Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

(Đồ án tốt nghiệp) một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại nhà máy 1 công ty cổ phần đầu tư thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN LÝ CƠNG NGHIỆP

MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HỒN THIỆN CƠNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
TẠI NHÀ MÁY 1 – CÔNG TY CỔ PHẦN ÐẦU TƯ THÁI BÌNH

GVHD: ThS. NGUYỄN KHẮC HIẾU
SVTH : PHẠM NGUYỄN HỮU HUY
MSSV: 14124155

SKL005160

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC
LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY 1 – CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH

GVHD:

ThS. NGUYỄN KHẮC HIẾU



SVTH :

PHẠM NGUYỄN HỮU HUY

MSSV :

14124155

Khóa :

2014

Ngành :

QUẢN LÝ CƠNG NGHIỆP

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2018


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----***----

Tp. Hồ Chí Minh, ngày--- tháng--- năm 2014

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: PHẠM NGUYỄN HỮU HUY

MSSV: 14124155


Ngành: QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

Lớp: 14124CLC

Giảng viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN KHẮC HIẾU

ĐT:

Ngày nhận đề tài:

Ngày nộp đề tài: 02/07/2018

1. Tên đề tài: Một số giải pháp nhằm hồn hiện cơng tác lập kế hoạch sản xuất tại Nhà máy 1
– Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình

2.

Các số liệu, tài liệu ban đầu:

3.

Nội dung thực hiện đề tài:

4.

Sản phẩm:

TRƯỞNG NGÀNH


GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


Mở đầu
1.

Lý do hình thành đề tài

Xây dựng kế hoạch giữa vai trò mấu chốt trong hoạt động quản lý doanh
nghiệp, bằng việc đưa ra những mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp thực hiện để có
thể sử dụng các nguồn lực được hiệu quả, giảm thiểu được những thiệt hại xảy ra
đối với doanh nghiệp và những phương án dự phòng cho rủi ro.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, việc lập kế hoạch sản xuất có tầm quan
trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mục tiêu doanh
nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận và cực tiểu hóa chi phí, do đó cần phải có một kế
hoạch hồn hảo, sát với thực tế, ln có những giải pháp dự phịng cho sự rủ ro để
doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc sản xuất. Sử dụng hiệu quả các nguồn
lực, giảm các hoạt động thừa thải gây lãng phí, tiến tới sản xuất chi phí cực tiểu.
Nhận xét về phía Nhà máy, về cơng tác lập kế hoạch, phịng Kế hoạch chuẩn
bị và Điều độ sản xuất – Xuất hàng đã lên được một quy trình lập kế hoạch sản xuất
rất phù hợp cho Nhà máy 1, tuy nhiên, những kế hoạch sản xuất được lập ra chưa
hẳn đã phù hợp vì có tác động lớn của con người, ở đây là phụ thuộc vào khả năng,
hiểu biết của người lập kế hoạch và những yếu tố khách quan khác.
Nhận rõ được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch trong sản xuất, đặc biệt
là các doanh nghiệp sản xuất như Công ty Cổ phần đầu tư Thái Bình. Nên em chọn
đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC LẬP KẾ
HOẠCH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY 1 – CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
THÁI BÌNH” để làm đề tài báo cáo tốt nghiệp.
2. Mục tiêu của đề tài
Hiểu rõ được thực trạng quản lý sản xuất tại Nhà máy 1, công tác lập kế

hoạch và điều độ sản xuất của Phòng Kế hoạch chuẩn bị và Điều độ sản xuất – xuất
hàng.
Nhận diện được những vấn đề còn tồn tại của Nhà máy 1, đối với hoạt động
sản xuất và việc lập kế hoạch sản xuất. Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả của công tác lập kế hoạch sản xuất

i


3. Phạm vi giới hạn đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là Phòng Kế hoạch chuẩn bị và Điều
hành sản xuất – xuất hàng nói riêng và Nhà máy 1 của công ty CP Đầu tư Thái Bình
nói chung thơng qua các tài liệu mà cơng ty cho phép tìm hiểu.
Đề tài này được giới hạn trong phạm vi hoạt động của quản lí sản xuất cụ thể
là công tác lập kế hoạch sản xuất cho Nhà máy 1 trong khoảng thời gian bốn tháng
đầu năm 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng cần thu thập
Cơ sở lý thuyết về kế hoạch và kế hoạch
sản xuất

Tổng quan công ty, quá trình hình thành
và phát triển, lĩnh vực hoạt động và sản
phẩm, cơ cấu tổ chức, kết quả hoạt động
kinh doanh
Tìm hiểu quy trình sản xuất của cơng ty
Tìm hiểu quy trình lập kế hoạch sản xuất
của Phịng KHCB & ĐHSX - XH

ii



Nhận diện vấn đề và kiến nghị

5. Bố cục của đề tài
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
TRONG DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY 1
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH
SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY 1

iii


Lời cảm ơn
Trong suốt bốn năm đại học vừa qua, là khoảng thời gian không những tiếp
thu được bao kiến thức q báu từ q thầy cơ đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt
cho sinh viên chúng em mà còn là khoảng thời gian chúng em đã học hỏi được
những kinh nghiệm để dần hoàn thiện bản thân và nhân cách, là khoảng thời gian
đẹp nhất để lại những kí ức sâu đậm mà trong đời sinh viên của chúng em không thể
nào quên được. Vào năm cuối của đại học, sinh viên chúng em được đi thực tập để
cọ sát với thực tế, là khoảng thời gian chúng em có thể nghiền ngẫm lại những kiến
thức đã học trên trường để áp dụng vào chính mơi trường mà chúng em có thể sau
này gặp phải, giúp chúng em có thể hiểu được sâu thêm các bài học thông qua các
hoạt động thực tế tại công ty.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật
TP.HCM đã tận tình truyền thụ kiến thức cho em trong suốt quãng đường đại học,
đặc biệt em xin cảm ơn thầy Nguyễn Khắc Hiếu đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý,
giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập, để em có thể hồn thành bài báo cáo này.

Đồng thời em cũng chân thành cảm ơn quý công ty Cổ Phần Đầu Tư Thái Bình đã
tạo điều kiện cho em được thực tập tại quý công ty, cảm ơn quý anh chị ở các phòng
ban và Phòng Kế hoạch chuẩn bị và Điều hành sản xuất – xuất hàng đã tạo mọi điều
kiện cho em trong suốt thời gian thực tập vừa qua, đặc biệt em xin chân thành cảm
ơn anh Trương Văn Nam đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý cho em để bài báo cáo trở
nên hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và mong nhận được sự tiếp tục giúp
đỡ của quý thầy cô và quý công ty trong thời gian sắp tới.
Sinh viên thực hiện

Phạm Nguyễn Hữu Huy

iv


Mở đầu

...............................................................

Lời cảm ơn ......................................................................................................................................
MỤC LỤC ........................................................................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ ..................................................................................
Chương 1
DOANH NGHIỆP ...........................................................................................................................
1.1.

Khái quát về lập kế hoạch trong sản


1.1.1.
1.1.2.
1.1.3.
1.1.4.
1.2.

Cơ sở chung của việc lập kế hoạch sả

1.3.

Quy trình lập kế hoạch ......................

1.4.

Một số phương pháp xây dựng kế ho

1.5.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến lập kế

Chương 2
2.1.

Giới thiệu khái quát về Nhà máy 1 -

2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.
2.1.4.
2.1.4.1.

2.1.4.2.
2.1.4.3.
hàng
2.2.

Tình hình nguồn nhân lực tại Nhà m

2.3.

Tình hình hoạt động kinh doanh ......

2.4.

Chiến lược phát triển của công ty tro

Chương 3
3.1.

Hệ thống kế hoạch hiện nay của Nhà

v


3.2.

Căn cứ lập kế hoạch...................................................................................................... 26

3.3.

Thực trạng quá trình lập kế hoạch của Nhà máy 1..................................................... 27


3.4.

Quy trình lập kế hoạch sản cho khối gò của Nhà máy 1.............................................34

3.5.

Đánh giá công tác lập kế hoạch sản xuất tại Nhà máy 1.............................................37

Chương 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC LẬP KẾ
HOẠCH TẠI NHÀ MÁY 1.......................................................................................................... 39
4.1.

Nâng cao chất lượng của công tác dự báo nhu cầu thị trường................................... 39

4.2.

Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm cơng tác xây dựng kế hoạch sản xuất...........41

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................ 43

vi


DANH MỤC CÁC TỪ

VIẾT TẮT

Từ viết tắt


: Ý nghĩa

BH

: Bán hàng

BOM

: Bill of Material - Danh mục vật tư

BV & CS NLĐ

: Bảo vệ và chính sách người lao động

CBCCDC–TB

: Chuẩn bị công cụ dụng cụ - thiết bị

CB VT

: Chuẩn bị vật tư

CBSX – GN

: Chuẩn bị sản xuất – giao nhận

CBVT – KTVT

: Cân bằng vật tư – kế tốn vật tư




: Cao đẳng

CPBH&QL

: Chi phí bán hàng và quản lý

CP

: Cổ phần

ĐH

: Đại học

ĐMLĐTL–CS

: Định mức lao động tiền lương và chính sách

DP

: Nhãn giày Decathlon

DT

: Doanh thu

ĐVT


: Đơn vị tính

HB

: Hàng bán

HĐKD

: Hoạt động kinh doanh

HĐQT

: Hội đồng quản trị

HT NSTL – CS

: Hệ thống nhân sự tiền lương – chính sách

ICD

: Inland Container Depot (Cảng cạn)

KHCB & ĐHSX – XH

: Kế hoạch chuẩn bị và điều hành sản xuất – xuất hàng

KHCBSX

: Kế hoạch cân bằng sản xuất


KHĐH – KTTH

: Kế hoạch điều hành và kinh tế tổng hợp

KHSX – KĐH

: Kế hoạch sản xuất và kết đơn hàng

KHSX

: Kế hoạch sản xuất
vii

KTTH

KV


LĐ ĐH

: Kinh tế tổng hợp

May CB

: Khu vực

May HT

: Lãnh đạo điều hành


MMTB – DTBD

: May cơ bản

MRP

: May hồn thiện

NS HC

: Máy móc thiết bị và duy tu bảo dưỡng

P/O

: Material Requirement Planning

QLDN

: Nhân sự hành chính

QT&KS

: Purchase Oders - mã số của sản phẩm được TBS mã hóa

S/O

: Quản lý doanh nghiệp

SK


: Quản trị và kiểm sốt

SL

: Sale Order - mã số của sản phẩm theo khách hàng

SX

: Nhãn giày Skechers

TBS

: Số lượng

TC

: Sản xuất

TKCN – QLCL

: Thái Bình Shoes

WCT

: Trung cấp

WWW

: Triển khai cơng nghệ - quản lí chất lượng

: Trưởng xưởng – Xưởng
: Nhãn giày Wolverine

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1:Chi tiết các nhà máy trong cơng nghiệp sản xuất giày
của TBS Group
Bảng 2.2: Tình hình lao động của Nhà máy 1
Bảng 2.3: Bảng báo cáo tài chính tổng hợp giai đoạn năm 2012 – 2017
Bảng 3.1: Kế hoạch phân bổ sản xuất cho 4 tháng đầu năm 2018
Bảng 3.2: Phân bổ mã giày sản xuất trong tháng 3/2018
Bảng 3.3: Sơ đồ Gantt thể hiện cơ cấu sản xuất ở các chuyền may –
tháng 3/2018
Bảng 3.4: Mô tả chi tiết nguyên vật liệu, thiết bị và công nghệ sản xuất
cho từng sản phẩm
Bảng 3.5: Kế hoạch phân bổ cho bộ phận chặt, cắt và chuẩn bị sản xuất
Bảng 3.6: Bảng kế hoạch sản xuất ngày – tuần 10 của tháng 3
Bảng 3.7: Bảng theo dõi tiến độ sản xuất
Bảng 3.8: Tồn kho vật tư đầu vào
Bảng 3.9: Bảng phân tích đơn hàng tại xưởng gị 2
Bảng 3.10: Kế hoạch sản xuất của hai xưởng gò trong tháng 4
Bảng 3.11: Tiến độ sản xuất tại Xưởng gò 2 trong tuần 14 của tháng 4

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Đồ thị dự báo nhu cầu bằng đường xu hướng

Hình 1.2 : Sơ đồ cấu trúc sản phẩm hình cây
Hình 1.3: Lập kế hoạch và các cấp quản lý trong doanh nghiệp
Hình 1.4: Kế hoạch với chu kì kinh doanh của doanh nghiệp
Hình 2.1: Logo Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình
Hình 2.2: Các lĩnh vực hoạt động của TBS Group
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức quản lý của TBS Group
Hình 2.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Nhà máy 1
Hình 2.5: Quy trình May mũ giày
Hình 2.6: Quy trình Gị mũ giày vào đế giày
Hình 2.7: Nhân sự ở Phịng Kế hoạch chuẩn bị và Điều hành sản xuất –
Xuất hàng
Hình 2.8: Biểu đồ thể hiện tình hình doanh thu và lợi nḥn từ hoạt động kinh
doanh của Cơng ty
Hình 3.1: Quy trình làm việc phịng KHCB và ĐHSX – XH
Hình 3.2: Quy trình lập kế hoạch cho khối gị

x


Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN
XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.
Khái quát về lập kế hoạch trong sản xuất
1.1.1.
Khái niệm kế hoạch
Có rất nhiều khái niệm về kế hoạch, tùy thuộc vào nhận thức và góc độ nhìn
nhận mà có thể đưa ra nhiều khái niệm khác nhau. Tuy nhiên có thể hiểu một cách
ngắn gọn nhất, kế hoạch là tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp có
trình tự, có thời gian cụ thể, có phân bổ nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể,
xác định được biện pháp tốt nhất và triển khai để đạt được một mục tiêu đã được đề

ra ban đầu.
Dễ hiểu hơn là để đạt được mục tiêu đó thì chúng ta cần phải làm gì, làm như
thế nào, khi nào làm, cần bao nhiêu thời gian và người thực hiện là ai?
1.1.2.

Khái niệm lập kế hoạch sản xuất

Theo ông Trần Viết Linh (2015): “Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong
bốn chức năng của quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Lập kế
hoạch là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lý bởi vì nó gắn liền với
việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai. Trong phạm vi
của một cơ quan hay một tổ chức thì lập kế hoạch là khâu đầu tiên, là chức năng
quan trọng của quá trình quản lý”.
Với mỗi quan điểm khác nhau, mỗi cách tiếp cận khác nhau thì sẽ đưa ra
những khái niệm khác nhau nhưng tất các các khái niệm đều thể hiện rõ được bản
chất của chức năng lập kế hoạch.
Một cách cụ thể, lập kế hoạch là một quá trình xác định các mục tiêu và lựa
chọn các phương thức để thực hiện nhằm đạt được mục đích đã đề ra ban đầu. Nhà
lập kế hoạch cần giải quyết hai vấn đề sau đây: một là xác định rõ được mục tiêu
của chiến lược mà tổ chức đang hướng đến, hai là tìm ra được phương thức hay
cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu đó với hiệu quả cao nhất. Thực hiện tốt
công tác lập kế hoạch là tiền đề cho sự phát triển bền vững cùng với chiến lược dài
hạn của tổ chức.
1.1.3.

Vai trò của lập kế hoạch trong sản xuất

Trong cơ chế thị trường có nhiều biến động như hiện nay, thì việc lập kế
hoạch có vai trị quan trọng đối với các doanh nghiệp. Lập kế hoạch cho ta biết
được phương hướng hoạt động trong tương lai, có những biện pháp ứng biến trước


1


sự thay đổi từ môi trường, giảm thiểu được sự lãng phí và nguồn lực và thiết lập các
tiêu chuẩn thuận tiện cho công tác kiểm tra.
 Kế hoạch là một trong những công cụ giúp nâng cao hiệu quả phối hợp khi
làm việc giữa các thành viên trong một doanh nghiệp. Lập kế hoạch cho biết
mục tiêu và cách thức đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Khi có một kế
hoạch cụ thể, thì các thành viên trong doanh nghiệp sẽ nhận biết được mục
tiêu mà doanh nghiệp đang hướng đến là gì, biết được nhiệm vụ của họ là gì
và biết được cách thực hiện nhiệm vụ đó như thế nào thì họ sẽ cùng nhau
phối hợp, hợp tác và làm việc một cách có hiệu quả.
 Lập kế hoạch có tác dụng làm tăng tính ổn định của doanh nghiệp. Sự biến
động và thay đổi của môi trường làm cho công tác lập kế hoạch trở nên quan
trọng hơn hết. Nhà quản lý cần có tầm nhìn xa, nhìn nhận được những bất ổn
tồn tại trong doanh nghiệp cũng như những thay đổi của mơi trường bên
ngồi và cân nhắc mức độ ảnh hưởng của chúng để đưa ra những giải pháp
ứng phó phù hợp.
 Lập kế hoạch làm giảm sự chồng chéo và những hoạt động thừa làm lãng
phí nguồn lực của doanh nghiệp. Khi có một kế hoạch với mục tiêu rõ ràng
và phương thức tốt nhất thì việc sử dụng nguồn lực sẽ có hiệu quả, loại bỏ
được những hoạt động thừa, cực tiểu hóa chi phí.
 Lập kế hoạch sẽ giúp thiết lập được những tiêu chuẩn tạo điều kiện thuận
lợi cho công tác giám sát, kiểm tra đạt hiệu quả cao. Những tiêu chuẩn đó là
thước đo để doanh nghiệp có thể nhận biết liệu mình đã thực hiện được mục
tiêu chưa, để có thể kịp thời đề ra những biện pháp điều chỉnh khi có những
lệch lạc xảy ra. Do đó, nếu khơng có kế hoạch thì cũng sẽ khơng có kiểm tra.
Tóm lại, cơng tác lập kế hoạch rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Nếu
khơng có kế hoạch thì nhà quản lý sẽ không biết làm thế nào để tổ chức vận hành

doanh nghiệp, không biết cách khai thác hiệu quả được các nguồn lực của doanh
nghiệp. Khơng có kế hoạch, nhà quản lý và nhân viên của họ sẽ khó đạt được mục
tiêu của mình, họ khơng biết cần phải làm gì và làm như thế nào. (Trần Bình Minh,
2013)
1.1.4.

Ba loại hình thức của kế hoạch sản xuất

 Kế hoạch sản xuất dài hạn là những kế hoạch mà doanh nghiệp xây dựng
cho khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm hoặc có thể xa hơn nữa. Nội dung của
kế hoạch sản xuất dài này là định hướng chiến lược phát triển của doanh
nghiệp, xác định các mục tiêu, chính sách giải pháp dài hạn về tài chính, đầu
tư,
2


nghiên cứu phát triển… do những nhà quản lý cấp cao lập ra. Những hoạt
động phù hợp cho kế hoạch sản xuất dài hạn như mở rộng hệ thống nhà
xưởng sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao trình độ sản xuất và hiệu
quả sản xuất, v.v.
 Kế hoạch sản xuất trung hạn là những kế hoạch sản xuất có thời gian từ 1
đến 3 năm, được xây dựng trên cơ sở định hướng của kế hoạch sản xuất dài
hạn nhằm cụ thể hóa những mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch sản xuất dài
hạn và tạo tiền đề để xác định được nhiệm vụ, chỉ tiêu chi tiết, cụ thể của kế
hoạch ngắn hạn. Hoàn thành tốt kế hoạch trung hạn là một đóng góp to lớn
trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất dài hạn.
 Kế hoạch sản xuất ngắn hạn là những kế hoạch sản xuất được xây dựng cho
thời gian từ 1 năm trở xuống như kế hoạch sản xuất năm, quý, tháng, tuần,
ngày, ca, giờ… Kế hoạch sản xuất ngắn hạn do các nhà quản trị tác nghiệp ở
các phân xưởng, tổ hoặc đội sản xuất của doanh nghiệp xây dựng.

Kế hoạch sản xuất dài hạn, kế hoạch sản xuất trung hạn và kế hoạch sản xuất
ngắn hạn có quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau. Kế hoạch sản xuất dài hạn giữ vai
trò trung tâm chỉ đạo trong hệ thống sản xuất của doanh nghiệp, là cơ sở để xây
dựng những nhiệm vụ và nội dung của của các kế hoạch sản xuất trung hạn, ngắn
hạn. Mặt khác, thông qua việc xây dựng các kế hoạch ngắn hạn có thể giúp phát
hiện được những chỗ chưa cân đối, không hợp lý của kế hoạch sản xuất dài hạn để
kịp thời có giải pháp điều chỉnh thích hợp ứng với điều kiện khách quan.
1.2.



Cơ sở chung của việc lập kế hoạch sản xuất
Căn cứ lập kế hoạch

Căn cứ chủ yếu để lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp là các dự báo về
các kinh tế xã hội có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai
của doanh nghiệp như sự biến động của nền kinh tế, xu hướng tiêu dùng, tiềm năng
của thị trường, nguồn cung nguyên vật liệu, nguồn lao động, các chính sách của nhà
nước liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp… Và doanh nghiệp
cũng cần phải căn cứ vào tình hình hiện tại của doanh nghiệp như vấn đề về tiền
vốn, về cơ sở vật chất, có điểm mạnh và hạn chế gì, mức độ hiệu quả hoạt động
kinh doanh của những năm trước diễn ra như thế nào… để tiến hành lập kế hoạch
cho phù hợp. (Đặng Thị Diệu Hiền, 2016)
Ngoài ra, cần nên quan tâm nghiên cứu về cạnh tranh: xác định được đối thủ
cạnh tranh của mình là ai, ưu thế cạnh tranh của họ là gì, xác định được mức độ ảnh
hưởng của họ đối với doanh nghiệp mình.
3





Các nguyên tắc lập kế hoạch

Trong một doanh nghiệp sản xuất, muốn hồn thiện q trình sản xuất một
sản phẩm, cần thiết phải có đầy đủ các yếu tố sau: Con người – Cơ sở vật chất –
Nguyên vật liệu. Sự kết hợp hài hòa và sử dụng hiệu quả các yếu tố nói trên có được
hay khơng là do sự đóng góp to lớn của cơng tác lập kế hoạch sản xuất (KHSX). Để
đạt được mục tiêu của việc lập KHSX thì nó phải đảm bảo được các ngun tắc sau:
 Các mục tiêu của kế hoạch phải cụ thể và có sự liên kết tạo thành một
mạng lướt các mục tiêu: bộ phận và tổng thể, ngắn hạn và dài hạn.
 Sự cân đối: sản xuất được coi là cân đối khi tương quan giữa 3 yếu tố: con
người – cơ sở vật chất – nguyên vật liệu, được xác lập trên cơ sở kết hợp chặt
chẽ chúng với nhau khơng chỉ trong khơng gian tồn doanh nghiệp mà từng
phân xưởng sản xuất, cịn có cả theo thời gian, phạm vi ca sản xuất, ngày sản
xuất.
 Tính nhịp nhàng: công việc được tiến hành thường xuyên, đều đặn, không
nên quá cập rập hoặc thản thơi. Việc cân nhắc cho kế hoạch nhịp nhàng phụ
thuộc vào nhiều vào tiến độ sản xuất và dự kiến phân công kế hoạch hàng
tháng, quý, năm.
 Tính song song: cùng lúc tiến hành tất cả các công việc trên tất cả các dây
chuyền sản xuất. Khi lập kế hoạch, cần cân nhắc xem công việc nào cần làm
đồng thời với nhau để soạn thảo tiến độ thực hiện và bố trí nhân sự cho đồng
bộ, nhằm rút ngắn thời gian sản xuất.
 Sự linh hoạt: các yếu tố vật chất của sản phẩm trong thời gian sản xuất cần
được sắp xếp sao cho chúng ln ở trạng thái vận động. Có thế ta mới tận
dụng mọi nguồn lực từ con người đến thiết bị, máy móc. Có thể nói, bảo đảm
sự linh hoạt trong sản xuất là một yêu cầu cao nhất của cơng tác lập KHSX
hiện nay.
 Phải có cơ chế để có thể kiểm tra việc thực hiện kế hoạch trên thực tế nhằm
phát hiện sơm những sai lệch và đề ra những biện pháp điều chỉnh kịp thời.

1.3.
Quy trình lập kế hoạch
Nghiên cứu và dự báo
Nghiên cứu và dự báo là điểm bắt đầu của công tác lập kế hoạch. Doanh
nghiệp cần có những hiểu biết về mơi trường, thị trường, về sự cạnh tranh, về điểm
mạnh và điểm yếu của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác. Doanh nghiệp cần
phải:

4


 Tìm hiểu thực trạng, xu hướng biến đổi của xã hội về nguồn lao động,
nguyên vật liệu đầu vào, tốc độ cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa trong sản
xuất kinh doanh.
 Tìm hiểu các nhu cầu, mong đợi của xã hội. Cân nhắc đến diễn biến cung
và cầu của thị trường.
 Dự đốn trước những ḷt và chính sách mới nào sẽ ra đời có ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các vấn đề về thuế
và xuất nhập khẩu.
 Nhận dạng những đặc điểm kinh tế của ngành mình.
 Nhận dạng những yếu tố quan trọng cho sự phát triển ngành nghề mà
doanh nghiệp đang hoạt động.
 Nhận dạng vị trí cạnh tranh tương đối giữa các ngành nghề trong nền kinh
tế để tìm kiếm cơ hội phát triển của doanh nghiệp.
 Đánh giá những đe dọa có thể xuất hiện từ phía đối thủ cạnh tranh.
 Phân tích tình trạng nội bộ của doanh nghiệp.
 Đánh giá kết quả thực tế của doanh nghiệp.
Thiết lập các mục tiêu
Khi lập kế hoạch, doanh nghiệp cần phải thiết lập được hệ thống các mục
tiêu mà mình cần đạt tới. Các mục tiêu đưa ra cần phải được xác định rõ thời gian

thực hiện và được lượng hóa đến mức cao nhất có thể. Có hai loại mục tiêu là mục
tiêu định tính và mục tiêu định lượng, thông thường những mục tiêu định lượng sẽ
rõ ràng hơn và dễ thực hiện hơn.
Xét về thứ tự ưu tiên thì mục tiêu lại được phân thành hai nhóm là mục tiêu
hàng đầu và mục tiêu hàng thứ hai. Mục tiêu hàng đầu là những mục tiêu quyết định
đến sự sống còn và thành đạt của doanh nghiệp, những mục tiêu đó thường là những
mục tiêu về lợi nhuận, doanh thu hay thị phần. Mục tiêu hàng thứ hai là những mục
tiêu liên quan đến tính hiệu quả của doanh nghiệp, có ý nghĩa quan trọng đối với sự
thành công của doanh nghiệp. Những mục tiêu này thể hiện mức độ quan tâm của
khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp, sự phát triển sản phẩm mới.
Điều quan trọng là doanh nghiệp phải xác định được các mục tiêu thật rõ
ràng, có thể đo lường được và có thể thực hiện được. Bên cạnh đó, cũng cần xác
định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện mục tiêu và thời hạn phải hoàn thành.
(Đồng Thị Thanh Phương, 2014)

5


Phát triển các tiền đề
Tiền đề để lập kế hoạch là các dự báo, các chính sách cơ bản có thể áp dụng ,
là các giả thiết cho việc lập kế hoạch. Đó có thể là địa bàn hoạt động, qui mô hoạt
động của doanh nghiệp, mức giá, sản phẩm gì, triển khai cơng nghệ gì, mức chi phí,
mức lương, mức cổ tức và các khía cạnh tài chính, xã hội, chính trị khác.
Xây dựng các phương án
Dựa trên hệ thống những mục tiêu đã thiết lập trước đó để tiến hành tìm kiếm
phương án thực hiện. Trong mỗi phương án cần xác định được hai nội dung cơ bản:
một là xác định được giải pháp của kế hoạch và hai là xác định được các nguồn lực
cần có để thực hiện được kế hoạch. Khi xây dụng phương án cần xem xét tình hình
nguồn lực hiện có của doanh nghiệp, tránh trường hợp phương án vượt quá khả
năng hay không khả thi. Nhà lập kế hoạch cần phải thực hiện bước khảo sát sơ bộ

lựa chọn ra các phương án có triển vọng nhất để đưa ra phân tích và giảm bớt các
phương án lựa chọn. (Trần Bình Minh, 2013)
Đánh giá các phương án
Để đánh giá phương án, nhà lập kế hoạch cần xây dựng một hệ thống các tiêu
chí phù hợp với mục tiêu đã định và trung thành với những tiền đề đã xây dựng
trước đó. Các tiêu chí cần được lượng hóa để tạo sự rõ ràng và thuận tiện cho việc
đánh giá. (Trần Bình Minh, 2013)
Lựa chọn phương án và đưa ra quyết định
Nhà lập kế hoạch cần phải lựa chọn, xem xét những phương nào đạt được
mục tiêu một cách hiệu quả nhất, nhanh nhất và chi phí thấp nhất thì đó chính là
những phương án tối ưu nhất. Các phương án này sẽ được đưa ra hội đồng quản trị,
ban giám đốc và các phòng ban liên quan để ra quyết định phân bổ con người và các
nguồn lực khác của doanh nghiệp cho việc thực hiện kế hoạch. (Trần Bình Minh,
2013)
1.4.

Một số phương pháp xây dựng kế hoạch sản xuất

Phương pháp dự báo nhu cầu
Lấy ý kiến của ban quản lý điều hành
Đây là phương pháp dự báo định tính được dùng khá phổ biến, dựa vào kinh
nghiệm trí tuệ của nhà quản trị. Trong phương pháp này, sẽ lấy ý kiến từ các nhà
quản trị cấp cao hoặc những người phụ trách những công việc quan trọng thường
xuyên tiếp xúc sự dụng các số liệu thống kê, chỉ tiêu tổng hợp của doanh nghiệp.
6


Ngồi ra cũng có thể lấy thêm ý kiến của các cán bộ điều hành bán hàng, cán bộ
điều hành sản xuất làm tăng cơ sở để đưa ra quyết định. Tuy nhiên nhược điểm lớn
nhất của phương pháp này là mang yếu tố chủ quan và ý kiến của những người có

chức vụ cao thường có sức ảnh hưởng lớn, chi phối ý kiến của những người khác.
Phương pháp chuyên gia
Đây cũng là một phương pháp dự báo định tính dựa trên những quan điểm, ý
kiến, đánh giá, đúc kết kinh nghiệm của các chuyên gia đối với các hoạt động thực
tiễn sản xuất kinh doanh để dự báo nhu cầu. Phương pháp này được thực hiện thông
qua việc tập hợp và lấy ý kiến của các chuyên gia có liên quan trong lĩnh vực sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được tiến hành theo ba giai đoạn sau:
 Lựa chọn chuyên gia và gửi câu hỏi đến các chuyên gia.
 Thu thập câu trả lời của các chuyên gia và gửi câu trả lời đến các chuyên
gia khác để cùng nhau bàn luận.
 Nếu các chuyên gia quyết định cùng đưa ra một ý kiến thì doah nghiệp sẽ
lấy ý kiến đó làm cơ sở để dự báo.
Phương pháp sử dụng đường xu hướng
Là phương pháp dự báo định lượng sử dụng mơ hình tốn học trong việc
phân tích các số liệu trong quá khứ để dự báo nhu cầu trong tương lai. Mơ hình dự
báo là một đường thẳng dài nằm trong một hệ quy chiếu thời gian.
Phương trình đường thẳng có dạng:
Y = aX + b
Trong đó:
Y:

Mức nhu cầu

X:

là thời gian

a: là hệ số của đường thẳng
b: là hằng số
Để thực hiện dự báo, người ta dựa vào những số liệu có sẳn trong quá khứ

xây dựng một đường thẳng xu hướng, sau đó chọn thời gian muốn dự báo, từ trục
thời gian chiếu lên đường thẳng xu hướng rồi từ đường thẳng đó chiếu qua trục nhu
cầu để xác định nhu cầu ứng với thời gian muốn dự báo.

7


Hình 1.1: Đồ thị dự báo nhu cầu bằng đường xu hướng
Phương pháp dự báo này có hạn chế là độ chính xác khơng cao, vì trong thực
tế để có một dự báo đạt hiệu quả cao thì cần phải kết hợp nhiều phương pháp khác
nữa, nhu cầu thực tế phụ thuộc vào các yếu tố: biến động thị trường, tâm lí người
tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng,... Phương pháp đường xu hướng
thường được sử dụng trong dự báo ngắn hạn.
Phương pháp trung bình đơn giản
Là phương pháp dự báo định tính, dựa trên cơ sở lấy trung bình của các dữ
liệu trong quá khứ để tiến hành dự báo, có cơng thức tính như sau:

= =1

Trong đó:
: Nhu cầu dự báo cho kỳ t


: Mức nhu cầu thực ở kỳ t-i

n : Số kỳ quan sát
Phương pháp này san bằng được tất cả mọi sự biến động ngẫu nhiên của
dịng nhu cầu trong q khứ, vì vậy nó là mơ hình dự báo rất kém nhạy bén với sự
biến động của dòng nhu cầu trong tương lai. Phương pháp này phù hợp với dòng
nhu cầu đều, ổn định, sai số sẽ rất lớn nếu ta gặp dịng nhu cầu có tính chất thời vụ.

Phương pháp MRP (Material Requirement Planning)
Khái niệm: Phương pháp hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP) được sử
dụng lần đầu tiên tại Mỹ vào những năm 70 của thế kỷ 20. Ngày nay với sự trợ giúp
của máy vi tính hiện đại, phương pháp MRP ngày càng được hoàn thiện và đạt được
hiệu quả hết sức đặc biệt nên thường sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp nhất
8


là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có cơ cấu phức tạp gồm nhiều chi tiết, bộ
phận, công đoạn thao tác. MRP là một phương pháp tính tốn theo chiều ngược với
chiều quy trình sản xuất từ số lượng sản phẩm cần sản xuất để tính ra nhu cầu
nguyên vật liệu. MRP cho phép xác định được mức dự trữ thấp nhất các chi tiết, bộ
phận, nguyên vật liệu phục vụ cho q trình sản xuất, nghĩa là khơng cần dự trữ
nhiều nhưng vẫn đảm bảo cung ứng đủ số lượng và đúng thời điểm. Mặt khác, MRP
còn là phương tiện để lên kế hoạch đặt hàng, xác định được số lượng đặt hàng và
thời gian đặt hàng diễn ra một cách hợp lý. (Trần Đức Lộc và Trần Văn Phùng,
2008)
Các bước xây dựng MRP
Bước 1: phân tích kết cấu sản phẩm
Nhiệm vụ của bước 1 là tiến hành phân tích kết cấu sản phẩm một cách chi
tiết, xác định được các loại nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất ra sản phẩm bằng
sơ đồ cấu trúc sản phẩm hình cây.

Hình 1.2 : Sơ đồ cấu trúc sản phẩm hình cây
Bước 2: xác định lượng nguyên vật liệu chi tiết cần cho sản xuất sản phẩm.
Nhiệm vụ chính của bước 2 là xác định nhu cầu thực nguyên vật liệu chi tiết
phục vụ cho sản xuất, đồng thời xem xét lại lượng tồn kho của kì trước và lên kế
hoạch cho việc đặt hàng.
Bước 3: xác định thời điểm đặt hàng, phát lệnh sản xuất
Căn cứ vào thời gian giao hàng, thời gian sản xuất và thời gian đặt hàng để

tiến hành xác định thời điểm đặt hàng và phát lệnh sản xuất.

9


1.5.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến lập kế hoạch

Quan điểm của nhà lập kế hoạch
Vì kế hoạch là do nhà lập kế hoạch hoạch định, nên ít nhiều cũng có sự ảnh
hưởng bởi những quan điểm chủ quan của cá nhân họ. Quan điểm chủ quan là
những kinh nghiệm hay sự hiểu biết của họ trong quá trình làm việc và nghiên cứu.
Bằng cách vận dụng những sự hiểu biết cũng như xem xét các điều kiện khách quan
để đưa ra một kế hoạch với hướng phân tích dưới góc độ cá nhân. Nhà lập kế hoạch
phải có tầm nhìn xa trơng rộng, có khả năng nhận thức được vấn đề về kinh tế - văn
hóa – xã hội, có khả năng tổng hợp và phân tích vấn đề.
Cấp quản lí
Cấp quản lý càng cao thì việc lập kế hoạch mang tính chiến lược, cịn các
quản lý cấp trung và cấp thấp thì các kế hoạch mang tính tác nghiệp.

Hình 1.3: Lập kế hoạch và các cấp quản lý trong doanh nghiệp
Chu kì kinh doanh của doanh nghiệp
Theo ơng Mai Văn Bưu và ông Phan Kim Chiến (2005): “ Có bốn giai đoạn
trong chu kỳ sống và chu kỳ kinh doanh mà doanh nghiệp trải qua là hình thành,
tăng trưởng, chín muồi và suy thối. Việc lập kế hoạch khơng đồng nhất qua các
giai đoạn. Độ dài và tính cụ thể của các kế hoạch là khác nhau qua các giai đoạn
khác nhau”.

10



Hình 1.4: Kế hoạch với chu kì kinh doanh của doanh nghiệp
 Trong giai đoạn hình thành, người quản trị phải dựa vào kế hoạch định
hướng. Vì trong thời kỳ này, mục tiêu của kế hoạch mang tính thăm dị, chưa
có gì rõ ràng và thị trường chưa có gì là chắc chắn. Kế hoạch định hướng sẽ
giúp cho người quản trị có những quyết định, thay đổi khi cần thiết để phù
hợp với mục đích ban đầu của kế hoạch.
 Trong giai đoạn tăng trưởng, các kế hoạch có mang tính ngắn hạn và cụ thể
cho từng hành động vì các mục tiêu được xác định rõ hơn, thị trường có tính
ổn định hơn. Đây là giai đoạn có tốc độ phát triển nhanh nhất trong chu kỳ.
 Trong giai đoạn chín muồi, tính ổn định là lớn nhất, nên các kế hoạch dài
hạn của doanh nghiệp sẽ là phù hợp và có tính thực thi cao.
 Trong giai đoạn suy thoái, kế hoạch sẽ chuyển từ dài hạn sang ngắn hạn.
Giống như giai đoạn đầu, giai đoạn này cũng cần sự mềm dẻo và linh hoạt
của nhà quản trị, các mục tiêu cần phải được đánh giá và xem xét lại để điều
chỉnh sao cho phù hợp.

11


Chương 2
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
2.1. Giới thiệu khái quát về Nhà máy 1 - Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình
Tên cơng ty: CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH

Hình 2.1: Logo Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình
Tên viết tắt: TBS Group (TBS)
Tên giao dịch quốc tế: THAI BINH JOINTSTOCK COMPANY
Giám đốc: Nguyễn Hữu Thuấn

Trụ sở chính: 5A, Xa lộ Xuyên Á, phường An Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Mã số thuế: 3700 148 737
Số điện thoại: (84-4) 37 241 241
Fax: (84-4) 38 060 223
Email:
Website: www.tbsgroup.com
2.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển

Nhà máy 1 là trụ sở chính của Tổng cơng ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình được
cấp phép xây dựng vào năm 1992. Tháng 7/1993 nhà máy chính thức đi vào hoạt
động với quy mô 10 chuyền may, 2 chuyền đế và 3 chuyền gò, thực hiện đơn hàng
gia công cho công ty ORION TAIWAN khoảng 6 triệu đôi giày nữ các loại. Có thể
nói đây là một tín hiệu tốt tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài của công ty.



Những cột mốc phát triển:

Năm 1995, Nhà máy số 2 được xây dựng, với nhiệm vụ chuyên sản xuất giày thể
thao.

12


×