Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG THƯƠNG mại điện tử TRÊN địa bàn TỈNH bạc LIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƢƠNG

NGUYỄN VĂN TOÀN
MSHV: 130000227

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG
THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ NGÀNH: 8340101

BÌNH DƢƠNG – NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƢƠNG

NGUYỄN VĂN TOÀN
MSHV: 130000227

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG
THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 8340101
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TSKH. TRẦN TRỌNG KHUÊ

BÌNH DƢƠNG – NĂM 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn :" Giải pháp phát triển thị trƣờng thƣơng mại
điện tử trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu" là bài nghiêm cứu của chính tơi.
Ngồi trừ những tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn trong luận văn này, tơi
cam đoan rằng tồn phần hay những phần nhỏ trong luận văn này chƣa từng đƣợc
công bố hoặc đƣợc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm/nghiên cứu nào của ngƣời khác đƣợc sử dụng trong luận
văn này mà không đƣợc trích dẫn đúng quy định.
Luận văn này chƣa bao giờ đƣợc nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trƣờng đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Bình Dương, ngày 15 tháng 12 năm 2017

Nguyễn Văn Toàn

i


LỜI CẢM ƠN
Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Bình Dƣơng, khoa Đào tạo sau Đại học.
Giảng viên tham gia giảng dạy đã giúp đỡ, tạo điều kiện trong quá trình học tập và
thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu, nơi tôi đang công tác.
TSKH. Trần Trọng Khuê đã tận tình cung cấp tài liệu, hƣớng dẫn, giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Các anh/chị Học viên ngành Quản trị kinh doanh khóa 5 và gia đình đã động
viên, giúp đỡ và cung cấp cho tôi những thông tin, tài liệu có liên quan trong q
trình hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Trân trọng cảm ơn !


ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài ―Giải pháp phát triển thị trƣờng thƣơng mại điện tử trên địa bàn tỉnh
Bạc Liêu‖ đƣợc thực hiện với mục đích phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động
của thƣơng mại điện tử của tỉnh Bạc Liêu trong thời gian qua từ đó đề ra một số giải
pháp phát triển thị trƣờng thƣơng mại điện tử trong thời gian tới.
Đề tài phân tích các yếu tố về công nghệ thông tin, hạ tầng viễn thông, nguồn
nhân lực, nhận thức, cơ cấu tổ chức và yếu tố bên ngồi doanh nghiệp nhƣ chính
sách pháp luật, các hệ thống hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, mơi trƣờng
kinh doanh, hệ thống thanh tốn, bảo mật, chữ ký số...ảnh hƣớng đến sự phát triển
của ngành thƣơng mại điện tử cũng nhƣ là ở tỉnh Bạc Liêu, đề tài phân tích qua 150
phiếu điều tra, khảo sát.
Kết quả của phân tích này đƣợc sử dụng để đề ra một số giải pháp phát triển
thị trƣờng thƣơng mại điện tử trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của ngành thƣơng mại điện tử tại Bạc Liêu.
Đề tài cũng đã đề xuất một số kiến nghị đối với chính quyền địa phƣơng và
các doanh nghiệp; công tác đào tạo cần phải bám sát vào tình hình thực tế của
doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ thanh toán giao dịch điện tử là tiền đề để thƣơng
mại điện tử phát triển, bảo đảm an toàn thơng tin khi giao dịch, hồn chỉnh hệ thống
pháp luật ngành thƣơng mại điện tử; để thƣơng mại điện tử phát triển thì cần đồng
bộ kết hợp chặt chẽ giữa ba chủ thể là cơ quan quản lý nhà nƣớc, doanh nghiệp và
ngƣời dân.

iii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ......................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... ix
Chƣơng 1.TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài: ................................................................................. 1
1.2. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu: ...................................................................................... 8
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................. 8
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu: ............................................................................... 9
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ....................................................... 9
1.7. Kết cấu của đề tài: ......................................................................................... 10
1.8. Khung nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 11
TÓM TẮT CHƢƠNG 1. ........................................................................................ 12
Chƣơng 2 .CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................... 13
2.1. TỔNG QUAN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ........................................ 13
2.1.1 Khái quát lịch sử hình thành thƣơng mại điện tử (TMDT) .................... 13
2.1.2 Khái niệm thƣơng mại điện tử ................................................................ 15
2.1.3. Sự khác biệt giữa thƣơng mại điện tử và thƣơng mại truyền thống ...... 18
2.1.4. Các ƣu điểm, thách thức và rủi ro hạn chế trong kinh doanh Thƣơng mại
điện tử .............................................................................................................. 19
2.1.5 Các chủ thể tham gia thƣơng mại điện tử ............................................... 23
2.1.6 Các phƣơng tiện kỹ thuật của thƣơng mại điện tử ................................. 26
2.1.7 Tiến trình tham gia thƣơng mại điện tử .................................................. 29
2.1.8 Các ứng dụng thƣơng mại điện tử .......................................................... 29

iv



2.1.9 Lợi ích của thƣơng mại điện tử .............................................................. 31
2.2 CƠ SỞ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ................................... 34
2.2.1 Cơ sở pháp lý của TMĐT ....................................................................... 34
2.2.2 Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông .................................. 35
2.2.3 Cơ sở về nhân lực ................................................................................... 36
2.2.4 Cơ sở thanh toán điện tử ......................................................................... 36
2.2.5 Bảo mật và an tồn mạng ....................................................................... 36
2.2.6 Bảo vệ sở hữu trí tuệ............................................................................... 37
2.2.7 Bảo vệ ngƣời tiêu dùng .......................................................................... 37
TÓM TẮT CHƢƠNG 2. ........................................................................................ 39
Chƣơng 3.THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI
TỈNH BẠC LIÊU ................................................................................................... 40
3.1 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN TMĐT TẠI VIỆT NAM .................... 40
3.1.1 Cơ sở pháp lý cho thƣơng mại điện tử ................................................... 40
3.1.2 Cơ sở hạ tầng viễn thông và CNTT ........................................................ 42
3.1.3 Cơ sở nhân lực cho TMĐT..................................................................... 45
3.1.4. Cơ sở hạ tầng thanh tốn điện tử ........................................................... 46
3.1.5 Cơ sở bảo mật thơng tin ......................................................................... 47
3.1.6 Cơ sở bảo vệ sở hữu trí tuệ ..................................................................... 48
3.2 THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI BẠC
LIÊU .................................................................................................................... 48
3.2.1 Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Bạc Liêu ............................... 48
3.2.2 Tình hình ứng dụng TMĐT từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc tỉnh Bạc
Liêu .................................................................................................................. 49
3.2.3. Đánh giá chung về thị trƣờng thƣơng mai điện tử tỉnh Bạc Liêu .......... 77
TÓM TẮT CHƢƠNG 3. ........................................................................................ 81
Chƣơng 4 .GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU .............................................................. 82

4.1 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƢỚC ............................. 82

v


4.1.1 Hỗ trợ mạnh mẽ các doanh nghiệp ứng dụng thƣơng mại điện tử ......... 82
4.1.2 Tăng cƣờng thực thi pháp luật về TMĐT .............................................. 83
4.1.3 Tăng cƣờng hợp tác về thƣơng mại điện tử ........................................... 84
4.1.4 Về cơ chế chính sách để thúc đẩy TMĐT phát triển .............................. 84
4.1.5 Về cơ sở hạ tầng công nghệ TMĐT ....................................................... 84
4.2 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP ................................................. 85
4.2.1 Đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng TMĐT nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh ................................................................................................................. 85
4.2.2 Nâng cao nhận thức về TMĐT và ý thức tuân thủ pháp luật ................. 85
4.2.3 Về nguồn nhân lực .................................................................................. 86
4.2.4 Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng TMĐT ..... 86
4.2.5 Về hạ tầng viễn thông-internet ............................................................... 87
4.2.6 Giảm thiểu các rủi ro liên quan đến TMĐT ........................................... 87
4.3 ĐỐI VỚI NGƢỜI DÂN ............................................................................... 88
4.4. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 89
TÓM TẮT CHƢƠNG 4. ........................................................................................ 91
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADSL:


Đƣờng truyền thuê bao Asymmetric Digital Subscriber Line

ASEAN:

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asia
Nations)

ATM:

Máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine)

B2B:

Giao dịch thƣơng mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
(Business to Business)

B2C:

Giao dich thƣơng mại điện tử giữa doanh nghiệp với cá nhân
(Business to Consumer)

BDU:

Đại học BÌNH DƢƠNG

C2C:

Giao dich thƣơng mại điện tử giữa cá nhân với cá nhân (Consumer to
Consumer)


CNTT:

Công nghệ thông tin

CTTĐT:

Cổng thông tin điện tử

G2B:

Giao dich thƣơng mại điện tử giữa Chính phủ với doanh nghiệp
(Government to Business)

G2C:

Giao dich thƣơng mại điện tử giữa Chính phủ với cá nhân
(Government to Consumer)

IP:

Giao thức internet (Internet Protocol)

ISP:

Nhà cung cấp dịch vụ internet (Internet Service Provider)

TMĐT:

Thƣơng mại điện tử


UBND:

Ủy ban nhân dân

VNPT:

Tập đồn Viễn thơng Việt Nam

WTO:

Tổ chức Thƣơng mại thế giới (World Trade Organization)

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Ƣu điểm và thách thức của Thƣơng mại điện tử ......................................20
Bảng 3.1: Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp .....................................................53
Bảng 3.2: Mơ hình doanh nghiệp ..............................................................................54
Bảng 3.3: Quy mô lao động trong doanh nghiệp ......................................................55
Bảng 3.4: Nhân viên sử dụng máy tính trong cơng việc ...........................................57
Bảng 3.5: Tỷ lệ lao động sử dụng email trong công việc .........................................58
Bảng 3.6: Tỷ lệ kết nối internet và công nghệ kết nối ..............................................59
Bảng 3.7: Chênh lệch về phân bổ tên miền ―.vn‖ theo tỉnh và dân số .....................69
Bảng 3.8: Chỉ số về Nguồn nhân lực và Hạ tầng công nghệ thông tin .................... 70
Bảng 3.9: Chỉ số về giao dịch giữu doanh nghiệp với ngƣời tiêu dung (B2C) ....... 71
Bảng 3.10: Chỉ số giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) .............. 73
Bảng 3.11: Chỉ số về giao dịch giữa chính phủ với doanh nghiệp (G2B) ...............75
Bảng 3.12: Xếp hạng chỉ số thƣơng mại điện tử năm 2017 .....................................76


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu của đề tài ...................................................... 11
Hình 3.1 : Lĩnh vực hoạt động .................................................................................. 54
Hình 3.2 : Loại hình hoạt động của doanh nghiệp .................................................... 55
Hình 3.3: Tỷ lệ lao động trong DN ........................................................................... 56
Hình 3.4 : Tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính trong cơng việc .................................. 57
Hình 3.5: Tỷ lệ lao động sử dụng email trong công việc .......................................... 58
Hình 3.6 : Tỷ lệ DN có kết nối internet ..................................................................... 59
Hình 3.7: Cơng nghệ kết nối internet ........................................................................ 60
Hình 3.8 : Tỷ lệ chuyên trách về CNTT .................................................................... 60
Hình 3.9 : Doanh nghiệp có trang web...................................................................... 61
Hình 3.10 : Mức độ của Website ............................................................................... 62
Hình 3.11 : Tỷ lệ DN tham gia sàn giao dịch điện tử của Bạc Liêu baclieutrade.vn 63
Hình 3.12 : Tỷ lệ các hình thức DN khơng sử dụng tiền mặt ................................... 64
Hình 3.13 : Doanh nghiệp có sử dụng chữ ký số ...................................................... 64
Hình 3.14 : Đánh giá tính hiệu quả của website của DN .......................................... 65
Hình 3.15 : Các nhân tố ảnh hƣởng đến TMĐT ....................................................... 66
Hình 3.16 : Tỷ lệ truy cập vào website của các cơ quan nhà nƣớc ........................... 67
Hình 3.17 : Tỷ lệ sử dụng dịch vụ cơng trực tuyến tại địa phƣơng .......................... 68
Hình 3.18 : Hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến ............................................ 68

ix


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Thế kỷ 21, thế kỷ của nền kinh tế tri thức, internet thay đổi toàn bộ cách làm
việc truyền thống, thế giới của chúng ta đã chuyển mình trên mọi mặt của đời sống
kinh tế, xã hội.
Cơng nghệ thơng tin nói chung và internet nói riêng đã góp phần làm thay
đổi đáng kể cơ cấu kinh tế, xã hội văn hóa của một quốc gia và làm nảy sinh nhiều
mối quan hệ mới, nhiều khái niệm mới trong đời sống kinh tế xã hội; thế giới ngày
nay đƣợc xem là thế giới phẳng nhờ vào sự phát triển của công nghệ thông tin, các
thông tin đƣợc cập nhật 24/24 và phạm vi là tồn thế giới.
Cơng nghệ thông tin (CNTT) là một ngành kinh tế kỹ thuật vừa là ngành đòn
bẩy quan trọng để phát triển nền kinh tế, đảm bảo an minh quốc phịng và góp phần
năng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân.
Sự ra đời của hoạt động thƣơng mại điện tử - hình thức áp dụng các kỹ thuật
và hạ tầng công nghệ thông tin vào kinh doanh tạo nên phƣơng thức kinh doanh
mới có vai trị to lớn trong tổng thu nhập quốc dân; Thƣơng mại điện tử (TMĐT)
đƣợc đánh giá là một công cụ đắc lực trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của nhiều
nƣớc trên thế giới kể cả các nƣớc đang phát triển và là một trong những giải pháp
hữu hiệu cho việc thúc đẩy tiến trình tồn cầu hóa hiện nay.
Để hoạt động thƣơng mại điện tử phát huy đƣợc tối đa những ƣu thế của nó,
phục vụ cho lợi ích quốc gia, vấn đề cấp bách và cũng là thách thức lớn nhất hiện
nay là làm sao có đƣợc một mơi trƣờng phù hợp, có tác dụng thúc đẩy thƣơng mại
điện tử ở Việt Nam. Cần phải có những giải pháp phát triển nhằm phát huy đƣợc tối
đa những nguồn lực trong nƣớc, giữ gìn đƣợc bản sắc văn hóa, dân tộc và khuyến
khích các đối tác nƣớc ngoài tham gia vào thị trƣờng tại Việt Nam.

1


Theo Quyết định số 517/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2011 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt phê duyệt Kế hoạch phát triển

thƣơng mại điện tử tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2011 – 2015, đến cuối năm 2015 bao
gồm các mục tiêu: 100% cán bộ quản lý nhà nƣớc và doanh nghiệp biết đến lợi ích
của thƣơng mại điện tử; 70% doanh nghiệp tiến hành giao dịch thƣơng mại điện tử
loại hình doanh nghiệp với ngƣời tiêu dùng hoặc doanh nghiệp với doanh nghiệp;
Bƣớc đầu hình thành các tiện ích hỗ trợ ngƣời tiêu dùng tham gia thƣơng mại điện
tử loại hình doanh nghiệp với ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều cố
gắng từ các cấp lãnh đạo đến doanh nghiệp và ngƣời dân song vẫn có một số mục
tiêu khơng hồn thành với nhiều lý do khác nhau. [16]
Do đó, việc nghiên cứu, phân tích để xác định mục tiêu, định hƣớng đúng
đắn và đề ra các giải pháp phát triển thƣơng mại điện tử phù hợp với điều kiện Việt
Nam, khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu là một
vấn đề mang tính cấp bách, địi hỏi phải đƣợc nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn,
đáp ứng nhu cầu của sự phát triển của tỉnh Bạc Liêu trong thời gian tới. Đó là lý do
tơi chọn đề tài: “Giải pháp phát triển thị trƣờng thƣơng mại điện tử trên địa
bàn tỉnh Bạc Liêu” làm nội dung luận văn tốt nghiệp.
1.2. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tham khảo và kế thừa một số cơng trình
nghiên cứu khoa học đã cơng bố và có liên quan đến đề tài dƣới đây:
+ Nguyễn Phƣơng Chi (2010), Nghiên cứu một số mơ hình thương mại điện
tử thành công trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Luận văn thạc sỹ
kinh tế, trƣờng Đại học Ngoại thƣơng. [1]
Mục đích của đề tài là: Nghiên cứu 3 mơ hình thƣơng mại điện tử điển hình
thành cơng trên thế giới là EBay.com (C2C); Amazon.com (B2C); Alibaba.com
(B2B), từ đó rút ra bài học cho doanh nghiệp Việt Nam và đề xuất giải pháp để
doanh nghiệp Việt Nam vận dụng kinh nghiệm từ việc xây dựng thành cơng các mơ
hình thƣơng mại điện tử thành công trên thế giới.
Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, thống kê, hệ

2



thống hóa, diễn giải và so sánh nhằm phân tích, đánh giá ba mơ hình thƣơng mại
điện tử phổ biến, điển hình và thành cơng trên thế giới hiện nay đó là mơ hình
thƣơng mại điện tử giữa doanh nghiệp với ngƣời tiêu dùng của Amazon.com, mơ
hình thƣơng mại điện tử giữa ngƣời tiêu dùng với ngƣời tiêu dùng của eBay.com,
mơ hình thƣơng mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp của alibaba.com.
Đồng thời, tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm và giải pháp để doanh nghiệp
Việt Nam vận dụng các bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển các
mơ hình thƣơng mại điện tử phù hợp với điều kiện Việt Nam.
+ Nguyễn Xuân Thủy (2016), Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử
trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Luận án Tiến
sĩ Kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Huế. Trong luận án, tác giả đã:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về thƣơng mại điện tử, phát triển thƣơng mại
điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ. Đồng thời nêu rõ đặc điểm, vai trò và thế
mạnh của thƣơng mại điện tử đối với sự phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp
dịch vụ.
- Phân tích thực trạng phát triển thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp
dịch vụ tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trên cơ sở đó rút ra những kết quả
đạt đƣợc, những hạn chế cùng các nguyên nhân trong phát triển thƣơng mại điện tử.
- Vận dụng mơ hình lý thuyết TOE (Technology – Organization –
Environment) vào việc nghiên cứu phát triển thƣơng mại điện tử trong các doanh
nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và ứng dụng nghiên cứu một
trƣờng hợp điển hình về ứng dụng thƣơng mại điện tử cho dịch vụ lƣu trú ở tỉnh
Thừa Thiên Huế. Thơng qua đó, xác định đƣợc các nhân tố và mức độ tác động của
từng nhân tố đến sự phát triển thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ,
đó là: các nền tảng chính sách kinh tế xã hội; nhân lực liên quan đến thƣơng mại
điện tử; công nghệ; môi trƣờng pháp lý; hình thức thanh tốn; bảo mật và chuyển
phát hàng hóa. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa thiết thực không chỉ đối với các
nhà quản lý doanh nghiệp mà cịn đối với các nhà hoạch định chính sách để thúc
đẩy thƣơng mại điện tử phát triển. [7]


3


+ Trần Thị Cẩm Hải (2011), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng
dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ kinh tế, trƣờng Đại học Đà Nẵng.
Đề tài nghiên cứu nhằm hƣớng đến mục tiêu cơ bản là: Xác định các yếu tố
ảnh hƣởng đến ứng dụng TMĐT trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng; Đề xuất các giải pháp góp phần đẩy mạnh ứng dụng TMĐT trong các
DNNVV trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lƣợng. Nghiên cứu định tính gồm thu thập tài liệu nghiên cứu về hoạt động TMĐT
trong các DNNVV để hình thành bảng câu hỏi khảo sát. Nghiên cứu định lƣợng
phân tích dữ liệu điều tra 287 Phiếu khảo sát với 57 biến cùng các dữ liệu về nhân
khẩu học nhƣ giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp… và kiểm định mơ hình nghiên cứu.
Thang đo các yếu tố ảnh hƣởng đƣợc kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach’s
Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy đa biến thơng qua
phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS.
Kết quả phân tích và tính tốn cho thấy việc ứng dụng TMĐT trong các
DNNVV trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chịu tác động bởi nhiều yếu tố, đó là: Yếu
tố thuộc về tổ chức; Đặc điểm sản phẩm; Quy mô doanh nghiệp; Hiểu biết về
CNTT và TMĐT của lãnh đạo; Thái độ của ngƣời quản lý đối với việc đổi mới
CNTT; Cƣờng độ cạnh tranh; Sức ép bên ngoài và giúp đỡ của các doanh nghiệp
lớn; Sự hỗ trợ của Chính phủ; Hạ tầng cơng nghệ thơng tin; Nhận thức lợi ích liên
quan; Sự phức tạp khi ứng dụng TMĐT. Trong những yếu tố đó, ngồi sức ép bên
ngồi, cƣờng độ cạnh tranh đòi hỏi mỗi DNNVV cần tăng cƣờng phát huy và hoàn
thiện hơn nữa cơ cấu tổ chức, xây dựng định hƣớng chiến lƣợc phát triển TMĐT rõ
ràng, nâng cao sự hiểu biết về TMĐT trong đơn vị … thì sự hỗ trợ của chính quyền
thành phố, các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc đảm bảo cơ sở hạ tầng công

nghệ thông tin, cơ chế pháp lý, chính sách khuyến khích là điều cực kỳ quan trọng
góp phần thúc đẩy việc ứng dụng và phát triển TMĐT trong các DNNVV trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng. [2]

4


Tác giả đã đề xuất một số giải pháp sau nhằm thúc đẩy ứng dụng TMĐT
trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Đà Nẵng: Đầu tƣ xây dựng và phát triển
hạ tầng công nghệ thông tin, Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về TMĐT;
Triển khai các hoạt động hỗ trợ DNNVV ứng dụng TMĐT; Tăng cƣờng thực thi
pháp luật; Hoàn thiện cơ cấu tổ chức; xây dựng, định hƣớng phát triển của DN theo
hƣớng TMĐT
+ TS. Nguyễn Đình Luận (2015), Tổng quan về thương mại điện tử ở Việt
Nam, Tạp chí Tài chính tháng 7/2015. Trong bài báo, tác giả trình bày và phân tích
3 phần chính: [5]
Thứ nhất, khái quát về Thƣơng mại điện tử.
Thứ hai, phát triển Thƣơng mại điện tử ở Việt Nam.
Thứ ba, giải pháp đẩy mạnh phát triển thƣơng mại điện tử tại Việt Nam.
Trong phần thứ nhất, tác giả đi sâu trình bày các hình thức thƣơng mại điện
tử: Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C); Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B);
DN với Chính phủ (B2G); Chính phủ với Chính phủ (G2G); Chính phủ với Cơng
dân (G2C); Khách hàng với Khách hàng (C2C); Khách hàng với DN (C2B); onlineto-offline (O2O); Thƣơng mại đi động (mobile commerce hay viết tắt là mcommerce). Ngoài ra, Chỉ số thƣơng mại điện tử đƣợc sử dụng đánh giá tình hình
phát triển TMĐT của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ.
Trong phần thứ hai, tác giả sử dụng các số liệu giai đoạn 2010 – 2014, trọng
tâm là kết quả điều tra khảo sát năm 2014 của Cục TMĐT và Cơng nghệ thơng tin
để phân tích sự phát triển TMĐT ở Việt Nam. Theo đó, giá trị mua hàng trực tuyến
của một ngƣời trong năm ƣớc tính đạt khoảng 145 USD và doanh số thu từ TMĐT
B2C đạt khoảng 2,97 tỷ USD, chiếm 2,12% tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nƣớc. Sản
phẩm đƣợc lựa chọn tập trung vào các mặt hàng nhƣ đồ công nghệ và điện tử

(60%), thời trang, mỹ phẩm (60%), đồ gia dụng (34%), sách, văn phòng phẩm
(31%) và một số các mặt hàng khác. Tại Việt Nam, phần lớn ngƣời mua sắm sau
khi đặt hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh tốn tiền mặt (64%), hình thức
thanh tốn qua ví điện tử chiếm 37%, và hình thức thanh tốn qua ngân hàng chiếm

5


14%. Sự phổ cập của Internet, 3G và các thiết bị di động đã chắp thêm sức mạnh
cho TMĐT cất cánh. Căn cứ vào những số liệu trên và ƣớc tính giá trị mua hàng
trực tuyến của mỗi ngƣời vào năm 2015 tăng thêm 30 USD so với năm 2013, thì dự
báo doanh số mua bán trực tuyến của Việt Nam năm 2015 sẽ đạt 4 tỷ USD.
Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển TMĐT ở Việt Nam, theo tác giả cần phải
thực thi nhiều giải pháp đồng bộ, đó chính là nội dung của phần thứ ba. Bảy giải
pháp đẩy mạnh phát triển thƣơng mại điện tử tại Việt Nam do tác giả đề xuất là:
Xây dựng hệ thống thanh toán TMĐT quốc gia; Xây dựng thƣơng hiệu trực tuyến;
Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực; Hồn thiện mơi trƣờng pháp lý; Đảm bảo an
toàn cho các giao dịch TMĐT; Phát triển các dịch vụ công phục vụ cho TMĐT;
Tăng cƣờng hơn nữa sự hợp tác khu vực và quốc tế trong phát triển TMĐT.
+ Trần Việt Hùng (2003), Giải pháp phát triển thương mại điện tử tại Việt
Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng. [8]
Mục đích nghiên cứu một cách hệ thống các cơ sở lý luận hình thành và phát
triển thƣơng mại điện tử nhằm đƣa ra phƣơng hƣớng và giải pháp xây dựng và phát
triển thƣơng mại điện tử tại Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu và hệ thống quá các cơ sở phát triển thƣơng mại điện tử.
- Tìm hiểu tình hình thƣơng mại điện tử trên thế giới, xu thế phát triển để từ
đó rút ra những bài học và kinh nghiện cần thiết cho phát triển thƣơng mại điện tử
tại Việt Nam.
- Đánh giá và phân tích về thực trạng thƣơng mại điện tử tại Việt Nam. Làm

rỏ tình hình phát triển, những hạn chế, tồn tại và thách thức đối với thƣơng mại điện
tử ở Việt Nam.
- Hệ thống hóa định hƣớng, các mục tiêu phát triển thƣơng mại điện tử ở
Việt Nam, đồng thời đƣa ra những giải pháp nhằm tạo lập cơ sở và phát triển
thƣơng mại điện tử tại Việt Nam.
Đối tƣợng và pham vi nghiên cứu:

6


Đứng trên gốc độ kinh tế đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý
luận có liên quan tới thƣơng mại điện tử, xu thế phát triển thƣơng mại điện tử trên
thế giới và hoạt động thƣơng mại điện tử tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu là ở tầm vĩ mô, chủ yếu đề cập đến các chính sách của
nhà nƣớc, các điều kiện và chiến lƣợc kinh doanh nhằm xây dựng và hoàn thiện cơ
sở phát triển thƣơng mại điện tử ở Việt Nam.
Phƣơng pháp nghiên cứu: trên cơ sở nguyên lý của chủ nghĩa Mac-Leenin và
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quán triệt đƣờng lối quan điển của Đảng và nhà nƣớc ta, đề
tài sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phƣơng
pháp phân tích, tổng hợp, nghiên cứu so sánh, kết hợp lý luận và thực tiễn, từ tƣ duy
trừu tƣợng đến thực tế khách quan để nghiên cứu và phân tích vấn đề đặt ra.
Kết quả đạt đƣợc và đóng góp của đề tài:
- Đề tài đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận chung về thƣơng mại điện tử trên
cơ sở nghiên cứu, tiếp thu nhiều tài liệu trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài, từ
đó phát triển các nội dung nghiên cứu và làm rỏ cơ sở khoa học cho phát triển
thƣơng mại ở Việt Nam phù hợp với điều kiện và thực tiễn và xu thế phát triển
thƣơng mại điện tử thế giới.
- Nghiên cứu khái quát tình hình thƣơng mại điện tử thế giới, kinh nghiệm
phát triển thƣơng mại điện tử.
- Phân tích thực trạng thƣơng mại điện tử ở nƣớc ta. Từ đó đánh giá, nhận

xét và làm rỏ những thuận lợi, hạn chế của thƣơng mại điện tử ở nƣớc ta trong thời
gian qua và những vấn đề cần đặt ra trong thời gian tới.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện các cơ sở,
điều kiện cho phát triển thƣơng mại điện tử tại Việt Nam góp phần đẩy nhanh tiến
độ Cơng nghiệp hóa-Hiện đại hóa đất nƣớc.
Các cơng trình nghiên cứu đã công bố trên là những tài liệu rất quan trọng
giúp cho ngƣời viết học hỏi và kế thừa những nội dung liên quan đến đề tài nghiên
cứu, tuy nhiên, đến nay chƣa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến sự phát triển
thƣơng mại điện tử tại tỉnh Bạc Liêu.

7


1.3. Mục tiêu nghiên cứu:
+ Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát là phân tích, đánh giá thực trạng thị trƣờng thƣơng mại
điện tử của tỉnh Bạc Liêu trong thời gian qua, từ đó đề ra một số giải pháp phát triển
thị trƣờng thƣơng mại điện tử trong thời gian tới.
+ Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể của luận văn là:
- Tìm hiểu tình hình thƣơng mại điện tử ở Việt Nam, xu thế phát triển để từ
đó rút ra những bài học và kinh nghiệm cần thiết cho việc định hƣớng và phát triển
thị trƣờng thƣơng mại điện tử tại tỉnh Bạc Liêu.
- Phân tích và đánh giá về thực trạng thị trƣờng thƣơng mại điện tử tại tỉnh
Bạc Liêu, từ đó rút ra những hạn chế, tồn tại và thách thức đối với sự phát triển
thƣơng mại điện tử tại tỉnh Bạc Liêu.
- Đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển thị trƣờng thƣơng mại
điện tử tại tỉnh Bạc Liêu.
Câu hỏi nghiên cứu:
- Thƣơng mại điện tử đóng vai trị quan trọng nhƣ thế nào trong sự phát triển

Kinh tế - Xã hội ?
- Thực trạng phát triển thị trƣờng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu nhƣ
thế nào ? Các thành tựu và hạn chế cùng các nguyên nhân ?
- Các giải pháp nào đƣợc đề xuất nhằm phát triển thị trƣờng thƣơng mại điện
tử tại tỉnh Bạc Liêu ?.
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp phát triển thị trƣờng thƣơng mại điện tử
trên địa bàn tỉnh, thành phố.
+ Phạm vi nghiên cứu: Luân văn nghiên cứu từ cuối năm 2016 đến hết năm
2017; tập trung vào nghiên cứu thực trạng về thị trƣờng TMĐT, tình hình ứng dụng
thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà nƣớc tại tỉnh Bạc Liêu
nhƣ: hiệu quả ứng dụng thƣơng mại điện tử, nguồn nhân lực và nhiệm vụ quản lý

8


nhà nƣớc chuyên ngành; và các yếu tố ảnh hƣởng đến thị trƣờng thƣơng mại điện
tử; Đề tài không đề cập sâu đến vấn đề có tính kỹ thuật cụ thể thuộc ngành khoa học
công nghệ thông tin; Song những kết luận và đề xuất của đề tài là nhằm góp phần
vào phát triển thị trƣờng thƣơng mại điện tử ở Bạc Liêu trong thời gian tới, góp
phần chủ động và hội nhập thành công vào nền kinh tế của đất nƣớc.
Đối tƣợng khảo sát chính là các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nƣớc về
ngành trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại tỉnh Bạc Liêu. Mẫu tiến hành phỏng vấn
là 150 doanh nghiệp.
- Số liệu thứ cấp: Thu thập từ các tài liệu, báo cáo của Sở Công thƣơng, Sở
Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu ttƣ, Cục Thống kê tỉnh Bạc Liêu,
Cục Thƣơng mại điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công thƣơng và các đề tài nghiên
cứu có liên quan đến thƣơng mại điện tử, các nguồn tham khảo từ internet.

- Số liệu sơ cấp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp tới các đối tƣợng doanh
nghiệp khác nhau. Qua đó đánh giá thực trạng việc ứng dụng thƣơng mại điện tử tại
tỉnh Bạc Liêu, từ đó đề ra giải pháp phù hợp với đặc thù thị trƣờng thƣơng mại điện
tử tại tỉnh Bạc Liêu trong thời gian tới.
Cơ sở xây dựng bộ câu hỏi là cơ sở lý thuyết, lƣợc khảo các đề tài trƣớc, ý
kiến chuyên gia và xây dựng bộ câu hỏi mẫu để phỏng vấn sau đó hiệu chỉnh cho
phù hợp.
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Sau khi phân tích thực trạng thị trƣờng thƣơng mại điện tử trên địa bản tỉnh
Bạc Liêu, dựa vào thực trạng và xu hƣớng thƣơng mại điện tử trong nƣớc và trên
thế giới từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển thị trƣờng thƣơng mại điện tử trên
địa bàn tỉnh Bạc Liêu nhằm:
- Nâng cao năng lực quản lý ngành.
- Phát triển thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp.

9


- Góp phần đƣa kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu phát triển ngang bằng với các
tỉnh trong khu vực.
- Đề tài đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận chung về thƣơng mại điện tử trên
cơ sở nghiên cứu, tiếp thu nhiều tài liệu có liên quan, từ đó phát triển các nội dung
nghiên cứu và làm rõ cơ sở khoa học cho phát triển thƣơng mại điện tử ở tỉnh Bạc
Liêu phù hợp với điều kiện thực tiễn và xu thế phát triển thƣơng mại điện tử của
Việt Nam, nhằm xây dựng và hoàn thiện các cơ sở, tạo điều kiện cho phát triển
thƣơng mại điện tử tại tỉnh Bạc Liêu góp phần đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hóa
- hiện đại hóa của địa phƣơng.
1.7. Kết cấu của đề tài:
Ngồi phần lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài đƣợc
kết cấu thành 4 chƣơng:

Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận
Chƣơng 3: Thực trạng thị trƣờng Thƣơng mại điện tử tại tỉnh Bạc Liêu
Chƣơng 4: Giải pháp phát triển thị trƣờng thƣơng mại điện tử trên địa bàn
tỉnh Bạc Liêu

10


1.8. Khung nghiên cứu của đề tài
Tổng quan tình hình thị trƣờng thƣơng mại điện tử tại Việt Nam

Nghiên cứu thực trạng hoạt động của thị trƣờng thƣơng mại điện tử tại Bạc
Liêu

Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển thị trƣờng thƣơng mại điện
tử tại Bạc Liêu

Đánh giá và rút ra kết luận cho thị trƣờng thƣơng mại điện tử tại Bạc Liêu

Đƣa ra các giải pháp phát triển thị trƣờng thƣơng mại điện tử tại Bạc Liêu

Kết luận và kiến nghị

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu của đề tài

11


TÓM TẮT CHƢƠNG 1.

Trong chƣơng 1 tập trung nêu lý do chọn đề tài; Tổng quan những cơng trình
nghiên cứu liên quan đến đề tài; Xác định mục tiêu nghiên cứu; Đối tƣợng và phạm
vi nghiên cứu; Phƣơng pháp nghiên cứu; Nêu lên ý nghĩa khoa học và thực tiễn của
đề tài, khung chƣơng trình nghiên cứu và cuối cùng là kết cấu của đề tài. Những nội
dung trên là những yếu tố cơ bản để làm nền tảng, cơ sở giúp tác giả thực hiện
những chƣơng tiếp theo.

12


Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
2.1.1 Khái quát lịch sử hình thành thƣơng mại điện tử (TMDT)
+ Giới thiệu về Internet
Internet là mạng của các mạng máy tính trên phạm vi tồn thế giới, sử dụng
giao thức có tên là TCP/IP để kết nối và truyền dữ liệu giữa các máy tính.
Internet ra đời trên cơ sở mạng ARPANET của Bộ Quốc Phịng Mỹ xây
dựng trong những năm 1970. Để đối phó với chiến tranh lạnh, Chính phủ Mỹ đã
thành lập một cơ quan quản lý dự án nghiên cứu công nghệ cao (Advenced
Research Projects Agency (ARPA). Vào cuối năm 1960, việc sử dụng máy tính
ARPA và các cơ quan khác của chính phủ đã mở rộng ra rất nhiều, họ cần phải
đƣợc chia sẻ số liệu với nhau nếu cần. ARPANET, là khởi thủy của Internet, tạo ra
để giải quyết vấn đề trên.
Máy tính thƣờng đƣợc chế tạo bởi các cơng ty khác nhau, hầu hết các
máy tính bởi sự khác nhau về các phần mềm và phần cứng. ARPANET đã xây
dựng các chuẩn cho Internet. Các nhà sản xuất phải cung cấp sản phẩm đáp ứng
với những chuẩn này và do đó bảo đảm rằng tất cả những máy tính có thể trao đổi
số liệu với nhau.
Một dấu mốc khác của Internet đến năm 80 khi tổ chức khoa học NSF

(National Science Foundaiton) đƣa Internet 5 trung tâm siêu máy tính. Điều này đã
đem lại cho các trung tâm, giáo dục, quân sự và các NSF khác đƣợc quyền đƣợc
truy nhập vào các siêu máy tính và quan trọng hơn là tạo ra một mạng xƣơng sống
(Backborne) cho mạng Internet ngày nay.
Một tiến bộ có tính đột phá nữa trong lịch sử phát triển internet là sự ra đời
và phát triển cơng nghệ web (1992) cho kích thích các doanh nghiệp nhảy vào và
thƣơng mại điện tử ra đời từ đó.

13


+ Khái niệm WWW
Trƣớc năm 1990, Internet đã phát triển thành mạng của những máy tính kết
nối với tốc độ cao, nhƣng nó vẫn chƣa có một hệ thống cơ sở đặc biệt. Ngƣời ta
cần trao đổi số liệu dƣới dạng text, đồ họa và hyperlinks. Tim Berners – Lee, một
nhà khoa học làm việc tại phịng thí nghiệm Châu Âu về vật lý tại Geneva, Thụy
sỹ, đề nghị một bộ Protocol cho phép truyền thông tin đồ họa trên Internet vào
năm 1989. Những đề nghị này của Berners – Lee đƣợc một nhóm khác thực hiện,
và World Wide Web ra đời.
Internet và World Wide Web, hoặc đơn giản gọi là Web đƣợc gọi là tra
cứu thơng tin tồn cầu. Nó bao gồm hàng triệu các website, mỗi website đƣợc xây
dựng từ nhiều trang web. Mỗi trang web đƣợc xây dựng trên một ngôn ngữ HTML
(Hyper Text Transfer Protocol) ngôn ngữ này có hai đặc trƣng cơ bản:
1. Tích hợp hình ảnh âm thanh tạo ra mơi trƣờng multimedia
2. Tạo ra các siêu liên kết cho phép có thể nhảy ttừ trang web này sdang
trang web khác không cần một trình tự nào. Để đọc trang web ngƣời ta sử
dụng các trình duyệt (browser). Các trình duyệt nổi tiếng hiện nay là Internet
Explorer (tích hợp ngay trong hệ điều hành) và Nescape.
+ Khái niệm về trang Web
Trang Web là một tệp văn bản có chứa đựng ngơn ngữ lập trình siêu văn

bản (HyperText Markup Language - HTML) để tích hợp hình ảnh, âm thanh và
những trang Web khác.
Trang Web đƣợc lƣu tại Web Server và có thể đƣợc truy cập vào mạng
Internet qua trình duyệt Web Browser có trong máy tính.
Trang Web có 2 đặc trƣng cơ bản
1. Giữa các trang Web có các siêu liên kết cho phép ngƣời sử dụng có thể từ
trang này sang trang khác mà khơng tính đến khỏang cách địa lý
2. Ngơn ngữ HTML cho phép trang web có thể sử dụng Multimedia để
thể hiện thông tin.
Tập hợp các trang web phục vụ cho một tổ chức và đƣợc đặt trong một máy

14


×