TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT 1
Giáo viên: Trần Dương Quốc Hòa
Sinh viên: Phạm Thúy Quỳnh
Lớp : Tiểu học B – Khóa 6
Năm học: 2018 - 2019
Sau 4 tuần được trải nghiệm thực tế tại trường Tiểu học Phan
Chu Trinh, em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, được tiếp
xúc thực tế, trau dồi kiến thức cho bản thân cần thiết của một
nhà giáo, được làm quen với cách giảng dạy trên lớp.
1. Xem xét đánh giá việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học
Tiếng Việt ở trường Tiểu học ( Nguyên tắc phát triển
tư duy; Nguyên tắc giao tiếp; Nguyên tắc chú ý đến
tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH ).
Nguyên tắc phát triển tư duy:
- Trong các tiết dạy, giáo viên đã đảm bảo được các yếu tố hình
thành tư duy cho học sinh, thông qua các phân môn:
- Học vần: Học sinh đã nắm được 4 kĩ năng: đọc, nghe, nói, viết.
Giáo viên đã phát triển vốn từ cho học sinh, tập cho các em viết
đúng mẫu các câu ngắn, bồi dưỡng thơ văn cho các em. Ngoài
ra, giáo viên còn góp phần làm giàu vốn hiểu biết về tự nhiên,
xã hội cho học sinh, giáo dục nhân cách, đạo đức, tình cảm, tâm
hồn cho các em. Ví dụ bài học vần ong - ông tiết 2 lớp 1: Các
em đã biết kĩ năng sống: Khi đá bóng các em không được xô
đẩy nhau và không đùa giởn. Và để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh
các em phải thường xuyên tập thể dụng thể thao.
Nguyên tắc giao tiếp:
- Thông qua các tiết dạy, giáo viên đã đảm bảo nguyên tắc này
được thực hiện trong quá trình giảng dạy:
+ Giao tiếp giữa giáo viên với học sinh: Thông qua các bàI học,
giáo viên đặt câu hỏI cho học sinh trả lời, học sinh thắc mắc bài
học giáo viên giải đáp thắc mắc của học sinh, giáo viên nhận xét
và khen ngợi học sinh. Khích lệ những HS chưa tốt, có quan
tâm, hỏi han và giúp đỡ những HS yếu. Đặc biệt ngườI GV có
khả năng quan sát và bao quát lớp tốt, “giao tiếp bằng mắt” với
HS (nhìn ánh mắt của HS sẽ biết em đó đang gặp khó khăn dù
em không nói)
+Giao tiếp giữa học sinh với học sinh: Thông qua các bài học,
giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi, nhóm lớn,… Việc
thảo luận nhóm sẽ giúp học sinh kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
năng giao tiếp, phát hiện lỗi và tự chữa lỗi. Ví dụ: Thông qua
phân môn Học vần, mỗi học sinh có bạn đọc đúng có bạn đọc
sai, việc thảo nhóm sẽ giúp các em hoàn thiện đọc vần các từ
cho đúng, các em sẽ giúp các bạn học tốt hơn.
Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có
của HSTH:
- GV luôn cố gắng tạo không khí thoải mái, tiết học sinh động,
không gây áp lực cho HS, luôn trau dồi vốn từ ngữ cho HS ở
phân môn Học vần
- Thông qua các tiết Học vần: Về phần Luyện nói HS biết đặt và
trả lời câu hỏi: Lựa chọn về đối tượng, rèn luyện cho các em biết
chào hỏi, tạm biệt, chia tay trong gia đình, trong trường học.
Hướng dẫn các em nói thành bài, kể lại một câu chuyện đơn
giản bằng chính lời nói, giọng nói của các em. Từ đó GV nhận
xét, uốn nắn dần cho các em dần dần tạo cho các em kĩ năng
nghe, nói một cách chính xác làm cho người nghe hiểu được nội
dung em định nói.
Tóm lại, cả 3 nguyên tắc trên đều được các GV tại nơi em
kiến tập sử dụng.
Đánh giá tiết dạy Tiếng Việt ở trường Tiểu học vớI tiêu
chí của một tiết dạy tích cực:
Tiêu chí 1: Mọi HS đều được tham gia hoạt động
Các hoạt động mọi HS đều được tham gia đó là luyện đọc vần.
HS đọc nối tiếp nhau từng cá nhân, nhóm, dãy, lớp.
Tiêu chí 2: Học sinh tự sản sinh ra kiến thức
HS thường xuyên được trao đổi nhóm để giải quyết yêu cầu GV
đưa ra, qua đó HS có thể tự rút ra bài học. GV có vai trò đúc kết
lại phần kiến thức đó.
Tiêu chí 3: Không khí lớp học vui vẻ, thoải mái
GV xây dựng nhiều trò chơi để lớp học sinh động, tạo hứng thú
cho HS. Gây sự chú ý cho HS bằng các hình ảnh, clip minh họa.
GV đều vận dụng đầy đủ 3 tiêu chí này trong các tiết dạy,
đảm bảo một tiết học tích cực.
2. Các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận
thực tế với các tiết dạy học Tiếng Việt ở các trường
Tiểu học và thử đưa ra lí giải (nếu thấy “lạ”) hoặc đề
xuất các ý tưởng về giải pháp khắc phục (nếu thấy bất
cập)
Bên cạnh việc học hỏi những kinh nghiệm giảng dạy từ các
giáo viên phổ thông thông qua các tiết dạy mẫu, các tiết dự
giờ, bản thân em có những thắc mắc khi lần đầu được tiếp
cận với thực tế, em cảm thấy những điều học ở trường Đại
học Đồng Nai có vài điểm khác biệt với thực tế ở trường
Tiểu học.
Đầu tiên việc soạn giáo án: ở trường Tiểu học được soạn chi
tiết hơn giáo án được hướng dẫn ở trường Đại học. Ví dụ:
Từng lời nói, câu chữ, câu lệnh giáo viên nói với học sinh
như thế nào đều được ghi rõ và chi tiết vào giáo án.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên thường ít dạy theo giáo
án đã soạn. Sao chúng em lạ bắt buộc dạy đúng theo các
bước trình tự.
Các hoạt đợng trị chơi GV thường lặp đi lặp lại không có sự
mới mẻ, không đảm bảo mọi HS đều tham gia.
- Lí giải: Để tìm ra mợt trị chơi mà cả lớp đều tham gia thường
khá phức tạp và cần sự chuẩn bị kĩ lưỡng; trình độ công nghệ
thơng tin của mợt số GV cịn hạn chế, vì vậy các trò chơi thường
là các GV sử dụng của nhau nên hình thức đều giống nhau
- Giải pháp: GV cần trau dồi cho bản thân GV các kĩ năng về
công nghệ thông tin
Trên đây là phần trình bày của em, cám ơn thầy đã đọc và
mong thầy có những góp ý để bản thân em được hòan thiện
hơn và rút ra được bài học kinh nghiệm.