Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chung cho nam sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đại học Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.95 KB, 5 trang )

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC
CHUNG CHO NAM SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ThS. Nguyễn Thanh Giang
Khoa GDTC Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Việc lựa chọn bài tập phát triển thể lực chung cho nam sinh viên Trường Đại học sư
phạm kỹ thuật đại học Đà Nẵng là vấn đề đáng được quan tâm. Bằng các phương pháp nghiên
cứu thường quy, chúng tơi đã phân tích, đánh giá thực trạng, lựa chọn các bài tập, ứng dụng
vào thực tiễn giảng dạy phát triển thể lực chung cho nam sinh viên, góp phần nâng cao chất
lượng công tác giáo dục thể chất của nhà trường.
Từ khóa: Bài tập, ứng dụng, nâng cao, hiệu quả.

ABSTRACT
The selection of exercises to develop physical fitness for male students Danang
University of Technical Education is a matter of concern. By regular research methods, we
have analyzed and evaluated the situation, selected the exercises to apply to the teaching
practice of general physical development for male students, contributing to improving the
quality of physical education at this school.
Keywords: Exercise, Apply, advanced effective, development.

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Công tác giáo dục thể chất trong nhà trường là một mặt giáo dục quan trọng
trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: Nâng cao dân trí,
bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước. Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật
đại học Đà Nẵng trong những năm gần đây đã ý thức được vấn đề giáo dục thể chất
cho sinh viên là rất quan trọng. Tuy nhiên, vì những điều kiện như cơ sở vật chất cịn
khó khăn, thiếu thốn; nhận thức của sinh viên về vai trò, tác dụng của TDTT còn chưa


đầy đủ… nên kết quả giáo dục thể chất còn hạn chế. Xuất phát từ những lý do nêu
trên, với mong muốn đóng góp một phần vào sự phát triển của nhà trường, nâng cao
chất lượng trong giờ giảng dạy GDTC cho sinh viên, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu
đề tài:
“Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chung cho nam sinh viên
Trường Đại học sư phạm kỹ thuật đại học Đà Nẵng”.
2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Qua q trình nghiên cứu chúng tơi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp
phân tích và tổng hợp tài liệu, Phương pháp phỏng vấn tọa đàm, Phương pháp quan
sát sư phạm, Phương pháp điều tra xã hội học, Phương pháp kiểm tra sư phạm, Phương
pháp thực nghiệm sư phạm, Phương pháp toán học thống kê.
1128


3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1

Lựa chọn và ứng dụng các bài tập nhằm phát triển thể lực chung cho nam
sinh viên Trường Đại học sư phạm kỹ thuật đại học Đà Nẵng

Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, qua khảo sát và nghiên cứu một số tài liệu
liên quan; qua quan sát sư phạm và phỏng vấn, tọa đàm các giảng viên môn GDTC
đang giảng dạy tại bộ môn, khoa GDTC của các trường Đại học và Cao đẳng trên địa
bàn. Chúng tôi đã tổng hợp và lựa chọn được 30 bài tập nhằm phát triển thể lực chung

cho nam sinh viên Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật đại học Đà Nẵng. Để các bài tập
có tính khả thi, chúng tơi tiến hành phỏng vấn 30 chuyên gia, cán bộ quản lý, giảng
viên môn GDTC, kết quả được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1: Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển TLC cho Nam sinh viên Trường Đại
học Sư phạm kỹ thuật đại học Đà Nẵng (n=30)
TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

24
25
26
27
28
29
30

Bài tập

Chạy cự ly 30m, 60m
Chạy cự ly l00m
Chạy cự ly 400m
Chạy cự ly 800m(Nam)
Nhảy dây
Bật bục liên tục trong vòng 30s
Nằm sấp chống đẩy
Chạy ziczắc
Bật xa tại chỗ
Bài tập ép dẻo các khớp
Trò chơi cướp bóng
Ngồi ép dẻo thân
Chạy nâng cao đùi tại chỗ tần số nhanh
Bài tập đá lăng chân
Nằm ngửa gập bụng
Trò chơi tơi làm vua
Bóng đá mini
Chạy con thoi 4x10
Trị chơi mèo đuổi chuột
Cơng an bắt gián điệp

Giăng lưới bắt cá
Lăn bóng tiếp sức
Người thừa thứ 3
Bịt mắt bắt dê
Nhảy chữ thập
Lò cị tiếp sức
Kéo co
Trị chơi bóng chuyền sáu
Cua đá bóng
Cướp cờ

Kết quả trả lời
Tán thành
Không tán thành
(%)
(%)
96.7
86.7
83.3
46.7
53.3
76.7
40.0
50.0
90.0
100.0
63.3
50.0
76.7
86.7

80.0
50.0
53.3
73.3
80.0
83.3
86.7
46.7
93.3
86.7
43.3
53.3
90.0
73.3
40.0
83.3

3.3
13.3
16.7
53.3
46.7
23.3
60.0
50.0
10.0
0.0
36.7
50.0
23.3

13.3
20.0
50.0
46.7
26.7
20.0
16.7
13.3
53.3
6.7
13.3
56.7
46.7
10.0
26.7
60.0
16.7

1129


Như vậy trong 30 bài tập mà đề tài đưa ra phỏng vấn, đề tài đã lựa chọn được
18 bài tập có sự tán đồng cao, với 70% số phiếu tán thành trở lên. Vì vậy đề tài sẽ đưa
ra 18 bài tập có mức độ ưu tiên cao để đưa vào sử dụng. (In đậm).
3.2

Ứng dụng, đánh giá hiệu quả của bài tập tác động đến đối tượng nghiên cứu
3.2.1 Tổ chức thực nghiệm.

Đề tài đã xây dựng tiến trình tập luyện phát triển thể chất gồm 11 giáo án, lồng

ghép với các giáo án dạy kỹ thuật thực hành các mơn Giáo dục thể chất nội khóa.
Trong q trình tổ chức giảng dạy các nội dung của chương trình mơn học Giáo dục
thể chất nội khóa, đề tài áp dụng các bài tập phát triển thể lực chung cho nam sinh
viên phần cuối buổi tập kỹ thuật thực hành với thời lượng mỗi giáo án 50 phút (giáo
án dạy ghép của trường là 100 phút).
Sau thời gian áp dụng thực nghiệm tại Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật đại
học Đà Nẵng đã có nhiều bước chuyển biến tích cực, đặc biệt là nhận thức về vai trị,
lợi ích của việc tập luyện TDTT đã có hiệu quả rõ rệt. Qua khảo sát về vai trị và lợi
ích của tập luyện TDTT đối với sức khỏe và công tác học tập của nam sinh viên, đa
số sinh viên đã cho rằng việc tập luyện TDTT là rất cần thiết và cần thiết.
Sau thời gian thực nghiệm là 03 tháng với những bài tập mà đề tài đã lựa chọn
và được phép triển khai thực hiện. Sau đó đề tài đánh giá hiệu quả các giải pháp bằng
cách tiến hành kiểm tra với các test theo quyết định số: 53/2008/ QĐ-BGD ĐT ngày
18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3.2.2 Đánh giá hiệu quả của bài tập tác động đến đối tượng nghiên cứu
Kết quả kiểm tra theo tiêu chuẩn RLTT của nam sinh viên Trường Đại học Sư
phạm kỹ thuật đại học Đà Nẵng như bảng 2 và bảng 3:
Bảng 2: Đánh giá thể chất của nam sinh viên năm nhất trường Đại học sư phạm kỹ thuật đại
học Đà Nẵng trước thực nghiệm
TT
1
2
3
4
5

Test
Nằm ngửa gập bụng
(lần/30s)
Bật xa tại chỗ (cm)

Chạy 30m XPC (s)
Chạy con thoi 4 x 10m (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)

Thực nghiệm
n=20

Đối chứng
n=20

t

p

1.52

0,094

>0,05

16.78
0.35
0.81
83.12

0,501
0,106
0,183
0,113


>0,05
>0,05
>0,05
>0,05

X

x

X

x

17.23

1.54

17.64

208.32
5.66
12.46
960.13

16.65
0.34
0.78
81.34

208.47

5.67
12.54
967.32

Qua bảng 2 cho thấy: Thông qua kiểm tra tất cả các chỉ số thu được trước
thực nghiệm ở hai nhóm tương đối đồng đều, thành tích ở các test tương đương
nhau. Sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê ở cả 05 test đều thu được ttính <
tbảng ở ngưỡng xác suất P > 0,05. Sự khác biệt khơng có ý nghĩa ở ngưỡng xác
suất P> 0,05. Điều này chứng tỏ rằng, kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của hai
nhóm đồng đều nhau hay nói cách khác chất lượng sinh viên hai nhóm thực nghiệm
và đối chứng là như nhau.

1130


Bảng 3: So sánh sự phát triển thể chất của nam sinh viên năm hai Trường Đại học Sư phạm
kỹ thuật đại học Đà Nẵng giữa hai nhóm sau thực nghiệm

TT
1
2
3
4
5

Test
Nằm ngửa gập bụng
(lần/30s)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (s)

Chạy con thoi 4 x 10m (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)

Thực nghiệm
n=20
x
X

Đối chứng
n=20
X

x

t

p

19.87

1.56

18.56

1.45

2.428

<0.05


218.25
5.02
11.86
987.12

18.59
0.24
0.81
83.12

212.15
5.56
12.13
976.25

18.05
0.36
0.76
82.14

3.213
2.205
2.321
2.713

<0.05
<0.05
<0.05
<0.05


Qua bảng 3 cho thấy: Thông qua kiểm tra đa số các chỉ số thu được sau thực
nghiệm ở cả hai nhóm đã có sự khác biệt, thành tích nhóm Thực nghiệm tốt hơn thành
tích nhóm Đối chứng thể hiện ở số: s, kg, lần, cm và mét cao hơn, số giây thấp hơn
nhóm Đối chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, thể hiện ttính từ 2,205 đến 3.213
> tbảng là 1,960. Điều này chứng tỏ rằng, kết quả kiểm tra nhóm thực nghiệm đã tốt
hơn so với nhóm đối chứng, điều này là có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P <0,05. Ý
nghĩa này mạng lại là do thể chất của các sinh viên đã được phát triển tốt hơn chính
nhờ sự áp dụng các bài tập mà đề tài đã đề xuất, qua đó các phong trào TDTT, chất
lượng cơng tác GDTC được nâng cao.
4.

KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài rút ra một số kết luận sau:

Từ kết quả nghiên cứu về lý luận thực tiễn bảo đảm độ tin cậy và tính thơng báo
của các test cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật đại học Đà Nẵng đề tài lựa
chọn phỏng vấn tổng kết kinh nghiệm các giảng viên và chuyên gia sử dụng các bài tập
nhằm phát triển TLC, đề tài lựa chọn được 18 bài tập có sự tán đồng cao, với 70% số
phiếu tán thành trở lên để đưa vào ứng dụng, đánh giá hiệu quả của bài tập tác động đến
đối tượng nghiên cứu.
Qua qua trình thực nghiệm sư phạm đề tài đã chứng minh được các bài tập
phát triển TLC cho nam sinh viên do lựa chọn có khả năng nâng cao TLC cho nam
sinh viên có ý nghĩa thống kê, thể hiện tính từ 2,205 đến 3.213 > tbảng là 1,960.
Điều này chứng tỏ rằng, kết quả kiểm tra nhóm thực nghiệm đã tốt hơn so với nhóm
đối chứng, điều này là có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P <0,05. Ý nghĩa này mạng lại
là do thể chất của các sinh viên đã được phát triển tốt hơn chính nhờ sự áp dụng các
bài tập mà đề tài đã đề xuất, qua đó các phong trào TDTT, chất lượng công tác
GDTC được nâng cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Chỉ thị 25/2004-CT/GD&ĐT, Hà Nội.

2.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 quy
định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên.

1131


3.

Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn (2004), Đo lường
thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.

4.

Đồng Văn Triệu, Lê Anh Thơ (2000), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất trong
trường học, NXB TDTT.

5.

Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.

6.

Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31/01/2015 của Chính phủ quy định về GDTC và hoạt
động thể thao trong nhà trường.


7.

Nguyễn Xuân Sinh, Lê Văn Lẫm, Lưu Quang Hiệp, Phạm Ngọc Viễn (1998), Giáo trình
phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.

8.

Nguyễn Khắc Anh Vũ (1997), Nghiên cứu sự biến đổi khả năng hoạt động thể lực và tình
trạng sức khoẻ của sinh viên đại học không chuyên TDTT.

9.

Võ Văn Vũ (2014), Đánh giá thực trạng và bài tập nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và
hoạt động thể thao trong trường Trung học phổ thông ở Đà Nẵng, Luận án tiến sĩ khoa
học giáo dục.

1132



×