Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

ẢNH HƯỞNG CHẾ độ PHÂN bón lá hữu cơ đến SINH TRƯỞNG RAU cải bẹ XANH TRỒNG TRÊN GIÁ THỂ TRONG NHÀ MÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC

TĨM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN CNSH
ĐỀ TÀI :

Ảnh hưởng chế độ phân bón lá hữu cơ đến sinh trưởng rau cải bẹ canh trồng
trên giá thể trong nhà màng
GVHD: ThS.Hoàng Đắc Hiệt
SVTH : Nguyễn Thị Trúc Mai
MSSV : 15070009
LỚP : 18SH01

Bình Dương 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được
sự truyền đạt, chỉ bảo, quý báu của quý thầy cô, nhận được nhiều sự giúp đỡ hỗ trợ
nhiệt tình từ gia đình, đồng nghiệp và bạn bè. Em chân thành ghi nhớ công lao và
cảm ơn đến:
Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS. Hoàng Đắc Hiệt đã tận
tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm cho em trong suốt quá
trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị kỹ thuật viên tại Trung tâm Nghiên cứu
và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đã ln giúp đỡ
tận tình trong lúc em thực hiện đề tài.
Nhân dịp này em cũng xin cảm ơn đến quý thầy cô trong Ban Giám hiệu,
Khoa Công nghệ sinh học Trường Đại học Bình Dương đã tận tình giảng dạy,
truyền đạt kiến thức quý báu cho em suốt trong thời gian học tập vừa qua.


Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã ln động viên, giúp đỡ
em trong q trình làm luận văn và hết lòng hỗ trợ em về mặt tinh thần trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
Thủ Dầu Một, ngày 28 tháng 07 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Trúc Mai

i


TĨM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng chế độ phân bón lá hữu cơ đến sinh trưởng rau cải bẹ xanh
(Brassica juncea L.) trồng trên giá thể trong nhà màng” được tiến hành từ tháng
04/2019 đến tháng 05/2019 tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp
Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (Ấp 1, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi,
Tp. Hồ Chí Minh). Mục tiêu của đề tài nhằm xác định loại phân bón lá hữu cơ phù
hợp cho rau cải bẹ xanh trồng trên giá thể trong nhà màng.
Thí nghiệm đơn yếu tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, gồm 5
nghiệm thức, 3 lần lặp lại. Nghiệm thức 1: 100% phân dịch trùn quế; Nghiệm thức 2:
100% phân cá; Nghiệm thức 3 (ĐC): 50% phân dịch trùn quế + 50% phân cá;
Nghiệm thức 4: 50% phân dịch trùn quế + 30% phân cá+ 20% phân bón Nutri Amin
và Nghiệm thức 5: 50% phân cá + 50% phân bón lá Nutri Amin. Thí nghiệm gồm
15 ơ và diện tích mỗi ơ thí nghiệm là 3 m2. Diện tích nhà màng bố trí thí nghiệm
300 m2. Các nghiệm thức được theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, tình hình sâu bệnh
hại, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, đánh giá cảm quan và thời gian
bảo quản.
Kết quả đề tài cho thấy nghiệm thức 4: 50% phân dịch trùn quế + 30% phân cá +
20% phân bón lá nutri amin là nghiệm thức tốt nhất. Số lá đạt 14,73 lá/cây; chiều

dài lá đạt 26,26 cm/lá; chiều rộng lá đạt 13,77 cm/lá; chiều cao cây đạt 30,03
cm/cây, khối lượng trung bình là 115,40 g/cây, năng suất lý thuyết 5.770,3 kg/1000
m2, năng suất thực thu 2.955,6 kg/1000 m2, độ mướt tốt nhất và thời gian bảo quản
lâu nhất. Nghiệm thức 1 có các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất, phẩm chất và
hiệu quả kinh tế là thấp nhất. Nghiệm thức 3 và 5 không có sự chênh lệch quá lớn.

ii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................i
TÓM TẮT .................................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iii
CHƯƠN 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.3 Yêu cầu ............................................................................................................. 3
1.4 Ý nghĩa của nghiên cứu .................................................................................... 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4
2.1 Giới thiệu tổng quát về rau cải bẹ xanh ............................................................ 4
2.1.1 Khái quát và sự phân bố ............................................................................ 4
2.1.2 Nguồn gốc và yêu cầu sinh thái ................................................................. 4
2.1.3 Phân loại của rau cải .................................................................................. 4
2.1.4 Đặc điểm thực vật của rau cải bẹ xanh ...................................................... 5
2.1.5 Yêu cầu ngoại cảnh .................................................................................... 6
2.1.6 Vai trò của cải bẹ xanh ............................................................................... 6
2.1.7 Đặc điểm một số giống cải bẹ xanh ........................................................... 7
2.2 Tình hình sản xuất rau trong và ngồi nước ..................................................... 8
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trong nước ........................................... 8

2.2.2 Tình hình sản xuất rau trên thế giới ........................................................... 9
2.3 Trồng rau trong nhà màng .............................................................................. 11
2.4 Trồng rau trên giá thể ..................................................................................... 14
2.5 Tình hình nghiên cứu các loại phân bón lá hữu cơ trong và ngồi nước ....... 18
2.5.1 Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón lá ......................................... 18
2.5.2 Tình hình nghiên cứu về phân cá hữu cơ ................................................. 23
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 26
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện ..................................................................... 26
3.1.1 Thời gian thực hiện .................................................................................. 26
3.1.2 Địa điểm thực hiện................................................................................... 26

iii


3.2 Vật liệu nghiên cứu......................................................................................... 27
3.2.1 Thiết bị và dụng cụ .................................................................................. 27
3.2.2 Vật liệu thí nghiệm .................................................................................. 27
3.2.3 Thiết bị khác ............................................................................................ 28
3.2.4 Phân bón lá hữu cơ .................................................................................. 29
3.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 29
3.4 Phương pháp thực hiện ................................................................................... 30
3.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................................ 32
3.5.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng ...................................................................... 32
3.5.2 Tình hình sâu bệnh hại ............................................................................. 32
3.5.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất .......................................... 33
3.5.4 Các chỉ tiêu về phẩm chất ........................................................................ 33
3.5.5 Hiệu quả kinh tế ....................................................................................... 33
3.5.6 Xử lý thống kê ......................................................................................... 34
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ........................................................... 35
4.1 Ảnh hưởng của phân bón lá hữu cơ đến sinh trưởng của rau cải bẹ xanh ..... 35

4.1.1 Ảnh hưởng của phân bón lá hữu cơ đến chiều cao của rau cải bẹ xanh .. 35
4.1.2 Ảnh hưởng của phân bón lá hữu cơ đến chiều dài lá của rau cải bẹ xanh
.................................................................................................................... .….37
4.1.3 Ảnh hưởng của phân bón lá hữu cơ đến chiều rộng lá của rau cải bẹ xanh
.......................................................................................................................... 38
4.1.4 Ảnh hưởng của phân bón lá hữu cơ đến số lá của rau cải bẹ xanh.......... 39
4.2 Ảnh hưởng phân bón lá hữu cơ đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng
suất ........................................................................................................................ 41
4.2.1 Ảnh hưởng của phân bón lá hữu cơ đến khối lượng trung bình của rau cải
bẹ xanh .............................................................................................................. 41
4.2.2 Ảnh hưởng của phân bón lá hữu cơ đến năng suất lý thuyết của rau cải bẹ
xanh ................................................................................................................... 42
4.2.3 Ảnh hưởng của phân bón lá hữu cơ đến năng suất thực thu của rau cải bẹ
xanh ................................................................................................................... 43
4.2.4 Ảnh hưởng của phân bón lá hữu cơ đến năng suất thương phẩm của rau
cải bẹ xanh ........................................................................................................ 44
4.3 Ảnh hưởng phân bón lá hữu cơ đến phẩm chất của rau cải bẹ xanh .............. 45

iv


4.3.1 Ảnh hưởng phân bón lá hữu cơ đến độ mướt của rau cải bẹ xanh .......... 45
4.3.2 Ảnh hưởng phân bón lá hữu cơ đến thời gian bảo quản của rau cải bẹ
xanh ................................................................................................................... 45
4.4 Ảnh hưởng phân bón lá hữu cơ đến hiệu quả kinh tế rau cải bẹ xanh ........... 46
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 47
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 47
5.2 Kiến nghị ........................................................................................................ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 49
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 54


v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN & PTNT: Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn
ĐVT: Đơn vị tính
ĐC: Đối chứng
FAO: Tổ chức nông lương thế giới
HP: Mã lực (horse power)
GAP: Các quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
NT: Nghiệm thức
NST: Ngày sau trồng
RAT: Rau an toàn
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
UPOV: Liên minh quốc tế về bảo vệ giống cây trồng mới
WEGH: phân bón sinh học mới của Mỹ (Worldwise Enterprises Hwaven Greens)

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng trong 100g phần ăn được của rau cải bẹ xanh ở
Việt Nam…………………………………………………………………………………...7
Bảng 3.1 Diễn biến nhiệt độ, độ ẩm tại khu vực nhà màng bố trí thí nghiệm từ tháng
04/2019 đến tháng 05/2019………………………………………………………...26
Bảng 3.2 Thành phần và nguồn gốc các loại phân hữu cơ sử dụng trong đề tài…..29
Bảng 4.1 Ảnh hưởng chế độ phân bón lá hữu cơ đến chiều cao của rau cải bẹ
xanh………………………………………………………………………………...36

Bảng 4.2 Ảnh hưởng chế độ phân bón lá hữu cơ đến chiều dài lá của rau cải bẹ
xanh………………………………………………………………………………...37
Bảng 4.3 Ảnh hưởng chế độ phân bón lá hữu cơ đến chiều rộng lá của rau cải bẹ
xanh……………………………………………………….………………………..39
Bảng 4.4 Ảnh hưởng chế độ phân bón lá hữu cơ đến số lá của rau cải bẹ
xanh………………………………………………………………………………...40
Bảng 4.5 Ảnh hưởng chế độ phân bón lá hữu cơ đến khối lượng trung bình cây của
rau cải bẹ xanh……………………………………………………………………..41
Bảng 4.6 Ảnh hưởng chế độ phân bón lá hữu cơ đến năng suất lý thuyết của rau cải
bẹ xanh……………………………………………………………………………..42
Bảng 4.7 Ảnh hưởng chế độ phân bón lá hữu cơ đến năng suất thực thu của rau cải
bẹ xanh……………………………………………………………………………..43
Bảng 4.8 Ảnh hưởng chế độ phân bón lá hữu cơ đến năng suất thương phẩm của rau
cải bẹ xanh…………………………………………………………………………44
Bảng 4.9 Ảnh hưởng chế độ phân bón lá hữu cơ đến nhiệu quả kinh tế của rau cải
bẹ xanh……………………………………………………………………………..46
Bảng 10.1 Tổng chi phí sản xuất cây rau cải bẹ xanh trên diện tích 1.000 m2 ...….71

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1 Kiểu nhà màng thơng gió cố định (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển
Nông nghiệp Cơng nghệ cao, 2017)………………………………………………..26
Hình 3.2 Sơ đồ thí nghiệm về ảnh hưởng chế độ phân bón lá hữu cơ đến sinh trưởng
rau cải bẹ xanh trồng trên giá thể trong nhà màng…………………………………30
Hình 1a. Rau cải bẹ xanh trước khi thu hoạch của nghiệm thức 1 (28 NST)……...54
Hình 1b. Rau cải bẹ xanh sau khi thu hoạch của nghiệm thức 1 (28 NST)………..54
Hình 2a. Rau cải bẹ xanh trước khi thu hoạch của nghiệm thức 2 (28 NST)……...55
Hình 2b. Rau cải bẹ xanh sau khi thu của nghiệm thức 2 (28 NST)……………….55

Hình 3a. Rau cải bẹ xanh trước khi thu hoạch của nghiệm thức 3 (28 NST)……...56
Hình 3b. Rau cải bẹ xanh sau khi thu hoạch của nghiệm thức 3 (28 NST)………..56
Hình 4a. Rau cải bẹ xanh trước khi thu hoạch của nghiệm thức 4 (28 NST)……...57
Hình 4b. Rau cải bẹ xanh sau khi thu hoạch của nghiệm thức 4 (28 NST)………..57
Hình 5a. Rau cải bẹ xanh trước khi thu hoạch của nghiệm thức 5 (28 NST)……...58
Hình 5b. Rau cải bẹ xanh sau khi thu hoạch của nghiệm thức 5 (28 NST)………..58

viii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rau là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày và là loại
thực phẩm khơng thể thay thế. Ngồi giá trị cung cấp dinh dưỡng, rau là nguồn
cung cấp các loại Vitamin chủ yếu cho cơ thể con người như Vitamin A, B1, B2, C,
D, E, PP... các chất muối khoáng như Ca, Fe, P... và acid hữu cơ. Việc sử dụng rau
với số lượng cần thiết làm tăng khẩu vị, độ ngon miệng và cân bằng số lượng chất
xơ trong cơ thể, chúng được coi là nhân tố quan trọng đối với sức khỏe và đóng vai
trị chống chịu lại bệnh tật. Cơ thể muốn phát triển cân đối, điều hòa thì cần rất
nhiều Vitamin là một trong những chất quan trọng, có tác dụng làm cho hoạt động
sinh lý của cơ thể được bình thường. Vitamin có nhiều trong các loại rau, có nhiều
loại thức ăn khơng có hoặc rất ít. Mỗi loại Vitamin đề có chức năng sinh lý riêng,
thiếu một loại nào đó đều làm cho cơ thể phát triển khơng bình thường và sinh ra
nhiều bệnh tật. Nhu cầu rau ăn hàng ngày của người dân Việt Nam trung bình vào
khoảng 200-300 g/người/ngày. Khi nhắc đến tác dụng của rau không thể bỏ qua
công dụng của rau cải bẹ xanh. Cải bẹ xanh có nhiều vitamin như A, B, C, D, K,
caroten, acid nicotic, anbumin,… các nguyên tố Ca, P, Fe. Nó có tác dụng hiệu quả
trong việc hỗ trợ tiêu hóa và táo bón do chứa hàm lượng chất xơ rất lớn, vì có nhiều
vitamin giúp tăng cường sức đề kháng và thanh nhiệt. Ngoài ra cải bẹ xanh cịn

chữa bệnh gout do thải ra ngồi chất acid uric gây bệnh, còn nhiều tác dụng khác
của cải bẹ xanh đối với sức khỏe con người.
Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng cho rau, người trồng đã áp
dụng các mơ hình trồng rau trong nhà màng. Nhà màng có tác dụng bảo vệ cây
trồng trước những tác động của thời tiết và điều kiện ngoại cảnh, ngăn cản một số
côn trùng gây hại, tạo môi trường tốt cho cây sinh trưởng, phát triển, năng suất cao
và là mơ hình trồng trồng rau ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Mô hình nhà màng đang ngày càng được sử dụng rộng rãi đem lại hiệu quả kinh tế

1


cao cho người dân như tăng sản lượng, chất lượng, giảm lao động, bảo đảm nhu cầu
rau sạch cung cấp cho thị trường,giúp chặn côn trùng, bảo đảm hạn chế tối đa thuốc
bảo vệ thực vật mang đến sự an toàn cho người tiêu dùng.
Hiện nay, canh tác rau trong nhà màng trồng trên giá thể đang được ứng dụng
trồng rộng rãi. Giá thể nền hữu cơ được làm từ những phế thải trong nơng nghiệp,
với đặc tính xốp, bền nên giá thể rất nhẹ và khả năng giữ ẩm và các chất dinh dưỡng
hoàn hảo giúp cây trồng tăng trưởng và phát triển tốt như trồng trong đất màu mỡ
và giàu dinh dưỡng hơn. Nó được sử dụng nhiều ở những vùng điều kiện trồng trọt
khó khăn như khơng có đất, đất cát nghèo dinh dưỡng, sóng to gió lớn như ngoài
hải đảo, các vùng ven biển,.. Việc sử dụng giá thể nền hữu cơ trong canh tác cây
trồng mang lại nhiều lợi ích về sản lượng và đảm bảo sản phẩm đáp ứng tốt vệ sinh
an toàn thực phẩm.
Phân bón là “vật tư đầu vào” của q trình sản xuất nơng nghiệp, đóng vai trị
rất quan trọng trong nền nông nghiệp nước ta. Tuy nhiên trong một thời gian dài,
việc lạm dùng phân bón vơ cơ, phân bón hố học ở nước ta đã gây ơ nhiễm mơi
trường canh tác cũng như môi trường sống, và cho ra các sản phẩm nơng nghiệp
thiếu an tồn. Theo thống kê, ở Việt Nam, tỷ lệ sử dụng phân bón vơ cơ, phân bón
hố học đang chiếm đến hơn 90% trong nơng nghiệp, trong khi phân bón hữu cơ chỉ

chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Việc này dẫn đến hiệu quả sử dụng phân bón ở nước ta rất thấp,
nhìn chung chỉ khoảng đạt 45% đến 50%. Sử dụng phân bón hữu cơ thay thế cho
phân bón vơ cơ, phân bón hố học trong trồng trọt và sản xuất nông nghiệp sẽ mang
lại bốn lợi ích: Thứ nhất là bảo đảm mơi trường sống và nguồn nước “sạch” hơn;
Thứ hai là môi trường canh tác, cây trồng sẽ “khoẻ hơn”, giảm phụ thuộc vào việc
sử dụng thuốc trừ sâu cũng như các loại thuốc bảo vệ thực vật khác; Thứ ba là cho
ra sản phẩm nơng sản “sạch” và an tồn hơn, có giá trị hơn trên thị trường, tăng khả
năng xuất khẩu; Cuối cùng là tận dụng được các phế phụ phẩm trong nông nghiệp,
thúc đẩy sự phát triển, cũng như ứng dụng của phân bón hữu cơ trong nền nơng
nghiệp, bảo vệ mơi trường.
Vì vậy, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng cho rau cải bẹ xanh

2


đến tay người tiêu dùng, đề tài: “Ảnh hưởng chế độ phân bón lá hữu cơ đến sinh
trưởng rau cải bẹ xanh (Brassica juncea L.) trồng trên giá thể trong nhà màng” đã
được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định loại phân bón lá hữu cơ phù hợp cho rau cải bẹ xanh trồng trên giá thể
trong nhà màng.
1.3 Yêu cầu
- Bố trí thí nghiệm và theo dõi các đặc điểm nông học, sinh trưởng, năng suất và
hiệu quả kinh tế của cải bẹ xanh trồng điều kiện nhà màng tại thành phố Hồ Chí
Minh.
- Xác định được loại phân bón lá hữu cơ phù hợp cho rau cải bẹ xanh trồng trên
giá thể trong nhà màng.
1.4 Ý nghĩa của nghiên cứu
- Hiện nay việc sử dụng phân bón lá hữu cơ cho sản xuất cải bẹ xanh ít được sử
dụng rộng rãi và chất lượng cải bẹ xanh chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều.

- Bước đầu cung cấp tư liệu cho nghiên cứu và bổ sung chế độ dinh dưỡng hữu
cơ phục vụ công tác xây dựng và hồn thiện quy trình sản xuất hữu cơ cho các loại
rau ăn lá nhằm năng cao chất lượng và đảm bảo an toàn.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu tổng quát về rau cải bẹ xanh
2.1.1 Khái quát và sự phân bố
Rau cải bẹ xanh có tên khoa học là (Brassica juncea L.). Hoa vàng nhạt, khá lớn,
cao 1,5 cm, xếp thành chùm dạng ngù. Quả cải 35 mm, tận cùng bởi một mũi nhọn,
dài 4 – 5 mm, mở thành các van lồi, có đường gân giữa rõ. Hạt hình cầu, có mạng
màu đen đen, dài 2 mm.
Cây thảo hằng năm, cao 40 - 60 cm hay hơn, rễ trụ ít phân nhánh. Lá mọc từ gốc,
hình trái xoan, tù, có cuống lá có cánh với 1 - 2 cặp tai lá; phiến dài tới 1m, rộng 60
cm, hơi hay có răng không đều; các lá ở thân tiêu giảm hơn; các lá phía trên hình
dải - ngọn giáo dài 5 cm, rộng 5-10 mm.
Cải bẹ xanh có nhiều thứ khác nhau như loài phân bố miền nhiệt đới và cận
nhiệt đới châu Á, vùng Trung Á. Ở nước ta, cải bẹ xanh được trồng phổ biến khắp
cả nước và có thể trồng quanh năm, trừ những tháng nóng và mưa nhiều. (Lê Văn
Hịa, Nguyễn Bảo Tồn. 2005).
2.1.2 Nguồn gốc và yêu cầu sinh thái
Cải xanh được gieo trồng ở nhiều nơi trên thế giới nhưng phổ biến và tập trung
ở các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Hiện nay chưa xác định được chắc chắn
nguồn gốc của cải xanh, tuy nhiên nhiều tác giả nhất trí rằng trung tâm đa dạng của
cải xanh là Trung Á.
Cải xanh có khả năng chịu đựng cao với khí hậu nóng, ẩm. Trong mùa lạnh, cải
xanh sinh trưởng nhanh và cho năng suất cao trên đất giàu mùn, thoát nước tốt

(Lysak và cộng sự, 2005, dẫn theo Abdul và cộng sự, 2012).
2.1.3 Phân loại của rau cải
Họ cải (Brassicaceae) có khoảng 375 chi và 3200 loài. Chi Brassica chứa
khoảng 100 loài bao gồm cải dầu, cải bắp, súp lơ, bông cải xanh, cải bruxen, củ
cải, cải mù tạt. Số nhiễm sắc thể trong họ cải dao động từ 2n = 8 đến 2n = 256

4


(Lysak và cộng sự, 2005, dẫn theo Abdul và cộng sự, 2012). Ở nước ta họ cải có 6
chi và 20 loài. Căn cứ vào đặc điểm của cuống lá, phiến lá (kích thước, hình dạng,
màu sắc...các giống rau cải của nước ta hiện nay được phân thành 3 nhóm:
* Nhóm cải bẹ (Brassica campesris L.)
Nhóm cải bẹ cịn gọi là nhóm cải dưa (chủ yếu để muối dưa). Nhóm cải này ưa
nhiệt độ thấp, chịu lạnh. Nhiệt độ thích hợp 15 - 220C do đó trồng thích hợp
trong vụ Đơng Xn. Đặc điểm nhóm cải bẹ là có bẹ lá to, dày, dịn, lá lớn. Năng
suất 1 cây có thể 2 - 4 kg, thời gian sinh trưởng từ lúc gieo đến thu hoạch từ 120 160 ngày.
* Nhóm cải xanh/cải cay/cải canh (Brassica juncea L.)
Nhóm cải xanh có khả năng chịu được nóng và mưa to, nhóm cải này có khả
năng thích nghi rộng, thường được trồng quanh năm đặc biệt trong vụ Xuân Hè và
vụ Thu Đông. Cải xanh có cuống hơi trịn, nhỏ, ngắn. Phiến lá nhỏ và hẹp, bản lá
mỏng, cây thấp, nhỏ, lá có màu xanh vàng đến xanh đậm ăn có vị cay nên gọi là cải
cay.
* Nhóm cải thìa/ cải trắng (Brassica chinensis L.)
Nhóm cải thìa có đặc điểm dễ phân biệt đó là hình lóng máng, màu trắng, phiến
lá hơi trịn, cây mọc gọn, có khả năng thích ứng rộng (10 - 270C) nên có thể trồng
được quanh năm. Nhóm này có thời gian sinh trưởng ngắn sau trồng 30 - 50 ngày
có thể thu hoạch, dễ để giống, có thể trồng xen, gieo lẫn các loại rau khác và cải
xanh chống giáp vụ rau (Lê Thị Khánh, 2008).
2.1.4 Đặc điểm thực vật của rau cải bẹ xanh

Cây cải thuộc rễ chùm, phân nhánh. Bộ rễ ăn nông trên tầng đất màu, tập trung
nhiều nhất ở tầng đất 0 - 20 cm. Lá cải mọc đơn, khơng có lá kèm. Những lá dưới
thường tập trung, bẹ lá to, lá rất lớn. Bộ lá khá phát triển, lá to nhưng mỏng
nên chịu hạn kém và dễ bị sâu bệnh phá hại. Hoa cải có dạng chùm, khơng có lá
bắc. Hoa nhỏ, đều, mẫu 2. Đài hoa và tràng hoa đều 4, xếp xen kẻ nhau. Có 6 nhị
trong đó 2 nhị ngồi có chỉ nhị ngắn hơn 4 cái trong. Bộ nhị gồm 2 nỗn dính bầu

5


trên, một ơ về sau có một vách ngăn giả chia bầu thành 2 ơ, mỗi ơ có 2 hoặc nhiều
nỗn. Quả thuộc loại quả giác, hạt có phơi lớn và cong, nghèo nội nhủ (Lê Thị
Khánh, 2008).
2.1.5 Yêu cầu ngoại cảnh
Cải có nguồn gốc ơn đới nên u cầu ánh sáng thích hợp với thời gian
chiếu sáng ngày dài, cường độ ánh sáng yếu. Nhiệt độ cho sinh trưởng và phát triển
là từ 15 - 220C. Lượng nước trong cây rất cao chiếm từ 75 - 95% do đó cải cần
nhiều nước để sinh trưởng phát triển. Tuy nhiên, nếu mưa kéo dài hay đất úng nước
cũng ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây cải (Lê Thị Khánh, 2008).
2.1.6 Vai trò của cải bẹ xanh
- Vai trò kinh tế
Trồng rau ở Việt Nam là nguồn thu nhập quan trọng của nơng thơn, ước tính
chiếm khoảng 9% trong tổng số thu nhập từ nông nghiệp bao gồm cả trồng lúa
(Phạm Văn Chương và cộng sự, 2008). Theo Châu Hữu Hiền Philippe và cộng sự
(2001) đầu tư cho rau sản xuất nói chung cao hơn so với trồng lúa và các cây lương
thực khác. Tuy vậy, lợi nhuận trồng rau cao hơn so với trồng lúa hoặc bắp gấp 3-5
lần. Ngồi ra, rau cịn là cây dễ trồng xen, trồng gối vì vậy trồng rau tạo điều kiện
tận dụng đất đai, nâng cao hệ số sử dụng đất (Nguyễn Đình Dũng, 2009).
- Vai trị dinh dưỡng
Hiện nay trên thế giới rau là một loại thực phẩm không thể thiếu đối với người

tiêu dùng, nó cung cấp nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể con người. Theo đề xuất
của các chuyên gia dinh dưỡng FAO/WHO, 2004 thì nhu cầu rau quả của mỗi người
cần tới 400 g/ngày. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2002), ước tính rằng việc
tiêu thụ ít rau quả gây ra 19% các bệnh ung thư đường tiêu hóa, 31% các bệnh tim
thiếu máu cục bộ và 11% nguy cơ đột quỵ trên toàn cầu (Steven và cộng sự, 2011).

6


Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng trong 100g phần ăn được của rau cải bẹ xanh ở
Việt Nam
Chất dinh dưỡng

Cải bẹ xanh

Năng lượng (Calo/100g)

16

Protein (g%)

1,7

Lipid (g%)

0,0

Glucid (g%)

2,1


Cellulose (g%)

1,8

Ca (mg%)

89,0

P (mg%)

13,5

Fe (mg%)

1,9

Vitamin B1 (mg%)

0,07

Vitamin B2 (mg%)

0,10

Vitamin PP (mg%)

0,8

Vitamin C (mg%)


51
Trần Khắc Thi và Nguyễn Cơng Hoan, 2007.

- Vai trị dược liệu
Về mặt y học, theo Võ Văn Chi (1998) các loại rau cải có tác dụng lợi tiểu. Theo
Đỗ Tất Lợi (2000) rau cải xanh dùng làm thuốc chữa ho, viêm khí quản, ra mơ hơi,
trị đau dây thần kinh.
2.1.7 Đặc điểm một số giống cải bẹ xanh
- Cải xanh ta: Thời gian sinh trưởng là 40-45 ngày, lá xanh vàng, mỏng, cọng
nhỏ, bẹ dẹp, năng suất cao và ăn ngon. Giống của Viện khoa học Miền Nam, công
ty giống Miền Nam.
- Cải bẹ xanh mốc: Thời gian sinh trưởng là 40-45 ngày, cây to, lá xanh đậm, bẹ
to tròn, năng suất cao nhưng hơi đắng.
- Cải bẹ xanh mào gà: Thời gian sinh trưởng là 30-35 ngày, cây lớn đẹp, độ

7


đồng đều cao, lá màu xanh mướt, dày, bẹ dẹp, to, màu xanh trung bình và cho năng
suất cao.
- Cải bẹ xanh ngọt đuôi phụng: Thời gian sinh trưởng là 30-35 ngày, lá có khía
răng cưa, cây xịe rất đẹp, có vị phối hợp đặc biệt rất ngon giữa bẹ xanh và cải ngọt
(Trần Văn Lài, Lê Thị Hà. 2002).
2.2 Tình hình sản xuất rau trong và ngồi nước
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trong nước
Rau là thực phẩm quan trọng thường xuyên và không thể thiếu hàng ngày của
con người, đặc biệt đối với những dân tộc châu Á trong đó có Việt Nam. Việt Nam
là nước có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khá thuận lợi cho việc sản xuất các loại
rau, hoa, quả để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu.

Nhiều mơ hình sản xuất rau hiện nay đạt hiệu quả kinh tế cao, giá trị thu nhập
đạt 400 – 500 triệu đồng/ha/năm và cao hơn. Tuy nhiên sản xuất rau, nhất là rau an
toàn ở nước ta cịn gặp nhiều khó khăn và bất cập: cơng tác quy hoạch chưa được
quan tâm đúng mức; việc áp dụng các biệp pháp kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong
sản xuất chưa được hỗ trợ giải quyết thỏa đáng; thị trường, xúc tiến thương mại,
khuyến khích hỗ trợ hoạt động xuất khẩu chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt
là chất lượng rau an tồn khi phân tích vẫn còn dư lượng Nitrate, thuốc trừ sâu và
các vi sinh vật gây hại còn khá cao. Việc quản lý, sản xuất rau an toàn cần phải
được quan tâm đặc biệt và cũng là những vấn đề cần được giải quyết ngay trong
thời gian hiện nay và những năm tiếp theo.
Việt Nam có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khá thuận lợi cho việc trồng trọt
các loại rau, hoa, quả để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Hiện nay diện tích trồng rau, hoa của cả nước vào khoảng 780 nghìn ha, đạt giá trị
650 nghìn tỷ đồng, chiếm 9% GDP của nơng nghiệp Việt Nam. Kim ngạch xuất
khẩu rau, hoa, quả của Việt Nam (bao gồm cả rau quả tươi và rau quả đóng hộp) đã
có chiều hướng tăng nhưng cịn chậm. năm 2005 đạt 230 triệu USD; năm 2006 đạt

8


259 triệu USD; năm 2007 đạt 305 triệu USD; năm 2008 đạt 407 triệu USD; năm
2009 đạt 431 triệu USD. Đã xuất hiện một số mơ hình phát triển sản xuất và xuất
khẩu rau, hoa, quả đạt hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản xuất trên một ha từ 400-500
triệu VNĐ/năm, cũng có những doanh nghiệp xuất được hàng chục triệu USD/năm.
Rõ ràng là ngành sản xuất rau, hoa quả xuất khẩu có thể có thu nhập cao và là một
tiềm năng rất lớn của nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
Gần đây cũng đã xuất hiện nhiều mô hình nhà kính trồng rau từ hiện đại, có điều
khiển tự động (nhà kính Israel ở Hà Nội, Hải Phịng), nhà kính dạng đơn giản như ở
Đà Lạt để ươm rau giống, trồng các loại rau hoa cao cấp như hoa Hồng, hoa Cúc, ớt
ngọt, xà lách. Riêng mơ hình trồng rau trong nhà lưới để giảm tác động xấu của

mưa và ngăn cản côn trùng đã được áp dụng khá phổ biến ở các địa phương để
trồng rau an tồn, hiện nay đi đầu là Lâm Đồng có trên 500 ha, Đồng Nai 80 -100
ha, Vũng Tàu 40 ha….
Theo quy hoạch phát triển rau quả của Bộ NN&PTNT đến năm 2015 diện tích
rau của cả nước đạt 900 nghìn ha tăng 15,4% và đến năm 2020 diện tích đạt là 1200
ha tăng gần 54% so với hiện nay. Vì vậy, nhu cầu về giống mới là một nhu cầu cấp
thiết cần được quan tâm khi hội nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tham
gia Công ước Quốc tế về Bảo hộ Giống cây trồng mới (UPOV).
Trong những năm gần đây, ngành rau quả Việt Nam đã có những thành tựu đáng
kể về sản lượng. Năm 2011, Việt Nam đã sản xuất một sản lượng lớn rau quả tươi,
khoảng 11.692.890 tấn (8.705.940 tấn rau và 2.986.950 tấn quả), có giá trị tại nơng
trại (farm-gate) khoảng 2,7 tỷ USD, đứng vào tốp 5 trên thế giới cả về sản lượng lẫn
giá trị.
2.2.2 Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Rau tươi là nguồn vitamin và muối khoáng quan trọng. Nhu cầu về vitamin và
muối khoáng của con người được cung cấp qua bữa ăn hàng ngày từ rau tươi. Hầu
hết các loại rau tươi đều giàu vitamin nhất là vitamin A và C, các chất khoáng trong

9


rau tươi cũng rất quan trọng. Đặc biệt rau có nhiều kali ở dưới dạng kali cacbonat,
muối kali của các axít hữu cơ và nhiều chất khác dễ tan trong nước và dịch tiêu hoá.
Các muối kali làm giảm khả năng tích chứa nước của protid ở tổ chức, có tác dụng
lợi tiểu.
Trên thế giới, công nghệ cao trong sản xuất rau an tồn được hồn thiện với
trình độ kỹ thuật cao như: Sản xuất rau sạch trong nhà kính, nhà lưới, trong dung
dịch đã trở nên quen thuộc. Trong những năm gần đây, một số nước như Thái Lan,
Singapore, Israel… cũng đã phát triển mạnh công nghệ sản xuất rau sạch để phục
vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Các kỹ thuật sản xuất như trồng rau không cần

đất (Soiless Culture) cung cấp dinh dưỡng qua nước (Fertigation), che phủ bằng
nilon (Plashe Culture) đã trở nên thông dụng ở các nước này. Năng suất cây trồng
đạt khá cao: cà chua 450-600 tấn/ha/năm, dưa leo 250 tấn/ha/năm, dưa lê 150
tấn/ha/năm, xà lách 700 tấn/ha/năm. Trong khi đó, trồng ngồi nhà lưới năng suất
thấp hơn nhiều như: cà chua 50 tấn/ha/năm, dưa leo đạt 20 - 25 tấn/ha/năm, dưa lê
đạt 40 - 60 tấn/ha/năm.
Trên thế giới, hầu hết các nước có chương trình sản xuất sạch hơn và hỗ trợ tại
chỗ cho doanh nghiệp công nghiệp. Tại châu Á, các nước có các chương trình trình
diễn sản xuất sạch hơn trong các ngành công nghiệp khác nhau và các chương trình
này được nhà nước, các tổ chức nước ngồi hỗ trợ. Năm 1997, các nhà bán lẽ Châu
Âu đã thành lập hiệp hội EUROP-GAP (Good Agricultural Pratice) với mục tiêu
thoả thuận về các tiêu chuẩn và các thủ tục nhằm phát triển nền sản xuất nông
nghiệp bền vững. Mỗi nước có thể xây dựng tiêu chuẩn sản xuất nơng nghiệp bền
vững của mình dựa theo tiêu chuẩn quốc tế, hiện nay đã có: EUROP-GAP,
ASEAN-GAP, THAI-GAP.
Những sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn GAP là sản phẩm phải an toàn về dư
lượng và các chất gây độc (thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất kích thích sinh
trưởng, các loại kim loại nặng, vi sinh vật gây hại) không vượt quá mức cho phép và
đảm bảo cho sức khoẻ của người tiêu dùng. Tại Đài loan và Úc, có chế độ kiểm tra,

10


hàng năm có trên một vạn mẫu rau được kiểm tra về độ an toàn của sản phẩm, sẽ
phạt tiền những nhà sản xuất nào có mẫu vi phạm mức giới hạn cho phép. Tại Mỹ,
Đài Loan, những công nghệ và kỹ thuật sản xuất rau chất lượng cao được hướng dẫn
cho người sản xuất rau nhầm đảm bảo sãn phẩm an toàn. Sản phẩm phải đạt chất
lượng cao ( đẹp, ngon, an toàn), nên giá cao hơn vẫn được chấp nhận. các quy trình
sản xuất theo GAP hướng nơng nghiệp hữu cơ, sinh học, nên môi trường được bảo
vệ và an toàn cho người lao động khi làm việc.

2.3 Trồng rau trong nhà màng
Ở Hà Lan hiện có hơn 4.000 ha cây trồng không dùng đất. Tại Trung Quốc,
hàng loạt các khu nông nghệp công nghệ cao ở hầu hết các tỉnh đều hình thành các
mơ hình trồng rau trong nhà kính, khơng dùng đất có hệ thống điều khiển tự động.
Nổi bật là khu Cẩm tú Đại địa tại Bắc Kinh, các loại rau cải, rau muống, rau cần tây
đã được trồng thủy canh với số lượng lớn, chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu thị
trường. Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á (AVRDC) đã sử dụng hộp
xốp thí nghiệm sản xuất 160 giống rau ăn quả, 39 giống rau ăn lá theo công nghệ
thủy canh cho kết quả tốt. Ở Đức, Hà Lan, Bỉ đã sản xuất được “Rau xanh sinh thái”,
“Trái cây sinh thái” để phục vụ người tiêu dùng. Khoa nông nghiệp, Trường Đại học
Arizona (Mỹ) đã có nhiệm vụ nghiên cứu trồng cà chua thủy canh và đưa ra quy
trình trồng cà chua theo công nghệ này từ chuẩn bị nhà kính, dung dịch dinh dưỡng,
cây giống, kỹ thuật chăm sóc… cho tới thu hoạch. Trong cơng nghệ thủy canh cịn
chia ra: trồng cây nhúng chìm bộ rễ trong dung dịch (Deep flow hydroponics), trồng
màng dinh dưỡng (Nutrient film technique), khí canh (Aeroponics), thủy canh hỗn
hợp (Aggregate hydroponics) cũng có nghĩa là trồng cây trên giá thể. Cho đến nay
đã có nhiều tài liệu phổ biến kỹ thuật trồng rau thủy canh và khí canh với những
hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật trồng và thành phần dung dịch dinh dưỡng (Nguyễn
Viết Long và Nguyễn Văn Thiều, 2012).
Ở nước ta trong những năm gần đây, trình độ kỹ thuật canh tác rau nói chung đã
có những tiến bộ đáng kể. Nhiều nơi đã xây dựng các mơ hình nhà kính, nhà màng,

11


nhà lưới trồng rau từ đơn giản đến hiện đại. Phổ biến là mơ hình nhà màng ở Đà Lạt
để ươm rau giống, trồng các loại rau hoa cao cấp như hoa Hồng, hoa Cúc, ớt ngọt,
xà lách, dâu tây. Nhà kính có hệ thống điều khiển tự động theo công nghệ Thụy
Điển tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Tp. HCM; Nhà màng bán tự động của
các nhà đầu tư tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao; Nhà màng có hệ thống điều

khiển tự động theo cơng nghệ Israel ở các Khu Nơng nghiệp Cơng nghệ cao Tp. Hồ
Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng; nhà màng trồng hoa của Đà Lạt Hasfarm, sản xuất
giống của Công ty Lâm Đài. Các công nghệ, kĩ thuật trồng cây không sử dụng đất
cũng đã được áp dụng. Những mơ hình này bước đầu đã cho thấy những thành công
nhất định như nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Nhiều mơ hình trồng rau
an toàn trong nhà màng, nhà lưới sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt từ hoàn toàn tự
động đến bán tự động đã được áp dụng khá phổ biến ở các địa phương. Trong đó
phải kể đến các tỉnh đi đầu như: tỉnh Lâm Đồng với khoảng 1.000 ha nhà màng, nhà
kính (trong đó có 240 ha trồng rau) và 242 ha nhà lưới (114,5 ha trồng rau), tỉnh
Vũng tàu 40 ha nhà màng. Việc áp dụng công nghệ này đang trở nên phổ biến tuy
nhiên chưa có đánh giá một cách cụ thể về hiệu quả kinh tế cũng như những ưu
nhược điểm để có thể phổ biến nhân rộng cho các hộ nơng dân có điều kiện đầu tư
(Phạm Ngọc Tn, 2008).
Việc ứng dụng các mơ hình trồng cây trong nhà màng ở hầu hết các địa phương
cho đến thời điểm hiện nay phần lớn mang tính phong trào, chưa thực sự có những
khảo sát nghiên cứu đầy đủ. Các mơ hình nhà màng đang được áp dụng tại Đà Lạt,
Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi tại Tp. Hồ Chí Minh hoặc sao chép nguyên mẫu
từ một số mẫu ở nước ngoài, hoặc từ mẫu nước ngoài nhưng thay đổi vật liệu để
phù hợp với điều kiện kinh tế. Việc áp dụng các mơ hình này chưa có sự tính tốn
và nghiên cứu kĩ lưỡng về điều kiện khí hậu thời tiết đặc thù của mỗi địa phương.
Sự thành cơng của các mơ hình nhà màng khác nhau khi áp dụng tại Đà Lạt, một
phần quan trọng có tính quyết định đó là sự thuận lợi về điều kiện khí hậu thời tiết
tại đây. Bên cạnh đó là trình độ canh tác của nơng dân, khả năng tiếp cận với công
nghệ mới sớm và dễ dàng hơn giúp người nông dân, doanh nghiệp làm chủ được

12


công nghệ, kỹ thuật canh tác trong nhà màng. Trong khi đó, các địa phương như Hà
Nội, Hải Phịng chưa có được sự thành cơng như mong đợi đó là do những ngun

nhân chính sau: i) áp dụng máy móc nguyên mẫu kiểu nhà màng răng cưa (sawtooth)
là kiểu nhà màng được thiết kế cho vùng sa mạc vào điều kiện khí hậu nóng ẩm,
thay đổi nhiều mùa trong năm của các tỉnh phía bắc. ii) Chưa có sự chuẩn bị tốt
nhân lực, chưa làm chủ được quy trình kỹ thuật canh tác trong nhà màng phù hợp
với điều kiện khí hậu tại địa phương (Nguyễn Viết Long và Nguyễn Văn Thiều,
2012).
Tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao nhờ việc đúc kết được những bài học kinh
nghiệm từ các địa phương đi trước, cùng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân lực,
nghiên cứu cải tiến quy trình cơng nghệ nên đã tránh được những hạn chế nêu trên.
Có thể nói kiểu nhà màng với mái thơng gió cố định hiện đang được triển khai tại
Khu Nông nghiệp Công nghệ cao là kiểu nhà phù hợp nhất cho vùng khí hậu nhiệt
đới tại các tỉnh phía nam cả về mặt kết cấu, kỹ thuật, và hiệu quả kinh tế so với
nhiều kiểu nhà màng hiện nay. Cấu trúc nhà theo kiểu này đảm bảo được khả năng
thoát nhiệt tốt (khi trời nắng), hạn chế nước mưa tràn trong qua hệ thống thơng gió
(khi trời mưa); khả năng đối lưu khơng khí, khả năng thốt ẩm; khả năng chống
chịu gió bão; dễ thi công và lắp đặt; đồng thời thể hiện được tính thẩm mỹ cao và
hiện đại (Trần Văn Lâm, 2010).
* Ưu và nhược điểm của hệ thống nhà màng: theo Nguyễn Viết Long và Nguyễn
Văn Thiều (2012):
 Ưu điểm
- So với canh tác truyền thống, hệ thống chăm sóc cây trồng trong nhà màng
hiện đại mang lại thực sự nhiều lợi ích: giúp tiết kiệm tới 1/3 cơng lao động, năng
suất tăng gấp 1,5 - 2 lần so với trồng truyền thống.
- Do sử dụng chất liệu màng chắn côn trùng nên hạn chế rất nhiều loại sâu bệnh
hại cây dưa lưới.
- Ít chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, nên trồng dưa lưới trong nhà màng

13



được từ 4 -5 vụ/năm. Ngồi ra, có thể trồng thâm canh dưa lưới liên tục.
- Chủ động được các yếu tố đầu vào (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…) do đó,
sản phẩm sau thu hoạch đảm bảo an tồn, đạt chất lượng.
 Nhược điểm
- Chi phí cho nhà màng cũng không nhỏ, để đầu tư 1000 m2 nhà màng cần có tối
thiểu 80 triệu đồng cho mơ hình nhà màng đơn giản (cột thép và dây cáp), từ 300 –
350 triệu đồng cho kiểu nhà kiên cố và tốt nhất là nhà màng có hệ thống nhà điều
hành của Israel, Hà Lan: Điều khiểu tưới nước và phân bón tự động, có hệ thống
làm mát giữ nhiệt độ ổn định 27-280C, có hệ

thống mái che 3 lớp di động, khung

chịu được sức gió trên 120 km/h với giá 1,2 tỷ đồng.
- Yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt, tuân thủ theo quy trình.
2.4 Trồng rau trên giá thể
Giá thể trồng cũng có rất nhiều loại nhưng hầu hết được phối trộn từ các vật liệu
dễ kiếm trong tự nhiên như: trấu hun, xơ dừa, mùn cưa, cát, bột đá … Tuy nhiên,
giá thể tạo ra phải có độ thơng thống và có khả năng giữ nước tốt.
Ở các nước đang phát triển, hỗn hợp đặc biệt gồm đá trân châu, than bùn có sẵn
ở dạng sử dụng được cung cấp ngay cho mục đích thay thế cho đất. Các trang trại
thâm canh chủ yếu ở các nước đang phát triển thiên về nhập khẩu những hỗn hợp
không phải là đất này khơng có khả năng khai thác việc sử dụng vật liệu có sẵn ở
địa phương. Thực tế, mơi trường nhiệt đới có rất nhiều vật liệu có thể sử dụng pha
chế hỗn hợp bầu trong vườn ươm. Hỗn hợp bầu trong vườn ươm cần bảo đảm khả
năng giữ nước và làm thống khí, khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng,
sạch bệnh. Hỗn hợp bầu vườn ươm được sử dụng có rất nhiều cơng thức phối trộn,
dựa vào khả năng có sẳn của vật liệu có tỷ lệ 1:1:1 là cát rây + đất vườn + phân hữu
cơ; đất vườn + bột xơ dừa + phân hữu cơ hay đất vườn + phân chuồng + bột xơ dừa.
Theo Dole và Wilkins (1999), giá thể là nơi cung cấp cho rễ cả nước và khơng
khí. Những khoảng trống trong giá thể với những kích thước khác nhau cho phép


14


một giá thể có thể thể hiện hai khả năng giữ ẩm và thơng thống khí cùng một lúc.
Sau khi tưới, nước lấp đầy những lỗ lớn trong khoảng không rồi bị hút xuống đáy
luống (chậu). Có hai loại nước tồn tại trong giá thể: loại sử dụng được ngay và một
loại không sử dụng được. Loại sử dụng được liên kết yếu ớt với các thành phần
trong giá thể và được hấp thụ bởi rễ cây. Loại không sử dụng được liên kết chặt với
bề mặt hạt trong giá thể nên rễ cây không hút được. Khi cây sử dụng hết lượng nước
sử dụng được cây sẽ bị héo do đó trong q trình lựa chọn giá thể cần lựa chọn
những giá thể có khả năng giữ ẩm và thơng khí tốt như:
- Tro trấu: là sản phẩm của trấu, sau khi đốt cháy được ủ trước khi sử dụng, có
cấu trúc rỗng, xốp giúp giữ nước và giữ chất dinh dưỡng, pH thấp, nghèo dưỡng
chất.
- Mụn xơ dừa: sản phẩm của xơ dừa, tác dụng hạn chế được sâu bệnh gây hại,
được xử lý ngâm trong nước 24 giờ để giảm độ dẫn điện và chất tanin, rất nghèo
dinh dưỡng.
Theo Mousavi (2009) cho biết ở Anh sử dụng hỗn hợp đất mùn + than bùn + cát
thơ (tính theo thể tích) có tỉ lệ 2:1:1 để gieo hạt để trồng cây là 7:3:2. Theo
Elizabeth (1998), đối với một loại cây nhưng thành phần giá thể khác nhau cho
năng suất khác nhau: để gieo hạt cải bắp, cải xanh nếu thành phần giá thể gồm 3
phần mùn + 1 phần đất đồi + 0,3 phần phân bò và trong 1kg hỗn hợp trên cho thêm
1g N, 4g P2O5, 1g K2O thì năng suất đạt 181,7 tạ/ha. Nếu thành phần giá thể gồm
than bùn 3 phần + mùn 1 phần + phân bị 1 phần và lượng chất khống như trên thì
năng suất sớm đạt 170 tạ/ha. Khơng chỉ đối với cải bắp, cải xanh mà đối với dưa
chuột cũng thế. Nếu thành phần giá thể cây con gồm 4 phần đất mùn + 1 phần đất
đồi và trong hỗn hợp trên cho thêm 1g N, 4g P2O5 và 1g K2O thì năng suất sớm đạt
238 tạ/ha nếu thành phần giá thể gồm 4 phần mùn + 1 phần đất trồng thì năng suất
sớm đạt 189 tạ/ha. Việc ứng dụng sản xuất giá thể đặc nền tảng cho việc phòng trừ

cỏ dại sinh trưởng giữa các hàng rau giữa các thời vụ. Chất thải hữu cơ là tiền đề
làm tăng giá trị thương mại của các loại giá thể. Nhờ vào kĩ thuật, công nghệ mà

15


làm tăng chất lượng cây và giảm thời gian sản xuất. Cho thấy lợi nhuận của việc sử
dụng giá thể trên vùng đất nghèo dinh dưỡng làm tăng độ màu mỡ của đất tăng
thêm lượng đạm trong đất và làm tăng năng suất rau. Trung tâm nghiên cứu phát
triển rau châu Á khuyến cáo sử dụng rêu than bùn hoặc chất khống được coi như
mơi trường tốt cho cây con. Ví dụ: đối với ớt, sử dụng 3 phần than bùn + 1 phần
chất khoáng. Hỗn hợp đặc biệt bao gồm đất + rêu than bùn + phân chuồng. Trấu
hung và trấu đốt cũng được sử dụng như thành phần của hỗn hợp. Meir Bazelet
(2009) cho biết ở Mỹ đưa ra cơng thức phối trộn (tính theo thể tích) thành phần hỗn
hợp bầu bao gồm mùn sét, mùn cát sét và mùn cát có tỉ lệ 1:2:2, 1:1:1 hay 1:2:0 đều
cho hiệu quả. Cho thêm 5,5 – 7,7 g bột đá vôi và 7,7 – 9,6g supe photphat cho 1 đơn
vị thể tích. Mousavi và cộng sự (2009) sử dụng hỗn hợp cho gieo hạt (tính theo thể
tích) 1 than bùn rêu nước + 1 cát + 2,4kg/m3 đá vôi nghiền và hỗn hợp trồng cây; 3
than bùn rêu nước + 1 cát + 1,8 kg đá vôi nghiền đều cho thấy cây con mập, khỏe.
Trước đây, giá thể trồng chủ yếu là cát hoặc sỏi. Ngày nay giá thể đã được thay
đổi rất nhiều. Như ta đã biết, cây cần cả oxy và dinh dưỡng tiếp xúc với rễ cây, giá
thể lý tưởng là loại có khả năng giữ nước tương đương với độ thống khí. Khả năng
giữa nước và độ thống khí của giá thể được quyết định bởi những khoảng trống
(khe,kẽ) trong nó. Trong cát mịn có những khoảng trống rất nhỏ không chứa được
nhiều nước và oxy. Ngược lại, sỏi thô tạo ra những khoảng trống q lớn, nhiều
khơng khí nhưng mất nước nhanh.
* Giá thể lý tưởng có những đặc điểm:
- Có khả năng giữ ẩm tốt cũng như độ thống khí.
- Có pH trung tính và có khả năng ổn định pH.
- Thấm nước dễ dàng.

- Bền, có khả năng tái sử dụng hoặc phân hủy an tồn cho mơi trường.
- Nhẹ, rẻ và thông dụng.

16


×