LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam có một vị thế địa văn hóa, địa chính trị khá đặc biệt, là nơi giao thoa giữa
nhiều nền văn hóa khác nhau. Đó là nền văn hóa Trung Hoa rực rỡ lâu đời, là nền văn
hóa Ấn Độ đa dạng và phong phú hay là những dòng văn hóa mang đậm chủ nghĩa cá
nhân đến từ phương Tây xa xôi. Bên cạnh việc cởi mở đón nhận những tinh hoa của
các nền văn hóa nước ngoài để làm giàu cho văn hóa mình, mảnh đất hình chữ S ấy
vẫn bảo lưu nguyện vẹn những giá trị sơ nguyên của dân tộc. Tất cả những yếu tố ấy,
tạo nên một nền văn hóa rất đa dạng, rất “Việt Nam” mà một nhiếp ảnh gia người Pháp
đã phải mất hơn 10 năm để có thể ghi lại hình ảnh của tất cả 56 nhóm dân tộc. 1
Mỗi vùng đất mà người Việt đặt chân qua đều để lại những dấu ấn của riêng thời đại
đó, của riêng dân tộc đó. Tất cả lồng ghép vào nhau tạo nên một nền văn hóa đa dạng,
đồng thời cũng có tính thống nhất. Sự phong phú và đa dạng của văn hóa Việt Nam thể
hiện trong mọi khía cạnh của đời sống và trên tất cả các phương diện từ tiếng nói, nghề
thủ công đến những điệu ca, câu hát, …
Với chủ đề: “Sự đa dạng của văn hóa Việt Nam được thể hiện rõ nét qua ẩm thực va
trang phục truyền thống”. Bài thảo luận này sẽ đi sâu phân tích về sự phong phú trong
ẩm thực ba miền Bắc, Trung, Nam và sự khác biệt về trang phục, trang sức của các dân
tộc Việt.
Bố cục của bài gồm 02 phần:
Phần 1: Sự đa dạng của văn hóa Việt Nam được thể hiện qua ẩm thực ba miền.
Phần 2: Sự đa dạng của văn hóa Việt Nam được thể hiện qua trang phục truyền thống
các dân tộc.
1 Xem />
PHẦN 1: SỰ ĐA DẠNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM
ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA ẨM THỰC BA MIỀN
Văn hóa ẩm thực Việt Nam là văn hóa nông nghiệp, có tính sông nước, thể hiện qua cơ
cấu bữa ăn: Cơm, Rau, Cá, Thịt. Văn hóa ẩm thực Việt Nam có tính cộng đồng, tính
tổng hợp, tính linh hoạt và có sự hài hòa âm dương. Người Việt luôn biết lựa chọn thời
điểm hợp lý nhất để sử dụng các món ăn, mùa nào nên ăn món nào, mùa nào nên sử
dụng gia vị nào đều được lựa chọn một cách kĩ càng:
“Mùa nào, thức nấy”
“Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể”
“Ếch tháng mười, người tháng giêng”
Tuy đều có những đặc điểm chung như vậy nhưng văn hóa ẩm thực tại mỗi vùng mỗi
khác, tạo nên sự đa dạng và phong phú cho ẩm thực Việt Nam. Người ta nói ẩm thực
không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa tinh thần. Ẩm thực của người
Việt không chỉ là những món ăn, công thức chế biến mà còn là một nét văn hóa tự
nhiên hình thành trong cuộc sống, thể hiện những đạo lý, phong tục riêng. Với một đất
nước có chiều dài lịch sử lâu đời và vị trí địa lý khác biệt, thì mỗi một vùng miền trên
dải đất hình chữ S này lại có những món ăn đặc trưng, những món đặc sản riêng biệt
không thể hòa lẫn.
1. VĂN HÓA ẨM THỰC MIỀN BẮC
1.1. Các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến ẩm thực phía Bắc
Về khí hậu: Miền Bắc có 4 mùa trong năm là: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đặc trưng khí hậu
của vùng là có một mùa đông lạnh, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, và có tiết mưa
phùn trong mùa khô. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm: vụ
đông với các cây ưa lạnh, vụ xuân, vụ hè thu, vụ mùa.
Về đất đai: Đất nước nông gnhiệp là nguồn tài nguyên cơ bản của vùng, do phù sa của
hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Diện tích này dùng để trồng cây ngắn
ngày như lúa, hoa màu lương thực, cây công nghiệp hàng năm.Diện tích này tiếp tục
được mở rộng ra biển với các biện pháp quai đê, lấn biển, thực hiện phương thức “ lúa
lấn cói, cói lấn sú, vẹt, sú, vẹt lấn biển”.
Về sơng ngịi: Mạng lưới sơng ngòi trong vùng tương đối phát triển. ở vị trí hạ lưu sông
Hồng và sông Thái Bình với nhiều chi lưu nên vùng có một mạng lưới sông tương đối
dày đặc. Dựa vào đó, ở đó xây dựng hệ thống đê sông, đê biển, để ngăn lũ, nước mặn,
phát triển hệ thống tưới tiêu, thuỷ nông. Kết hợp với hệ thống đường bộ, hệ thống giao
thông đường thuỷ tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và xã hội.
1.2. Đặc điểm trong văn hóa ẩm thực của miền Bắc
Ẩm thực miền Bắc được cho là hài hòa về cảm quan, từ sự phối trộn khéo léo các thành
phần nguyên liệu. Người miền Bắc chọn món ăn thanh đạm, nhẹ nhàng, có vị chua nhẹ.
Đặc trưng trong những món ăn đặc trưng miền Bắc thường là không đậm các vị cay,
béo, ngọt bằng các vùng khác; món ăn có vị vừa phải, không quá nồng nhưng lại có
màu sắc sặc sỡ; chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm, nhiều món rau và các
loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến....
Thứ nhất, Vừa mang đặc điểm vùng khí hậu lạnh vừa mang đặc điểm vùng khí hậu
nóng ảnh nên cách ăn uống của người miền Bắc trong mùa lạnh làm ăn rất nhiều thịt và
các sản phẩm từ thịt (giò, chả), dùng nhiều món xào, nấu, kho.
Thứ hai, Mùa nóng thì ăn nhiều món canh được chế biến bằng phương pháp luộc, trần,
… tỷ lệ ăn có nguồn gốc thực vật nhiều hơn động vật, dùng nhiều món luộc, nấu các
món ăn ít cay, ít ngọt nổi mùi thơm trong khi chế biến ít khi có đường, ít trực tiếp cho
vào món ăn có nhiều món ăn đặc sản truyền thống lâu đời mang tính độc đáo. Thực
phẩm thì họ dùng nhiều là thịt gia súc (trâu, bò, lợn), hay thịt gia cầm (gà, ngỗng, vịt),
cá, cua, rau (rau muống, bầu, bí, rau ngót, bắp cải), gia vị sử dụng nhiều là dấm, chanh,
sấu, ớt tiêu, gừng, hành tỏi, …
1.3. Các món ăn chính của miền Bắc
1.3.1. Các món ăn nổi tiếng của miền Bắc
Có lẽ chính quan điểm về cái ăn và phong cách ăn đã góp phần tạo nên những món ăn
đặc sản của xứ Bắc. Cách chế biến tinh tế gia vị thanh nhẹ khiến cho người ăn chiêm
ngưỡng không thể vội vã và ồn ào.
Hà Nội được xem là nơi hội tụ đầy đủ các tinh hoa của ẩm thực miền Bắc với những
món ngon Đông Bắc Bộ chứ danh như phở, bún chả, bún ốc, bún thang, xôi Cốm
Vòng, bánh cuốn Thanh Trì… cùng nhiều gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống mắm
tôm rau húng Láng. Và cách ăn uống của người miền Bắc cũng được thể hiện rõ qua
các món ăn đặc trưng:
Phở Hà Nội – món ăn nổi tiếng thế giới:
Phở là món ăn đặc trưng khi nhắc về Hà Nội, nhắc về miền Bắc. Mó đã có tiếng trên
nhiều nước trên thế giới, chứ không phải riêng Việt Nam và đã chinh phục được rất
nhiều người yêu ẩm thực.
Phở thường là phở bò hay phở gà. Nước dùng cho nồi phở được ninh từ xương bò hoặc
xương lợn, sá sùng, kèm theo nhiều gia vị như quế, hồi, gừng nướng, thảo quả, đinh
hương, hạt mùi, hành khô nướng tạo nên hương vị đặc trưng riêng. Bánh phở theo
truyền thống được làm từ bột gạo tránh thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. Để thưởng
thức được tô phở ngon tùy thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và bí quyết truyền thống
của người chế biến trong đó quan trọng đặc biệt là nồi nước dùng
Cốm làng Vịng
Cớm Vòng là thứ cớm dẹt, màu xanh non làm từ nếp cái hoa vàng vừa qua kỳ đổ sữa.
Nghề làm cốm cũng lắm công phu, lúa già hạt cốm không còn xanh cứng và gãy nát.
Lúa non quá, hạt cốm bết vào vỏ trấu nhão mất ngon thường lúa gặt hôm nào đem rang
và giã cốm hôm đó, rang lúa sao cho vừa nửa hạt cốm chín tới, không giòn mà tróc
trấu. Giã cốm bằng loại cốm riêng, nhịp chày nhẹ và đều sao cho cốm mịn và dẻo.
Cốm được gói vào lá sen già ấp ủ hương sen tinh khiết hoặc lá khoai rát xanh non và
buộc bằng những sợi rơm vàng. Ăn cốm bốc từng dúm nhỏ đựng trong lá sen, nhai
cốm thật chậm rãi để cảm nhận vị ngọt thơm thoang thoảng của lúa nếp non và Hương
Sen ngào ngạt.
Bánh cuốn Thanh Trì:
Nhắc đến các món ăn làm từ lúa gạo ngon đã tồn tại từ bao đời nay của người dân đất
Hà Thành sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc đến bánh cuốn Thanh Trì. Ngôi làng
ấy dường như đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người Bởi khi nhắc đến món bánh hấp dẫn
này là người ta lại vô thức buột miệng nhắc tên món ăn hấp dẫn này.
Chả cá Lã Vọng:
Chả cá Lã Vọng là đặc sản nổi tiếng Hà Nội mà ai đến đây cũng ít nhất một lần thưởng
thức. Được làm từ công thức gia truyền, món ăn trở nên hấp dẫn và nổi tiếng khắp cả
nước với Hương vị đậm đà của mắm tôm, rắn chắc của thịt cá lăng. Là món cá tẩm ướp
rồi đem nướng trên bếp than hồng và rán lại trong chảo mỡ nóng hôi hổi, ăn kèm với
chút bún rối là đúng vị Hà Nội luôn đấy nhé.
Cá kho làng Vũ Đại:
Nhắc tới đặc sản miền Bắc, món ăn tinh hoa ẩm thực Việt thì không thể nào thiếu sót
món cá kho Vũ Đại nổi tiếng. Món cá kho được kho bằng cá trắm đen với công thức cổ
truyền được kho bằng niêu đất với thời gian 16 đến 24 tiếng đồng hồ tạo nên một món
cá kho thịt chắc, xương nhừ và ngày càng phổ biến có mặt trong bữa cơm gia đình Việt
Nem rán:
Các món ăn thường ngày trong gia đình Việt ở miền Bắc:
Vào mùa hè: canh cua rau đay, cà pháo, thịt luộc, cá nấu dưa, canh chua, …
Vào mùa đông: cá kho, thịt đông, ….
2. VĂN HÓA ẨM THỰC MIỀN TRUNG
2.1 Các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến ẩm thực miền Trung
Miền Trung đặc trưng khí hậu là nắng nóng, gió lào và mưa ẩm, địa hình hẹp chạy dài
theo dãy núi Trường Sơn, một bên là biển Đông, chính vì vậy mà cuộc sống con người
vùng đất miền Trung khá kín đáo, thâm trầm và đa dạng. Cùng với cuộc sống đa dạng
này, là những lối ẩm thực có chiều sâu riêng biệt. Văn hóa ẩm thực là một phần văn
hóa của một cộng đồng, nằm trong tổng thể các đặc trưng về tinh thần chủ đạo, lối
sống, vật chất, tình cảm, diện mạo của cộng đồng dân tộc, thông qua gia đình, làng
xóm, vùng miền, quốc gia… Nó tạo nên tính cách, lối sinh hoạt; phản ánh thói quen,
niềm ưa thích của cộng đồng vùng miền đó.
2.2 . Đặc điểm trong văn hóa ẩm thực của miền Trung
Trong món ăn của người miền Trung không thể không thể thiếu vị cay và vị mặn. Cái
khẩu vị ăn uống của người Miền Trung có tính đặc thù dương tính (theo thuyết âm
dương). Với cách nhìn của Giáo Sư Trần Ngọc Thêm thì người Miền Trung ăn cái gì
cũng cay, ăn cái gì cũng nhiều muối, ăn cái gì cũng phải cho no, cho chắc.
Người miền Trung thích ăn mặn không phải vì miền Trung là vùng ven biển, có tài
nguyên muối lớn mà vì họ cho rằng ăn mặn sẽ ăn được lâu hơn, tiết kiệm hơn.
Người miền Trung thường ăn cay là để chống lại cái lạnh và mưa dầm như một phương
thức thích nghi với cuộc sống.
Tuy nhiên, về sâu xa, một nhà nghiên cứu ở Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Huế đặt giả
thiết rất có lý về vấn đề khẩu vị ăn uống của người Miền Trung là họ có phần thích ăn
cay. Việc người dân theo chân chúa Nguyễn Hoàng, tổ tiên người Huế đã di cư vào đất
Thuận Hóa. Sống chung với người Chăm nên họ cũng đã bắt chước một số tập tục về
ẩm thực của người Chăm. Một trong những tập tục đó là “ăn ớt” mà ớt thì có vị cay.
Sống trong môi trường thiên nhiên đầy “lam sơn chướng khí”, trái ớt cay đã giúp cho
họ chống chọi được với thiên nhiên, chống chọi được với lạnh và chống chọi được với
các thứ độc hại đầy dẫy trong môi trường mới”. Điều này rõ ràng phù hợp với phần
phân tích của GS Trần Ngọc Thêm nói về thuyết âm dương trong ẩm thực của Miền
Trung là Dương Tính.
Một gia vị không thể thiếu nữa của người miền Trung là nước mắm, đây không phải là
do họ thích ăn mặn mà nguyên nhân ở đây là do thoái quen của người vùng ven biển
ảnh hưởng bởi việc đi ghe đánh bắt cá. Thông thường thì ngư dân đi biển sẽ uống 1
ngụm nước mắm trước khi lặn xuống biển để gỡ lưới, kéo chài, thả cả câu... Mục đích
của việc uống nước mắm là để giữ được độ ấm trong cơ thể khi lặn sâu xuống biển, thứ
2 là giúp cho các mạch máu có thể lưu thông một cách bình thường giúp tránh được
trình trạng tắt nghẽn mạch máu dẫn tới co thắt cơ bắp. Khi đi biển họ thường dùng
nước mắm để nấu ăn tạo vị mặn và có màu vàng nâu trong đẹp mắt hơn thay vì phải
dùng muối và nước màu thì mất nhiều thời gian và tốn thêm giai đoạn để nấu ăn, mà
tính cách người Miền Trung thì ăn nhanh, gọn, lẹ để mà sống là chủ yếu nên dùng nước
mắm để nấu ăn vẫn là phù hợp nhất với người dân đi biển.
Ngoài những loại nước mắm nguyên chất từ cá ra, người miền Trung còn nhiều loại
nước chấm khác như mắm ruốc, mắm nêm, nước chấm bánh xèo làm từ gan, nước
chấm tôm chua của Huế
2.3. Các món ăn đặc trưng
Ẩm thực miền Trung khá phong phú đa dạng. Bên cạnh lối ẩm thực cầu kỳ mang tính
cung đình, nặng về lễ nghi lại có lối ẩm thực rất bình dân, dung dị, đơn giản. Có ẩm
thực sang trọng nhưng cũng có ẩm thực đường phố, không hề kém giá trị, kém hấp dẫn,
ít ngon và ít bổ dưỡng hơn ẩm thực sang trọng. Món ăn của người miền Trung có sự
khác biệt giữa các tỉnh, thành, khu vực dân cư với nhau
Nói đến ẩm thực miền Trung, trước hết là ẩm thực xứ Huế. Vốn là đất cố đô, Huế có
cách thức mời thưởng thức món ăn rất đặc biệt và đa dạng. Các món ăn được bày từng
món, với các loại mắm gia vị ăn kèm được dọn riêng, như cách dọn bữa của cung đình
xưa. Người Huế tỏ ra rất sành điệu trong việc ăn uống, không chỉ trong khâu chọn
nguyên liệu mà còn cầu kỳ từ việc chế biến cho đến cách bày biện trang trí và thưởng
thức. Mỗi món ăn đều được nâng lên thành một tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng và quyến
rũ. Ẩm thực Cung đình Huế là một trong những nét đặc trưng riêng của văn hóa ẩm
thực Miền Trung. Nó không chỉ nổi tiếng bởi cách trình bày mà nó còn đặc sắc về hình
thức. Ẩm thực Huế là đại diện cho sự sang trọng, cầu kỳ của ẩm thực cung đình xưa
Vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng thì lại nổi tiếng hơn về những món ăn dân dã hơn như
Mỳ Quảng, Cao lầu Hội An, Bún mắm, …
Cao lầu:
Quảng Ngãi lại có những món ăn không giống bất cứ ở vùng nào trên cả nước, đó là cá
Bống sông Trà, Chim mía, Kẹo gương, Mạch nha, Đường phổi và Món Don…
Cá bống sông Trà:
Còn Bình Định lại có bánh ít lá gai. Vị dẻo thơm, ngọt bùi của chiếc bánh đã trở thành
dư vị khó quên trong lòng những ai đã từng nếm qua thứ bánh ấy. Bánh ít lá gai là đặc
sản của đất võ Bình Định, về sau lan rộng ra các tỉnh thành và trở nổi tiếng trong văn
hóa ẩm thực miền Trung. Dù đi đâu xa, người con xứ sở vẫn không quên dáng hình
những chiếc bánh trông tựa như tháp Chàm cở kính.
Bánh lá ít gai:
Cũng như ở vùng biển vào dịp trời yên bể lặng ta sẽ được thưởng thức món ăn đặc sản
gỏi cá Phường Mét (Mỹ Thắng), nhớ Gỏi cá thu. Gỏi cá thường dùng cá cơm, cá thu,
cá rựa… xắt nhỏ lạng bỏ xương (trừ cá cơm) ướp với nước mắm ngon và gia vị, nhúng
vào lẩu nước dấm, nước dừa đun sôi rồi vớt ra bát ăn với rau mùi, bánh tráng, nhấm tí
rượu Bầu Đá, còn gì thú vị hơn.
Vùng đất Phú Yên có món bánh hỏi, loại bánh vắt từ gạo, rất đặc trưng, thơm ngon, ăn
với lá hẹ và thịt ba chỉ cuốn. Phú Yên còn có bánh đa tráng mỏng, nướng đều, dọn ra
ăn kèm gỏi hoặc các món.
3. VĂN HÓA ẨM THỰC MIỀN NAM
3.1. Các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến ẩm thực miền Nam
Về khí hậu: Miền Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo. Hai mùa chủ yếu
quanh năm là mùa khơ và mùa mưa.
Về địa hình: Có hai hệ thống sông lớn là Sông Đồng Nai và Sông Cửu Long. Khu vực
đồi núi chủ yếu tập trung ở phía đơng Nam Bợ.
Về văn hóa - xã hội: Dân cư Nam bộ gồm người Việt, Khmer, Hoa, Chăm và các dân
tộc thiểu số khác. Văn hóa có sự giao thoa, tổng hợp và chịu ảnh hưởng của nhiều nền
văn hóa khác nhau.
3.2. Đặc trưng khẩu vị người miền Nam
Ẩm thực miền Nam chịu ảnh hưởng từ ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan,
nên khẩu vị đặc trưng cũng thường có nhiều vị ngọt hơn các vùng khác. Người miền
Nam thích ăn những món ăn có vị đậm đà, chua ngọt, cay từ me, ớt, sả, đường và đặc
biệt thích nước mắm trong món kho, chấm.
Thích ăn chua (canh chua, dưa chua, …)
Ưa ăn chát (bắp chuối, chuối chát, trái bần, …)
Thích ăn đắng (khổ qua, rau đắng, mật cá lóc, …)
Nguyên liệu động vật: Nguyên liệu động vật khá phong phú bao gồm cá, tôm, cua,
mực, muông thú, gia súc, gia cầm và các loại động vật hoang dã…
Nguyên liệu thực vật: Vùng đất Nam Bộ hay vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long được ví
là Vựa trái cây cả nước với các loại trái cây nổi tiếng.
3.4. Một số món ăn đặc trưng
Cơm Tấm
Cơm cháy kho quẹt:
Bún mắm:
Nộm củ hũ dừa:
Các món ăn đặc trưng khác của vùng sơng nước Miền Tây như: gỏi ba khía, lẩu cá, các
loại mắm (mắm cá linh, cá lù đù, cá bò)
PHẦN 2: SỰ ĐA DẠNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM
ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA TRANG PHỤC TRÙN
THỚNG
Đất nước Việt Nam tḥc khu vực Đông Nam Á, lãnh thổ nằm trọn trong vùng nhiệt
đới ẩm, thế đất kéo dài từ Bắc xuống Nam, nên khí hậu hai miền có khác nhau: miền
Bắc có bốn mùa tương đối rõ rệt: xuân, hạ, thu đông; miền Nam thường ít thấy những
ngày giá rét, gần như chỉ có hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Đất nước ta vừa có núi cao
rừng rậm, có đồng bằng bát ngát phì nhiêu, vừa có sông dài biển rộng, trung du trù phú.
Những điều kiện địa lý, khí hậu đó đã thúc đẩy sự phát triển tính đa dạng về trang phục
của nhân dân từng vùng phù hợp cho sự thích nghi tồn tại. Dân tộc Việt Nam bao gồm
nhiều thành phần, trong đó người Việt có số dân đông nhất - một trong những tộc
người có gốc tích lâu đời nhất trên dải đất này, ngoài ra còn có 53 dân tộc khác sinh
sống trên lãnh thổ đất nước. Do đó trang phục nói chung và của từng tộc người nói
riêng vô cùng đa dạng và phong phú.
1. PHỤC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KÌ LỊCH SƯ
1.1.
Sự thay đổi của trang phục truyền thống VN theo chiều dài lịch sử
Đất nước Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á, lãnh thổ nằm trọn trong vùng nhiệt
đới ẩm, thế đất kéo dài từ Bắc xuống Nam, nên khí hậu hai miền có khác nhau: miền
Bắc có bốn mùa tương đối rõ rệt: xuân, hạ, thu đông; miền Nam thường ít thấy những
ngày giá rét, gần như chỉ có hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Đất nước ta vừa có núi cao
rừng rậm, có đồng bằng bát ngát phì nhiêu, vừa có sông dài biển rộng, trung du trù phú.
Những điều kiện địa lý, khí hậu đó đã thúc đẩy sự phát triển tính đa dạng về trang phục
của nhân dân từng vùng phù hợp cho sự thích nghi tồn tại. Dân tộc Việt Nam bao gồm
nhiều thành phần, trong đó người Việt có số dân đông nhất - một trong những tộc
người có gốc tích lâu đời nhất trên dải đất này, ngoài ra còn có 53 dân tộc khác sinh
sống trên lãnh thổ đất nước. Do đó trang phục nói chung và của từng tộc người nói
riêng vô cùng đa dạng và phong phú.
1.1.1. Trang phục truyền thống Việt Nam qua các thời kì lịch sử
Với các giai đoạn phát triển của lịch sử đất nước, ta có thể thấy rất rõ mỗi giai đoạn
đều có những dấu ấn về trang phục rất riêng và thể hiện rất rõ nét văn hóa đặc trưng
trong từng thời kỳ.
Thời Hùng Vương với văn hóa Đơng Sơn:
Trang phục đặc trưng của phụ nữ thời này là “áo ngắn đến bụng, xẻ ngực, bó sát vào
người, phía trong mặc yếm kín ngực có cổ tròn sát cổ, trang trí thêm hình những tấm
hạt gạo. Cũng có những loại áo cánh ngắn, cổ vuông, để hở một phần vai và ngực hoặc
kín ngực, hở một phần vai và trên lưng, có thể mặc chui đầu hay cài khuy bên trái. Trên
áo đều có hoa văn trang trí. Thắt lưng có ba hàng chấm trang trí cách đều nhau quấn
ngang bụng...”
Thời kỳ này cho thấy phục trang Việt đã được định hình rất rõ nét thể hiện qua những
hoa văn trên mặt trống đồng hay hình khắc trên cán dao bằng đồng. Đây cũng chính là
căn nguyên cho bản sắc văn hóa thể hiện trong y phục truyền thống của người Việt
Nam hiện nay.
Thời Ngô - Đinh - Tiền Lê:
Trang phục thời kỳ này tư liệu và di vật rất hiếm, chỉ chủ yếu nói đến trang phục triều
đình (tên mũ, tên áo, màu sắc… nhưng lại không miêu tả tỉ mỉ, cặn kẽ). Một số di vật
bằng gỗ, đá để lại, nói chung hình nét không được rõ lắm.
Ở thời kỳ này, ngành dệt may phát triển vượt bậc, xuất hiện thêm hàng loạt các chất
liệu vải khác nhau như vải bông thô, vải đay, vải gai, vải cát bá loại mịn, lụa…, đặc
biệt là các loại vải được dệt từ tơ tre, tơ chuối, trong đó loại vải dệt từ tơ chuối có tên
gọi là vải Giao Chỉ rất nổi tiếng. Đồng thời, nghệ thuật thêu cũng ngày càng tinh tế,
mang đến những tác phẩm nghệ thuật có giá trị.
Cùng với sự phát triển của xã hội, quan niệm về cái đẹp, thẩm mỹ và thời trang cũng
không ngừng tiến bộ. Tuy nhiên đây cũng là thời kỳ mà chế độ phong kiến đã bắt đầu
bước vào giai đoạn ổn định, các loại trang phục phân biệt từng tầng lớp giai cấp ngày
càng hình thành rõ nét.
Thời Lý:
Là một trong những giai đoạn cực thịnh của triều đại phong kiến, vua thời Lý đã ban
hành những quy định cụ thể về phục trang để phân biệt giữa các tầng lớp nhân dân và
quan lại. Nhà vua còn thể hiện tinh thần tự lập tự cường của dân tộc qua việc không
dùng gấm vóc của triều Tống để may lễ phục mà sử dụng các chất liệu vải trong nước.
Điểm nổi bật nhất trong trang phục thời này là sự phát triển sang một cấp độ mới của
hoa văn trang trí, không còn là những hình ảnh đơn giản và thô sơ, các hoa văn hình
xoắn, hình móc… được thêu tinh xảo trên trang phục, thể hiện sự giao hòa đầy ý nghĩa
giữa thiên nhiên và cuộc sống con người. Có thể nói trang phục, hoa văn, họa tiết thời
Lý đã phản ánh khá rõ nét một tương quan thống nhất trong đời sống kinh tế, quân sự,
văn hóa đương thời.
Thời Trần:
Điểm nổi bật nhất trong triều đại nhà Trần chính là 3 lần đánh bại giặc xâm lược
Nguyên – Mông. Do liên tiếp phải đối đầu với những kẻ thù hùng mạnh, nên tâm lý sẵn
sàng “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” luôn thường trực trong cuộc sống quân dân thời
Trần, ảnh hưởng đến cả phục sức và quan niệm thẩm mỹ của cả dân tộc.
Với phụ nữ, trang phục thường là áo tứ thân, đàn ông thường để mình trần hoặc mặc áo
tứ thân, quần mỏng bằng lụa thâm, màu sắc của hai giới cũng rất giản dị, thường là
màu đen. Thực tế luôn phải đối đầu với giặc ngoại xâm đã không cho phép sự cầu kỳ
trên phương diện thời trang, thế nên dễ hiểu vì sao giai đoạn này, trang sức và trang
phục đều cực kỳ đơn giản, phụ nữ không trang điểm diêm dúa, vua quan ăn mặc giản
dị… Đáng quý nhất là tinh thần độc lập tự chủ thể hiện trong việc nhà Trần không quy
định màu sắc trang phục theo quan điểm Khổng giáo coi trọng chính sắc, mà vẫn dùng
các màu gián sắc như màu tía, màu hồng, biếc, lục… để may mặc cho quan các cấp.
Thời Lê - Mạc:
Có thể nói thời kỳ nhà Lê là thời kỳ thăng hoa của trang phục phụ nữ Việt Nam khi giai
đoạn này xuất hiện rất nhiều kiểu dáng và thiết kế vô cùng đa dạng. Nhưng nhìn chung
các trang phục thời nhà Lê đều có thiết kế khá cầu kỳ với nhiều lớp áo choàng, màu sắc
bắt mắt. Chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Trung Hoa nên các trang phục truyền thống
thời kỳ nhà Lê chưa thoát khỏi cái bóng của vùng đất hùng mạnh này. Trang phục của
phụ nữ Việt thời Lê có nhiều nét giống với kiểu áo choàng Hanfu của Trung Quốc với
phần ống tay rộng, chiếc thắt lưng to ngang eo được dùng để cố định bộ áo choàng này
lại. Chính vì ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa mà bộ trang phục này không được
nhiều người hưởng ứng.
Tới thời nhà Mạc, trang phục phổ biến trong triều đại này đã rất gần với chiếc áo tứ
thân, vấn khăn mỏ quạ của phụ nữ làng quê Việt Nam vào thế kỷ 19-20, với sự xuất
hiện của “mốt” để tóc dài, vấn khăn, rẽ đường ngôi giữa, mặc áo dài tứ thân cổ tròn,
thắt lưng buông dài trước bụng, váy dài và rộng. Thời trang hơn, phụ nữ quý tộc còn
mang những dải xiêm nhiều màu sắc rủ xuống chân, góp phần mang lại vẻ đẹp yểu
điệu, thướt tha. Trang sức cũng ngày càng đa dạng hơn về kiểu dáng, màu sắc, với
vòng tay tròn dẹt, hoa tai hình quả bầu, hình hoa sen hay khuyên tròn đẹp mắt.
Thời Hậu Lê – Lê Sơ:
Cho đến thời kỳ Hậu Lê bắt đầu xuất hiện nhiều kiểu trang phục khác nhau và các bộ
váy áo đã thể hiện được nét văn hóa riêng. Những bộ trang phục của phụ nữ thời kỳ
Hậu Lê rất kín đáo với nhiều lớp áo mang nhiều màu sắc khác nhau. Đặc trưng nhất
vẫn là phần ống tay rộng. Trang phục hầu gái (hay quan hầu trong cung) có áo cổ tròn,
có thể vạt áo tay dài hay ngắn, váy đơn hay xếp lớp, tay áo rộng hay hẹp...
Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, Tây Sơn:
Trang phục phụ nữ thời Tây Sơn khá cầu kỳ với các chi tiết thêu, may đắp tỉ mỉ và đặc
biệt trang phục của phụ nữ thời này hơi giống chiến phục và thay vì váy thì họ mang
quần. Những năm đầu thế kỷ 19, phụ nữ bị cấm mặc váy vì cho là dung tục.
Thời Nguyễn – Pháp thuộc:
Đời sống xã hội trong thời kỳ này có ảnh hưởng không nhỏ đến trang phục của người
dân. Nếu như trang phục của tầng lớp thống trị ngày càng bị “pha tạp” theo lối đua đòi
cải cách nửa mùa, thì trong xã hội, những phục trang truyền thống như áo dài, áo yếm,
áo tứ thân, khăn mỏ quạ, nón quai thao… đã trở thành hơi thở và là kết tinh văn hóa
của cả dân tộc. Trong khi chiếc yếm đào vượt khỏi chốn cung đình để cùng người phụ
nữ cần lao “dầm mưa dãi nắng” ngoài đồng ruộng, hay cùng áo tứ thân lượt là trong
những buổi hội Lim, thì thời trang phương Tây với những chiếc váy xòe, những chiếc
đầm cách tân hiện đại cũng dần du nhập và được phụ nữ quý tộc trẻ ưa chuộng, trong
đó Hoàng hậu Nam Phương – vị hoàng hậu cuối cùng của triều đại phong kiến Việt
Nam, là người rất thích mặc trang phục Tây phương và mặc rất đẹp.
Cũng trong giai đoạn này, ở miền tây nam bộ, chiếc áo bà ba trở thành bộ trang phục
truyền thống đặc trưng đồng hành cùng người phụ nữ, gợi vẻ đẹp thuần hậu, mộc mạc,
dịu dàng của người phụ nữ trên vùng quê sông nước. Áo bà ba vốn là áo không cổ,
thân áo phía sau may bằng một mảnh vải nguyên, thân trước gồm hai mảnh, ở giữa có
hai dải khuy cài chạy dài từ trên xuống, áo chít eo, xẻ tà vừa phải ở hai bên hông. Áo
có độ dài trùm qua mông, gần như bó sát thân làm tôn lên những đường cong tuyệt mỹ
của cơ thể người phụ nữ. Áo kết hợp với chiếc quần đen hoặc trắng dài chấm cổ chân
hoặc gót chân đã làm đẹp thêm hình hài vóc dáng của người phụ nữ với chiếc lưng ong
nhẹ nhàng, thanh thoát, mềm mại. Cho đến tận ngày nay, áo bà ba vẫn được coi là trang
phục truyền thống của người dân miên quê sông nước.
Giữa thế kỉ XX đến nay:
Đến thế kỷ XIX-XX, áo dài bắt đầu trở thành thứ trang phục không thể thiếu trong đời
sống xã hội Việt, từ các bà hoàng, công chúa trong hoàng cung với các kiểu áo dài
được may trang trọng, quý phái bằng chất liệu gấm, thêu chỉ vàng… đến các bà, các cô
vận áo dài đến trường, đến công sở, ra chợ, dạo phố. Một thời gian dài trong thế kỷ
XIX-XX, áo dài đã trở thành một loại thường phục hầu hết mọi người yêu chuộng. Trải
qua nhiều biến động lịch sử, cùng với sự du nhập của khuynh hướng thời trang phương
Tây, áo dài đã có nhiều cải tiến theo từng trào lưu nhất định. Tuy nhiên, dù ở bất kỳ
trào lưu cải cách nào, từ áo dài Le Mur, áo may dạng chít eo hay cổ thuyền theo “mốt”
Trần Lệ Xuân đến các loại áo dài vạt dài sát đất như hiện nay, áo dài vẫn chứng tỏ khả
năng bất biến mà không phải loại trang phục nào cũng làm được: đó là tôn lên vóc