Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

DHTHAK6Tran Hai LinhKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.05 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON


BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT Ở TH
SINH VIÊN: TRẦN HẢI LINH
LỚ P: ĐH. TIỂU HỌC A – K6
(Nhóm CỬU)


MỤC LỤC
I. Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc
dạy học ở trường tiểu học
1.Nguyên tắc giao tiếp (Nguyên tắc phát triển lời nói)
2.Nguyên tắc phát triển tư duy
3.Ngun tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt
vốn có của HSTH
II.

Ý kiến cá nhân


I. Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy
học ở trường tiểu học
Một tháng đi kiến tập ở trường Tiểu học, được phân công ở khối lớp 1, được
xem giáo viên tiểu học dạy thực tế và được hướng dẫn soạn giáo án thì em nhận
thấy các nguyên tắc đặc trưng của dạy học Tiếng Việt ở TH luôn được các giáo
viên quan tâm và thực hiện đúng, đó là 3 nguyên tắc: nguyên tắc giao tiếp, nguyên
tắc phát triển tư duy và nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có
của HSTH.



1. Nguyên tắc giao tiếp (Nguyên tắc phát triển lời nói)
- Trong mỗi hoạt động dạy học, giáo viên ln để cho học sinh làm việc theo
nhóm đơi, nhóm bàn,… để cùng thảo luận với nhau về bài học nhằm giúp cho học
sinh có thể thoải mái trao đổi, giao tiếp với bạn bè trong nhóm về vấn đề mà giáo
viên đưa ra. Sau khi thảo luận nhóm xong, giáo viên lại tiếp tục cho một vài học
sinh lên chia sẻ trước lớp để rèn luyện cho các em tính tự tin, mạnh dạn và khả
năng nói trước đám đông.
- Đặc biệt trong các tiết Học vần, học sinh được đọc bài bằng nhiều hình thức
khác nhau như đọc cá nhân, đọc nối tiếp, đọc đồng thanh. Giáo viên cũng phân cho
mỗi học sinh đọc một phần khác nhau để các em có thể hồn thiện hơn về mặt ngơn
ngữ và lời nói của mình.
- Tiết Đạo đức thì các em làm việc nhóm rồi lên chia sẻ trước lớp, sau đó tương
tác hỏi lại các bạn dưới lớp để cùng trao đổi, giải quyết thắc mắc.
- Thực tế em nhận thấy cả giáo viên và học sinh đều thực hiện tốt nguyên tắc
này, các em rất hào hứng khi được giáo viên mời lên trả lời câu hỏi trước lớp, số
học sinh còn lại cũng chú ý lắng nghe và đưa ra nhận xét hay câu hỏi thắc mắc để
cả lớp cùng suy nghĩ và giải đáp. Sau đó giáo viên mới là người chốt lại kiến thức
cho các em.

2. Nguyên tắc phát triển tư duy


Ở mỗi tiết học giáo viên luôn dành thời gian để học sinh suy nghĩ, tìm tịi,
nghiên cứu để tìm ra được câu trả lời hay cách giải quyết vấn đề. Việc thực hiện
nguyên tắc này ở trường TH mà em thực tập diễn ra khá tốt.
Ví dụ trong các tiết Học vần, giáo viên sẽ yêu cầu học sinh:
+ So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai vần như ôn-ơn, on-an,…
=> Các em đa số đều nhận ra được điểm giống và khác nhau.
+ Phân tích và nêu cách ghép vần, ghép tiếng => Phần lớn các em đều phân

tích tốt, tuy nhiên cịn một vài học sinh yếu vẫn chưa thể phân tích được.
+ Đối với các từ ứng dụng giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh minh
họa hoặc cho xem vật thật, đặt ra một vài câu hỏi cho học sinh trả lời rồi sau đó
giáo viên lồng ghép thêm kiến thức để giáo dục học sinh.

3. Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của
HSTH
Các giáo viên khi lên tiết dạy đặc biệt quan tâm đến ngun tắc này vì nó địi
hỏi phải chú ý đến đặc điểm tâm lí của học sinh. Lớp 1 là lứa tuổi chuyển từ mầm
non lên nên các em vẫn cịn thích chơi hơn là học, do đó khi lên tiết giáo viên ln
cho các em chơi nhiều trị chơi khác nhau nhằm giúp các em học mà chơi, chơi mà
học. Việc lồng ghép trò chơi vào trong tiết học em thấy đem lại hiệu quả cao trong
việc tiếp thu bài của học sinh, các em hào hứng tham gia, tích cực phát biểu bài
hơn.
Ví dụ để tạo hứng thú học tập ngay từ đầu tiết giáo viên thường cho học sinh
hát một bài hát vui nhộn hay chơi trò Đố bạn, Tôi bảo, Hoa nở - hoa tàn, ….. Giữa
tiết thì khởi động bằng bài tập thể dục nhẹ nhàng hay bằng bài hát yêu cầu các em
lắc lư theo điệu nhạc. Tùy vào bài giáo viên sẽ thiết kế thêm trò chơi học tập để các
em chơi.
Học sinh được sinh ra ở các vùng miền khác nhau nên có những lỗi sai do phát
âm địa phương là điều khó có thể tránh khỏi, nhưng giáo viên cũng quan tâm sửa
chữa cho các em để các em có được vốn Tiếng Việt đúng chuẩn và phong phú hơn.

II. Ý kiến cá nhân
Qua thời gian được trải nghiệm thực tế học tập được nhiều kinh nghiệm quý báu
nhưng em cũng có một số băn khoăn, thắc mắc và thử lí giải và kiến nghị theo suy
nghĩ của mình như sau:


- Trên lớp giáo viên đa phần chỉ dạy cho các em mơn Tập viết và Tốn, một số

mơn như Đạo đức, Tự nhiên xã hội hay Thủ cơng,… thì hầu như các em không
được học ngoại trừ môn Âm nhạc.
=> Nhiều tiết giáo viên phải đi dự giờ nên bị trễ bài buộc giáo viên phải lấy cả
những tiết môn khác để dạy bổ sung cho đủ và rèn thêm cho học sinh chủ yếu về
Toán, Học vần hay Tập viết.
- Theo như em biết thì lớp 1 qua đến học kì 2 mới bắt đầu làm quen với kiểu chữ
hoa nhưng có một số giáo viên đã cho học sinh viết hoa được vài chữ đầu tiên trong
bảng chữ cái.
=> Có thể các em đã được học trước rồi nhưng theo đúng chương trình thì chưa
được cho học sinh viết.
- Học sinh vẫn chưa được làm quen nhiều với dụng cụ học tập như bảng con và
bảng cài nên khi học tiết học vần học sinh vẫn còn lúng túng trong việc viết bảng
con và dùng bảng cài. Điều này làm tốn thêm thời gian trong tiết dạy.
=> Em nghĩ cần cho học sinh sử dụng dụng cụ học tập nhiều hơn đặc biệt là trong
tiết Học vần và tiết Tốn để giáo viên cũng có thể bao quát hết được học sinh của
mình hiểu bài như thế nào.
- Tiết dự giờ giáo viên sẽ dạy đúng quy trình, đúng thời gian và đủ kiến thức cần
truyền tải, nhưng ở thực tế tiết dạy bình thường thì lại khơng như vậy mà thời gian
có thể bị kéo dài hơn hoặc lược bớt quy trình.
=> Theo em nghĩ quy trình chỉ là cơng cụ để giáo viên biết mình cần dạy như thế
nào và đang dạy đến đâu, nhưng do trình độ học sinh khơng đồng đều hồn tồn
nên nếu dạy theo đúng một tiết 35 phút thì một số học sinh yếu không thể theo kịp
được các bạn học nhanh, lâu dần sẽ làm cho các em ngày càng thụt lùi hơn vì hổng
kiến thức. Do đó, cần phải kèm thêm cho các học sinh yếu trong lớp để các em theo
kịp với bạn.
Bài báo cáo của em đến đây xin hết.
Cảm ơn thầy đã đọc.
Sinh viên
TRẦN HẢI LINH




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×