Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

ẢNH HƯỞNG LOẠI GIÁ THỂ đến SINH TRƯỞNG RAU MUỐNG (IPOMOEA AQUATICA l ) TRONG NHÀ MÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.29 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN CNSH

TÊN ĐỀ TÀI:

ẢNH HƯỞNG LOẠI GIÁ THỂ ĐẾN
SINH TRƯỞNG RAU MUỐNG (Ipomoea
aquatica) TRỒNG TRONG NHÀ MÀNG

GVHD: TS. Hoàng Đắc Hiệt
SVTH: Lê Thị Ngọc Ngân
MSSV: 15070015
LỚP: 18SH01

BÌNH DƯƠNG – 2019


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ sinh học với đề tài: Ảnh hưởng
loại giá thể đến sinh trưởng rau muống (Ipomoe aquatica L.) trồng trong nhà màng.
Là quá trình cố gắng học tập của bản thân và được sự động viên khích lệ từ gia
đình, thầy cô và bạn bè. Qua trang viết này em xin chân thành gửi lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc đến Thạc sĩ Hoàng Đắc Hiệt và các anh chị kĩ thuật viên đã hướng
dẫn, cung cấp tài liệu nghiên cứu cho luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo nhà trường Đại học Bình Dương, khoa Cơng
nghệ sinh học, đã giới thiệu cho em đến nơi thực tập để thực hiện được luận văn
này.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu và Phát


triển Nơng nghiệp Cơng nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận
lợi cho em thực hiện đề tài và hoàn thành đúng thời hạn.
Thủ Dầu Một, ngày 10 tháng 7 năm 2019

Lê Thị Ngọc Ngân

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................... ix
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ..............................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..........................................................................................................1
1.2 Mục đích ............................................................................................................2
1.3 Yêu cầu ..............................................................................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................3
2.1 Tổng quan về rau muống ...................................................................................3
2.1.1 Giới thiệu về rau muống ..............................................................................3
2.1.2 Phân loại khoa học của rau muống..............................................................3
2.1.3 Phân loại theo dân gian ...............................................................................4
2.1.4 Phân bố ........................................................................................................4
2.1.5 Đặc điểm sinh học .......................................................................................5
2.1.6 Tình hình sản xuất và tiêu thụ .....................................................................5
2.1.7 Chương trình phát triển rau muống an tồn ................................................7
2.2.Tình hình sản xuất rau trong nước và trên thế giới ...........................................7
2.2.1. Tình hình sản xuất rau trong nước .............................................................7

2.3 Các loại giá thể sử dụng trồng rau muống ..........................................................12
2.3.1 Giá thể mụn xơ dừa và xơ dừa ......................................................................12
2.3.2 Tro trấu .........................................................................................................13
2.3.3 Phân trùn quế ................................................................................................14
2.4 Tình hình nghiên cứu giá thể trong nước và ngồi nước ....................................17
2.4.1 Tình hình nghiên cứu giá thể ở trong nước ..................................................17
2.4.2 Tình hình nghiên cứu giá thể trên thế giới....................................................20
2.4.3 Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về phân trùn quế ...........................22

ii


CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................25
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện ......................................................................25
3.1.1 Thời gian ...................................................................................................25
3.1.2 Địa điểm thực hiện ....................................................................................25
3.2 Vật liệu nghiên cứu ..........................................................................................26
3.2.1 Thiết bị và dụng cụ ....................................................................................26
3.2.2 Vật liệu thí nghiệm ....................................................................................27
3.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................29
3.4 Phương pháp thực hiện ....................................................................................30
3.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .............................................................32
3.5.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng ........................................................................32
3.5.2 Tình hình sâu bệnh hại ..............................................................................32
3.5.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ............................................32
3.5.4 Các chỉ tiêu về phẩm chất..........................................................................33
3.5.5 Hiệu quả kinh tế ........................................................................................33
3.5.6 Xử lý thống kê ...........................................................................................33
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ............................................................34
4.1 Ảnh hưởng của giá thể đến tốc độ sinh trưởng của cây rau muống ...............34

4.1.1 Ảnh hưởng của giá thể đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây rau
muống .................................................................................................................34
4.1.2 Ảnh hưởng của giá thể đến tốc độ tăng trưởng chiều dài lá của cây rau
muống .................................................................................................................36
4.1.3 Ảnh hưởng của giá thể đến tốc độ tăng trưởng chiều rộng lá của cây rau
muống .................................................................................................................38
4.1.4 Ảnh hưởng của giá thể đến tốc độ tăng trưởng lá của cây rau muống .....40
4.2 Ảnh hưởng của giá thể đến năng suất của rau muống .....................................42
4.2.1 Ảnh hưởng của giá thể đến trọng lượng lượng của cây rau muống ..........42
4.2.2 Ảnh hưởng của giá thể đến năng suất lý thuyết của cây rau muống ........43
4.2.3 Ảnh hưởng của giá thể đến năng suất thực thu của cây rau muống ..........44
4.3 Ảnh hưởng của giá thể đến phẩm chất của rau muống....................................45
4.3.1 Ảnh hưởng của giá thể đến thời gian bảo quản của rau muống ................45
4.3.2 Ảnh hưởng của giá thể đến độ mướt của rau muống ................................45

iii


4.4 Ảnh hưởng của giá thể đến hiệu quả kinh tế của rau muống ..........................46
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................47
5.1 KẾT LUẬN : ...................................................................................................47
5.2 ĐỀ NGHỊ .........................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................48
PHỤ LỤC .................................................................................................................51

iv


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
NT


Nghiệm thức

NST

Ngày sau trồng

GVHD

Giáo viên hướng dẫn

NXB

Nhà xuất bản

BVTV

Bảo vệ thực vật

v


VietGAP

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


UPOV

Công ước quốc tế về bảo vệ giống cây trồng mới

EUROP-GAP

Thực hành nơng nghiệp tốt tồn cầu

ASEAN-GAP

Bộ tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt trong cả q trình sản

xuất, thu hoạch và xử lí sau thu hoạch đối với rau quả tươi ở các nước trong khu
vực ASEAN
GAP

Quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt

AVRDC

Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau châu Á

IAA

Auxin có nghĩa là mọc, sinh trưởng (Indole – 3- axetic axit )

BIMA

Chế phẩm sinh học Trichoderma


vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Một số tính chất và thành phần hóa học của xơ dừa…………….. 13
Bảng 3.1 Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ tại khu vực nhà màng bố trí thí nghiệm từ
tháng 04/2019 đến tháng 05/2019 …………….. ……………………………….24
Bảng 3.2: Thành phần và nguồn gốc các loại phân bón sử dụng ……………27
Bảng 3.3: Lượng dinh dưỡng cho rau muống trong 1.000 lít nước………… 30
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của giá thể đến chiều cao cây của rau muống (cm) trồng
trong nhà màng …………………………………………………………..33
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của giá thể đến chiều dài lá của rau muống (cm) trồng
trong
nhà
màng
…………………………………………………………………35
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của giá thể đến chiều rộng lá của rau muống (cm) trồng
trong nhà màng …………………………………………………………...37
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của giá thể đến tốc độ tăng trưởng lá của rau muống (lá)
trồng trong nhà màng ……………………………………………………..39
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của giá thể đến khối lượng trung bình của rau muống
(g/cây)
trồng
trong
nhà
màng
……………………………………………………...41
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của giá thể đến năng suất lý thuyết của rau muống
(kg/1000m2) trồng trong nhà màng……………………………………….. 42

Bảng 4.7: Ảnh hưởng của giá thể đến năng suất thực thu của rau muống
(kg/1000m2) trồng trong nhà màng…………………………………………
43
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của giá thể đến hiệu quả kinh tế rau muống
…………….45
Bảng 5.1 Tổng chi phí sản xuất cây rau muống trên diện tích 1.000 m2………..
60

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Kiểu nhà màng thơng gió cố định (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển
Nông nghiệp Cơng nghệ cao, 2017)………………………....................... 24
Hình 3.2 Sơ đồ thí nghiệm về ảnh hưởng loại giá thể đến sinh trưởng rau
muống

(Ipomoea

aquatica

L.)

…………………………………28

viii

trồng


trong

nhà

màng


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: “Ảnh hưởng loại giá thể đến sinh trưởng rau muống (Ipomoea aquatica
L.) trồng trong nhà màng” được tiến hành từ tháng 04/2019 đến tháng 05/2019 tại
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố Hồ
Chí Minh (Ấp 1, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh). Mục tiêu của
đề tài nhằm xác định nền giá thể thích hợp nhất với rau muống trồng trong nhà
màng áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt.
Thí nghiệm đơn yếu tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, gồm 6
nghiệm thức, 3 lần lặp lại. Nghiệm thức 1: 100% mụn xơ dừa; Nghiệm thức 2
(ĐC): 80% xơ dừa + 20% phân trùn quế; Nghiệm thức 3: 80% xơ dừa + 10% phân
trùn quế + 10% tro trấu; Nghiệm thức 4: 60% xơ dừa + 40% phân trùn quế;
Nghiệm thức 5: 60% xơ dừa +30% phân trùn quế + 10% tro trấu; Nghiệm thức 6:
60% xơ dừa +20% phân trùn quế + 20% tro trấu. Thí nghiệm gồm 18 ơ và diện tích
mỗi ơ thí nghiệm là 3 m2. Diện tích nhà màng bố trí thí nghiệm 300 m2. Các nghiệm
thức được theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, tình hình sâu bệnh hại, các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất, đánh giá cảm quan và thời gian bảo quản.
Kết quả đề tài cho thấy, trong quá trình trồng và chăm sóc, thu hoạch rau
muống ở nghiệm thức 4 : 60% xơ dừa + 40% phân trùn quế là nghiệm thức tốt
nhất. Chiều cao cây đạt 55,30 cm, chiều dài lá đạt 18,18 cm, chiều rộng lá đạt 2,79
cm, số lá đạt 10,71 lá, khối lượng trung bình là 11,01 g/cây, năng suất lí thuyết là
4956 kg/1000m2 , năng suất thực thu là 2822 kg/1000m2 , độ mướt tốt nhất và thời
gian bảo quản lâu nhất , nghiệm thức 1: 100% mụn xơ dừa có chiều cao cây đạt
45,64 cm, chiều dài lá đạt 12,92 cm, chiều rộng lá đạt 1,47cm, số lá đạt 7,58 lá ,


ix


khối lượng trung bình là 6,60 g/cây, năng suất lí thuyết là 2970 kg/1000m2 , năng
suất thực thu là 1811 kg/1000m2 , độ mướt và thời gian bảo quản thấp nhất.
Nghiệm thức 2: (ĐC): 80% xơ dừa + 20% phân trùn quế có chiều cao cây đạt 46,97
cm, chiều dài lá đạt 13,21 cm, chiều rộng lá đạt 1,57 cm, số lá đạt 7,95 lá , khối
lượng trung bình là 7,30 g/cây, năng suất lí thuyết là 3286,5 kg/1000m2 , năng suất
thực thu là 1832,7 kg/1000m2 , độ mướt và thời gian bảo quản thấp khơng có sự
chênh lệch q lớn với nghiệm thức 1: 100% mụn xơ dừa . Nghiệm thức 5: 60%
xơ dừa +30% phân trùn quế + 10% tro trấu, Nghiệm thức 3: 80% xơ dừa + 10%
phân trùn quế + 10% tro trấu khơng có sự chệnh lệch nhiều với nhau.

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rau xanh phong phú về chủng loại, có loại trồng nước, trồng cạn, trồng được
trên nhiều loại đất khác nhau. Chất lượng rau sản xuất ra còn chưa đồng đều và chưa
đảm bảo tiêu chuẩn an tồn vệ sinh thực phẩm. Rau xanh nói chung và rau muống nói
riêng là thực phẩm giữ vai trị đặc biệt quan trọng, không thể thiếu được trong bữa ăn
hàng ngày. Chúng cung cấp cho cơ thể nhiều muối khống có tính kiềm, các vitamin,
acid hữu cơ… Đồng thời, trong rau chứa xenluloza ở dưới dạng liên kết với các chất
pectin tạo thành phức hợp pectin - xenluloza có tác dụng kích thích mạnh chức năng
nhu động ruột và tiết dịch của ruột, giúp việc tiêu hóa được dễ dàng hơn. Rau cịn
kích thích sự thèm ăn và ảnh hưởng tới chức phận tiết của tuyến tiêu hóa.
Thực trạng rau không sạch nhiều tàn dư chất bảo vệ thực vật do quá lạm dụng

thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng quá nhiều chất kích thích tăng trưởng, trong khi đó
rau sạch bày bán cho các cửa hàng hay siêu thị lại có giá cao mà vẫn khơng đảm bảo
được chất lượng chưa phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân, trung bình mức
tiêu thụ hằng ngày 400 – 600 g/ngày/người. Thế nhưng, an toàn vệ sinh thực phẩm
đang là vấn đề khiến nhiều người lo ngại. Việc canh tác rau chạy theo số lượng và
hình thức bên ngồi khiến cho nhiều người nơng dân sử dụng phân bón vơ cơ và
thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan, khơng kiểm sốt làm cho hàm lượng nitrat
trong rau quá cao, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép gây nên các vụ
ngộ độc thực phẩm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Rau ăn lá nói chung và rau muống nói riêng dễ bị ảnh hưởng về dư lượng
nitrat vượt mức cho phép do người nông dân lạm dụng phân đạm vô cơ bón cho cây.
Một giải pháp đặt ra là trồng rau trong nhà màng, ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất rau nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng cho rau.
Trống rau muống đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm địi hỏi phải có quy trình
kĩ thuật canh tác hợp lý, ứng dụng cơng nghệ cao vào sản xuất rau muống nhằm đảm
bảo sản phẩm đạt chất lượng. Phương pháp trồng rau muống trong nhà màng trên thế

1


giới đã áp dụng từ rất lâu. Đối với nước ta trong mấy năm gần đây việc trồng rau
muống trong nhà màng cũng khơng cịn xa lạ. Tuy nhiên, kỹ thuật canh tác trong nhà
màng rất đa dạng như: Trồng trên đất, trồng trên giá thể, trồng thủy canh , khí
canh,… Các biện pháp trồng khác nhau đều có những ưu và nhược điểm riêng. Các
giá thể khác nhau đều ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển của rau muống,
tùy theo từng loại giá thể và tỷ lệ phối trộn giá thể mà khả năng sinh trưởng phát triển
rau muống khác nhau nên ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả đem lại.
Vì vậy, cần có các nghiên cứu về thành phần và tỷ lệ phối trộn giá thể thích hợp cho
cây rau muống trồng trong nhà màng là điều cần thiết và cần được nghiên cứu.
Vì vậy, để đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm và chất lượng cho rau muống,

cũng như tăng khả năng sinh trưởng phù hợp cho rau muống, đề tài: “Ảnh hưởng
loại giá thể đến sinh trưởng rau muống (Ipomoea aquatica L.) trồng trong nhà
màng” đã được thực hiện.
1.2 Mục đích
Xác định nền giá thể thích hợp nhất với rau muống trồng trong nhà màng có
sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt.
1.3 Yêu cầu
- Bố trí thí nghiệm và theo dõi các đặc điểm nông học, sinh trưởng, năng suất và
hiệu quả kinh tế của rau muống trồng điều kiện nhà màng tại thành phố Hồ Chí
Minh.
- Xác định được nền giá thể phù hợp khả năng sinh trưởng của rau muống trong
nhà màng.
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: đề tài đánh giá được khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất, chất
lượng và khả năng chống chịu sâu bệnh hại của rau muống trồng trên nền giá thể thích
hợp trong nhà màng.
Ý nghĩa thực tiễn xác định được loại giá thể thích hợp cho cây rau muống trồng trong
nhà màng góp phần làm hồn thiện quy trình kỹ thuật trồng rau muống trên nền giá thể
phù hợp nhất.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về rau muống
2.1.1 Giới thiệu về rau muống
Rau muống (Ipomoea aquatica L.) là một loại rau ăn lá, có tốc độ sinh trưởng
nhanh, năng suất cao và sức chống chịu tốt ở vùng khí hậu nhiệt đới. Trong rau
muống có tới 92% là nước, 2,5% gluxit, 3,2% protit, 1% xenluloza, rất giàu

carotenoid, vitamin A và lutein, những dưỡng chất cần thiết giúp bảo vệ đơi mắt. Nó
cịn làm tăng nồng độ glutathione, hợp chất quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh
đục thủy tinh thể. Rau muống khá giàu chất xơ, hàm lượng Lignin, Pectin, Kali, Clo,
Vitamin C, Carotene, Kali có trong rau muống khá cao. Ngồi ra, rau muống cịn
giúp giảm lượng cholesterol tự nhiên, giảm mỡ máu.
Cây rau muống có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Á khu vực Nam và Đông
Nam Á vùng nhiệt đới Châu Phi Trung Á và Nam Mỹ Châu Đại Dương. Rau muống
là cây ngày ngắn sinh trưởng tốt và cho năng suất cao ở nhiệt độ cao độ ánh sáng
trong vùng nhiệt đới ẩm đang muốn ít gặp ở khu vực có độ cao trên 700 m so với mặt
biển và nếu có thì sinh trưởng kém, nhiệt độ trung bình thấp với 23ºC rau muống sẽ
sinh trưởng chậm và cho năng suất thấp (Tạ Thị Thu Cúc và các cộng sự, 2000).
Rau muống có thể trồng nhiều trên loại đất khác nhau nhưng cần ẩm ướt vào
mùa hoặc được bón nhiều phân hữu cơ độ pH thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của
rau muống là 5,3 đến 6 .(Hồ Đình Hải, 2012 ).
2.1.2 Phân loại khoa học của rau muống
Bộ (ordo)

Cà (Solanales)

Họ (familia)

Bìmbìm (Convolvulaceae)

Chi ( genus)

Rau muống (Ipomoea)

Loài (species)

Ipomoea aquatic


3


2.1.3 Phân loại theo dân gian
Rau muống có thể chia làm 2 loại:
- Rau muống nước: mọc hoang hoặc được trồng tại nơi có nhiều nước, ẩm ướt,
thậm chí sống tốt khi kết thành 1 bè và thả trôi trên kênh mương hay hồ. Loại này
thân to, cuống thường có màu đỏ, mọng, luộc ngon hơn xào hay ăn sống.
- Rau muống cạn: Mọc hoang hoặc trồng trên đất cạn, cần không nhiều nước,
thân thường trắng xanh, nhỏ. Loại thứ hai thường thích hợp với xào hoặc có thể ăn
sống.
Ngồi ra, cịn có thể phân loại rau muống theo điều kiện trồng:
- Rau muống ruộng: có 2 giống là rau muống trắng và rau muống đỏ. Trong
đó rau muống trắng thường được trồng trên cạn, chịu ngập kém. Còn rau muống đỏ
được trồng cả trên cạn và dưới nước với nhiệt độ ao là 20-300C.
- Rau muống phao: rau cấy xuống bùn, cho ngọn nổi lên, ăn quanh năm.
- Rau muống bè: rau thả quanh năm trên mặt nước, dùng tre cố định ở một chỗ
nhất định trên ao.
- Rau muống thúng: trồng rau vào thúng đất, để thúng đất lên giá cắm ở ao sâu
rồi để thúng nổi lên ¼ cho rau bị quanh mặt ao.(Lê Văn Khơi, 2016).
2.1.4 Phân bố
Rau muống là một loài thực vật bán thủy sinh nhiệt đới thuộc họ Bìm bìm
(Convolvulaceae), là một loại rau ăn lá. Tại Việt Nam, nó là một loại rau rất phổ biến
và các món ăn từ rau muống rất được ưa chuộng.Ở Nam Bộ cây rau muống xanh mọc
hoang dại trên các bờ, gò và cây rau muống đỏ mọc hoang ở các kênh, mương và
ruộng ngập nước.
Cây rau muống xanh được trồng thâm canh như một loại rau ăn lá và được
mua bán phổ biến trên thị trường ở nơng thơn và thành thị (Hồ Đình Hải, 2012).


4


2.1.5 Đặc điểm sinh học
Cây mọc bò, ở mặt nước hoặc trên cạn. Thân rỗng, dày, có rễ mắt, khơng lơng.
Lá hình ba cạnh, đầu nhọn, đơi khi hẹp và dài hay hình mũi tên, hoa trắng hoặc tím,
ống hoa tím nhạt, mọc từng 1-2 hoa trên một cuống, quả nang chứa 4 hạt có lơng
màu hung, đường kính mỗi hạt khoảng 4 mm.
Rau muống là cây ngắn ngày, sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao, sống
được ở nhiệt độ cao và đủ ánh sáng.
Có thể trồng rau muống trên nhiều loại đất: đất sét, đất cát, đất pha cát, đất ẩm
giàu mùn hoặc đất được bón phân hữu cơ, có độ pH= 5,3 – 6,0 (Lê Văn Khơi, 2016).
2.1.6 Tình hình sản xuất và tiêu thụ
Diện tích rau muống nước của thành phố đến nay có khoảng 508,4 ha, chiếm
25,5% diện tích sản xuất rau các loại, tập trung chủ yếu ở Quận 12, Hóc Mơn, Củ
Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Sản lượng đạt khoảng 80.000 tấn/năm.
Trước đây, người trồng rau muống nước thường sử dụng nguồn nước tưới từ
các kênh rạch và dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) bừa bãi nên đã gây ra một số
trường hợp ngộ độc, ảnh hưởng đến tâm lý người tiên dùng. Bên cạnh đó, rau muống
nước cũng rất dễ bị nhiễm một số chất độc có trong dư lượng thuốc BVTV, kim loại
nặng, nitrate, các vi trùng và ký sinh trùng.
Vì vậy, việc áp dụng các giải pháp sản xuất rau muống nước an toàn là một
trong những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, tạo thương hiệu
cho sản phẩm và tăng thu nhập cho bà con nơng dân.
2.1.7 Chương trình phát triển rau muống an toàn
Triển khai xây dựng cách đồng sản xuất rau muống nước theo quy trình
VietGAP tại 2 xã (Nhị Bình, huyện Hóc Mơn: 79 ha/200 hộ và Bình Mỹ, huyện Củ
Chi: 317 ha/320 hộ). Từ đầu năm đến nay, chứng nhận VietGAP cho 22 hộ tại 2 xã,
với diện tích canh tác 17,28 ha; lũy tiến đến nay chứng nhận VietGAP cho 125 hộ
trồng rau muống nước tại 2 xã, với tổng diện tích canh tác 106,13 ha, tương đương

849,04 ha diện tích gieo trồng, ước tính sản lượng khoảng 16.981 tấn/năm (trong đó,
xã Nhị Bình: 31 hộ/22,90 ha và xã Bình Mỹ: 94 hộ/83,23 ha).

5


Triển khai thực hiện dán tem truy xuất nguồn gốc rau củ quả VietGAP tại Hợp
tác xã Phước An (huyện Bình Chánh), Hợp tác xã Phú Lộc (huyện Củ Chi), với 16
chủng loại, tại 82 hộ dân là xã viên 2 hợp tác xã; sản phẩm rau quản lý truy xuất
nguồn gốc đạt khoảng 12 tấn/ngày (chiếm 80% sản lượng của 2 HTX) và được bày
bán trên 50 điểm bán tại các hệ thống siêu thị Saigon Co.op, siêu thị Big C, siêu thị
Lotte và siêu thị AEON.
Từ đầu năm đến nay, đã chứng nhận VietGAP cho 52 cơ sở, với diện tích 91,74
ha. Tính lũy tiến đến nay, tổng số cơ sở sản xuất rau, quả trên địa bàn thành phố
chứng nhận VietGAP là 1.116 tổ chức, cá nhân, với tổng diện tích canh tác 905,60
ha, tương đương 4.987,55 ha diện tích gieo trồng, sản lượng dự kiến 117.658 tấn/năm
(trong đó cịn hạn 269 cơ sở, với diện tích canh tác 365,02 ha, tương đương 1.849,03
ha, sản lượng 45.784 tấn/năm).
Thời vụ: Có thể trồng quanh năm, mùa nắng cần có đủ nước tưới, mùa mưa lên
liếp cao, thốt nước tốt.
Giống: Nên sử dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với
sản xuất và tiêu thụ tại địa phương. Hiện nay, trên thị trường có hai giống: Giống
thân tím và giống thân trắng, tuy nhiên giống thân trắng được ưa chuộng hơn, cần
mua giống từ các cơng ty chun kinh doanh có uy tín.
Lên liếp: Nên lên liếp rộng 1-1,2m, liếp dài 10-20 m, cao 15 – 20 cm trong mùa
nắng và trong mùa mưa cần lên liếp cao hơn khoảng 25-30 cm để thoát nước tốt
không bị úng rễ.
Gieo sạ: Trước khi gieo, hạt giống cần ngâm trong nước ấm theo tỉ lệ 2 sôi: 3
lạnh sau khoảng 60-90 phút, sau đó vớt ra rổ mịn cho ráo nước và ủ đậy nắp qua một
đêm, trong quá trình ủ nên đảo một lần cho đều, sau đó hạt nẩy mầm thì đem gieo.

Lượng hạt giống cần khoảng 25-30 kg/1000 m2 để gieo sạ hoặc gieo theo hàng.
Xử lý đất trước khi gieo: Đất trước khi gieo nên bón vơi khoảng 30 kg/1000
m2, vài ngày sau bót lót phân hóa học và phân hữu cơ, rải rơm hoặc cỏ mục trên liếp
khoảng 1 tấn sau đó sử dụng chế phẩm Tricoderma (1 kg/1000 m2) tưới đều trên mặt
liếp trước khi gieo hạt và rải 1 kg Basudin 10 H/1000 m2 xung quanh bìa liếp để hạn

6


chế kiến, sâu đất làm hại cây con. Sau khi gieo hạt, nên phủ lớp rơm mỏng hoặc đậy
lưới nilon để tránh nước mưa hoặc nước tưới làm văng hạt rau, đồng thời hạn chế cỏ
dại và đất cát bắn lên lá.
Bón phân và chăm sóc: Lượng phân bón tính trên 1000 m2
Bón lót: sau khi bón vơi khoảng 5-7 ngày thì tiến hành bón lót, bón 1 tấn
phân hữu cơ ủ với nấm Tricoderma + 20 kg phân 16-16-8. Trước và sau khi bón lót
cần tưới nước cho đất ẩm, sau đó đậy màng phủ lại.
Bón thúc:
+ 7 ngày sau khi gieo tưới 1kg Urea, liều lượng 20-30g/20 lít nước. + 14
ngày sau khi gieo rải 1kg Urea + 10 kg 16-16-8.
+ 20 ngày sau khi gieo tưới 0,5 lít phân cá.
+ 26 ngày sau khi gieo tưới 0,5 lít phân cá.
* Ghi chú: Để đảm bảo thời gian cách ly an toàn, khoảng 1 tuần trước khi thu hoạch
rau, tuyệt đối không nên sử dụng phân và thuốc hóa học cho rau trồng.
Thu hoạch: Người trồng rau có thể thu hoạch sau khi rau được gieo khoảng 2225 ngày. Thời gian thu hoạch tùy vào diện tích trồng rau, hoặc mục đích sử dụng
(Nguyễn Thanh Tùng, 2005 ).
2.2.Tình hình sản xuất rau trong nước và trên thế giới
2.2.1. Tình hình sản xuất rau trong nước
Việt Nam có điều kiện tự nhiên và khí hậu phù hợp để phát triển nhiều loại
rau quả. Trước đây giống rau có ít như rau muống, rau cải, rau đay, rau dền ....từ đầu
thế kỷ 20 cùng với sự phát triển ngành trồng rau có nhiều loại rau khác nhau như cải

bắp, su hào , cải bông, hành tây, tỏi, cà rốt ,cà chua,...
Tuỳ vào khí hậu ở các vùng có những loại rau trồng phù hợp, những vùng
tập trung trồng rau như vùng ngoại thành Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, vườn rau
Đà Lạt ….
Rau là thực phẩm quan trọng thường xuyên và không thể thiếu hàng ngày
của con người, đặc biệt đối với những dân tộc châu Á trong đó có Việt Nam. Việt

7


Nam là nước có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khá thuận lợi cho việc sản xuất các
loại rau, hoa, quả để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu.
Nhiều mơ hình sản xuất rau hiện nay đạt hiệu quả kinh tế cao, giá trị thu
nhập đạt 400 – 500 triệu đồng/ha/năm và cao hơn. Tuy nhiên sản xuất rau, nhất là rau
an toàn ở nước ta cịn gặp nhiều khó khăn và bất cập: công tác quy hoạch chưa được
quan tâm đúng mức; việc áp dụng các biệp pháp kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong sản
xuất chưa được hỗ trợ giải quyết thỏa đáng; thị trường, xúc tiến thương mại, khuyến
khích hỗ trợ hoạt động xuất khẩu chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt là chất
lượng rau an toàn khi phân tích vẫn cịn dư lượng Nitrate, thuốc trừ sâu và các vi sinh
vật gây hại còn khá cao. Việc quản lý, sản xuất rau an toàn cần phải được quan tâm
đặc biệt và cũng là những vấn đề cần được giải quyết ngay trong thời gian hiện nay
và những năm tiếp theo.
Việt Nam có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khá thuận lợi cho việc trồng
trọt các loại rau, hoa, quả để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Hiện nay diện tích trồng rau, hoa của cả nước vào khoảng 780 nghìn ha, đạt giá trị
650 nghìn tỷ đồng, chiếm 9% GDP của nơng nghiệp Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu
rau, hoa, quả của Việt Nam (bao gồm cả rau quả tươi và rau quả đóng hộp) đã có
chiều hướng tăng nhưng cịn chậm. năm 2005 đạt 230 triệu USD; năm 2006 đạt 259
triệu USD; năm 2007 đạt 305 triệu USD; năm 2008 đạt 407 triệu USD; năm 2009 đạt
431 triệu USD. Đã xuất hiện một số mơ hình phát triển sản xuất và xuất khẩu rau,

hoa, quả đạt hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản xuất trên một ha từ 400-500 triệu
VNĐ/năm, cũng có những doanh nghiệp xuất được hàng chục triệu USD/năm. Rõ
ràng là ngành sản xuất rau, hoa quả xuất khẩu có thể có thu nhập cao và là một tiềm
năng rất lớn của nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
Kỹ thuật canh tác rau đến nay cũng đã có những tiến bộ đáng kể. Gần đây
cũng đã xuất hiện nhiều mơ hình nhà kính trồng rau từ hiện đại, có điều khiển tự
động (nhà kính Israel ở Hà Nội, Hải Phịng), nhà kính dạng đơn giản như ở Đà Lạt để
ươm rau giống, trồng các loại rau hoa cao cấp như hoa Hồng, hoa Cúc, ớt ngọt, xà

8


lách. Riêng mơ hình trồng rau trong nhà lưới để giảm tác động xấu của mưa và ngăn
cản côn trùng đã được áp dụng khá phổ biến ở các địa phương để trồng rau an toàn,
hiện nay đi đầu là Lâm Đồng có trên 500 ha, Đồng Nai 80 -100 ha, Vũng tàu 40 ha.
Theo quy hoạch phát triển rau quả của Bộ NN&PTNT đến năm 2015 diện
tích rau của cả nước đạt 900 nghìn ha tăng 15,4% và đến năm 2020 diện tích đạt là
1200 ha tăng gần 54% so với hiện nay. Vì vậy, nhu cầu về giống mới là một nhu cầu
cấp thiết cần được quan tâm khi hội nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và
tham gia Công ước Quốc tế về Bảo hộ Giống cây trồng mới (UPOV). Giống mới
được tạo ra trong nước có ý nghĩa rất quan trọng về tiến bộ khoa học cơng nghệ đồng
thời góp phần giải quyết bản quyền tác giả khi tham gia xuất khẩu hoa (Nguyễn Thế
Nhuận, 2013).
Trong những năm gần đây, ngành rau quả Việt Nam đã có những thành tựu
đáng kể về sản lượng. Năm 2011, Việt Nam đã sản xuất một sản lượng lớn rau quả
tươi, khoảng 11.692.890 tấn (8.705.940 tấn rau và 2.986.950 tấn quả), có giá trị tại
nơng trại (farm-gate) khoảng 2.7 tỷ USD, đứng vào tốp 5 trên thế giới cả về sản
lượng lẫn giá trị (). Rau quả Việt Nam phần lớn dùng để ăn tươi.
Rau quả chế biến chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ, khoảng 10-15%.
Rau quả dành cho xuất khẩu của Việt Nam, so với những mặt hàng nơng sản

khác hãy cịn nhỏ. Vào năm 2011, Việt Nam xuất khẩu rau quả với một kim ngạch
khoảng 630 triệu USD. Qua năm 2012, đạt một kim ngạch ấn tượng: 770 triệu USD
(Bảng 1). Trong hai tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu được 119 triệu
USD rau quả tươi, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu khuynh hướng tăng
trưởng này được giữ vững, thì năm nay Việt Nam có khả năng xuất khẩu được 1 tỷ
USD rau quả tươi, trong đó các thị trường lớn là Trung Quốc (218,1 triệu USD),
Nhật Bản (54,6 triệu), Mỹ (39,9 triệu USD), Nga (28,4 triệu USD), Hàn Quốc (22,6
triệu USD) và Thái Lan (20,4 triệu USD). Các loại rau quả xuất khẩu với sản lượng
lớn gồm nhãn, vải, xoài, thanh long, chuối, trái có múi và một số rau tươi, đặc biệt
rau gia vị. Xuất khẩu rau quả được chính phủ Việt Nam khuyến khích với mục tiêu
đạt kim ngạch 1 tỷ USD vào năm 2015.

9


Diện tích ,năng suất, sản lượng và giá trị sản xuất rau: Diện tích đất trồng
trọt của Việt Nam vào khoảng 12,4 triệu ha ,trong đó diện tích cây hàng năm chiếm
10,3 triệu ha , trong tổng 2,13 triệu ha, diện tích trồng cây lâu năm , diện tích cây ăn
quả đạt 589,4 ngàn ha , chiếm khoảng 27,5% diện tích cây lâu năm và 4,7% tổng
diện tích trồng.
Diện tích rau muống nước của thành phố đến nay có khoảng 508,4 ha, chiếm
25,5% diện tích sản xuất rau các loại, tập trung chủ yếu ở Quận 12, Hóc Mơn, Củ
Chi. Sản lượng đạt khoảng 80.000 tấn/năm.
Cụ thể, 2 đơn vị Trung tâm Khuyến nông TPHCM, Chi cục Trồng trọt và bảo
vệ thực vật đã xây dựng mơ hình “Trồng rau muống nước theo quy trình VietGAP”,
với hơn 132 ha (có 146 hộ tham gia) trên tổng diện tích 337,5ha đang sản xuất. Trung
tâm Tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp đã chứng nhận VietGAP cho 67 cơ sở, với tổng
diện tích canh tác là 55,55 ha (tương đương 444,4 ha diện tích gieo trồng). Ước tính
sản lượng đạt khoảng 8.888 tấn rau/năm, trong đó xã Nhị Bình là 2.256 tấn/năm, xã
Bình Mỹ là 6.632 tấn/năm.

Để giúp người nơng dân trồng rau muống nước an tâm sản xuất, ổn định
cuộc sống, thành phố đã quan tâm và hỗ trợ tích cực trong việc tạo đầu ra cho sản
phẩm. Tổ hợp tác rau muống nước xã Nhị Bình cung cấp ra thị trường cho các công
ty, cửa hàng, hợp tác xã với sản lượng bình quân 1.500 kg/ngày, giá bán chưa sơ chế
là 5.000 đồng/kg; sản lượng còn lại được đưa vào các chợ đầu mối, với giá 3.500 4.000 đồng/kg.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng tham gia thu mua rau cho nơng dân như:
Hệ thống cửa hàng Bách Hóa Xanh thu mua 800 kg/ngày, giá chưa sơ chế là 5.000
đồng/kg và đã qua sơ chế là 7.500 đồng/kg; Công ty Sông Xanh thu mua 200
kg/ngày, giá chưa sơ chế là 5.000 đồng/kg; Hợp tác xã Mai Hoa mua 200 kg/tuần, giá
chưa qua sơ chế là 5.000 đồng/kg và một số cửa hàng, cơng ty khác thu mua bình
qn 200- 300 kg/ngày, với giá thu mua chưa qua sơ chế là 5.000 đồng/kg. Riêng tại
xã Bình Mỹ, đa số các cơ sở sản xuất rau muống nước được chứng nhận VietGAP
chủ yếu bán cho các điểm tập kết trên địa bàn xã, giá bán khoảng 3.500 - 4.000
đồng/kg.
2.2.2.Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Trên thế giới, công nghệ cao trong sản xuất rau an tồn được hồn thiện với
trình độ kĩ thuật cao như: sản xuất rau sạch trong nhà kính, nhà lưới, trong dung dịch

10


đã trở nên quen thuộc. Trong những năm gần đây, một số nước như Thái Lan,
Singapore, Israel… cũng đã phát triển mạnh công nghệ sản xuất rau sạch để phục vụ
nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Các kĩ thuật sản xuất như trồng rau không cần đất
(Soiless Culture) cung cấp dinh dưỡng qua nước (Fertigation), che phủ bằng nilon
(Plashe Culture) đã trở nên thông dụng ở các nước này. Năng suất cây trồng đạt khá
cao: cà chua 450-600 tấn/ha/năm, dưa leo 250 tấn/ha/năm, dưa lê 150 tấn/ha/năm, xà
lách 700 tấn/ha/năm. Trong khi đó, trồng ngồi nhà lưới năng suất thấp hơn nhiều
như: cà chua 50 tấn/ha/năm, dưa leo đạt 20 - 25 tấn/ha/năm, dưa lê đạt 40 - 60
tấn/ha/năm.

Trên thế giới, hầu hết các nước có chương trình sản xuất sạch hơn và hỗ trợ tại
chỗ cho doanh nghiệp cơng nghiệp. Tại châu Á, các nước có các chương trình trình
diễn sản xuất sạch hơn trong các ngành cơng nghiệp khác nhau và các chương trình
này được nhà nước, các tổ chức nước ngoài hỗ trợ. Năm 1997, các nhà bán lẽ Châu
Âu đã thành lập hiệp hội EUROP-GAP (Good Agricultural Pratice) với mục tiêu thoả
thuận về các tiêu chuẩn và các thủ tục nhằm phát triển nền sản xuất nơng nghiệp bền
vững. Mỗi nước có thể xây dựng tiêu chuẩn sản xuất nơng nghiệp bền vững của mình
dựa theo tiêu chuẩn quốc tế, hiện nay đã có: EUROP-GAP, ASEAN-GAP.
Những sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn GAP là sản phẩm phải an toàn về dư
lượng và các chất gây độc ( thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất kích thích sinh
trưởng, các loại kim loại nặng, vi sinh vật gây hại) không vượt quá mức cho phép và
đảm bảo cho sức khoẻ của người tiêu dùng. Tại Đài loan và Úc, có chế độ kiểm tra,
hàng năm có trên một vạn mẫu rau được kiểm tra về độ an toàn của sản phẩm, sẽ phạt
tiền những nhà sản xuất nào có mẫu vi phạm mức giới hạn cho phép. Tại Mỹ, Đài
Loan, những công nghệ và kỹ thuật sản xuất rau chất lượng cao được hướng dẫn cho
người sản xuất rau nhằm đảm bảo sản phẩm an toàn. Sản phẩm phải đạt chất lượng
cao ( đẹp, ngon, an toàn), nên giá cao hơn vẫn được chấp nhận. Các quy trình sản
xuất theo GAP hướng nơng nghiệp hữu cơ, sinh học, nên môi trường được bảo vệ và
an toàn cho người lao động khi làm việc.
Sản xuất rau an toàn là phương pháp canh tác rau tổng hợp nhằm sử dụng có

11


hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay trên thế giới có các loại hình sản
xuất rau an tồn chủ yếu sau đây:
- Nông nghiệp hữu cơ: không dùng hoá chất mà sử dụng các nguồn hữu cơ
một cách triệt để. Nông nghiệp hữu cơ tận dụng được cả những nguồn hữu cơ đã bị
loại thải và tiếp tục tham gia vào các chu trình sinh học trong hệ thống canh tác bao
gồm đất, thực vật, động vật,… theo hướng có lợi cho con người. Tuy nhiên, sản xuất

rau an tồn theo mơ hình này chi phí sẽ cao, chất lượng cao song năng xuất thấp.
Trồng rau không sử dụng đất (trồng trong dung dịch, trong giá thể rắn): là loại
hình canh tác phổ biến ở các nước có nền nông nghiệp phát triển. đây là loại canh tác
mà con người có thể điều khiển được một cách khá chủ động về dinh dưỡng và có thể
đạt năng xuất cao hơn so với canh tác thông thường.
Trồng rau trong nhà lưới, nhà kính: là hình thức khá phổ biến ở nhiều nước xứ
lạnh và cả nước nhiệt đới, nhằm hạn chế tác động xấu của thời tiết dịch hại đến cây
rau. Nhà kính, nhà lưới có thể ngăn cản được đa số các loại dịch hại cho rau.
Trồng rau theo phương pháp khai bầu trong nhà lưới: được một số nước, điển
hình là Đài loan, sử dụng để sản xuất rau ăn lá trong nhà lưới. Giá thể trong khay
được sản xuất từ các vật liệu có sẵn trong tự nhiên như: than, bùn, mùn cưa, phân
chuồng hoai mục, phân NPK, bột đá…. Trồng rau theo phương pháp này có ưu điểm
là hạn chế được dịch hại, tăng vụ do thời gian ngắn, hệ số quay vòng nhanh, đạt năng
suất và chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, có khả năng cơ giới và tự động hoá tốt.
2.3 Các loại giá thể sử dụng trồng rau muống
2.3.1 Giá thể mụn xơ dừa và xơ dừa
Đây là loại giá thể rất tốt cho cây trồng. Các loại vỏ dừa được chế biến nhờ
máy băm nghiền vỏ dừa sẽ tạo thành các loại mụn xơ dừa. Các loại mụn xơ dừa này
sẽ được ngâm nước để xử lý các loại hợp chất như tanin… Sau đó sẽ được dùng để
trồng cây và nhiều mục đích khác (Singh và cộng sự, 2009).
Theo TAPPI năm 1988 xơ dừa là chất hữu cơ và có thể tái sử dụng độ pH
của xơ dừa là 5,5. chất lượng của xơ dừa không bị ảnh hưởng nếu độ pH thấp hơn.
Xơ dừa có một số tính chất và thành phần hóa học như sau :

12


Bảng 2.1: Một số tính chất và thành phần hóa học của xơ dừa
Tỉ lệ C:N
80:1

Độ xốp

10-12%

Chất hữu cơ

9.4-9.8%

Tổng lượng tro

3-6%

Cellulose

20-30%

Lignin

60-70%

Tanin

8-8.5%

EC( dS/m)

0.8%

N


0.5%

P

0.3%

K

0.4%
TAPPI, 1988

Mụn xơ dừa có chứa hàm lượng lignin cao. Nếu sử dụng trực tiếp có thể gây
ngộ độc cho cây trồng. Để trồng được trên mụn dừa thì phải tiến hành xả chất chát
(tanin). Cách xử lý chất chát là: Dùng vơi thơng thường (vơi dùng bón cho cây trồng
) với tỷ lệ cứ 5 kg vôi pha với 200 lít nước sạch, mụn xơ dừa được đưa vào bể chứa
có thể tích 15 m3. Vơi được hịa tan với nước theo tỷ lệ như trên và tưới đều trên bề
mặt giá thể. Xử lý bằng cách ngâm và xả. Hàng ngày, buổi sáng bơm nước vào hồ đã
đổ mụn xơ dừa để ngâm (bơm đầy hồ), buổi chiều xả nước ra (xả hết nước trong hồ).
Thời gian ngâm tốt nhất từ 7 – 10 ngày (lúc này nước xả đã trong) thì sử dụng để làm
giá thể trồng cây.
2.3.2 Tro trấu
Đây chính là loại giá thể được tạo thành từ các loại vỏ hạt thóc đem chất thành
đống và cho hun nóng đến một nhiệt độ nhất định để nhằm mục đích diệt hết được
các lồi mầm bệnh. Lúc này vỏ trấu đã đen nhưng lại chưa thành tro. Thành phần

13


chính của tro trấu là các chất như kali, silicat và các loại muối khoáng vi lượng. Ưu
điểm của tro trấu là thốt nước tốt, thích hợp với rất nhiều loại cây trồng khác nhau (

Lunt và cộng sự, 1994).
2.3.3 Phân trùn quế
Phân trùn quế (Vermicompost) là phân hữu cơ vi sinh đứng đầu về chất lượng
hữu cơ thích hợp cho tất cả các loại cây trồng và thực vật. Sau khi ăn các chất hữu cơ
(phân chuồng, các chát thải thực phẩm,...) trùn quế cho ra một sản phẩm phân hữu cơ
sạch, giàu dưỡng chất, có tác dụng cải tạo đất và thân thiện với môi trường.
Theo Edwards (2004), phân trùn quế có những đặc tính và lợi ích như:
* Đặc tính của phân trùn quế:
Có màu nâu sẫm, khơng mùi dạng bùn, trong phân có lẫn trứng, ấu trùng. Phân
trùn quế có nhiều vi sinh vật có lợi cho đất.
Phân trùn quế có cấu trúc vượt trội, tơi, xốp, thống khí, thốt nước có khả năng
giữ độ ẩm và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, là dưỡng chất tốt và hiệu quả, cải
thiện tính vật lí, hố học và sinh vật của đất.
* Tính giữ ẩm
Phân trùn quế làm tăng độ ẩm sẵn có trong đất. Nước nhầy được tiết ra từ thành
ruột của trùn quế giúp cân bằng độ ẩm thích hợp, làm cho đất có thể hút nước từ
khơng khí, cải thiện khả năng giữ nước.
* Tính tơi xốp
Trong phân có trứng và ấu trùng của trùn quế cùng các sinh vật có lợi khác tiếp
tục phân huỷ cỏ rác và xác động vật có trong đất làm đất tơi xốp
* Tính khử mùi
Phân trùn có chứa các vi khuẩn hiếu khí làm trung hồ mùi vị, phân huỷ nhanh
chóng xác thực vật, làm bớt mùi hơi.
* Tính hàn
Phân trùn khơng toả nhiệt, có thể sử dụng ngay khi thu hoạch mà không hạn chế
số lượng vì phân trùn khơng làm cháy cây, chết cây. Khơng như phân chuồng có tính
nóng phải ủ qua thời gian cho hoại mới bón tốt.

14



×