Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu ứng dụng bài tập trò chơi vận động nhằm góp phần nâng cao thể lực cho nữ sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.01 KB, 7 trang )

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BÀI TẬP TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO THỂ LỰC CHO NỮ
SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ,
ĐẠI HỌC HUẾ
ThS. Nguyễn Văn Lợi, ThS. Cao Thái Ngọc, ThS. Nguyễn Khắc Trung
Khoa Giáo dục Thể chất - Đại học Huế
TÓM TẮT
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học Thể dục Thể thao (TDTT) thường quy
như phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp
phỏng vấn, phương pháp toán học thống kê... đề tài đã lựa chọn được một số bài tập trò chơi
vận động nhằm nâng cao thể lực cho nữ sinh viên năm thứ nhất Trường ĐHKT, ĐHH, đồng
thời kiểm nghiệm hiệu quả ứng dụng các bài tập trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực
trong quá trình giảng dạy các mơn học giáo dục thể chất.
Từ khóa: Bài tập; Trị chơi vận động; Thể lực; Đại học Kinh tế, Đại học Huế

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nội dung môn học GDTC của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế bao gồm:
Điền kinh lý luận, Thể dục tay không và 2 môn tự chọn được tiến hành ở năm học thứ
1 và thứ 2. Qua thực tiễn công tác giảng dạy, các giờ lên lớp phần nhiều các giảng
viên để phát triển thể lực cho sinh viên chỉ chú trọng các bài tập thể lực chung và
chuyên môn vẫn thường áp dụng do đó chưa tạo được hứng thú trong giờ học. Do đó
việc cần thiết nên sử dụng các phương tiện bổ trợ để nâng cao hiệu quả giảng dạy
trong GDTC là các trị chơi vận động. Bên cạnh đó từ điều kiện thực tế nên các phương
tiện chuyên môn đảm bảo cho việc thực hiện nội dung chương trình cịn thiếu và bất
cập chưa phù hợp với đặc thù sinh viên. Nên đây là một trong những nguyên nhân
quan trọng làm hạn chế sự phát triển thể lực của nữ sinh viên cũng như chất lượng và
hiệu quả của môn học GDTC ở Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. Xuất phát từ
những lý do trên chúng tôi tiến hành: “Nghiên cứu ứng dụng bài tập trò chơi vận


động nhằm góp phần nâng cao thể lực cho nữ sinh viên năm thứ nhất trường Đại học
Kinh tế, Đại học Huế”.
2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn; Phương
pháp kiểm tra sư phạm, Phương pháp thực nghiệm sự phạm và Phương pháp toán học
thống kê.
3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1

Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập trò chơi vận động
phát triển thể lực cho sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Kinh tế,
Đại học Huế

1116


3.1.1 Cơ sở thực tiễn lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển thể lực cho
sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.
+ Những nội dung cần thiết và quan trọng áp dụng bài tập trò chơi vận động để
nâng cao TL cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
+ Lựa chọn những bài tập trò chơi vận động nhằm nâng cao TL cho sinh viên
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế.
3.1.1.1 Những nội dung cần thiết và quan trọng áp dụng bài tập trò chơi vận

động để nâng cao thể lực cho sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Huế
Để giải quyết vấn đề nêu trên phiếu hỏi được soạn thảo với 5 câu hỏi và yêu
cầu trả lời theo hình thức phủ định (có hoặc khơng). Kết quả phỏng vấn được trình
bày ở bảng 1.
Bảng 1: Kết quả phỏng vấn các yếu tố quan trọng nhằm nâng cao TL và áp dụng bài tập trò
chơi vận động cho nữ sinh viên Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế (n=20)
TT

1

2

3

4

5

Kết quả trả lời
Số người
Tỷ lệ %
Việc rèn luyện TL với thành tích học tập mơn GDTC có tầm quan trọng như thế nào?
+ Rất quan trọng
20
100
+ Quan trọng
0
0
+ Không cân

0
0
Nên phát triển TL cho sinh viên từ năm thứ mấy là phù hợp?
+ Năm thứ nhất
14
80.0%
+ Năm thứ hai
3
10.0%
+ Năm thứ ba
0
0
+ Cả 3 năm
3
10.0%
Nâng cao TL cho sinh viên nên xếp và thời gian nào là phù hợp?
+ Chính khóa
3
15.0%
+ Ngoại khóa
1
5.0%
+ Cả 2 phần trên
16
80.0%
Thời gian dành cho nâng cao TL cho sinh viên bao nhiêu là đủ?
+ Từ 26 - 30’
3
15.0%
+ Từ 31 -45’

17
85.0%
+ Từ 46 - 60’
0
0
+ Các phương án khác
0
0
Thời gian tập luyện trò chơi vận động trong nâng cao thể lực cho sinh viên mỗi buổi tập là
bao nhiêu?
+ < 10’
0
0.00%
+ Từ 10 -15’
1
5.0%
+ Từ 16 - 20’
3
15.0%
+ Từ 21 – 25’
15
75.0%
+ Từ 26 – 30’
1
5.0%
+ > 30’
0
0.00%
Nên sử dụng các phương pháp nào để nâng cao TL sinh
viên?

Nội dung câu hỏi

1117


6

+ Phương pháp đồng đều liên tục
+ Phương pháp lặp lại
+ Phương pháp biến đổi

12
8
0

60.0%
40.0%
0

Qua bảng 1 cho thấy: Hầu hết các giảng viên và chuyên gia đều đồng ý quan
điểm cho rằng: Đối với sinh viên việc rèn luyện TL là rất quan trọng chiếm 100%,
80.0 % cho rằng đối với sinh viên nên phát triển TL bắt đầu ngay từ năm thứ nhất là
phù hợp, Để nâng cao TL cho sinh viên cần thiết phải chú trọng cả hoạt động nội
ngoại khóa và ngoại khóa là phù hợp chiếm 80.0 %, 75.0 % đều khẳng định thời gian
sử dụng bài tập trò chơi vận động để nâng cao TL cho sinh viên 21 đến 25 phút là hợp
lý, 60.0 % đều cho rằng nên sử dụng phương pháp đồng đều liên tục và 40.0% nên sử
dụng phương pháp lặp lại để nâng cao TL cho sinh viên.
3.1.1.2 Nghiên cứu xác định nguyên tắc trong lựa chọn các bài tập trò chơi
vận động nhằm nâng cao thể lực cho nữ sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Kinh
tế, Đại học Huế

Đề tài tiến hành phỏng vấn các chuyên gia để có tính khách quan và tin cậy.
Đối tượng được phỏng vấn gồm 20 giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy tại các bộ
môn GDTC của các Trường Đại học. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.
Bảng 2: Kết quả phỏng vấn các nguyên tắc lựa chọn bài tập nhằm phát triển TL cho sinh viên
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế (n=20)
TT
1
2

3
4

Các yêu cầu
Các bài tập TL được xây dựng với nội dung và hình thức phù hợp
với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
Các bài tập TL được sử dụng một cách khoa học để phát triển
những tố chất cần thiết cho sinh viên và các phương pháp và hình
thức tập luyện phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tiễn.
Các bài tập được lựa chọn phải được thực hiện theo nguyên tắc:
động tác từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, lượng vận động
tăng từ ít đến nhiều, từ nhẹ đến nặng.
Khối lượng và cường độ vận động của bài tập lựa chọn phải phù
hợp với đối tượng tập luyện và điều kiện thực tiễn.

Kết quả trả lời
Số
Tỷ lệ
người
%
20


100

16

80.0

18

90.00

14

70,00

Qua bảng 2. cho thấy: Cả 4 nguyên tắc mà đề tài đưa ra phỏng vấn đều được
các giảng viên tán đồng rất cao chiếm tỷ lệ từ 70.0 % đến 100%.
3.1.2 Lựa chọn các bài tập trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho nữ
sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế.
Để có các bài tập trò chơi vận động cho đối tượng nghiên cứu, đề tà đã tiến
hành phân tích, tổng hợp các tài liệu và thống kê được 20 bài tập phù hợp thực tiễn.
Đề tài lựa chọn những bài tập trị chơi vận động có ý kiến tán thành từ 75% tổng ý
kiến trả lời để phát triển TL cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. Kết
quả được trình bày ở bảng 3.

1118


Bảng 3: Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập TL cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Huế (n=20)

TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

Bài tập
Nhảy dây
Bật với cao liên tục trong vòng 30s
Chạy ziczắc
Trị chơi cướp bóng
Ngồi ép dẻo thân
Mèo đuổi chuột
Bóng đá mini

Chạy con thoi
Cơng an bắt gián điệp
Trị chơi tơi làm vua
Giăng lưới bắt cá
Lăn bóng tiếp sức
Người thừa thứ 3
Bịt mắt bắt dê
Nhảy chữ thập
Bật xa
Trị chơi bóng chuyền sáu
Cua đá bóng
Cướp cờ

Kết quả trả lời
Tán thành
Khơng tán thành
mi
%
mi
%
18
90.0
2
10.0
11
55.0
9
45.0
17
85.0

7
35.0
15
75.0
8
40.0
12
60.0
4
20.0
14
70.0
6
30.0
10
50.0
8
40.0
16
80.0
10
50.0
16
80.0
4
20.0
14
70.0
6
30.0

15
75.0
5
25.0
18
90.0
9
45.0
15
75.0
5
25.00
15
75.0
5
25.0
8
40
12
60.0
17
85.0
3
15.0
14
70.0
6
30.0
8
40.0

12
60.0
16
80.0
4
20.0

Như vậy trong 19 bài tập mà đề tài đưa ra phỏng vấn, đề tài đã lựa chọn được
10 bài tập có sự tán đồng cao, với 70% số phiếu tán thành trở lên. Vì vậy đề tài sẽ đưa
ra 10 bài tập có mức độ ưu tiên cao để ứng dụng vào q trình thực nghiệm.
3.2

Ứng dụng bài tập trị chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho nữ sinh
viên năm thứ nhất trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế.
3.2.1 Xây dựng tiến trình tập luyện phát triển thể lực cho nhóm nghiên cứu

Trong q trình tổ chức thực nghiệm đề tài ứng dụng xen kẽ các bài tập trị chơi
vận động trong q trình học tập (2 tiết/tuần) nhằm kiểm tra hiệu quả của các bài tập
mà đề tài đã lựa chọn. Đề tài được tiến hành thực nghiệm với 15 giáo án mỗi giáo án
2 tiết/tuần, thời gian ứng dụng trò chơi 21 - 25 phút/1 giáo án.

1119


Bảng 4: Tiến trình tập luyện phát triển TL nữ sinh viên nhóm TN
TT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10

Các bài tập
Nhảy dây
Chạy ziczắc
Trị chơi cướp bóng
Chạy con thoi
Cơng an bắt gián điệp
Giăng lưới bắt cá
Người thừa thứ 3
Bịt mắt bắt dê
Bật xa
Cướp cờ

1
x

2

3
x

4

x


5
x

x
x

x
x

6
x

x
x

x

x
x

x

x
x

x
x

x

x

x

x

x

Giáo án
7 8 9 10 11
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x


12 13 14 15
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

3.2.2 Đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập nâng cao thể lực cho đối tượng
nghiên cứu
Sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đều được kiểm
tra 4 Test. Các Test kiểm tra được tiến hành theo một trình tự thống nhất. Kết quả sau
quá trình thực nghiệm được trình bày cụ thể trong bảng 5 và 6 như sau:
Bảng 5: Kết quả kiểm tra đánh giá trình độ TL sinh viên năm thứ nhất Đại học Kinh tế, Đại
học Huế theo QĐ 53 của Bộ GD-ĐT trước thực nghiệm (n=155)

TT

Các test


Nhóm đối
chứng (n=78)


x
1
2
3
4

Nằm ngửa gập bụng 30s (sl)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)
So sánh

15.18
149.97
6.75
754.09



Nhóm thực
nghiệm (n=77)


x




So sánh
t

1.68
15.19
1.77
0.06
16.52 150.16 17.22 0.06
0.43
6.73
0.45
0.24
71.76 756.51 73.49 0.20
ttính >tbảng (1,960), với P < 0,05

P
>0.05
>0.05
>0.05
>0.05

Bảng 6: Kết quả kiểm tra đánh giá trình độ TL sinh viên năm thứ nhất Đại học Kinh tế, Đại
học Huế theo QĐ 53 của Bộ GD-ĐT sau thực nghiệm ( n=155)

TT

Các test

Nhóm đối

chứng (n=78)


x
1
2
3
4

1120

Nằm ngửa gập bụng 30s (sl)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)
So sánh

15.56
152.62
6.55
801.36



Nhóm thực
nghiệm (n=77)


x




So sánh
t

1.68
16.31
2.40
2.25
17.04 159.56 18.25 2.45
0.42
6.29
0.43
3.79
69.51 836.23 60.36 3.34
ttính >tbảng (1,960), với P < 0,05

P
<0.05
<0.05
<0.05
<0.05


Qua bảng 5 và 6 cho thấy: Sau 1 học kỳ ứng dụng các bài tập trò chơi vận động
cho nữ sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã có sự biến đổi
rõ rệt, ttính đều > tbảng = 1.960 ở ngưỡng xác suất P < 0.05. Điều đó cho thấy, các bài
tập trị chơi vận động được lựa chọn đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao
trình độ thể lực cho đối tượng nghiên cứu.
Để rõ ràng hơn, đề tài tiến hành đánh giá nhịp độ tăng trưởng của 2 nhóm đối

chứng và thực nghiệm. Kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 8 và 9 sau:
Bảng 7: Nhịp độ tăng trưởng các chỉ tiêu TL của nữ sinh viên năm thứ nhất Đại học Kinh tế,
Đại học Huế của nhóm đối chứng (n=78)

TT
1
2
3
4

Test
Nằm ngửa gập bụng 30s (sl)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)

Kết quả kiểm tra qua các giai
đoạn nghiên cứu
( x  )
Trước TN
Sau TN
15.181.68
15.561.68
149.9716.52
152.6217.04
6.750.43
6.550.42
754.0971.76
801.3669.51


Nhịp tăng
tưởng W%
W1-2
2.50
1.74
2.95
6.08

Bảng 8: Nhịp độ tăng trưởng các chỉ tiêu TL của nữ sinh viên năm thứ nhất Đại học Kinh tế,
Đại học Huế của nhóm thực nghiệm (n=77)
TT
1
2
3
4

Test
Nằm ngửa gập bụng 30s (sl)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)

Kết quả kiểm tra qua các gia
đoạn nghiên cứu
Trước TN
Sau TN
15.191.77
16.312.40
150.1617.22
159.5618.25

6.730.45
6.290.43
756.5173.49
836.2360.36

Nhịp tăng
tưởng W%
W1-2
7.09
6.07
6.73
10.01

Qua bảng 7 và 8 cho thấy: Sau thực nghiệm nhịp độ tăng trưởng của nữ sinh
viên năm thứ nhất Đại học Kinh tế, Đại học Huế ở tất cả các chỉ tiêu của nhóm thực
nghiệm đều cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Chứng tỏ việc ứng dụng xen kẽ các
bài tập trò chơi vận động trong nội dung phát triển thể lực để nâng cao thể lực cho nữ
sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã cho thấy tính hiệu quả
hơn các bài tập thể lực đang áp dụng hiện nay.
4.

KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu nêu trên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Đề tài đã lựa chọn được 10 bài tập trong tổng số 19 bài tập trò chơi vận động
để ứng dụng trong giảng dạy môn học GDTC nhằm phát triển TL cho nữ sinh viên
năm thứ nhất Đại học Kinh tế, Đại học Huế gồm: Nhảy dây; Chạy ziczắc; Trò chơi
cướp bóng; Chạy con thoi; Cơng an bắt gián điệp; Giăng lưới bắt cá; Người thừa
thứ 3; Bịt mắt bắt dê; Bật xa; và Cướp cờ.


1121


- Những bài tập trên qua thực tiễn kiểm nghiệm, đã khẳng định được tính hiệu
quả trong việc phát triển thể lực cho đối tượng nghiên cứu ở nhóm thực nghiệm (thể
hiện qua nhịp độ tăng trưởng ở các chỉ tiêu kiểm tra của nhóm thực nghiệm đều cao
hơn nhóm đối chứng và kết quả so sánh cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở
ngưỡng xác suất p < 0,05)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Đồng Văn Triệu, Lê Anh Thơ (2006). Lý luận và phương pháp GDTC trong trường học.
NXB TDTT Hà Nội.

2.

Hướng dẫn thực hiện chương trình GDTC trong các trường Đại học và Cao đẳng theo quy
trình đào tạo mới số 904 ĐH 17/02/1994.

3.

Nguyễn Anh Tuấn (2011), Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nâng cao TLC cho nữ
sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học ngoại ngữ đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn
Thạc sĩ Giáo dục học Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

4.

Nguyễn Long Hải (2012) “Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng các bài tập phát triển thể
lực cho sinh viên trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế”


5.

Nguyễn Xuân Sinh, Lê Văn Lẫm, Lưu Quang Hiệp, Phạm Ngọc Viễn (2006). Giáo trình
phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT. NXB TDTT Hà Nội.

1122



×