Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG tác QUẢN lý các KHOẢN THU từ đất TRÊN địa bàn HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

TRƯƠNG VĂN KIÊN

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CÁC KHOẢN THU TỪ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ NGÀNH : 60 34 01 02

Bình Dương – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

TRƯƠNG VĂN KIÊN

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CÁC KHOẢN THU TỪ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QU ẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ NGÀNH : 60 34 01 02
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. UNG THỊ MINH LỆ

Bình Dương – Năm 2016



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LÝ LỊCH KHOA HỌC
1. Lý lịch sơ lược
Họ và tên: Trương Văn Kiên

Giới tính: Nam

Ngày sinh: 24/03/1973

Nơi sinh: Bình Dương

Quê quán: Tân Uyên, Bình Dương

Dân tộc: Kinh

Khoá học: 5

Mã học viên: 120000208

Lớp: 12CH02

Chức vụ, đơn vị công tác: Đội trưởng – Chi cục thuế huyện Phú Giáo.
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên hệ: Chi cục thuế huyện Phú Giáo, Khu Phố 2, thị
trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
Điện thoại cơ quan: 0650.3672418
Điện thoại di động: 0984441277
Ngày vào đoàn thanh niên:


Điện thoại nhà riêng: 0650-2216550
Email:
Ngày vào Đảng: 24/11/2009

2. Quá trình đào tạo
2.1. Đại học

Thời gian

Cơ sở đào tạo

T03/1999 đến

Trường Đại học

T3/2004

kinh tế TPHCM

Chun ngành

Hình thức

Năm tốt

đào tạo

đào tạo

nghiệp


Kế tốn

Tại chức

2004

2.2. Các khóa bồi dưỡng (Sau khi tốt nghiệp đại học)

Năm

2004

Thời gian đào

Cơ sở đào tạo

tạo

Trường cao

Từ T10/2004

đẳng dân lập

đến T12/2004

kinh tế kỹ thuật

i


Văn bằng/chứng chỉ
Chứng chỉ A -Tin học


Bình Dương

2005

Học viện Hành

Từ T08/2005

Chứng

nhận

QLNN

chính Quốc Gia

đến T11/2005

ngạch chun viên

2.3. Trình độ ngoại ngữ

Ngoại ngữ

Trình đ ộ


Anh văn

A

2.4. Sau đại học:

Thời gian

03 năm

Chuyên ngành đào tạo

Quản trị kinh doanh

Cơ sở đào tạo

Trường Đại Học Bình Dương
Giải pháp tăng cường cơng tác quản lý các

Tên luận văn tốt nghiệp

khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Phú
Giáo, tỉnh Bình Dương

Tên người hướng dẫn

TS. Ung Thị Minh Lệ

3. Q trình cơng tác

Thời gian
T03/1998 - T08/1999

T09/1999 - 04/2001

T05/2001 - 02/2004

T03/2004 - 08/2004

T09/2004 - T04/2009

Nơi công tác

Công việc đảm nhận

Chi cục thuế TX Tân Cán bộ Tổ kiểm tra
Uyên

thuế

Chi cục thuế huyện Phú Cán bộ Tổ Kế hoạch
Giáo

nghiệp vụ

Chi cục thuế huyện Phú Cán
Giáo

bộ


Tổ

doanh

nghiệp

Chi cục thuế huyện Phú Cán bộ Đội thuế số 2
Giáo
Chi cục thuế huyện Phú Cán
Giáo

bộ

Tổ

doanh

nghiệp

Chi cục thuế huyện Phú Cán bộ Đội Tuyên
T05/2009 - T02/2010

Giáo

truyền - Nghiệp vụ - kê
khai

ii



Cán bộ Đội kiểm tra
T03/2010 - 08/2011

Chi cục thuế huyện Phú nội bộ - Quản lý nợ
Giáo

T09/2011 - T03/2016

cưỡng chế nợ thuế

Chi cục thuế huyện Phú Phụ trách Đội trước bạ
Giáo

& Thu khác
Phụ trách Đội hành

T04/2016 đến nay

Chi cục thuế huyện Phú chính, nhân sự, tài vụ,
Giáo

ấn chỉ

4. Nghiên cứu khoa học
Các bài báo đăng trên tạp chí khoa học, cơng trình nghiên cứu

Năm cơng bố

Tên bài báo, tên


Tên, số tạp chí

các cơng trình

cơng bố, tên

khoa học đã

sách, mã số đề

nghiên cứu

tài

Mức độ tham gia
(là tác giả/đồng tác
giả)

Tôi xin cam đoan những thông tin trên là đúng. Nếu sai, tôi hồn tồn
chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bình Dương, ngày 31 tháng 05 năm 2016
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CÔNG TÁC
(Ký tên và đóng d ấu)

NGƯỜI KHAI
(Ký và ghi rõ họ tên)

iii



LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa học của chương trình đào tạo cao học ngành Quản trị
kinh doanh và luận văn cao học này, tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn tới:
- Ban giám hiệu trường Đại học Bình Dương, Khoa sau đại học, Giảng viên
tham gia giảng dạy đã giúp đ ỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi nghiên cứu trong quá trình
học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
- Ban lãnh đạo, các Anh/chị đang công tác tại Chi cục thuế huyện Phú Giáo
đã h ỗ trợ thực hiện nghiên cứu sơ bộ khảo sát dữ liệu.
- TS. Ung Thị Minh Lệ, người đã tận tình cung cấp tài liệu, hướng dẫn, giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
đề tài.
- Các Anh/chị Học viên cao học lớp 12CH02 Trường Đại học Bình Dương
và gia đình đã đ ộng viên, giúp đỡ và cung cấp cho tơi những thơng tin, tài liệu có
liên quan trong q trình hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Trân trọng cảm ơn!

iv


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Bình Dương, ngày

tháng

năm 2016

Người thực hiện luận văn


Trương Văn Kiên

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Giải thích

NNT

Người nộp thuế

SDĐNN

Sử dụng đất nông nghiệp

SDĐPNN

Sử dụng đất phi nông nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

vi



TĨM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: Giải pháp tăng cường cơng tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa
bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
Tác giả luận văn: Trương Văn Kiên
Khóa: 5
Người hướng dẫn: TS Ung Thị Minh Lệ
Thuế là một nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước để phát triển kinh tế
xã hội cho đất nước nói chung và của huyện Phú Giáo nói riêng. Tuy nhiên theo số
liệu báo cáo tổng kết năm 2011-2015 của Chi cục thuế huyện Phú Giáo, trong thực
tế các khoản thu từ đất cũng khơng cịn ít nh ững tồn tại trình trạng thất thu tiền thu
đất, thuế sử dụng đất Phi nơng nghiệp, trình trạng chậm nộp tiền sử dụng đất...
Để đo lường việc thất thu thuế, chậm nộp tiền thuế từ các khoản thu từ đất
của người nộp thuế qua đó sẽ lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến các khoản thu
từ đất và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế trình trạnh thất thu thuế, chậm nộp
tiền thuế cần có một căn cứ khoa học. Tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: "Giải
pháp tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Phú Giáo,
tỉnh Bình Dươ ng".
Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu chung: Đưa ra các giải pháp về quản lý các khoản thu từ đất của
các doanh nghiệp đang hoạt động ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý các khoản thu từ đất ở huyện
Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
+ Đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các khoản thu từ đất ở
huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
Từ khóa: giải pháp, tăng cường, công tác quản lý, khoản thu từ đất.
Đối tượng nghiên cứu

vii



Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn
huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương đối với các doanh nghiệp đang hoạt động tại địa
bàn.
Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Tác giả tiến hành ở Chi cục thuế Huyện Phú Giáo, tỉnh
Bình Dương.
+ Về thời gian: Tác giả tiến hành từ tháng 8/2015 đến tháng 6/2016
+ Giới hạn của đề tài là: Các khoản thu từ đất, liên quan đến thuế…
Khảo sát, đánh giá công tác quản lý các khoản thu từ đất của người nộp thuế
từ năm 2011-2015
Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý các khoản thu từ đất
qua thăm dò ý kiến chuyên gia và kế thừa có chọn lọc của các cơng trình nghiên cứu
trước đây tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu. Trên cơ sở các yếu tố tác giả đưa vào
các biến và tiến hành đưa ra bảng câu hỏi, kích thước mẫu tổng hợ p xử lý dữ liệu
dựa trên cơ sở khoa học xác định phương pháp đánh giá và phân tích hệ s ố
Cronbach's Alpha, phân tích các nhân tố khám phá, phân tích hồi quy, kiểm định
các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã giúp tác giả trả lời được câu hỏi
và mục tiêu nghiên cứu đã đề ra và tác giả đề xuất nhóm giải pháp nhằm hồn thiện
hơn cơng tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Phú Giáo
Mặc dù đã tuân th ủ theo quy trình nghiên cứu logic, chặt chẽ và khoa học tuy
nhiên các kết quả nghiên cứu vẫn còn ẩn chứa nhiều vấn đề chưa được giải đáp và
chưa thật sự thỏa mãn về mặt thống kê.
Hướng tiếp theo của nghiên cứu là đưa thêm các nhân tố mới vào mơ hình
thơng qua việc mở rộng nghiên cứu, trao đổi học thuật với các chuyên gia nghiên
cứu về lĩnh vực này và từ đó tìm ki ếm thêm các nhân tố mới có tác động, mở rộng
quy mô mẫu và đối tượng điều tra, kiểm định thêm các giả thiết.

viii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Bảng câu hỏi tổng hợp ...............................................................................37
Bảng 3.2 Bảng câu hỏi chính thức (khảo sát) ..........................................................36
Bảng 4.1 Tổng hợp số nợ đọng các khoản thu từ đất ................................................52
Bảng 4.2 Kết quả Cronbach’s Alpha ........................................................................55
Bảng 4.3 Bảng tổng hợp Cronbach’s Alpha .............................................................56
Bảng 4.4 Ma trận xoay nhân tố của các biến độc lập................................................58
Bảng 4.5 Kiểm định KMO và Bartlett's của các biến độc lập ..................................59
Bảng 4.6 Phương sai tổng trích của các biến độc lập ...............................................60
Bảng 4.7 Kiểm định KMO và Bartlett's của biến phụ thuộc ....................................61
Bảng 4.8 Phương sai tổng trích của biến phụ thuộc .................................................61
Bảng 4.9 Ma trận nhân tố của biến phụ thuộc ..........................................................62
Bảng 4.10 Bảng ANOVA .........................................................................................63
Bảng 4.11Bảng ma trận tương quan ..........................................................................64
Bảng 4.12 Kết quả hồi qui.........................................................................................64
Bảng 4.13 Bảng mơ hình tổng ...................................................................................65
Bảng 4.14 Kết quả hồi qui.........................................................................................76
Bảng 4.15 Bảng sắp xếp thứ tự Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa ................................77

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Đo lường hiệu quả đăng ký nộp thuế và mức thuế mà người chịu thuế
phải thực hiện ...........................................................................................................26
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ...............................................................................29
Hình 3.2: Mơ hình nghiên cứu lý thuyết ..................................................................38
Hình 3.3: Mơ hình đề nghị .......................................................................................43
Hình 4.1 Kết quả của P-P Plot .................................................................................66

Hình 4.2 Kết quả của Q-Q Plot ................................................................................67
Hình 4.3 Kết quả của Scatter/Dot ............................................................................68
Hình 4.4 Kết quả của Histogram..............................................................................69
Hình 4.5 Kết quả của biến Phối hợp giữa các ngành ...............................................64
Hình 4.6 Kết quả của biến Nâng cao năng lực cán bộ .............................................71
Hình 4.7 Kết quả của biến Tăng cường quản lý, đơn đốc ........................................72
Hình 4.8 Kết quả của biến Tăng cường tuyên truyền ..............................................73
Hình 4.9 Kết quả của biến Đẩy mạnh cải cách thủ tục thuế ....................................74
Hình 4. 10 Kết quả của biến Công tác quản lý các khoản thu từ đất ........................75

x


MỤC LỤC
TRANG BÌA
TRANG PHỤ
QUYẾT ĐỊNH
LÝ LỊCH KHOA HỌC..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................iv
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................vi
TÓM TẮT LUẬN VĂN ..........................................................................................vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG......................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH........................................................................................x
MỤC LỤC

............................................................................................................xi

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ...............................................................2

1.1 Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..........................................................................3
1.3

Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu .................................................................3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................3
1.3.2
1.4

Phạm vi nghiên cứu .................................................................................3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.......................................................3

1.4.1 Ý nghĩa khoa h ọc............................................................................................3
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................4
1.5 Hạn chế nghiên cứu ...........................................................................................5
1.6 Bố cục trình bày: ...............................................................................................5
TĨM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................6
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................7
2.1

Tổng quan nghiên cứu của đề tài...................................................................7

2.2 Vai trò, Nội dung & Đặc điểm quản lý các khoản thu từ đất đai của Nhà nước14

xi


2.2.1 Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân để thống nhất quản lý toàn bộ

đất đai. ...................................................................................................14
2.2.2 Nhà nước là chủ sử dụng trực tiếp đối với bộ phận đất công ...................15
2.2.3 Nội dung & Đặc điểm quản lý Nhà nước về các khoản thu từ đất ...........16
2.3 Các chủ thể quản lý và sử dụng đất đai ...........................................................17
2.3.1 Chủ thể quản lý đất đai .............................................................................17
2.3.2 Chủ thể sử dụng đất đai ............................................................................17
2.3.3 Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của người sử dụng đất ............................18
2.4

Kinh nghiệm quản lý thuế ...........................................................................18

2.4.1 Kinh nghiệm công tác quả n lý các khoản thu từ đất tại Hải Dương ........18
2.4.2 Kinh nghiệm công tác quản lý các khoản thu từ đất tại Khánh Hịa ........20
2.4.3 Kinh nghiệm cơng tác quản lý các khoản thu từ đất tại Bắc Giang .........21
2.4.4 Kinh nghiệm từ các nước khác trên thế giới .............................................23
2.5 Các nghiên cứu trước đây................................................................................24
2.5.1 Các nghiên cứu trong nước .......................................................................24
2.5.2 Các nghiên cứu nước ngồi ......................................................................25
TĨM TẮT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................28
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................29
3.1.Quy trình nghiên cứu.......................................................................................29
3.2.Mô tả dữ liệu ...................................................................................................30
3.2.1.Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................30
3.2.2.Nghiên cứu sơ bộ ......................................................................................32
3.2.3.Nghiên cứu định tính ................................................................................32
3.2.4.Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................41
3.3.Mơ hình nghiên cứu đề nghị............................................................................42
TĨM TẮT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................45
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................46
4.1


Tổng quan về Huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ......................................46

4.1.1

Về điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................46

xii


4.1.2

Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn ............................47

4.1.3

Tổng quan về Chi cục Thuế Huyện Phú Giáo.......................................47

4.2 Thực trạng thu từ thuế đất đai trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương48
4.2.1 Đối với việc quản lý giao đất, cho thuê đất ..............................................48
4.2.2 Đối với việc quản lý các khoản thu thuế đất đai từ các doanh nghiệp .....48
4.3 Tình hình các khoản thu cho Ngân sách Nhà nước từ đất đai trên địa bàn
huyện Phú giáo ......................................................................................50
4.3.1 Kết quả các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Phú Giáo ............................. 50
4.3.1.1 Thu tiền sử dụng đất........................................................................................ 50
4.3.1.2 Tiền thuê đất. ................................................................................................... 50
4.3.1.3 Thuế sử dụng đất nông nghiệp. ...................................................................... 50
4.3.1.4 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (thuế nhà đất). ........................................ 51
4.3.1.5 Thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (thuế chuyển quyền). ........ 51
4.3.1.6 Lệ phí trước bạ nhà, đất. ................................................................................. 51

4.3.2 Số tiền còn nợ đọng các khoản thu từ đất đai ................................................... 51
4.4 Kết quả nghiên cứu và kiểm định....................................................................52
4.5 Thảo luận về các biến nghiên cứu theo kết quả đối chiếu với thực tế ............76
4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu .........................................................................78
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ..........................................................................................80
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................81
5.1

Tóm tắt lại kết quả nghiên cứu ....................................................................81

5.2

Một số hàm ý quản trị..................................................................................81

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ..........................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................87
PHỤ LỤC

xiii


LỜI MỞ ĐẦU
Thuế là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thu cho
ngân sách nhà nước nhằm quản lý nền kinh tế của quốc gia, mà nó cịn là nguồn thu
chủ yếu của ngân sách nhà nước. Thông qua công cụ thuế này mà nhà nước có thể
điều tiết, quản lý nền kinh tế của quốc gia một cách dễ dàng.
Một trong những yếu tố khiến công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn
khó khăn, phức tạp chính là sự bất cập trong chính sách quản lý, các văn bản pháp
luật liên quan đến lĩnh vực đất đai chồng chéo, thiếu tính thực tiễn. Hệ thống văn
bản liên quan đến lĩnh v ực đất đai còn nhiều điểm chưa thống nhất, chưa nhất quán

với các bộ luật khác, một số quy định phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần, thậm chí
nhiều văn bản vừa có hiệu lực đã l ạc hậu so với thực tiễn... Chính sách đất đai bất
cập dẫn đến nhiều khó khăn phức tạp trong giải quyết tranh chấp, giải phóng mặt
bằng; giá đất bồi thường chưa theo kịp giá thị trường gây khó khăn cho cơng tác
giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện dự án... Bên cạnh đó trình tự, thủ tục thu
hồi đất, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ tái
định cư khi nhà nước thu hồi đất còn nhiều thủ tục chưa đồng bộ với các thủ tục về
đầu tư, xây dựng. Chưa kể sự cồng kềnh, máy móc, chồng chéo về thủ tục hành
chính đã làm hao phí th ời gian của các chủ đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động trong
lĩnh vực đầu tư và quản lý đất đai. Chính sự bất cập này đã làm cho các cơ quan
quản lý Nhà nước khó áp dụng, gây khó khăn cho việc quản lý, sử dụng đất đai.
Mặc dù các luật đất đai đã ra đ ời và thực hiện được một thời gian khá lâu, tuy
nhiên công tác quản lý đối với lĩnh vực này chưa được chặt chẽ và vẫn còn quá
nhiều khe hở trong Luật đất đai (Nguyễn Đình L ộc, 2012). Vì vậy một số trường
hợp người nộp thuế đất đai đã lợi dụng để trốn thuế, do đó một trong những nhiệm
vụ quan trọng của ngành thuế là phải tăng cường chống thất thu từ thuế đối với lĩnh
vực đất đai.

1


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Thu ngân sách Nhà nước từ đất đai là một trong những nguồn thu cho Ngân
sách Nhà nước. Việc quản lý các khoản thu từ đất đai đã khẳng định được vai trò
của Nhà nước là đại diện sở hữu toàn dân về đất đai, thay mặt người dân để quản lý
và khai thác tốt nhất nguồn lực đất đai vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của
cả nước nói chung và của huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương nói riêng. Đồng thời

việc quản lý các khoản thu từ đất đai điều tiết được quan hệ cung cầu của thị trường
đất đai vốn rất nhạy cảm và phức tạp, vừa nhằm tăng cường quản lý đất đai bằng
công cụ kinh tế vừa huy động tối đa nguồn vốn một cách công khai, dân chủ.
Do đây là nội dung khá nhạy cảm và là một trong những nguồn tiền thu cho
ngân sách nhà nước nên việc quản lý các khoản thu từ đất cũng là m ột nhiệm vụ khá
khó khăn và phức tạp. Các khoản thu từ đất là nguồn thu quan trọng để hoàn thành
các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện Phú Giáo.
Tuy nhiên, (Theo số liệu báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2015 của Chi
cục thuế Phú Giáo, chi tiết tại file excell tổng hợp số liệu báo cáo 2015), trong thực
tế việc quản lý các khoản thu từ đất đai trên địa bàn huyện Phú Giáo cũng khơng
cịn ít những tồn tại như tình trạng thất thu (Trên địa bàn huyện có đến 223 danh
nghiệp nộp thuế theo phương pháp kê khai nhưng thực tế số liệu đưa vào lập bộ
quản lý thu tiền thuê đất chỉ có 55 đơn vị chiếm 25% tổng số đơn vị kê khai nộp
thuế về tiền thuê đất, chậm nộp tiền sử dụng đất (Tổng số nợ tiền sử dụng đất đến
31/12/2015 là 1.103,7 triệu, nợ đọng tiền thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp cịn
nhiều (Tổng số nợ đọng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đến 31/12/2015 là 508,4
triệu đồng,... Chính vì vậy, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu đề tài: "Giải pháp
tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Phú Giáo,
tỉnh Bình Dương " là cần thiết, mang ý nghĩa th ực tiễn cao.

2


1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Mục tiêu chung: Đưa ra các giải pháp về quản lý các khoản thu từ đất của
các doanh nghiệp đang hoạt động ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý các khoản thu từ đất ở huyện
Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
+ Đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các khoản thu từ đất ở

huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
Từ khóa: giải pháp, tăng cường, cơng tác quản lý, khoản thu từ đất.
1.3 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp đóng thuế, phí từ đất ở huyện Phú
Giáo, tỉnh Bình Dương .
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Về không gian: Tác giả tiến hành ở Chi cục thuế Huyện Phú Giáo, tỉnh Bình
Dương.
* Về thời gian: Tác giả tiến hành từ tháng 8/2015 đến tháng 6/2016
* Giới hạn của đề tài là: Các khoản thu từ đất, liên quan đến thuế…
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.1 Ý nghĩa khoa học
Trước đây đã có nhiều nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước như:
Trần Đỗ Quyên, (2013): tác giả đã đưa ra 4 nhân t ố tác động đến việc tăng
cường quản lý các khoản thu từ đất. Lý Vân Phi, (2011): tác giả đã đưa ra 6 nhân tố
tác động đến việc tăng cường quản lý các khoản thu từ đất. Trần Thị Thanh Hảo,
(2011): theo tác giả để nâng cao số thu thuế thì cần có 3 nhân tố tác động đến việc
tăng cường quản lý các khoản thu từ đất. Ngô Tôn Thanh, (2012): tác giả đưa ra 10
giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nư ớc về đất đai. Carnahan & Michael, (2015):
theo tác giả Michael Carnahan cho rằng để thu thuế tốt thì người nộp thuế phải có
nhận thức (trách nhiệm) tốt về nghĩa v ụ nộp thuế của mình và theo Audrius

3


Aleknavicius, (2012): thì cần phải có sự phối hợp giữa ngành thuế và chính quyền
địa phương trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và tạo ra nhiều điều kiện hấp dẫn cho
cuộc sống và đầu tư thì tự nhiên các khoản thu từ đất sẽ tăng theo.
Từ các kết quả nghiên cứu về lĩnh vực thuế của các tác giả Trần Đỗ Quyên,

(2013); Lê Thị Thu Hiền, (2011); Trần Thị Thanh Hảo, (2011); Ngô Tôn Thanh,
(2012); Carnahan & Michael, (2015); Audrius Aleknavicius, (2012). Hầu hết các
tác giả chủ yếu dựa vào việc phân tích tình hình thực tế trong phạm vi nghiên cứu
của mình đ ể đưa ra nhóm nhân tố tác động đến việc tăng cường quản lý các khoản
thu từ đất, chứ các tác giả này chưa thực hiện bước kiểm định mơ hình nghiên cứu
hoặc giả thuyết nghiên cứu mà mình đ ặt ra. Đây cũng chính là những hạn chế của
các nghiên cứu trước mà tác giả luận văn này muốn thực hiện trong đề tài của mình
và thơng qua các giả thuyết của các nhà nghiên cứu trước đó, tác giả sử dụng các
giả thuyết của sáu tác giả vừa kể trên mà điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng của
chi cục thuế mà áp dụng vào trong luận văn này. Sau khi hồn thành luận văn này,
tác giả kỳ vọng sẽ đóng góp vào cơ sở nghiên cứu khoa học trực tiếp hoặc gián tiếp
và đồng thời gợi ý cho những lần nghiên cứu tiếp theo.
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Quản lý các khoản thu từ đất là một trong những lĩnh v ực quan trọng trong
công tác quản lý của nhà nước hiện nay, đồng thời nguồn thu từ đất cũng là một
trong những khoản thu cho Ngân sách nhà nước. Việc quản lý các khoản thu từ đất
thực tế hiện nay tại mỗi địa phương khác nhau, bởi điều đó tùy thuộc vào hoàn cảnh
cụ thể và điều kiện phát triển của thị trường tại nơi đó.
Chính vì vậy, để tìm ra những biện pháp tăng cường công tác quản lý các
khoản thu từ đất một cách có hiệu quả, địi hỏi các nhà quản lý, các nhà làm luật,
mà đặc biệt là các nhà quản lý tại mỗi địa phương cần tìm ra đư ợc phương pháp
quản lý hữu hiệu và phù hợp với đặc trưng từng địa phương đó.
Do đó, việc nghiên cứu đề tài "Giải pháp tăng cường công tác quản lý các
khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương" này là nhằm góp

4


phần tăng các khoản thu từ đất cho ngân sách địa phương là rất quan trọng và có ý
nghĩa thực tiễn cao.

Với việc tìm hiểu, nghiên cứu các kinh nghiệm quản lý thuế đất ở một số địa
phương khác và một nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây, tác giả đã thực hiện
việc kiểm chứng các yếu tố (Phối hợp giữa các ngành; Nâng cao năng lực cán bộ;
Tăng cường quản lý, đôn đốc; Tăng cường tuyên truyền; và Đẩy mạnh cải cách thủ
tục thuế) xem có tác động đến công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn
huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương và k ết quả cho thấy ba trong số năm nhân tố có
ảnh hưởng (tác động) đến cơng tác quản lý các khoản thu từ đất gồm: Phối hợp giữa
các ngành, Tăng cường quản lý, đôn đốc, và Đẩy mạnh cải cách thủ tục thuế.
1.5 Hạn chế nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ nghiên cứu các doanh nghiệp có nộp thuế
đất tại địa bàn huyện Phú giáo. Trong nghiên cứu tiếp theo (hạn chế), tác giả sẽ mở
rộng hướng nghiên cứu đến các đối tượng nộp thuế là cá nhân.
1.6 Bố cục trình bày:
Bố cục của luận văn được trình bày như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài
Chương 2: Tổng quan tài liệu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

5


TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương này, tác giả luận văn nêu những bất cập trong ngành thuế mà
điển hình ở đây là các khoản thu từ đất để từ đó làm căn cứ để chọn đề tài nghiên
cứu. Bên cạnh đó, tác giả cịn đưa ra mục tiêu nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi
nghiên cứu; Ý nghĩa khoa học và thực tiễn; và Bố cục trình bày của luận văn.

6



CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan nghiên cứu của đề tài
Đất đai là cơ sở quan trọng để sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội loài
người từ thế kỷ XVI nhà kinh tế học người Anh, William Petty (1662), đã khẳng
định: “Đất là mẹ, sức lao động là cha của mọi của cải vật chất”.
(1) Nhà nước quản lý đất đai là vì: (Luật đất đai năm 2013)
 Bảo đảm sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả.
 Thơng qua đánh giá, phân loại, phân hạng đất đai, Nhà nước nắm được quỹ
đất tổng thể và cơ cấu từng loại đất.
 Việc ban hành các chính sách, các quy định về sử dụng đất đai tạo ra một hành
lang pháp lý cho việc sử dụng đất đai.
 Phát hiện những mặt tích cực để phát huy, điều chỉnh và giải quyết những sai
phạm;
 Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước: Nhà nước có chính sách phát
huy tạo nguồn vốn từ đất đai thông qua việc thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
và các thuế và điều tiết hợp lý các khoản thu - chi ngân sách.
(2) Căn cứ vào Điều 107 Luật đất đai số 45/203/QH13 của Quốc hội quy định
về các khoản thu tài chính từ đất đai cụ thể gồm những khoản như sau:
Điều 107. Các khoản thu tài chính từ đất đai
1. Các khoản thu tài chính từ đất đai bao gồm:
a) Tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho
phép chuyển mục đích sử dụng đất, cơng nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền
sử dụng đất;
b) Tiền thuê đất khi được Nhà nước cho thuê;

7



c) Thuế sử dụng đất;
d) Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất;
đ) Tiền thu từ việc xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai;
e) Tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng
đất đai;
g) Phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền xử
phạt vi phạm pháp luật về đất đai, tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại
trong quản lý và sử dụng đất đai.
(3) Quy trình quản lý đất đai
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm
2013, Luật đất đai ban hành năm 2013, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân để
thống nhất quản lý toàn bộ đất đai thông qua việc Nhà nước thực hiện quyền định
đoạt đối với đất đai về các mặt: Mục đích sử dụng đất, hạn mức giao đất, thời hạn
sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng
đất. Đồng thời, Nhà nước cịn thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai
thơng qua các chính sách tài chính về đất đai. Nhà nước sẽ trao quyền sử dụng đất
cho người sử dụng đất thơng qua hình thức giao đất, cho th đất, công nhận quyền
sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định, quy định về quyền và nghĩa vụ
của người sử dụng đất.
Các quyền về đất đai là những quy ước xã hội được hỗ trợ bằng quyền lực của
Nhà nước hoặc của cộng đồng cho phép các cá nhân hoặc nhóm người địi h ỏi được
hưởng lợi ích hoặc dịng thu nhập mà Nhà nước đồng ý bảo vệ thông qua việc giao
nhiệm vụ cho những người khác, những người có thể đáp ứng hoặc can thiệp bằng
một cách nào đó tới dịng lợi ích này. Nhà nước đóng vai trị quan tr ọng thơng qua
việc xác định các quyền về sở hữu tài sản, cách thức để các quyền đó được thực thi
và điều chỉnh khi các điều kiện kinh tế.


8


(4) Quy trình quản lý các khoản thu từ đất
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013: Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn
dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai,
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Theo đó, Nhà nước thực hiện quản lý các
khoản thu về đất bao gồm:
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện các văn bản đó.
- Quản lý về mặt hành chính lãnh thổ, là quản lý ranh giới thửa đất để xác định
phần diện tích mà chủ sở hữu hay người sử dụng được pháp luật thừa nhận về pháp
lý, được nhà nước bảo hộ về việc thực hiện các quyền hợp pháp.
- Quản lý về mặt tài sản dân sự đối với quyền sử dụng đất đai trong hệ thống
đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trước pháp luật.
- Quản lý về mục đích sử dụng đất cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế,
công bằng xã hội, bảo vệ môi trường được xác định trong quy hoạch sử dụng đất
đai.
- Quản lý về mặt kinh tế đối với đất đai bao gồm định giá, xác định thuế và
các loại nghĩa vụ tài chính đối với đất đai.
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động
sản.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa v ụ của người sử dụng đất.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và
xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. Nhà nước có chính sách đầu
tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng hệ thống


9


quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực, bảo đảm quản lý đất đai có hiệu lực và hiệu
quả.
(5) Quản lý nhà nư ớc về đất đai: (Nguyễn Khắc Thái Sơn. (2007). GIÁO TRÌNH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI. NXB Nông nghiệp Hà nội)
Các quan hệ đất đai là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế, bao gồm:
quan hệ về sở hữu đất đai, quan hệ về sử dụng đất đai, quan hệ về phân phối các sản
phẩm do sử dụng đất mà có...
Bộ luật Dân sự quy định "Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử
dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật". Từ
khi Luật đất đai thừa nhận quyền sử dụng đất là một loại tài sản dân sự đặc biệt
(1993) thì quyền sở hữu đất đai thực chất cũng là quyền sở hữu một loại tài sản dân
sự đặc biệt. Vì vậy khi nghiên cứu về quan hệ đất đai, ta thấy có các quyền năng của
sở hữu nhà nước về đất đai bao gồm: quyền chiếm hữu đất đai, quyền sử dụng đất
đai, quyền định đoạt đất đai. Các quyền năng này được Nhà nước thực hiện trực tiếp
bằng việc xác lập các chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất đai. Nhà nước
không trực tiếp thực hiện các quyền năng này mà thông qua hệ thống các cơ quan
nhà nước do Nhà nước thành lập ra và thông qua các tổ chức, cá nhân sử dụng đất
theo những quy định và theo sự giám sát của Nhà nước.
Hoạt động trên thực tế của các cơ quan nhà nước nhằm bảo vệ và thực hiện
quyền sở hữu nhà nước về đất đai rất phong phú và đa dạng, bao gồm 15 nội dung
đã quy đ ịnh ở Điều 22, Luật Đất đai 2013 như sau:
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức
thực hiện văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản
đồ hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản
đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá

đất.

10


×