Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

DE VA DAP AN 10 OLYMPIC 304 2016TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.88 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4

TP. HỒ CHÍ MINH

LẦN THỨ XXII – NĂM 2016

TRƯỜNG THPT CHUN
LÊ HỒNG PHONG

Mơn thi : ĐỊA LÍ - Khối : 10
Ngày thi : 02/04/2016
Thời gian làm bài : 180 phút

Ghi chú : Thí sinh làm mỗi câu trên 1 hay nhiều tờ giấy riêng và ghi rõ câu số ……. ở trang 1 của
mỗi tờ giấy làm bài. Đề này có 01 trang.

Câu 1 (4,0 điểm)
a. Hãy cho biết, vào ngày nào trong năm thì Thành phố Hồ Chí Minh (vĩ độ 10 o47’B) có góc
nhập xạ lớn nhất và nhỏ nhất? Tính góc nhập xạ nhỏ nhất của Thành phố Hồ Chí Minh.
b. Phân biệt nguyên nhân và hoạt động của gió Mậu dịch và gió mùa ở Đơng Nam Á.
Câu 2 (4,0 điểm)
a. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng như thế nào đến chế độ nước sông ở Việt Nam?
b. Dựa vào tập bản đồ Thế giới và các châu lục và kiến thức đã học, giải thích vì sao sơng
A-ma-dơn mùa nào cũng nhiều nước và có lưu lượng trung bình lớn nhất thế giới?
c. Chứng minh sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất vừa mang tính địa đới vừa mang tính
phi địa đới.
Câu 3 (4,0 điểm)
a. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ suất sinh thô.
b. Nêu sự khác nhau về cơ cấu dân số theo giới giữa nhóm nước phát triển và nhóm nước


đang phát triển.
c. Giải thích tại sao ngành nuôi trồng thủy sản thế giới ngày càng phát triển?
Câu 4 (4,0 điểm)
a. Nêu các thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của các nước
đang phát triển, đông dân.
b. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ở các hoang mạc nhiệt đới ảnh hưởng đến ngành giao
thơng vận tải như thế nào?
c. Trình bày những ưu điểm và nhược điểm của ngành giao thông vận tải đường ô tô.
Câu 5 (4,0 điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau:
Dân số và sản lượng lương thực của thế giới, giai đoạn 2000 – 2014
Năm
Dân số (triệu người)
Sản lượng lương thực (triệu tấn)
2000
6067
2060
2002
6215
2032
2007
6625
2120
2011
7000
2325
2014
7200
2527
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện dân số và bình quân lương thực theo đầu người của thế

giới, giai đoạn 2000 – 2014.
b. Nhận xét và giải thích về dân số và bình quân lương thực theo đầu người của thế giới,
giai đoạn 2000 – 2014.
--- HẾT –-Thí sinh được sử dụng Tập bản đồ Thế giới và các châu lục


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4

TP. HỒ CHÍ MINH

LẦN THỨ XXII – NĂM 2016

TRƯỜNG THPT CHUN
LÊ HỒNG PHONG

Mơn thi : ĐỊA LÍ - Khối : 10
Ngày thi : 02/04/2016
Thời gian làm bài : 180 phút
HƯỚNG DẪN CHÂM
ĐÁP ÁN

CÂU
1

a. Hãy cho biết, vào ngày nào trong năm thì Thành phố Hồ Chí
Minh (vĩ độ 10o47’B) có góc nhập xạ lớn nhất và nhỏ nhất? Tính
góc nhập xạ nhỏ nhất của Thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nội chí tuyến, góc nhập xạ

lớn nhất trong năm là 90o, chỉ xảy ra khi có hiện tượng Mặt Trời lên
thiên đỉnh.
Từ ngày 21/3 đến 22/6 Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ Xích đạo
đến chí tuyến Bắc và từ ngày 22/6 đến 23/9 từ chí tuyến Bắc về Xích
đạo đều hết 93 ngày, đi được 23o27’.
Mỗi ngày Mặt Trời đi được: 23o27’:93 = 0o15’08” (hoặc 908’’)
Thời gian để Mặt Trời di chuyển đến 10o47’B là:
10o47’: 0o15’08” = 43 ngày
Mặt Trời lên thiên đỉnh tại Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ nhất là:
21/3 + 43 = 3/5
Mặt Trời lên thiên đỉnh tại Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ hai là:
23/9 - 43 = 11/8
Vậy Thành phố Hồ Chí Minh có góc nhập xạ lớn nhất là 90o khi Mặt
Trời lên thiên đỉnh vào ngày 3/5 và 11/8.
Thành phố Hồ Chí Minh có góc nhập xạ nhỏ nhất khi Mặt Trời lên
thiên đỉnh tại chí tuyến Nam vào ngày 22/12.
Khi đó góc nhập xạ tại Thành phố Hồ Chí Minh là:
90o - 10o47’ - 23o27’ = 55o46’.
Vậy Thành phố Hồ Chí Minh có góc nhập xạ nhỏ nhất là 55o46’ vào
ngày 22/12.
b. Phân biệt nguyên nhân và hoạt động của gió Mậu dịch và gió
mùa ở Đơng Nam Á.
Ngun
nhân

Hoạt động

Gió Mậu dịch
Là sự chênh lệch khí
áp giữa đai áp cao

cận chí tuyến và đai
áp thấp Xích đạo
- Hướng gần như cố

Gió mùa
Chủ yếu do sự nóng lên hoặc
lạnh đi khơng đều giữa lục
địa và đại dương theo mùa,
từ đó có sự thay đổi của các
vùng khí áp cao và khí áp
thấp ở lục địavà đại dương.
- Hướng ngược nhau theo

THANG
ĐIỂM
2,00
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25

2,00

0,50



định, ở bán cầu Bắc
hướng đông bắc và ở
bán cầu Nam hướng
đơng nam.
- Thổi quanh năm
- Tính chất của gió
nói chung là khơ.

2

3

mùa

- Thổi theo mùa
- Tính chất thay đổi theo
mùa, mùa đơng lạnh, khơ;
mùa hạ ẩm, mưa nhiều.
a. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng như thế nào đến chế
độ nước sơng ở Việt Nam?
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa nhiều => sơng nhiều nước
- Khí hậu có 2 mùa mưa - khơ => sơng ngịi có 2 mùa lũ – cạn
b. Dựa vào tập bản đồ Thế giới và các châu lục và kiến thức đã
học, giải thích vì sao sơng A-ma-dơn mùa nào cũng nhiều nước và
có lưu lượng trung bình lớn nhất thế giới?
- Diện tích lưu vực lớn nhất thế giới
- Sơng nằm trong khu vực khí hậu Xích đạo, mưa rào quanh năm
- Có nhiều phụ lưu nằm hai bên đường xích đạo (500 phụ lưu)
- Các nguyên nhân khác: nằm trong vùng đồng bằng rộng lớn, rừng

xích đạo A-ma-dôn, nước ngầm phong phú,…
c. Chứng minh sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất vừa mang
tính địa đới vừa mang tính phi địa đới.
- Phân bố lượng mưa trên Trái Đất mang tính địa đới
+ Vùng xích đạo mưa nhiều nhất
+ Vùng chí tuyến mưa ít
+ Vùng ơn đới mưa nhiều
+ Vùng cực mưa rất ít
- Phân bố lượng mưa trên Trái Đất mang tính phi địa đới
+ Theo địa hình:
./ Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao lượng mưa càng nhiều,
đến một độ cao nào đó sẽ khơng cịn mưa.
./ Cùng một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường
mưa ít, khơ ráo
+ Theo vị trí gần hay xa biển, đại dương, ven bờ có dịng biển nóng
hay dịng biển lạnh chảy qua:
./ Cùng nằm ven bờ đại dương, nơi có dịng biển nóng chảy qua thì
mưa nhiều, nơi có dịng biển lạnh chảy qua thì mưa ít.
./ Càng vào sâu trong lục địa lượng mưa càng ít.
+ Do ảnh hưởng của một số loại gió: Trong cùng một đới khí hậu, nơi
có gió mùa và gió Tây ơn đới hoạt động thì mưa nhiều, nơi có gió
Mậu dịch, gió fơn hoạt động thì mưa ít.
+ Do ảnh hưởng của khí áp: khu khí áp thấp thường có lượng mưa
nhiều, khu áp cao thường mưa rất ít hoặc khơng mưa
a. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ suất sinh thô.
- Các yếu tố tự nhiên - sinh học: ở đâu có cơ cấu dân số trẻ, số người
trong độ tuổi sinh đẻ (đặc biệt là phụ nữ) chiếm tỉ lệ cao thì tỉ suất
sinh thơ cao và ngược lại.
- Phong tục tập qn và tâm lí xã hội: ở đâu cịn tồn tại tập quán kết


0,50

0,50
0,50
0,50
0,25
0,25
1,00
0,25
0,25
0,25
0,25
2,50
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2,00
0,50
0,50


4


hơn sớm, tâm lí thích nhiều con, tư tưởng trọng nam, …thì tỉ suất
sinh cao và ngược lại.
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội: những nơi có trình độ phát triển
kinh tế - xã hội cao thường có tỉ suất sinh thơ thấp và ngược lại.
- Chính sách phát triển dân số của mỗi nước: việc áp dụng các chính
sách khuyến khích hoặc hạn chế sinh đẻ sẽ làm tăng, giảm tỉ suất sinh
thô ở từng nước trong từng giai đoạn.
b. Nêu sự khác nhau về cơ cấu dân số theo giới giữa nhóm nước
phát triển và nhóm nước đang phát triển.
- Nhóm nước phát triển nữ nhiều hơn nam
- Nhóm nước đang phát triển nam nhiều hơn nữ
c. Giải thích tại sao ngành ni trồng thủy sản thế giới ngày càng
phát triển?
- Nhu cầu thủy sản ngày càng tăng
- Là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị
- Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
- Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân
- Tiềm năng ni trồng rất lớn: diện tích mặt nước, giống, kĩ thuật,…
- Khai thác thủy sản tự nhiên ngày càng gặp nhiều khó khăn.
Thí sinh có thể trình bày ý khác thay thế
a. Nêu các thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng của các nước đang phát triển, đông dân.
- Các nước đang phát triển đông dân nên có thị trường tiêu thụ trong
nước lớn.
- Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ
- Nhiều nước có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú
- Thế mạnh khác: đường lối chính sách, sự hỗ trợ của các ngành cơng
nghiệp khác, thị trường xuất khẩu lớn…
b. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ở các hoang mạc nhiệt đới ảnh
hưởng đến ngành giao thơng vận tải như thế nào?

- Khơng có điều kiện phát triển loại hình vận tải đường sơng, đường
sắt,…
- Vận tải đường ơ tơ cũng gặp nhiều khó khăn do cát bay, bão cát sa
mạc,…
- Loại hình vận tải phổ biến là vận tải bằng gia súc (lạc đà,…)
- Loại hình vận tải ưu việt là trực thăng, xe chuyên dụng…
c. Trình bày những ưu điểm và nhược điểm của ngành giao thông
vận tải đường ô tô.
* Ưu điểm
- Tiện lợi, cơ động, thích nghi cao với các dạng địa hình
- Có hiệu quả kinh tế cao trên cự li vận chuyển ngắn và trung bình
- Đáp ứng các yêu cầu vận chuyển đa dạng của khách hàng
- Phối hợp được với các phương tiện vận tải khác
* Nhược điểm
- Sự bùng nổ trong việc sử dụng phương tiện ô tô đã gây ra nhiều vấn
đề nghiêm trọng về môi trường
- Sử dụng nhiều nguyên, nhiên liệu => nguy cơ cạn kiệt tài nguyên
- Gây ùn tắc giao thông

0,50
0,50
0,50
0,25
0,25
1,50
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
1,00
0,25
0,25
0,25
0,25
1,00
0,25
0,25
0,25
0,25
2,00
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25


5

Tổng

- Gây nhiều tai nạn giao thơng,…
Thí sinh có thể nêu ý khác thay thế
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện dân số và bình quân lương
thực theo đầu người của thế giới, giai đoạn 2000 – 2014.
- Tính bình qn lương thực theo đầu người, giai đoạn 2000 – 2014

(Đơn vị: kg/người)
Năm
2000 2002 2007 2011 2014
Bình quân lương thực theo 339,5 327,0 320,0 332,1 351,0
đầu người
Nếu thí sinh tính theo đơn vị tấn/người hay tạ/người vẫn trọn điểm
Nếu khơng có đơn vị thì trừ 0,25 điểm
- Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường.
Nếu vẽ biểu đồ kết hợp dạng khác được 0,75 điểm.
Nếu vẽ các dạng khác (khơng phải kết hợp) thì khơng cho điểm biểu
đồ.
u cầu: chính xác, rõ ràng, đầy đủ tên biểu đồ, đơn vị các trục, số
liệu, chú giải, khoảng cách các năm ở trục hồnh hợp lí.
Nếu thiếu hoặc sai 1 chi tiết thì trừ 0,25 điểm.
b. Nhận xét và giải thích về dân số và bình qn lương thực theo
đầu người của thế giới, giai đoạn 2000 – 2014.
* Nhận xét
- Dân số thế giới tăng liên tục, dẫn chứng
- Bình qn lương thực theo đầu người có biến động, diễn giải và dẫn
chứng.
* Giải thích
- Dân số tăng liên tục là do gia tăng tự nhiên (sinh nhiều hơn tử)
- Bình qn lương thực theo đầu người có biến động là do phụ thuộc
vào gia tăng dân số và sản lượng lương thực.
Giai đoạn 2000 – 2007 bình quân lương thực theo đầu người giảm vì
dân số tăng nhanh hơn sản lượng lương thực; 2007 – 2014 tăng là do
dân số tăng chậm hơn sản lượng lương thực.
1 + 2 + 3 +4 +5
---HẾT---


0,25
2,50
1,00

1,50

1,50
0,25
0,50
0,25
0,25
0,25
20,00



×