Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,hình ảnh nội soi và kết quả điều trị bằng omeprazol của bệnh nhân trào ngược dạ dày tại khoa Liên chuyên khoa năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.74 KB, 41 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (TNDDTQ): Là tình trạng dịch dạ dày
trào lên thực quản có gây ra các triệu chứng hoặc tổn thương thực quản, họng,
thanh quản hoặc đường hô hấp[4][10][15]. Dù không phải bệnh nghiêm trọng
nhưng mang lại nhiều phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày và là bệnh lý ngày
càng phổ biến trong dân số.
Theo các y văn trên thế giới từ 3 thập kỷ nay bệnh trào ngược dạ dày-thực
quản được coi là bệnh lý mang tính tồn cầu vì tỷ lệ bệnh gia tăng nhanh và tính
chất rất phong phú của bệnh học. Trào ngược dạ dày-thực quản khơng cịn khu
trú trong chuyên ngành Nội tiêu hóa mà liên quan đến nhiều chuyên ngành. Đặc
biệt trong Tai mũi họng ( TMH) chiếm một vị trí rất quan trọng, hiện cịn phổ
cập hơn là trong Nội khoa. Trào ngược dạ dày-thực quản không còn là một hội
chứng, một bệnh mà trở thành một chương cơ bản trong bệnh học Tai Mũi
Họng. Nếu như trước đây trào ngược dạ dày-thực quản chủ yếu gặp ở các nước
phát triển Âu-Mỹ, trong những năm gần đây tỷ lệ gặp ở các nước châu Á cũng
tăng lên nhanh chóng.
Theo thơng báo của Droomann (Tạp chí Gastroenterology 1997)số lượng
bệnh nhân bị loét,ung thư dạ dày có xu hướng giảm dần thì ngược lại trào ngược
dạ dày-thực quản lại có xu hướng tăng lên, ở nhiều nước châuÂu chiếm tới 20%
trong tổng dân số. Theo báo cáo của Markowa, cũng ở tạp chí trên (1998);
Singapore,Ấn Độ, bệnh cũng chiếm tới 20% dân số. Theo Kwong Ming Fock
(Singapore) thì sang những năm đầu của thiên niên kỷ này ở nhiều nước châu Á
tỷ lệ bệnh đang tăng nhanh và có thể đã vượt cả các nước châu Âu- Mỹ.
Ở Việt Nam cũng từ những năm 2000 trở lại đây, trào ngược dạ dày-thực quản
thường được nhắc đến: 1999 GS.Võ Tấn đã có phát biểu cảnh tỉnh với các thầy
thuốc TMH về “ Hồi lưu dạ dày- thực quản” tại Hội nghị khoa học ngành ở Đà
Nẵng, BS.Huỳnh Khắc Cường đã trình bày khá đầy đủ về triệu chứng và điều trị
bệnh. Ngơ Ngọc Liễn trong tạp chí Tai Mũi Họng 2-2000 đã bước đầu tổng kết
về trào ngược dạ dày-thực quản ở trẻ em với đề xuất từ mới “ Ho ngang” là triệu


chứng điển hình bệnh ở trẻ em. Tạp chí Tai mũi họng 3/2004- Ngơ Ngọc Liễn và
Ngơ Thùy Nga nêu 42 trường hợp trào ngược dạ dày-thực quản ở người lớn với
đặc điểm chỉ có 14.28% có lt dạ dày tá tràng, có đến 16.6% khơng có bị viêm
loét dạ dày. Trào ngược dạ dày-thực quản từ 30 năm nay đã được chính thức
cơng nhận là một bệnh (GERD:Gastro-Oesophageal Reflux Disease), không chỉ
là hội chứng như trước đây nêu trong y văn, chẩn đoán bệnh nên đề rõ bệnh
trào ngược dạ dày thực quản hay GERD.


2

Các triệu chứng Trào ngược dạ dày-thực quản bao gồm các triệu chứng thực
quản điển hình và các triệu chứng trào ngược ngoài thực quản (TNNTQ) như
viêm thanh quản, hen phế quản, ho kéo dài, viêm họng, viêm mũi xoang cũng
được các tác giả nghiên cứu và được gọi là trào ngược họng-thanh quản LPR
(Laryngo- Pharyngeal Reflux) [10].Bệnh nhân (BN) bị trào ngược dạ dày-thực
quản ở giai đoạn đầu thường đi khám ở một số chuyên khoa khác như Tai mũi
họng, hơ hấp… do những biểu hiện ngồi đường tiêu hóa nổi trội hơn[19].
Nhiều tác giả đã đề cập tới biểu hiện Tai mũi họng của bệnh nhân trào ngược dạ
dày-thực quản và cho rằng đây chính là nguyên nhân gây thất bại trong điều trị
viêm mũi xoang, viêm họng, viêm thanh quản nếu không nghĩ đến và điều trị
nguyên nhân trào ngược.
Tại phòng khám Tai mũi họng , khoa Liên chuyên khoa -Bệnh viện đa khoa
huyện Minh hóa hàng ngày có rất nhiều bệnh nhân đến khám với các biểu hiện ở
Tai mũi họng nhưng được chẩn đoán và điều trị trào ngược dạ dày-thực
quản,trước thực tế đó chúng tôi lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng,hình ảnh nội soi tai mũi họng và kết quả điều trị bằng Omeprazol ở bệnh
nhân Trào ngược dạ dày thực quản điều trị tại khoa Liên chuyên khoa năm
2021” với các mục tiêu:
1.

Tìm hiểu những biểu hiện lâm sàng (triệu chứng cơ năng) và hình ảnh nội
soi Tai mũi họng ở bệnh nhân trào ngược dạ dày – thực quản.
2.
Đánh giá sự cải thiện các triệu chứng Tai mũi họng do Trào ngược dạ dày
-thực quản sau 10 ngày điều trị thuốc Omeprazol .


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Lịch sử nghiên cứu về Trào ngược dạ dày - thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản đã được nghiên cứu trên thế giới từ những năm
đầu thế kỷ 20. Năm 1906 Tileston đã công bố sự quan sát được bệnh loét thực
quản, năm 1934 Winkelstien lần đầu tiên đã tìm ra mối liên quan giữa triệu
chứng nóng rát sau xương ức và viêm thực quản trào ngược, năm 1946 Allison
đã mơ tả thốt vị hoành nhờ một yếu tố nguyên nhân của hội chứng TNDDTQ.
Từ thập niên 1980 việc theo dõi liên tục hoạt động của cơ thắt dưới thực quản
thấy được mối liên hệ trào ngược với trương lực cơ thắt dưới thực quản.
Ngày nay người ta nhận thấy rằng bệnh lý TNDDTQ khơng chỉ do một
ngun nhân mà có một số yếu tố liên quan đến giải phẫu và sinh lý. Năm 1989
một bước ngoặt quan trọng trong điều trị nội khoa khi sử dụng thuốc PPI
( Thuốc ức chế bơm proton PPI –Proton pump inhibitor)trong điều trị bệnh lý
TNDDTQ .Bệnh gặp nhiều ở các nước Âu, Mỹ và một số nước Đơng nam Á
trong đó có Việt Nam [3].
Một số tác giả nước ngoài cũng đã nghiên cứu về mối liên quan của các bệnh
lý TMH và bệnh TNDDTQ như: ho và viêm thực quản trào ngược ở trẻ em,
những tiến bộ trong điều trị bệnh TNDDTQ có ho mạn tính ở người lớn, viêm
thanh quản với bệnh TNDDTQ.Ngày càng có nhiều nghiên cứu về các biểu hiện
của TMH trong bệnh lý TNDDTQ . Năm 1968 Cherry mô tả về các triệu chứng

bên ngoài thực quản do trào ngược, Koufman 1991 nhận xét các biểu hiện TMH
trong bệnh lý trào ngược[17], Theo phân loại của Hội nghị quốc tế về tiêu hóa ở
Montreal, Canada năm 2006, LPR là biểu hiện ngồi thực quản của bệnh lý trào
ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease - GERD) [26] và từ
đó đến nay ngày càng nhiều cơng trình nghiên cứu về chẩn đốn và điều trị ; đo
pH thực quản 24h về bệnh lý TNDDTQ và các biến chứng của nó .
2. Tần số mắc bệnh
Bệnh TNDDTQ là bệnh lý thường gặp và tỷ lệ mắc ở các nước trên thế giới là
khác nhau. Ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ tỷ lệ mắc bệnh khoảng 10- 20%. Ở
Mỹ có khoảng 7- 10% dân số có triệu chứng ợ nóng (heartburn) hàng ngày, và
có khoảng 20-40% trong số đó được xác định là có bệnh lý trào ngược dạ dày
thực quản ở các mức độ khác nhau. Ở Pháp gặp từ 20- 35 % người lớn có biểu
hiện TNDDTQ với các mức độ khác nhau . Ở Nam Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ tỷ lệ này
là khoảng 10%. Ở châu Á tuỳ theo vùng và nghiên cứu khác nhau tỷ lệ khoảng


4

1.6- 10.5% . Theo nghiên cứu của Wong tại HongKong 2003 có khoảng 2.5%
dân số có triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày thực quản 1 lần/tuần. Ho
nghiên cứu tại Singapore 1.6% 1 lần/tuần [16].
3. Bệnh học trào ngược dạ dày-thực quản
3.1. Định nghĩa: Trào ngược dạ dày thực quản (GERD: gastro – esophageal
reflux disease) là một tình trạng bệnh lý xảy ra khi có sự tăng trào ngược dịch dạ
dày, gây ra những triệu chứng khó chịu và biến chứng.[11][25]
Định nghĩa này sử dụng thuật ngữ “khó chịu” để mô tả cảm giác không thoải
mái của bệnh nhân khi thuật lại các triệu chứng. Những bệnh nhân có những
triệu chứng lâm sàng đơn thuần, khơng cần xét nghiệm và nội soi cũng được coi
là TNDDTQ.
3. 2.Phân loại:

Người ta chia TNDDTQ làm 3 nhóm: TNDDTQ chức năng, TNDDTQ bệnh lý
và TNDDTQ thứ phát.
1.Trào ngược dạ dày – thực quản chức năng: Ở trẻ bú mẹ có nơn trớ hơn 2 lần
sau bữa ăn và trẻ lớn có những đợt nơn kéo dài ngay từ khi cịn bú mẹ. Trong
trường hợp này TNDDTQ chức năng xuất hiện một cách tự nhiên, không bị làm
dễ bởi một yếu tố nào về cơ thể học, nhiễm trùng, chuyển hoá hay thần kinh.
Khi chẩn đốn được thiết lập, cần được duy trì với chế độ ăn và đặt trẻ ở tư thế
đúng nhất là sau ăn. TNDDTQ chức năng có thể trở thành bệnh lý như sau một
thời gian dài bị bệnh.
2. TNDDTQ - bệnh lý: Nhóm này được định nghĩa là TNDDTQ gây nên những
tình trạng bệnh lý. Dấu hiệu và triệu chứng của TNDDTQ bệnh lý là chậm phát
triển, viêm phổi tái diễn, ăn khó, rối loạn động tác nuốt, nơn, co thắt khí quản và
ho kéo dài.
3. TNDDTQ thứ phát : TNDDTQ thứ phát thường phối hợp với một số tình
trạng bệnh lý và khơng đáp ứng với điều trị thông thường.
3.3.Giải phẫu:
Thực quản (TQ) là một ống cơ – niêm mạc nối hạ họng ở phía trên với dạ dạy ở
phía dưới.
3.3.1. Giới hạn:
- Trên là miệng thực quản tương ứng với bờ dưới sụn nhẫn, ngang tầm đốt sống
cổ thứ 6 (C6).
- Dưới tương ứng với tâm vị dạ dày, ngang mức sườn trái của đốt sống lưng D10
– D11.


5

- Chiều dài của thực quản thay đổi theo tầm vóc người, tuổi và giới. Ở người lớn
nó dài trung bình khoảng 25cm (+- ) 5, đi từ trên xuống dưới, phía sau khí quản
và trước cột sống.

Thực quản được chia làm 3 đoạn:
Thực quản cổ: vùng cổ dưới, dài khoảng 5 – 6 cm.
Thực quản ngực: là đoạn dài nhất khoảng 16 – 18cm.
Thực quản hoành: đi qua cơ hoành, dài 1 – 1,5cm.
- Ở đoạn trên, thực quản đi ngang sau khí quản và hơi chếch về bên trái rồi đi
chéo qua mặt sau của phế quản gốc trái, xuống phía sau tim, đi trước động mạch
chủ trước khi vào lỗ cơ hồnh.
- Phía dưới thực quản mở vào lỗ cơ hoành ở tâm vị.
- Thực quản là một ống dẹt, nửa trên dẹt rõ theo chiều trước – sau, nửa dưới
trịn. Đường kính trong thay đổi theo từng đoạn, trung bình khoảng 2 – 3cm theo
chiều ngay và 2cm theo chiều trước sau.
- Ở trạng thái nghỉ nó là một khoang ảo, hai thành ép vào nhau. Ở thực quản
ngực do áp suất của lồng ngực, lòng thực quản mở ra trong thì thở vào. Ở thực
quản cổ và bụng, do áp suất cố định nên nó khơng mở ra khi thở vào.
-Theo chiều dài, có những nơi lòng thực quản bị hẹp lại là do liên quan giải phẫu
gọi là các eo hẹp tự nhiên và đó là nơi dị vật, các chất dễ bị mắc lại, đọng lại.
3.3.2. Các eo hẹp là:
- Miệng thực quản hay eo hẹp nhẫn – hầu là nơi hẹp nhất, cách cung răng trên
khoảng 14 – 15cm.
- Eo hẹp quai động mạch chủ: do quai động mạch chủ đè vào sườn trái của thực
quản, cách cung răng trên khoảng 22 – 24cm.
- Eo hẹp phế quản gốc trái: nơi phế quản gốc trái bắt chéo phải trước thực quản,
cách cung răng trên khoảng 27 – 29cm.
- Eo hẹp cơ hoành: nơi thực quản chui qua cơ hoành, cách cung răng trên
khoảng 34 – 36 cm.
Tâm vị là chỗ thực quản nối tiếp với dạ dày, với cơ thắt tâm vị.
Đó là những mốc giải phẩu quan trọng cần lưu ý.


6


Hình ảnh 1: Định khu các chỗ hẹp của thực quản và các mốc giải phẫu liên quan.

3.3.3. Về cấu trúc: thực quản gồm lớp cơ và niêm mạc.
- Lớp cơ:
+ Cơ trơn gồm cơ vòng ở trong và cơ dọc ở ngoài, lớp cơ dọc mỏng hơn, ở hai
đầu dày lên.
+ Cơ vân: ở ¼ trên dày, liên tiếp với các bó sợi cơ vân bao quanh họng,càng
xuống dưới thì mỏng dần và đến đoạn tâm vị thì xuất hiện lại tạo thành cơ thắt
tâm vị.
- Lớp niêm mạc lót trong lịng thực quản, dày khoảng 500 - 800µm được cấu tạo
bởi lớp biểu mô, lớp đệm, lớp cơ niêm và các tuyến.
- Lớp dưới niêm mạc lỏng lẻo, có các mạch máu và thần kinh.
Cơ vịng thực quản dưới hay là chính xác hơn là khu vực áp lực cao ( HPZ ) là
đoạn xa nhất của thực quản ( 3-5 cm ở người lớn ) và có trường hợp dài từ 2-5
cm. Duy trì HPZ đầy đủ trong ổ bụng là rất quan trọng trong việc ngăn ngừa
TNDDTQ. HPZ không tương ứng với bất kỳ cấu trúc giải phẫu có thể nhìn thấy.
Nó là một khu vực được tạo ra bằng cách rất phức tạp với những sợi cơ trơn và
nó thường được xác định trong quá trình đo áp lực.
Thơng thường, TNDDTQ là do sự hư hỏng của một hoặc nhiều các cấu trúc
giải phẫu. Điều trị phẫu thuật thích hợp địi hỏi phải tiên lượng đầy đủ trước và
trong cuộc phẫu thuật và sữa chữa những hư hỏng.
Máu Cung Cấp Cho Thực Quản:
Việc cung cấp máu cho thực quản là được phân chia theo từng đoạn.
- Các động mạch giáp dưới cung cấp máu cho cổ thực quản.


7

- Các nhánh của động mạch phế quản và các nhánh trực tiếp từ động mạch chủ

và động mạch liên sườn cung cấp máu cho thực quản ngực ở gần và xa tương
ứng.
- Cuối cùng động mạch hoành dưới trái và động mạch vị trái cung cấp cho đoạn
thực quản bụng.
3.4. Sinh lí:
- Cơ vịng thực quản dưới (CVTQD) và dạ dày có thể được hình dung như là
một mạch hệ thống ống nước đơn giản như mô tả của Stein và các cộng sự.
Thực quản có chức năng như một máy bơm ,CVTQD như một van và dạ dày
như một hồ chứa.
- Các bất thường góp phần tạo ra TNDDTQ có thể xuất phát từ bất cứ thành
phần nào của hệ thống. Sự ít vận động của thực quản làm giảm sự làm sạch các
chất axit. Một CVTQD rối loạn chức năng cho phép trào ngược một số lượng
lớn dịch dạ dày. Chậm trễ trong việc làm trống dạ dày có thể làm tăng khối
lượng và áp lực trong hồ chứa cho đến khi cơ chế van bị hư hỏng , dẫn đến
TNDDTQ.
- CVTQD bất thường ( đây là yếu tố quan trọng nhất)
2 bất thường:
 CVTQD co thắt yếu làm ↑ trào ngược.
 Giãn CVTQD tạm thời: thường xuất hiện sau bữa ăn khi dạ dày chứa đầy
thức ăn.
Nắp van bị xoắn vặn hoặc biết mất nên không có tác dụng ngăn trào ngược
-Thốt vị: Phần lớn BN TNDDTQ có hiện tượng thốt vị.
Túi thốt vị làm dễ dàng cho CVTQD mở và đưa dịch axit lên thực quản, nắp
van bị xoắn vặn hoặc biến mất nên không có tác dụng ngăn trào ngược GERD.
-Co thắt bất thường của TQ:
Sóng co bóp khơng bắt đầu sau mỗi lần nuốt hoặc sóng biến mất trước khi đưa
thức ăn đến dạ dày làm giảm khả năng làm sạch acid .
-Chậm làm rỗng dạ dày:
Cơ chế được giả thuyết mà theo đó sự chậm làm rỗng dạ dày có thể gây ra
TNDDTQ là làm tăng trong dạ dày do áp lực tăng và cuối cùng, tăng áp lực đối

với cơ thắt thực quản dưới. Áp lực này cuối cùng đã vượt qua CVTQD và dẫn
đến TNDDTQ. Dạ dày chậm làm rỗng thức ăn ra khỏi dạ dày từ đó làm giảm
khả năng làm sạch acid của thực quản.


8

Hình ảnh 2: Cơ vịng thực quản dưới

3.5. Ngun nhân:
- Sự trào ngược dịch axit dạ dày, mật, axit từ tá tràng vào thực quản quá mức là
nguyên nhân của bệnh TNDDTQ.
- Về mặt chức năng hoặc cơ học của CVTQD là nguyên nhân phổ biến nhất của
TNDDTQ. Sự nghỉ ngơi kém hoạt động của CVTQD có thể gây ra bởi các thực
phẩm như cà phê, rượu, chocolate, bữa ăn nhiều chất béo, thuốc, các yếu tố kích
thích và nicotin.
3.6.Các yếu tố liên quan đến TNDDTQ.
- Giới tính và độ tuổi khơng có sự khác biệt nhiều về tỷ lệ mắc của bệnh trào
ngược dạ dày thực quản. Nhưng ở trẻ nhũ nhi thì trào ngược được coi là bệnh
nặng và nguy hiểm, thậm chí có thể gây chết đột ngột .
- Thói quen ăn uống đã làm TNDDTQ trở thành một căn bệnh phổ biến (chế độ
ăn uống và lối sống không lành mạnh, sử dụng các loại đồ uống có cồn, cafe,
thực phẩm chiên giịn cũng thường gây ra chứng trào ngược axit và ợ nóng).
Khoảng 7-10% của các triệu chứng của TNDDTQ xảy ra một cách thường
xuyên. Bởi vì đã có rất nhiều BN tự ý sử dụng thuốc để làm giảm triệu chứng
mà không tuân theo một nguyên tắc điều trị nào vì thế số lượng thực tế bệnh
nhân bị bệnh TNDDTQ còn cao hơn rất nhiều.
- Theo các nghiên cứu khoa học thì trào ngược dạ dày thực quản là chứng bệnh
thường gặp ở những người :
 Thừa cân, béo phì vì áp lực ở bụng lớn.

 Phụ nữ mang thai: áp lực tác động tương tự.
 Những người thường xuyên sử dụng các loại thuốc như thuốc hen suyễn,
thuốc an thần hay thuốc chống trầm cảm.


9


Những người bị thốt vị gián đoạn, khi có lỗ hổng ở cơ hoành giữa dạ dày
và ngực. Điều này làm giảm áp lực trong cơ vòng thực quản và làm tăng nguy
cơ trào ngược dạ dày thực quản
3.7.Lâm sàng:
Bệnh TNDDTQ có triệu chứng rất đa dạng, từ những tổn thương rất nhẹ khơng
có triệu chứng, khơng có biến chứng cho tới những trường hợp viêm thực quản
có biến chứng về giải phẫu và chức năng.
- Các triệu chứng điển hình:
+ Nóng rát sau xương ức: bệnh nhân có cảm giác nóng rát sau xương ức, lan lên
trên, xuất hiện sau ăn, khi nằm ngửa hoặc khi cúi. Triệu chứng đau tăng lên khi
có kết hợp các yếu tố như ăn no, uống bia rượu, cà phê. Triệu chứng cũng có thể
giảm khi dùng các thuốc trung hịa acid, ngồi hay đứng dậy. Nóng rát sau bữa ăn
và đêm phải thức dậy nhiều lần thường xảy ra ở những người có viêm thực quản
nặng
+ Ợ chua: bệnh nhân có cảm giác chua miệng khi ợ, thường xuất hiện sau ăn,
khi nằm hoặc vào ban đêm, khi thay đổi tư thế. Ợ chua thường vào ban đêm kèm
với cơn ho, khó thở. Dịch acid trào ngược lên họng gây nôn.
- Các triệu chứng khơng điển hình:
+ Nuốt nghẹn: khó khăn khi nuốt, cảm thấy vướng thường do co thắt, phù nề
hoặc do hẹp TQ.
+ Nuốt đau: là hiện tượng đau khi nuốt thường gắn với viêm TQ nặng và thường
báo hiệu là biến chứng ở TQ.

+ Đau ngực: giống như cơn đau thắt ngực nhưng ở đây cơn đau không điển hình.
Đặc điểm là đau rát sau xương ức, lan lên vai, sau lưng, lên cung răng. Các triệu
chứng xảy ra không theo quy luật, ngắt quãng, không liên quan đến bữa ăn, lao
động nặng hoặc gắng sức, đáp ứng kém với các thuốc giãn mạch. Các triệu
chứng này tuy do trào ngược nhưng cũng nên làm các thăm dò chức năng khác
để chẩn đoán phân biệt với bệnh lý động mạch vành, các rối loạn chức năng vận
động TQ.
- Các triệu chứng ngồi cơ quan tiêu hóa:
+ Ho kéo dài là triệu chứng hay gặp về đường hô hấp của TNDDTQ, ngun
nhân có thể do hít phải chất trào ngược.
+ Khó thở về đêm do acid dạ dày gây ra co thắt đường thở. Thường xảy ra ở
những trường hợp TNDDTQ nặng, biểu hiện có thể do chít hẹp phế quản do sự
tấn cơng của acid, cũng có một số cơng trình nghiên cứu chứng minh rằng có


10

trường hợp hen phế quản nghi ngờ do trào ngược khi dùng thuốc chống trào
ngược thì cơn hen giảm đi một cách rõ rệt.
+ Các triệu chứng tại họng: sự rối loạn âm thanh xuất hiện với tần xuất tương
đối cao với biểu hiện khàn giọng, khó phát âm kèm co thắt từng lúc. Viêm họng
phát triển theo kiểu mạn tính, hay tái phát.
+ Các triệu chứng ở mũi: đau như có dị vật mà khơng giải thích được làm bệnh
nhân lo lắng. Biểu hiện dị cảm mũi xảy ra khi nuốt nước bọt. Với hai triệu
chứng nóng rát sau xương ức và ợ nóng hay gặp với tỷ lệ cao, có giá trị giúp
chẩn đốn lâm sàng tới khoảng 90% các trường hợp.
b. Khám nội soi TMH phát hiện các biểu hiện trào ngược ngoài thực quản ở
vùng TMH
Nội soi TMH là một phương tiện giúp cho chẩn đoán chính xác các bệnh thơng
thường trong TMH .

Trong các trường hợp TNDDTQ ,nếu có ta thường thấy biểu hiện ở vùng TMH:
- Tai: hình ảnh của viêm tai giữa thanh dịch hay hình ảnh của viêm tai giữa cấp ở
1 hoặc 2 bên.
- Ở mũi xoang và vịm: hình ảnh viêm mũi xoang mạn tính, niêm mạc mũi xung
huyết phù nề, nhiều dịch nhầy, vùng vòm xung huyết.
- Họng: Amidal viêm mạn tính, các tổ chức hạt thành sau họng phát triển.

Hình ảnh 3:Tổ chức hạt thành sau họng

- Thanh quản- hạ họng: trong một số trường hợp điển hình có phù nề, xung
huyết niêm mạc hầu họng, thấy quanh miệng thực quản phù nề, xung huyết,
niêm mạc đỏ rực, có thể có vết loét trợt, nẹp phễu thanh quản phù, dây thanh
viêm dày xung huyết có trường hợp có hạt xơ, các tổ chức lympho đáy lưỡi phát
triển.


11

Hình ảnh 4:Thanh quản- hạ họng: phù nề sụn phễu, dây thanh nề dày

3.8. Cận lâm sàng
3.8.1. Chụp thực quản dạ dày có uống Barit: Chụp TQ thơng thường để phát
hiện các bất thường về giải phẫu như thoát vị hồnh, hẹp, lt, ung thư. Hình
ảnh thường gặp khi chụp XQ là vùng nối giữa thực quản dạ dày thô. Chụp thực
quản đối quang kép cũng khơng có giá trị nhiều hơn. So với nội soi hay đo pH
thì chụp XQ thường bỏ sót các tổn thương mặc dù thực tế có tổn thương [4].
3.8.2. Đo áp lực cơ thắt dưới thực quản: Đo áp lực cơ thắt dưới thực quản đơn
lẻ khơng có giá trị chẩn đốn vì một số người tăng áp lực cơ thắt dưới thực quản
nhưng lại có thể có hoặc khơng viêm thực quản.
3.8.3. Test Bernstein đo độ nhạy với acid của thực quản:

Test này được tiến hành lần đầu tiên vào những năm 1958 dùng để phân biệt với
những cơn đau ngực do tim. Vào những năm 1978 khi nghiên cứu so sánh nội
soi, chụp thực quản dạ dày có cản quang, đo áp lực thực quản và Bernstein test ở
những bệnh nhân nghi ngờ có viêm TQ người ta thấy test này cho độ nhạy cao
nhất (85%). Tuy nhiên có rất nhiều dương tính giả, trên một nửa số bệnh nhân có
test (+) nhưng khơng có viêm thực quản. Nhược điểm của phương pháp này là
không đo được nồng độ acid trào vào TQ, khơng phát hiện được tổn thương tại
TQ, nó chỉ cho biết hiện tượng tăng cảm giác đau đối với acid, thậm chí kết quả
âm tính cũng khơng loại trừ TNDDTQ [4].
3.8.4. Đo pH thực quản liên tục 24 giờ
Nhiều chuyên gia cho rằng những bất thường về pH thực quản 24 giờ có thể
được coi như là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán TNDDTQ. Phương pháp này theo
dõi tổng số lần acid trào ngược lên TQ. Tuy nhiên rất khó phân biệt được những
trào ngược sinh lý với trào ngược bệnh lý, ngưỡng giữa bình thường và khơng
bình thường lại cho kết quả không rõ ràng.
Trong thực tế lâm sàng, chỉ định đo pH thực quản 24 giờ trong các trường hợp
sau: thất bại với phương pháp điều trị, trước khi phẫu thuật, những trường hợp
khơng điển hình cần phối hợp để chẩn đốn xác định.
3.8.5. Chụp xạ hình thực quản


12

Độ nhạy của phương pháp này thấp hơn so với đo pH TQ 24h. Tuy nhiên nó có
ưu điểm là một phương pháp đơn giản hơn, hầu như không gây tổn thương. Mặc
dù vậy nó khơng cho biết mối liên quan với triệu chứng lâm sàng như là đo pH
TQ và vì thế khơng ưu tiên lựa chọn đầu tiên trong chẩn đốn.
3.8.6. Nội soi dạ dày thực quản
Vai trị của nội soi đánh giá những thay đổi của niêm mạc TQ và có thể phát hiện
được tổn thương trên đường tiêu hóa trên phối hợp qua đó có thể giúp tiến hành

sinh thiết và điều trị trào ngược bao gồm cả biến chứng. Tuy nhiên độ nhạy của
nội soi chẩn đoán TNDDTQ chỉ khoảng 40-50% ở những bệnh nhân có triệu
chứng lâm sàng điển hình. Việc sử dụng các kỹ thuật mới như nội soi nhuộm
màu, nội soi phóng đại với độ phân giải cao có thể đóng vai trò quan trọng làm
tăng giá trị của nội soi để chẩn đoán TNDDTQ trong tương lai gần.
3.9.Chẩn đoán
3.9.1Chẩn đoán lâm sàng
- Lâm sàng: có hội chứng thực quản (nóng rát sau xương ức, ợ hơi, ợ chua, trớ,
đau ngực do TNDDTQ) và các triệu chứng ngoài thực quản (ho kéo dài, nuốt
vướng, nói khàn, đau họng).
- Dựa vào bảng câu hỏi các chỉ số trào ngược RIS [11].
THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TRÀO NGƯỢC RIS = REFLUX INDEX
SCALE Theo Peter Belafsky, Koufman tại hội nghị SAN DIEGO

Trong 1 tháng nay có những triệu chứng nào
dưới đây và mức độ ra sao
1.Khàn tiếng hoặc rối loạn giọng nói
2.Tằng hắng- khịt khạc
3.Họng nhiều đàm hoặc đàm chảy sau họng
4.Khó nuốt thức ăn,nước ,thuốc
5.Ho sau khi ăn hoặc sau khi nằm xuống
6.Khó thở hoặc cơn ngộp thở
7.Ho gây khó chịu , bực dọc
8.Cảm giác vướng , như vật lạ ở họng
9.Nóng thượng vị, đau ngực, khó tiêu, ợ hơi

0: Khơng có triệu chứng
1: Triệu chứng rất ít gặp
2: Triệu chứng thỉnh thoảng gặp
3: Triệu chứng gặp thường xuyên

4:Triệu chứng gặp rất thường xuyên
5: Triệu chứng trầm trọng















































<5 điểm: (-) GERD
5 – 10 điểm: (±) GERD
> 10 điểm: >95% khả năng là GERD.
-Dựa vào PPI test













13

3.9.2.Chẩn đốn Cận lâm sàng
-

Chụp thực quản có uống thuốc Barryt

-

Đo áp lực thực quản

-

Test Berstein

-

Nội soi thực quản và sinh thiết

-

Đo pH thực quản

-

Chụp lấp lánh đồ (Scintigraphy)


3.10.Điều trị:
3.10.1. Điều trị nội khoa
Mục tiêu:
- Giảm triệu chứng và khôi phục chất lượng cuộc sống.
- Lành viêm thực quản nếu có.
- Giảm nguy cơ xảy ra biến chứng
Việc điều trị chủ yếu là loại trừ yếu tố nguy cơ là chính
*Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt
- Thay đổi cách sống: tránh hút thuốc, ngừng các thức ăn, uống như: chocolate,
thức ăn có nhiều mỡ, cà phê, thức uống có ga. Nếu bị mập hay cân nặng quá thì
nên giảm cân, tập thể dục đều đặn.
- Khơng nên ăn uống gỡ quá gần lúc đi ngủ (2 giờ trước khi đi ngủ) hay ăn quá
no.
- Khi nằm : nằm đầu cao hơn thân mình khoảng 45 độ trở lên.
- Tránh cúi người ra trước sau khi ăn
* Điều trị bằng thuốc:
- Thuốc

ức chế bơm proton (PPI): gồm các thuốc có hoạt chất như omeprazole
20mg, esomeprazole (nexium), Lansoprazole, pantoprazole (pantoloc)…
+ Các thuốc này ức chế hoạt động bơm proton ở dạ dày, ngăn chặn bơm ion H+
vào trong lòng dạ dày. Ức chế tạo acid dạ dày.
+ Đây là nhóm thuốc mới có hiệu quả nhất trong việc ngăn chặn sự tiết acid của
dạ dày.
+ Thuốc có hiệu quả làm giảm nhanh chóng các triệu chứng của bệnh, kể cả các
triệu chứng ngoài thực quản như khàn tiếng, ho kéo dài….


14


+ Thời gian điều trị khoảng 4-8 tuần với liều 40mg, dùng 2 lần một ngày sau đó
dùng liều duy trì thấp phịng ngừa tái phát.
+ Thuốc tương đối an tồn và ít tác dụng phụ
-Thuốc trung hịa acid: Có tác dụng trung hoà acid dịch vị. Thường dùng là: các
muối nhôm, các muối magnesi cùng các sản phẩm như alusi, maalox. Phương
pháp này phù hợp với các trường hợp trào ngược nhẹ.
-Thuốc kháng thụ thể H2: Kháng histamine H2 làm giảm tiết acid: Cimetidine,
ranitidine….
-Thuốc kháng dopamin: Domperidon…
3.10.2. Điều trị ngoại khoa
- Các bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản thường đạt kết quả tốt bằng điều
trị nội khoa. Các trường hợp khơng cải thiện khi đó dùng thuốc kéo dài hoặc có
biến chứng gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân thì cần can thiệp
ngoại khoa.


15

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân tuổi từ 16 tuổi trở lên được chẩn đoán lâm sàng bệnh trào ngược
dạ dày thực quản theo tiêu chuẩn chọn bệnh nhân và được nội soi Tai mũi họng
tại khoa Liên chuyên khoa ( bao gồm phòng khám tai mũi họng và khoa Liên
chuyên khoa).
Tiêu chuẩn lựa chọn:
* Tuổi từ 16 trở lên, đồng ý tham gia nghiên cứu
* Được chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản theo thang điểm trào ngược RIS
( > 10 điểm)

* Có 1 hoặc nhiều các triệu chứng tai mũi họng sau:
- Khàn tiếng tái phát nhiều lần
- Ho kéo dài
- Loạn cảm họng: nuốt vướng, cảm giác như cú gỡ chẹn ở họng, đau họng, rát
họng
- Ù tai, đau tai
- Chảy mũi, ngạt mũi
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân khơng đồng ý tham gia nghiên cứu
- Bệnh nhân có trào ngược dạ dày- thực quản do các nguyên nhân thực thể : U
dạ dày ,U thực quản ,Hẹp môn vị , Tắc ruột hoặc có tiền sử phẫu thuật dạ dày thực quản.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Địa điểm: Phòng khám Tai mũi họng và Khoa Liên chuyên khoa – Bệnh viện
đa khoa huyện Minh hóa
Thời gian:Từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 10 năm 2021.


16

2.3 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang .
2.4. Thiết kế mẫu
Chọn mẫu toàn bộ: chọn tất cả các đối tượng đáp ứng tiêu chuẩn chọn lựa
tham gia vào nghiên cứu.
Cỡ mẫu : 53
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
-Thu thập bệnh nhân từ phòng khám TMH và bệnh nhân điều trị tại khoa Liên
chuyên khoa
- Phỏng vấn bệnh nhân dựa trên bộ câu hỏi và thang điểm đánh giá trào ngược
RIS ; lập hồ sơ theo dõi cho từng đối tượng qua hồi cứu hồ sơ bệnh án (Hồi cứu

hồ sơ bệnh nhân trên phần mềm Hoanchau eHospital)
- Thăm khám thông thường và khai thác tiền sử,các triệu chứng của tiêu hóa ,tai
mũi họng và ghi nhận vào phiếu phỏng vấn.
- Thăm khám TMH: khám nội soi optic phóng đại, có bộ phận ghi hình,chụp ảnh
tìm tổn thương tại TMH.
- Tổng hợp kết quả điều trị bệnh qua hồi cứu hồ sơ bệnh án ngoại trú.
2.6.Công cụ thu thập số liệu
- Phiếu phỏng vấn
- Bộ nội soi TMH gồm: Nguồn sáng, optic 0°,70° loại 4mm của hãng Inno
Tech, có kèm theo bộ phận ghi và lưu ảnh khi nội soi.
2.7. Các biến số nghiên cứu
- Nghiên cứu về đối tượng:
+ Giới tính: Giới tính: Là biến định tính, chia thành: Nam , nữ.
+ Độ tuổi: Là biến định lượng liên tục, có thể chia thành các nhóm: từ 16-30
tuổi, 31 đến 45 tuổi, 46 đến 60 tuổi, >60 tuổi.
+ Nghề nghiệp: Là biến định tính, chia thành 4 nhóm: cơng chức- viên chức;
làm nơng - lâm nghiệp; kinh doanh - buôn bán ; các đối tượng khác.
+ Chỉ số BMI: Là biến định lượng, được tính theo công thức:
BMI= cân nặng (kg)/Chiều cao (m)2
Phân loại theo tổ chức y tế thế giới WHO :
Nhẹ cân: BMI < 18.5


17

Bình thường :18.5<= BMI<25
Thừa cân: 25<= BMI<30
Béo phì : BMI >30
+Đặc điểm lối sống: : Là biến định tính, đánh giá dựa trên việc hỏi bệnh, thăm
khám trực tiếp bệnh nhân.

+ Triệu chứng cơ năng: Là biến định tính, đánh giá dựa trên việc hỏi bệnhh.
+ Triệu chứng thực thể: Là biến định tính, dựa trên việc thăm khám trực tiếp và
soi TMH cho bệnh nhân.
2.8. Phương pháp xử lý số liệu
- Xử lý số liệu qua phần mềm SPSS 20.0
2.9. Đạo đức nghiên cứu
Các bệnh nhân trong đối tượng nghiên cứu đều được giải thích rõ ràng và đồng ý
hợp tác nghiên cứu. Các thông tin được khai thác trung thực


18

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 10 năm 2021 ,đã tiến hành
khám và nội soi cho 53 bệnh nhân tại phòng khám Tai mũi họng và khoa Liên
chuyên khoa – Bệnh viện đa khoa huyện Minh hóa. Kết quả thu được như sau:
3.1.Thơng tin chung về đối tượng nghiên cứu
3.1.1.Giới tính, nhóm tuổi, nghề nghiệp, BMI
Bảng 1: Các thông tin về giới tính, nhóm tuổi, nghề nghiệp, BMI

Giới tính

Tuổi

Nghề nghiệp

BMI

Số bệnh

nhân (n)

Tỉ lệ ( %)

Nam

22

41,5

Nữ

31

58,5

Từ 16 đến 30 tuổi

10

18,9

Từ 31 đến 45 tuổi

22

41,5

Từ 46 đến 60 tuổi


14

26,4

Trên 60 tuổi

7

13,2

Công chức, viên chức

7

13,2

Nông – Lâm – ngư nghiệp

29

54,7

Kinh doanh,bn bán

9

17,0

Khác


8

15,1

Nhẹ cân

2

3,8

Bình thường

21

39,6

Thừa cân

19

35,8


19

Béo phì

11

20,8


Nhận xét:
-Bảng trên cho ta thấy tỷ lệ Nữ/ Nam>1, Nữ chiếm tới 58,5%, Nam chỉ chiếm
41,5 %.
- Gặp nhiều ở nhóm tuổi 31- 45 chiếm tới 41,5%; tiếp đến nhóm tuổi từ 45 đến
60 tuổi chiếm 26,4%, và nhóm từ 16 đến 30 tuổi chiếm 18,9 %;Ít gặp nhất là
nhóm trên 60 tuổi chỉ có 13,2 % .
- Nhóm nghề nghiệp: Nơng – Lâm – Ngư nghiệp chiếm tỉ lệ cao với 54,7%,các
nhóm Cơng chức, viên chức (13,2%), Kinh doanh,bn bán (17.0%)và các
nhóm khác (15,1%)chiếm tỉ lệ gần bằng nhau.
- Chỉ số BMI:Trong nghiên cứu có 39,6% số bệnh nhân có chỉ số BMI ở mức
bình thường và 3,8% gầy; Có 35,8% bệnh nhân thừa cân và có đến 20,8% béo
phì.

Biểu đồ 1: Chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu
3.2.Đặc điểm lối sống
Bảng 2: Đặc điểm lối sống của đối tượng nghiên cứu

Số bệnh nhân (n) Tỉ lệ ( %)
Hút thuốc lá
Uống rượu, bia
Đặc điểm
lối sống Thói quen ăn đồ chua, cay, dầu mỡ,
cafein, đồ uống có ga.
Yếu tố tâm lý: stress, mất ngủ…

19

35,8%


22

41,5%

26

49,1%

45

84,9%


20

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có các yếu tố tâm lý: stress, mất ngủ …
chiếm tỉ lệ cao với 84,9%; có các yếu tố liên quan đến thói quen ăn đồ chua,
cay, dầu mỡ, cafein, đồ uống có gas là chiếm 49,1%và đối tượng nghiên cứu có
hút thuốc lá chiếm 35,8%,uống rượu bia (41,5%).
3.3. Đặc điểm các triệu chứng cơ năng đường tiêu hóa
Bảng 3: Các triệu chứng đường tiêu hóa của đối tượng nghiên cứu

Số bệnh nhân (n)

Tỉ lệ ( %)

Ợ nóng,ợ chua, buồn nơn, nơn

48


90,6%

Tăng tiết nước bọt

17

32,1%

Đau tức thượng vị

37

69,9%

Nóng rát sau xương ức

47

88,7%

Nhận xét: Các triệu chứng trên đường tiêu hóa thường gặp nhất : Ợ nóng,ợ
chua, buồn nơn, nơn (90,6%) ,Nóng rát sau xương ức (88,7%); Đau tức thượng vị
(69,9%) và ít gặp hơn là triệu chứng tăng tiết nước bọt (32,1%).
3.4. Đặc điểm các triệu chứng cơ năng về TMH
Bảng 4:Các triệu chứng cơ năng trên tai mũi họng của đối tượng nghiên cứu

Số bệnh nhân (n)

Tỉ lệ (%)


Về tai

9

17,0%

Về mũi xoang

32

60,4%

Về họng-thanh quản

46

86,8%

Triệu chứng

Nhận xét: Hầu hết ở bệnh nhân đều có biểu hiện ở họng-thanh quản với tỉ lệ
86,8%, nhiều bệnh nhân có biểu hiện ở mũi xoang (60,4%) và ít bệnh nhân có
biểu hiện ở tai (17,0%).
Cụ thể:
3.4.1. Các triệu chứng cơ năng về họng-thanh quản:
Bảng 5: Các triệu chứng cơ năng về Họng-thanh quản


21


Số bệnh nhân (n)

Tỉ lệ ( %)

Khàn tiếng hoặc rối loạn giọng nói

17

32,1%

Chảy dịch sau thành họng

24

45,3%

Nuốt nghẹn, nuốt vướng

46

86,8%

Khạc đờm, đằng hắng, ho mạn tính

44

83,0%

Nhận xét: 4 triệu chứng cơ năng thường gặp trên tai mũi họng là nuốt nghẹn
86,8%, khạc đờm, đằng hắng, ho mạn tính 83,0%; chảy dịch sau thành 45,3%,

khàn tiếng hoặc có rối loạn giọng nói chiểm tỉ lệ thấp nhất với 32,1%.
3.4.2. Các triệu chứng cơ năng về mũi xoang:
Bảng 6:Các triệu chứng cơ năng về mũi xoang

Số bệnh nhân (n)

Tỉ lệ ( %)

Nghẹt mũi

8

15,1%

Chảy mũi

25

47,2%

Đau rát mũi

3

5,6%

Viêm mũi xoang mạn tính

32


60,4%

Triệu chứng cơ năng

Nhận xét: trong các biểu hiện trên mũi xoang, tỉ lệ bệnh nhân có viêm mũi
xoang mãn tính chiếm tỉ lệ 60,4%,tiếp đến tỉ lệ chảy mũi 47,2%,và ít gặp hơn là
các triệu chứng nghẹt mũi 15,1%,đau rát mũi 5,6%.
3.4.3. Các triệu chứng cơ năng về tai:
Bảng 7:Các triệu chứng cơ năng về tai

Số bệnh nhân (n)

Tỉ lệ ( %)

Đau tai

3

5.7%

Ù tai

6

11.3%

Khơng có triệu chứng

44


83.0%

Triệu chứng cơ năng

Nhận xét: Có đến 83 % bệnh nhân khơng có biểu hiện ở tai, có 11,3 % bệnh
nhân có biểu hiện ù tai, và 5,7% đau tai .


22

3.5. Đặc điểm tổn thương thực thể qua hình ảnh nội soi Tai mũi họng
Bảng 8:Các tổn thương chung qua nội soi TMH

Số bệnh nhân (n)

Tỉ lệ ( %)

Tai

3

5,6%

Mũi xoang

33

62,3%

Họng-thanh quản


53

100%

Vị trí tổn thương

Nhận xét: Trên nội soi tai mũi họng, 100 % bệnh nhân có tổn thương ở họng –
thanh quản, có 62,3% biểu hiện ở mũi xoang ,và rất ít bệnh nhân có biểu hiện ở
tai (chiếm 5,6%).
3.5.1 Tổn thương họng -thanh quản qua nội soi TMH
Bảng 9: Các tổn thương họng -thanh quản qua nội soi TMH

Số bệnh nhân (n)

Tỉ lệ ( %)

Dây thanh xung huyết,nề dày hoặc có
hạt xơ dây thanh

26

49,1%

Amydan quá phát, xung huyết

28

52,8%


Niêm mạc họng xung huyết đỏ hoặc Tổ
chức hạt thành sau họng phát triển.

52

98,1%

Miệng thực quản, sụn phễu phù nề,
xung huyết

53

100%

Nhận xét: có 100% bệnh nhân được khảo sát có hình ảnh miệng thực quản,
sụn phễu phù nề, xung huyết, 98,1% bệnh nhân có niêm mạc họng xung huyết
đỏ hoặc Tổ chức hạt thành sau họng phát triển, tỉ lệ bệnh nhân có Amydan quá
phát, xung huyết cao,chiếm 52,8%, và 49,1% bệnh nhân có Dây thanh xung
huyết,nề dày hoặc có hạt xơ dây thanh
3.5.2. Tổn thương mũi xoang qua nội soi TMH
Bảng 10: Các tổn thương mũi xoang qua nội soi TMH

Số bệnh nhân (n)

Tỉ lệ ( %)


23

Niêm mạc hốc mũi phù nề xuất

tiết, xung huyết

23

43,4%

Cuốn mũi dưới quá phát, xung
huyết

27

50,9%

Vòm viêm xung huyết, xuất tiết

19

35,8%

Nhận xét: Bảng trên cho thấy niêm mạc hốc mũi có phù nề qua nội soi thấy
23/53 trường hợp;quá phát cuốn dưới, xung huyết thấy 27/53 trường hợp, có
19/53 trường hợp có vòm viêm xung huyết, xuất tiết.
3.5.3. Tổn thương tai qua nội soi TMH
Bảng 11: Các tổn thương tai qua nội soi TMH

Số bệnh nhân (n)

Tỉ lệ ( %)

Thủng màng nhĩ


1

2,0%

Màng nhĩ dày đục

3

5,6%

Màng nhĩ bình thường

49

92,4%

Nhận xét: Qua nội soi tai mũi họng thấy được: các tổn thương ở tai rất ít gặp, có
đến 49/53 trường hợp khơng thấy tổn thương ở màng nhĩ, có 3/53 bệnh nhân có
màng nhĩ dày đục và 1/53 trường hợp có thủng màng nhĩ .
3.6. Kết quả điều trị với Omeprazol:
Thời gian điều trị trung bình: 10 ngày
Bảng 12: Kết quả điều trị với Omeprazol


biểu
hiện
trước
điều
trị

Triệu
chứng

năng
đường

Ợ nóng,ợ
chua, buồn
nơn, nơn
Tăng tiết
nước bọt

Giảm

Khỏi
Số
bệnh
nhân
(n)

Tỉ lệ
(%)

Số
bệnh
nhân
(n)

48


1

2%

17

0

0%

Khơng thay
đổi

Tỉ lệ
(%)

Số
bệnh
nhân
(n)

Tỉ lệ
(%)

47

98%

0


0%

10

58.8
%

7

41.2%


24

tiêu
hóa

Triệu
chứng

năng
về
họngthanh
quản

Đau tức
thượng vị
Nóng rát sau
xương ức
Khàn tiếng

hoặc rối loạn
giọng nói
Chảy dịch
sau thành
họng
Nuốt nghẹn,
nuốt vướng
Khạc đờm,
đằng hắng,
ho mạn tính
Nghẹt mũi

Triệu
Chảy mũi
chứng

Đau rát mũi
năng ở
mũi
Viêm mũi
xoang
xoang mạn
tính
Triệu
chứng Đau tai

năng ở Ù tai
tai

37


0

0%

37

100%

0

0%

47

0

0%

47

100%

0

0%

17

1


5.9%

16

94.1
%

0

0%

24

0

0%

24

100%

0

0%

46

0


0%

45

97.9
%

1

2.1%

44

0

0%

39

88.6
%

5

11.4%

8

0


0%

7

1

12.5%

25

0

0%

19

6

24.0%

3

1

33.3
%

2

0


0%

32

0

0%

13

40.6
%

19

59.4%

3

0

0%

2

66.7
%

1


33.3%

6

1

16.7
%

0

0%

5

83.3%

87.5
%
76.0
%
66.7
%

Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy: sau 10 ngày điều trị với PPI
- Các triệu chứng cơ năng trên đường tiêu hóa :Có đáp ứng khá tốt với điều
trị, cụ thể:
+ Triệu chứng ợ nóng,ợ chua, buồn nơn, nơn có 98% trường hợp giảm triệu
chứng và 2% trường hợp khỏi ;

+100 % trường hợp có đều giảm các triệu chứng đau tức thượng vị (37/37
trường hợp có triệu chứng)và nóng rát sau xương ức (47/47 trường hợp có triệu
chứng).
+ Có 10 /17 trường hợp giảm triệu chứng tăng tiết nước bọt ( chiếm 58,8 %).


25

-Các triệu chứng cơ năng trên họng-thanh quản: Hầu hết các triệu chứng cải
thiện khá tốt với điều trị PPI , trong đó:
+100% giảm triệu chứng chảy dịch sau thành họng ;
+97,9% giảm nuốt nghẹn, nuốt vướng và chỉ có 2,1% ( 1/46 trường hợp ) không
thay đổi triệu chứng sau điều trị.
+ Khàn tiếng hoặc rối loạn giọng nói giảm đến 94,1 % và 5,9 % khỏi ;
+ Triệu chứng khạc đờm, đằng hắng, ho mạn tính : có 39/44 trường hợp giảm
triệu chứng ( 88,6%) , 5/44 trường hợp khơng cải thiện ( 12,5%), và khơng có
trường hợp nào khỏi .
-Các triệu chứng cơ năng trên mũi xoang:
+Các triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi, đau rát mũi đều có cải thiện với tỉ lệ
tương ứng 87,5%,76%, 66,7%;
+Viêm mũi xoang mãn tính tỉ lệ giảm thấp hơn với 40,6% và có đến 59,4%
khơng thay đổi.
-Các triệu chứng cơ năng trên tai: có rất ít trường hợp có triệu chứng ở tai,
trong đó,có 3 trường hợp đau tai, sau điều trị có 2 trường hợp giảm chiếm 66,7%
và 1 trường hợp không thay đổi chiếm 33,3%; biểu hiện ù tai có 1/6 bệnh nhân
khỏi ( 16,7%) và có đến 83,3% không cải thiện triệu chứng.

CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung bệnh TNDDTQ

- Về giới tính:


×