Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG ĐỀ TÀI : NHÂN CÁCH, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.94 KB, 20 trang )

lOMoARcPSD|9242611

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN
----------

BÀI TIỂU LUẬN
MƠN : TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI : NHÂN CÁCH, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
HỌ TÊN: NGUYỄN NHƯ QUỲNH
LỚP: Quản lý xã hội K39
MÃ SINH VIÊN: 1955320036

HÀ NỘI, tháng 10 năm 2021

1

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU.........................................................................................................................3
1.Lí do chọn đê tài..............................................................................................................3
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài......................................................................2
3.Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................3
4.Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu....................................................................4
5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn...........................................................................................4
6. Kết cấu tiểu luận............................................................................................................4
B.NỘI DUNG


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NHÂN CÁCH........................................................5
1.1.Khái niệm chung về nhân cách...............................................................................5
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nhân cách...................................................5
1.1.2. Khái niệm nhân cách.......................................................................................5
1.2. Đặc điểm của nhân cách.........................................................................................6
1.2.1. Tính thống nhất................................................................................................6
1.2.2. Tính tích cực.....................................................................................................6
1.2.3. Tính ổn định.....................................................................................................7
1.2.4. Tính giao lưu....................................................................................................8
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách ..................8
1.3.1. Yếu tố di truyền, bẩm sinh..............................................................................8
1.3.2. Yếu tố môi trường ( giáo dục, gia đình, xã hội)...........................................10
1.3.3. Yếu tố giáo dục...............................................................................................12
1.3.4. Yếu tố hoạt động và giao tiếp........................................................................13
1.3.4.1. Nhân tố hoạt động.........................................................................................13
1.3.4.2. Yếu tố giao tiếp.............................................................................................15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHÂN CÁCH CON NGƯỜI HIỆN NAY..................16
2.1. Ưu điểm về nhân cách con người hiện nay.........................................................16
2.2. Một số hạn chế còn tồn tại về nhân cách con người hiện nay...........................17
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀ
PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH TRONG THỜI GIAN TỚI..........................................18
C. KẾT LUẬN..................................................................................................................20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................20

2

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611


A.MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đê tài
Nhân cách là tư cách, phẩm chất, đạo đức của con người. Nhà Triết học Liên Xơ - Smirnov đã
nói đúng: con người được sinh ra nhưng nhân cách thì phải được hình thành. Nhân cách chỉ được
hình thành và phát triển cùng với quá trình nhận thức, hoạt động, giao tiếp, quá trình bộc lộ những
“phẩm chất người” của mỗi con người.
Nhân cách là nét đặc trưng tiêu biểu của con người, được hình thành trong sự kết hợp hiệu
quả giữa giáo dục với môi trường. Nhân cách là hệ thống những phẩm giá của một người được
đánh giá từ mối quan hệ qua lại của người đó với những người khác, với tập thể, với xã hội và cả
với thế giới tự nhiên xung quanh trong mọi cái nhìn xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tương lai.
Nhân cách là một thứ giá trị được xây dựng và hình thành trong tịan bộ thời gian con người tồn tại
trong xã hội, nó đặc trưng cho mỗi con người, thể hiện những phẩm chất bên trong con người
nhưng lại mang tính xã hội sâu sắc. Nhiều ý kiến khác nhau nói về sự hình thành nhân cách khoa
học nhưng mà ít tồn diện. Xét về tổng thể thì tâm lí học đã nêu lên khái quát hơn cả, toàn diện hơn
khoa học hơn về sự hình thành và phát triển nhân cách. Để làm rõ hơn về vấn đề này em xin được
chọn đề tài “ Nhân cách, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách” cho bài
tiểu luận của mình.
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về nhân cách và
các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành phát triển nhân cách. Từ đó đề xuất các phương hướng,
giải pháp nâng cao phát triển nhân cách con người trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên, tiểu luận cần tập trung thực hiện những
nhiệm vụ cơ bản cụ thể sau
Một là, hệ thống hóa và tổng hợp cơ sở lí luận về nhân cách.
Hai là, xác định được những khó khăn và thuận lợi của nhân cách con người hiện nay .
Ba là, đề xuất các phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả về nhân cách con người
trong thời gian tới.
3.Phạm vi nghiên cứu.
- Nhân cách trong tâm lý học đại cương

- Nội dung: Nhân cách, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách
4.Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu.
Tiểu luận dựa trên các qua điểm, lí luận về nhân cách
3

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Tiểu luận sử dụng những phương pháp: thu thập thông tin, phân tích và tổng hợp, thống kê,
điều tra, phương pháp kết hợp lí luận với thực tiễn, phương pháp quy nạp diễn dịch,…. để diễn đạt
và phân tích các lý luận, các vấn đề có liên quan đến nhân cách và các yếu tố ảnh hưởng đến sự
hình thành phát triển nhân cách.
5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn.
Về mặt lý luận: Tiểu luận góp phần làm rõ một số phương diện về nhân cách và các yếu tố
ảnh hưởng đến sự hình thành phát triển nhân cách.
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là bằng chứng khoa học cho việc xây dựng chính
sách, giải pháp có hiệu quả về phát triển nhân cách hiện nay. Tiểu luận có thể dùng làm tài liệu
tham khảo cho cơng tác nghiên cứu về nhân cách và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành phát
triển nhân cách.
6. Kết cấu tiểu luận
Kết cấu của tiểu luận bao gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và danh
mục tài liệu tham khảo.
Chương 1: Cơ sở lí luận về nhân cách
Chương 2: Thực trạng nhân cách con người hiện nay.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả về phát triển nhân cách trong thời
gian tới.

4


Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NHÂN CÁCH.
1.1.Khái niệm chung về nhân cách.
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nhân cách.
Con người là một khái niệm rất rộng. Tuy nhiên, trong khoa học xã hội, một khái niệm đã
được thừa nhận rộng rãi là: Con người là một thức thể sinh học – xã hội. Vì bằng thân thể máu
thịt và bộ não của mình, con người thuộc về thế giới tự nhiên tuân theo các quy luật tự nhiên.
Mặt khác con người vừa là chủ thể vừa là khách thể trong các mối quan hệ xã hội.
Cá nhân cũng là một thực thể sinh học – xã hội, nhưng được xem xét cụ thể riêng từng
người, với các đặc điểm về sinh lí, tâm lí và xã hội để phân biệt cá nhân này với cá nhân khác với
cộng đồng.
Cá tính của từng con người cụ thể là sự độc đáo riêng của mỗi cá thể về những đặc điểm thể
chất và tâm lí (thể tạng, kiểu thần kinh, khí chất, nhu cầu, năng lực v.v.)
1.1.2. Khái niệm nhân cách.
Có nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về nhân cách. Nhưng trên cơ sở đó, có thể rút
ra định nghĩa khái quát về nhân cách như sau :
Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lí của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị
xã hội của người ấy. Cụ thể, trong đó :
+ Nói thuộc tính tâm lí là nói hiện tương tâm lí tương đối ổn định – kể cả phần sống động
và tiềm phần tàng (nét, thói, tính tình…) có tính quy luật chứ khơng phải xuất hiện một cách ngẫu
nhiên.
+ Dùng chữ “tổ hợp” có nghĩa là những thuộc tính tâm lí hợp thành nhân cách có quan hệ
chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau làm thành một hệ thống, một cấu trúc nhất định.
+ Nói bản sắc là muốn nói trong số những thuộc tính đó, trong hệ thống đó có cái chung từ

xã hội, từ giai cấp, tập thể gia đình vào con người nhưng cái chung này ( gọi tắt là kinh nghiệm –
xã hội lịch sử) đã trở thành cái riêng, cái khác biệt của từng người có đặc điểm về nội dung và cả
hình thức, khơng giống với các tổ hợp khác của bất cứ một người nào khác.
+ Dùng chữ “giá trị xã hội” là muốn nói những thuộc tính của giá trị xã hội thể hiện thơng
qua những việc làm cụ thể, các cách ứng xử, các thể hiện thái độ, hành vi... của người đó và được
xã hội đánh giá.
Sự phát triển nhân cách của con người bao gồm sự phát triển về mặt thể chất (thể hiện ở sự
tăng trưởng về chiều cao, cân nặng, sự hoàn thiện các giác quan...), sự phát triển về mặt tâm
5

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

lý (thể hiện ở những biến đổi cơ bản trong q trình nhận thức, tình cảm, ý chí, nhu cầu...sự hình
thành các thuộc tính tâm lý...) và sự phát triển về mặt xã hội (biểu hiện ở sự tích cực tham gia vào
các hoạt động XH, các mối quan hệ giao tiếp, kỹ năng thích ứng...).Như vậy sự phát triển nhân
cách được hiểu là một quá trình biến đổi tổng thể, cải biến toàn vẹn sức mạnh về thể chất, tinh
thần cũng như các năng lực của con người có tính đến lứa tuổi. Sự phát triển nhân cách người
khơng phải là sự tăng trưởng về lượng mà trước hết đó là sự biến đổi về chất.
1.2. Đặc điểm của nhân cách.
1.2.1. Tính thống nhất.
Nhân cách là một cấu trúc tâm lý tức là thống nhất các thuộc tính, các đặc điểm tâm lý xã
hội sự thống nhất giữa đức và tài, giữa phẩm chất và năng lực, các phần từ tạo nên nhân cách liên
hệ hữu cơ với nhau làm cho nhân cách mang tính trọn vẹn.
VD: Trong lịng yêu nước có: yêu lao động, yêu con người, yêu quê hương đất nước, có
tinh thần chống giặc ngoại xâm…
Trong nhân cách có sự thống nhất hài hồ giữa 3 cấp độ: cấp độ bên trong cá nhân,cấp độ
liên cá nhân, cấp độ siêu cá nhân. Đó là sự thống nhất giữa tâm lý, ý thức với hoạt động và giao

tiếp.
VD: “ Nói đi đơi với làm” thể hiện được sự thống nhất giữa ý thức với hoạt động.
Vì vậy khi xem xét, đánh giá một nét nào đó của nhân cách phải xét nó trong mối liên hệ
với các thuộc tính khác của nhân cách và tồn bộ nhân cách. Chẳng hạn, tinh thần dũng cảm của
một chiến sĩ cảnh sát làm nhiệm vụ bảo vệ dân khác xa với sự dũng cảm của một kẻ trong một
băng cướp, khi đánh giá về mặt đạo đức của nhân cách. Vì vậy khơng được giáo dục nhân cách
theo "từng phần", từng thuộc tính riêng lẻ tách bạch mà phải giáo dục con người như một nhân
cách hồn chỉnh.
1.2.2. Tính tích cực.
Nhân cách là sản phẩm của xã hội, nó vừa là khách thể vừa là chủ thể của các mối quan hệ
xã hội nên nhân cách mang tính tích cực.
VD: Về việc sinh viên Học Viện Hành Chính tham gia vào các phong trào Đồn, Hội… thì
nhân cách của mỗi sinh viên vừa chịu tác động đồng thời tác động tới những nhân cách khác cùng
tham gia.
Tính tích cực của nhân cách biểu hiện ở những hoạt động mn hình mn vẻ với mục đích
cải tạo thế giới xung quanh và cải tạo chính bản thân mình. Nếu khơng hoạt động, con người
không thể tồn tại, nhân cách của họ khơng thể được hình thành và phát triển.
6

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

VD: Khi sinh viên tham gia vào các hoạt động Đồn, Hội … thì họ vừa cải tạo được bản
thân bằng cách học hỏi , tiếp thu…những điểm tốt từ nhiều nhân cách khác nhau, đồng thời vừa
cải tạo được thế giới – đó là mọi người cũng học hỏi tiếp thu…những điểm tốt từ mình.
Tính tích cực của nhân cách thể hiện được giá trị đích thực của nhân cách, chức năng xã hội
và cốt cách làm người của cá nhân.
VD: Thơng qua q trình hoạt động như vậy thì nhân cách của mỗi sinh viên sẽ được bộc lộ

và người khác sẽ đánh giá được mình là người như thế nào. Đồng thời qua đó mỗi người đều có
thể phát triển thêm nhiều mối quan hệ xã hội.
Tính tích cực của nhân cách cũng được biểu hiện rõ trong q trình thoả mãn nhu cầu của
nó. Khác với động vật và bằng hoạt động lao động của mình, con người không thoả mãn nhu cầu
bằng các đối tượng có sẵn mà ln ln sáng tạo ra những đối tượng mới, các phương thức mới
để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng phong phú, đa dạng và ngày càng cao của
mình.
VD: Khi tham gia vào các hoạt động của Đồn,Hội thì mỗi sinh viên có một nhu cầu như để
thể hiên tài năng của bản thân hay để học hỏi thêm kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng cho bản
thân,cộng điểm rèn luyện… nên môĩ cá nhân đều tích cực trong q trình tham gia.
1.2.3. Tính ổn định.
Nhân cách là tổ hợp ccác thuộc tính tương đối ổn định tiềm tàng trong mỗi cá nhân. Những
đặc điểm tâm lý nói lên bộ mặt tâm lý – xã hội của cá nhân, quy định giá trị xã hội làm người của
mỗi cá nhân. Vì thế nhân cách là cái sinh thành và phát triển trong suốt cả cuộc đời con người,
biểu hiện trong hoạt động và mối quan hệ giáo lưu của cá nhân trong xã hội. Vì thế các đặc điểm
nhân cách, các phẩm chất của nhân cách tương đối khó hình thành và tương đối khó mất đi .
Trong thực tế, từng nét nhân cách có thể biến đổi chuyển hố nhưng nhìn một cách tổng
thể thì chúng vẫn tạo thành một cấu trúc trọn vẹn của nhân cách, tương đối ổn định, ít nhất là
trong một khoảng thời gian nào đó của con người.
Ví dụ: Dân gian có câu “ Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”
1.2.4. Tính giao lưu.
Nhân cách chỉ có thể tồn tại trong sự giao lưu với những nhân cách khác. Vì lí do nào đó
mà ngay từ lúc mới sinh con người bị tách khỏi xã hội loài người thì khơng thể tồn tại và phát
triển như một nhân cách. Chẳng hạn, một đứa trẻ mới sinh bị bỏ rơi ở ngồi rừng được các con
vật ni hay một đứa trẻ bị nuôi ở dưới hầm từ lúc cịn rất bé khơng được tiếp xúc, giao lưu với
những nhân cách khác thì khơng thể trở thành một nhân cách.
7

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

Như vậy nhân cách không thể tồn tại, không thể hình thành và phát triển bên ngồi sự giao
tiếp, bên ngoài xã hội loài người. Nhu cầu giao lưu hay giao tiếp được xuất hiện rất sớm và có
thể coi như một nhu cầu bẩm sinh của con người. Nhu cầu của con người trước hết là nhu cầu về
người khác. Vì sao vậy? Bởi vì chỉ có thơng qua giao tiếp cá nhân mới có thể gia nhập các mối
quan hệ với các cá nhân khác trong các nhóm xã hội và quan hệ với toàn xã hội. Qua giao tiếp,
cá nhân lĩnh hội được các chuẩn m ực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội và cũng nhờ có giao
tiếp, mỗi cá nhân được nhìn nhận, được đánh giá theo quan niệm về giá trị, đạo đức của thời đại
cá nhân đó đang sống. Trên cơ sở đó, cá nhân tự điều chỉnh, điều khiển bản thân theo các chuẩn
mực xã hội và cũng qua giao tiếp mỗi cá nhân có thể tham gia đóng góp những giá trị phẩm chất
nhân cách của mình cho sự phát triển xã hội.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách .
Quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người chịu sự tác động của các nhân tố
sau: Yếu tố di truyền; Yếu tố môi trường; Yếu tố giáo dục; Yếu hoạt động và giao tiếp của cá
nhân. Trong 4 nhân tố nêu trên thì nhân tố giáo dục giữ vai trị chủ đạo đối với q trình hình
thành và phát triển nhân cách con người.
1.3.1. Yếu tố di truyền, bẩm sinh.
Các yếu tố bẩm sinh di truyền đóng vai trị tiền đề tự nhiên, là cơ sở vật chất cho sự hình
thành và phát triển nhân cách.
Bẩm sinh là những thuộc tính sinh học có ngay từ khi đứa trẻ sinh ra gọi là thuộc tính bẩm
sinh ( các yếu tố sinh học đó được hình thành trong q trình bào thai ). Những thuộc tính sinh
học có ngay từ khi đứa trẻ mới sinh ra do di truyền của bố mẹ được gọi là những thuộc tính bẩm
sinh di truyền.
Ví dụ: Trẻ sơ sinh khi đói sẽ khóc địi bú,….
Theo sinh vật hoc hiện đại, di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống đảm bảo sự tái
tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật đối với thế hệ trước và đảm bảo năng lực
đáp ứng những địi hỏi của hồn cảnh theo một cơ chế đã định sẵn.
Bẩm sinh – di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lí của hệ thần kinh và các cơ quan

cảm giác, vận động. Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã nhận được một số đặc điểm về cấu tạo và
chức năng cơ thể từ các thế hệ trước theo con đường di truyền, trong đó có những đặc điểm cấu
tạo và chức năng của các giác quan và não. Những đặc điểm của hoạt động thần kinh cấp cao
(cường độ , tính cân bằng và linh hoạt của các quá trình thần kinh) được biểu hiện ngay từ
8

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

những ngày đầu của cá thể. Tuy nhiên, không thể kết luận về vai trò quyết định của di truyền
trong sự hình thành và phát triển tâm lí nhân cách.
Để nhận thức đúng vai trị của nó, ta cần phải thừa nhận một thực tế là mọi cơ thể bình
thường đều có thể phát triển tốt đẹp đời sống tinh thần của mình. Hơn thế, hoạt động tâm – tâm
sinh lí của con người lại có khả năng bù trừ (sự thiếu hụt của giác quan này có thể làm tăng tính
nhạy cảm của một giác quan khác, một chức năng tâm lí bị hủy hoại có thể được khơi phục bằng
cách luyện tập để thiết lập một hệ thống chức năng trên vỏ não ứng với chức năng tâm lí đó).
Ngồi ra, sự tác động của yếu tố di truyền đối với từng giai đoạn phát triển lứa tuổi và đối với
từng hoạt động cụ thể là khác nhau. Chẳng hạn, khả năng tiềm tàng của bộ máy phân tích âm
thanh cần phải được phát triển và bồi dưỡng từ tuổi thơ ấu. Nó là một đặc điểm di truyền, khác
với những đặc điểm phát triển khác của cơ thể.
Tóm lại, bẩm sinh – di truyền đóng vai trị đáng kể trong sự hình thành phát triển tâm lí
nhân cách. Chính nó tham gia vào sự tạo thành cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lí – những
đặc điểm giải phẫu và sinh lí của cơ thể, trong đó có hệ thần kinh. Từ đó có thể khẳng định vai
trò tiền đề vật chất của yếu tố di truyền đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.
Ví dụ: Nhà soạn nhạc thiên tài Moza được sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm
nhạc. Cùng với sự dạy dỗ của người cha và niềm say mê âm nhạc từ thuở nhỏ đã tạo lên
một nghệ sĩ thiên tài. Như vậy, yếu tố di truyền đã giúp tạo tiền đề cho nhân cách con người phát
triển.

Hay một đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình có bố mẹ làm ca sỹ, nhạc sỹ , thì nó sẽ có
cơ hội và khả năng làm trở thành một người hoạt động nghệ thuật sau này, cộng với cơng việc
của bố mẹ nó có thể phát triển và bồi dưỡng từ nhỏ khả năng tiềm tàng của bộ máy phân tích âm
thanh, phát triển giọng ca, tài năng….
Tuy nhiên, theo chủ nghĩa Mác - Lênin, bẩm sinh – di truyền mặc dù đóng vai trị quan
trọng trong sự hình thành và phát triển tâm lý nhân cách nhưng không phải là yếu tố quyết định
chiều hướng và giới hạn phát triển nhân cách. Nói đúng hơn thì Bẩm sinh và Di truyền sẽ tham
gia vào quá trình hình thành cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý. Trong giai đoạn đầu,
chúng thể hiện vai trò tiền đề cho sự hình thành, phát triển nhân cách.
=> Yếu tố bẩm sinh di truyền tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Bẩm
sinh di truyền không quyết định chiều hướng phát triển nhân cách.
1.3.2. Yếu tố mơi trường ( giáo dục, gia đình, xã hội)
- Hoàn cảnh tự nhiên:
9

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Như ta đã biết, mỗi dân tộc sống trên một lãnh thổ nhất định, có cái sự độc đáo của hồn
cảnh địa là: ruộng đồng, khống sản, núi sơng, trời biển, mưa gió, hoa cỏ và âm thanh… Những
điều kiện ấy quy định đặc điểm của các dạng, các ngành sản xuất, đặc tính của nghề nghiệp ( tức
những phương thức hoạt động của con người trong tự nhiên) và một số nét riêng trong phạm vi
sáng tạo nghệ thuật. Qua đó, quy định các giá trị vật chất và tinh thần ở một mức độ nhất định.
Cho nên có thể nói rằng, tâm lí dân tộc mang dấu ấn của hồn cảnh tự nhiên thơng qua khâu
trung gian là phương thức sống.
Xét cho cùng, nhiều phong tục tập quán đều có nguồn gốc từ điều kiện và hồn cảnh sống
tự nhiên. Một số nét tâm lí nào đó của bản địa, của nghề nghiệp cũng có thể hiểu theo logic ấy.
Nhân cách như một thành viên xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những

giá trị vật chất tinh thần, qua phong tục tập quán của dân tộc, của địa phương, của nghề nghiệp –
những cái vốn có liên hệ với điều kiện tự nhiên ấy và qua phương thức sống của chính bản thân
nó.
Ví dụ Người dân vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ sơng Cửu
Long nước ta có truyền thống trồng lúa nước lâu đời, cây lúa nước khơng chỉ đơn thuần là cây
nơng nghiệp, mà nó đã trở thành biểu tượng cho nền nông nghiệp nước ta nói chung và hai vùng
đồng bằng này nói riêng. Ở đây, người dân khơng chỉ có kinh nghiệm lâu đời về trồng lúa nước,
tâm lí gắn bó với cây lúa, mà cịn có những phong tục, tập qn, hoạt động văn hóa, nghệ thuật
gắn liền với nền văn minh lúa nước. Sở dĩ như vậy là bởi vì nơi đấy có địa hình bằng phẳng, có
hai con sơng lớn chảy qua, bồi đắp phù sa, có các điều kiện phù hợp cho việc canh tác cây lúa
nước.
Ví dụ: Khi thời tiết nắng nóng vào khoảng 40, 41 độ C, chúng ta có cảm giác khó chịu
trong người và hay cáu gắt hơn bình thường, những khi thời tiết mát mẻ mùa thu, thì tinh thần
con người cũng thoải mái hơn, khi đó con người thấy vui vẻ hơn, thấy mọi thứ nhẹ nhàng, bâng
khuâng như tiết trời mùa thu….
- Hoàn cảnh xã hội:
Trước hết, cần nhận thức về ảnh hưởng nói chung của xã hội đối với sự phát triển tâm lí
nhân cách. Rõ ràng là khơng có sự tiếp xúc của con người thì cá thể lớn lên và phát triển trong
trạng thái động vật, nó khơng thể trở thành một con người, một nhân cách. Nhân cách đó phải là
sản phẩm của xã hội. Có nghĩa là, đứa trẻ muốn trở thành nhân cách phải có sự tiếp xúc với
người lớn để nắm vững kiến thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội, để được chuẩn bị bước vào cuộc
sống và lao động trong văn hóa của thời đại. Ví dụ như, trong trường hợp một em bé được chó
10

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

sói ni, sống trong rừng, khơng có sự tác động hay tiếp xúc của con người thì sẽ sống như một

động vật, cụ thể: đi bằng bốn chân, không biết nói mà chỉ rú được như sói, khơng biết ăn thịt
chín, khơng mặc quần áo….
Trong tất cả các mối quan hệ xã hội, nhân cách không chỉ là một khách thể mà còn là một
chủ thể. Cá nhân là một tồn tại có ý thức, nó có thể lựa chọn phương thức sống của mình và do
đó nó lựa chọn những phản ứng khác nhau trước tác động của hoàn cảnh xã hội.
Trong mơi trường xã hội ta cịn thấy những hiện tượng tâm lí xã hội quần chúng khác ảnh
hưởng đến sự phát triển tâm lí nhân cách. Dư luận và tâm trạng chung, đó là sự phán xét đánh
giá của sự đông người về sự kiện đời sống xã hội của hoạt động tập thể của hành vi cá nhân. Dư
luận được hình thành âm thầm hoặc có ý thức. Có thể đóng vai trị tích cực hay tiêu cực trong
đời sống được bắt nguồn từ sự kiện thực hay bịa đặt. Nó nảy sinh, phát sinh trên tâm trạng xã hội
và có ảnh hưởng trở lại tâm trạng đó.
Tâm trạng chung bao trùm bầu khơng khí lạc quan hay bi quan – sức phấn đấu chung của
nhóm hay cá nhân đều chịu ảnh hưởng của tâm trạng chung đó.
Thi đua là phương thức tác động qua lại giữa các cá nhân, nhóm và tập thể làm tăng cho
kết quả hoạt động của nhau nhiều phẩm chất nhân cách, tập thể được phát triển qua thi đua.
Bắt chước thể hiện ra mọi lĩnh vực của đời sống (vui chơi, học tập, lao động, giao tiếp), bắt
chước diễn ra một cách có ý thức hay khơng có ý thức, bắt chước trong cách giao tiếp, ngôn ngữ
ăn mặc.v.v.
1.3.3. Yếu tố giáo dục.
Theo quan điểm của tâm lí học và giáo dục học hiện đại thì giáo dục giữ vai trò chủ đạo
trong sự phát triển nhân cách. Giáo dục là hoạt động chun mơn của xã hội nhằm hình thành và
phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong giai đoạn lịch sử nhất định.
Trong tâm lí học, giáo dục thường được hiểu như là q trình tác động có ý thức, có mục
đích và có kế hoạch về mặt tư tưởng, đạo đức và hành vi trong tập thể trẻ em và học sinh, trong
gia đình và cơ quan giáo dục ngồi nhà trường. Nhưng thực ra giáo dục cịn có nghĩa rộng hơn
giáo dục bao gồm cả việc dạy học cùng với hệ thống các tác động sư phạm khác, trực tiếp hoặc
gián tiếp trong lớp và ngoài lớp, trong trường và ngồi trường, trong gia đình và ngồi xã hội.
Vai trị chủ đạo của giáo dục được thể hiên qua những điều sau đây:
Một là, Giáo dục không chỉ định hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con
người mà cịn tổ chức, dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách đó theo chiều hướng đã

hoạch định. Nó có nhiệm vụ xây dựng mơ hình nhân cách con người phù hợp với đòi hỏi của xã
11

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

hội trong từng giai đoạn lịch sử, từ đó xây dựng nội dung, lựa chọn biện pháp tổ chức các hoạt
động dạy học và giáo dục …giúp học sinh có sự phát triển nhân cách theo chiều hướng mà mục
đích, mục tiêu giáo dục đề ra.
Ví dụ: Giáo dục xác định mục tiêu giáo dục nói chung; mục tiêu cấp học nói riêng; mục
tiêu từng mơn học, bài học, từng hoạt động…trong việc rèn kỹ năng , thái độ, lối sống….và tổ
chức các hoạt động GD, dạy học thực hiện mục tiêu đã đề ra.
Hai là, Giáo dục có thể mang lại những cái mà các yếu tố bẩm sinh – di truyền hay môi
trường tự nhiên không thể đem lại được. Chẳng hạn, một đứa trẻ sinh ra không bị khuyết tật thì
theo sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, đến một giai đoạn nhất định, bé sẽ biết nói. Nhưng
nếu muốn biết đọc sách báo thì nhất thiết phải đi học.
Ba là, Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật đem lại cho con người.
Ví dụ : bằng những phương pháp giáo dục đặc biệt cho những người bị khuyết tật (câm,
mù, điếc…) có thể phục được những chức năng đã mất, hoặc có thể phát triển tài năng một cách
bình thường. Chẳng hạn, như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, thầy bị tật nguyền từ nhỏ, nhưng nhờ
giáo dục, rèn luyện học tập, thầy đã tập viết được bằng chân và đã viết lên “một huyền thoại số
phận” nhờ đôi bàn chân của mình.
Bốn là, Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu, những nét tính cách, hành
vi…khơng phù hợp với chuẩn mực của xã hội và hình thành nên những yếu tố tâm lý mới trong
nhân cách con người theo chiều hướng mong muốn của xã hội, loại bỏ những tác động tiêu cực
của môi trường mà các yếu tố khác như di truyền, mơi trường khó có khả năng thực hiện được.
Điều này thể hiện rõ nhất là giáo dục lại, hay là mở các trường giáo dưỡng, trại cải tạo phục hồi
nhân phẩm.

Ví dụ như những người phạm tội bị kết án phạt tù, thì họ tham gia vào các hoạt động lao
động để cải tạo bản thân.
Năm là, Giáo dục khơng chỉ thích ứng mà cịn có thể đi trước, đón trước và thúc đẩy hiện
thực phát triển. Với chức năng dự báo của mình giáo dục có thể nghiên cứu, định hướng cho
QTGD nhằm đào tạo ra nhân lực đón đầu làm chủ sự phát triển xã hội cũng như có thể cải tạo
hoàn cảnh, buộc hoàn cảnh phải phục vụ ý muốn của con người…
Như vậy, giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách
con người. Một nền giáo dục được tổ chức tốt bằng các hình thức hoạt động giao lưu phong phú
và đa dạng với những phương pháp khoa học có thể làm con người đạt tới sự phát triển toàn diện
phù hợp với sự phát triển của thời đại. Tuy nhiên, giáo dục đóng vai trị chủ đạo chứ khơng phải
12

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

là duy nhất, cũng như không phải là quyết định trong quá trình hình thành và phát triển nhân
cách con người. Nó chỉ vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh
và thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển theo chiều hướng đó. Giao dục khơng chỉ là sự tác
động một chiều của nhà giáo dục tới học sinh mà còn bao gồm cả những tác động tích cực,
phong phú, đa dạng giữa học sinh với nhau nên trong công tác giáo dục cần phải có sự kết hợp
chặt chẽ giữa giáo dục và tự giáo dục .
1.3.4. Yếu tố hoạt động và giao tiếp.
1.3.4.1. Nhân tố hoạt động
Hoạt động là sự tác động qua lại có định hướng giữa con người với thế giới xung quanh,
hướng tới biến đổi nó nhắm thỏa mãn u cầu của mình.
Vai trị của hoạt động:
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình
thành và phát triển của nhân cách. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính

xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định, với những cộng cụ nhất định.
Thơng qua hai q trình đối tượng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động mà nhân cách được bộc lộ
và hình thành. Con người lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử bằng hoạt động của bản thân để
hình thành nhân cách. Mặt khác cũng thơng qua hoạt động, con người đóng góp lực lượng bản
chất của mình vào việc cải tạo thế giới khách quan.
Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo ở
mỗi thời kì nhất định. Muốn hình thành nhân cách con người phải tham gia vào các dạng hoạt
động khác, nhất là vai trị của hoạt động chủ đạo. Hoạt động có vai trị quyết định trực tiếp đến
sự hình thành vè phát triển nhân cách cá nhân. Con đường tác động có mục đích, tự giác của xã
hội bằng giáo dục sẽ khơng có hiệu quả, nếu như bản thân khơng tiếp nhân, khơng hưởng ứng
những tác động đó, khơng trực tiếp tham gia vào các hoạt động nhằm phát triển tâm lí, hình
thành nhân cách.
Như vậy, khác với động vật, hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, có ý thức.
Hoạt động của con người được hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển ý
thức, là nguồn góc và nội dung của ý thức. Hoạt động của con người được thực hiện không chỉ
trong mối quan hệ của con người với sự vật mà cả trong mối quan hệ với người khác.
Ví dụ: Trong hoạt động học tập của sinh viên nói chung và sinh viên Luật nói riêng, việc
tiếp thu một cách thụ động từ sách vở, từ thầy cô, trong khi bản thân khơng tự thân vận động,
chủ động tìm kiếm, mày mị, học hỏi từ nhiều phía thì có nghĩa là con đường tác động có mục
13

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

đích là giáo dục sẽ khơng có hiệu quả, bản thân chúng ta sẽ không năng động, việc áp dụng ý
thức và phát huy vai trò của giáo dục trong việc hình thành và phát triển nhân cách sẽ chậm chạp
đi rất nhiều.
Thực tế cho thấy, những ai học tập có yếu tố tích cực, sáng tạo, có độc lập nghiên cứu…thì

tích lũy, lĩnh hội được nhiều kinh nghiệm hơn, để phát triển hoàn thiện nhân cách. Như sinh viên
luật, thì việc đọc nhiều sách, báo pháp luật, sẽ giúp sinh viên luật tích lũy được những kiến thức
về pháp luật, những vụ án thực tiễn, giúp chúng ta tích hồn thiện hơn khả năng tư duy, nhìn
nhận tình huống trong quá trình học tập cũng như sau này. Đối với sinh viên, thì hoạt động học
tập là chủ đạo, và nó cũng đóng vai trị chủ đạo tong việc hình thành nhân cách, nhưng để phát
triển và hồn thiện dần nhân cách của bản thân thì cần phải tham gia các hoạt động khác ngồi
xã hội như : tình nguyện, thể dục thể thao, tham gia sinh hoạt câu lạc bộ, làm thêm… Với sinh
viên luật thì yêu tố giáo hoạt động là yếu tố đặc biết quan trọng trong việc trau dồi kĩ năng nghề
nghiệp, tích lũy kinh nghiệm, tính năng động, độc lập làm việc… ngay từ khi còn đang học trong
trường.
1.3.4.2. Yếu tố giao tiếp
Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển sự tiếp xúc giữa các cá nhân xuất phát từ nhu
cầu phối hợp hành động. Đối tượng của giao tiếp là những chỉnh thể tâm lí sống động, những
nhân cách hồn chỉnh. Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người. Nhu cầu
giao tiếp là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản, xuất hiện sớm nhất ở con người. Sự phát
triển của một cá nhân được quy định bởi sự phát triển của các cá nhân khác mà nó giao tiếp trực
tiếp hoặc gián tiếp với họ. Chính con người làm xuất hiện, duy trì, phát triển giao tiếp và trở
thành sản phẩm của giao tiếp.
Nhờ giao tiếp, con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã
hội, chuẩn mực xã hội, đống thời thông qua giao tiếp, con người đóng góp năng lực của mình
vào kho tàng chung của nhân loại.
Trong giao tiếp, con người không chỉ nhận thức người khác, nhận thức các mối quan hệ,
nhận thức các quan hệ xã hội, mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu so sánh
mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân như một nhân cách.
Ví dụ: Sinh viên trong qua trình học tập nghiên cứu, nhờ giao tiếp, tiếp xúc, trao đổi với
bạn bè mà học hỏi được thêm nhiều kiến thức, cũng qua đó mà mỗi sinh viên có được những
đánh giá thái độ với những người bạn của mình (ngưỡng mộ, khâm phục học hỏi từ họ…) đồng
thời cũng hình thành sự đánh giá, xem xét lại bản thân, cịn những gì cần khắc phục ở bản thân,
14


Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

những gì cần hồn thiện… Giao tiếp với thầy cơ, giảng viên, các anh chị khóa trên giúp ta học
tập được thêm nhiều thứ như : kiến thức chuyên môn, thái độ làm việc, kinh nghiệm trong
nghiên cứu, học tập… từ đó vận dụng để phục vụ cho việc học của bản thân mình.
Giao tiếp đóng vai trị cơ bản trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Bởi vì:
Một là, Nó ko thể có tâm lí con bên ngồi mối quan hệ giao tiếp, con người khơng thể tồn
tại bên ngồi giao tiếp. Thơng qua giao tiếp để tiếp thu, lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử – xã
hội mà các thế hệ trước để lại để trở thành thành viên của xã hội.
Ví dụ như: Con người khơng thể tự mình chứng minh các định lí, cơng thức tốn học mà
phải thơng qua giao tiếp dưới hình thức học tập, trao đổi các nghiên cứu của những nhà toàn học
thời trước để lĩnh hội kết quả nghiên cứu của họ.
Hai là, Giao tiếp thúc đẩy sự hình thành ở con người những hứng thú nhận thức khác nhau,
điều này có thể làm địn bẩy để dẫn đến sự tự đào tạo. Ví dụ như: Thơng qua việc tham gia các
hội thảo về môi trường, học sinh A có thể thấy hứng thú với vấn đề bảo vệ mơi trường, điều đó
thúc đẩy em tự nghiên cứu tìm tịi và từ đó dẫn đến sự tự đào tạo.
Ba là, Trong giao tiếp con người không chỉ nhận thức người khác mà cịn nhận thức chính
bản thân mình, bất kì người nào cũng đối chiếu mình với cái mà họ nhìn thấy ở người khác, so
sánh cái mà họ làm được với cái mà người xung quanh làm. Do đó, qua giao tiếp, con người tự
đánh giá bản thân mình như một nhân cách.
Ví dụ: Các em học sinh cùng trao đổi cách giải một bài tốn khó. Qua việc tranh luận đó,
các em có thể tự thấy cách làm của mình là đúng hay sai, có nhanh gọn hay không.
Bốn là, Nhu cầu giao tiếp là một nhu cầu xã hội cơ bản và xuất hiện sớm nhất ở con người.
Việc không thỏa mãn nhu cầu này ở con người ở bất cứ lứa tuổi nào đều dẫn đến những rung
động tiêu cực.
Ví dụ như: Những trẻ em không được đi nhà trẻ, các em không được tập giao tiếp làm
quen với thầy cô và bạn bè nên khi đi học lớp 1 sẽ rất rụt rè, nhút nhát.

Tóm lại, mỗi nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân đều có
một vai trò riêng và đều quan trọng trong việc phối hợp hình thành nhân cách cá nhân. Để xây
dựng mơi trường xã hội tốt đẹp, lành mạnh, tích cực, tiến bộ. Mỗi con người cần hiện thiện, trau
đồi nhân cách cao đẹp của chính mình. Để hồn thiện nhân cách, con người trước tiên cần phải
tự mình ý thức được vai trị của mình trong xã hội, vận dụng tổng hòa các ảnh hưởng trong giáo
dục nhân cách, rèn luyện bản thân, bài trừ thói hư tật xấu, góp phần làm trong sạch xã hộ.
15

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHÂN CÁCH CON NGƯỜI HIỆN NAY
2.1. Ưu điểm về nhân cách con người hiện nay.
Một là, Dân tộc Việt Nam có lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, tạo nên
truyền thống và bản sắc văn hóa. Anh hùng và nhân ái, vị tha và khoan dung, cố kết cộng đồng
và thủy chung tình nghĩa - đó là những giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam, của phẩm giá Việt
Nam. Tuổi trẻ được hấp thụ, nuôi dưỡng để lớn lên, thành người từ những ngọn nguồn như thế.
Hai là, Tuổi trẻ Việt Nam còn kế thừa từ các thế hệ thanh niên ông cha mình, cha anh
mình qua những thăng trầm và thử thách lịch sử, những giá trị tinh hoa, ưu tú mọi thời đại; kết
tinh, thăng hoa và tỏa sáng bởi tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh trong thời đại độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Dân tộc anh hùng, Đảng quang vinh và Bác Hồ vĩ đại là niềm tự
hào, kiêu hãnh của các thế hệ Việt Nam thời hiện đại, trong đó có thế hệ thanh niên ngày nay. Di
sản tinh thần thiêng liêng đó bảo đảm cho hành trang vào đời của tuổi trẻ Việt Nam là vô giá.
Ba là, có sự lãnh đạo của Đảng và nước ta đang đổi mới và hội nhập quốc tế. Đổi mới giải
phóng mọi tiềm năng sáng tạo, lại có lực đẩy của dân chủ hóa và cơng bằng xã hội, tạo cơ hội
cho lớp trẻ vừa thể hiện tài năng, sáng kiến, vừa nêu cao ý thức trách nhiệm và bản lĩnh của
mình. Sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, của thông tin và khoa học cơng nghệ trong mơi trường xã hội dân chủ, đồn kết, đồng thuận đã đem lại cho tuổi trẻ những
triển vọng tốt đẹp.

Bốn là, đa số người dân dều đã ý thức được vai trò to lớn của phát triển nhân cách. Mọi
người đều chăn sóc hướng dẫn và có định hướng tốt đẹp về phát triển nhân cách cho con em
Năm là, phát triển nhân cách được Nhà nước và xã hội vô cùng quan tâm; tạo điều kiện để
phát triển. Bản thân mỗi người đều có ý thức tự vươn lên, hoàn thiện và phát triển nhân cách
Sáu là, xã hội đã biết tránh xa cái xấu phát triển cái tốt , tiếp tục gìn giữ và phát huy những
dức tính phẩm chất tốt đẹp của cha ơng ta từ xưa đến nay để xây dựng đất nước Việt Nam ngày
càng phát triển vững mạnh theo kịp thế giới.
2.2. Một số hạn chế còn tồn tại về nhân cách con người hiện nay
Một là, Nhân cách con người ngày càng bị “kẻ thù tấn công”.
Nhân cách con người ngày càng bị “kẻ thù tấn cơng” có nghĩa là ngày nay môi trường ảnh
hưởng đến con người quá nhiều, đặc biệt là những vấn đề xấu dễ thâm nhập với giới trẻ. Khơng
nói q nhiền vấn đề sinh học vì nó chỉ ảnh hưởng rất rất ít nếu khơng muốn nói mơi trường giáo
16

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

dục, hoạt động, giao tiếp quyết định đến nhân cách con người. Các phương tiện thông tin đại
chúng xuất hiện ngày một nhiều, nhưng giáo dục con người sử dụng như thế nào thì cịn phải
bàn nhiều. Mơi trường này thực sự bị con người làm “ô nhiễm” đi nhiều.
Hai là, Kinh tế suy giảm, lạm phát gia tăng, thất nghiệp, nhất là tệ nạn tiêu cực, quan liêu
tham nhũng, lòng tin suy giảm, xã hội tiềm ẩn những bất ổn cùng với những tình huống phức tạp
trong đấu tranh giữ vững độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ… Đó là những khó khăn, những
thách thức và nguy cơ tác động trực tiếp vào sự hình thành nhân cách lớp trẻ.
Ba là, Con người tiếp cận đến những thứ làm mất đi bản tính mình.
Thực sự mà nói, con người ngày nay tiếp nhận những “kẻ thù” ấy nhanh quá. Những bạn trẻ
không biết lọc chọn những điều cần thiết với mình và đương nhiên những gì mang lại lẽ ra là tốt
là đẹp thì giờ đây tơi phải gọi nó là kẻ thù. Ơ tơ, xe máy ai biết đâu lại mang lại những cuộc đua

xe nguy hiểm, mạng Internet sao lường trước được những trò chơi game vô bổ của giới trẻ,
những cuộc sống ảo .. mà các bạn trẻ cịn mang ra cả ngồi xã hội này áp dụng. Nhân cách họ
hồn tồn sáo mịn.
Dường như, ngày nay những cá nhân chuẩn mực về nhân cách không nhiều đặc biệt ở lưa
tuổi thanh niên chúng ta, quả thực là không nhiều. Giới trẻ chúng ta ngày nay thiếu nhân cách,
đa số chúng ta bị xã hội làm sáo mòn đi nhân cách. Dường như con người ích kỉ hơn. Đến một
ngày, con người sẽ tự khép mình vào một khơng gian hẹp và nhân cách lúc đó thế nào, xã hội
mất đi tính thực tế của nó.
Bốn là cịn một bộ phận khơng nhỏ vẫn chưa hiểu hết các vai trò, yếu tố tác động đến nhân
cách hay có suy nghĩ sai, bị tha hóa.
Năm là, trẻ em bị ảnh hưởng tiếp thu nhân cách di truyền từ người lớn mang ý nghĩa tiêu cực

17

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀ
PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH TRONG THỜI GIAN TỚI.
Đối với bản thân mỗi con người, các yếu tố ở trên đây đều có một mức độ ý nghĩa nhất
định đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mình. Với bản thân em, qua một
quá trình lớn lên, học tập, rèn luyện…. thì nhân cách cũng đã hình thành và phát triển.
Có thể nói, sự hình thành và phát triển nhân cách là một quá trình lâu dài và phức tạp.
Trong q trình đó, giữa các yếu bên trong và yếu tố bên ngoài, giữa cái sinh học và cái xã hội
thường xuyên tác động lẫn nhau và vai trị của các yếu tố đó cũng thay đổi qua các giai đoạn
phát triển của mỗi người. Trong q trình sống, con người có được những kinh nghiệm sống,
niềm tin, thói quen…và ngược lại, khi tiếp nhận bất cứ việc gì, nhân cách cũng dựa trên những
chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp. Không những thế, con người

dựa vào những cái bên trong, những kinh nghiệm của mình để đánh giá, tiếp nhận hay gạt bỏ cái
bên ngồi.
Do đó, q trình này ln gắn với năng lực tự đánh giá, tự ý thức của mỗi người, với quá
trình tự giáo dục, q trình thường xun tự hồn thiện mình của nhân cách. Nhân cách khơng
phải là cái gì đó đã hồn tất, mà là q trình ln địi hỏi sự trau dồi thường xuyên.
Con người xét về mặt tự nhiên, là một sinh thể bậc thang cao nhất của sự tiến hóa; xét về
mặt xã hội, là chủ thể của lao động, nhận thức và giao lưu thể hiện trong suốt q trình phát triển
và hồn thiện bản thân. Trong q trình đó, con người cũng được hình thành và hồn thiện dần,
dưới vai trị tác động của nhân cách của các yếu tố di truyền, hoàn cảnh xã hội, quá trình hoạt
động, giao tiếp, yếu tố giáo dục. Dưới góc độ tâm lí học, các yếu tố này ln là những yếu tố
đóng vai trị quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của một con người.
Vì vậy:
Một là, mỗi cá nhân phải nhận thức được một cách đúng mức vai trò của các yếu tố đó,
biết kết hợp hài hịa giữa các yếu tố để tác động đối với quá trình hình thành và phát triển nhân
cách, xây dựng các kế hoạch cho bản thân, tự thân vận động, không ngừng học tập, rèn luyện,
không ngừng tham gia vào các hoạt động xã hội, cộng động… để hồn thiện nhân cách của
mình.
Hai là, Mỗi người cần nên biết những yếu tố cơ bản, quan trọng trên để từ đó có thể định
hướng cho mình mơ ̣t con đường đúng đắn trong viê ̣c hình thành và phát triển nhân cách. Chúng
18

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

ta có thể tự tạo cho mình mơ ̣t mơi trường lành mạnh, tạo mơi trường sống từ gia đình, từ nơi học
tâ ̣p, làm viê ̣c…
Ba là, mỗi cá nhân cũng cần ni dưỡng cho mình mơ ̣t kho tàng tri thức, biết tiếp thu mô ̣t
cách chọn lọc những ảnh hưởng tốt cũng như sàng lọc, gạn lược đi những thói hư tâ ̣t xấu, những

hê ̣ quả tiêu cực của xã hô ̣i hiê ̣n đại để ngày càng hoàn thiê ̣n hơn nhân cách của bản thân mình.
Bốn là, Mỗi cá nhân phải là chủ thể của quá trình hình thành và phát triển nhân cách.Nhà
giáo dục phải nắm vững bản chất của từng yếu tố đồng thời phải biết vận dụng sự tác động tổng
hợp của nhiều yếu tố này tới sự hình thành và phát triển nhân cách.
Năm là, Giáo dục nghiêm ngặt bằng nhiều hình thức, nhiều mơi trường, đứng q tin vào
những lí thuyết viển vơng những khẩu hiệu đặt ra. Giáo dục đạo đức nhân cách và trau dồi kỹ
năng sống cho thanh niên sinh viên là điều không thể thiếu, không thể yếu ở trong tập thể sư
phạm nhà trường, trong đội ngũ các nhà giáo, các nhà khoa học.
Sáu là, Gia đình, nhà trường và xã hội cần tạo điều kiện để con em phát triển nhân cách
một cách toàn diện, tránh xa những điều xấu,… Phải đặc biệt quan tâm tới trình độ, chất lượng
và nhân cách của đội ngũ nhà giáo, trong đó số đơng là các nhà giáo trẻ. Để xây dựng nhân cách
thanh niên phải xây dựng hệ giá trị và chuẩn mực của con người Việt Nam, phải nêu cao tính
gương mẫu, thúc đẩy thanh niên theo những mẫu nhân cách điển hình để xác định mục đích và
động cơ, lẽ sống và lối sống
Bảy là, cần có sự hợp nỗ lực và trách nhiệm từ hai phía: xã hội tác động vào thanh niên và
thanh niên tự vươn lên, hoàn thiện bản thân mình.

19

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

C. KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên đây có thể thấy rằng nhân cách con người không phải tự nhiên
mà sinh ra mà nó có một q trình hình thành và phát triển trong đời sông con người, chịu ảnh
hưởng của các yếu tố: bẩm sinh- di truyền, môi trường sống, giáo dục, hoạt động, giao tiếp. Qúa
trình hình thành và phát triển nhân cách của con người là kết quả tổng hịa , của cả bốn yếu tố,
trong đó mỗi yếu tố giữ vai trị nhất định, khơng thay thế cho nhau , không một yếu tố nào đơn

độc đủ đảm bảo hình thành nên một nhân cách tốt đẹp. Trong đó: Bẩm sinh di truyền giữ vai trị
là tiền đề cơ sở vật chất; Môi trường giữ vai trò là điều kiện quyết định gián tiếp; Giao dục giữ
vai trò chủ đạo; Hoạt động cá nhân giữ vai trò quyết định trực tiếp.
Hiểu được điều này chúng ta sẽ có thể đề ra những biện pháp nhằm hồn thiên nhân cách
của mỗi người phù hợp với chuẩn mực xã hội, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Xây
dựng con người xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải gắn liền với việc xây dựng nhân cách phát triển
hài hịa. Đó là địi hỏi cấp bách của sự nghiệp xây dựng con người đạo đức trí tuệ trong điều
kiện đổi mới hiện nay

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tâm lý học đại cương, Học viện Báo chí và Tun truyền.
2. Giáo trình Tâm lý học đại cương, trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công An Nhân
Dân
3. Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nguyễn Quang Uẩn , NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
4. Bài giảng Tâm lý học đại cương phần 2, Trường Đại học Khoa học xã hô ̣i và nhân văn,
Khoa Tâm lý học
5. />6. />fbclid=IwAR0Kn23QfMjh0oReiOCgvEbnYIGem7eHe41rrC3-1gV6br0MXgv39f0w1bY

20

Downloaded by tran quang ()



×