim sinh thủy, cùng một
hệ với thân thể. Tâm khơng động, thì ngun khí tụ lại; thân khơng động, thì tinh khí tụ
lại. Tinh ngưng khí tụ, tức là chỉ kim mộc thủy hỏa trộn lẫn với nhau trong thổ (đất).
“Hợp hòa tứ tướng” tức là chỉ về điều này.
Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Hòa Thượng, Bạch Long Mã đối ứng
với thuộc tính của ngũ hành lần lượt là thủy, kim, mộc, thổ, hỏa. Trong truyện thường
dùng “kim công” để chỉ Tôn Ngộ Không, “mộc mẫu” để chỉ Trư Bát Giới. Đối ứng với
“mẫu” và “cơng” cũng chính là âm và dương. Cịn có một hàm ý nữa, bởi vì hỏa sinh
kim, nên gọi là “kim chi cơng”, do đó “kim cơng” cũng là chỉ về hỏa; bởi vì thủy sinh
mộc, nên gọi là “mộc chi mẫu”, cho nên “mộc mẫu” cũng hàm chứa thủy trong đó. Từ
thuộc tính âm dương mà nói, mộc và thủy cùng thuộc âm, kim và hỏa lại đều thuộc về
dương, âm dương hợp lại tất do thổ tương trợ, thổ tức chỉ Sa Hòa Thượng, cịn được
gọi là “hồng bà”. Cho nên q trình đi thỉnh kinh trong “Tây Du Ký”, đều là do ba vị –
Tơn Ngộ Khơng, Trư Bát Giới, Sa Hịa Thượng – trảm yêu trừ ma. Quá trình trảm yêu
trừ ma cũng chính là q trình tu luyện.


Sự đối ứng từ trong nội tạng cho đến thân thể của thầy trị Đường Tăng cũng khơng chỉ
là máy móc như trên. Đường Tăng thuộc thủy, ứng với thận tạng. Nhưng Đường Tăng
là chủ nguyên thần của người, nơi trú ngụ của chủ nguyên thần chính là trong Nê Hoàn
Cung của con người. Trư Bát Giới làm mộc mẫu, cũng là chỉ về thủy, ở vị trí thận tạng.
Trong “Tây Du Ký” có mượn lời của Trư Bát Giới để thuyết minh, nói Trư Bát Giới được
“Nỗn Nhị Thư” kén làm rể. Vị Nỗn Nhị Thư này chính là ví như hai quả thận của
người ta vậy. Bộ phận tì tạng (lá lách) chính là đối ứng của Sa Hịa Thượng. Bởi vì tác

dụng của tì tạng là vận hóa thủy cốc (chuyển hóa thức ăn), vận chuyển phân bố và vận
hành thủy dịch. Do đó nơi ở Lưu Sa Hà của Sa Hòa Thượng mới là “Nga mao phiêu
bất khởi, Hồ hoa định để trầm”. Tôn Ngộ Không ở bộ vị tâm tạng thì khơng cần nói nữa,
Bạch Long Mã cũng ứng với chỗ này (tâm), bởi vì mã thuộc về hỏa, đối ứng với nội
tạng là tâm tạng, lại nói rằng tâm và ý là cùng một thể.
Trong “Tây Du Ký”, Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới ln tranh đấu, đố kỵ, châm chọc
khơng dứt, đó chính là âm dương giao phối trong q trình tu luyện. Trong đó Sa Hịa
Thượng đóng vai trị điều hịa. Mãi đến cuối cùng, ba vị này mới đạt đến trạng thái điều
hịa một cách hài hịa nhất trí. Trong truyện cịn có câu thơ như sau: “Ngũ hành tứ phối
hợp thiên chân, Nhận đắc tòng tiền cựu chủ nhân. Luyện kỉ lập cơ vi diệu dụng, Biện
minh tà chính kiến ngun nhân. Kim lai quy tính hồn đồng loại, Bản khứ cầu tình
cộng phục ln. Nhị thổ tồn cơng thành tịch mịch, Điều hòa thủy hỏa một tiêm trần.”
Năm trăm năm trước Tôn Ngộ Không đã tu luyện thành Tiên, Đường Tăng cũng là
người tu hành mười kiếp, vậy còn Bát Giới và Sa Tăng? Bát Giới từng kể với Ngộ
Khơng về q trình tu hành đời trước: “Đắc truyền cửu chuyển đại hồn đan, Cơng phu
trú dạ vơ thời xuyết. Thượng chí đỉnh mơn Nê Hồn Cung, Hạ chí cước bản dũng tuyền
huyệt. Chu lưu thận thủy nhập hóa trì, Đan điền bổ đắc ơn ơn nhiệt. Anh nhi sá nữ phối
âm dương, Duyên hống tương đầu phân nhật nguyệt. Ly long khảm hổ dụng điều hòa,
Linh quy hấp tận kim ô huyết. Tam hoa tụ đỉnh đắc quy căn, Ngũ khí chiêu ngun
thơng thấu triệt.” Sa Tăng cũng đã từng bộc bạch rằng: “Nhân thử tài đắc ngẫu Chân
Nhân, Dẫn khai đạo kim quang lượng. Tiên tương anh nhi sá nữ thụ, Minh đường thận
thủy nhập hoa trì. Trọng lâu can hỏa đầu tâm trạng, Tam thiên cơng mãn bái thiên
nham, Chí tâm chiêu lễ minh hịa hướng.”
Cịn một vấn đề nữa cần phải nói rõ, đó chính là tại sao năm vị này lại bị đọa xuống hạ
giới? Đường Tăng, Ngộ Khơng đều là vì ngạo mạn; Trư Bát Giới vì trêu ghẹo Hằng
Nga; Sa Hịa Thượng vì lỡ tay làm vỡ chén lưu ly; Tiểu Bạch Long vì phóng hỏa đốt
viên minh châu. Những tội này tại góc độ con người thế gian mà xét, xem ra cũng chưa
là gì, nhưng ở một cảnh giới cao hơn mà xét, đó là vì những sinh mệnh này đã trở nên
bất thuần. Từ góc độ tu luyện mà xét thì con người cần phải tu luyện đến vơ lậu mới có
thể viên mãn. Thế nào là vơ lậu? Đó chính là khơng cịn có bất kỳ tâm chấp trước nào,

từng suy nghĩ đều là thuần chính, thì mới có thể đắc đạo thành Tiên thành Phật được.
Tương ứng như vậy, những vị Tiên gia tu luyện thành tựu tại các quả vị khác nhau, tư
tưởng cảnh giới của họ cũng đều là thuần chính cả. Chỉ cần có một chút sai sót thì
cũng khơng thể ở tại tầng thứ đó nữa. Tội của Sa Hồ Thượng xem thì giống như một
chút tội nhỏ, nhưng mà một chút tội nhỏ này lại là điều căn bản mà tại cảnh giới đó
khơng được xảy ra. Tại sao lại lỡ tay được đây? Đó chẳng phải là thất thần rồi hay
sao? Chẳng phải là trong tâm có tạp niệm hay sao? Từ góc độ này mà nhìn về tu luyện,
thấy là việc vô cùng nghiêm túc.


Quan hệ nội tại của sư đồ Đường Tăng trong truyện cũng có ám chỉ: Đường Tăng là
người tu hành mười kiếp; Tôn Ngộ Không là đồ đệ đời thứ mười của Bồ Đề Tổ Sư;
ngay cả vòng đeo ở cổ của Sa Tăng cũng là chín cái đầu lâu của người đi thỉnh kinh.
Từ khía canh khác mà nói, bốn thầy trị Đường Tăng lần lượt nói rõ chi tiết về những
phương diện của người tu luyện. Đường Tăng bề ngồi nhìn thì khơng có chút năng
lực gì, yếu đuối lại cịn nhát gan, nhưng có một niềm tin đi thỉnh kinh vững như bàn
thạch; Tôn Ngộ Không là tâm viên, hoạt bát, thông minh lanh lợi, không bị bó buộc, có
thể phân biệt rõ thật giả, lại có khả năng trảm yêu trừ ma; Bát Giới thì rất giống lợn, hay
ăn khơng hay làm, lại cịn háo sắc, thích an nhàn, muốn chiếm phần hơn, đố kỵ với
người giỏi hơn mình; Sa Hịa Thượng biểu hiện cần cù, chăm chỉ, biết thân biết phận,
làm tròn bổn phận, thanh tịnh mà lại nhân hậu; Bạch Long Mã tuy không miêu tả nhiều,
nhưng cũng lại là một hình tượng âm thầm lặng lẽ, chỉ tiến về phía trước, khơng ngại
gian khổ nguy hiểm.
2. Ngũ Hành Sơn, Lưỡng Giới Sơn và sự hạn chế thần thông của Tôn Ngộ Không
Tôn Ngộ Không bị Phật Như Lai đè dưới núi Ngũ Hành Sơn cịn có một ẩn ý, Tơn Ngộ
Khơng tượng trưng cho sự tu luyện Đại Đạo cũng đã hoàn thành quá trình tu luyện của
mình (cùng Bồ Đề Tổ Sư) rồi. Theo Phật gia giảng, thì Tơn Ngộ Khơng đã “minh tâm
kiến tính rồi” (tâm đã sáng tỏ, đã thấy được bản tính thật sự của mình); đương nhiên,
sau khi “minh tâm kiến tính” chính là “kiến tính thành Phật” (thấy rõ được bản tính của
mình thì thành Phật), nhưng đây lại không chỉ đơn giản giống như hai câu nói này. Sau

khi Tơn Ngộ Khơng ngộ Đạo, trở về Hoa Quả Sơn tại sao cần phải thanh trừ Hỗn thế
ma vương? Tại sao lại phải đại náo Thiên Cung? Ở trong lò Bát Quái tại sao lại còn
phải tu luyện thêm nữa? Cho nên mới nói, mặc dù quá trình tu Đạo của Tơn Ngộ Khơng
đã hồn thành, nhưng vẫn cần phải tiếp tục tu luyện, để ma tính của bản thân (ví như
tâm tự kiêu) phải hồn tồn ma luyện cho mất đi, thì mới có thể chính thức tu luyện
thành công được. Tôn Ngộ Không bị đè dưới núi Ngũ Hành Sơn chính là để cho anh ta
trải qua ma nạn.
Ngũ hành trong Ngũ Hành Sơn ý nói là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Cũng là nói, trước đây
Tôn Ngộ Không tượng trưng cho người tu luyện Đại Đạo, hồn tồn là là từ góc độ của
“tâm viên” mà biểu hiện ra quá trình tu luyện của một người. Mà khi cuồng ngạo rồi bị
đè dưới Ngũ Hành Sơn rồi, Tôn Ngộ Không cũng giống như bị chôn vùi nơi trần thế.
Đường Tăng cứu Tôn Ngộ Không ra khỏi Ngũ Hành Sơn, nhưng không không phải là
Tôn Ngộ Khơng đã thốt khỏi được nơi trần thế, mà là nói chủ thân thể đã bắt đầu tu
luyện, tượng trưng cho cái tâm của Tôn Ngộ Không tự nhiên cũng hợp nhất với chủ
nhân mà bắt đầu tu luyện. Trong đó vẫn cịn một vấn đề nữa. Rất nhiều người tu Đạo
đều hiểu rằng, trước khi một người tu luyện, nói khơng chừng đời trước của vị ấy, thậm
chí đời đời kiếp kiếp vẫn còn đang trong tu luyện, đương nhiên người tu luyện kia, cũng
giống với Tôn Ngộ Khơng ở bảy hồi trước đó, có thể có được những thần thơng to lớn.
Nhưng một khi người đó chuyển thế, thì ở đoạn thời gian khơng tu Đạo trước đó, người
này giống như đang ngủ, hồn tồn mê mờ trong người thường. Nếu như bắt đầu tu
luyện, phía mặt bản tính của anh ta tỉnh ngộ, thì mới cố thể chân chính tu Đạo. Từ đó
quay trở về, có người phải trải qua nhiều lần mới có thể tu luyện viên mãn được.
Đường Tăng chính là người tu hành mười đời.


Đương nhiên, khi giới thiệu thế này, đã tiết lộ một vấn đề khác, đó là thần thơng của
Tơn Ngộ Không; tại sao trước khi đi thỉnh kinh cùng Đường Tăng, Thần tướng đầy khắp
trời khơng làm được gì Tơn Ngộ Khơng, nhưng khi vừa đi cùng Đường Tăng, vì sao lại
có nhiều việc khơng như ý. Đó chính là vì trước khi đi cùng Đường Tăng, biểu hiện của
Tơn Ngộ Khơng hồn tồn là tâm tính của một người tu luyện, do đó mới để cái tâm tu

luyện biểu hiện ra hết, vậy đương nhiên có thể khơng có bất kỳ sự hạn chế nào trên trời
dưới biển. Nhưng khi đi cùng Đường Tăng, cũng bằng như nhiều hơn một nhục thân,
do đó thần thơng của Tơn Ngộ Khơng cũng chịu sự hạn chế. Còn một vấn đề nữa, ma
nạn trên đường đi thỉnh kinh, bề ngồi thì trơng giống như nhắm vào Đường Tăng,
nhưng trong tình huống tâm chấp trước của Đường Tăng chưa vứt bỏ, bản sự của Tơn
Ngộ Khơng có lớn đến mấy cũng khơng thể thi triển ra được. Giống như trận chiến giữa
Tôn Ngộ Không và Hồng Hài Nhi, Hồng Hài Nhi là tượng trưng cho tâm hỏa quá vượng
của Đường Tăng, cũng có thuộc tính của tâm, thậm chí có thể nói là một bộ phận của
tâm. Bởi vì Tơn Ngộ Khơng tượng trưng cho tâm nên làm sao một gậy có thể đánh chết
được Hồng Hài Nhi? Bởi vậy phải đợi mời Bồ Tát đến, sau khi trừ bỏ tâm hỏa, thì tâm
mới có thể quy chính được.
Ngũ Hành Sơn vì sao lại đổi thành Lưỡng Giới Sơn? Biểu hiện là giới tuyến quốc gia,
nhưng thực chất là giới tuyến trước và sau của một người tu luyện.
3. Tám mươi mốt nạn từ đâu đến
Lúc đầu Đường Tăng đi thỉnh kinh, trên đường qua chùa Pháp Mơn có nói: “ Tâm sinh,
chủng chủng ma sinh; tâm diệt, chủng chủng ma diệt.” Điều thấy được là tất cả ma nạn
đều từ tâm của Đường Tăng mà sinh ra. Cách nói này rất đúng. Chỉ cần có nhân tâm,
liền sinh ra ma nạn tương ứng. Ví dụ khi Đường Thái Tơng ban cho Đường Tăng hai
tùy tùng và ngựa, Đường Tăng rất vui mừng. Điều này lộ rõ một loại tâm ỷ lại, do đó,
mãi vẫn loay hoay khơng ra được biên giới quốc gia, hai người tùy tùng kia liền bị bò
tinh, gấu tinh, và hổ tinh ăn thịt. Cần biết rằng, khi qua chùa Pháp Mơn ơng có nói,
“Tâm sinh, chủng chủng ma sinh; tâm diệt, chủng chủng ma diệt”, khi ấy hai người tùy
tùng liền cùng đi cùng Đường Tăng. Cũng chính là nói, một người nếu tu luyện sẽ có
rất nhiều tâm về căn bản không ý thức được. Tu luyện vốn là việc cá nhân, chỉ có thể
hướng nội mà tu cái tâm của bản thân, làm sao có thể ỷ lại vào người khác đây?
Bởi vì Đường Tăng bắt đầu tu luyện từ người thường, ông không giống với những đồ
đệ của mình, dù cho Ngộ Khơng có nói với ơng là ma đang cản trở, ơng cũng khơng tin.
Ma tính của người ta ẩn giấu rất sâu, có một số ma tính khi sinh ra đã có rồi; cũng
chính là nói, chỉ cần làm người, trước khi tu luyện đắc Đạo, thì đều có các loại ma tính.
Ví dụ, khi Tơn Ngộ Khơng giết Bạch Cốt Tinh, Bạch Cốt Tinh lần lượt biến thành mỹ nữ,

bà lão, ông lão, Đường Tăng làm sao biết được? Tuy nhiên Bạch Cốt Tinh này thì trong
mỗi người đều có, gọi là “thây ma”. Đạo gia cho rằng, mỗi người đều có ba cái thây ma,
cho nên mới có việc Tơn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh.
Trong hồi thứ 50, Tôn Ngộ Không đi xin đồ ăn chay, người ta không cho, Tôn Ngộ
Không liền múc trộm một bát cơm. Mà ở bên này, Bát Giới, Sa Tăng trong một nơi
người ta bỏ hoang nhìn thấy áo lót bằng bông, hai người lấy mỗi người một cái, kết quả
dẫn đến ma nạn, con yêu ma này lại lấy trộm cái Kim Cương Trác của Thái Thượng
Lão Quân xuống nhân gian tác quái.


Ví dụ tiếp là Ngưu Ma Vương, có vợ có con, có bạn có bè, những yêu ma này từ đâu
mà đến? Tơn Ngộ Khơng nói rất rõ ràng: “Tự đáo Tây phương vô đối đầu, Ngưu Vương
bản thị tâm viên biến. Kim phiên chính hảo hội nguyên lưu, Đoạn yếu tương trì tá ngọc
phiến.” Ngưu Ma Vương sao lại là do tâm của Ngộ Khơng biến hóa? Điều này không
thể lý giải ở bề mặt được, ý nghĩa là Đường Tăng có tâm chấp trước, trong tâm tự
nhiên liền sinh ra một con yêu ma như vậy. Vậy thì, Thiết Phiến công chúa, Hồng Hài
Nhi, Như Ý chân tiên chẳng phải là do sự biến hóa của tâm viên sao?
Có tâm chấp trước nào thì chiêu mời ma nạn đúng như thế. Đường Tăng làm sư phụ,
đây là một cái tâm. Tại nước Ơ Kê, Sư Tử lơng xanh bị dồn ép đến nỗi rất lo lắng, cũng
biến thành một Đường Tăng. Ở huyện Ngọc Hoa nước Thiên Trúc, Tơn Ngộ Khơng,
Trư Bát Giới, Sa Hịa Thượng mỗi người nhận một hoàng tử để truyền thụ võ nghệ, kết
quả cái tâm thích làm sư phụ của người khác lại dẫn họ đến một hang của Sư Tử.
Có những tâm chấp trước ẩn giấu rất sâu, người tu luyện thật khơng dễ mà phát giác
được. Ví dụ, thầy trị Đường Tăng đi đến nước Thiên Trúc, Đường Tăng nghe nói cơng
chúa nước Thiên Trúc đang ném tú cầu kén phị mã, liền nói với Ngộ Khơng: “ Ta nghĩ
người mẹ tục gia của ta cũng là nhờ ném tú cầu kén chồng mà gặp được duyên cũ, kết
thành vợ chồng.” Điều này giống như một câu nói vơ tình nhưng cũng là một chấp
trước, kết quả đã chiêu mời ma nạn đến.
Đương nhiên những nạn này là tất nhiên phải xảy ra, cũng có thể nói là định sẵn rồi.
Phần cuối “Tây Du Ký” viết về ba con tê giác tinh sau khi bắt Đường Tăng đi, Tôn Ngộ

Không từng nói với vị hịa thượng, “sư phụ ta phải có những nạn này”. Hồi thứ 97, bốn
thầy trò bị hiểu lầm nhốt vào trong ngục, Tôn Ngộ Không nghĩ: “Sư phụ phải có nạn một
đêm trong tù này, cho nên lão Tôn không mở miệng tranh biện, không dùng pháp lực,
bịt tai này lại không nghe nữa. Nay đã qua hết canh tư, tai nạn sắp hết, ta phải đi chuẩn
bị, trời sáng còn ra khỏi nhà lao nữa.”
Đường đi Tây Thiên ma nạn trùng trùng, cớ sao thầy trò Đường Tăng không chọn đi
con đường khác? Khi gặp Hỏa Diệm Sơn cản đường đi của Đường Tăng, Bát Giới
từng oán trách nói muốn quay trở về nhà vợ cho rồi. Nhưng Thổ Địa lại nói: “ Dù có
chuyển hướng đi, thì cũng phải vào cửa bên cạnh.” Lại nói, “Sư phụ ngài ngồi ngay ở
đường chính, nóng lịng mong chờ các ngài thành công trở lại!”
Bao gồm cả nạn bổ sung thứ 81, trở về đi qua sông Thông Thiên, lão rùa hỏi Đường
Tăng về việc ông nhờ Đường Tăng hỏi Phật Như Lai đến khi nào ông mới đắc được
thân người, Đường Tăng “khơng biết nói thế nào, lại không dám lừa dối, trầm ngâm
một hồi không đáp lời”, kết quả bị lão rùa hất rơi xuống nước. Trong nạn này, biểu hiện
của Đường Tăng chính là cái tâm hư danh đang nổi lên. Việc này cùng với lời nói của
Đường Tăng khi qua sơng Thơng Thiên năm xưa, “Việc thế gian duy có danh lợi là coi
trong nhất. Tựa như một người vì lợi, quên cả sống chết, đệ tử của tơi phụng chỉ tồn
trung, cũng chỉ là vì danh, thì có khác gì với người kia chứ!” lại hồn tồn khớp.
Tại sao lại có biết bao nhiêu yêu ma muốn ăn thịt Đường Tăng? Từ đây chúng ta có thể
nhìn ra, bản thân sự tồn tại của u ma, khi một người khơng tu luyện, nó nằm ở trong
thân thể người đó, sau khi người đó chết đi, nó liền rời khỏi thi thể người đó. Những ma
này chính là khởi tác dụng này. Cho nên, “bệnh” cũng là ma, “chết” cũng là ma, ma tính
của chính bản thân chính là ma. Tuy nhiên khi người ta muốn tu luyện một cách chân


chính, thì cần phải trừ bỏ những ma chướng này, đương nhiên ma sẽ khơng chịu để nó
bị tiêu trừ. Nó cũng biết, con người nếu tu luyện thành Thần Phật, thì thân thể người đó
sẽ vĩnh viễn là thân thể bất hoại. Trong quá trình nhục thân của người thường chuyển
hóa thành thân thể của Thần Phật thì bản thân ma tính cũng khơng chịu để n, cho
nên nó liều mạng ngăn cản người ta tu luyện. Khi thân thể con người chuyển hóa như

vậy, những yêu ma kia lại không thật sự nghĩ để cho thân thể người chuyển hóa thành
thân thể của Thần rồi mới ăn hay sao? Chúng ăn khơng được, bởi vì sau khi chuyển
hóa xong thì đã là thân thể kim cương bất hoại rồi, yêu ma không thể động tới được,
đây cũng là nguyên nhân Đường Tăng không bị ăn thịt. Thân thể trước lúc tu luyện chỉ
là thân thể người thường, đó cũng là nơi mà yêu ma sống nhờ; thân thể sau khi tu
luyện tốt đã được phong kín lại rồi. Đây là hiểu biết thông thường trong giới tu luyện.
4. Luân hồi và nhân quả
Đường Tăng tu hành mười kiếp, đương nhiên là trong luân hồi chuyển sinh thành
người mười lần để tu hành. Đường Thái Tông sau khi từ địa phủ trở về, ơng thấy được
con người đều có sinh tử luân hồi. Đường Thái Tông khi ở địa phủ còn đến nơi gọi là
“Lục đạo luân hồi”, trong truyện nói về lục đạo luân hồi như sau: “Người hành thiện
được thăng hoa lên Tiên đạo, người tận trung siêu sinh vào Quý đạo, người có hiếu tái
sinh vào Phúc đạo, người công bằng vẫn được sinh vào Nhân đạo, người tích đức
chuyển sinh vào Phú đạo, kẻ ác độc phải vào Quỷ đạo”.
Nói về luân hồi, ắt phải bàn về nhân quả, các ví dụ về phương diện này trong truyện có
rất nhiều. Đường Tăng vì khinh mạn Phật Pháp, nên phải trải qua tu hành mười kiếp.
Trong hồi thứ 81 “Trấn Hải tự tâm viên tri quái, Hắc Tùng lâm tam chúng tầm sư” có nói
rằng, bởi vì Đường Tăng khơng nghe Phật giảng Pháp mà lại ngủ gật, nên lỡ chân dẫm
phải một hạt gạo, do đó mới bị ốm ba ngày. Tơn Ngộ Khơng năm xưa nhảy từ lò Bát
Quái ra, đạp đổ lò luyện đan, những mảnh vỡ vẫn còn dư hỏa rơi xuống hạ giới biến
thành Hỏa Diệm Sơn.
Thầy trò Đường Tăng gặp trở ngại ở nước Ô Kê, vua nước Ô Kê nhờ làm việc thiện bố
thí đồ ăn chay cho tăng nhân nên Phật tổ Như Lai phái Văn Thù Bồ Tát độ ông về Tây.
Bồ Tát liền biến thành một tăng nhân, nói vài câu để khảo nghiêm ơng, nhưng lại bị ơng
trói lại, bị ngâm ba ngày ba đêm trong sơng Ngự Thủy. Cho nên mới có nạn quốc
vương nước Ô Kê ở dưới nước ba năm. Quận Phượng Tiên nước Thiên Trúc, ba năm
khơng có mưa, người dân phải bán cả con cái đi, cuộc sống cùng cực khơng biết nói
sao. Ngun nhân là do quận hầu của quận Phượng Tiên đem đồ chay cúng Trời đổ
cho chó ăn, bị Ngọc Đế nhìn thấy, Ngài lập ra một ngọn núi gạo cao 10 trượng, để cho
một con gà mổ từng hạt; một núi bột cao 20 trượng, để cho một con chó nhỏ liếm từng

chút một; treo một cái khóa vàng, dùng một ngọn lửa đốt cái chốt khóa. Đợi đến khi gà
nhặt hết gạo, chó liếm hết bột, đèn đốt đứt chốt khóa, mới cho phép có mưa. Sau này,
Thiên Sư nói với Ngộ Khơng cách thiện giải, vị quận hầu kia một mặt quy y Phật môn;
một mặt mời các thầy tu bản xứ lập đàn làm chay đốt hương kính Phật, tạ ơn trời đất,
tự mình chịu trách nhiệm vì đã gây ra tội; mặt khác lại bảo người dân đốt hương niệm
phật. Chỉ một niệm như thế, mà làm cho núi gạo núi bột đều biến mất và chốt khóa
cũng đứt, và quận Phượng Tiên đã có mưa lớn.
5. Tu luyện và bệnh tật


Tôn giáo hiện đại đã sớm loạn từ lâu rồi, dùng nhận thức của bản thân mà giải thích
loạn kinh Phật. Có những người sống ở thế gian nhất tâm hướng Đạo, từ lâu cũng
không biết không cảm thấy rằng đã tự trộn lẫn bản thân mình vào trong người thường
rồi. Ví như nói về cứu độ chúng sinh, vốn là để cho người ta tu luyện, từ đó mà đạt
được sự giải thốt của sinh mệnh. Nhưng có nhiều người lại coi việc trị bệnh cho người
khác là cứu độ chúng sinh. Một ví dụ nữa đó là thái độ đối với bệnh tật, người thường
có bệnh đương nhiên cần phải uống thuốc, nhưng là một người tu luyện, chính là
người vượt khỏi người thường rồi. Về việc người tu luyện đối đãi như thế nào với bệnh
tật, trong “Tây Du Ký” đã nói rất rõ ràng.
Hồi thứ 21 “Hộ Pháp thiết trang lưu Đại Thánh, Tu Di linh cát định phong ma”, Tôn Ngộ
Không bị chuột lông vàng Hồng Phong thổi gió làm cho đau mắt, nước mắt cứ chảy
ra; khi nhìn thấy người do Già Lam hộ Pháp hóa thành, lúc xin thuốc trị mắt Ngộ Khơng
cịn nói: “Khơng giấu chi ngài, thầy tơi bảo rằng, người xuất gia chúng ta trước giờ
khơng có bệnh, khơng biết sao lại đau mắt.”
Hồi thứ 55 “Sắc tà dâm hí Đường Tam Tạng, Tính chính tu trì bất hoại thân”, Bát Giới bị
con bọ cạp chích độc, Tơn Ngộ Khơng mời Mão Nhật Tinh Quân đến hàng yêu. Trư Bát
Giới nói với Tinh Qn: “Thứ lỗi thứ lỗi! Thân tơi mắc bệnh, khơng thể hành lễ.” Tinh
Qn nói: “Ngài là người tu hành, mắc bệnh gì chứ?”
Hồi thứ 81 “Trấn Hải tự tâm viên tri quái, Hắc Tùng lâm tam chúng tầm sư”, Đường
Tăng cảm thấy “hoa mắt đầu choáng váng, xương cốt tồn thân đau nhức”. Ngộ Khơng

hỏi Đường Tăng bị sao, ơng nói: “Lúc nửa đêm, ta dậy đi tiểu qn khơng đội mũ, chắc
là bị trúng gió.” Trong ba ngày đó, Đường Tăng cảm thấy bệnh tình càng ngày càng
nặng, muốn viết “di thư” cho vua Đường. Tơn Ngộ Khơng nói ra căn ngun của
bệnh: “Chỉ vì sư phụ khinh mạn Phật Pháp, nên mới có đại nạn này.” Ba ngày sau,
Đường Tăng khơng cịn chứng bệnh gì nữa.
Ba ví dụ kể trên đã nói rõ một vấn đề, đó chính là người chân chính tu luyện thì khơng
có bệnh. Dẫu có xuất hiện những cái gọi là “chứng bệnh” gì đi nữa, đối với người tu
luyện mà nói, thì hoặc là để hồn trả tội nghiệp, hoặc là do sư phụ an bài để khảo
nghiệm sự kiên định đối với tu luyện. Nhưng một số người thường không tu luyện lại
không hiểu được việc người tu luyện có biểu hiện của bệnh mà khơng uống thuốc.
Thực ra đây chẳng phải cũng là một khảo nghiệm hay sao? Người cổ đại có một kiểu
nhận thức tương đối chính diện đối với việc tu luyện, nhưng ngày nay trong môi trường
như thế này, người ta không cách nào lý giải được người tu luyện khơng uống thuốc.
Thậm chí một số phương tiện truyền thơng bị chính phủ thao túng lại càng tun truyền
vu cáo một cách khơng có trách nhiệm. Cho nên với con người ngày nay, đặc biệt là
người tu luyện trong thế tục, những khảo nghiệm gặp phải lại càng nhiều càng khó.
6. Thiện ác nhất niệm, Phật ở trong tâm
Khi Tôn Ngộ Không nhảy ra từ lò Bát Quái và xảy ra cuộc đại chiến với chúng thần,
trong “Tây Du Ký” miêu tả Ngộ Không như thế này: “Có thể thiện, cũng có thể ác, thiện
ác trước mắt do mình gây ra. Khi thiện thành Phật thành Tiên, chỗ ác không lông cũng
cắm sừng”. Khi Ngộ Không hướng thiện, tiêu dao tự tại ở Thiên Cung, được các thần
xưng huynh gọi đệ, chính là một tản tiên; khi làm việc ác, thú tính bộc lộ ra hết, rất
ngơng cuồng ngạo mạn, chính là một con khỉ hung ác.


Trước khi Quan Âm Bồ Tát phụng pháp chỉ của Phật Như Lai tìm người đi thỉnh kinh,
Phật Như Lai đưa cho Bồ Tát ba cái vịng và nói: “Bảo vật này gọi là “Khẩn cơ nhi”
(vịng dùng lúc khẩn cấp), mặc dù là ba cái giống nhau, nhưng cách dùng khác nhau.
Ta có ba bài chú ngữ của “Kim, khẩn, cấm”. Nếu như trên đường gặp phải yêu ma thần
thơng quảng đại, con phải khun nó học hỏi điều tốt, làm đệ tử người đi thỉnh kinh.

Nếu nó khơng nghe, có thể đeo cái vịng này lên đầu nó. Vòng này tự sẽ bám chặt vào
đầu. Kẻ bị niệm chú ngữ, mắt sưng, đầu đau như muốn nứt ra. Để quản giáo nó bước
vào Phật mơn.” Trong ba chiếc vịng này thì một cái ở trên đầu Tơn Ngộ Khơng, nhìn
thấy rất rõ, chính là để Tơn Ngộ Khơng nghe lời Đường Tăng. Bởi vì Ngộ Khơng tượng
trưng cho tâm của Đường Tăng, nên phải quản chắc cái tâm của mình mới được, do đó
Ngộ Khơng đeo một cái “Khẩn cô nhi”. Khi Bồ Tát thu phục Hắc Hùng Tinh (gấu tinh
màu đen), Ngài đeo lên đầu nó lại là một cái “Cấm cô nhi”. Câu chuyện thu phục gấu
tinh được ví như người tu luyện cần phải giữ gìn ‘chân tinh ngun khí’ của chính mình.
Trong ngũ hành, màu sắc mà thận tạng đối ứng là màu đen, tinh dịch tồn tại ở thận của
con người, dùng Hắc Hùng Tinh để chỉ tinh dịch của người tu luyện, cho nên cần phải
“cấm”. Trước khi thu phục Hắc Hùng Tinh, Bồ Tát đã biến thành một yêu quái, Ngộ
Không nhìn thấy liền nói: “Tuyệt q! Tuyệt q! Là u tinh Bồ Tát hay Bồ Tát yêu tinh
đây?” Bồ Tát cười nói: “Ngộ Khơng, Bồ Tát hay u tinh, âu chỉ là một niệm. Nếu luận
về nguồn gốc, thì đều thuộc về khơng có.”
Bồ Tát nói rõ rằng, Bồ Tát và yêu tinh chỉ sai biệt ở một niệm. Đối với người tu luyện
mà nói, chính là khiến những tà niệm vọng niệm bất chính, bất hảo từ bản chất mà biến
thành thiện niệm, chính là tu bỏ từng niệm từng niệm, thì người tu luyện tự nhiên sẽ tu
thành chính quả. Như vậy, từ khía cạnh này mà nói, Bồ Tát cũng chính là thể hiện của
tiên thiên chính giác khi Ngộ Khơng hướng tâm tu. Do đó, Hắc Hùng Tinh bị Bồ Tát thu
phục mang đi, đó chỉ là thủ pháp nghệ thuật tượng trưng của tác giả, thực ra là chỉ rằng
Đường Tăng đã đạt đến cảnh giới “cấm dục”. Khi Bồ Tát thu phục Hồng Hài Nhi, chiếc
vịng cuối cùng Ngài dùng là “Kim cơ nhi”. Hồng Hài Nhi được ví von là hình tượng hóa
cho tâm hỏa q vượng của Tơn Ngộ Khơng. Thầy trị Đường Tăng muốn qua được
quan này, đương nhiên cần phải dập tắt tâm hỏa. Trong truyện khi nói về Tơn Ngộ
Khơng có dùng từ “kim cơng”, cũng là dùng để chỉ cái tâm, bởi vì tâm thuộc tính hỏa,
hỏa khắc kim, Hồng Hài Nhi cũng nhiều lần dùng lửa thiêu Tơn Ngộ Khơng. Từ góc độ
khác mà nói, Hồng Hài Nhi cũng lại là thể hiện của “xích tử chi tâm”, tu luyện Đạo gia
giảng rằng tu luyện “phục quy vu anh nhi” (quay trở về hình hài trẻ sơ sinh), một khi anh
nhi bị thu phục, cũng chính là chỉ tâm hư hỏa (lửa giả) đã tu bỏ đi rồi, mà một bộ phần
tâm tu thành cũng đã là “kim thân bất hoại” rồi, cho nên “Kim cô nhi” mới được đeo trên

đầu của Hồng Hài Nhi. Rõ ràng Hắc Hùng Tinh, Hồng Hài Nhi đều đi theo Bồ Tát, thực
ra đều ở trên thân của Đường Tăng. Hắc Hùng Tinh ở sau núi Lạc Già, chỗ này là chỉ
mặt lưng thận tạng của thân thể người, Hồng Hài Nhi theo gót Bồ Tát, chính là chỉ trong
tâm của Đường Tăng.
Chương nói về Đường Tăng cứu Tơn Ngộ Khơng ra khỏi núi Ngũ Hành Sơn, phần mở
đầu viết rằng “Phật tức tâm hề tâm tức Phật”; trong hồi thứ 85 “Tâm viên đố mộc mẫu,
Ma chủ kế thôn thiền”, Ngộ Khơng nói với Đường Tăng: “Phật tại Linh Sơn mạc viễn
cầu, Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu. Nhân nhân hữu cá Linh Sơn tháp, Hảo hướng Linh
Sơn tháp hạ tu.” (Phật tại Linh Sơn không cầu đâu xa, Linh Sơn chính ở trong tâm của
thầy. Mỗi người đều có một tháp Linh Sơn, Hướng vào tháp Linh Sơn ấy mà tu).


Đường Tăng nói: “Đệ tử, sao ta khơng biết? Nếu dựa vào bốn câu này, thiên kinh vạn
điển, cũng chỉ là tu tâm.” Cho nên từ góc độ này mà nói, Linh Sơn và Linh Đài Phương
Thốn sơn có gì khác biệt? Phật Như Lai ở Linh Sơn xa xôi, lại nằm ngay tại trong tâm
của chính bản thân mình. Đường Tăng trải qua mười vạn tám ngàn dặm, một cân đẩu
vân của Ngộ Không cũng là mười vạn tám ngàn dặm. Với Tơn Ngộ Khơng mà nói việc
đến Linh Sơn cũng chỉ là một niệm. Trong truyện cũng có câu: “Nếu có thể một niệm
hợp với chân tu, diệt tận biết bao tội nghiệp dơ bẩn; cịn có một niệm thiện từ, làm chấn
động trời cao; trở về trời chỉ giống như một niệm.”
Là một tác phẩm văn học mà nói, chỉ có viết dài dịng như thế này thì mới có thể triển
hiện ra q trình cùng sự tuyệt vời sinh động của tu luyện. Tôn Ngộ Không tranh đấu
với Lục Nhĩ Mi Hầu (khỉ sáu tai), thực ra chính là chân ngã và giả ngã đấu tranh với
nhau. Bản tính tiên thiên đó là tự kỷ thuần chính, nhưng con người nơi trần thế hình
thành các loại quan niệm và cảm thụ, nó cấu thành tự kỷ, nhưng được gọi là tự kỷ hậu
thiên. Đối với một việc tốt và xấu, người ta thường cân nhắc đắn đo, đây cũng là quá
trình tự kỷ tiên thiên và tự kỷ hậu thiên đang thuyết phục nhau. Với người mà quan
niệm hậu thiên q mạnh, người đó đã hồn tồn bị quan niệm hậu thiên che đậy rồi,
cũng chính là đã đánh mất tự kỷ hậu thiên rồi, loại người này về cơ bản không tin vào
tu luyện. Người ta trong q trình tu luyện chính là phải trừ bỏ tất cả những quan niêm

hậu thiên hình thành. Nhưng có khi quan niêm hậu thiên lại ngoan cố chiếm cứ tư
tưởng của người đó. Chỉ khi nào bản thân hồn tồn tĩnh lặng lại, bản tính tiên thiên
mới có thể trừ bỏ quan niệm hậu thiên. Cho nên Lục Nhĩ Mi Hầu và Tôn Ngộ Không đại
chiến tới mức khơng phân được thật giả, chỉ có thể dưới sự giám chiếu của bản tính
đại giác mới có thể phân biệt ra được. Lúc này Phật Như Lai xuất hiện, cũng có thể coi
là sự thể hiện chân thực Phật tính của Tơn Ngộ Khơng.
7. Sự an bài các ma nạn và nguyên do
Thầy trò Đường Tăng trải qua 81 nạn mới đến được Tây Thiên. Sự an bài những ma
nạn này nhìn bề ngồi là đi qua những nơi nào đó, gặp phải những ma nạn như thế
nào đó, nhưng các an bài này lại đều không phải là khơng có căn cứ, mà là căn cứ vào
sự tu luyện của con người và việc tu luyện tâm tính mà an bài. Những nơi đi qua và các
ma nạn gặp phải đều có liên quan đến tâm tính của bản thân và nội tạng hoặc huyệt vị
của thân thể. Lấy một vài ví dụ từ khi Tơn Ngộ Khơng quy thuận Đường Tăng trở về
sau thì có thể thấy được rất rõ ràng.
Ngộ Không thuộc tâm, một khi tâm quy chính, tự nhiên sẽ cần phải thanh trừ lục căn,
cho nên mới gọi là “lục căn thanh tịnh”. Lục căn trong Phật giáo là chỉ mắt, tai, mũi,
lưỡi, thân, ý. Trong truyện lần lượt dùng tên của sáu tên cướp (lục tặc) để hình dung
lục căn, đó là: Nhãn Khán Hỷ (Mắt thấy mừng), Nhĩ Thính Nộ (Tai nghe giận), Tỵ Khứu
Ái (Mũi ngửi thích), Thiệt Thường Tư (Lưỡi nếm nghĩ), Thân Bổn Ưu (Thân vốn lo), Ý
Kiến Dục (Ý thấy muốn). Ngộ Không đánh chết sáu tên cướp này, thực ra là miêu tả
hình tượng hóa về cách làm cho lục căn được thanh tịnh.
Ngộ Không làm “tâm viên” đương nhiên phải chịu sự quản thúc của chủ nguyên thần là
Đường Tăng, cho nên Đường Tăng mới được Bồ Tát truyền thụ cho “Khẩn cô nhi chú”
(thần chú xiết chặt), “Khẩn cô nhi chú” này cũng được gọi là “Định tâm chân ngôn”, hiển
nhiên là nhắm vào Tôn Ngộ Khơng. Khóa chắc được tâm viên rồi, tiếp theo là thu phục
Bạch Long Mã. Đề mục của hồi này có câu “Ý mã thu cương”. Khóa chắc được tâm thì


cũng là nắm được ý rồi, chính là “tỏa tâm viên thuyên ý mã” (khóa tâm vượn, buộc ý
ngựa). Ý chịu sự quản thúc của tâm, Tôn Ngộ Không trước kia xuất thân là chức quản

mã (Bật Mã Ôn), tâm ý tương hợp, tự nhiên như một.
Sau khi tâm ý tương hợp, cả Tôn Ngộ Không và Bạch Long Mã cùng chủ nhân (Đường
Tăng) đi Tây Thiên thỉnh kinh, cũng là bắt đầu chân chính tu luyện. Vậy thì lúc này điều
phải làm được là cấm dục, đây cũng là dụng ý của việc đeo “Cấm cơ chú” (thần chú
vịng cấm) cho Hắc Hùng Tinh. Cấm được dục rồi, đương nhiên phải thu phục việc
tham luyến mỹ sắc của Trư Bát Giới. Người ta khi chiểu theo giới luật mà tu luyện, thì
tâm tính tự nhiên sẽ được nâng cao, khi này Đường Tăng cũng đã đến lúc chiểu theo
điều cốt lõi trong kinh điển Phật giáo, tức “Tâm Kinh” mà tu trì bản thân rồi.
Phần trước đã nói, tu luyện trên đường đi thỉnh kinh, rất nhiều đều là dựa vào lý luận tu
luyện của Đạo gia. Tôn Ngộ Khơng và Trư Bát Giới đại biểu cho sự hịa hợp của âm
dương trong cơ thể, là không rời khỏi tác dụng của tì tạng, Sa Hịa Thượng chính là
khởi tác dụng của tì tạng. Bởi vì tì (lá lách) trong ngũ hành thuộc về thổ, màu sắc là
màu vàng, thêm nữa Sa Hịa Thượng về thuộc tính lại là nhân hậu và hài hịa, ơng cịn
được gọi là ‘hồng bà’, tức có ý là ‘người mai mối’. Trước khi thu phục Sa Hịa
Thượng, Tơn Ngộ Khơng và Trư Bát Giới hợp tác cùng đại chiến với Hoàng Phong
quái, bởi vì ‘kim cơng’ và ‘mộc mẫu’ thiếu mất sự điều hịa của ‘hồng bà’, nên mới có
trận đại chiến với Hoàng Phong quái. Yêu quái Hoàng Phong bị thu phục rồi, cũng là
đến lúc thu phục Sa Hòa Thượng.
Thầy trò Đường Tăng và Bạch Long Mã, năm vị tập hợp đầy đủ rồi, thì bắt đầu quan
khảo nghiệm đầu tiên của việc chân chính tu luyện, cũng là khảo nghiệm về tâm sắc
dục, đây chính là nguồn gốc của “Tứ thánh thí thiện tâm” (thử thiện tâm của bốn vị
thánh tăng). Quan ải này qua rồi, ngũ tạng của thân thể cũng tự nhiên an định yên ổn;
đối với người tu luyện mà nói, tại tầng thứ này đã bắt đầu xuất nguyên anh. “Ngũ
Trang” trong “Ngũ Trang quán” thực chất là chỉ ngũ tạng trong thân thể người. Quả
nhân sâm có hình dáng giống như đứa trẻ, chính là nói về ngun anh. Bởi vì ngun
anh được sinh ra ở bộ vị đan điền khi người ta tu luyện đến một tầng thứ nhất định, là
thứ thuộc về tiên thiên, cho nên nói rằng thuộc tính của ngun anh và ngũ hành là
thuộc tính tương úy (thuật ngữ trong Trung y, chỉ độc tố hoặc tác dụng phụ của một vị
thuốc có thể hạ thấp hoặc loại bỏ bởi một vị thuốc khác).
Trong Phật gia nguyên anh được gọi là Phật thể, cũng được gọi là thân kim cương bất

hoại. Sau khi nguyên anh được sinh ra, tự nhiên cần phải thanh trừ thây ma trên người,
đó chính là chương tiết nói về ba lần đánh chết Bạch Cốt Tinh.
Ở trên nói về những lý luận trong tu luyện của Phật gia, những lý luận của Đạo gia cịn
có nhiều hơn. Đạo gia tu luyện giảng về thông chu thiên, chu thiên của Đạo gia cũng
được gọi là “hà xa chu thiên” (chạy xe vịng quanh sơng), trong “Tây Du Ký” cũng có
thể hiện (chẳng hạn đoạn nói về đấu phép tại Xa Trì quốc). Khi Ngộ Khơng đến Nam
Hải mời Bồ Tát đi hàng phục Hồng Hài Nhi, Ô Quy hành lễ với Bồ Tát, Bồ Tát nói khơng
cho Thiện Tài Long Nữ và Ngộ Khơng cầm bình tịnh thủy đi cùng nhau, bởi vì Long Nữ
tướng mạo xinh đẹp, Bồ Tát sợ Ngộ Không khởi tà niệm, Ngộ Khơng nói: “Từ trước đến
nay khơng làm việc như vậy”. Sau đó Bồ Tát cho Ngộ Khơng đi trước, Ngộ Khơng
nói: “Đệ tử khơng dám trổ tài trước mặt Bồ Tát. Nếu lộn cân đầu vân, lộ ra thân thể, sợ
Bồ Tát mắng con bất kính.” Những lời này làm cho người đọc không nhịn được cười,


nhưng lại ẩn chứa thời gian thông chu thiên, hiện tượng dương khởi khi chân khí đi qua
âm bộ. Đồng thời cũng thuyết minh rằng, chỗ Bồ Tát ở chỉ có Thiện Tài Long Nữ, để lại
“phục bút” cho việc thu Hồng Hài Nhi làm Thiện Tài Đồng Tử sau này.
Tiếp theo là bắt Đà Long tại sông Hắc Thủy, chính là nói về q trình ngun khí đi qua
mệnh mơn. Bởi vì màu sắc đối ứng với thận tạng trong ngũ hành là màu đen, mệnh
môn ở giữa hai thận, thầy trị Đường Tăng đi qua sơng Hắc Thủy cũng chính là đi qua
huyệt mệnh mơn. Do mạch đốc thuộc dương, khí hậu được miêu tả trong truyện cũng
là “tam dương chuyển vận, mãn thiên minh mị khai đồ họa” (ba mạch dương vận
chuyển, khắp trời mở ra đẹp đẽ như tranh vẽ). Tiếp theo là qua quan giáp tích. Vị trí
của giáp tích là ở phía lưng hai bên cột sống, từ mỏm gai đốt sống cổ thứ nhất đến
mỏm gai đốt sống lưng thứ năm, mỗi mỏm gai đều sang hai bên khoảng một đốt ngón
tay. Trong truyện dùng ‘tiểu lộ’ (con đường nhỏ) để ví về huyệt giáp tích, nói rằng tiểu lộ
nằm ở giữa hai cửa ải lớn, đường ở dưới ải đều là dốc thẳng đứng, 500 vị hịa thượng
khơng kéo được chiếc xe chở đầy ngói qua. Tơn Ngộ Khơng dùng thần thơng, kéo
chiếc xe qua hai cửa ải, xuyên qua huyệt giáp tích.
Khi qua quan này, ba con yêu quái Hổ Lực Đại Vương, Lộc Lực Đại Vương và Dương

Lực Đại Vương đấu phép thuật cùng Tôn Ngô Không và bị diệt trừ, điều này nói lên ý
nghĩa thực sự, đó là: khi chu thiên vận hành qua huyệt giáp tích, khơng thể dùng ngoại
lực, dùng ý quá nhanh, quá mạnh, quá yếu đều không được, mà chỉ căn cứ một niệm
của bản tính, tự nhiên sẽ qua. Nếu khơng sẽ nhập sang bàng mơn.
Qua được huyệt giáp tích, theo đường đi của chu thiên thì sẽ tiếp tục đi lên, trong
truyện miêu tả là đến sông Thông Thiên. Sông Thông Thiên ý nói là huyệt bách hội trên
đỉnh đầu, tả về sơng Thơng Thiên trong truyện có câu thơ “Trường lưu qn bách
xun” (dịng chảy dài thơng suốt trăm con sơng), mà huyệt bách hội trên thân thể
chính là nơi kinh mạch giao hội, huyệt vị này lại nằm ở ngay trên đỉnh đầu, có thể nói
đây là nơi tương thơng với trời. Nê Hoàn Cung lại là nơi đối ứng với huyêt bách hội
trong đại não, cũng chính là nơi chủ nguyên thần trú ngụ, tên của yêu quái kia là “Linh
Cảm Đại Vương” cũng đã nói rõ hơn về điểm này. Đến sơng Thơng Thiên, thì con
đường thỉnh kinh đi được một nửa rồi, tức là đã đi được năm vạn bốn nghìn dặm. Nơi
này lại chính là đỉnh đầu của con người, cũng chính là điểm giao hội của hai mạch
nhâm và đốc. Bên bờ sông Thông Thiên có Trần Gia trang, có anh em Trần Trừng và
Trần Thanh; Trần Trừng có một cơ con gái tám tuổi tên Nhất Xứng Kim; Trần Thanh có
một cậu con trai bảy tuổi tên là Trần Quan Bảo. Thầy trò Đường Tăng cứu được cũng
chính là đơi trai gái này. Đương nhiên, đây cũng là một cách ví von, một nam một nữ
này chính là chỉ “anh nhi sá nữ phối âm dương”. Trương Tam Phong từng có
câu: “Hồng bà dẫn khứ anh nhi, thượng nê hoàn, thấu huyền quan, anh nhi sá nữ
lưỡng đồn viên”. Cịn có người nói: “Huyệt giáp tích trên thân người, ví như sơng
Ngân trên trời. Sơng Ngân ngăn cách nhưng lại có Linh Thước làm cầu, cịn có cách
nói là bắc cầu Hỉ Thước. Lưỡi của người cũng gọi là cầu Hỉ Thước. Phàm khi tạo đan,
thì lấy hồng bà dẫn ngun anh lên nê hồn, cùng sá nữ giao hội, nên cũng nói là lên
cầu Hỉ Thước.”
Khi qua quan này, có chương tiết nói về Linh Cảm Đại Vương dùng thần thông làm
tuyết rơi đông cứng sông Thông Thiên. Trong “Cửu chuyển kim đan tu luyện pháp”, khi
tu luyện đến bước xuất nguyên anh này, trong định sẽ phát hiện vùng nê hoàn cho đến



bách hội giống như là khoảng trống hư không, nhưng lại có cảnh tượng nhiều hoa tuyết
bay. Trong “Tây Du Ký” nhiều lần nhắc đến tu luyện “Cửu chuyển kim đan thuật”, ví dụ,
sau khi Tơn Ngộ Khơng lấy trộm kim đan của Thái Thượng Lão Quân, Lão Quân nói với
Ngọc Đế: “Trong Đạo cung của Thần, luyện được một ít ‘cửu chuyển kim đan’, để Bệ
Hạ làm ‘Đan nguyên đại hội’, không ngờ bị kẻ trộm lấy mất.” Ngay cả Trư Bát Giới tự kể
lại với Tôn Ngộ Không về kiếp trước của mình cũng nói: “Đắc truyền cửu chuyển đại
hồn đan, Cơng phu trú dạ vơ thời khuyết”; Tơn Ngộ Khơng cịn nói khốc về Kim Cơ
bổng của mình: “Bổng thị cửu chuyển tấn thiết luyện, Lão Quân thân thủ lư trung
đoàn” (gậy sắt là thép tinh luyện qua chín lần, do đích thân Lão Quân luyện trong lò).
Cuối cùng một nạn bổ sung thêm cho Đường Tăng cũng là tại sơng Thơng Thiên, có
câu thơ như sau: “Bỉnh chứng tam thừa túy xuất nhập, Đan thành cửu chuyển nhâm
chu tồn”.
Qua được sơng Thơng Thiên rồi, Ngộ Khơng, Bát Giới, Sa Tăng vì tâm trộm cắp nên
mới dẫn đến tai họa. Yêu quái là con trâu xanh của Lão Quân đã trộm Kim Cương trác
của ông rồi xuống nhân gian tác quái. Kim Cương trác này cũng là vật Thiên Linh Cái
năm xưa Lão Quân dùng để đánh Ngộ Khơng; vật này xuất hiện ở đây, chính là ý nói
chu thiên cần phải thơng qua đỉnh đầu rồi.
Độc giả khi đọc đến đoạn Tôn Ngộ Không đại náo Thiên Cung đều biết, Thần tướng
khắp trời nhưng không làm gì được Ngộ Khơng, đó là biểu hiện hình tượng hóa một
người khi tu luyện đến bộ phận đầu, tại vị trí này cần thơng khiếu q quan (thơng
huyệt vị). Ví dụ “Minh Thiên cổ” (đánh trống trời) trong tu luyện truyền thống, chính là
dùng hai tay bịt kín hai tai lại, ngón tay đặt tại huyệt ngọc chẩm gõ nhẹ; mà Lơi phủ
trong Thiên Cung chính là chỉ mũi người. Nơi ở “cung Đâu Suất” của Thái Thượng Lão
Quân là ở bên trên ba mươi ba tầng trời. Khi xưa Tôn Ngộ Không tại nơi đây đã bị đẩy
vào lò Bát Quái, về bản chất là chỉ đỉnh đầu của con người. Tê Giác Đại Vương cản trở
thầy trò Đường Tăng là do con Thanh Ngưu (trâu xanh) của Thái Thượng Lão Quân
biến hóa thành, nơi ở của nó là động Kim Đâu thuộc núi Kim Đâu, có thể coi là tên gọi
khác của cung Đâu Suất. Tôn Ngộ Không mời Thiên Vương, Lôi Công, Hỏa Đức, Thủy
Bá, gặp Phật Như Lai, mời thập bát La Hán, giống như năm xưa Ngộ Không đại náo
Thiên Cung, thực chất là miêu tả hình tượng hóa khi chu thiên vận hành quá quan

thông khiếu. Cuối cùng Lão Quân dùng Kim Cương trác xỏ mũi trâu xanh và chế phục
được nó, việc này được ví von như khi chu thiên vận hành đến mũi vậy.
Trên đường thỉnh kinh đi qua Tây Lương nữ quốc, bởi vì Đường Tăng và Bát Giới đã
uống nước sơng Tử Mẫu mà có thai khí, đây là chỉ trong tu luyện đã nhập bàng môn.
Đường Tăng và Bát Giới trong ngũ hành đều thuộc tính thủy, thuật ngữ trong tu luyện
gọi là ‘hống’ (thủy ngân), Tôn Ngộ Không là “kim công”, thuật ngữ trong tu luyện cũng
gọi là ‘diên’ (chì). “Chân diên hợp chân hống” (chì tinh khiết kết hợp với thủy ngân tinh
khiết), tự nhiên sẽ sinh ra tiên đan. Nhưng Đường Tăng và Bát Giới lại uống nước, cho
nên mới có tà thai. Có tà thai rồi thì làm thế nào? Chính là dùng nước suối Lạc Thai ở
động Phá Nhi núi Giải Dương để phá giải. Nước suối này chính là chỉ nước bọt của
người, thuật ngữ trong tu luyện gọi là ‘kim tân ngọc dịch’. Động Phá Nhi bị Như Ý chân
tiên đổi tên thành Tụ Tiên am. Am là nơi cư trú của ni cô, Như Ý chân tiên là thân nam,
cớ sao lại đổi tên như vậy? Bởi vì thủy trong Bát Quái có quẻ tượng đối ứng là Khảm
(☵) với một hào dương ở giữa hai hào âm, chính là ý nói trong am có một thân thể nam
cư trú. Tơn Ngộ Khơng vì sao khơng dùng phân thân để chống lại Như Ý chân tiên, để


chân thân đi lấy nước? Bởi vì ‘chân diên chân hống’ bắt buộc phải qua sự điều hòa của
thổ mẫu, do đó ắt phải là Sa Hịa Thượng đi lấy nước mới giải được tà thai. Trong “Tây
Du Ký” có câu thơ viết: “Chân diên nhược luyện tu chân thủy, Chân thủy điều hòa chân
hống can. Chân hống chân diên vơ mẫu khí, Linh sa linh dược thị tiên đan. Anh nhi
uổng kết thành thai tượng, Thổ mẫu thi công bất phí nan. Thơi đảo bàng mơn tơng
chính giáo, Tâm quân đắc ý tiếu dung hoàn.”
Hai nạn theo sau của thầy trò Đường Tăng ở Nữ Nhi quốc xem ra có liên quan đến việc
vượt qua quan sắc, đương nhiên đây cũng chỉ là một phương diện, thực chất lại là sự
miêu tả hình tượng hóa khi chu thiên vận hành đến bộ vị tâm tạng.
Tình tiết câu chuyện Tơn Ngộ Không ba lần mượn quạt Ba Tiêu rất hấp dẫn người đọc,
nếu đặt trong kết cấu chỉnh thể của “Tây Du Ký” và sự sự an bài việc tu luyện thân thể
người, thì đó chẳng qua chỉ là thơng qua điều tức để đạt được sự điều chỉnh của các
tạng trong thân thể. Uy lực của quạt Ba Tiêu lớn như thế, miêu tả như vậy kỳ thực cũng

là chỉ bộ phận lưỡi của người. Trong tu luyện truyền thống, có một cách hơ hấp nạp
thải khí gọi là “lục tự ca quyết”, sáu chữ này lần lượt là “hư, ha, hô, xi, suy, hi”, ứng với
tạng phủ kinh lạc lần lượt là ‘can, tâm, tì, phế, thận, tam tiêu’. Khi tu luyện yêu cầu mũi
hít vào mồm thở ra. Sáu chữ này dường như hoàn toàn tương đồng với khẩu quyết của
bà La Sát dùng để biến lớn quạt Ba Tiêu là “xi, hư, a, hấp, hi, suy, hô”. Trong tu luyện
đều cần phải “đáp Thước Kiều” (nối cầu Hỉ Thước), chính là lưỡi đặt hàm trên. Lúc thổ
nạp hơ hấp, khi hít khí vào lưỡi chạm hàm trên, khi thở khí ra bởi vì phải làm khẩu hình
tương ứng với âm thanh phát ra, nên đầu lưỡi tự nhiên cũng rời khỏi vị trí hàm trên.
Đây cũng là nguyên do dẫn đến việc Tôn Ngộ Không ba lần mượn quạt Ba Tiêu. Mà
lưỡi lại là ‘tâm chi miêu’ (gốc của tâm), trong ngũ hành thuộc tâm, thuộc tính hỏa, do đó
nói dùng quạt Ba Tiêu quạt tắt ngọn lửa Hỏa Diệm Sơn chính là mượn điều tức để đạt
đến ‘bình tức tâm hỏa’ (khiến lửa giận lắng lại).
Ngộ Khơng nói “Ngưu Vương bản thị tâm viên biến” (Ngưu Ma Vương vốn do tâm viên
biến thành); con trai Ngưu Ma Vương là Hồng Hài Nhi cũng tượng trưng cho tâm hỏa;
vợ của Ngưu Ma Vương là La Sát phu nhân giữ Hỏa Diệm Sơn cũng là chỉ về tâm hỏa.
Có thể thấy gia đình nhà Ngưu Ma Vương đều có liên qua đến tâm. Dùng quạt Ba Tiêu
để quạt nước mưa dập tắt lửa Hỏa Diêm Sơn, điều này lại vừa phù hợp với câu nói
trong tu luyện của Đạo gia là “thủy hỏa ký tế” (nước lửa đã xong). Cho nên khi câu
chuyện này kết thúc, trong “Tây Du Ký” có viết rằng: “Bốn thầy trị Đường Tam Tạng đi
riêng một con đường, nước lửa đã cứu xong, tiết trời trở nên mát lạnh, mượn được quạt
quý thuần âm, quạt hơi lửa nóng để qua núi.”
Câu chuyện này cịn có ngụ ý khác nữa, đó chính là chu thiên trong khi vận hành đi qua
“tam tiêu”. Tam tiêu phân chia thành thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu, dường như bao
gồm tất cả lục phủ ngũ tạng của thân thể người. Tam tiêu là một phủ đặc thù, nó là con
đường thủy cốc trong thân thể, có đường nước khai thơng, có tác dụng vận hành thủy
dịch. Tam tiêu trong ngũ hành thuộc về hỏa. Nhưng đối ứng với mật quyết điều tức của
bà La Sát cũng không chỉ để chỉ tâm. Trong truyện cũng nhiều lần nhắc đến, nói rằng
chỉ có dùng quạt Ba Tiêu quạt tắt ngọn lửa, quạt đến khi có mưa, mới có thể trồng trọt
có thu hoạch, từ đó mới có được ngũ cốc để dưỡng sinh.
Tác giả rất chú ý đến việc sắp xếp tình tiết câu chuyện, phần trước có nói đến người tu

luyện tu đến tầng thứ nhất định sẽ xuất nguyên anh, sau đó mấy phần tiếp đều viết về


những gì có liên quan tới ngun anh hoặc liên quan đến tâm, cho đến khi viết về thông
chu thiên. Tiếp về sau, phần cuối lại viết về thất tình. Bởi vì khơng thỏa mãn được tình,
liền sinh ra hận. Rồi lại viết về lục dục. Những điều này đều là có quy luật tuần hồn.
Khi chu thiên vận hành, lúc thầy trò Đường Tăng lần đầu tiên vượt quan về tâm, chính
là dùng Hồng Hài Nhi; lần thứ hai là mẹ của Hồng Hài Nhi – Thiết Phiến công chúa; từ
đó về sau, khi vượt qua mỗi quan thì trong tiêu đề đều dùng “sá nữ cầu dương”. Từ
nam đến nữ, từ già đến trẻ, trong tu luyện thì càng ngày càng trở nên thuần tịnh.
Có thể thấy sự sắp xếp tình tiết trong “Tây Du Ký” là vơ cùng độc đáo, không chỉ là chu
thiên vận hành, mà một số bộ phận đặc thù của thân thể cũng cần phải luyện, ngay cả
thân thể cũng cần phải thanh lý. Ví dụ hồi 65 và hồi 66 viết về Hồng Mi qi, chính là
chỉ hệ sinh sản của con người. ‘Đoản nhuyễn lang nha bổng’ (gậy răng sói mềm ngắn)
mà Hồng Mi qi sử dụng chính là chỉ dương vật của nam giới, bảo bối ‘đáp bao’ (túi
đắp) mà hắn sử dụng rõ ràng chính là âm nang người. Phật Di Lặc nói đây là “Hậu
thiên đại tử, tục danh hoán tố nhân chủng đại” (cái túi của sau này, tục danh gọi là túi
đựng giống người). Phật Di Lặc bảo Tơn Ngộ Khơng dụ Hồng Mi qi ra, “Ngài viết
lên lòng bàn tay của Hành Giả một chữ ‘cấm’, bảo Hành Giả nắm tay lại, nhìn thấy yêu
tinh hãy giơ tay trước mặt nó, nó liền đi theo.” Ý nghĩa của chữ ‘cấm’ này, với chữ ‘cấm’
ở phần trước nói về việc đeo ‘Cấm cơ chú’ cho Hắc Hùng Tinh là giống nhau.
Hồi thứ 67, trong truyện viết về hẻm Hi Thị (con đường nhỏ có nhiều hồng rụng bị thối
nát) ở Đà La trang (thôn Đà La), thực ra chính là chỉ ruột người, gọi là ‘Hi Thị’ chẳng
qua là đồng âm với ‘hi thỉ’ (phân lỏng). Trong hẻm Hi Thị có Hồng Lân Đại Mãng (con
mãng xà lớn có vảy màu đỏ), chính là nói về hồi trùng (giun sán trong ruột người).
Đương nhiên cần phải giết chết nó. Qua quan này may là nhờ Bát Giới biến thành cái
đầu lợn lớn đi trước ủi để mở đường mới qua được.
Đến cuối cùng, tới được Linh Sơn rồi, còn phải qua bến đò Lăng Vân. Khi Ngộ Không
đẩy Đường Tăng lên thuyền không đáy, thân thể nơi trần thế (nhục thân) của đường
Tăng liền tự nhiên thốt rơi ra, chính là ứng với ý “Kim Thiền thoát xác”.

8. Những câu thơ, hồi mục và ẩn dụ hình tượng hóa tiết lộ nội hàm tu luyện
Nhiều người đọc “Tây Du Ký” chỉ chú trọng tình tiết, gặp thơ từ liền bỏ qua, gặp tiêu đề
mỗi hồi cũng bỏ qua khơng chú ý. Thực ra trong đó thật sự tiết lộ mối liên hệ giữa câu
chuyện và đạo lý tu luyện. Hồi thứ 14 “Tâm viên quy chính, Lục tặc vơ tung” (Lịng
vượn theo đường chính, Sáu giặc mất tăm hơi), chỉ Tôn Ngộ Không là tâm đã quay trở
về trong tâm của chủ nhân, “lục tặc” là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đã bị đoạn đứt gốc rễ.
Hồi thứ 72 “Bàn Tơ động thất tình mê bản, Trạc Cấu tuyền Bát Giới vong hình” (Động
Bàn Tơ bảy tình mê gốc, Suối Trạc Cấu Bát Giới mất hình). Trong hồi này viết về bảy
con nhện tinh, tác giả dùng bảy con nhện tinh (thất tinh) để ví thất tình của của con
người. Câu kết hồi thứ 40 “Vị luyện anh nhi tà hỏa thắng, Tâm viên mộc mẫu cộng phù
trì”, ở đây dùng ‘tâm viên’ mà lại không dùng ‘kim công’ để đối ứng với ‘mộc mẫu’, bởi
vì mộc khắc kim, Hồng Hài Nhi đại biểu cho tâm hỏa (lửa giận, tâm oán hận), tâm hỏa
đang vượng, cho nên không dùng ‘kim công’ mà dùng ‘tâm viên’ để chỉ Tơn Ngộ Khơng.
Câu “cộng phù trì” nói rất hay, nhưng không phải là trừ dứt Hồng Hài Nhi không cần
nữa, mà là cần phải giúp đỡ Hồng Hài Nhi quy chính, bởi vì Hồng Hài Nhi cũng là một
phần tâm của người tu luyện.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×