Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

giao an van 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.64 KB, 69 trang )

Luyện tập: Tấm Cám
Đề bài : Bình luận về một lần hóa thân của Tấm mà anh chị ấn tượng nhất
Sau khi trở thành hoàng hậu, Tấm vẫn bị mẹ con nhà Cám tìm cách tiêu diệt. Bằng những lần
hóa thân, cô Tấm đã mạnh mẽ quyết liệt sống dậy trở về với cuộc đời, địi lại hạnh phúc của
mình.
Hãy viết bài văn ngắn( khoảng 400 từ), bình luận về một lần hóa thân của Tấm mà anh/chị ấn
tượng nhất.
Gợi ý :
1. Giới thiệu truyện cổ tích “Tấm Cám”:
– Chặng một là mâu thuẫn gia đình
– Chặng hai đã phát triển thành xung đột mất cịn mang tính xung đột XH:
+ Mẹ con Cám tìm đủ cách và nhiều lần truy đuổi hòng tiêu diệt bằng được Tấm để độc chiếm
ngơi hồng hậu, để trọn đời vinh hoa phú q.
+ Sau mỗi lần bị giết, bị chết, bị chặt, bị đốt, Tấm đều khơng chết, đều tìm cách hố thân sang
kiếp khác, vật khác và tìm cách tố cáo tội cướp chồng giết chị của Cám.
2.Chọn một trong số lần hóa thân của Tấm (hóa thành chim vàng anh; hóa thành cây xoan
đào(khung cửi); hóa thành cây thị (quả thị) và nêu suy nghĩ của bản thân về sự việc đó:
– Bình về giá trị thẩm mĩ mà hóa thân đó gợi ra: Cơ Tấm bản tính hiền lành, lương thiện nên
những hóa thân cũng gần gũi, đời thường (Chọn hóa thân nào thì bình hóa thân ấy)
+ Chim vàng anh bé bỏng, hiền lành
+ Cây xoan đào tỏa bóng mát trong vườn,
+ Quả thị nhỏ xinh,thơm ngát như tấm lịng cơ Tấm
– Bình về giá trị giáo dục qua hóa thân của Tấm:
+ Mỗi hóa thân là một lần Tấm chết đi sống lại, phản ánh tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc
chiến đấu giữa cái thiện và cái ác.
+ Hóa thân của cơ Tấm thể hiện sức sống mãnh liệt không thể bị hủy diệt của cái thiện.
+ Hóa thân của Tấm khẳng định chân lí: Khơng thể có hạnh phúc trọn vẹn nếu cái ác cịn tồn tại
+ Hóa thân của Tấm phản ánh ước mơ công bằng xã hội, ước mơ về hạnh phúc của người lao
động: người lương thiện không thể bị chết oan, kẻ ác nhất định phải bị trừng phạt.
+ Hóa thân của Tấm gửi gắm quan niệm người lao động về hạnh phúc: Hạnh phúc ở ngay trong
cuộc sống đời thường.


– Những hóa thân – những vật Tấm gửi linh hồn đều là những vật bình dị, thân thương của cuộc
sống dân dã. Đây là những hình ảnh giàu tính thẩm mĩ, tạo nên thế giới cổ tích gần gũi mà có giá
trị giáo dục to lớn cho con người.


Đề bài: Giới thiệu về ca dao Việt Nam.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Ca dao (còn được gọi là phong dao) được dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác
nhau. Theo nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát khơng có khúc điệu. Ca dao là
danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc khơng có khúc
điệu; trong trường hợp này, ca dao đồng nghĩa với dân ca.
Do tác động của hoạt động sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian, từ ca dao đã dần
chuyển nghĩa. Hiện nay, từ ca dao để chỉ thành phần nghệ thuật ngôn từ của dân gian với nghĩa
này ca dao là những sáng tác trữ tình dân gian truyền thống diễn tả đời sống nội tâm của con
người. Ca dao là nguồn sữa tinh thần nuôi dưỡng trẻ thơ qua lời hát ru, là hình thức trị chuyện
tâm tình của các chàng trai cơ gái, là tiếng nói biết ơn, tự hào về công đức của tổ tiên và anh linh
của những người đã khuất, là phương tiện bộc lộ nỗi tức giận hay lòng hân hoan của người lao
động, trong gia đình, xã hội. Dựa vào cung bậc tình cảm ấy ca dao được chia làm 3 loại.
Về nội dung, có thể nhận thấy ca dao Việt Nam là thơ trữ tình - trị chuyện diễn tả
tình cảm, tâm trạng một số nhân vật chữ tình: người mẹ, người vợ, người con… trong quan hệ
gia đình, chàng trai, cơ gái trong quan hệ tình bạn, tình u lứa đơi, người phụ nữ, người dân
thường… trong quan hệ xã hội. Nó khơng mang dấu ấn tắc giả như thơ trữ tình mà thể hiện tình
cảm, cảm nhận, tâm trạng của các kiểu nhân vật trữ tình và có cách thể hiện tình cảm, thế giới
nội tâm mang tính chung, phù hợp với lứa tuổi, giới tính, địa phương… của kiểu nhân vật này.
Tuy nhiên, dù mang tính chất chung nhưng mỗi bài ca dao lại có nét riêng độc đáo, sáng tạo, thể
hiện sự phong phú, thể hiện sự phong phú, đa dạng của sắc thái tình cảm.
Ca dao là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa, ca dao bộc lộ tình sâu nghĩa nặng đối với xóm làng,
quê hương, đất nước, đối với cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè và dạt dào nhất là tình cảm lứa
đơi.
Trong suốt chiều dài lịch sử, khắp chiều rộng không gian đất nước, đâu đâu cũng đều vang lên

những câu ca về cảnh núi rừng hùng vĩ, cảnh non xanh nước biếc, những sản vật phong phú của
mỗi miền:
Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan
Cao nhất là núi Lam Sơn
Có ơng Lê Lợi trong ngàn tiến ra.
Ai về Phú Thọ cùng ta
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười


Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
Hội An bán gấm, bán điều
Khiêm Bồng bán vải, Trà Nhiêu bán hàng
Lụa này thật lụa Cố Đơ
Chính tơng lụa cống các cơ hay dùng
Ca dao nói về tình cảm gia đình, tình u lứa đơi rất trong sáng, hồn nhiên, tha thiết:
Con người có tổ có tơng
Như cây có cội như sơng có nguồn.
Cơng cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho trịn chữ hiếu mới là đạo con.
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.
Mỗi đêm thắp một đèn trời
Cầu cho cha mẹ ở đời với con.
Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay.
Trong ca dao yêu thương, tình nghĩa hiện lên hình ảnh con người Việt Nam lạc quan, yêu đời,

cần cù trong lao động, dũng cảm trong đấu tranh, nhân ái, vị tha, giàu đức hi sinh trong quan hệ
giữa người với người... Ca dao thể hiện những phẩm chất tốt đẹp đó của người Việt Nam và
hướng con người Việt Nam đến cái chân, cái thiện, cái mĩ trong cuộc sống.
Ca dao than thân ra đời từ cuộc sống làm ăn vất vả, cực nhọc và bị áp bức nặng nề của người dân
trong xã hội cũ. Ca dao than cho cảnh đè nén, áp bức:
Thương thay thân phận con rùa
Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia.
Đặc biệt là tiếng than của người phụ nữ chịu nhiều bất công do chế độ nam quyền và lễ giáo
phong kiến gây ra:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngồi thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm xong mới biết rằng em ngọt bùi.
Bồng bồng cõng chồng đi chơi
Đi qua chỗ lội đánh rơi mất chồng.
Chị em ơi, cho tôi mượn gàu sịng
Để tơi tát nước vớt chồng tơi lên.


Than mà phản kháng, người dân lao động khi khổ thì cất tiếng than nhưng khơng bao giờ để mất
niềm tin.
Chớ than phận khó ai ơi
Cịn da lơng mọc, cịn chồi nảy cây.
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa.
Ca dao hài hước châm biếm: Cùng với truyện cười, vè sinh hoạt, ca dao hài hước châm biếm đã
thể hiện tập trung các nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam nhằm tạo ra tiếng
cười mua vui, giải trí, phê phán những thói hư tật xấu hay những người đáng cười trong xã hội:

Ăn thì ăn những miếng ngon
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.
Cái cò là cái là quăm
Mày hay đánh vợ tối nằm với ai
Cái cò là cái cị kì
Ăn cơm nhà dì, uống nước nhà cơ.
Làm trai cho đáng nên trai
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.
Ca dao phong phú trong cách cấu tứ và xây dựng hình tượng. Thể loại được dùng nhiều trong ca
dao là thể lục bát, song thất lục bát và các thể vãn. Mỗi bài ca dao thường có hai dịng thơ lục bát
nên kết cấu đơn giản, ngắn gọn. Sức hấp dẫn ở ca dao là ở âm điệu, vừa phong phú, vừa thanh
thoát và ở lời ca dao giàu hình ảnh. Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, nói q,... tạo ra những
hình ảnh gợi cảm, mở rộng trường liên tưởng sâu xa:
Đôi ta thương mãi nhớ lâu
Như sông nhớ nước, như dâu nhớ tằm.
Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.
Đường xa thì mặc đường xa
Nhờ mình làm mối cho ta một người
Một người mười tám đôi mươi
Một người vừa đẹp, vừa tươi như mình
Nghệ thuật so sánh ví von đã tạo nên những hình ảnh truyền thống độc đáo trong ca dao: cây đa bến nước - con đò; trúc - mai, con cị, chiếc cầu,...
Cái cị đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về.
Cây đa cũ, bến đị xưa
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ.
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.
Có thể nói ca dao dùng lời ăn tiếng nói của nhân dân để chuyển tải tâm tư, tình cảm của nhân
dân.

Chúng ta đã đi qua hành trình ca dao Việt Nam đẹp đẽ, để rồi ca dao vẫn khắc dấu trong tâm hồn
mỗi chúng ta. Phải biết yêu câu ca dao, thương lời ru của mẹ, hát những khúc dân ca chân chất,


ngọt ngào để thêm yêu Tổ quốc mình, để vươn ra văn hố tồn cầu mà giữ vững bản sắc dân tộc
Việt.

Tuần: từ ngày….. đến ngày….. năm….
Tiết: 4 tiết

Kí duyệt:

LUYỆN TẬP CẢNH NGÀY HÈ( Nguyễn Trãi)
HOẠT ĐỘNG 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN
I.TÁC GIẢ
1. Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu là Ức Trai, quê gốc tại làng Ngái (Chi Ngại), huyện Phượng
Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Ông mất ngày 19 – 9 – 1442,
tức 16 tháng Tám năm Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba, trong vụ án Lệ Chi Viên (tức vụ án
Trại Vải, huyện Gia Lương, nay thuộc Bắc Ninh), vụ án tru di tam tộc oan khốc nổi tiếng trong
lịch sử Việt Nam. Ơng là nhà văn hố, nhà thơ lớn của dân tộc, người mở đầu cho sáng tác thơ
Nôm ở Việt Nam. Cảnh ngày hè là một trong những bài thơ đặc sắc trong tập Quốc âm thi tập,
một tập thơ Nôm được xem là cổ nhất.
2. Về Quốc âm thi tập
- Là tập thơ Nôm sớm nhất cịn lại đến hơm nay. Nó là một “bông hoa nghệ thuật đầu mùa” của
thơ ca Tiếng Việt.
- Về nội dung, Quốc âm thi tập phản ánh vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi (lí tưởng nhân nghĩa ;
lịng yêu nước, thương dân ; tình yêu thiên nhiên, quê hương, con người, cuộc sống,…).
- Về nghệ thuật, tác giả Quốc âm thi tập vận dụng một cách thành thục thể thơ thất ngôn đường
luật của Trung Quốc. Tuy nhiên, có chỗ Nguyễn Trãi lại chen vào một số câu thơ lục ngơn thích
hợp (một sự phá cách trong sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ).

2. Bài thơ Cảnh ngày hè thể hiện vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và vẻ đẹp tâm hồn yêu
thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước của Nguyễn Trãi. Bài thơ mang vẻ đẹp bình dị, tự
nhiên, có sự đan xen câu lục ngôn (sáu chữ) và bài thơ thất ngôn (bảy chữ).
II, BÀI THƠ
1. Mạch cảm xúc của bài thơ :
Từ thư thái, thanh thản pha sắc thái bất đắc dĩ, có phần chán ngán đến hứng khởi, phấn chấn đó
là mạch cảm xúc của Cảnh ngày hè.
2. Bức tranh mùa hè :


Cảnh ngày hè hiện ra thật đẹp, đầy sức sống với những chi tiết cụ thể, sinh động : tán hoè xanh
thẫm che rợp, thạch hựu bên hiên nhà còn phun màu đỏ, sen hồng trong ao ngát mùi hương, tiếng
lao xao vọng lại từ làng chài, tiếng ve như tiếng đàn vang dội lên. Bức tranh cho thấy sức sống
sinh sôi, rạo rực khắp nơi nơi.
3. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ :
Miêu tả cảnh ngày hè, tác giả đã sử dụng các động từ, tính từ, từ láy giàu sức gợi hình tượng và
cảm giác. Ở câu 2, 3, 4, 5, 6 là các từ : đùn đùn, giương, phun, đỏ, tiễn, lao xao, dắng dỏi. Từ đùn
đùn gợi tả sắc xanh thẫm của tán hoè lớp lớp, liên tiếp tuôn ra, giương rộng ra ; từ phun gợi sự
nổi bật, bắt mắt của màu đỏ hoa lựu ; tiễn (ngát, nức) gợi tả sức lan toả của hương sen ; từ lao
xao, dắng dỏi đảo lên trước chợ cá, cầm ve làm nổi bật âm sắc rộn ràng, râm ran rất riêng của
mùa hè. Dưới cái nhìn của tác giả, những sự vật vốn tĩnh trở nên động. Chuyển tĩnh thành động,
sự cảm nhận cảnh ngày hè của nhà thơ bộc lộ rõ tình yêu sự sống sinh sôi, cái động của thiên
nhiên, cảnh vật phản ánh cái động trong lòng người.
4. Nhịp điệu và tiết tấu giàu sức gợi tả :
Bức tranh ngày hè sinh động khơng những được gợi tả bằng hình ảnh màu sắc, âm thanh, sự
chuyển động tinh tế của sự vật mà còn thể hiện ở nhịp điệu, tiết tấu. Với đặc điểm về số câu (8
câu), cách gieo vần (cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8), lối đối ngẫu ở hai liên giữa (cặp câu 3 – 4, 5 – 6)
thì vẫn thấy đây là bài thơ thất ngơn bát cú. Nhưng bài thơ có một số điểm khác so với thất ngôn
bát cú Đường luật :
- Câu 1 và câu 8 chỉ có sáu chữ nên chúng thành những câu độc lập, không gắn với câu 2 và câu

7 thành liên như thể thơ Đường luật.
- Đa dạng hơn về nhịp điệu :
Câu 1 : 1 / 2 / 3
Câu 2 : 4 / 3 (hoặc 1 / 3 / 3
Câu 3 : 3 / 4
Câu 4 : 3 / 4
Câu 5 : 2 / 2 / 3
Câu 6 : 2 / 2 / 3
Câu 7 : 3 / 4
Câu 8 : 3 / 3.
5. Tâm sự của nhà thơ :
Sắc thái của cảnh vật trong bức tranh về sự sống mùa hè đã cho thấy tâm trạng phấn chấn trước
vẻ đẹp của cuộc sống đã “phá vỡ” cái tĩnh tại của cuộc sống nhàn dật thuần tuý, qua đó bộc lộ
niềm quyến luyến, thiết tha lớn với cuộc đời. Nỗi lòng của nhà thơ đối với đời, với cuộc sống
nhân dân hiện ra rõ nét ở hai câu cuối bài. Ơng nói đến cây đàn của Ngu Thuấn với mong ước
thanh bình, no đủ cho mn dân. Niềm tha thiết, gắn bó với đời được cụ thể bằng niềm mong
mỏi giàu đủ cho nhân dân. Ngay cả trong không gian nhàn dật, ý thức nhập thế, giúp đời ln
thường trực trong tâm hồn Nguyễn Trãi.
6. Cảnh và tình trong bài thơ được kết hợp hài hoà. Tả cảnh ngày hè, bài thơ là một bức tranh
tràn đầy sức sống. Sức sống của sự vật trong trong bức tranh tả cảnh mùa hè cũng thể hiện cảm
xúc, niềm yêu đời trong tâm hồn nhà thơ. Cảnh gợi cảm xúc, cảm xúc chi phối cái nhìn và tái
hiện cảnh vật.
HOẠT ĐỘNG 2:GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Đề 1: Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
1. Mở bài:






Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi là bài số 43 trong trùm thơ bảo kính cảnh giới của Quốc
âm thi tập.
Bài thơ cho ta thấy vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và tấm lòng yêu nước thương dân của
tác giả.

2. Thân bài:
 Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên là cuộc sống ngày hè:
o Cây hịe màu xanh lục có tán lá giương cao che rợp.
o Cây thạch lựu bên hiên nhà đang tràn trề sắc đỏ.
o Hoa sen màu hồng đang tỏa ngát hương thơm.
→ Qua những chi tiết trên ta thấy cảnh vật tươi tắn, rực rỡ.
 Với động từ: rợp, phun, tiễn ta thấy cảnh vật ngày hè sinh sôi nảy nở.
 Cùng với từ lấy: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi đã tô thêm bức tranh ngày hè sôi động náo
nhiệt.
 Tác giả đã sử dụng đảo ngữ: lao xao chợ cá, dắng dỏi cầm ve cho ta thấy cuộc sống yên
bình, hạnh phúc, ấm no.
 Nhà tha đã cảm nhận bức tranh ngày hè bằng thị giác nhìn thấy cây hịe màu xanh lục,
thạch lựu màu đỏ, hoa sen màu hồng, những chú ve, người dân làng chài
 Ngoài ra nhà thơ đã nghe thấy âm thanh những người dân làng chài cười nói và tiếng ve
râm ran trong chiều ta như tiếng đàn dội lên.
 Nhà thơ còn ngửi thấy mùi thơm ngào ngạt của hoa sen
→ Qua những hình ảnh trên, ta thấy Nguyễn Trãi là người yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc
sống.
 Ta thấy được tác giả ung dung dạo chơi ngắm cảnh qua câu "rồi hóng mát thuở ngày
trường".
 Tác giả luốn nghĩ về dân về nước.
 Tác giả mong ước có cây đàn của vua Ngu Thuấn để hát ca ngợi cuộc sống thái bình.
 Lúc nào, Nguyễn Trãi cũng khao khát mang lại cuộc sống hạnh phúc ấm no cho dân.
 Nhà thơ là người yêu nước thương dân.
3. Kết bài:

Bài tham khảo
Trong những ngày từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã viết nhiều bài thơ đặc sắc, trong
số đó có bài số 43 trong chùm thơ Bảo kính cảnh giới. Bài thơ là bức tranh phong cảnh mùa hè
độc đáo nhưng thấp thoáng là niềm tâm sự của tác giả.
Câu thơ đầu tiên, ta đọc lên thống qua sao có vẻ an nhàn, êm đềm, thanh thốt đến thế.
“Rồi hóng mát thuở ngày trường”
Câu thơ hiện lên hình ảnh của nhà thơ Nguyễn Trãi, ông đang ngồi dưới bóng cây nhàn nhã như
hóng mát thật sự. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi ông mới trở về với cuộc sống đơn sơ,
giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiên nhiên. Một số sách dịch là “Rỗi hóng mát thuở
ngày trường”. Nhưng “rỗi” hay “rồi” cũng đều gây sự chú ý cho người đọc. Rảnh rỗi, sự việc cịn
đều xong xi, đã qua rồi “Ngày trường” lại làm tăng sự chú ý. Cả câu thơ khơng cịn đơn giản
là hình ảnh của Nguyễn Trãi ngồi hóng mát mà nó lại tốt lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả:
“Nhàn rỗi ta hóng mát cả một ngày dài”. Một xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng, ý chí của tác
giả đã bị vùi lấp, khơng cịn gì nữa, ơng đành phải rời bỏ, từ quan để về ở ẩn, phải dành “hóng


mát” cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp
thống một tâm sự thầm kín, khơng cịn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa.
Về với thiên nhiên, ông lại có cơ hội gần gũi với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp
của thiên nhiên.
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”.
Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ơng bừng bừng sức sống. Cây hòa lớn lên nhanh, tán
cây tỏa rộng che rợp mặt đất như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi.
Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen tỏa hương, màu hồng của những cánh hoa điểm tơ
sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi, sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một
vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên mn màu mn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được
nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời...
Qua cảnh mùa hè, tình cảm của Nguyễn Trãi cũng thể hiện một cách sâu sắc:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.
“Chợ” là hình ảnh của sự thái bình trong tâm thức của người Việt. Chợ đơng vui thì nước thái
bình, thịnh trị, dân giàu đủ ấm no: chợ tan rã thì dễ gợi hình ảnh đất nước có biến, có loạn, có
giặc giã, có chiến tranh, đao binh... lại thêm tiếng ve kêu lúc chiều tà gợi lên cuộc sống nơi thơn
dã. Chính những màu sắc nơi thơn dã này làm cho tình cảm ơng thêm đậm đà sâu sắc và gợi lại ý
tưởng mà ông đang đeo đuổi.
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”.
“Dân giàu đủ”, cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc là điều mà Nguyễn Trãi
từng canh cánh và mong ước. Ở đây, ông đề cập đến Ngu cầm vì thời vua Nghiêu, vua Thuấn nổi
tiếng là thái bình thịnh trị. Vua Thuấn có một khúc đàn “Nam Phong” khảy lên để ca ngợi nhân
gian giàu đủ, sản xuất ra nhiều thóc lúa ngơ khoai. Cho nên, tác giả muốn có một tiếng đàn của
vua Thuấn lồng vào đời sống nhân dân để ca ngợi cuộc sống của nhân dân ấm no, vui tươi, tràn
đầy âm thanh hạnh phúc. Những mơ ước ấy chứng tỏ Nguyễn Trãi là nhà thơ vĩ đại có một tấm
lịng nhân đạo cao cả. Ơng ln nghĩ đến cuộc sống của nhân dân, chăm lo đến cuộc sống của
họ.
Đó là ước mơ vĩ đại. Có thể nói, dù triều đình có thể xua đuổi Nguyễn Trãi nhưng ơng vẫn sống
lạc quan yêu đời, mong sao cho ước vọng lí tưởng của mình được thực hiện để nhân dân có một
cuộc sống ấm no.
Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Cơn Sơn với tấm lịng
u nước thương dân vẫn ngày đêm “cuồn cuộn nước triều Đơng”. Ơng u thiên nhiên cây cỏ
say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của
cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sống thiên nhiên nhưng ức Trai vẫn canh cánh “một tấc lòng
ưu ái cũ”. Nguyễn Trãi vẫn khơng qn lí tưởng nhàn dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng: mong
cho thơn cùng xóm vắng khơng có một tiếng ốn than, đau sầu.
HOẠT ĐỘNG 3: HỌC SINH LUYỆN TẬP
ĐỀ 2: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ “Cảnh ngày hè” .
A. YÊU CẦU ĐỀ:
- Dạng đề “mở”, nội dung nghị luận về một khía cạnh bài thơ.

- Luận đề: Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ.
- Luận điểm:


+ Vẻ đẹp tình yêu thiên nhiên và cuộc sống cảnh ngày hè.
+ Vẻ đẹp của lòng yêu nước thương dân.
- Thao tác lập luận và dẫn chứng: có thể dùng thao tác phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận,
nêu cảm nghĩ,…Dẫn chứng chủ yếu dùng trong bài “Cảnh ngày hè”.
B. THAM KHẢO BÀI VIẾT:
I. MỞ BÀI: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (luận đề).
Nguyễn Trãi để lại cho nhân loại một di sản văn chương vô giá. Nếu như ta biết đến “Đại cáo
bình Ngơ” như một bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc thì với “Cảnh ngày hè”, người
đọc được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên ngày hè và đặc biệt là vẻ đẹp tâm hồn
thi nhân.
II. THÂN BÀI:
1. Khái quát về tác giả, tác phẩm
Nhắc đến Nguyễn Trãi là người ta nghĩ ngay đến một nhà quân sự, một nhà chính trị tài ba lỗi lạc
đã dâng hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cứu nước cứu dân. Nhưng bên cạnh nhà chính trị, nhà
quân sự, nhà ngoại giao là một Nguyễn Trãi nghệ sĩ với những xúc cảm tinh tế và tình yêu tha
thiết đối với thiên nhiên, cuộc sống, con người. Con người văn võ song toàn ấy đã để lại cho đời
một sự nghiệp văn chương đồ sộ với nhiều tác phẩm có giá trị mà một trong số đó là “Cảnh ngày
hè”. Bài thơ dựng lên một bức tranh thiên nhiên sống động với âm thanh, hương sắc và cả những
gam màu rực rỡ mà ẩn sâu trong đó là bức chân dung tinh thần của nhà thơ giữa cuộc sống ẩn dật
nơi thôn dã.
2. Nội dung cần phân tích, cảm nhận:
a. Vẻ đẹp của tình yêu thiên nhiên và cuộc sống cảnh ngày hè:
Mở đầu bài thơ là tư thế của nhân vật trữ tình:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường”
Nhịp thơ 1/5 thật lạ lùng cho thấy cảm giác của con người trong một ngày rỗi rãi. Thi nhân ngồi
hóng mát trước hiên nhà nhưng vốn khơng phải là người thích chìm đắm vào thiên nhiên để qn

hết việc đời nên điều đó khơng mang lại cho ông cảm giác thanh thản hay nhẹ nhõm thực sự.
Vậy nên mới có cảm giác “ngày trường”, nghĩa là ngày dài, vô vị và buồn chán. Các nhà thơ xưa
thường dồi dào cảm hứng trước mùa xuân, mùa thu nhưng Nguyễn Trãi lại chọn cho mình một
đề tài riêng – vẻ đẹp của mùa hè. Và với một tâm hồn u thiên nhiên, một hồn thơ phóng
khống cùng với xúc cảm tinh tế, nhà thơ đã mang đến cho ta một bức tranh thiên nhiên mùa hạ
tuyệt đẹp:
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Trước tiên là màu xanh tươi mát, tràn đầy sức sống của cây hòe. Màu lá hòe như trải rộng, che
mát cả một khoảng sân nhỏ. Từ láy “đùn đùn” gợi cảm giác như nhựa sống đang ứa căng, tràn
đầy và trào lên trong từng nhánh lá. Phía bên hiên nhà, màu đỏ của hoa lựu càng thơm rực rỡ.
Màu đỏ ấy dường như không ở trong trạng thái tĩnh mà đang vận động, phun trào, bừng sáng
giữa đám lá xanh. Sắc đỏ rực rỡ của hoa lựu gợi ta nhớ đến hai câu thơ của đại thi hào Nguyễn
Du trong “Truyện Kiều”:
“Dưới trăng quyên đã gọi hè,
Đầu tường lửa lựu lập lịe đâm bơng”
Hình ảnh “lửa lựu lập lịe” và hình ảnh “thạch lựu phun thức đỏ” cho thấy Nguyễn Trãi và
Nguyễn Du đều là những tâm hồn nghệ sĩ rất mực tinh tế. Nếu như Nguyễn Du thiên về tả màu
sắc thì Nguyễn Trãi tập trung miêu tả sức sống nhiều hơn. Màu sắc của hoa cũng gợi lên sức


sống của mùa hạ. Dưới ao nhà, sen cũng hưởng ứng bằng sắc hồng đặc trưng và hương thơm
ngào ngạt. Nếu như ở câu thơ đầu là một tâm sự chán chường thì giờ đây, tất cả những tâm sự
dồn nén ấy khi bắt gặp cảnh thiên nhiên tươi đẹp, rực rỡ và đầy sức sống đã nhường chỗ cho
những cảm xúc vui tươi, sự say mê. Sự sinh động của thiên nhiên đã được thể hiện trong từng
đường nét, màu sắc, âm thanh của bức tranh mùa hè. Bức tranh ấy khơng chỉ có sắc, có hương
mà cịn có cả những âm thanh bình dị của đời sống:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.”

Từ “lao xao” gợi âm thanh từ xa vọng lại, không nghe rõ nhưng vẫn đủ để lại dư âm. Đó phải
chăng chính là âm thanh của cuộc sống thường nhật nơi làng chài? Cịn gì thân quen hơn cảnh
chợ cá với cái “lao xao” của kẻ bán người mua? Tiếng ve kêu inh ỏi như thôi thúc thêm những
sắc màu còn lại của mùa hè tiếp tục căng tràn và bung nở. Sự xuất hiện của tiếng ve như xua tan
đi sự tĩnh lặng của căn lầu lúc mặt trời sắp lặn. Bức tranh thiên nhiên ngày hè được tác giả thu
nhận bằng cả thính giác, thị giác và khứu giác. Cảnh ngày hè trong thơ Nguyễn Trãi hiện ra rộn
rã, vui tươi và tràn đầy sức sống. Phải chăng chính tình u thiên nhiên và tâm hồn nhạy cảm đã
giúp nhà thơ cảm nhận, quan sát và miêu tả cảnh ngày hè một cách tinh tế, sinh động?
b. Vẻ đẹp của lòng yêu nước thương dân:
Nguyễn Trãi vui với thiên nhiên, với cuộc sống của con người nhưng điểm nổi bật nhất trong bài
thơ vẫn là tấm lòng, tình đời của con người mà lịng u nước thương dân đã trở thành nỗi trăn
trở, niềm ưu ái trong suốt cuộc đời. Khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống của con người trong
ngày hè đã mở ra trong lòng nhà thơ ước vọng tha thiết:
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.”
Hai câu cuối như kết đọng bao suy tư của nhà thơ. Trước cảnh ngày hè tràn ngập sắc màu và âm
thanh, Nguyễn Trãi ước muốn có một cây đàn của vua Thuấn để tấu lên khúc nhạc “Nam phong”
cầu cho nhân dân giàu đủ khắp muôn nơi. Câu thơ nặng trĩu nỗi day dứt và một tinh thần trách
nhiệm cao cả. Ước nguyện của Nguyễn Trãi làm ta liên tưởng đến khát khao của Đỗ Phủ:
“Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,
Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,
Gió mưa chẳng núng, vững như thạch bàn!
Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt,
Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!
(Bài ca nhà tranh bị gió thu phá)
Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi đã gặp nhau trong nhận thức, trong tư tưởng, trong tâm sự ưu thời mẫn
thế. Vậy ra, từ trước đến nay, Nguyễn Trãi chỉ nhàn thân chứ không nhàn tâm. Dù ở bất cứ đâu,
chốn quan trường hay nơi thơn dã thì thi nhân vẫn đau đáu một nỗi băn khoăn, trăn trở lo nước,
thương đời. Suốt đời ông theo đuổi khát vọng đem lại cho nhân dân một cuộc sống ấm no, hạnh
phúc để cho ở bất cứ nơi đâu dù là chốn thị thành hay nơi thơn cùng xóm vắng khơng cịn một

tiếng hờn giận, ốn sầu. Tình u nước, u dân trong con người ấy trong sáng, chân thành đến
mức thuần khiết. Đó cũng là tinh thần, là tư tưởng nhân đạo sâu và vững trong cốt cách của nhà
thơ.
3. Đánh giá chung:
“Thơ phát khởi từ lịng người ta” (Ngơ Thì Nhậm). Đọc một bài thơ hay là ta bắt gặp tâm hồn
của một con người, cảm nhận được bao tâm tư, tình cảm ẩn trong từng con chữ. Bài thơ “Cảnh
ngày hè” không chỉ cho ta thấy bức tranh thiên nhiên tươi sáng, tràn đầy sức sống của cảnh sắc
ngày hè mà cịn phác họa thành cơng chân dung tinh thần của chính tác giả - người anh hùng,


người nghệ sĩ tài hoa. Đó là con người say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên, thiết tha với sự sống,
khao khát mang đến cho người dân cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bên cạnh nội dung đặc sắc,
“Cảnh ngày hè” cịn rất thành cơng về mặt nghệ thuật. Nguyễn Trãi đã sáng tạo thể thơ thất ngôn
xen lục ngôn, đưa chữ Nôm trở thành ngôn ngữ nghệ thuật giàu sức biểu cảm, biểu nghĩa. Ông
cũng đưa vào thơ những hình ảnh dân dã, gần gũi, bình dị, rất đỗi Việt Nam: hình ảnh “chợ cá”
và âm thanh “lao xao” của đời thường là những nét hiện thực rất dân dã mà văn chương cổ điển
thường kiêng kị, cho là dung tục, khơng gợi sự thanh cao. Đó chính là điểm mới, những cách tân
về nghệ thuật của Nguyễn Trãi trong bài thơ “Cảnh ngày hè”.
III. KẾT BÀI: Nêu cảm nghĩ của bản thân.
Phải nói rằng, đến với “Cảnh ngày hè” chúng ta không chỉ được chiêm ngưỡng bức tranh thiên
nhiên độc đáo mà cịn cảm nhận được tình u thiên nhiên, cuộc sống và đặc biệt là nỗi lòng thao
thức, trăn trở vì nước, vì dân của nhà thơ. Vẻ đẹp trong nhân cách sáng ngời của nhà thơ cũng
chính là chiều sâu nhân bản trong tâm hồn con người vĩ đại này. Chân dung tâm hồn Nguyễn
Trãi đã hiện lên thật trọn vẹn và để lại cho người đọc thật nhiều cảm xúc. Không hiểu sao mỗi
khi đọc bài thơ “Cảnh ngày hè”, bên tai tôi lại văng vẳng hai câu thơ của Ức Trai:
“Bui một tấc lòng ưu ái cũ,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.”
(Thuật hứng – bài 2)
----------------------------------------------------THAM KHẢO NHỮNG CÁCH MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI KHÁC
I. MỞ BÀI:

“Nhắc đến tên ông là thấy thơ
Như một nguồn thiêng chẳng bến bờ”
(Tế Hanh)
Có thể nói cuộc đời Nguyễn Trãi gắn liền với sự nghiệp văn chương của ơng. Nếu như thời
chống Minh dâng “Bình Ngơ sách”, Nguyễn Trãi tích cực thực hiện tư tưởng nhân nghĩa bằng
những áng “thiên cổ hùng văn” thì đến lúc về ẩn, ơng lại gửi gắm tâm sự của mình qua những bài
thơ trữ tình. Khác với những vần thơ hào hùng, đầy nhiệt huyết và lịng tự tơn dân tộc như “Bình
Ngơ đại cáo”, những lí lẽ đanh thép, sắc sảo trong “Quân trung từ mệnh tập”, bài thơ “Cảnh ngày
hè” (Bảo kính cảnh giới – bài 43) thực sự là một bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn của một người
nghệ sĩ, một người suốt đời yêu nước thương dân.
II. KẾT BÀI:
Bài thơ “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới – bài 43) là một thi phẩm đặc sắc, tuy thuộc nhóm
“Gương báu răn mình” nhưng khơng hề khơ khan mà rất giàu cảm xúc. Bài thơ thể hiện vẻ đẹp
tâm hồn của người nghệ sĩ giàu rung cảm, có tấm lịng u đời tha thiết và tư tưởng, khát vọng
của một nhân cách lớn. Thi phẩm cũng khẳng định vị trí của Nguyễn Trãi trong q trình phát
triển của thơ Nôm Việt Nam thời trung đại.
HOẠT ĐỘNG 4: GIAO BÀI TẬP VỀ NHÀ
Hs viết bài văn hoàn chỉnh cho đề 2


Tuần: từ ngày….. đến ngày….. năm….
Tiết: 4 tiết

LUYỆN TẬP NHÀN( Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Kí duyệt:


HOẠT ĐỘNG 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. TÁC GIẢ

1. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương (nay
thuộc Vĩnh Bảo, Hải Phòng), từng thi đỗ trạng nguyên. Làm quan được tám năm, ông dâng sớ
xin chém mười tám kẻ lộng thần nhưng khơng được chấp nhận. Sau đó ơng xin về trí sĩ ở quê
nhà, tự đặt tên hiệu là Bạch Vân cư sĩ, dựng am Bạch Vân, lập quán Trung Tân, mở trường dạy
học. Tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm có tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập, tập thơ
Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi, tập sấm kí Trình Quốc cơng sấm kí,…
2. Bao trùm trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm từ khi về trí sĩ ở quê nhà là cảm hứng thanh nhàn, tự
tại, gắn bó với tự nhiên, không tơ tưởng bon chen phú quý. Cảm hứng ấy được thể hiện bằng
ngôn từ giản dị, tự nhiên mà cô đọng, giàu ý vị. Bài thơ Nhàn trích ở tập thơ Nơm Bạch Vân
quốc ngữ thi tập là một trường hợp tiêu biểu.
3. Với lời thơ tự nhiên, giản dị mà giàu ý vị, bài thơ Nhàn thể hiện được một cách sâu sắc cái thú
và ý nghĩa triết lí trong lối sống nhàn dật mà tác giả đã lựa chọn. Đó là quan niệm sống nhàn là
hoà hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.
II. BÀI THƠ
1. Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh người trí sĩ ẩn cư nhàn dật. Nhân vật trữ tình này xuất hiện
trong lời thơ với những chi tiết về cách sống, cách sinh hoạt và quan niệm sống : tự cuốc đất
trồng cây, đào củ, câu cá ; chọn nơi vắng vẻ, không thích nơi ồn ã ; ăn uống, tắm táp thoải mái,
tự nhiên ; coi phú quý tựa giấc mộng.
2. Âm hưởng hai câu thơ đầu đã gợi ra ngay cái vẻ thung dung. Nhịp thơ 2/2/3 cộng với việc
dùng các số từ tính đếm (một…, một…, một…) trước các danh từ mai, cuốc, cần câu cho thấy
cái chủ động, sẵn sàng của cụ Trạng đối với cuộc sống điền dã, và cịn như là chút ngơng ngạo
trước thói đời.
3. Có thể thấy vẻ đẹp giản dị, tự nhiên của bài thơ ở việc lựa chọn từ ngữ, giọng điệu. Các từ ngữ
nôm na, dân dã được sử dụng kết hợp với cách cấu tạo câu thơ như lời khẩu ngữ tự nhiên đã tạo
ra nét nghệ thuật độc đáo cho bài thơ. Đúng như nhận xét của Phan Huy Chú : “Văn chương ơng
tự nhiên nói ra là thành, khơng cần gọt giũa, giản dị mà linh hoạt, không màu mè mà có ý vị, đều
có quan hệ đến việc dạy đời”.
4. Sự đối lập giữa “Ta dại” và “Người khôn” trong câu 3 – 4 mang nhiều hàm ý : vừa để khẳng
định sự lựa chọn phương châm sống, cách ứng xử của tác giả, vừa thể hiện sắc thái trào lộng,
thái độ mỉa mai đối với cách sống ham hố danh vọng, phú quý. Theo đó, cái dại của “ta” là cái

“ngu dại” của bậc đại trí, với trí tuệ lớn, thấu triệt lẽ thịnh suy, vong tồn của cuộc đời, sống thanh
thản, nhàn dật, thuận lẽ tự nhiên. Cho nên, nơi “ta” chọn là “nơi vắng vẻ”, nghĩa là nơi có thể
tĩnh tại, sống an nhàn, khơng có tranh giành “tư lợi” theo sở thích của “ta”. Cịn “người khơn”
mà chọn “Đến chốn lao xao”, nghĩa là nơi ồn ã, ở đó con người chen chúc, xơ đẩy nhau để giành
giật lợi danh, thì lại hố ra “dại” vậy. “khôn” – “dại”, “nơi vắng vẻ” – “chốn lao xao” là những
quan niệm sống, cách lựa chọn rất khác nhau.
5. Ở hai câu 5, 6, tác giả nói đến chuyện “ăn” và “tắm” một cách đầy thích thú. Theo vòng quay
bốn mùa quanh năm, việc “ăn”, “tắm” của “ta” thuận theo tự nhiên, hoà hợp với tự nhiên ; đạm
bạc, thanh bần nhưng thú vị, thanh thản.
6. Triết lí nhân sinh
Hai câu thơ cuối bài thể hiện tập trung, sâu sắc quan niệm triết lí nhân sinh của tác giả. Hai câu
này lấy tích trong truyện đời Đường. Chuyện kể về Thuần Vu Phần là một viên tướng tài, tính
tình phóng khống, do xúc phạm thống sối, bị quở mắng nên từ chức về nhà, lấy uống rượu làm
vui. Một hôm, Vu Phần say rượu ngủ bên gốc cây h, mơ thấy mình được làm phị mã cho vua


nước Hoè, được hưởng giàu sang phú quý, tỉnh dậy mới biết đó chỉ là giấc mơ. Tác giả mượn
điển tích này để bộc lộ thái độ xem thường phú quý, coi chốn quyền danh phú quý chỉ là giấc
chiêm bao, khơng có thực, qua đó khẳng định thêm một lần nữa sự lựa chọn phương châm sống,
cách ứng xử của riêng mình.
Lánh đời ẩn dật, cách ứng xử đó của tác giả có vẻ tiêu cực. Nhưng trong hồn cảnh nào đó, khi
muốn giữ gìn nhân cách, sự thanh thản, tĩnh tại cho mình, đó lại là cách ứng xử tích cực.
7. Có thể tham khảo nhận định dưới đây để mở rộng tìm hiểu vẻ đẹp thanh cao của triết lí nhàn
dật trong lí tưởng sống của người xưa :
“Ông nhàn là người sống với tư cách là một cá nhân, chứ không phải với tư cách thành viên của
một cộng đồng nào đó, là một con người có lạc thú, chứ khơng phải chỉ có chức năng, nghĩa vụ.
Sống dưới chế độ chuyên chế theo Nho giáo, con người bị trói buộc bởi hai sợi dây : nghĩa và
phận. Phận vạch ranh giới cho từng người, quy định mức cho mỗi người được ngồi, đứng, nói
năng, xưng hơ, ăn, ở. Nghĩa nhắc nhở mọi người có trách nhiệm đối với người trên kẻ dưới,…
Trong xã hội tổ chức như vậy, con người khơng được coi mình là cá nhân – độc lập, có cái riêng

của mình, khơng được nghĩ đến lạc thú. Do đó tìm nhàn dật là tìm cái vui cho thân tâm, tránh cái
lụy hình dịch, là tìm thốt khỏi sự ràng buộc chặt chẽ mà vơ hình của thể chế chun chế theo
Nho giáo,… Ơng nhàn tự coi mình là cá nhân khơng bị ràng buộc. Nhưng một mặt không thể coi
cá nhân là cô độc, coi cái “tôi” là trung tâm. Cho nên cố tránh ràng buộc bằng cách từ bỏ danh
lợi, không đi con đường công danh, giành phận vị, coi thường giàu nghèo, sang hèn, đứng ngoài
sự ràng buộc của phận. Để có chút thoải mái đó, ơng nhàn phải chủ động tự hạn chế : không cậy
tài, yên phận, không tranh giành và khơng động lịng về lời khen, tiếng chê.”
(Trần Đình Hượu, trong Nguyễn Bỉnh Khiêm danh nhân văn hố,
Bộ Văn hố thơng tin và thể thao xuất bản, H, 1991)
8. Vẻ đẹp cuộc sống và tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ “Nhàn”
“Nhàn” là một chủ đề lớn trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhàn theo quan niệm của nhà thơ
là sống thuận lợi theo lẽ tự nhiên, không màng danh lợi. Bài thơ này là lời tâm sự về cuộc sống
và sở thích cá nhân. Nó cũng đồng thời thể hiện một quan niệm nhân sinh độc đáo của nhà thơ.
Bài thơ mở đầu bằng những ngôn từ thật vô cùng giản dị:
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Đó là cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm, của cụ Trạng. Nó thuần hậu và thanh khiết biết bao.
Câu thơ đưa ta trở về với cuộc sống chất phác nguyên sơ của cái thời “nước giếng đào, cơm cày
ruộng”. Cuộc sống tự cung tự cấp mà vẫn ung dung ngông ngạo trước thói đời. Hai câu đầu cịn
là cái tâm thế nhàn tản, thong dong. Nhịp cầu thơ nghe như nhân vật trữ tình đang nhẹ nhàng
đếm bước: một… một… một…
Đến hai câu luận nhà thơ lại tiếp tục nhấn thêm một chút tình điệu thơn q nữa để người đọc
cảm nhận thực sự được cái vui của “cuộc sống nhàn”:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Vẫn là những ngôn từ giản dị, vẫn là những hình ảnh nghệ thuật dân dã, đời thường, vậy mà hai
câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm “sang trọng” biết bao. Nó chăng những khơng gợi ra vẻ gì khắc
khổ mà cịn tốt lên tồn bộ vẻ thanh cao. Thanh cao trong cách ăn uống sinh hoạt và cả trong cái
niềm thích thú khi được hịa mình vào cuộc sống thiên nhiên.
Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm là thế, rất giản dị, rất tự nhiên mà vẫn thanh cao và thú vị vô

cùng.


Nếu chỉ đọc bốn câu thơ miêu tả về cuộc sống, chúng ta có thể nghĩ ngay đến hình ảnh một bậc
danh nho đang muốn lánh đời. Thế nhưng trở về với hai câu thực, chúng ta sẽ hiểu hơn cái quan
niệm “lánh đời” của nhà thơ:
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Vậy ra, Tuyết Giang phu tử về với thiên nhiên là để thốt ra khỏi vịng danh lợi, thốt ra khỏi
chốn nhiễu nhương đầy những ganh tị, bon chen. Hai câu thơ diễn ý bằng nói ngược. Vì thế nó
tạo cho người đọc một liên tưởng thật hóm hỉnh, sâu cay. Câu thơ đúng là trí tuệ sắc sảo của một
bậc đại quan – trí tuệ để nhận ra cái khơn và cái dại thật sự ở đời.
Hai câu thơ kết khép lại bằng một phong thái ung dung tự tại:
Rượu đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Hai câu thơ chẳng biết đang vẽ cảnh đời hay tiên cảnh. Ở đó nhân vật trữ tình cũng khơng biết
đang tình hay mơ. Tất cả cứ hịa cùng làm một dưới cái nhãn quan tỏ tường và thông tuệ của nhà
thơ.
ĐỀ BÀI 1: Phân tích bài thơ Nhà
1. Vài nét về tác giả:
– Nguyễn Bỉnh Khiêm sống trong thời đại phong kiến bắt đầu khủng hoảng, Lê Mạc xưng hùng,
Trịnh, Nguyễn phân tranh. Ơng là người có học vấn uyên thâm, thơ của ông mang đậm triết lý,
giáo huấn. Với nhân cách, trí tuệ và những đóng góp của ông cho đời, ông có nhiều tên hiệu:
Tuyết Giang Phu Tử, Trạng Trình, Bạch Vân Cư Sĩ,…
2. Nhan đề:
– “Nhàn” trong từ điển tiếng Việt được giải thích là có ít hoặc khơng có việc gì phải làm, phải lo
nghĩ đến.
– “Nhàn” trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm lại mang ý nghĩa vơ cùng sâu sắc và phong phú. Nó
trở thành triết lý sống cao đẹp của tác giả trong suốt hơn bốn mươi năm sống ẩn dật. Nguyễn
Bỉnh Khiêm đã sáng tác cả trăm bài thơ về lối sống nhàn và luôn tự hào về sự lựa chọn của mình:

“Thanh nhàn ấy ắt là tiên khách” (bài 31 tập thơ Nôm của ông).
– “Nhàn” đã trở thành đề tài chủ đạo trong những sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Vì vậy, người biên soạn lấy “nhàn” làm nhan đề cho bài thơ.
3. Hai câu đề: Hoàn cảnh sống.
“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.”
– Câu thơ đầu tiên đã khắc họa một cuộc sống lao động thuần hậu, chất phác. Một nhà nho tri
thức uyên thâm lại tìm về lối sống của một “lão nông chi điền” ngày ngày đào đất, cày ruộng,
câu cá, tìm niềm vui trong cơng việc lao động chân tay vốn dành cho nhà nơng. Khơng cho rằng
đó cuộc sống vất vả, khổ cực, Nguyễn Bỉnh Khiêm thấy tâm hồn mình thanh thản, bình n khi
cầm những cơng cụ lao động mộc mạc, thô sơ để “cày mây cuốc nguyệt gánh yên hà”. Cách kết
hợp số từ “một” cùng loạt danh từ “mai”, “cuốc”, “cần câu” trong nhịp thơ 2/2/3 chậm rãi vừa
khẳng định, củng cố thêm cho lựa chọn của tác giả, đồng thời bộc lộ tâm trạng thư thái, khí chất
thanh cao của ơng.
– Câu thơ thứ hai càng thể hiện rõ hơn thái độ, tâm trạng của Nguyễn Bỉnh Khiêm về quan niệm
tìm niềm vui trong công việc đồng áng. “Thơ thẩn” chỉ trạng thái thảnh thơi không vướng vào cơ
mưu, dục vọng, là tâm trạng của một nho sĩ có trình độ học vấn cao, vốn sống, văn hóa sâu sắc.
Ơng với cốt cách nhà nho chân chính kiên định với quan niệm của mình “dầu ai vui thú nào”.


=> Triết lý sống nhàn: Nhàn là tận hưởng niềm vui trong lối sống, cách sinh hoạt, lao động nhẹ
nhàng nơi thơn q, tuy bình dị mà thanh cao hịa hợp giữa thiên nhiên và con người.
4. Hai câu thực: Quan niệm bộc lộ nhân cách.
“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chao lao xao.”
– Hai câu thơ mang những hình ảnh ẩn dụ đối lập: “ta dại” là chỉ vẻ vụng về bên ngoài của người
học vấn un thâm, lối sống cao đẹp cịn “người khơn” là nói sự khơn lỏi, ranh mãnh của chốn
quan lại, kẻ tiểu nhân; “nơi vắng vẻ” ấn dụ cho nơi n tĩnh, thanh bình, giúp con người ta hịa
hợp với thiên nhiên, thốt khỏi vịng danh lợi, “chốn lao xao” là để gọi chốn cửa quyền ồn ào xô
bồ, người lừa lọc, hãm hại lẫn nhau vì tiền bạc, cơng danh của bản thân. Sự đối lập cho thấy tầm

vóc, vị thế của nhà nho thanh cao, xưng “ta” ngạo nghễ trên những kẻ tầm thường gọi “người”
đầy mỉa mai, châm biếm. Cách nói ngược nghĩa này khơng chỉ hóm hỉnh, sâu sắc mà còn thể
hiện khái niệm “dại” – “khôn” theo quan niệm riêng của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Khôn mà hiểm
độc là khôn dại/ Dại vốn hiền lành ấy dại khơn”. Nhà thơ tự coi mình là “dai” khi coi thường
vinh hoa, phú quý trước mắt, tìm về “nơi vắng vẻ” để thanh lọc tâm hồn trong khi người đời
“khơn”, tranh giành, tính tốn thiệt hơn với nhau khi đã sa phải vịng xốy đáng sợ bởi ma lực
của địa vị, của danh lợi. Từ đó, tác giả lên tiếng phê phán xã hội đồng tiền, phê phán những con
người chạy theo thứ phù phiếm. Qua đó, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm lại được nâng lên
một tầng cao mới: một người thanh cao, thốt tục, trí tuệ sáng suốt khi thờ ơ với cuộc sống
quyền quý.
=> Triết lý sống nhàn: Nhàn là kiên định chọn cho mình lối đi riêng trong xã hội chen chúc, lừa
lọc vì lợi ích bản thân, nói khơng với những mưu đồ, lịng tham vinh hoa phú quý.
5. Hai câu luận: Lối sống đề cao tinh thần, coi nhẹ vật chất.
“Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao.”
– Nguyễn Bỉnh Khiêm mơ tả cuộc sống của mình khi về ở ẩn, tìm niềm vui nơi thơn q qua
chuyện ăn uống, sinh hoạt. Thay vì yêu cầu cao lương mĩ vị, bữa ăn của ơng bốn mùa chỉ có
“măng trúc”, “giá”. Là một nhà nho cốt cách thanh cao, ơng thích những món ăn được tạo ra từ
sức lao động chân chính, đơn giản, đạm bạc. Bên cạnh đó, lối sinh hoạt của thi nhân vừa giản dị,
vừa vô cùng thi vị. “Hồ sen”, “ao” là những nơi gắn liền với thơn q, hịa hợp với thiên nhiên,
khơng chỉ giúp cho tâm hồn của nhà thơ được thanh bình, thoải mái mà cịn bộc lộ tình u thiên
nhiên, u quê hương của tác giả. Suốt bốn mùa, thú vui của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng chỉ có
vậy. Mặc dù “người khơn” có thể cho rằng cuộc sống đó nhàm chán, quê mùa nhưng ông luôn
kiên định với lựa chọn của mình. Nhịp thơ 1/3/1/2 và các từ chỉ mùa nhấn mạnh vào bức tranh tứ
bình giản dị mà thanh cao ấy, lại tạo ra nhịp điệu chậm rãi, thư thái, góp phần thể hiện tâm trạng
nhà thơ.
=> Triết lý sống nhàn: Nhàn là tận hưởng niềm vui từ sự hòa hợp với thiên nhiên, là đề cao tinh
thần, coi nhẹ vật chất.
6. Hai câu kết: Suy ngẫm về cuộc đời (cảm hứng thế sự)
“Rượu đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
– Ở đây Nguyễn Bỉnh Khiêm nhắc đến điển tích Thuần Vu Phần uống rượu, nằm mộng sống
trong vinh hoa phú quý, đến khi tỉnh dậy thấy mình nằm dưới gốc cây hịe, cạnh tổ kiến. Ông
muốn ám chỉ tiền bạc, danh lợi chỉ là phù du, hão huyền. Cũng có thể hiểu rằng, Tuyết Giang
Phu Tử cho rằng cuộc sống nhàn rỗi nơi thôn quê của mình là “phú quý”, quý ở cái tâm trạng
thảnh thơi, khơng khí thanh bình và những thú vui thanh cao mà chốn cửa quyền bon chen, vụ lợi


kia khơng có! Qua hai câu thơ kết, Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên người đời đừng nên đắm chìm
trong vinh hoa, phú quý mà quên bồi dưỡng tâm hồn mình.
=> Triết lý sống nhàn: Nhàn là khơng đắm chìm cơng danh, bổng lộc; giữ cho tâm hồn luôn thoải
mái, nhẹ nhõm.
Hoạt động 3: HS LUYỆN TẬP
Đề bài 2: Quan điểm “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện trong bài “Nhàn”
A. Mở bài:
– Nhàn là một chủ đề lớn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cả trong thơ chữ Hán và chữ Nôm: “rỗi
nhàn”, “thân nhàn”, “phận nhàn”…Bài thơ Nhàn là bức chân dung Nguyễn Bỉnh Khiêm được
chụp từ nhiều góc độ khác nhau: cuộc sống, tâm hồn và trí tuệ.
B. Thân bài:
a. Góc độ thứ nhất, Nhàn là bức chân dung cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
– Hai câu đầu thể hiện vẻ đẹp của ông trong cuộc sống thuần hậu:
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
+ Cụ Trạng về sống giữa thôn quê như một “lão nông tri điền”, với những công cụ quen thuộc
của nhà nông: “mai” để đào đất, “cuốc” để xới đất, “cần câu” để câu cá. Cách sử dụng số từ :
“Một…, một…, một…” cho thấy tư thế hoàn toàn chủ động, chu đáo và sẵn sàng của ơng, hịa
vào cuộc sống mới – cuộc sống của những người nông dân lam lũ, vất vả. Thái độ của Cụ Trạng
hoàn toàn vui vẻ, không chút buồn phiền: “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
– Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm còn mang đậm vẻ đạm bạc mà thanh cao:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
+ Sự đạm bạc là ở những thức ăn quê mùa, dân dã: măng trúc, giá đỗ. Các món ăn đạm bạc, cây
nhà lá vườn do chính bàn tay và sức lao động của Cụ Trạng làm ra. Không chỉ thế, ông sinh hoạt
cũng như bao người dân quê khác: không cao sang, quyền quý, mà cũng tắm hồ, tắm ao…
+ Đạm bạc mà không ảm đạm. Đạm bạc mà thanh cao. Cuộc sống thanh cao trong sự trở về với
thiên nhiên, mùa nào thức ấy.
Hai câu thơ là một bức tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với bốn mùa : xn, hạ, thu, đơng.
b. Góc độ thứ hai, Nhàn là bức chân dung tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
– Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn là người thẳng thắn, trung nghĩa. Vì dâng sớ xin vua chém mười tám
tên lộng thần không được, nên ông cáo quan về quê sống, chứ không phải ông trốn tránh cuộc
đời như nhiều người nghĩ. Nhờ vậy, chúng ta mới có dịp tìm hiểu con người ông qua Nhàn – một
bài thơ được sáng tác khi ông đã rời bỏ chốn quan trường.
– Yêu thiên nhiên nên ông trở về sống với thiên nhiên. Yêu đến độ giữa con người và thiên nhiên
khơng cịn khoảng cách. Bốn mùa, mùa nào cũng có những ưu đãi cuộc sống thanh tao của
Nguyễn Bỉnh Khiêm. Về với thiên nhiên, sống hịa hợp với tự nhiên là thốt ra ngồi vịng ganh
đua của thói tục, khơng bị cuốn hút vào vịng xốy danh lợi.
– Nhân cách của ơng đối lập với danh lợi như nước với lửa:
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khơn người đến chốn lao xao.
+ “Nơi vắng vẻ” đối lập với “chốn lao xao”, “ta dại” đối lập với “người khơn”. Ta tìm nơi vắng
vẻ là nơi không người cầu cạnh ta, ta cũng không cầu cạnh người, là nơi tĩnh tại của thiên nhiên,
thảnh thơi của tâm hồn. Người đến chốn lao xao là đến chốn sang trọng, ngựa xe tấp nập, thủ
đoạn, bon chen, mua danh bán tước…Thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự phủ nhận danh
lợi : “Để rẻ công danh đổi lấy nhàn” (thơ Nôm, bài 13).


c. Góc độ thứ 3, Nhàn là bức chân dung trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm
– Cụ Trạng là người trí tuệ sáng suốt, tỉnh táo và un thâm. Ơng tìm đến say để mà tỉnh:
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú q tựa chiêm bao.

Ơng tỉnh táo chọn lựa cho mình một nơi thư thái của tâm hồn “nơi vắng vẻ”, mặc cho người đời
đua nhau tìm “chốn lao xao”. Như vậy khơng có nghĩa là ơng thích cuộc sống nhàn hạ, thích
hưởng thụ, thích xa lánh xã hội và cuộc đời. Ơng chỉ muốn bảo tồn nhân cách trong sạch của
mình giữa cuộc sống phàm tục, muốn tìm về với thiên nhiên xa rời danh lợi. Bởi ông nhận ra
công danh, phú quý chỉ là giấc chiêm bao.
C. Kết bài:
Bài thơ là bức chân dung tự họa của Nguyễn Bỉnh Khiêm về con người và nhân cách. Qua Nhàn,
chúng ta càng hiểu sâu sắc hơn quan điểm của Bạch Vân cư sĩ về cuộc sống Nhàn. Nhàn ở đây là
hịa mình vào thiên nhiên, phủ nhận danh lợi, giữ cốt cách thanh cao. Chúng ta hãy xác định cho
mình một quan điểm sống phù hợp, đừng vì danh lợi và những thứ xa hoa phù phiếm mà đánh
mất đi nhân cách của mình. Chúng ta hãy cống hiến hết mình cho dân, cho nước mà khơng chút
vụ lợi vì bản thân.
Tuần ...: Từ ngày......tháng......năm ....... đến ngày......tháng......năm .......
Ngày soạn:
Tiết:
4 tiết
Kí duyệt:
ƠN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI-ĐỌC HIỂU
-------------------HOẠT ĐỘNG : .HỆ THỐNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Lí thuyết:
Hình thức: Học sinh viết một ĐOẠN VĂN ( khoảng 200 chữ ) thay vì một BÀI VĂN như các đề
thi năm trước.
Nội dung: Yêu cầu về vấn đề nghị luận thường gắn liền với phần đọc hiểu thay vì một vấn đề
độc lập hồn tồn như trước đây.
Vì vậy, để giúp các con chuẩn bị kiến thức, kĩ năng và tâm thế thật tốt cho kỳ thi sắp tới, cơ
Hằng dành tặng các con một số “chìa khóa” để thành công ở dạng bài này.
1.Các dạng bài Nghị luận xã hội thường gặp: 2 dạng:
+ Nghị luận về một tư tưởng đạo lý:
– Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ…
– Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lịng u nước, lịng nhân ái, vị tha, bao dung, độ

lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba
hoa, vụ lợi…
– Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em…
– Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trị, tình bạn…
– Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.
+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống:
– Đề tài nghị luận thường gần gũi với đời sống và sát hợp với trình độ nhận thức của học sinh: tai
nạn giao thơng, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, đại dịch AIDS, những tiêu cực trong thi cử,
nạn bạo hành trong gia đình trong học đường, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận
động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm gương người tốt việc tốt, hiện tượng lãng phí, lối
sống thờ ơ vơ cảm, hiện tượng chạy theo thời thượng, thói dối trá…


2.Kĩ năng làm bài:
+ Tạo lập và xây dựng đoạn văn nghị luận:
– Hình thức: Đoạn văn là tập hợp của nhiều câu văn.Bắt đầu bằng chữ viết hoa đầu dịng và kết
thúc bằng dấu chấm. Khơng được phép xuống dòng.
Các câu được liên kết với nhau bằng phép nối, phép thế, phép lặp,…Có câu mở, các câu triển
khai và câu kết rõ ràng.
– Nội dung: Các câu đều tập trung thể hiện vấn đề nghị luận, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ
ràng, chặt chẽ, có sức thuyết phục.
– Kết cấu: Thường được kết cấu theo cách tổng – phân – hợp, diễn dịch và quy nạp.
+ Kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định:
– Huy động các kiến thức xã hội để bày tỏ quan điểm, thái độ, nhận định riêng của mình trước
vấn đề nghị luận.
– Có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng,
được tự do bày tỏ quan điểm của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp
với chuẩn mực đạo đức xã hội và luật pháp quốc tế.
3.Cách làm bài:
+ Tìm hiểu đề:

– Xác định dạng đề chính xác: Đề là nghị luận về tư tưởng, về hiện tượng đời sống hay vấn đề từ
tác phẩm?
– Xác định đối tượng, phạm vi nghị luận
– Xác định thao tác lập luận
+ Lập dàn ý: Dàn ý tham khảo dạng đề
a) Nghị luận về tư tưởng, đạo lý:
– Câu mở đoạn: Giới thiệu khái quát tư tưởng đạo lý
– Thân đoạn:
+ Giải thích: Tùy theo u cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau:
+ Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
+ Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa,
nội dung vấn đề.
+ Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn
đề mà câu nói đề cập.
+ Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận: Bản chất của thao
tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề.
Phần này thực chất là trả
lời câu hỏi:
Tại sao? (Vì sao?)
Vấn đề được biểu hiện như thế nào?
Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ?
+ Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…):
Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.
Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận
Mở rộng vấn đề, liên hệ bản thân: Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc
sống cũng như trong học tập, trong
nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, …( Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận,
hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân?…). Bài học
hành động . Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể



– Kết đoạn: Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận
b) Nghị luận về hiện tượng đời sống:
– Mở đoạn: Dẫn dắt vào đề để giới thiệu chung về những vấn đề mà xã hội ngày nay cần quan
tâm.Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập…
( Chuyển ý)
– Thân đoạn:
+ Trình bày thực trạng – Mô tả hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài
Có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó.
Lưu ý: Khi miêu tả thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ
hồ mới tạo được sức thuyết phục.
Tình hình, thực trạng trên thế giới
Tình hình, thực trạng trong nước
Tình hình, thực trạng ở địa phương
+ Phân tích những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên.
Ảnh hưởng, tác động – Hậu quả, tác hại của hiện tượng đời sống đó: đối với cộng đồng, xã hội,
đối với cá nhân mỗi người
Nguyên nhân: Khách quan và chủ quan
+ Bình luận về hiện tượng ( tốt/ xấu, đúng /sai…)
Khẳng định: ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận.
Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên
quan đến hiện tượng bàn luận
Hiện tượng từ góc nhìn của thời hiện đại, từ hiện tượng nghĩ về
những vấn đề có ý nghĩa thời đại
+Đề xuất những giải pháp: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.
Đối với bản thân…
Đối với địa phương, cơ quan chức năng
Đối với xã hội, đất nước: …
Đối với toàn cầu
– Kết đoạn: Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn luận

Viết đoạn dựa vào dàn ý.
Kiểm tra lại bài viết của mình ( lỗi chính tả, diễn đạt, hình thức…)
Lưu ý:
– Đề u cầu viết ĐOẠN VĂN khoảng 200 chữ, tương đương 2/3 trang giấy thi hoặc trên dưới
20 dịng. Khơng được xuống dịng trong quá trình viết.
– Vì là đoạn văn nên nội dung viết cần tập trung làm rõ một luận điểm, khơng viết dàn trải, lan
man, có thể rèn luyện trước trong q trình ơn tập tại nhà.
– Vẫn cần đảm bảo đủ bố cục 3 phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn
– Cố gắng thể hiện được nhiều quan điểm và thái độ của bản thân.
– Huy động kiến thức về xã hội
– Đảm bảo thời gian viết phù hợp, có thể viết từ 20-25 phút.
1.Viết bài văn nghị luận 200 chữ bàn về câu nói của M.Faraday: "Mọi thứ rồi sẽ qua chỉ
cịn tình người ở lại "
Hướng dẫn làm bài
Khi bé tôi thường hỏi mẹ rằng: "Điều gì sẽ cịn lại sau một trận sóng thần hở mẹ?" Mẹ chỉ ơm
thật chặt tơi vào lịng mà nói rằng: "Đây chính là câu trả lời". Lúc đó, tơi đã khơng hiểu những gì



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×