Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tiểu luận giáo dục quốc phòng, đường lối quốc phòng và an ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.01 KB, 11 trang )

SVTH Trịnh Thu Hà

-------------------------

TIỂU LUẬN
HP1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong
tình hình mới.

Sinh viên: TRỊNH THU HÀ

Hà nội, tháng 09 năm 2021

1


SVTH Trịnh Thu Hà

MỞ ĐẦU.............................................................................................. 3
NỘI DUNG.......................................................................................... 4
Chương 1. Cơ sở lý luận phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc.......................................................................................................... 4
1.1. Quan điểm về quần chúng nhân dân ............................................ 4
1.2. Khái niệm về an ninh tổ quốc. ..................................................... 4
1.3. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc. ............................................... 4
1.4. Vai trò của quần chúng nhân dân trong bảo vệ ANTQ. .............. 5
1.5. Khái niệm phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. ........................... 5
1.6. Tác dụng của phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. ...................... 5
Chương 2. Thực trạng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ
quốc trong tình hình mới. ..................................................................... 6


2.1. Tình hình mới tác động đến Việt Nam ........................................ 6
2.2. Thực trạng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc ở Việt
Nam hiện nay ........................................................................................... 6
Chương 3. Phương hướng, giải pháp đẩy mạnh phong trào toàn
dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới................................ 9
KẾT LUẬN .......................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................11

2


SVTH Trịnh Thu Hà

MỞ ĐẦU.
Đặt vấn đề.
Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của bất cứ
quốc gia, dân tộc nào trên thế giới. Chính vì vậy, ngay sau khi giành chính quyền
Cách mạng, Lenin đã chỉ rõ “ giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền càng
khó hơn”. Thực tiễn lịch sử của thế giới đã chứng minh vai trò quan trọng quyết
định của công cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng. Trong cơng cuộc đó,
cơng tác vận động quần chúng tham gia phong trào an ninh tổ quốc là một nội
dung quan trọng có ý nghĩa chiến lược của Cách mạng.
Quán triệt quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, ngay từ
đầu những ngày mới thành lập, Đảng Cộng sản Việt nam ln gần gũi, gắn bó
mật thiết với quần chúng nhân dân, tổ chức lãnh đạo nhân dân tham gia phong
trào đấu tranh cách mạng, Sự nghiệp của Đảng là sự nghiệp gắn bó mật thiết với
quần chúng nhân dân. Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời nhân dân sẽ đưa đến tổn thất
không lường được đối với vận mệnh đất nước. Có đường lối đúng đắn của Đảng,
có sự ủng hộ của quần chúng nhân dân nên sự nghiệp Cách mạng của Đảng, của
nhân dân đã giành được thắng lợi trong cuộc kháng chiến trường kì chống thực

dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước. Đưa nước ta bước vào
thời kì hịa bình, xây dựng, từng bước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên
chủ nghĩa xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà
lãnh đạo thiên tài của dân tộc, của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự nghiệp cách
mạng vì nước, vì dân của Người đã để lại cho chúng ta cả kho tàng tư tưởng vơ
giá, trong đó có đại đồn kết tồn dân, có cơng tác dân vận của Đảng. Bác Hồ đã
dạy “ dân chúng đồng lịng việc gì cũng làm được, dân chúng khơng ủng hộ, việc
gì làm cũng khơng nên”. Tư tưởng “ lấy dân làm gốc” là nền tảng xuyên suốt
mọi hoạt động của Đảng, của Nhà nước Việt Nam.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, tư tưởng ấy vẫn được Đảng phát huy
cao độ. Phong trào toàn dân bảo vệ an minh tổ quốc đã và đang được các cấp
triển khai rộng khắp trong phạm vi cả nước.

3


SVTH Trịnh Thu Hà

NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc.
Quan điểm về quần chúng nhân dân.
Là lực lượng lao động xã hội trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Là bộ phận dân cư có khuynh hướng chống lại những giai cấp thống trị áp
bức bóc lột mà lợi ích căn bản của những giai cấp ấy đối kháng với lợi ích đơng
đảo nhân dân lao động.
Gồm những giai cấp, tầng lớp xã hội có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của
xã hội.
1.1.


Khái niệm về an ninh tổ quốc.
An ninh tổ quốc là sự ổn định và phát triển vững mạnh về mọi mặt: chế độ
xã hội, dân cư, khơng gian sinh tồn, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khả năng phòng
thủ đất nước, sự bảo đảm an toàn, trật tự tổ chức đời sống lao động, sinh hoạt xã
hội của dân cư theo pháp luật của một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống
nhất, tồn vẹn lãnh thổ.
An ninh tổ quốc bao gồm các nội dung an ninh trên tất cả các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, tư tưởng - văn hoá, xã hội, quốc phịng, đối ngoại... và trật tự,
an tồn xã hội trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội; an ninh đối với những cơ
sở quan trọng nhất của sự sinh tồn và phát triển của quốc gia.
1.2.

Nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc.
Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lí thống nhất
của Nhà nước ; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và tồn dân
tộc, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt.
Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia với nhiệm vụ xây
dựng, phát triển kinh tế - văn hố, xã hội ; phối hợp có hiệu quả hoạt động an
ninh, quốc phòng với hoạt động đối ngoại.
1.3.

4


SVTH Trịnh Thu Hà

Chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động

xâm phạm an ninh quốc gia.
Vai trò của quần chúng nhân dân trong bảo vệ ANTQ.
Quần chúng nhân dân có khả năng phát hiện, quản lý, giáo dục, cải tạo các
loại tội phạm để thu hẹp dần đối tượng phạm tội.
Khi nào người dân có ý thức tự giác, có tinh thần làm chủ trong việc xây
dựng cuộc sống mới lành mạnh, khi đó sẽ khắc phục dần những sơ hở, thiếu sót
mà địch và bọn tội phạm có thể lợi dụng.
Lực lượng cơng an có hạn, nên cơng tác bảo vệ an ninh trật tự không thể
thực hiện bằng chuyên môn đơn thuần mà phải làm tốt công tác vận động quần
chúng nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Nhân dân giúp ta nhiều thì
thành cơng nhiều, giúp ta ít thì thành cơng ít, giúp ta hồn tồn thì thắng lọi hoàn
toàn”.
1.4.

Khái niệm phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc là một hình thức hoạt động tự
giác, có tổ chức của đơng đảo nhân dân lao động tham gia phịng ngừa, phát
hiện, đấu tranh chống các loại tội phạm nhằm bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn
trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản Nhà nước và tính mạng, tài sản của nhân
dân.
1.5.

Tác dụng của phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc góp phần phịng ngừa, ngăn
chặn, đấu tranh kịp thời với bọn tội phạm, ổn định được tình hình an ninh trật tự,
là điều kiện thuận lợi để phát triển các phong trào hành động cách mạng khác
của nhân dân.
Giữ vị trí chiến lược, là một trong những biện pháp công tác cơ bản của
lực lượng Công an nhân dân, là nền tảng cơ bản trong sự nghiệp bảo vệ an ninh
Quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Vận động nhân dân ở mức độ cao, trở thành ý thức tự giác cao độ của
đông đảo quần chúng nhân dân.
Với công tác công an, phong trào tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có tác
dụng trực tiếp phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm, ngăn ngừa làm giảm tai
nạn, đấu tranh đẩy lùi các tệ nạn xã hội, các hiện tượng tiêu cực trong đời sống
1.6.

5


SVTH Trịnh Thu Hà

xã hội. Đồng thời giúp lực lượng cơng an có điều kiện để triển khai sâu rộng các
mặt công tác nghiệp vụ.
Tập hợp thu hút đông đảo quần chúng phát huy quyền làm chủ của quần
chúng nhân dân tham gia bảo vệ an ninh trật tự.

Chương 2. Thực trạng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
tổ quốc trong tình hình mới.
2.1. Tình hình mới tác động đến Việt Nam.
Trật tự, cục diện thế giới có những diễn biến phức tạp, khó dự báo; hịa
bình, hợp tác, phát triển gặp nhiều trở ngại. Chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc,
tôn giáo, khủng bố quốc tế; chủ nghĩa ly khai, cường quyền, bảo hộ, dân túy; xu
hướng tuyệt đối hóa lợi ích quốc gia, dân tộc; các vấn đề an ninh phi truyền
thống, nhất là ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, thảm họa tự nhiên, mặt trái của
cách mạng công nghệ thông tin, sự gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các nước
lớn gây sức ép lên hệ thống thể chế, cấu trúc an ninh, chính trị, kinh tế thế giới;
tình hình Biển Ðơng tiềm ẩn nguy cơ căng thẳng, xung đột.
Ở trong nước, các yếu tố gây bất ổn còn tiềm ẩn, các thế lực thù địch, phản
động tăng cường chống phá với những phương thức, thủ đoạn mới rất tinh vi,

xảo quyệt và manh động, nguy hiểm. Ranh giới giữa an ninh truyền thống và an
ninh phi truyền thống có thể tác động, chuyển hóa lẫn nhau; tình hình trật tự, an
tồn xã hội, hoạt động của tội phạm có những diễn biến mới, phức tạp, đe dọa
trật tự, kỷ cương xã hội, có thể chuyển hóa thành vấn đề an ninh quốc gia hoặc
ngược lại. Nhiều vướng mắc cản trở việc kết hợp giữa kinh tế, văn hóa, xã hội
với quốc phịng, an ninh chưa được nhận diện đầy đủ và kịp thời tháo gỡ; một số
mâu thuẫn, xung đột xã hội chậm được nhận diện, giải quyết. Công tác tổ chức
hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia trên một số địa bàn, lĩnh vực đã có vướng
mắc, bất cập trong bối cảnh tình hình mới, chưa tạo được thế trận liên hồn, tổng
hợp từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong. Tham nhũng, lãng phí, quan liêu,
suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện "tự diễn biến",
"tự chuyển hóa" trong nội bộ cịn diễn biến phức tạp và nghiêm trọng…
Thực trạng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc ở Việt
Nam hiện nay.
Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, cơng
tác xây dựng Phong trào Tồn dân bảo vệ ANTQ đã được cả hệ thống chính
2.2.

6


SVTH Trịnh Thu Hà

trị quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện, được đơng đảo nhân dân đồng tình,
tích cực hưởng ứng nên đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Đảng ủy Cơng an Trung ương,
Bộ Cơng an, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã ban hành nhiều văn bản,
từng bước tạo cơ sở chính trị, pháp luật vững chắc cho mọi hoạt động xây dựng
phong trào bảo vệ ANTQ, điển hình như: Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban
hành Kết luận số 44-KL/TW, ngày 22-1-2019 “về việc tiếp tục đẩy mạnh thực

hiện Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với Phong trào Tồn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới”. Quốc
hội ban hành Luật Công an nhân dân (CAND) năm 2018, trong đó quy định rõ
trách nhiệm của các bộ, ngành Trung ương, HĐND, UBND các cấp trong xây
dựng nền ANND, thế trận ANND gắn với nền QPTD, thế trận QPTD... Đảng ủy
Công an Trung ương đã ban hành 3 kế hoạch tổ chức quán triệt, triển khai thực
hiện Kết luận số 44-KL/TW của Ban Bí thư; Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành
2 chỉ thị và hàng chục kế hoạch sơ kết, tổng kết thực hiện các chun đề trong
cơng tác xây dựng Phong trào Tồn dân bảo vệ ANTQ, xây dựng, củng cố nền
ANND, thế trận ANND. Cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương đã lãnh đạo,
chỉ đạo tổ chức vận động nhân dân tham gia bảo đảm ANTT, xây dựng Phong
trào Toàn dân bảo vệ ANTQ. Trung bình mỗi năm, cấp tỉnh ban hành 630 văn
bản, cấp huyện ban hành 1.624 văn bản và cấp xã ban hành 10.084 văn bản về
xây dựng Phong trào Tồn dân bảo vệ ANTQ.
Cấp ủy đảng, chính quyền, lực lượng công an các cấp đã quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh cơng tác tun truyền đến tồn thể cán bộ, đảng viên và
nhân dân về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về
bảo vệ ANTT; nâng cao cảnh giác trước âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt
động chống phá của các thế lực thù địch, các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; cổ vũ,
động viên các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong
Phong trào Tồn dân bảo vệ ANTQ với nhiều hình thức đổi mới, phù hợp với
đặc điểm đối tượng, địa bàn, tầng lớp dân cư. Kết quả đã tổ chức gần 400.000
buổi tuyên truyền tập trung với gần 30 triệu lượt người tham dự; biên tập, phát
hành trên 5 triệu bản tài liệu; kẻ vẽ 3 triệu khẩu hiệu, pano, áp phích, tờ rơi ở nơi
công cộng; xây dựng trên 30.000 phim, phóng sự, trên 200.000 tin, bài đăng tải
trên các phương tiện thông tin đại chúng... Thông qua tuyên truyền vận động,
nhân dân đã cung cấp trên 400.000 tin có liên quan đến ANTT, giúp lực lượng
chức năng khám phá 124.000 vụ, bắt gần 160.000 đối tượng; tham gia giáo dục,
7



SVTH Trịnh Thu Hà

giúp đỡ 175.000 người lầm lỗi, 96.000 người chấp hành xong án phạt tù tái hòa
nhập cộng đồng; vận động gần 90.000 đối tượng truy nã ra đầu thú; tự giác giao
nộp trên 200.000 súng, đầu đạn các loại.
Các mơ hình trong Phong trào Tồn dân bảo vệ ANTQ được xây dựng rất
đa dạng, phong phú. Nhiều mơ hình, điển hình tiên tiến, điểm sáng, gương sáng
theo hướng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải từ cơ sở được triển khai
thực hiện ở nhiều địa phương trong cả nước, được nhân dân đồng tình, tích cực
tham gia và đem lại hiệu quả thiết thực, nổi bật, như: “Khu dân cư, xã, phường,
thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường an toàn về ANTT”; ban, tổ bảo vệ
dân phố, đội dân phòng; dòng họ, tộc họ tự quản về ANTT; tổ, nhóm liên gia tự
quản về ANTT, “Tổ công nhân tự quản”, “Khu nội trú sinh viên an tồn, khơng
có tội phạm và tệ nạn xã hội”, “Xứ, họ đạo bình n”, “Camera phịng, chống tội
phạm”... Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an phối hợp với Ban Dân vận
Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ,
ngành, đoàn thể tham mưu với Đảng, Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo
đảm ANTT; phối hợp bàn bạc, thảo luận tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc
trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT. Tiếp tục thực hiện hàng chục nghị
quyết, thơng tư, chương trình, quy chế, kế hoạch liên tịch, liên ngành; sơ kết,
tổng kết, ký mới 3 thơng tư liên tịch, 4 chương trình, 7 quy chế phối hợp về cơng
tác bảo đảm ANTT, phịng, chống tội phạm, xây dựng Phong trào Toàn dân bảo
vệ ANTQ.
Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ đã gắn kết chặt chẽ và cùng phát triển
với các phong trào cách mạng khác do Đảng, Nhà nước, ban, bộ, ngành, đoàn thể
phát động. Lực lượng CAND, lực lượng bán chuyên trách và các tổ chức nhân
dân tự quản bảo vệ ANTT ở cơ sở được quan tâm xây dựng ngày càng vững
mạnh. Lực lượng CAND được xây dựng, bố trí theo hướng “Bộ tinh, tỉnh mạnh,
huyện toàn diện, xã bám cơ sở”. Việc bố trí gần 45.000 cơng an chính quy đảm

nhiệm các chức danh công an xã trên địa bàn tồn quốc đã giúp tăng cường cơng
tác nắm tình hình, giải quyết từ sớm, từ đầu các vấn đề về ANTT ngay tại cơ sở,
tình hình ANTT ở cơ sở có chuyển biến tốt lên rõ rệt. Từ Phong trào Toàn dân
bảo vệ ANTQ đã xuất hiện hàng vạn tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc, có nhiều
thành tích trong phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo vệ ANTT ở cơ sở,
được ghi nhận, tôn vinh.
8


SVTH Trịnh Thu Hà

Chương 3. Phương hướng, giải pháp đẩy mạnh phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới.
Một là, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý
điều hành của chính quyền đối với cơng tác xây dựng Phong trào Toàn dân bảo
vệ ANTQ. Tổ chức thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương
Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành về xây dựng, củng cố nền
ANND, thế trận ANND. Tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước tăng cường
lãnh đạo, chỉ đạo, hoàn thiện các văn bản pháp luật để nâng cao chất lượng, hiệu
quả cơng tác xây dựng Phong trào Tồn dân bảo vệ ANTQ; phát động Phong
trào Toàn dân bảo vệ ANTQ trên không gian mạng để ứng dụng những thành tựu
phát triển khoa học, công nghệ vào sự nghiệp bảo vệ ANTT...
Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của
các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân về
bảo vệ ANTT. Tuyên truyền sâu rộng đường lối, quan điểm của Đảng về xây
dựng nền ANND, thế trận ANND bảo vệ Tổ quốc; âm mưu, hoạt động “diễn
biến hịa bình” của các thế lực thù địch; các phương thức, thủ đoạn hoạt động
của tội phạm... Hướng dẫn cho nhân dân phương pháp phát hiện, đấu tranh, ngăn
chặn các hành vi vi phạm pháp luật, tích cực tham gia xây dựng, củng cố hệ
thống chính trị cơ sở... Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, sử dụng nhiều hình thức

tuyên truyền phù hợp; chú trọng ứng dụng công nghệ thơng tin; tạo các kênh trao
đổi an tồn, thuận tiện, các diễn đàn để nhân dân tham gia đấu tranh, tố giác tội
phạm, phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Ba là, tiếp tục tham mưu chỉ đạo, tổ chức đổi mới hình thức, biện pháp
xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ bảo đảm thiết thực, phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh của từng khu vực, lĩnh vực, địa bàn, đáp ứng nhiệm vụ phát
triển kinh tế, văn hóa-xã hội, bảo đảm QPAN ở từng địa phương, đơn vị. Nâng
cao chất lượng phong trào ở các địa bàn trọng điểm, chiến lược, phức tạp về
ANTT. Xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến theo hướng xã hội
hóa, tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải về ANTT từ cơ sở; vận động nhân
dân chủ động phát hiện, tố giác tội phạm, tham gia giáo dục, giúp đỡ, cảm hóa
người vi phạm pháp luật, người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng

9


SVTH Trịnh Thu Hà

đồng.
Bốn là, tiếp tục tăng cường mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa
CAND với Quân đội nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, ban,
ngành, đồn thể, tổ chức chính trị-xã hội trong cơng tác xây dựng Phong trào
Tồn dân bảo vệ ANTQ. Tập trung thực hiện tốt các văn bản liên ngành đã ký
kết; chú trọng công tác hướng dẫn, kiểm tra, đơn đốc các cơ quan, ban, ngành,
đồn thể, tổ chức chính trị-xã hội tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT phù
hợp, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị. Lồng ghép cơng tác xây dựng
Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ với việc thực hiện các cuộc vận động, Phong
trào Thi đua yêu nước, các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, bảo
đảm QPAN, đối ngoại ở từng đơn vị, địa phương.
Năm là, quan tâm tham mưu xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở,

phát huy vai trị của bí thư chi bộ, trưởng các đồn thể, trưởng thơn, trưởng xóm,
người có uy tín trong cộng đồng; điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ,
chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho lực lượng bán chuyên trách và các tổ chức
quần chúng bảo vệ ANTT cơ sở đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ; xây dựng lực
lượng chuyên trách xây dựng phong trào từ Bộ Công an đến công an cấp huyện,
bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Sáu là, tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết,
khắc phục kịp thời những hạn chế, yếu kém trong quá trình tổ chức xây dựng
Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ; động viên khen thưởng kịp thời những tập
thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời các chế độ,
chính sách đối với người bị thương, hy sinh, bị thiệt hại về tài sản trong khi tham
gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và trong Phong trào Tồn dân
bảo vệ ANTQ.

KẾT LUẬN
Có thể nói, phong trào tồn dân bảo vệ an ninh tổ quốc có vị trí, vai trị
quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc, là nòng cốt để củng cố nền an
ninh nhân dân. Các cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh cơng
tác nâng cao phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc của nhân dân, đồng thời, nhân
dân đồng tình, tích cực tham gia những phong trào đó góp phần xây dựng thế
10


SVTH Trịnh Thu Hà

trận an ninh nhân dân vững chắc và tạo điều kiện thuận lợi phát triển KT-XH
trong tình hình mới phức tạp hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhiều tác giả, (2013), “Giáo trình giáo dục quốc phịng – an ninh”, Nhà

xuất bản giáo dục.
2. TS Tô lâm, “Bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới”
3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia
Sự thật-2021
4. Điều 12, 13, Luật Công an nhân dân, năm 2018
5. Thượng tướng Bùi Văn Nam, “Đẩy mạnh cơng tác xây dựng phong trào
tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình
hình mới.

11



×