Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.82 KB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
---¥---

BÀI TẬP NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
ĐỀ TÀI
TỔ CHỨC TRỊ CHƠI DÂN GIAN THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM
CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
Giảng viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện

:

Lớp

:

Nam Định, tháng 8/2021
LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
thầy giáo, Ths. Nguyễn Thị Luyến - người đã tận tình hướng dẫn em hồn thành
bài tập tốt nghiệp này!
Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa Giáo dục
Mầm non - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ, động viên, khuyến khích
và hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
1


Lê Thị Chinh

A. PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, qua chơi trẻ
được phát triển chức năng tâm lý và hình thành nhân cách. Khi chơi cũng là dịp
tốt để trẻ khám phá về MTXQ, qua đó kích thích tính tị mị, khả năng quan sát,
năng lực phán đốn, trí tưởng tượng. Trẻ Mẫu giáo có thể tham gia nhiều loại trò
chơi như trò chơi học tập, trị chơi đóng vai ở các góc hoạt động, trị chơi có luật,
trị chơi dân gian.
Trị chơi dân gian là một hoạt động hấp dẫn, bổ ích, thiết thực đối với trẻ,
thơng qua khơng gian vui chơi có định hướng, đầy ý nghĩa mang đậm tính truyền
thống. Những trị chơi dân gian (TCDG) đã đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng
tạo điều kiện cho trẻ “vừa học, vừa gần gũi, khơng cầu kỳ, tốn kém nên có thể dễ
dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ dễ tìm kiếm, dễ làm, chủ yếu lấy từ trong tự
nhiên. Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả
trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc biệt đối với trẻ em,
2


trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới
trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi,
quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế
giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; Tuổi thơ của các em sẽ trở thành
những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ
cho các em.
Giáo dục theo hướng trải nghiệm trải nghiệm là một cách học thông qua
thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải
nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến
thức sẵn có. Như vậy, thơng qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp
kiến thức, kỹ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm.
Hoạt động trải nghiệm được sử dụng như là một hình thức, một phương pháp,
quan điểm giáo dục ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà giáo dục dựa vào trải

nghiệm như là cách phát triển kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Trẻ được trải qua
quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá
nhân và tăng cường sự tự tin.
Tổ chức trò chơi dân gian theo hướng trải nghiệm sẽ giúp trẻ được tham
gia quá trình chơi các loại trò chơi dân gian phù hợp với độ tuổi giúp trẻ phát
triển tốt khả năng tư duy, sáng tạo, là cơ hội để trẻ trải nghiệm chân thực nhất về
văn hố truyền thống của q hương. Tổ chức trị chơi dân gian theo hướng trải
nghiệm còn giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, với quê hương làng xóm,
hoạt động này đã góp phần hình thành các kỹ năng sống, từ đó tác động cả về thể
chất, trí tuệ, tinh thần của trẻ lứa tuổi mầm non. Chính vì những lí do trên, đề tài
“Tổ chức trị chơi dân gian theo hướng trải nghiệm cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường
mầm non” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu
2. Mục đích nghiên cứu

3


Dựa trên cơ sở lí luận, đề tài đề xuất các biện pháp tổ chức trò chơi dân
gian theo hướng trải nghiệm cho trẻ 3 – 4 tuổi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
tổ chức hoạt động vui chơi ở trường mầm non.
3. Khách thể và Đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Q trình tổ chức trị chơi dân gian theo hướng trải nghiệm cho trẻ mẫu
giáo 3 – 4 tuổi ở trường mầm non
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian theo hướng trải nghiệm cho trẻ
mẫu giáo 3 – 4 tuổi ở trường mầm non
4. Giả thuyết khoa học
Nếu trong q trình tổ chức trị chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
giáo viên áp dụng các biện pháp phù hợp thì sẽ nâng cao hiệu quả của việc tổ

chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo bé
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc tổ chức trị chơi dân gian theo hướng trải
nghiệm cho trẻ 3 – 4 tuổi
4.2. Đề xuất một số biện pháp tổ chức tổ chức trò chơi dân gian theo hướng trải
nghiệm cho trẻ 3 – 4 tuổi
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu: Trò chơi dân gian cho trẻ 3 – 4 tuổi
7. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp
nghiên cứu lí luận. Thu thập tài liệu tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp, so sánh,
hệ thống hóa các nguồn tài liệu có liên quan tới đề tài để xây dựng cơ sở lí luận
cho vấn đề nghiên cứu.

4


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN
GIAN THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trị chơi dân gian –một nét văn hóc truyền thống đậm đà bản sắc văn hố
dân tộc việt nam.Trị chơi dân gian là vấn đề được nhiều nhà giáo dục quan tâm
và nghiên cứu.
Đồng tác giả Trần Hồ Bình ,Bùi Lương Việt trong cuốn “trò chơi dân
gian việt nam” cho rằng văn hoá truyền thống của bất kỳ dân tộc nào cũng có
một bộ phận hợp thành,đó là những trị chơi dân gian.Theo tác giả ,trò chơi dân
gian đặc biệt gần gũi với trẻ em ,trong cuốn sách này tác giả đã sưu tầm được
gần 80 trò chơi dân gian chia ra làm 3 phần: Trò chơi thẩm mĩ,trò chơi trí tuệ ,trị
chơi thể lực.
Trong cuốn “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non” Nguyễn Anh Tuyết còn

đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của trò chơi với sự phát triển của trẻ em nhưng

5


trung tâm lại là trò chơi ĐVTCĐ. Như vậy các nhà nghiên cứu đã rất quan tâm
tới trẻ em và dày cơng nghiên cứu những ảnh hưởng của trị chơi đối với trẻ.
Trên thế giới, có rất nhiều tác giả nghiên cứu về bản chất giáo dục trải
nghiệm, khẳng định vai trò, tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm với việc
hình thành kiến thức, kĩ năng cho người học. Các nhà tâm lí, giáo dục người
Nga(L.S. Vygotxki, J.Piaget, J.DeWey) đều cho rằng, quá trình giáo dục và quá
trình sống luôn thống nhất, không tách rời nhau, cho nên cách giáo dục tốt nhất
là học tập từ cuộc sống. Trong cuộc sống, con người khơng ngừng tích lũy kinh
nghiệm cho bản thân và tự cải biến kinh nghiệm của mình. Trên cơ sở, kế thừa
kết quả nghiên cứu giáo dục qua trải nghiệm của J.Piaget, J.DeWey, nhà nghiên
cứu tâm lí giáo dục Kolb đã phát triển lí thuyết học trải nghiệm. Với quan niệm
học tập là quá trình mà trong đó kiến thức được tạo ra thơng qua việc chuyển đổi
kinh nghiệm. Kolb đã xây dựng mơ hình giáo dục qua trải nghiệm với 4 giai
đoạn có tính tuần hồn nối tiếp nhau đó là:
- Giai đoạn 1: Trải nghiệm thực tế : học tập thông qua các hoạt động, hành
động cụ thể, trực tiếp
- Giai đoạn 2: Quan sát suy ngẫm: học thông qua quan sát các hoạt động
của người khác hay chiêm nghiệm lại bản thân hay kiêm nghiệm lại bản thân
sau đó suy ngẫm và đúc kết kinh nghiệm
- Giai đoạn 3: Khái niệm hóa học tập qua việc xây dựng các khái niệm,
tôngr hợp, biên giải và phân tích
- Giai đoạn 4: Thử nghiệm tích cực: Học tập qua những thử nghiệm, đề
xuất các phương án giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định.
Các phương pháp giáo dục tiến tiến trên thế giới hiện nay cũng coi trọng
giáo dục thông qua các hoạt động trải nghiệm như : Phương pháp giáo dục

Montessori – Bà cho rằng độ tuổi 0 – 6 tuổi sở hữu một dạng trí tuệ đặc biệt “Trí
Tuệ Thẩm Thấu”. Năng lực của trí tuệ vơ tận đó giúp trẻ học ngơn ngữ, hoàn
6


thiện khả năng vận động, xây dựng hệ thống trật tự nội tại. Maria Montessori qua
quan sát nhận ra rằng trẻ cũng trải qua các giai đoạn nhạy cảm trong q trình
phát triển của mình. Đó là những giai đoạn trẻ bị thu hút một cách đặc biệt đến
những trải nghiệm có trong mơi trường để hấp thụ kiến thức hay những kỹ năng
cụ thể nào đó. Phương pháp giáo dục Reggio Emilia: Triết lý Reggio Emilia bắt
nguồn từ niềm tin cho rằng trong mỗi trẻ đều chứa đựng một tiềm năng lớn và
tiềm năng đó sẽ được phát triển nhờ chính trí tị mị vốn có của trẻ. Trẻ cố gắng
tìm hiểu thế giới xung quanh và tự đưa ra cách riêng của mình để giải thích sự
vận động của thế giới xung quanh trẻ. Từ đó, trẻ tự mình tìm tịi, trải nghiệm để
khám phá mọi thứ trong môi trường xung quanh…
Ở Việt Nam, Hoạt động trải nghiệm là hình thức học tập tích cực được Bộ
giáo dục và Đào tạo đưa ra các hướng dẫn chỉ đạo trong việc đổi mới hình thúc
tổ chức dạy học ở các cấp. Đối với bậc học mầm non, nghiên cứu về hoạt động
trải nghiệm có nhóm tác giả Hồng Thị Phương, Lã Thị Bắc Lý, Bùi Thị Lâm,
Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Thị Mỹ Dung, Vũ Thanh Vân với giáo trình “Tổ
chức hoạt động theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non” các tác giả
này đã nghiên cứu và đưa ra những vấn đề cốt lõi của hoạt động trải nghiệm cho
trẻ mầm non bao gồm: khái niệm, quy trình giáo dục theo hướng trải nghiệm, các
yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục trải nghiệm; các hình thức hoạt động trải nghiệm
của trẻ ở trường mầm non. Đặc biêt, nhóm tác giả đưa ra quy trình hoạt động cho
trẻ mầm non gồm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Trải nghiệm thực tế
- Giai đoạn 2: Chia sẻ kinh nghiệm
- Giai đoạn 3: Rút ra kinh nghiệm cho bản thân
- Giai đoạn 4: Vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống

1.2. Trò chơi dân gian
1.2.1. Khái niệm
7


Trong đời sống tinh thần của nhân dân xưa, hằng ngày, trong các làng
xóm, thơn bản, đường làng hay ngồi ruộng đồng luôn diễn ra những hoạt động
tụm năm tụm bảy vui chơi của trẻ em hay những cuộc thi tài của người lớn.
Những hoạt động này phong phú, muôn hình mn vẻ, thu hút nhiều người tham
gia và ln sôi nổi, hào hứng. Nhân dân ta quen gọi những hoạt động vui chơi
như thế là trò chơi dân gian.
Trong từ điển Bách Khoa Toàn Thư thế giới của Pháp (xuất bản 10/1988) thì cái
gọi là “trị chơi” này “là một hoạt động thốt khỏi những toan tính kiếm sống,
sinh lợi của đời thường”. Bên cạnh đó, cuốn Đại từ điển Bách Khoa Tồn thư
của Liên Xơ cũ (xuất bản 1922) cũng có viết rằng “trị chơi được coi là một hoạt
động khơng tính lợi (phí sản xuất). Ở đó, động cơ hành động không nằm ở kết
quả cuộc chơi mà nằm ngay ở quá trình hoạt động (quá trình chơi)” Hay
theo GS Tơ Ngọc Thanh thì “Trị chơi là một hoạt động dưới dạng trình diễn
những tín hiệu và thông qua quy luật sáng tạo và nâng cao nhận thức của họ về
tự nhiên, xã hội và bản thân”.
Nằm trong nền văn minh Phương Đông, Việt Nam ta là một nước nông
nghiệp lúa nước và lấy nông nghiệp làm nghề sinh sống, lao động chính. Sự khó
khăn, cực nhọc là điều không thể tránh khỏi đối với người dân Việt. Điều kiện
sinh sống kết hợp với lối tư duy biện chứng, 7 tổng hợp, tính cộng đồng to lớn đã
tác động vào nhân dân, khiến nhân dân tạo ra nhiều hoạt động vui chơi giải trí
khác nhau.
Tóm lại, trị chơi dân gian Việt Nam là những hoạt động vui chơi giải trí
do quần chúng nhân dân Việt Nam sáng tạo ra và được lưu truyền tự nhiên qua
nhiều thế hệ. Trò chơi dân gian diễn ra mọi lúc, mọi nơi, không hạn định về mặt
thời gian, không gian và phản ánh đời sống tinh thần, văn hóa của dân tộc.

Trò chơi dân gian là loại trò chơi được xem như là một di sản văn hóa phi
vật thể trong kho tàng văn hóa của Việt Nam. Trị chơi dân gian nó có từ thời xa
8


xưa và đến nay ta được kế thừa nó .Nó chính là các sả phẩm tinh thần của ơng
cha để lại xuất phát từ quá trình lao động hay văn hóa ,phong tục và được
truyền miệng ,truyền tay . Đây là loại trị chơi mang đậm dấu ấn văn hóa ,lịch
sử ,chúng được ra đời nhằm mục đích nâng cao đời sống tinh thần và văn hóa
của người nơng dân ở nước ta .
1.2.2. Đặc điểm
Là sản phẩm của một cộng đồng, trò chơi dân gian là thứ tài sản chung của
cả một xã hội, nó thuộc về tồn thể quần chúng nhân dân chứ không của riêng
một cá nhân nào, trò chơi dân gian gắn liền với sự tồn tại, phát triển của một
cộng đồng người trong nhiều chặng đường phát triển khác nhau. Do đó, để xác
định rõ khoảng thời gian cho trò chơi dân gian ra đời quả thật không dễ, ngày
nay vẫn chưa xác định được, chỉ biết từ thực tiễn cuộc sống, có thể thấy rằng trị
chơi dân gian ra đời từ chính nguồn gốc là nhu cầu cần được vui chơi giải trí của
các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Cuộc sống nông nghiệp lúa nước đặt nhân
dân Việt dưới bao nỗi cơ cực, khổ sở, nhu cầu cần được nghỉ ngơi, giải trí, bù
đắp năng lượng tiêu hao trở thành một yếu tố thường xuyên và liên tục đối với
nhân dân. Với nhu cầu cần có một tinh thần thỏa mái, một tâm thái vui vẻ để nỗi
cực nhọc cũ qua đi và bắt đầu với khó khăn mới đã làm thúc đẩy tính sáng tạo
của quần chúng nhân dân.
Đầu tiên, trị chơi dân gian được hình thành một cách ngẫu nhiên trong đời
sống sinh hoạt của nhân dân. Người Việt ta từ thuở hồng hoang đã mang trong
mình tâm thức gắn bó cuộc sống của mình với thiên nhiên. Coi thiên nhiên
ngang tầm với sự tồn tại, phát triển của con người. Đời sống nơng nghiệp khiến
người Việt gắn bó nhiều hơn với mặt đất, đất là nơi gieo trồng và cũng là nơi
nhân dân bng mình nghỉ ngơi sau những giờ lao động mệt nhọc. Gắn bó với

mặt đất như vậy nên người Việt ta rất hay có thói quen cùng nhau viết hoặc vẽ
trên mặt đất. Mặt đất lại trở thành nơi ni dưỡng những óc tưởng tượng, rất có

9


thể việc bẻ một cành cây nhỏ, vẽ những nét ngoằn ngoèo vô thức trên mặt đất lại
là cơ sở để quần chúng nhân dân sáng tạo ra những trò chơi dân gian đầu tiên.
Trong tuổi thơ của trẻ đó ln có một vài trị chơi dân gian mà chúng đã
chơi ví dụ như : ơ ăn quan , kéo co ,cờ tướng,đi trên dây … Nếu như kể tên các
loại trị chơi dân gian thì có vơ vàn các trò chơi bởi theo mỗi phong tục tập quán
của các vùng khác nhau sẽ tạo ra các loại trò chơi khác nhau phù hợp với nơi
đó.Nếu như ở vùng đồng bằng thì các trị chơi dân gian phổ biến như đánh cờ ,
thổi cơm ,thì người miền núi lại có các trò chơi như nhảy sạp ,đi cà kheo hay
đánh đu.
Trị chơi dân gian một nét đẹp văn hóa của nước ta .Đây là loại trò chơi
thể hiện sự lành mạnh ,văn minh mà còn giúp người chơi nhanh nhạy trong xử lý
vấn đề và thơng minh hơn. Nó hội tụ đầy đủ tính nghệ thuật trong mỗi trị
chơi .Nói đến trò chơi ta thường nghĩ đến chỉ dành cho trẻ con nhưng đối với trị
chơi dân gian thì khơng vậy nó bao gồm tất cả mọi lứa tuổi : trẻ con ,nam thanh
nữ tú ,đến người trung niên và người cao tuổi . Chính sự đa dạng của nó đã tạo
nên một nét đẹp trong nền văn hóa .
1.2.3. Các loại trò chơi dân gian
Trò chơi dân gian Việt Nam ta xuất hiện từ rất lâu đời, qua nhiều thế hệ,
nhiều giai đoạn lịch sử. Cho đến nay, trò chơi dân gian đã có một hệ thống rất đa
dạng, phong phú. Nói đến trị chơi dân gian, ta vẫn thường nghe đến “trò chơi
dân gian ngày tết” hay “trò chơi dân gian lễ hội”, những cụm từ nói trên đều đi ra
từ khái niệm trò chơi dân gian nhưng khơng gian để tiến hành trị chơi là trong lễ
hội hay vào dịp xuân, đó là một cách phân loại trị chơi theo khơng gian. Nếu
phân loại theo độ tuổi thì ta lại có trị chơi dân gian trẻ con, trị chơi dân gian

người lớn, như vậy có nhiều cách để phân loại trò chơi dân gian.Ở đây, căn cứ
vào nội dung và hình thức biểu hiện của từng trị chơi ta có thể phân trị chơi dân
gian ra nhiều loại hình khác nhau, cụ thể như:
* Trị chơi luyến ái
10


Là nhóm trị chơi mang tính chất thiên về tình u đơi lứa, như Ném cịn,
Đánh đu… Trong nhóm trị chơi luyến ái, thành phần tham gia luôn luôn là có cả
nam và nữ, ngồi hình thức là một trị chơi thì trị chơi luyến ái tạo điều kiện để
nam nữ trong làng được tự do vui chơi, tìm hiểu nhau. Dưới chế độ phong kiến
xưa, nam nữ thường bị cấm cản bởi những lễ giáo phong kiến, họ không được tự
do tìm hiểu và chọn lựa người mình yêu, nhưng trò chơi luyến ái đã đáp ứng
được nhu cầu này của các nam thanh nữ tú, họ được thân mật nhau mà không bị
lễ giáo, lệ làng bác bỏ, và sau nhiều trị chơi như thế có người đã thành vợ thành
chồng. Trò chơi luyến ái còn mang một chút tín ngưỡng dân gian, gửi gắm trong
đó ước nguyện của nhân dân về sự bình an, mùa màng tươi tốt. Cũng bởi tính
thiêng đó mà trị chơi luyến ái thường diễn ra trong khơng gian lễ hội, ít khi diễn
ra ở những khơng gian thường. Một số trị chơi tiêu biểu: đánh đu, ném còn
* Trò chơi phong tục
Trò chơi phong tục gồm các trị chơi nghiêng tính thiêng liêng, mang dáng
dấp của những nghi lễ, phong tục xa xưa của người Việt. Nhóm trị chơi dân gian
này chứa đựng những tư tưởng, tình cảm của dân tộc, lưu giữ đậm nét tín
ngưỡng, phong tục dân tộc, từ tín ngưỡng vạn vật hữu linh cho đến quan niệm về
thờ cúng thần linh, trời đất. Bởi tính chất linh thiêng nên trò chơi phong tục cũng
được diễn ra nhiều trong khơng gian lễ hội. Một số trị chơi tiêu biểu: Pháo đất,
Đánh phết.
* Trị chơi trận chiến
Nhóm trị chơi trận chiến mang tính chất thi đua giữa cá nhân với cá nhân,
giữa đội chơi này với đội chơi khác, đó là những cuộc thi đấu đầy tinh thần

thượng võ dân tộc như Thi chèo trũm, Đua thuyền… Không gian của trị chơi rất
rộng, trị chơi trận chiến ln tạo ra sự sơi nổi, náo nhiệt và hấp dẫn. Nó thể hiện
rõ sức mạnh, sự tinh nhuệ, năng động, sung sức của lớp lớp thế hệ trẻ dân tộc,
sức mạnh được phơ bày ra giữa thiên nhiên, trời đất, nó thể hiện quan niệm sống
11


hết mình, cố gắng vượt lên những bất lợi của thiên nhiên, vượt qua khó khăn của
người Việt. Trị chơi chiến trận có hai loại thành phần tham gia, một là giữa cá
nhân với nhau, hai là giữa tập thể với tập thể, tất cả hai thành phần tham gia này
đều là những con người có khiếu, có tài, đại diện cho một thơn, làng hoặc bảng.
Đây là nhóm trị chơi có số người cổ vũ rất nhiều, nó đem lại nhiều niềm vui cho
cả những người ngoài cuộc chơi. Một số trò chơi tiêu biểu: Chơi trận giả, Đua
thuyền
* Trị chơi trí tuệ
Nhóm trị chơi trí tuệ chiếm một phần khá lớn trong trò chơi dân gian, nếu
trò chơi trận chiến thể hiện sức mạnh, sự dẻo dai và khéo léo thì nhóm trị chơi
trí tuệ lại thể hiện và rèn luyện trí óc, khả năng quan sát và tư duy của người
chơi. Nó được nhiều thành phần và 18 đối tượng người chơi ưa thích. Một vài trị
chơi trí tuệ như Ơ ăn quan, Tổ tơm, Cờ chân chó.
* Trị chơi nghề nghiệp
Nhóm trị chơi nghề nghiệp là tập hợp những trị chơi mơ phỏng và mang
dáng dấp những nghề nghiệp, những công việc hằng ngày của nhân dân dưới
hình thức vừa làm vừa chơi, như trị Thi cấy lúa, Thi bắt vịt, Bắt cá. Mục đích
của những trò chơi nghề nghiệp này là tạo cho mọi người sự phấn khởi, hào
hứng trước những cơng việc mình đang làm, những cơng việc này sẽ được thể
hiện dưới hình thức một cuộc thi tài với yếu tố thắng thua được đặt lên hàng đầu.
Một số trò chơi tiêu biểu: Thi cấy lúa, Thi bắt vịt trên cạn.
1.3. Đặc điểm phát triển của trẻ 3 – 4 tuổi
1.3.1. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 3 – 4 tuổi

+ Ở độ tuổi này đã làm chủ được tri giác của mình, dưới sự hướng dẫn bằng lời
của người lớn trẻ đã biết quan sát nhất là những đồ vật quen thuộc.Trẻ tự tổ chức
được quá trình tri giác của mình.
+ Trong quan sát trẻ rất tị mị, ham hiểu biết, hay đặt câu hỏi...
12


+Tính đúng đắn trong việc phân biệt màu sắc, kích thước... cao hơn.
+ Tri giác của trẻ cịn mang tính tự kỷ.
+ Sự phát triển tri giác thể hiện ở tính đúng đắn về khối lượng vật thể mà trẻ gọi
tên và tri giác được; ở tính ý nghĩa và sự tổ chức lại các phương thức tri giác do
vốn kinh nghiệm của trẻ tăng lên.
+ Trẻ không chỉ ghi nhớ những dấu hiệu bên ngoài mà trẻ đi dần vào thuộc tính
khuất trong trường tri giác.
+ Giữ gìn thơng tin: Ở độ tuổi này, trẻ giữ gìn được thơng tin gây ấn tượng mạnh
cho trẻ trong thời gian vài tháng, thậm chí cả đời người.
+ Q trình giữ gìn thơng tin mang tính chất trực quan hình ảnh, nếu sự kiện, đồ
vật... cần nhớ gắn với cảm xúc thì trẻ nhớ được lâu, trẻ bắt đầu nhớ được ý nghĩa
đơn giản của đồ vật, sự kiện. Việc giữ gìn những âm thanh, ký hiệu bắt đầu phát
triển mạnh.
+ Nhận lại và nhớ lại: Trẻ dễ nhận lại, nhớ lại các thao tác, hành vi, ngôn ngữ.
Trẻ nhớ nhanh, đúng những sự kiện, đồ vật gắn với cảm xúc, hành động.
Để giúp trẻ nhớ tốt cần:
+ Thiết lập mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng mới với với những sự kiện,
thơng tin... đã có trong kinh nghiệm trẻ.
+ Cần để trẻ nhớ cái gì, hãy nhắc đi nhắc lại những cảm xúc tích cực và gắn với
sự tham gia tích cực bằng hành động của chính bản thân trẻ.
+Cần hướng dẫn trẻ phát triển các loại trí nhớ hình ảnh, trí nhớ vận động, trí nhớ
cảm xúc, tập cho trẻ nhớ có
* Tư duy:

X.Vưgơtxki cho rằng sự hình thành tư duy chủ yếu thuộc về sự lĩnh hội ngôn
ngữ, tên gọi, chức năng các đồ vật, sự kiện, hiện tượng xung quanh trẻ.
+ Ngôn ngữ là ký hiệu tượng trưng về các sự vật, hiện tượng do vậy chúng mang
tính khái qt. Theo A.V. Daporozet thì khi trẻ nắm được trung bình 1600 từ thì
13


hàng loạt đặc trưng của tư duy xuất hiện: thao tác so sánh, thao tác phân tích,
thao tác tổng hợp.
+ Tư duy của trẻ phát triển đi từ khái quát trên cơ sở những dấu hiệu bên ngoài
của đồ vật đến khái quát những dấu hiệu bản chất của đồ vật, hiện tượng.
+ Ở trẻ đã xuất hiện một số dạng phán đoán, suy lý đơn giản gắn liền với các sự
kiện, hiện tượng mà trẻ tri giác được gắn với hoàn cảnh cụ thể.
+ Tư duy của trẻ mang tính chất cụ thể, hình ảnh, cảm xúc.
+ Ở giai đoạn này tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy trực quan-hành động,hay gọi
tư duy bằng tay theo phương thức “thử và có lỗi”. Nói cho đúng hơn những hành
động hướng bên ngoài.
+Việc chuyển từ tư duy trực quan-hành động sang tư duy trực quan – hình tượng.
Đó là cơ sở hoạt động tư duy diễn ra ở bên trong vì vậy trẻ tích cực hoạt động
với đồ vật, lặp đi lặp lại, lâu dần nhập tâm: thành hình ảnh biểu tượng trong óc.
Do hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi ĐVTCĐ hành động với vật thay
thế như là hành động vật thật hình thành chức năng kí hiệu tượng trưng
* Tưởng tượng
+ Đến lứa tuổi này tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh cả về dạng loại và các
mức độ phong phú của hình ảnh tưởng tượng. Hình ảnh tưởng tượng thường gắn
với biểu tượng trong hoàn cảnh cụ thể giới hạn bởi kinh nghiệm tích luỹ được ở
lứa tuổi này.
+ Trẻ bắt đầu xuất hiện tưởng tượng có chủ định và tưởng tượng sáng tạo.
+ Ngơn ngữ có ý nghĩa rất lớn kích thích tưởng tượng của trẻ phát triển.
1.3.2. Đặc điểm phát triển ý thức của trẻ 3 – 4 tuổi

+ Ý thức về bản thân ( còn gọi là ý thức bản ngã hay cái “tôi” của một
người)được chớm nảy sinh từ cuối tuổi ấu nhi khi trẻ biết tách mình ra khỏi mọi
người xung quanh để nhận ra chính mình, biết mình có một sức mạnh và một
thẩm quyền nào đó trong cuộc sống.
14


+ Nhưng ý thức về bản thân của trẻ cuối tuổi ấu nhi còn mờ nhạt. Cùng với năm
tháng qua đi, việc tiếp xúc của trẻ với thế giới bên ngoài được mở rộng dần ra.
+Trẻ biết được nhiều điều lý thú trong thiên nhiên, trẻ bắt đầu tìm hiểu thế giới
của chính con người và dần khám phá ra được rằng xung quanh có nhiều mối
quan hệ chằng chịt giữa người và người.
+Trẻ mẫu giáo rất muốn phát hiện ra những mối quan hệ ấy, nhập vào đó để học
làm người lớn. Trò chơi ĐVTCĐ là một dạng hoạt động đặc biệt giúp trẻ một
cách có hiệu quả nhất để thực hiện được điều đó.
+Khi nhập vào những mối quan hệ trong trò chơi, điều quan trọng là trẻ phát
hiện ra mình trong nhóm bạn bè cùng chơi, có dịp đối chiếu, so sánh những bạn
cùng chơi với bản thân mình.
+Trẻ thấy được vị trí của mình trong nhóm chơi, khả năng của mình so với bạn
ra sao, cần phải điều chỉnh hành vi như thế nào để phục vụ mục đích chơi chung.
Tất cả những điều đó dần dần sẽ giúp trẻ nhận ra được mình.
+Độ tuổi mẫu giáo bé là điểm khởi đầu của sự hình thành ý thức bản ngã, nên
trong ý thức đó cịn mang những đặc điểm sau đây:
+ Trẻ chưa phân biệt thật rõ đâu là ý muốn, ý đồ chủ quan của mình và đâu là
tính chất khách quan của sự vật. Chính vì vậy thường xảy ra tình trạng là trẻ địi
làm những việc rất vơ lí.
+ Trẻ cịn chưa nhận rõ đâu là ý muốn, nhu cầu chủ quan của mình với những
quy định, những luật lệ, những quy tắc trong xã hội, do đó nhiều em thường có
những địi hỏi vơ lí mà người lớn khơng thể đáp ứng được.
+Trị chơi ĐVTCĐ giữ vai trị tích cực trong q trình hình thành sự tự ý thức

của trẻ mẫu giáo bé, nên cần phải quan tâm đặc biệt đến sự tổ chức trị chơi này.
1.3.3. Đặc điểm phát triển tình cảm, cảm xúc trẻ MG bé
+ Theo kết quả của một số nhà nghiên cứu thì trẻ ở độ tuổi 3 - 4 xúc cảm phát
triển rất mạnh.
15


+ Ở giai đoạn này trẻ đã phát triển tất cả các sắc thái xúc cảm, trẻ phản ứng với
những người xung quanh, các sự kiện vui, buồn, hờn giận... đặc biệt trẻ phản ứng
xúc cảm qua lời nói, sự vận động và điệu bộ, hành vi của trẻ.
b.Sự phát triển tình cảm:
+ Tình cảm trí tuệ của trẻ bắt đầu xuất hiện. Qua câu chuyện kể, trẻ thích thú
lắng nghe và kể lại nội dung một cách hứng thú, xúc động thật sự đối với các
nhân vật yếu ớt, tự hào, thích thú noi gương các nhân vật anh hùng.
+Nhiều đối tượng mới lạ đều gây sự tò mò ham hiểu biết đối với trẻ. Trẻ biết kể
chuyện khi đến thăm vườn bách thú, bắt chước những hành vi của các con vật
một cách say sưa.
+ Tình cảm đạo đức ở trẻ thể hiện khá rõ, khi mẹ ốm, trẻ biết lo lắng, giúp mẹ
lấy nước... biết phân biệt hành vi tốt của mình và trẻ khác.
+ Tình cảm thẩm mỹ được phát triển mạnh qua các giờ dạy vẽ, nặn, xé, dán ở
các lớp mẫu giáo. Trẻ biết khen đẹp, chê xấu...
+ Tình cảm thực tiễn: trẻ hoạt động tích cực với đồ vật, với các quan hệ người, ở
hành động thực tiễn này khi thành công, thất bại trẻ đều bộc lộ thái độ xúc cảm
rất rõ ràng.
c.Sự phát triển ý chí:
+ Dấu hiệu ý chí xuất hiện đầu tiên từ khi trẻ 18 tháng tuổi nhưng sau thời kỳ
khủng hoảng tuổi lên 3, trẻ tự khẳng định được mình trong nhóm bạn bè. Ý thức
về "cái tơi" được hình thành thì ý chí hình thành và phát triển nhanh.
+ Một số phẩm chất ý chí được biểu hiện trong hành động với đồ vật, hành vi
ứng xử với những người xung quanh: Tính mục đích, tính độc lập, tính kiên trì.

+ Tuy nhiên trẻ 3 - 4 tuổi mục đích vui chơi, giao tiếp và động cơ hành vi còn
trùng nhau, trẻ chưa nhận thức rõ ràng. Cần tiếp tục xây dựng ý chí cho trẻ qua
các hoạt động vui chơi, các tiết học ...
1.3.4. Đặc điểm thể chất của trẻ 3 – 4 tuổi
16


Trẻ mẫu giáo thường có những bước phát triển nhanh và thể hiện sự thích
thú đối với thế giới xung quanh. Trẻ thích sờ, nếm, ngửi, cầm nắm, và nghịch với
các đồ vật. Bằng cách chơi đùa và thử nghiệm trực tiếp với các vật thể mới, trẻ
Mẫu giáo học được rất nhiều từ các kinh nghiệm thực tế này. Các kỹ năng khác
nhờ vậy mà cũng phát triển theo rất nhanh: ngôn ngữ, thể chất, tinh thần, tuy vậy
trẻ cũng cịn gặp khó khăn trong việc kiểm sốt các cảm nghĩ và các mối quan hệ
xung quanh.
Các kỹ năng thể chất cũng phát triển vượt bậc ở độ tuổi này. Một trẻ, từ
chỗ phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự trợ giúp của người lớn trong mọi việc, thì
nay các em có thể tự mình làm hầu hết mọi việc, bằng cách sử dụng các kỹ năng
điều khiển cơ bắp lớn và nhỏ. Đơn cử, trẻ có thể tự đi và ăn một cách độc lập.
Chúng ta cũng nên nhắc lại về các kỹ năng điều khiển cơ, có hai kỹ năng điều
khiển cơ quan trọng trong sự phát triển thể chất của trẻ em, đó là: kỹ năng điều
khiển cơ lớn (gross motor skills) và kỹ năng điều khiển cơ nhỏ (fine motor skills).
Kỹ năng điều khiển cơ lớn được dùng trong việc di chuyển toàn bộ cơ thể như
chạy, bò, lườn, trườn,… Trong khi kỹ năng điều khiển cơ nhỏ được dùng vào các
việc nhỏ nhưng đòi hỏi tính chính xác của các ngón tay, bàn tay. Nói chung, trẻ
em độ tuổi này thường cao thêm khoảng 5~7,6cm mỗi năm. Sức khỏe của trẻ
phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống và sinh hoạt, vì thế các em cần phải tập thể
thao thường xuyên, ngủ đủ giấc, ăn uống theo chế độ ăn kiêng cân bằng và hợp
lý để đảm bảo cơ thể có thể phát triển đầy đủ các cơ, xương và chiều cao.
Kỹ năng di chuyển: trẻ từ 3-4 tuổi thường thực hiện được các việc sau:



Có thể nhảy lị cị hoặc đứng một chân trong thường gian ngắn khoảng
5 giây.



Tự đi lên, xuống cầu thang một mình



Có thể đá một trái bóng về phía trước



Có thể dùng tay để ném bóng
17




Có thể bắt được một trái bong đang tưng



Có thể di chuyển về phía trước hoặc đi lùi

Kỹ năng sử dụng bàn tay và ngón tay: trẻ từ 3-4 tuổi thường thực hiện được
các việc sau:



Có thể vẽ các hình vng



Có thể vẽ một người với 2 hoặc 4 bộ phận



Có thể sử dụng kéo



Có thể vẽ các hình trịn và vng



Có thể viết được các chữ viết hoa

Kỹ năng di chuyển: trẻ từ 4-5 tuổi thường thực hiện được các việc sau:


Có thể đứng bằng một chân trong khoảng thời gian 10 giây hoặc hơn



Có thể nhảy lị cị hoặc lộn nhào



Có thể nhún nhảy hoặc leo trèo.


Kỹ năng sử dụng bàn tay và ngón tay: trẻ từ 4-5 tuổi thường thực hiện được các
việc sau:


Có thể vẽ hình tam giác hoặc các hình khác



Có thể vẽ một người với đầy đủ cơ thể



Có thể viết một vài chữ cái



Có thể tự mặc đồ hoặc cởi đồ



Có thể sử dụng muỗng, nĩa hoặc thậm chí dao ăn



Có thể tự đi vệ sinh.

1.4. Trò chơi dân gian theo hướng trải nghiệm
1.4.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động trải nghiệm
* Khái niệm:

Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng,
thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể
nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động
tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được
18


giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình,
xã hội phù hợp với lứa tuổi; thơng qua đó, chuyển hố những kinh nghiệm đã trải
qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng
sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, mơi trường và nghề nghiệp tương
lai.
* Đặc điểm
- Hoạt động trải nghiệm của trẻ MG trong đó trẻ phải thể hiện được vai trò là chủ
thể của hoạt động, giáo viên là người hướng dẫn tổ chức các hoạt động giúp trẻ
tự giác, tích cực tiếp nhận kiến thức, kĩ năng, hình thành năng lực thực tiễn
- Hoat động đỏi hỏi trẻ huy động vốn kinh nghiệm sẵn có để giải quyết các tình
huống trong thực tiễn. Trong quá trình này, những kiến thức, kĩ năng thái độ của
trẻ được sử dụng để giúp trẻ có cơ hội phát huy tính độc lập, sáng tạo, kết nối
kiểm nghiệm những kiến thức đã có với những kiến thức mới thu được từ trải
nghiệm và tổng hợp được những kinh nghiệm từ thực tiễn
- Trẻ được sử dụng các giác quan để tiếp xúc với sự vật, hiện tượng trong thực
tiễn để tích lũy các kinh nghiệm, từ đó khái quát thành hiểu biết riêng của bản
thân.
- Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm là hướng đến phát triển các năng lực của
trẻ. Đòi hỏi trẻ chủ động, độc lập, sáng tạo sử dụng kiến thức, kĩ năng , kinh
nghiệm đã có để giải quyết vấn đề do tình huống thực tiễn đặt ra. Do vậy, trong
hoạt động cần tạo cơ hội cho trẻ thể hiện khả năng, năng lực thực tiễn của bản
than và giáo viên cũng có thể khai thác tiềm năng của trẻ trong quá trình trẻ
tương tác với các bạn và mọi người xung quanh.

- Nội dung giáo dục trải nghiệm cần đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp
kiến thức của nhiều lĩnh vực tự nhiên, xã hội khác nhau. Thơng qua hoạt động
trải nghiệm giáo viên tích hợp các nội dung giáo dục thể chất, trí tuệ, ngơn ngữ,

19


thẩm mĩ, kĩ năng sống …Ngồi ra, có thể lựa chọn một số hoạt động chuyên biệt
phù hợp với hứng thú, kinh nghiệm riêng của trẻ để phát triển năng lực cá nhân.
- Hình thức hoạt động trải nghiệm cho trẻ đa dạng, phong phú. Các hình thức
hoạt động phù hợp theo lứa tuổi đều có thể sử dụng để thiết kế cho trẻ trải
nghiệm. Giáo viên có thể sử dụng hình thức hoạt động học, chơi, tham quan, lao
động, ngoài trời…Các hoạt động trên đều chứa đựng những khả năng giáo dục
nhất địnhvà đó cũng là cơ hội để giáo viên và trẻ thể hiện khả năng sáng tạo của
bản than trong quá trình tham gia hoạt động
1.4.2. Khái niệm tổ chức trò chơi dân gian theo hướng trải nghiệm
Tổ chức trò chơi dân gian theo hướng trải nghiệm là quá trình người giáo
viên hướng dẫn, tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi, giúp
trẻ vui vẻ hứng khởi trong quá trình chơi. Bên cạnh đó, giáo viên tạo cho trẻ có
cơ hội được những trải nghiệm chơi cùng bạn bè, thể hiện và chia sẻ cảm xúc khi
chơi. Từ đó, trẻ thích thú và yêu truyền thống văn hóa dân gian Việt Nam. Vận
dụng những hiểu biết của mình vào cuộc sống.
1.4.3. Ý nghĩa của việc tổ chức trò chơi dân gian theo hướng trải nghiệm cho
trẻ mẫu giáo bé
Trò chơi dân gian khơng chỉ đơn thuần là trị chơi cho trẻ mà nó cịn chứa
đựng văn hố dân tộc Việt Nam độc đáo. Trị chơi dân gian khơng những nâng
cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả tư duy, sáng tạo, khéo léo
mà cịn giúp trẻ hiểu tình bạn, tình u gia đình, q hương, đất nước…Những
trị chơi đơn giản, âm điệu vui tươi, sống động nhí nhảnh gần gũi với cuộc sống
giúp trẻ thêm hào hứng học tập và sống hồn nhiên hơn. Mặt khác các trò chơi

dân gian thường diễn ra ngoài trời sẽ đưa trẻ gần với thiên nhiên hơn, trẻ có
nhiều cơ hội tìm hiểu, quan sát về mơi trường tự nhiên hơn.
Tổ chức trị chơi dân gian theo hướng trải nghiệm sẽ góp phần phát triển
tồn diện cho trẻ. Trong đó, phát triển ngơn ngữ có mối quan hệ qua lại biện
20


chứng với sự phát triển toàn diện về các mặt: Đức, trí – lao - thể - mỹ. Bởi
lẽ, ngơn ngữ đóng vai trị quan trọng trong việc tích luỹ kiến thức, phát triển tư
duy và còn là phương tiện làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ, đáp ứng nhu
cầu giao tiếp giữa trẻ và mọi người xung quanh. Và là cơ sở cho việc làm phong
phú hơn vốn từ, tạo mơi trường rèn luyện ngơn ngữ nói cho trẻ.
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức trò chơi dân gian theo
hướng trải nghiệm của trẻ mẫu giáo bé
Hiệu quả và chất lượng tổ chức trò chơi dân gian theo hướng trải nghiệm
phụ thuộc vào nhiều yếu tố cụ thể:
Yếu tố thứ nhất ảnh hưởng lớn đến q trình tổ chức trị chơi dân gian
thoe hướng trải nghiệm là định hướng kế hoạch giáo dục của trường/khối lớp. Ở
trường mầm non, mỗi năm học đều có kế hoạch cụ thể cho những nội dung giáo
dục theo thời gian: kế hoạch năm, kế hoạch tháng, tuần với mục tiêu, nội dung cụ
thể. Vì vậy, ngay đầu năm học giáo viên nên lưa chọn các trò chơi dân gian cho
trẻ, phù hợp với đặc điểm của trẻ, phù hợp với thời gian hoạt động của trẻ và
thực tế giáo dục của nhà trường. Điều này giúp chúng ta có thể chủ động trong
việc tổ chức trị chơi dân gian theo trải nghiệm trẻ cụ thể theo thời gian nhất định
trong năm học mà không bị chồng chéo với các hoạt động giáo dục khác.
Thứ hai là điều kiện về cơ sở vật chất, đây là điều kiện khơng thể thiếu
được khi chúng ta tổ chức trị chơi dân gian theo dự án . Các điều kiện về cơ sở
vật chất, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu hướng dẫn... phục vụ các cho việc tổ chức trò
chơi dân gian theo hướng trải nghiệm. Tùy vào điều kiện cơ sở vật chất của
trường mà giáo viên có thể lên kế hoạch tổ chức trò chơi phù hợp .

Sự phối hợp với phụ huynh cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới
hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian trẻ mầm non theo hướng trải nghiệm. Việc tổ
chức những buổi chơi giao lưu trải nghiệm cần sự hỗ trợ của phụ huynh về cơ sở
vật chất và tinh thần giáo dục. Sự quan tâm, ủng hộ của phụ huynh là điều kiện
21


thuận lợi để giáo viên có thể tổ chức những buổi chơi dân gian hiệu quả. Bên
cạnh sự ủng hộ về cơ sở vật chất, việc đồng nhất quan điểm giáo dục của nhà
trường và gia đình vơ cùng quan trọng.
Kết luận chương 1
Trò chơi dân gian một nét đẹp văn hóa của nước ta .Đây là loại trị chơi
thể hiện sự lành mạnh ,văn minh mà còn giúp người chơi nhanh nhạy trong xử lý
vấn đề và thông minh hơn. Nó hội tụ đầy đủ tính nghệ thuật trong mỗi trị
chơi .Nói đến trị chơi ta thường nghĩ đến chỉ dành cho trẻ con nhưng đối với trò
chơi dân gian thì khơng vậy nó bao gồm tất cả mọi lứa tuổi : trẻ con ,nam thanh
nữ tú ,đến người trung niên và người cao tuổi . Chính sự đa dạng của nó đã tạo
nên một nét đẹp trong nền văn hóa .
Tổ chức trị chơi dân gian theo hướng trải nghiệm sẽ góp phần phát triển
tồn diện cho trẻ: đức - trí – lao - thể - mỹ. Vì vậy việc tổ chức trò chơi dân gian
cho trẻ mẫu giáo bé theo hướng trải nghiệm là hoàn toàn thiết thực và mang
nhiều ý nghĩa đến với trẻ
CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI
DÂN GIAN THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4
TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
3.1.1.

3.1. Nguyên tắc đề xuất
Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và phát triển
Theo Vưgơtxki thì “Dạy học được coi là tốt nhất nếu nó đi trước sự phát

triển và kéo theo sự phát triển” cơ sở của quan điểm này là lý thuyết “vùng phát
triển gần nhất do ông đề xướng, lý luận dạy học đã chỉ ra rằng: “Dạy học phải có
tác dụng thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của người học”. Nguyên tắc đảm bảo tính
phát triển của trẻ gồm:
Hệ thống các đối tượng từ gần đến xa, từ quen thuộc đến xa lạ và nói
chung tính đồng tâm và phát triển trong trò chơi dân gian. Trò chơi phải tăng
dần mức khó một cách thích đáng, từ nội dung gần gũi đến cá sự vật hiện tượng
22


xa lạ, đối với trẻ nhỏ chủ yếu là cung cấp những kiến thức cụ thể về những đối
tượng quen thuộc. Đối với trẻ lớn hơn thì phải cung cấp kiến thức khái quát về
nước.
Mức độ nhận thức của trẻ phát triển theo độ tuổi của trẻ. Chính vì vậy khi
tổ chức trò chơi dân gian theo hướng trải nghiệm thì giáo viên nên cần phải phát
triển các số lượng các trò chơi cho trẻ từ những trò chơi yêu cầu dễ đến khó. Từ
đó tạo động lực, niềm yêu thích để trẻ chơi
3.1.2.

Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá nhân
Trò chơi dân gian được giáo viên lựa chọn tổ chức theo hướng trải nghiệm
cần phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân trẻ. Đối với trẻ MG bé,
đầu tiên giáo viên nên lựa chọn những trò chơi đơn giản, kèm những bài đồng
dao ngắn. Trẻ dễ dàng thực hiện và tuân thủ đúng theo yêu cầu của trò chơi. Sau
đó, tăng dần mức độ khó lên trị chơi phức tạp hơn. Đối với trẻ MG bé, lựa chọn
trò chơi theo nhóm bạn bè, nhóm nhỏ - thường 2 - 3 bạn chơi với nhau những trò
chơi đơn giản mà không cần nhiều sự phối hợp giữa các bạn trong nhóm.

3.1.3.


Ngun tắc đảm bảo tính tích cực hoạt động của trẻ
Khi tổ chức bất kì hoạt động nào. Giáo viên cần đảm nguyên tắc tính tích
cực của trẻ. Một hoạt động mà trẻ khơng tích cực thì hiệu quả hoạt động kém đặc
biệt là hoạt động chơi. Trẻ chỉ cảm thấy vui vẻ, thoải mái trong quá trình chơi
chứ khơng đặt nặng kết quả. Vì vậy, Giáo viên tổ chức trò chơi dân gian theo
hướng trải nghiệm cần sử dụng phương pháp, biện pháp duy trì hứng thứ chơi
của trẻ. Trong các hoạt động cho trẻ làm quen có tổ chức, giáo viên cần phải sử
dụng các phương pháp, biện phát huy cao độ tính tích cực hoạt động của trẻ, tính
tích cực của trẻ phải được biểu hiện ở các hoạt động tiếp xúc với đối tượng bằng
nhiều giác quan và các hoạt động tư duy linh hoạt.
3.2. Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian theo hướng trải nghiệm cho
trẻ 3 – 4 tuổi trong trường mầm non
23


3.2.1. Lựa chọn trò chơi dân gian để tổ chức theo hướng trải nghiệm phù hợp
trẻ 3 – 4 tuổi
a) Mục đích
Lựa chọn những trị chơi dân gian để tổ chức theo hướng trải nghiệm phù
hợp cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi
b) Chuẩn bị
Nghiên cứu, tìm hiểu các trò chơi dân gian phù hợp cho trẻ mẫu giáo bé 3
– 4 tuổi
c) Cách tiến hành
Trò chơi dân gian rất phong phú và đa dạng, khơng hẳn trị chơi nào cũng
phù hợp với trẻ nhỏ. Vì thế, khi lựa chọn trị chơi dân gian giáo viên phải có sự
cân nhắc và lựa chọn những trò chơi đơn giản, dễ hiểu và dễ nhớ đối với trẻ. Bên
cạnh đó, trong trường mầm non lại có sự phân chia trẻ theo các độ tuổi. Mỗi độ
tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau, các trò
chơi cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với từng độ tuổi. Chính vì thế,

ngay từ đầu năm học giáo viên bám sát kế hoạch giáo dục năm học, trên cơ sở
nhận thức, khả năng của trẻ trên lớp lựa chọn những trò chơi dân gian phù hợp
đưa vào kế hoạch thực hiện.
Trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé: Khả năng chú ý có chủ định cịn kém, nhận thức
cịn đơn giản. Vì vậy trẻ chỉ có thể chơi được các trị chơi đơn giản với những
bài đồng dao ngắn và những trị chơi có u cầu vận động đơn giản. Bên cạnh
đó, để tổ chức theo hướng trải nghiệm thì trị chơi cần sự tham gia của nhóm bạn
bè để trẻ cùng nhau chơi. Một số trị chơi có thể được lựa chọn như: “ Lộn cầu
vồng”, “ Chi chi chành chành”, “ Tập tầm vông”, “ Nu na nu nống”, “ Dung
dăng dung dẻ” “Kéo co”, “Mèo đuổi chuột”, “Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt
dê”, “Đi cầu đi quán”, “Câu ếch”, “ Kéo cưa lừa xẻ”, “ Thả đĩa ba ba”, “Lộn cầu
vồng”, “Oẳn tù tì”,…
3.2.2. Chuẩn bị điều kiện mơi trường phù hợp với việc tổ chức trò chơi dân
gian theo hướng trải nghiệm
a) Mục đích
24


- Chuẩn bị môi trường, không gian chơi phù hợp để tổ chức trò chơi dân
gian theo hướng trải nghiệm
- Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện (đồng dao, bài hát) chơi phù hợp với trò
chơi dân gian theo hướng trải nghiệm
b) Chuẩn bị
Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn việc sắp xếp môi trường chơi theo hướng
trải nghiệm; Các đồ dùng đồ chơi cần thiết cho trò chơi; Chuẩn bị các điều kiện
để trẻ tham gia trò chơi
c) Cách tiến hành
* Chuẩn bị địa điểm:
Đồ dùng và lời đồng dao đã thuộc rồi nhưng nếu thiếu đi một địa điểm để
tổ chức trị chơi thì trị chơi cũng khơng thể diễn ra. Với loại hình trị chơi dân

gian mang tính tập thể cao, thì số lượng trẻ chơi đơng nên địi hỏi địa diểm phải
có diện tích rộng, như: “Kéo co, cướp cờ, mèo đuổi chuột, lặc lò cò, rồng rắn lên
mây, chồng nụ chồng hoa…”Nhưng lại cũng có những trị chơi tĩnh, trẻ hay chơi
theo các nhóm nhỏ như ” Chi chi chành chành”, “ Tập tầm vông”, “Đánh gà” “
Gảy chun”….Chính vì vậy, giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc
điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức
cho trẻ chơ
* Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi
Muốn trẻ tham gia vào chơi trị chơi dân gian có sự hứng thú và đạt kết
quả cao ngoài việc tạo tình huống lơi cuốn sự tị mị của trẻ thì công việc chuẩn
bị các nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động cũng là một việc làm vô cùng quan
trọng. Đồ dùng đồ chơi của trò chơi dân gian cũng thật sự phong phú và mang
đặc thù riêng biệt, mỗi trò chơi có mỗi loại đồ dùng tương ứng mà khi thiếu nó
thì chúng ta khơng thể thực hiện được.
25


×