TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN GẮN VỚI ĐỒNG GIAO CHO
TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜN MẦM NON
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thị Thanh Thủy
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng
Lớp: K61A
X B
Hà Nội – 2015
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ths. Nguyễn Thị Thanh Hương,
người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình
nghiên cứu.
Xin chân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Giáo dục mầm non, Phòng
tư liệu khoa Giáo dục mầm non, Thư viện trường Đại học sư phạm Hà Nội và
các bạn sinh viên lớp K61A Khoa Giáo dục mầm non đã tạo điều kiện cho em
học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này.
Xin cảm ơn các cô giáo và các cháu mẫu giáo 5 - 6 tuổi Trường Mầm
non Hoa Sữa, Dục Tú, Đông Anh, Hà Nội, và các cô giáo ở một số trường
mầm non trong nội thành Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ để em hoàn thành
khóa luận đúng thời gian.
Hà Nội, ngày 9 tháng 4 năm 2015.
Người thực hiện.
Chu Thị Tân
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
ĐC : Đối chứng
MĐ : Mức độ
MGL : Mẫu giáo lớn
SL : Số lượng
TB : Trung bình
TĐ : Tổng điểm
TN : Thực nghiệm
% : Phần trăm
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Chu Thị Tân – Khóa luận tốt nghiệp
2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
1.1 Văn học dân gian là nguồn suối không cạn của văn học dân tộc, dòng
suối trong lành đó là ngọn nguồn của sự sáng tạo. Một trong những thể loại
của văn học dân gian được các em yêu thích và được coi là món ăn tinh thần
không thể thiếu trong các cuộc vui chơi của các em, đó chính là đồng dao.
Đối với trẻ mầm non, đồng dao có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và
phát triển nhân cách. Ngay từ thuở lọt lòng, trẻ đã được nghe những tiếng hát
ru ầu ơ của bà, mẹ và những người thân xung quanh. Rời khỏi lòng mẹ, đứa
trẻ theo anh, chị bước sang một môi trường văn hóa khác mang tính cộng
đồng, cùng chơi cùng hát những khúc đồng dao. Lúc này, những khúc đồng
dao, có thể coi như một sự tiếp nối những khúc hát ru để gắn bó đứa trẻ với
gia đình, làng xóm, quê hương, bạn bè. Khi còn bé, đứa trẻ chỉ biết tiếp nhận
tiếng hát ru của mẹ một cách thụ động, lớn lên chúng đã có thể chủ động tìm
trò để chơi, tìm câu để hát và bước đầu làm quen với sinh hoạt văn hóa mang
tính cộng đồng.
1.2 Hoạt động vui chơi sáng tạo và thưởng thức các loại hình nghệ thuật là
nhu cầu cần thiết không thể thiếu trong cuộc sống con người mọi thời đại, mọi
lứa tuổi. Với nhu cầu đó, từ ngàn xưa, ông cha ta đã sáng tạo nên nhiều loại
hình nghệ thuật, trong đó có những trò chơi của trẻ nhỏ gắn với những lời ca
tiếng hát giúp chúng học mà chơi, chơi mà học. Đó là những trò chơi dân gian
gắn với đồng dao. Những trò chơi gắn với các bài hát đồng dao được trẻ con
hát, trẻ con chơi phần lớn qua các hoạt động tập thể. Có thể xem đây là một
phương thức dạy học không thầy, không sách nhưng qua đó, giáo dục con
người, từ thuở ấu thơ, cách nhìn nhận và sự hiểu biết về thế giới tự nhiên, về
môi trường, về xã hội và cộng đồng một cách tự nhiên và sâu sắc. Qua đó, trẻ
em không những được bồi dưỡng trí tuệ mà còn được giáo dục những tình
cảm truyền thống tốt đẹp từ trong gia đình, làng xóm, quê hương, đất nước.
1.3 Trong xã hội hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, cuộc
sống xã hội có nhiều biến đổi, trẻ em đã được quan tâm và nuôi dưỡng toàn
Chu Thị Tân – Khóa luận tốt nghiệp
1
diện cả về vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, trẻ em ngày nay, đặc biệt là trẻ em
ở thành phố dần xa rời các trò chơi dân gian gắn với các bài hát đồng dao và
thay vào đó là các trò chơi mang tính công nghệ và hiện đại hơn. Các em chỉ
còn được chơi những trò chơi dân gian trong những khoảng thời gian ngắn
ngủi ở trường mầm non. Tuy nhiên, việc tổ chức các trò chơi dân gian gắn với
các bài hát đồng dao ở trường mầm non chưa có tính đồng bộ và vẫn còn
nhiều hạn chế do những nguyên nhân khác nhau.Vì vậy, cần có những cách
thức tổ chức các trò chơi dân gian gắn với đồng dao phù hợp để giúp các giáo
viên dưới trường mầm non có thể dễ dàng tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi
dân gian, và giúp cho các trò chơi đó phát huy được chức năng vui chơi cũng
như giáo dục của nó đối với trẻ em
Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tổ chức trò chơi dân
gian gắn với đồng dao cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non”.
2. Lịch sử nghiên cứu.
2.1 Những công trình nghiên cứu về đồng dao và vai trò của đồng dao đối
với trẻ thơ.
Trong cuốn “ Đồng dao và ca dao cho trẻ em” của Nguyễn Nghĩa Dân, tác
giả đã đề cập khá sâu về nội dung cũng như nghệ thật của đồng dao:“Đồng
dao Việt Nam dựng lên một cuốn phim hiện thực của thiên nhiên và xã hội
Việt Nam với nền kinh tế nông nghiệp lâu đời, mà tác giả, người ca hát và
diễn xuất là tập thể trẻ em.” [1,tr 2]. Đồng dao thể hiện thiên nhiên sinh
động dưới cái nhìn của trẻ thơ; là một xã hội nông nghiệp gần gũi, yêu
thương; môi trường hình thành và bồi dưỡng nhân cách con người.Tác giả
cũng đưa ra định nghĩa về đồng dao: “Đồng dao là những lời thơ mộc mạc
hồn nhiên có vần, được trẻ em truyền miệng cho nhau nghe hoặc hát đồng
thanh theo nhịp điệu đơn giản trong lúc vui chơi hoặc tiến hành các trò chơi
dân gian.”[1, tr 6]
Lê Xuân Mậu trong cuốn “ Văn học dân gian, cái hay vẻ đẹp”, đã gọi
đồng dao là:“Những câu hát thuận miệng”[9, tr32]. Tác giả cho rằng những
câu hát thuận miệng ấy hình thành trên cơ sở cấu tứ ngẫu nhiên, tản mạn
Chu Thị Tân – Khóa luận tốt nghiệp
2
không thể hiện một đề tài, một chủ đề nhất định nào. Những bài hát như vậy
thể hiện thứ cảm hững chất phác trước những hiện tượng thiên nhiên và xã
hội đa dạng mà con người chưa đủ sức hệ thống hóa hoặc chọn lựa điển hình
để nói lên một tâm trạng nổi bật của mình trong một khoảnh khắc.
Ngoài ra còn có một số bài báo, tạp chí chuyên ngành như:
- “Mấy điều ghi nhận về đồng dao” của Vũ Ngọc Khánh, Tạp chí Văn
học, số 4 năm 1974.
- “ Lời đồng dao trong trò chơi cổ truyền của trẻ em” của tác giả Phan
Đăng Nhật, Tạp chí Giáo dục mầm non, số 3, năm 1992, thông qua việc
nghiên cứu lời của một số tác phẩm đồng dao, đưa ra nhận xét “ Đồng dao
thực chất là ngôn ngữ có tính thơ ca, có vần, nhịp nhưng niêm luật còn lỏng
lẻo”.[13,tr 761]
- “ Ví trí của đồng dao” của Nghiêm Đa Văn, Tạp chí Vì trẻ thơ, số 6,
năm 1995.
- “ Thi pháp đồng dao” của Vũ Ngọc Khánh, in trên tạp chí Văn học , số
5 năm 1999
- Trong luận án tiến sĩ của tác giả Chu Thị Hà Thanh: “ Thi pháp đồng
dao và mối quan hệ với thơ thiếu nhi” năm 2004, tác giả đã tập trung nghiên
cứu và tổng kết đặc điểm thi pháp đồng dao với những đặc điểm rất độc đáo
về tính thể loại và mối quan hệ với thơ thiếu nhi.
- Trong luận án của tác giả Đỗ Thị Minh Chính: “ Nghiên cứu, ứng
dụng, trò chơi- đồng dao người Viêt cho trẻ em lứa tuổi mầm non và tiểu học”
năm 2012, tác giả đã tìm hiểu những đặc điểm cơ bản về những trò chơi-
đồng dao xưa của người Việt. Tìm hiểu sự kế thừa và phát huy các khúc đồng
dao trong sáng tác các bài hát đồng dao, trò chơi- đồng dao cho trẻ em và thực
trạng việc phổ biến các trò chơi- đồng dao trong các sinh hoạt tập thể và nội
dung chương trình của bậc học mầm non, tiểu học. Biên soạn và thử nghiệm
một số trò chơi- đồng dao cho trẻ em lứa tuổi mầm non và tiểu học.
Những công trình và bài viết nêu trên đã đề cập đến những vấn đề chung về
đồng dao trong việc hình thành những nét đẹp của văn hóa trong ứng xử, của
Chu Thị Tân – Khóa luận tốt nghiệp
3
sự gắn kết cộng đồng và những phẩm chất tốt đẹp của trẻ những mầm non
tương lai của đất nước.
Đồng dao đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ thơ, có nhiều
công trình nghiên cứu về đồng dao và mối quan hệ với trẻ thơ. Trong cuốn “
Văn học dân gian- cái hay, vẻ đẹp”, Lê Xuân Mậu đã đề cập đễn vấn đề“
Đồng dao dạy trẻ những gì?”. Ông cho rằng: Đồng dao dạy trẻ rất nhiều thứ,
đúng như các nguyên lí dạy văn. Nguyên lý ấy được hiểu trước hết là tạo
năng lực sử dụng ngôn ngữ - thứ văn công cụ diễn đạt đủ mọi điều - và sau đó
là năng lực văn với khả năng cảm nhận cuộc sống theo đặc trưng thẩm mĩ của
nó, với khả năng biểu đạt cảm nhận ấy bằng phương pháp thẩm mĩ thích hợp.
Nguyễn Nghĩa Dân trong cuốn “ Đồng dao và ca dao cho trẻ em” đã nhấn
mạnh vai trò của đồng dao đến sự phát triển của trẻ. Đồng dao vừa là phương
tiện vừa là điều kiện phát triển ngôn ngữ, phát triển thể chất, phát triển trí tuệ,
đạo đức, và định hướng thẩm mĩ. GS Tô Ngọc Thanh đã viết: “Chúng ta cần
sớm khai thác lại những giá trị của đồng dao, khơi lại cái thú của trẻ em đối
với đồng dao. Bởi đồng dao là bài học chập chững sơ khai về cuộc sống, là
lần đầu tiên trong đời các cháu học và tự mình thực hành và trong thực
hành ấy, các cháu tự sáng tạo ra các bài hát, trò chơi, điệu múa cho riêng
mình. Thật là thiệt thòi cho những đứa trẻ sinh ra mà lại không được biết tới
những trò đồng dao như xỉa cá mè đè cá chép, trồng nụ trồng hoa, chơi trò
con trâu làm bằng cái lá đa buộc chỉ Những kiến thức, những bài học và
một ký ức tuổi thơ như thế, khó có một thứ trường lớp hay nhà văn hóa nào
có thể thay thế hết được. Phải trả những gì là của trẻ em về cho trẻ em”
PGS.TS Nguyễn Ánh Tuyết đã nghiên cứu về tác dụng của đồng dao
đối với trẻ em trong cuốn “ Giáo dục mầm non những vẫn đề lí luận và
thực tiễn”. Tác giả cho rằng: “Đồng dao có tác động giáo dục mạnh mẽ đối
với trẻ em, trước hết là nó giáo dục thái độ văn hóa đối với hai mối quan
hệ chủ yếu của con người là con người với thiên nhiên và con người với xã
hội”.[19, tr 18]
Chu Thị Tân – Khóa luận tốt nghiệp
4
2.2 Những công trình nghiên cứu về trò chơi dân gian và trò chơi dân gian
gắn với đồng dao.
2.2.1 Những công trình nghiên cứu về trò chơi dân gian.
Các công trình nước ngoài nghiên cứu về trò chơi dân gian.
Trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng được khá nhiều nhà
khoa học quan tâm nghên cứu. Nhưng phải đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
thì các nhà khoa học mới đi sâu nghiên cứu về trò chơi dân gian.
Các công trình nghiến cứu của các nhà tâm lí học Mác xít đã khẳng
định trò chơi dân gian của trẻ em thường phản ánh cuộc sống sinh hoạt của
người lớn, bản sắc dân tộc và tính chất thời đại đã tạo nên nội dung và hình
thức của trò chơi này.
Vào những năm 40 của thế kỉ XIX, đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về
trò chơi dân gian với trẻ mẫu giáo là một số nhà giáo dục người Nga như:
P.A.Bexonova, O.P.Seina, V.I Dalia, E.A.Pokrovxki Họ đánh giá cao vai trò
của nhà giáo dục và tính hấp dẫn của trò chơi dân gian đối với trẻ mẫu giáo.
E.A.Pokrovxki trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra nguồn gốc và tính hấp
dẫn đặc biệt của trò chơi dân gian, đó là những trò chơi có luật do nhân dân
sáng tác, chúng được truyền từ thế hệ này sàng thế hệ khác. Trò chơi này đa
dạng về thể loại và phong phú về nội dung. Trò chơi dân gian hấp dẫn đến lạ
thường với trẻ em bởi chúng làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, nhu cầu nhận
thức và nhu cầu xã hội của trẻ em.
Nhà tâm lí hoc, giáo dục học A.I.Xorokina đánh giá cao vai trò chơi,
xem “trò chơi với tư cách là hoạt động của trẻ và là phương tiện giáo dục trẻ”,
nguồn gốc của trò chơi quyết định nội dung của trò chơi của trẻ em là cuộc
sống xã hội xung quanh trẻ em, vì vậy trò chơi của trẻ em bắt nguồn từ cuộc
sống, trò chơi dân gian cũng vậy.
Usinxki thì cho rằng, những trò chơi dân gian là phương tiện giáo dục
rất hiếu quả, cần sử dụng trò chơi dân gian rộng rãi cho mọi đối tượng, trước
hết là trẻ em. Ông đề nghị những người làm công tác giáo dục hãy sưu tầm,
thu thập thật nhiều trò chơi dân gian để giáo dục trẻ.
Chu Thị Tân – Khóa luận tốt nghiệp
5
Một số quốc gia phương Đông như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản,
Hand Quốc người ta cũng quan tâm sưu tầm và tổ chức rất nhiều trò chơi
dân gain trong các hoạt động văn hóa, đặc biệt là các trò chơi dân gian nhằm
mục đích giáo dục trẻ.
Những công trình trong nước nghiên cứu về trò chơi dân gian
Trò chơi dân gian ở Việt Nam vào thế kỉ XX thì mới được những nhà
văn hóa học, giáo dục học chú ý nghiên cứu cà sưu tầm như Vũ Ngọc Khánh,
Trần Xuân Toàn, Trần Hòa bình, Bùi Lương Việt, Nguyễn VĂn Huy, Phan
Đăng Nhật, Nguyễn Thị Hồng, Mai Văn Muôn, Hoàng Công Dụng, Trần Thị
Ngân, Nguyễn Thị Thanh Thủy… đã có hàng loạt những cuốn sách về trò
chơi dân gian Việt Nam của nhiều tác giả được xuất bản như: “Đồng dao và
trò chơi trẻ em” của tác giả Trần Thị Ngân, Nguyễn Thị Thu sưu tầm và biên
soạn, “Trò chơi dân gian Việt Nam dành cho trẻ em” của tác giả Vũ Ngọc
Khánh, “Trò chơi dân gian trẻ em” của tác giả Trần Hòa Bình, Bùi Lương
Việt, “Trò chơi xưa và nay” của tác giả Mai Văn Muôn…. Trong các cuốn
sách này, các tác giả đã sưu tầm nhiều trò chơi dân gian và giới thiệu về
nguồn gốc, đặc điểm, vai trò của trò chơi dân gian tới sự giáo dục nhân cách
cho thế hệ trẻ.
Tác giả Mai Văn Muôn nêu rõ chức năng quan trọng của trò chơi: Trò
chơi là một hình thể xã hội, thế giới nhở của trẻ em, trò chơi là một tác nhân
phát triển nhận thức, giáo dục nhân cách và bổ trợ đắc lực cho sựu phát triển
thể chất.
“Trò chơi trẻ em” và “Những vẫn đề lí luận và thực tiễn về giáo dục
mầm non” có phần hoạt động vui chơi của tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đề cập
đến vai trò của trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam. Tác giả đã chỉ rõ nguồn
gốc, đặc điểm và vai trò của trò chơi dân gian Việt Nam trong sự nghiệp giáo
dục con người nói chung và cho trẻ mẫu giáo nói riêng.
Tìm hiểu về trò chơi dân gian, tác giả Trương Kim Oanh, Đào Thu
Trang, Lê Minh Hòa trong cuốn “Trò chơi dân gian cho trẻ em dưới 6 tuổi”
cũng phân tích rất rõ vai trò của trò chơi dân gian ảnh hưởng đến sự hình
Chu Thị Tân – Khóa luận tốt nghiệp
6
thành nhân cách của đứa trẻ, đặc điểm trò chơi dân gian trẻ em và đưa ra cách
tổ chức, hướng dẫn cách chơi một số trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo.
Lê Thị Ninh cũng nghiên cứu về vai trò của trò chơi dân gian Việt Nam
trong công tác giáo dục trẻ mẫu giáo. Ngoài ra, tác giả còn nghiên cứu và cải
biến một số trò chơi dân gian để trường mầm non có thêm nhiều trò chơi dân
gian cho trẻ chơi.
Tác giả Nguyễn Thị Hòa khẳng định trò chơi dân gian là trò chơi mang
đậm bản sắc dân tộc. Khi tổ chức cho trẻ chơi chính là cho trẻ tiếp thu và kế
thừa nề văn hóa dân tộc.
Nói đến trò chơi dân gian, tác giả Phạm Thị Loan trong cuốn “Trò chơi
dân gian trong giáo dục trẻ mầm non” cho rằng viêc lựa chọn trò chơ dân gian
để tổ chức cho trẻ chơi là rất cần thiết. Người tổ chức, hướng dẫn cho trẻ chơi
khi lựa chọn trò chơi dân gian phải cú ý đến giá trị giáo dục của trò chơi, phù
hợp với đặc điểm phát triển của trẻ ở từng độ tuổi khác nhau và trò chơi có
yếu tố vui nhộn, ngộ nghĩnh, kích thích trẻ tham gia vào cuộc chơi.
2.2.2 Những công trình nghiên cứu vể trò chơi dân gian gắn với đồng dao.
Trò chơi dân gian gắn với đồng dao chưa được những nhà nghiên cứu
quan tâm nhiều. Ở vấn đề này phần lớn là những công trình sưu tầm và biên
soạn lại mà chưa đi sâu vào nghiên cứu về lí luận. Một số công trình sưu tầm
và biên soạn trò chơi dân gian gắn với đồng dao như:
Trong cuốn “ Đồng dao với một số trò chơi dân gian cho trẻ mầm non”
của Hoàng Công Dụng đã giới thiệu một số trò chơi dân gian dành cho lứa
tuổi mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn của nhiều vùng miền khác nhau.
Các trò chơi được sắp xếp theo cách thức tổ chức chơi như trò chơi có dụng
cụ, chơi vận động toàn diện, vận động ngón tay, chơi theo nhóm. Ngôn ngữ,
cách sử dụng đại từ nhân xưng, cách gọi đối tượng chơi hù hợp với môi
trường trong nhà trường. Tùy theo sự linh hoạt của giáo viên mà có thể thực
hiện các trò chơi phù hợp với những điều kiện khác nhau, tùy theo sự hứng
thú của trẻ.
Chu Thị Tân – Khóa luận tốt nghiệp
7
Trong cuốn “ Văn học dân gian” của nhóm tác giả Võ Quê, Tiểu Kiều,
Nguyễn Văn Tăng, Đỗ Quyên, Vân Anh, Lê Kim Lữ, đã nói đến “Ý nghĩa của
các bài đồng dao trong trò chơi”. Ngôn ngữ trong đồng dao hết sức đơn giản
nhưng lại kết chặt với trò chơi như là sự gắn bó hữu cơ, vì nó tạo ra nhịp độ
nhịp nhàng có âm hưởng êm dịu, luôn gây sức hấp dẫn.
3. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua thực trạng tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao ở
trường mầm non, chúng tôi xây dựng một số biện pháp tổ chức trò chơi dân
gian gắn với đồng dao cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
4.1 Đối tượng nghiên cứu.
Biện pháp tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ 5-6 tuổi ở
trường mầm non.
4.2 Khách thể nghiên cứu.
Quá trình vui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc tổ chức trò chơi dân gian gắn với
đồng dao cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
5.2 Điều tra thực trạng việc tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao ở
trường mầm non.
5.3 Xây dựng một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao
và tiến hành thực nghiệm ở trường mầm non.
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận.
6.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp.
6.3 Phương pháp điều tra.
Sử dụng phiếu điều tra dành cho giáo viên nhằm tìm hiểu nhận thức của
giáo viên mầm non về đồng dao và sự cần thiết của việc tổ chức trò chơi gắn
với đồng dao cho trẻ mầm non.
Chu Thị Tân – Khóa luận tốt nghiệp
8
6.4 Phương pháp thực nghiệm.
Tiến hành thực nghiệm các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm
kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đó.
6.5 Phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu.
Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu , kiểm
nghiệm kết quả nghiên cứu.
7. Giả thuyết khoa học.
Nếu sử dụng các biện pháp tổ chức trò chơi phù hợp với trẻ ở trường mầm
non, khắc phục được các nguyên nhân trên thì sẽ giúp cho giáo viên tổ chức
trò chơi dân gian gắn với đồng dao một cách dễ dàng, thuận tiện.
8. Giới hạn của đề tài.
Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên những bài đồng dao gắn
với trò chơi dân gian.
Độ tuổi: 5-6 tuổi.
Địa điểm nghiên cứu:
Trường mầm non Hoa Sữa ( Dục Tú- Đông Anh- Hà Nội)
Chu Thị Tân – Khóa luận tốt nghiệp
9
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN VÀ
TRÒ CHƠI DÂN GIAN GẮN VỚI ĐỒNG DAO
1.1 Trò chơi dân gian.
1.1.1 Cách hiểu về trò chơi dân gian.
Trò chơi dân gian là những trò chơi do nhân dân sáng tác, tự họ dạy
cho nhau cách chơi và được truyền từ đời này sang đời khác, từ vùng này
sang vùng khác. Có nhiều cách hiểu khác nhau về trò chơi dân gian như :
Theo nhóm tác giả của Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, trong cuốn
Trò chơi dân gian, NXB Văn hóa dân tộc, 2012, đã đưa ra quan niệm về trò
chơi dân gian như sau: “Trò chơi dân gian là hình thức sinh hoạt văn hóa dân
gian được nhân dân sáng tạo bằng tất cả sự say mê của tâm hồn và trì tuệ.
Chúng được lưu truyền và phổ biến rộng rãi trong nhân dân một cách tự nhiên
với đầy đủ bài bản bất thành văn về cách thức, luật lệ, quy ước, quy định rạch
ròi, cụ thể, chính xác, linh hoạt”.[36, tr 12]
Lê Thị Ninh, Đinh Văn Vang, trong Tạp chí Lí luận Khoa học giáo
dục, số 6, năm 1992, đã đưa ra định nghĩa trò chơi dân gian như sau : “Trò
chơi dân gian là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian, phản
ánh khá phong phú và sinh động mối quan hệ của con người với thiên nhiên
và xã hội. Trò chơi dân gian Việt Nam gắn liền với truyền thống văn hóa của
cộng đồng người Việt Nam, được phát triển và hoàn thiện cùng với lịch sử
dân tộc Việt Nam”. [29, tr 15]
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, trong cuốn Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm
non, NXB Đại học Sư phạm, 2002, đã đề cập đến trò chơi dân gian trẻ em
dưới góc độ hình thức lưu giữ: “Trò chơi dân gian gắn bó mật thiết với những
bài đồng dao, loại trò chơi này được lưu truyền từ người này sang người
Chu Thị Tân – Khóa luận tốt nghiệp
10
khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác chủ yếu bằng hình thức truyền miệng,
bắt chước” [20, tr 105]
Khi nghiên cứu về trò chơi dân gian dành cho trẻ dưới 6 tuổi, hai tác
giả Trương Kim Oanh và Phan Quỳnh Hoa đã đưa ra định nghĩa về trò chơi
dân gian trong cuốn Trò chơi dân gian cho trẻ dưới 6 tuổi, NXB Giáo dục,
1993 như sau: “Trò chơi dân gian là những trò chơi được nhân dân sáng tạo,
lưu truyền tự nhiên và rộng rãi, là một trong những hình thức sinh hoạt văn
hóa dân gian.” [30, tr 5]
Trong phạm vi của đề tài khóa luận này, chúng tôi hiểu : Trò chơi dân
gian là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian, được nhân dân sáng tạo
từ thực tiễn cuộc sống, từ thực tiễn lao động của họ và được lưu truyền
rộng rãi trong dân gian qua nhiều thế hệ nhằm phục vụ nhu cầu giải trí,
giáo lưu văn hóa và phát triển tình cảm nâng cao đồi sống tinh thần cho
con người.
1.1.2 Đặc điểm của trò chơi dân gian.
Trò chơi dân gian xuất hiện gắn liền với các hoạt động tín ngưỡng của
con người thời kì tiền sử và sơ sử. Xuất phát từ những hành động mang tính
chất thần bí, cầu ước, phù yểm ma thuật, hay những hành vi mô phỏng các
hoạt động sinh hoạt hàng ngày như sắn bắn và trồng trọt, những nghi thức đó
được biến đổi dần để trở thành nghi thức tôn giáo trong hệ thống tín ngưỡng
của người Việt. Cùng với sự phát triển của xã hôi, nhiều nghi thức tôn giáo
mất dần ý nghĩa thiêng liêng, chỉ còn giữ lại mục đích vui chơi giải trí cho
cộng đồng. Vì vậy các trò chơi dân gian phần lớn gắn với hội làng diễn ra vào
múa xuân, mùa thu của chu kì sản xuất nông nghiệp.
Trò chơi dân gian là một bộ phận của hoạt động lao động sản xuất, tôn
giáo và hoạt động văn hóa xã hội. Vì vậy khi nghiên cứu và giới thiệu trò chơi
dân gian sẽ làm sông lại không khí sinh hoạt cộng đồng của người xưa, quay
lại nguồn cội xuất phát của văn hóa nhân loại.
Trò chơi dân gian được chia thành hai nhóm: Một là các trò chơi truyền
thống ở thời kì sơ khai mang tính ồ ạt, thường đi đôi với tín ngưỡng phồn
Chu Thị Tân – Khóa luận tốt nghiệp
11
thực, luật chơi thường chưa được quy định chặt chẽ, những người chơi có thể
sử dụng mọi thủ đoạn để dành thắng lợi về phe mình; Hai là những trò chơi
có quy tắc thường gắn với hình thái thờ thần mặt trời. Vì bản chất của đường
đi giữa trái đất với mặt trời vốn theo một quy tắc nhất định. Do đó, các trò
chơi diến ra với một luật chơi được quy định trước.
1.1.2.1 Tính giản tiện – tự cung tự cấp: Điều này được thể hiện rõ trong
các trò chơi nhỏ nhẹ thường nhật của trẻ em và của cả người lớn như các trò
chơi: ú tìm, đuổi bắt, đánh đáo, đánh khăng, đá cầu… Những trò chơi này có
thể diễn ra mọi lúc mọi nơi, không đòi hỏi việc tổ chức cầu kì, tốn kém phiền
hà, phức tạp, mà vẫn hấp dẫn mọi người, không bao giờ nhàm chán.
1.1.2.2 Tính phổ cập rộng rãi: Có lẽ là do sự giảm tiện tự cung tự cấp và
sức hấp dẫn lí thú của trò chơi dân gian cho nên nó lôi cuốn mọi người, từ trẻ
đến già, không phân biệt tầng lớp xã hội, ai ai cũng đều thích thú và cố thể
tham gia, kể cả những trò chơi thường nhật của trẻ con hay nhưng trò chơi hội
hè như: bơi lội, đua thuyền, kéo co đánh đu, đấu vật đấu cờ, hát đối đáp,….
1.1.2.3 Tính dị bản của các trò chơi: Tính dị bản là đặc trưng cơ bản của
văn hóa dân gian, trong đó có loại hình trò chơi. Với cùng một trò chơi nhưng
ở những địa phương khác nhau lại có những chi tiết khác về hành động chơi
hoặc lời đồng dao của trò chơi. Ví dụ: Trò chơi Rồng rắn lên mây với lời
đồng dao của trò chơi là:
“Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc có nhà hay không?
… ”
Nơi khác lại đọc:
“Rồng rồng rắn rắn
Rồng rắn lên trời
Rồng bay lên trời
Rồng chui xuống đất
… ”
Chu Thị Tân – Khóa luận tốt nghiệp
12
Những trò chơi dân gian ở mỗi nơi khác nhau lại có những khác nhau về
thao tác chơi hoặc lời hát đồng dao trong trò chơi. Những trò chơi như: đánh
đáo, đánh khăng, nhảy lò cò, đua thuyền…cũng đều có dị bản, có thể thêm
hoặc bớt một vài chi tiết chơi hoặc cách thức chơi trò chơi.
1.1.2.4 Tính lí thú và hấp dẫn của trò chơi dân gian: Đây chính là tính
chất nổi bật của trò chơi dân gian. Chính tính chất này đã tạo nên sự phổ biến
rộng rãi của trò chơi dân gian ở mọi lứa tuổi ở mọi lúc mọi nơi và tồn tại, phát
triển cùng với xã hội.
Ví dụ:
Nững trò chơi như đấu trí như cờ trịch, cờ thẻ, cờ người, đánh bài,…là
nhứng trò chơi rất lí thú và hấp dẫn. Một số trò chơi đấu trí sử dụng văn học
và nghệ thuật dân gian càng làm tăng sự hấp dẫn cho người xem
Những trò chơi trí tuệ và nghệ thuật như: Thả diều sáo, múa lân, đèn kéo
quân, … sự lí thú và hấp dẫn đến mức làm say đắm lòng người.
Những trò chơi đấu lực thường hấp dẫn bởi sự cường tráng dũng mãnh
của đấu thủ và tinh thần thượng võ dân tộc. Tiêu biểu như đấu vật, đấu võ,
kéo co, chơi đu,… Trong đó có một số trò chơi sử dụng nghệ thuật dân gian
lôi cuốn đông đảo người xem như đua thuyền. Trò chơi này ngoài sự đua tài
của những người chơi còn có sự hấp dẫn bởi những con thuyền rồng được
chạm khắc trang trí lộng lẫy, uy nghi cuốn hút người xem.
Nhìn chung, mọi trò chơi dân gian đều có sựu hấp dẫn và lí thú bởi hình
thức và những giá trị của nó. Tuy nhiên tính chất này có những giá trị khác
nhau, một số trò vui dần dần bị quên lãng và biến mất do tính lí thú và hấp
dẫn thấp.
1.1.2.5 Tính đa dạng và phong phú của trò chơi dân gian : So với các
loại hình văn hóa khác thì có lẽ trò chơi dân gian thuộc loại phong phú và đa
dạng hơn cả. Có thể từ lúc chào đời cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, ở lứa tuổi
nào cũng đều có những trò chơi tương ứng với lứa tuổi đó, lớp người nào
cũng có những trò chơi tương thích với lớp người ấy, không loại trừ một ai,
nghĩa là trai, gái, già, trẻ đều có những cách thức vui chơi của riêng mình.
Chu Thị Tân – Khóa luận tốt nghiệp
13
Ví dụ:
- Đối với trẻ em thường có các loại trò chơi như:
+ Trò chơi gắn với đồng dao: Rồng rắn lên mây, chi chi chành chành,
trồng bầu trồng bí, ….
+ Trò chơi thông thường đơn giản có: Bịt mắt bất dê, bỏ trúm, chơi ù,
chơi nhảy lò cò, ô ăn quan, …
+ Các trò chơi để cao tài năng: Đá cầu, chọi cỏ gà, đánh đáo, đánh
khăng, đánh con quay, thi cướp cờ,…
+ Các trò chơi phát huy tính sáng tạo và trí tuệ: đánh cờ đánh bài, đèn
kéo quân, xếp hình giấy,
- Trò chơi người lớn cũng khá phong phú, có thể liệt kê ra một số
loại sau đây:
+ Các loại trò chơi mang tính thẻ thao thượng võ: vật tay, kéo co, vật cù,
đua thuyền, đánh đu, chọi gà, trọi trâu,….
+ Các trò chơi có tính sáng tạo và trí tuệ bao gồm: Đánh bài, đánh cờ
tướng, thi đối đáp thơ ca…
+Các trò chơi thông thường như: Câu cá, bẫy chim,…
1.1.2.6 Tính hữu ích của trò chơi dân gian: Cuộc sống của con người
luôn tồn tại hai nhu cầu cơ bản là nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần.
Trò chơi xuất hiện là do nhu cầu của con người nhưng rồi chính trò chơi lại
trở thành liều thuốc bổ có tác dụng bồi bổ tâm lực, trí lực và thể lực cho con
người, làm cho con người được phát triển hài hòa cân đối toàn diện về thể
chất và tinh thần.
1.1.3 Phân loại trò chơi dân gian.
Trò chơi dân gian vô cùng phong phú và đa dạng, do đó việc phân loại
chúng cũng có nhiều cách phân loại khác nhau:
Trong cuốn Những trò chơi trong lễ hội dân gian Việt Nam của tác giả Lê
Thị Hồng Phúc, 1983, phân loại trò chơi Việt Nam gồm những loại trò chơi;
- Những trò chơi vui khỏe: Cướp cờ, chọi gà, chọi trâu, kéo co…
- Những trò chơi giải trí: Bịt mắt bắt dê, bắt vịt,…
Chu Thị Tân – Khóa luận tốt nghiệp
14
- Những trò chơi thượng võ thi tài: Đua thuyền, đấu vật, nấu cơm, dệt
vải…
- Những trò chơi mang tính chất nghi lễ: Đâm trâu,…
- Những trò chơi mang tính biểu diễn nghệ thuật: Đấu cờ, múa rồng,
múa lân, múa rối,…
Trên cơ sở nghiên cứu về trò chơi dân gian, tác giả Mai Văn Muôn
trong cuốn Trò chơi xưa và nay, NXB TDTT Hà Nội, đã phân loại trò chơi
dân gian ra thành 5 loại:
- Trò chơi mang ý nghĩa tín ngưỡng: Trong lễ hội của làng xã, nhiều
nghi lễ mang tính chất tín ngưỡng, cúng bái những từ bên trong nó đã thể
hiện là một trò chơi. Nói chung, những trò chơi này chủ yếu thuộc phần lễ
nhưng ý nghĩa phồn thực được thấy rõ trong các trò chơi như: Rước sinh
thực khí, Tranh cây mộc tất,…
- Trò chơi giải trí: Trò chơi ra đời với mục đích là giải trí. Trò chơi dân
gian thường xuất phát từ ý nghĩa tôn giáo nào đó mà nổi bật nhất là ý
nghĩa phồn thực, những trò chơi này không gắn chặt với lễ thức thờ cúng
mà chỉ mang hình thức giải trí nhẹ nhàng.
- Trò chơi thi tài, thi khéo: Những trò chơi này không có liên quan đến
một tín ngưỡng nào. Những trò chơi như: Thi dệt vải, Leo cầu tre, Thi thổi
cơm… thường là những cuộc thi lặp đi lặp lại. Những trò chơi này bắt
nguồn từ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nhưng nó trở nên khó khăn hơn
do sự tranh đua giữa những người tham gia trò chơi.
- Trò chơi thi đấu thể thao: Những trò chơi này cũng có thể xếp vào
loại trò chơi thi tài, thi khéo. Nhưng trò chơi có hình thức thi tài thi khéo
lặp đi lặp lại nhiều lần một cách tượng trưng những hành động bình
thường của cuộc sống hàng ngày và trong đó từng người tham gia với tư
cách cá nhân một mình thi đua tài, đua khéo với những người khác thì
ngược lại các trò chơi thi đấu thể thao không lặp lại những hành động bình
thường, hoặc không lặp lại một cách rõ nét và chia thành hai phe. Dù có
Chu Thị Tân – Khóa luận tốt nghiệp
15
phần phức tạp hơn các trò chơi khác và thường bị chi phối bởi các quy định
và đây là những trò chơi gây ra được nhiều sự hào hứng.
Trong khóa luận này, chúng tôi phân loại trò chơi dân gian theo sự phân
loại của tác giả Lưu Thanh trong cuốn Trò chơi dân gian xứ nghệ, NXB Thời
đại, 2013. Tác giả đã phân loại trò chơi dân gian thành hai mảng chính là trò
chơi của trẻ em và trò chơi của người lớn:
- Trò chơi của trẻ em: + Các trò chơi gắn với đồng dao
+ Các trò chơi thông thương đơn giản
+ Các trò chơi đề cao tài năng
+ Các trò chơi khích lệ tư duy sáng tạo
- Trò chơi người lớn: + Các trò chơi mang tính thể thao thượng võ
+ Các trò chơi mang tính đấu trí và sáng tạo.
+ Các trò chơi thông thường.
Trong phạm vi khóa luận, chúng tôi tập trung khảo sát những trò chơi
dân gian gắn với đồng dao trong mảng trò chơi dân gian của trẻ em.
1.1.4 Trò chơi dân gian dành cho trẻ em.
1.1.4.1 Cách hiểu về trò chơi dân gian dành cho trẻ em.
Trò chơi dân gian dành cho trẻ em là những trò chơi do nhân dân sáng
tác, lưu truyền tự nhiên, rộng rãi từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang đậm
bản sắc văn hóa dân gian được trẻ tổ chức và tham gia chơi trong những
lúc rảnh rỗi. Trò chơi không chỉ thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ mà còn
góp phần hình thành nhân cách cho trẻ.
Bên cạnh những trò chơi do người lớn nghĩ ra để cho trẻ chơi, bản
thân trẻ đã tự đáp ứng nhu cầu vui chơi của mình bằng cách đã tạo ra
nhiều trò chơi dựa trên cơ sở bắt chước những hoạt động của người lớn,
hướng dẫn cho nhau cách chơi, truyền cho nhau từ thế hệ này sang thế hệ
khác, từ vùng này sang vùng khác nhờ đó mà trò chơi dân gian được lưu
truyền cho đến ngày hôm nay.
Trò chơi dân gian dành cho trẻ em tuy bắt chước những hoạt động của
người lớn trong xã hội, nhưng chúng không phụ thuộc một cách nghiêm
Chu Thị Tân – Khóa luận tốt nghiệp
16
ngặt vào sự thay đổi của cuộc sống đang diễn ra hàng ngày, mà phát triển
theo những quy định riêng, chúng tồn tại và phát triển ngay cả khi cuộc
sống xã hội đã có những thay đổi. Chẳng hạn, khi xã hội đã chuyển sang
trồng, trọt định cư, trẻ em không bắt buộc phải học săn bắn, nhưng trò chơi
săn bắn thì vẫn còn tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay. Nhờ đó, qua trò chơi
của trẻ em, chúng ta vẫn có thể tìm lại những hình ảnh của xã hội xưa.
Nhận định của tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng dân
tộc học Việt Nam: “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi.
Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con, mà nó chứa
đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò
chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả
năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình
yêu gia đình, tình yêu quê hương đất nước. Ngày nay, các em ở một xã hội
công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng
là một thiệt thòi. Thiệt hơn là các em không được làm quen với những trò
chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước – đang ngày càng bị mai một và
quên lãng, không chỉ ở các thành phố mà còn ở các vùng quê. Vì thế, giúp
các em hiểu và quay về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần
thiết”.
Trẻ em Việt Nam có rất nhiều trò chơi dân gian để chơi. Việt Nam là
một đất nước đi lên từ nên nông nghiệp, trải qua nhiều thế hệ nên xuất hiện
nhiều trò chơi dân gian ở các vùng dân cư như vùng đồng bằng sông Hồng,
đồng bằng sông Cửu Long, miền biển, miền núi, mỗi vùng miền đều có
những đặc trưng riêng của từng vùng miền đó.
1.1.4.2 Đặc điểm của trò chơi dân gian dành cho trẻ em.
Trò chơi dân gian dành cho trẻ em được xem như là một phương thức
giáo dục đơn giản, giúp hình thành nhân cách cũng như phát triển thể chất cho
trẻ nhỏ. Nó thường được thể hiện là các hành vi bắt chước cảu trẻ nhỏ từ các
hoạt động của người lớn. Cứ như vậy, trò chơi dân gian được lưu truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác như một di sản văn hóa dân tộc. Trò chơi dân gian
Chu Thị Tân – Khóa luận tốt nghiệp
17