Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Bài thi Pháp luật kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.54 KB, 12 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Họ và tên: Đồng Thị Vân Giang
Khóa/Lớp: (tín chỉ)CQ57/11.04LT2
STT: 37
Ngày thi: 16/12/2021

Mã Sinh viên: 1973402011289
(Niên chế) CQ57/11.09
ID phịng thi: 5810580048
Giờ thi: 13h30

BÀI THI MƠN: PHÁP LUẬT KINH TẾ
Hình thức thi: Bài tập lớn
Mã đề thi: 15KT-BLT

Thời gian hoàn thành: 01 ngày

Tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC
Câu 1: Việc thỏa thuận thành lập công ty cổ phần Nam Phát của các đối tượng
trong tình huống trên có phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp 2020
khơng? Giải thích?
1
Câu 2: Bình luận về việc cấp Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp của
Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh N.

2



Câu 3

3

Câu 4

4

Câu 5

5

Câu 6

5

Câu 7

6

Câu 8

7

Câu 9

8

Câu 10


8


1

Câu 1: Việc thỏa thuận thành lập công ty cổ phần Nam Phát của các đối
tượng trong tình huống trên có phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp
2020 khơng? Giải thích?
- Việc thỏa thuận thành lập cơng ty cổ phần Nam Phát của các đối tượng
trong tình huống trên không phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
- Vì theo điều 17 Luật Doanh nghiệp quy định:
“1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt
Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây khơng có quyền thành lập và quản lý doanh
nghiệp tại Việt Nam:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản
nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ
quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, cơng chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức
và Luật Viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức
quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt
Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ
quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm
đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh
nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp Nhà nước theo
quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm

đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh
nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi; tổ chức khơng có tư cách pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp
hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở
cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các
trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống


2

tham nhũng. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người
đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ
quan đăng ký kinh doanh;
- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động
trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.”
=> Như vậy, đối chiếu với quy định trên, anh Nam, Bắc và bà Lan không thuộc
các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17.
- Anh Tây thuộc trường hợp “Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh
nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ
người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà
nước tại doanh nghiệp khác” do anh đang là Trưởng phịng Tài chính của
Doanh nghiệp Nhà nước và khơng được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản
lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác (Khoản 1 Điều 88 Luật
Doanh nghiệp 2020:
“Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức cơng ty

trách nhiệm hữu hạn, cơng ty cổ phần, bao gồm:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số
cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản
1 Điều này”).
- Anh Đông thuộc trường hợp “Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của
Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức” vì anh đang làm hợp đồng tại Bộ N,
thuộc viên chức quy định tại Luật Viên chức 2010, sửa đổi 2019:
“ Điều 2. Viên chức _ Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng
theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ
hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công
lập theo quy định của pháp luật.”
Câu 2: Bình luận về việc cấp Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp của
Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh N.
- Việc cấp Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp của Phịng Đăng ký
kinh doanh tỉnh N là khơng phù hợp.


3

- Vì theo Nghị định 78/2015-NĐ/CP (sửa đổi Nghị định
108/2018-NĐ/CP):
“Điều 27. Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hoặc người đại diện
theo ủy quyền nộp hồ sơ theo quy định tại Nghị định này tại Phòng Đăng
ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.”
=> Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là
Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh nơi doanh
nghiệp đặt trụ sở chính, cụ thể trong trường hợp này là Phòng đăng ký kinh
doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội chứ không phải thuộc

tỉnh N, vậy nên việc Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh N cấp Giấy chứng nhận
Đăng ký doanh nghiệp cho công ty cổ phần Nam Phát là không phù hợp với quy
định.
Câu 3:
a, Việc đăng ký mua và thanh tốn cổ phần phổ thơng của anh Nam, anh Bắc và
bà Lan khơng phù hợp.
- Vì theo khoản 2 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“2. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng
số cổ phần phổ thơng được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh
nghiệp.”
=> Trong trường hợp trên, cả 3 cổ đông sáng lập đã đăng ký mua 195.000 cổ
phần phổ thông được quyền chào bán (mỗi người đăng ký mua 65.000) trên tổng
số 1 triệu cổ phần phổ thông công ty đã chào bán khi thành lập doanh nghiệp chiếm 19,5% tổng số cổ phần phổ thơng, ít hơn 20% của quy định (200.000 cổ
phần phổ thông được quyền chào bán trên tổng số 1 triệu cổ phần phổ thông
công ty đã chào bán khi thành lập doanh nghiệp) nên việc đăng ký mua và thanh
tốn cổ phần phổ thơng của anh Nam, anh Bắc và bà Lan không phù hợp.
b, Việc chuyển nhượng cổ phần của bà Lan cho anh Tây là khơng phù hợp.
- Vì theo khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“3. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự
do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng
cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của
Đại Hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển


4

nhượng cổ phần phổ thơng thì khơng có quyền biểu quyết về việc chuyển
nhượng cổ phần đó”.
=> Ngày 1/1/2020, cơng ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

nên phải đến ngày 1/1/2023, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập, ở đây là
bà Lan, mới được tự do chuyển nhượng cho người không phải cố đông sáng lập
(anh Tây) nếu Đại hội đồng cổ đông chấp thuận. Nhưng ở ngày 21/10/2021, bà
Lan đã chuyển nhượng 65.000 cổ phần phổ thơng của mình cho anh Tây (chưa
đủ 3 năm) nên việc chuyển nhượng trên là không phù hợp với quy định tại
khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020.
Câu 4:
- Trong trường hợp này, bộ máy tổ chức quản lý của cơng ty phải thành lập Ban
kiểm sốt.
- Vì theo khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“1. Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, cơng ty
cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai
mơ hình sau đây:
a) Đại hội đồng cổ đơng, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp cơng ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và
các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì
khơng bắt buộc phải có Ban kiểm sốt;
b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là
thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm tốn trực thuộc Hội đồng quản trị.
Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại
Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội
đồng quản trị ban hành.”
=> Trường hợp này, công ty Cổ phần Nam Phát được thành lập với 10 cổ đông
là cá nhân và 1 cổ đông là tổ chức sở hữu 45% tổng số cổ phần công ty (11 cổ
đông, cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty, khơng
có Ủy ban kiểm tốn trực thuộc Hội đồng quản trị), nên công ty Nam Phát là
trường hợp thuộc khoản a, có thành lập Ban kiểm sốt.



5

Câu 5:
a, - Việc triệu tập họp Đại hội đồng cổ đơng của nhóm cổ đơng trong tình huống
trên là khơng phù hợp.
- Vì theo Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
“ Khoản 3. Cổ đông hoặc nhóm cổ đơng quy định tại khoản 2 Điều này
(Khoản 2 Điều 115: Cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng sở hữu từ 05% tổng số
cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại
Điều lệ cơng ty) có quyền u cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông
trong trường hợp sau đây:
a) Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ
của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;
b) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ cơng ty.”
=> Do nhóm cổ đông trên chỉ sở hữu 0,4% < 5% tổng số cổ phần phổ thơng, mà
cơng ty lại khơng có quy định khác trong Điều lệ cơng ty, nên nhóm cổ đơng
trên chưa có đủ quyền để triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông dù Hội đồng quản
trị đã ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao.
b, - Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất của cơng ty cổ phần Nam Phát
khơng hợp lệ.
- Vì theo khoản 1 Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“ Điều 145. Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông
1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đơng dự
họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ
công ty quy định.”
=> Như vậy, ta có thể thấy để tiến hành được cuộc họp Đại hội đồng cổ đơng thì
số cổ đơng tham dự họp đại diện phải trên 50% tổng số phiếu biểu quyết (cơng
ty khơng có quy định khác). Trong trường hợp của công ty Nam Phát, số cổ
đông dự họp chỉ đại diện cho 50% tổng số phiếu biểu quyết trong cuộc họp Đại
hội đồng cổ đông lần thứ nhất nên cuộc họp trên là không phù hợp.

Câu 6:
- Hợp đồng do anh Bắc và ơng ShuShi ký kết có là hợp đồng khơng có yếu
tố nước ngồi.
- Vì theo khoản 2 Điều 633 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:


6

“2. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi là quan hệ dân sự thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam
nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy
ra tại nước ngồi;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam
nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngồi.”
=> Cơng ty TNHH 1 thành viên Hoa Anh Đào do ông ShuShi - quốc tịch Nhậtlàm chủ sở hữu và là đại diện theo pháp luật của cơng ty. Ơng ShuShi là cá nhân
nước ngồi (theo khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: “Cá nhân nước
ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngồi” ), nhưng cơng ty
Hoa Anh Đào lại có trụ sở đặt tại Việt Nam (quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh)
nên theo khoản 1 điều 676 Bộ luật Dân sự 2015: “Quốc tịch của pháp nhân
được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập”, công ty Hoa
Anh Đào là pháp nhân Việt Nam. Từ đó ta thấy hợp đồng mua lơ thiết bị y tế của
2 cơng ty có hai bên tham gia đều là pháp nhân Việt Nam, hợp đồng do anh Bắc
và ông ShuShi ký kết là hợp đồng không có yếu tố nước ngoài.
Câu 7:
a, - Thỏa thuận của các bên về mức phạt vi phạm trong tình huống trên khơng
làm hợp đồng vơ hiệu.
- Vì theo Điều 301 Luật Thương mại 2005 quy định:
“Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối

với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không
quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy
định tại Điều 266 của Luật này.”
(Điều 266. Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả
giám định sai)
=> Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng: “Nếu có vi phạm hợp đồng, bên vi phạm
phải trả tiền phạt cho bên bị vi phạm 8% giá trị của hợp đồng”, điều khoản quy
định giữa hai bên không vượt quá mức quy định theo điều luật trên, thỏa thuận


7

của các bên về mức phạt vi phạm trong tình huống trên là hoàn toàn phù hợp với
quy định.
b, - Trung tâm trọng tài thương mại Á Châu khơng có thẩm quyền giải quyết vụ
tranh chấp như các bên đã thỏa thuận.
- Vì theo Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định:
“1. Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản
trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
2. Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình
thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng
telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định
của pháp luật;
b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn
bản giữa các bên;
c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm
quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện
thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và

những tài liệu tương tự khác;
đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự
tồn tại của thỏa thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
=> Hai bên thỏa thuận ngồi hợp đồng bằng lời nói: “Nếu có vi phạm hợp đồng
xảy ra sẽ giải quyết tại Trung tâm Trọng tài thương mại Á Châu”, mà theo quy
định “Thỏa thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản” nên thỏa
thuận trọng tài bằng lời nói ngồi hợp đồng của hai bên là vơ hiệu, hồn tồn
khơng phù hợp với quy định tại điều trên, Trung tâm trọng tài thương mại Á
Châu khơng có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp như các bên đã thỏa thuận.
Câu 8: Việc thành lập công ty Hưng Thịnh Phát thuộc hình thức hợp nhất cơng
ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
- Vì theo Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2020:


8

“Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là cơng ty bị hợp nhất) có thể hợp
nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời
chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất”
=> Công ty cổ phần Nam Phát và công ty hợp danh Hưng Thịnh hợp nhất thành
một công ty mới (công ty cổ phần Hưng Thịnh Phát), đồng thời chấm dứt sự tồn
tại của hai công ty Nam Phát và công ty Hưng Thịnh nên việc thành lập cơng ty
Hưng Thịnh Phát thuộc hình thức hợp nhất cơng ty.
Câu 9:
- Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, tranh chấp trong tình huống
trên là tranh chấp kinh doanh, thương mại, thuộc loại: “Tranh chấp giữa công ty
với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong
công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng
giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên
quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn

giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của cơng ty” _ Khoản 4
Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
- Tòa án Nhân dân có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp đó là Tịa án Nhân
dân cấp tỉnh. Vì điểm a khoản 1 điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy
định:
“1. Tịa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm những vụ việc sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ
những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp
huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này”
=> Tình huống tranh chấp của trường hợp trên thuộc loại tranh chấp trong
Khoản 4 Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 nên theo quy định thì sẽ thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án Nhân dân cấp tỉnh.
Câu 10:
a, Chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục giải quyết phá sản
đối với công ty cổ phần Nam Phát quy định trong Điều 5, Luật Phá sản 2014 là:
“1. Chủ nợ khơng có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền
nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày


9

khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, … không thực hiện nghĩa vụ thanh
tốn.
2. Người lao động, cơng đồn cơ sở, cơng đồn cấp trên trực tiếp cơ sở ở
những nơi chưa thành lập cơng đồn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa
vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà
doanh nghiệp, … không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, … có nghĩa vụ nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, … mất khả năng thanh
toán.
4. …, Chủ tịch Hội đồng quản trị của cơng ty cổ phần, … có nghĩa vụ nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh
tốn.
5. Cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở
lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản khi cơng ty cổ phần mất khả năng thanh tốn. Cổ đơng
hoặc nhóm cổ đơng sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thơng trong thời
gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh tốn trong trường hợp Điều
lệ cơng ty quy định.”
b, Việc ra quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án Nhân dân là khơng phù
hợp.
- Trình tự mở thủ tục phá sản căn cứ vào quy định của Luật Phá sản 2014
như sau:
+ Bước 1: Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
+ Bước 2. Tòa án xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
+ Bước 3. Nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản
+ Bước 4. Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
+ Bước 5. Tịa án Quyết định mở hoặc khơng mở thủ tục phá sản
=> Như vậy, khi Tòa án Nhân dân phát hiện cơng ty Nam Phát mất khả năng
thanh tốn đã ra quyết định mở thủ tục giải quyết phá sản ngay đối với công ty


10

là chưa đúng quy trình. Ở trường hợp đó, Tịa án Nhân dân khơng có quyền và
nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục giải quyết phá sản đối với công ty cổ phần

Nam Phát quy định trong Điều 5, Luật Phá sản 2014, cũng chưa có đủ thẩm
quyền để mở thủ tục phá sản vì chưa nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
của các cá nhân, tổ chức có quyền và nghĩa vụ nộp đơn, chỉ có trách nhiệm
“thơng báo bằng văn bản cho những người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 5 của Luật này”, quy định cụ thể ở Điều 6
Luật Phá sản 2014 dưới đây:
“Điều 6. Thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khi phát hiện doanh nghiệp, hợp tác
xã mất khả năng thanh tốn có trách nhiệm thơng báo bằng văn bản cho
những người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy
định tại Điều 5 của Luật này.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức thơng báo phải bảo đảm tính chính
xác của thơng báo. Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức cố ý thông báo
sai mà gây thiệt hại cho doanh nghiệp, hợp tác xã thì phải bồi thường
thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật”



×