Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Quan hệ an ninh Hoa Kỳ Đài Loan dưới thời chính quyền Donald Trump: Tiếp cận dưới góc độ chủ nghĩa hiện thực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.32 KB, 70 trang )

BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ & NGOẠI GIAO
-----***-----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: Quan hệ an ninh Hoa Kỳ - Đài Loan dưới thời chính quyền
Donald Trump: Tiếp cận dưới góc độ chủ nghĩa Hiện thực

Giảng viên hướng dẫn:

GS. TS. Nguyễn Thái Yên Hương

Lớp:

CT44C

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Đăng Quang

MSSV:

CT44C-093-1721

Hà Nội, 2021

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


A2/AD
ADIZ
AIIB
AIT
ARIA
ASL
BRI
CCNAA
CHND
DPP
ĐCSTQ
EEZ
GDP
KMT
NDAA
PLA
TCUSA
TRA
TTA

2

Chống tiếp cận và ngăn chặn xâm nhập
Vùng nhận dạng phịng khơng
Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á
Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan
Đạo luật Sáng kiến Trấn an châu Á
Luật Chống ly khai
Sáng kiến Vành đai, Con đường
Hội đồng Điều phối các Vấn đề Bắc Mỹ

Cộng hòa nhân dân
Đảng Dân chủ Tiến bộ
Đảng Cộng sản Trung Quốc
Vùng Đặc quyền kinh tế
Tổng sản phẩm quốc nội
Quốc dân Đảng
Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng
Lực lượng giải phóng nhân dân Trung Quốc
Hội đồng Đài Loan về Các vấn đề Hoa Kỳ
Đạo luật Quan hệ Đài Loan
Đạo luật Lữ hành Đài Loan


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quan hệ an ninh Hoa Kỳ - Đài Loan kể từ khi được thiết lập từ sau
chiến tranh lạnh đến nay đã trải qua nhiều thay đổi song song với những thay
đổi trong tính toán chiến lực của Hoa Kỳ. Mặc dù kể từ năm 1979, Hoa Kỳ và
Đài Loan đã khơng cịn duy trì quan hệ đồng minh như trước đó nhưng quan
hệ an ninh giữa Hoa Kỳ và Đài Loan vẫn được duy trì một cách lỏng lẻo
thơng qua các văn bản như Đạo luật Quan hệ Đài Loan hay Sáu đảm bảo. Kể
từ năm 2017, quan hệ an ninh Hoa Kỳ - Đài Loan đã có những chuyển biến
tích cực theo hướng thắt chặt quan hệ giữa hai bên. Điều này diễn ra song
song với sự gia tăng căng thẳng giữa Đài Loan và Trung Quốc.
Vấn đề eo biển Đài Loan được nhìn nhận là một trong ba điểm nóng
quan trọng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Nó được ví như một
thùng thuốc súng có khả năng phát nổ và ảnh hưởng tới an ninh – chính trị
khu vực bất cứ lúc nào. Việc Hoa Kỳ thắt chặt quan hệ an ninh với Đài Loan
có tác động đáng kể tới tình hình an ninh tại eo biển Đài Loan. Sự phát triển
quan hệ an ninh Hoa Kỳ - Đài Loan có những điểm tương đồng nhất định với

các chu kỳ cạnh tranh quyền lực lớn trong lịch sử và chỉ ra sự lặp lại của các
mơ hình hiện thực. Tuy nhiên, bối cảnh mới đã tạo ra nhiều biến số khác nhau
có thể khơng phù hợp với khn khổ lý thuyết thông thường. Từ những lý do
trên, tác giả tìm thấy nguồn cảm hứng chọn làm khóa luận tốt nghiệp của
mình chủ đề “Quan hệ an ninh Hoa Kỳ - Đài Loan dưới thời chính quyền
Donald Trump: Tiếp cận dưới góc độ chủ nghĩa Hiện thực”
2. Tình hình nghiên cứu
Nhiều bài nghiên cứu đã được thực hiện xoay quanh vấn đề eo biển
Đài Loan và quan hệ an ninh Hoa Kỳ- Đài Loan. Tuy nhiên, phần lớn trong số

3


đó khơng được phân tích dựa trên một khung lý thuyết nhất qn. Nếu có,
phần lớn trong số đó khơng được nghiên cứu sâu. Thêm vào đó, những nghiên
cứu gần đây thường có xu hướng tập trung vào quan hệ Trung-Đài về vấn đề
chủ quyền hoặc chính sách của Hoa Kỳ thay vì quan hệ an ninh Hoa Kỳ-Đài
Loan.
Trong bài viết “The United States Security Partnership with Taiwan”,
Richard Bush nhận định quan hệ Hoa Kỳ-Đài Loan là một mối quan hệ vô
cùng đặc biệt. Hoa Kỳ không công nhận hoặc có quan hệ ngoại giao với Đài
Loan nhưng vẫn tiến hành mối quan hệ đó thơng qua một tổ chức tư nhân trên
danh nghĩa. Hoa Kỳ khơng cam kết phịng thủ với Đài Loan trong trường hợp
Đài Loan bị tấn cơng nhưng Hoa Kỳ lại duy trì cam kết chính trị với Đài Loan
theo tiêu chuẩn của Đạo luật Quan hệ Đài Loan trong đó duy trì bán vũ khí
đáng kể cho Đài Loan. Thông qua Đạo luật quan hệ Đài Loan, Hoa Kỳ nói về
lợi ích thường xun của mình trong hịa bình và ổn định tại eo biển Đài
Loan, đồng thời phản đối hai bên đơn phương thay đổi hiện trạng mà không
hề đề cập đến việc Hoa kỳ sẽ phản ứng ra sao trong trường hợp xảy ra xung
đột tại eo biển Đài Loan.

Trong bài báo “As U.S-Taiwan ties flourish, China’s discontent
grows”, tác giả Michael Cole cho rằng sự quyết đoán ngày càng tăng của
Trung Quốc bắt đầu từ năm cuối thời Hồ Cẩm Đào và được đẩy mạnh dưới
thời Tập Cận Bình là nguồn gốc cho sự thay đổi quan điểm trong giới hoạch
định chính sách Hoa Kỳ. Tuy nhiên, những thay đổi đó khơng vi phạm chính
sách một Trung Quốc.
Trong tác phẩm “A Farewell to Arms?: US Security Relations with
Taiwan and the Prospects for Stability in the Taiwan Strait” của cuốn sách
“Taiwan and China: Fitful Embrace”, tác giả Ping-Kuei Chen, Scott L.
Kastner và William L. Reed cho rằng sự gia tăng cam kết với Đài Loan cụ thể

4


là việc Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan là nguồn gốc của sự căng thẳng
trong quan hệ Hoa Kỳ-Trung. Một luồng tư tưởng tại Hoa Kỳ tin rằng nước
này cần dừng việc bán vũ khí cho Đài Loan và xem xét từ bỏ các cam kết hiện
có với hòn đảo. Tuy nhiên, tác giả lập luận rằng việc đó có thể làm gia tăng
khả năng xung đột ở eo biển Đài Loan.
Trong tác phẩm “A reborn U.S.-Taiwan military alliance?”, Ted Galen
Carpenter, tác giả cho rằng Hoa Kỳ và Đài Loan đang có những động thái thể
hiện hai bên đang là đối tác an ninh của nhau trên nhiều phương diện dù
khơng được tun bố chính thức thơng qua việc quan hệ an ninh quốc phòng
giữa Hoa Kỳ và Đài Loan không chỉ dừng lại ở Đạo luật Quan hệ Đài Loanthứ định hình quan hệ quân sự chỉ dừng ở hình thức mua bán vũ khí có tính
chất phòng thủ định kỳ. Theo tác giả, những động thái của Hoa Kỳ như thông
qua Đạo luật Du lịch Đài Loan, cuộc gặp giữa cố vấn an ninh John Bolton và
người đồng cấp Đài Loan, mời quan chức cấp cao Đài Loan tham gia cuộc
họp tại bộ tư lệnh Thái Bình Dương, ban hành đạo luật sáng kiến bảo vệ và
tăng cường đồng minh quốc tế Đài Loan, bán vũ khí có tính chất tấn cơng với
số lượng lớn, hỗ trợ Đài Loan thành lập trung tâm bảo dưỡng cũng như tăng

cường sự hiện diện quân sự tại eo biển Đài Loan đã minh chứng cho luận
điểm trên.
Trong

tác

phẩm

“American

support

for

Taiwan

must

be

unambiguous”, Richard Haass và David Sacks, các tác giả đưa ra lập luận
rằng chính sách “mơ hồ chiến lược” kéo dài nhiều thập kỷ đã không thể ngăn
chặn một Trung Quốc ngày càng quyết đoán với khả năng quân sự gia tăng và
một chính sách “rõ ràng chiến lược” sẽ là một lựa chọn tốt hơn giúp nâng cao
khả năng răn đe và làm giảm nguy cơ xảy ra chiến tranh.
Trong bài phỏng vấn “Is Washington boosting ties with Taiwan?”,
Elizabeth C. Economy, cô cho biết việc Hoa Kỳ khánh thành cơ sở mới của

5



Viên Hoa Kỳ ở Đài Loan không báo hiệu sự thay đổi, tuy nhiên chính quyền
Trump đặt nhiều quan tâm hơn tới mối quan hệ Hoa Kỳ- Đài Loan trong bối
cảnh của mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc và mối quan hệ với Đài Loan nói
riêng bởi hệ thống chính trị và tầm quan trọng mang tính chiến lược của Đài
Loan trong khu vực.
Về các tác phẩm trong nước, bài báo “Tam giác Mỹ-Đài Loan-Trung
Quốc liệu sẽ xảy ra xung đột?”, Nguyễn Thế Phương, tác giả nhận định cách
tiếp cận mập mờ chiến lược của Hoa Kỳ đã phát huy hiệu quả trong khoảng
thời gian dài vừa qua, nhất là khi các bên nổ ra căng thẳng. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, có những dấu hiệu cho thấy căng thẳng có nguy cơ vượt
khỏi tầm kiểm sốt bởi cách tiếp cận ngày càng cứng rắn của Trung Quốc và
Đài Loan trên khía cạnh ngoại giao lẫn quân sự. Xu hướng chính trị tại Hoa
Kỳ đang ngả dần theo hướng từ bỏ “chiến lược mơ hồ” sang “chiến lược rõ
ràng” tức thể hiện rõ ý chí sẵn sàng bảo vệ Đài Loan trong trường hợp xảy ra
chiến tranh. Tâm lý này khơng những được chính quyền của Tổng thống
Donald Trump ủng hộ, mà còn được Quốc hội Hoa Kỳ hưởng ứng.
Nhìn chung những bài viết này cho ta một cái nhìn về tính thực tiễn
của mối quan hệ an ninh Hoa Ky-Đài Loan nhưng thiếu cách tiếp cận lý
thuyết chi tiết để diễn giải lý do và cách thức mối quan hệ này diễn biến đặc
biệt dưới thời Tổng thống Trump. Khóa luận kế thừa các kết quả nghiên cứu
có giá trị và phát triển quan điểm mới liên quan đến quan hệ Hoa Kỳ-Đài
Loan, đặc biệt là những quan điểm lý thuyết thường bị bỏ qua nhất.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trọng tâm: “Chủ
nghĩa hiện thực giải thích thế nào về mối quan hệ an ninh Hoa Kỳ-Đài Loan
dưới thời Tổng thống Trump?” và một phần giải thích cho câu hỏi triển vọng
của mối quan hệ này như thế nào?. Để thực hiện mục tiêu đó, luận án này cần

6



thực hiện những nhiệm vụ sau: (1) Thiết lập cơ sở lý luận dựa trên thuyết hiện
thực, (2) vận dụng cơ sở lý luận đó vào giải thích những phát triển của quan
hệ an ninh Hoa Kỳ-Đài Loan dưới thời Tổng thống Donald Trump, (3) đánh
giá mối quan hệ an ninh Hoa Kỳ-Đài Loan trong giai đoạn đó, (4) dự đoán
các chiều hướng phát triển của mối quan hệ an ninh Hoa Kỳ - Đài Loan trong
những năm tiếp theo.
4. Giới hạn, đối tượng nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu, khóa luận tập trung nghiên cứu những
chuyển biến trong quan hệ an ninh Hoa Kỳ-Đài Loan dưới thời Tổng thống
Donald Trump. Trong đó, quan hệ an ninh bao gồm cả an ninh – chính trị.
Về thời gian, khóa luận tập trung vào khoảng thời gian tổng thống
Trump tại vị tức từ 20/01/2017-2021.
Về lĩnh vực nghiên cứu, khóa luận nghiên cứu tập trung xem xét sự
phát triển của quan hệ an ninh Hoa Kỳ-Đài Loan, tác động của nó tới phản
ứng của các chủ thể liên quan, môi trường an ninh và ngược lại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, luận
án vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau để tìm hiểu khía cạnh hiện thực
của hiện tượng: (1) Phương pháp phân tích tổng hợp để phân loại các yếu tố
khác nhau tác động tới quan hệ an ninh Hoa Kỳ - Đài Loan và sự phát triển
của nó dưới thời Tổng thống Trump; (2) cách tiếp hệ thống giúp tìm hiểu sự
thay đổi trong tính tốn chiến lược của Hoa Kỳ và Đài Loan tác động thế nào
tới các bên liên quan trong vấn đề eo biển Đài Loan; (3) phương pháp so sánh
để giải thích sự thay đổi nhận thức và chiến lược của các bên liên quan; (4)
phương pháp lịch sử để điều tra các nguyên nhân cơ bản, sự phát triển của
mối quan hệ an ninh Hoa Kỳ - Đài Loan; (5) phân tích chính sách để xem xét
các động lực riêng lẻ trong việc thực hiện chiến lược của các bên liên quan;


7


và cuối cùng (6) thống kê và mô tả để để nghiên cứu những thay đổi mang
tính hệ thống trong khu vực eo biển và đánh giá mục tiêu chiến lược.
6. Đóng góp của đề tài
Với nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, khóa luận
tốt nghiệp hướng tới thiết lập một khung lý thuyết nhất quán để phân tích tất
cả các lựa chọn chính sách của Hoa Kỳ, Đài Loan và các bên liên quan thông
qua việc kết hợp các đặc điểm liên quan của các nhánh hiện thực khác nhau.
Qua đó, mơ tả tốt hơn mối quan hệ an ninh Hoa Kỳ - Đài Loan. Về khía cạnh
lý thuyết, việc sử dụng khung lý thuyết hiện thực để giải thích cho sự phát
triển của quan hệ an ninh giữa Hoa Kỳ và Đài Loan giúp kiểm chứng khả
năng giải thích của lý thuyết về các hành vi liên minh của nhà nước cũng như
xác định phần nào của lý thuyết có thể áp dụng và phần nào khơng thể.
Ở khía cạnh thực nghiệm, tác giả thừa nhận sự phức tạp của chính trị
quốc tế hiện đại cũng như sự khác biệt tương đối giữa thực tiễn quan hệ quốc
tế và lý thuyết. Hoa Kỳ và Đài Loan không liên minh với nhau để tối đa hóa
quyền lực của họ, được thể hiện qua việc mối quan hệ tuy đã được thắt chặt
hơn so với thời chính quyền Obama nhưng nó vẫn được phát triển trong một
phạm vi hẹp nhằm tránh gây kích động tới Trung Quốc. Tuy nhiên, một khn
khổ lý thuyết có thể cung cấp nền tảng nhất quán để hiểu rõ hơn về cách thức
và lý do quan hệ an ninh giữa Hoa Kỳ và Đài Loan trở nên nồng ấm hơn
trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng quyền lực với mong muốn mở rộng ảnh
hưởng hơn nữa là đóng góp quan trọng và cần được đào sâu thêm. Với cách
tiếp cận của một lý thuyết lâu đời, tác giả hy vọng khóa luận tốt nghiệp sẽ góp
phần làm sâu sắc hơn những hiểu biết về quan hệ an ninh Hoa Kỳ - Đài Loan
hiện tại và tương lai.

8



7. Bố cục
Chương 1: Cơ sở lý luận và các thành tố ảnh hưởng tới quan hệ an
ninh Hoa Kỳ - Đài Loan
Chương này nhấn mạnh các giả thuyết liên quan của chủ nghĩa hiện
thực về hành vi của nhà nước, sau đó thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng tới
quan hệ an ninh Hoa Kỳ - Đài Loan dưới thời Tổng thống Trump.
Chương 2: Quan hệ an ninh Hoa Kỳ - Đài Loan dưới thời Tổng
thống Donald Trump
Dựa trên những dự đoán về hành vi từ khung lý thuyết hiện thực,
chương này phân tích những sự phát triển và những điểm hạn chế của mối
quan hệ an ninh Hoa Kỳ - Đài Loan dưới thời tổng thống Trump.
Chương 3: Xu hướng phát triển của quan hệ an ninh Hoa Kỳ - Đài
Loan
Tiếp nối những phân tích của chương 2 và dựa trên khung lý thuyết
hiện thực, chương 3 tập trung đưa ra những xu hướng phát triển của mối quan
hệ an ninh Hoa Kỳ - Đài Loan trong tương lai

9


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC THÀNH TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUAN HỆ AN NINH HOA KỲ-ĐÀI LOAN

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Sự hình thành của liên minh
Trong lĩnh vực Quan hệ Quốc tế, chủ nghĩa hiện thực là trường phái lý
thuyết có tầm quan trọng và ảnh hưởng lớn tới tư duy hoạch định chính sách
đối ngoại. Trường phái lý thuyết này chủ yếu tập trung nhấn mạnh sự cạnh

tranh và khía cạnh xung đột trong quan hệ quốc tế (Antunes & Camisão 2018,
1). Dù được phân thành nhiều nhánh khác nhau, nhìn chung các nhà hiện thực
đồng thuận với một số giả định cơ bản. Quốc gia dân tộc là chủ thể chính
trong quan hệ quốc tế. Các chủ thể khác như cá nhân, thể chế quốc tế, tổ chức
phi quốc gia có quyền lực khơng đáng kể. Các quốc gia tồn tại và tương tác
với nhau trong một hệ thống phi tập trung và vơ chính phủ. Điều đó có nghĩa
là khơng có một siêu chính phủ chịu trách nghiệm điều hành các quốc gia
trong hệ thống quốc tế. Trong khi, mỗi quốc gia sở hữu cho mình khả năng
tấn cơng bằng qn sự - điều mà cho phép họ gây ra những tổn hại an ninh
cho các quốc gia khác, sự thiếu hụt về thông tin lại khiến quốc gia khó có thể
đảm bảo rằng họ không bị tấn công bởi quốc gia khác. Những điều trên làm
cho các quốc gia luôn cảm thấy an ninh là khan hiếm. Chính vì vậy, cách tốt
nhất để tồn tại trong một mơi trường quốc tế vơ chính phủ là tối đa hóa quyền
lực của bản thân (Mearsheimer 2001, 17-20).
Quốc gia có thể nâng cao quyền lực thơng qua việc tự phát triển năng
lực quốc phòng hoặc liên minh với các quốc gia khác, hoặc cả hai. Các liên
10


minh giúp cho quyền lực quốc gia mở rộng ra ngoài phạm vi lãnh thổ và ngăn
chặn hoặc chuẩn bị cho các cuộc xung đột quân sự (Sprecher 2006, 363). Một
khi quốc gia nhận ra rằng họ không đủ tự tin để tự mình đảm bảo an ninh
quốc gia, họ tham gia vào các liên minh nhằm tăng cường năng lực của mình
và các đồng minh (Waltz 1979, 126). Từ góc độ của chủ nghĩa hiện thực, liên
minh được hình thành và duy trì nhằm thiết lập sự cân bằng quyền lực trong
đó sự phân bổ quyền lực là biến duy nhất quan trọng. Do chỉ tập trung vào
việc phân bổ các khả năng, cân bằng quyền lực đã bỏ qua các yếu tố khác mà
các chính khách sẽ cân nhắc khi đưa ra lựa chọn liên minh (Walt 1988, 279).
Vì vậy, nó khó có thể giải thích một cách trọn vẹn sự hình thành các liên
minh.

Ví dụ, các liên minh hình thành chống lại Đức và các đồng minh của
họ trong Chiến tranh thế giới thứ I và thứ II sở hữu những năng lực tổng thể
lớn hơn nhiều, và sự chênh lệch tăng dần cho đến khi Đức hồn tồn bị đánh
bại. Cân bằng quyền lực khơng thể giải thích tại sao Đức lại thu hút sự phản
đối rộng rãi như vậy, mặc dù nước này yếu hơn liên minh mà họ đã chiến đấu.
Tương tự, nếu các quốc gia chỉ quan tâm đến cân bằng quyền lực, thì vị trí ưu
thế của Hoa Kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ II đã khiến các quốc gia Tây Âu
liên kết với Liên Xô để chống lại Hoa Kỳ. Nhưng thực tế là điều đó đã khơng
xảy ra. Thay vào đó, các nước Tây Âu cân bằng với Liên Xô bằng cách liên
kết với Hoa Kỳ (Walt 1988, 280).
Để khắc phục khuyết điểm của thuyết cân bằng quyền lực, học giả
Stephen Walt gợi ý rằng “các quốc gia tìm kiếm đồng minh để cân bằng lại
mối đe dọa thay vì quyền lực và sức mạnh chỉ là một yếu tố trong tính tốn
của họ - mặc dù là một yếu tố quan trọng” (Walt 1988, 280). Mức độ của mối
đe dọa được cấu thành từ bốn yếu tố bao gồm: (i) sức mạnh tổng thể, (ii) sự
11


gần gũi về mặt địa lý, (iii) năng lực tấn công, (iv) và ý đồ hung hăng (Walt
1988, 280-281).
Sức mạnh tổng thể được hiểu là tổng nguồn lực của một quốc gia.
Tổng nguồn lực đó càng lớn (tức dân số, khả năng quân sự và công nghiệp,
mức độ phát triển cơng nghệ v.v.) thì mối đe dọa tiềm tàng mà quốc gia đó có
thể gây ra cho các quốc gia khác càng lớn. Vì thế mục tiêu trong đại chiến
lược của Hoa Kỳ là ngăn chặn bất cứ quốc gia đơn lẻ nào kiểm soát được các
nguồn lực tổng thể tại khu vực Á-Âu và họ ủng hộ sự can thiệp của Hoa Kỳ
vào bên nào yếu hơn khi triển vọng này xuất hiện (Walt 1985, 9).
Tiếp đến, sự gần gũi về mặt địa lý cũng là một yếu tố quyết định mức
độ đe dọa của một cường quốc. Bởi vì, khả năng triển khai sức mạnh quân sự
giảm dần theo khoảng cách. Trong trường hợp các yếu tố khác là như nhau,

mối đe dọa từ cường quốc ở gần là lớn so với cường quốc ở xa bởi vì tốc độ
và quy mơ của đợt tấn cơng có thể lớn hơn. Vì vậy, các nước nhỏ đặc biệt
nhạy cảm với các cường quốc ở gần (Walt 1987, 23).
Bên cạnh đó, giống như sức mạnh tổng thể, các quốc gia có sức mạnh
tấn cơng lớn có khả năng trở thành mối đe dọa lớn đối với các quốc gia khác.
Điều đó làm khuấy động những nỗ lực xây dựng liên minh (Walt 1987, 24).
Và cuối cùng, những nước được coi là hung hăng hoặc có ý đồ bành
trướng thì càng có nhiều khả năng kích hoạt một liên minh đối lập. Nếu ý
định của kẻ gây hấn là không thể thay đổi, thì việc liên kết với nước khác là
cách tốt nhất để tránh trở thành nạn nhân. Ví dụ, Thủ tướng Bỉ de Broqueville
đã bác bỏ tối hậu thư của Đức 2/8/1914 bằng cách nói rằng: Nếu chúng ta
phải chết, tốt hơn là chết trong danh dự. Chúng tôi khơng có sự lựa chọn nào
khác. Sự phục tùng của chúng tơi sẽ khơng có hồi kết… nếu Đức chiến thắng,
12


Bỉ sẽ bị sáp nhập vào Đế chế dù thái độ có ra sao. Tóm lại, khi một nhà nước
được cho là hiếu chiến không thay đổi, những nước khác khơng có khả năng
hợp tác (Walt 1987, 25-26).
1.1.2. Sự lựa chọn chính sách của quốc gia trước mối đe dọa từ bên ngoài
Theo thuyết cân bằng mối đe dọa, khi đối mặt với một mối đe dọa từ
bên ngoài, các quốc gia có hai lựa chọn chính là cân bằng hoặc phù thịnh
(Walt 1987, 17). Trong đó, cân bằng bao gồm hai hình thức là cân bằng được
tiến hành bằng các biện pháp quân sự cho các mục đích quân sự cụ thể và cân
bằng được tiến hành bằng các biện pháp chính trị nhằm vào hình ảnh và tính
hợp pháp của đối thủ. Tựu chung lại, cả hai hình thức này đều là hành vi liên
minh với các quốc gia khác nhằm chống lại mối đe dọa an ninh (Walt 1987,
149). Ngược lại, phù thịnh đề cập đến việc quốc gia lựa chọn liên kết với
quốc gia đe dọa (Walt 1987, 17).
Siêu cường tìm kiếm đồng minh để chống lại mối đe dọa từ các siêu

cường khác bởi sự gia tăng phạm vi ảnh hưởng của siêu cường này là sự suy
giảm ảnh hưởng của các siêu cường còn lại. Do đó, mỗi siêu cường thực hiện
chính sách cân bằng mạnh mẽ hơn (tức là tìm kiếm thêm đồng minh hoặc tăng
cường hỗ trợ những đồng minh sẵn có) bất cứ khi nào vị thế của nó so với
siêu cường khác bị suy giảm. Hay nói cách khác, phân bổ quyền lực tồn cầu
đóng vai trị quan trọng nhất đối với các siêu cường trong việc thúc đẩy chính
sách liên minh nhằm cân bằng lại các siêu cường khác (Walt 1987, 153).
Tuy nhiên, các quốc gia trong khu vực lại ít quan tâm tới sự phân bổ
quyền lực hơn siêu cường. Thay vào đó, họ thường nhạy cảm với những mối
đe dọa đến từ các cường quốc khu vực (Walt 1987, 158). Sự phản ứng khác
nhau giữa siêu cường và quốc gia khu vực được giải thích bởi ba lý do. Thứ
13


nhất, các quốc gia khu vực ít quan tâm tới cán cân tồn cầu hơn siêu cường
bởi vì họ yếu hơn nhiều so với một siêu cường và gây ra ít thay đổi tới cán
cân quyền lực toàn cầu. Những quốc gia không thể tác động đến kết quả bằng
hành động của chính họ có ít động lực để làm vậy. Do đó, các quốc gia trong
khu vực sẽ khơng chọn liên kết để đáp ứng những thay đổi trong phân bổ
quyền lực giữa các siêu cường mà thay vào đó liên minh với siêu cường sẵn
sàng hỗ trợ mục tiêu chính trị của họ (Walt 1987, 162). Thứ hai, các quốc gia
trong khu vực không mặc nhiên coi các siêu cường là mối đe dọa trực tiếp tới
an ninh bởi khả năng gây tổn hại tới an ninh giảm dần theo khoảng cách nên
sức mạnh vượt trội của một siêu cường có vẻ ít đe dọa hơn khi siêu cường đó
ở xa. Thay vào đó, các quốc gia trong khu vực thường chú ý vào các quốc gia
lân cận bởi vì các quốc gia ở gần nhau có xu hướng xảy ra xung đột lợi ích
thường xuyên hơn (Walt 1987, 162-163). Cuối cùng, bởi vì các siêu cường
thường có xu hướng đối đầu với nhau nên các nước trong khu vực có thể bớt
lo lắng hơn về một trong hai bên (Walt 1987, 163).
Với những lý do này, hầu hết các liên minh được hình thành bởi các

quốc gia trong khu vực nhằm cân bằng mối đe dọa từ một tác nhân khu vực
chứ không phải để cân bằng quyền lực với siêu cường. Mối quan tâm của
quốc gia tới cán cân quyền lực tồn cầu dù có nhưng không phải là yếu tố duy
nhất được xét đến khi lựa chọn theo đuổi chính sách cân bằng hay phù thịnh
(Walt 1987, 163).
Quốc gia khu vực thường tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài, thường là
một siêu cường, nhằm cân bằng với mối đe dọa đến từ cường quốc khu vực.
Họ thiết lập liên minh với nước ít nguy hiểm hơn và có nhiều khả năng chống
lại quốc gia đe dọa hoặc mối đe dọa chung. Họ thúc đẩy việc giao tiếp hiệu
quả hơn để qua đó giúp họ và đồng minh tiềm năng nhận ra các lợi ích chung
14


và phối hợp hành động. Tuy nhiên, khi đồng mình khơng có sẵn, khả năng cao
quốc gia nhỏ sẽ phải chọn giải pháp thay thế duy nhất là phù thịnh (Waltz
1987, 30). Thêm vào đó, quốc gia càng yếu thì khả năng càng cao họ lựa chọn
phù thịnh. Nói cách khác, khả năng tấn công từ mối đe dọa càng nhanh và
mạnh mẽ bao nhiêu thì động lực để chống lại càng giảm đi bấy nhiêu bởi vì
quốc gia nhỏ khơng thấy cơ hội cho đồng mình hay bản thân bảo vệ sự toàn
vẹn lãnh thổ trước những đợt tấn cơng nhanh chóng đó (Walt 1987, 29).
1.2. Các nhân tố tác động tới quan hệ an ninh Hoa Kỳ - Đài Loan thời
Tổng thống Donald Trump
1.2.1. Sự trỗi dậy của Trung Quốc
Những cải cách do Đặng Tiểu Bình đề ra vào cuối những năm 70 đã
biến đổi nền kinh tế Trung Quốc và tạo ra một giai đoạn tăng trưởng kinh tế
ngoại mục (Hynes 1998). Kể từ khi cải cách mở cửa đến năm 2018, GDP của
Trung Quốc đã tăng gấp 33,5 lần với tốc độ trung bình hàng năm là 9,5%
(Jian and Yu 2019, 225-226). Từ đầu thế kỷ tới năm 2007, GDP Trung Quốc
tăng trung bình ở mức 11%/năm để rồi đến năm 2010, nền kinh tế Trung
Quốc chính thức vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới

(Dollar 2015). Sự phục hồi kinh tế nhanh chóng sau khủng hoảng tài chính
năm 2008 đã dẫn đến sự thay đổi nhận thức của Trung Quốc về quyền lực
toàn cầu. Cụ thể, Bắc Kinh đã bắt đầu đưa ra những chính sách đối ngoại
tham vọng hơn và dần từ bỏ cách tiếp cận bảo thủ và ít lộ diện (giấu mình chờ
thời) trong vấn đề đối ngoại (Liao 2016, 821). Trung Quốc coi sự thay đổi
mơi trường tồn cầu và sự suy giảm tương đối của quyền lực Hoa Kỳ là một
cơ hội để Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tồn cầu của mình. Chủ tịch Trung
Quốc bắt đầu nói về một “kiểu quan hệ quốc tế mới” vào năm 2013. Ông đặt

15


ra các khái niệm mới như “cộng đồng chung vận mệnh cho nhân loại” và
chính quyền của ơng thậm chí cịn đưa ngơn ngữ này vào một số tài liệu của
Liên hợp quốc (Eder 2018). Trong cùng năm đó, Trung Quốc đã cho xây dựng
hai sáng kiến đầy tham vọng là Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á
(AIIB) và Sáng kiến Vành đai, Con đường (BRI) nhằm mở rộng phạm vi ảnh
hưởng thông qua việc kết nối cơ sở hạ tầng trên cả tuyền đường bộ về phía
Tây Trung Quốc và tuyến hàng hải Đơng Nam Á, tới Nam Á, châu Phi và
châu Âu (Dollar 2015).
Trên khía cạnh an ninh, cuộc khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2008 và
sự phục hồi kinh tế thần tốc của Trung Quốc đã khiến các nhà lãnh đạo Trung
Quốc kết luận rằng đã đến lúc phải đứng lên địi lại cơng bằng cho Trung
Quốc. Do đó, “Trung Quốc khơng cần phải dập tắt tham vọng của mình”
(Bader 2013, 112). Kể từ đó, một yếu tố gây bất ổn lớn trong khu vực là
những tuyên bố lãnh thổ của CHND Trung Hoa và sự quyết đoán về mặt quân
sự (Friedman 2013, 232-233). Trung Quốc tham gia vào các cuộc xung đột
liên quan tới vấn đề lãnh thổ và hàng hải ở Biển Đông, Eo biển Đài Loan,
Biển Hoa Đông và xung đột biên giới với Ấn Độ (Mearsheimer 2014, 32).
Năm 2009, nước này tuyên bố chủ quyền “đường chín đoạn” bao gồm bốn

nhóm đảo trên biển Đơng: Quần đảo Đơng Sa, Quần đảo Hoàng Sa, Bãi
Macclesfield và Quần đảo Trường Sa (Sinaga 2015, 134-135). Trung Quốc
chủ động tập trận trên Biển Đông, thường xuyên gửi tàu tuần tra tới khu vực
và xây dựng cơ sở quân sự, đường băng trên các đảo nhân tạo nhằm củng cố
tuyên bố (Panda 2014). Thêm vào đó, họ cịn thực hiện các hành vi gây kích
động như việc đưa giàn khoan HD-981 vào Vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ)
của Việt Nam hay tranh chấp bãi cạn Scarborough với Philippine.
Song song với các tuyên bố chủ quyền và các động thái có phần hung
hăng, Trung Quốc cũng đề ra mục tiêu hiện đại hóa cấu trúc tổ chức Lực
lượng Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) nhằm phát huy hiệu quả chiến
16


đấu. Tại Đại hội Đảng lần thứ XIX năm 2017, Trung Quốc nhấn mạnh “PLA
cần cơ giới hóa, đạt tiến bộ lớn trong thơng tin hóa vào năm 2020, cơ bản
hồn thành hiện đại hóa quốc phịng và lực lượng vũ trang đến năm 2035 và
chuyển đổi thành lực lượng quân đội đẳng cấp thế giới vào giữa thế kỷ 21”
(Jian 2019, 6).
Sự phát triển về sức mạnh tổng thể của Trung Quốc đi đơi với việc
hiện đại hóa qn đội và những động thái thể hiện ý đồ hung hăng khiến các
quốc gia trong khu vực lẫn Hoa Kỳ cảm thấy lo ngại.
1.2.2. Sự suy giảm tương đối của Hoa Kỳ
Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Hoa Kỳ hiện diện với vị thế của
một siêu cường duy nhất thống trị khu vực châu Mỹ, là quốc gia duy nhất st
sốt chạm tới ngơi vị bá quyền toàn cầu. Tuy nhiên, khoảnh khắc đơn cực này
chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn cho tới khi các cường quốc mới
nổi xuất hiện, đặc biệt là Trung Quốc.
Đánh giá trên phương diện sức mạnh kinh tế, Hoa Kỳ đang trải qua sự
suy giảm tương đối so với Trung Quốc. Nếu vào năm 2000, GDP nước này
gấp 8 lần GDP Trung Quốc thì đến năm 2016 tỷ lệ này chỉ còn khoảng 1,5 lần

(Macro Trends 2021).
Đánh giá trên khía cạnh năng lực quốc phịng, Hoa Kỳ vẫn giữ vị trí số
một. Với hệ thống đồng minh rộng khắp, Hoa Kỳ có khả năng huy động
nguồn nhân lực quân sự và triển khai sức mạnh đến mọi ngóc ngách trên trái
đất, đồng thời là nhà cung cấp an ninh chính tại châu Á và châu Âu. Khả năng
tác chiến của Hoa Kỳ cũng có phần nhỉnh hơn Trung Quốc khi nước này
thường xuyên đưa quân đến các khu vực khác để thực hiện nhiệm vụ gìn giữ
hịa bình, chống khủng bố. Trong khi đó, quân đội Trung Quốc đã không tham
chiến kể từ chiến tranh biên giới Việt Nam năm 1979 (Cox 2012, 381-382).
17


Thêm vào đó, ngân sách quốc phịng Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng rất lớn trong
tổng ngân sách quốc phòng thế giới, lớn hơn tổng ngân sách quốc phòng của
10 quốc gia xếp sau cộng lại. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc
trong những năm qua đã cho phép nước này thu hẹp ngân sách quốc phòng
với Hoa Kỳ. Tỷ lệ chi tiêu quốc phòng của Hoa Kỳ với Trung Quốc đã giảm
từ 10 lần xuống còn 4 lần trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2016 (SIPRI
2020).
1.2.3. Từ chối chấp thuận chính sách “Một Trung Quốc” của Đài Loan
“Một Trung Quốc” là khuôn khổ định hướng quan hệ giữa Trung Quốc
và Đài Loan. Nền tảng của nguyên tắc theo lập trường chính thức của Trung
Quốc là “Chính phủ của CHND Trung Hoa là chính phủ duy nhất của Trung
Quốc và chỉ có một Trung Quốc trong đó Đài Loan được coi là một phần lãnh
thổ của Trung Quốc” (Norton 2016). Trên cơ sở đó, Trung Quốc phát triển
khái niệm “thống nhất hịa bình; một quốc gia hai hệ thống”. Khái niệm chỉ ra
viễn cảnh Trung Quốc và Đài Loan dần tiến tới sáp nhập trong khi vẫn duy trì
hai hệ thống ban đầu với mức độ tự chủ cao. Đến cuối cùng Đài Loan sẽ bị hạ
cấp trở thành một đặc khu hành chính của Trung Quốc (FMPRC 2021).
Sau nhiều năm hội nhập với hệ thống quốc tế và đạt được những thành

tích kinh tế ấn tượng, Đài Loan đã dần thay đổi nhận thức về vị thế trên thế
giới. Quan điểm cho rằng Đài Loan đã là một quốc gia độc lập có chủ quyền
khơng cịn là một trong những tư tưởng chính trị cấp tiến, mà đã là một quan
điểm chính thống. Quan điểm này lần đầu được Chủ tịch Quốc dân Đảng
(KMT) Lý Đăng Huy khẳng định vào năm 1994, sau những gợi ý về sự thay
đổi phương hướng ngay từ năm 1991. Năm 2000, Tổng thống Trần Thủy Biển
thuộc Đảng Dân chủ Tiến Bộ (DPP) cịn có quan điểm mạnh mẽ hơn trong
việc ủng hộ Đài Loan trở thành một quốc gia có chủ quyền (Crisis Group
18


2003). Dưới thời Tổng thống Mã Anh Cửu, Đài Loan có cách tiếp cận gần gũi
hơn với Trung Quốc thơng qua gia tăng trao đổi kinh tế và chính trị. Nhưng
mơi trường bên ngồi ngày càng thuận lợi cho việc thống nhất. Cách tiếp cận
cũng như sức mạnh của Trung Quốc để ảnh hưởng lên Đài Loan ngày càng
trở nên rõ ràng hơn. Do đó, người dân Đài Loan ngày càng lo ngại rằng trao
đổi hịa bình sẽ dẫn đến thống nhất (Chou 2018, 123-124). Trong bối cảnh đó
năm 2016, bà Thái Anh Văn thuộc đảng DPP đã được chọn làm tổng thống
Đài Loan. Sau khi đắc cử, bà Thái Anh Văn đã giữ vững lập trường sẵn sàng
đối thoại với Bắc Kinh nhưng bác bỏ hoàn toàn quan điểm của Đại lục về việc
thống nhất và đưa về chế độ “Một quốc gia, hai chế độ” như tại Hồng Kông.
Đài Loan từ chối coi “Đồng thuận 1992” là điều kiện cơ bản để duy trì hiện
trạng. Đồng thuận được coi là cơ sở để hiểu nguyên tắc “Một Trung Quốc”
theo cách hiểu của Trung Quốc Đại Lục (Chou 2018, 128). Điều này thể hiện
mong muốn giữ nguyên trạng với Trung Quốc đồng thời vạch rõ ranh giới
giữa Đài Loan và Trung Quốc. Tại buổi lễ nhậm chức, bà Thái Anh Văn tuyên
bố mối quan hệ xuyên eo biển đã đến bước ngoặt lịch sử và hai bên cần tìm
cách “cùng tồn tại” lâu dài. “Chúng tôi sẽ không chấp nhận việc chính quyền
Bắc Kinh sử dụng chính sách “một quốc gia, hai chế độ” nhằm hạ thấp Đài
Loan và gây tổn hại đến thực trạng xuyên eo biển” (Trần Vi 2020). Mặc dù

nguyên tắc “Một Trung Quốc” vẫn là điểm tham chiếu cho suy nghĩ quốc tế
về mối quan hệ Trung Quốc - Đài Loan, sự gia tăng mối đe dọa từ Trung
Quốc đã khiến nó khơng cịn là phương tiện thích hợp để kiềm chế những
căng thẳng mới đang nổi lên trong quan hệ Eo biển (Crisis Group 2003).
1.2.4. Tính tốn của Hoa Kỳ và Đài Loan trong quan hệ an ninh
Các siêu cường coi sự xuất hiện của một siêu cường khác là mối đe
dọa lớn nhất. Trường hợp khả quan nhất là trở thành siêu cường duy nhất

19


trong hệ thống quốc tế. Điều đó giúp họ giảm thiểu tối đa mối đe dọa đến từ
bên ngoài. Trong thế kỷ XX, đã có 4 cường quốc hướng tới tham vọng trở
thành bá quyền khu vực bao gồm: Đế quốc Đức (1990-1918), Đế quốc Nhật
Bản (1931-1945), Phát xít Đức (1933 – 1945) và Liên bang Xô Viết (Chiến
tranh lạnh). Ở mỗi trường hợp, Hoa Kỳ đều đóng một vai trò quan trọng trong
việc ngăn chặn các bá quyền khu vực tiềm năng. Điểm mấu chốt trong chính
sách của Hoa Kỳ là trở thành siêu cường duy nhất. Vì vậy, sự trỗi dậy của
Trung Quốc như một đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Hoa Kỳ cũng sẽ gây ra
phản ứng cân bằng từ phía Hoa Kỳ. Hoa Kỳ thiết lập các liên minh nhằm
ngăn chặn Trung Quốc như cách mà Hoa Kỳ đã làm với Liên Xơ. Trong đó,
Đài Loan đóng một vai trị quan trọng trong hệ thống đồng minh chống lại
Trung Quốc (Mearsheimer 2014, 33-34).
Đầu tiên, Đài Loan với nguồn lực kinh tế và quân sự đáng kể đóng vai
trị như một tàu sân bay khổng lồ cố định gần lãnh thổng Trung Quốc. Vì vậy,
hịn đảo này có thể giúp Hoa Kỳ kiểm sốt vùng biển tiếp giáp bờ Đông
Trung Quốc (Mearsheimer 2014, 35).
Thứ hai, cam kết đồng minh với Đài Loan giúp Hoa Kỳ gửi đi tín hiệu
mạnh mẽ tới các đồng minh khác như Nhật Bản và Hàn Quốc. Hoa Kỳ cần
thuyết phục các đồng minh trong khu vực tin tưởng vào ô bảo hộ hạt nhân của

Hoa Kỳ để giữ được ảnh hưởng trong khu vực. Việc Hoa Kỳ bảo vệ Đài Loan
trước mối đe dọa từ Trung Quốc giúp Hoa Kỳ thiết lập lòng tin với các đồng
minh và ngăn chặn họ thực hiện các chính sách nằm ngồi tầm kiểm sốt của
Hoa Kỳ (Mearsheimer 2014, 35).
Cuối cùng, trong trường hợp Hoa Kỳ ngó lơ Đài Loan như một đồng
minh chiến lược, khả năng hòn đảo bị thu hồi bởi Trung Quốc là khá cao. Sau
khi Hoa Kỳ hủy bỏ quan hệ chính thức với Đài Loan, số quốc gia có quan hệ
với hịn đảo này là khơng nhiều. Việc Hoa Kỳ từ bỏ hoàn toàn Đài Loan sẽ

20


khiến hịn đảo khơng cịn lựa chọn nào khác ngồi phù thịnh với Trung Quốc.
Điều đó sẽ kéo theo những hệ quả tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lực
của Hoa Kỳ tại khu vực. Nếu Đài Loan thống nhất với Trung Quốc, hịn đảo
sẽ đóng vai trị như một tàu sân bay tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc
thực hiện các yêu sách trên biển Đông – tuyến hàng hải vô cùng quan trọng
đối với Hoa Kỳ và cả hệ thống quốc tế. Thêm vào đó, Đài Loan là một trong
những điểm nút quan trọng trong “chuỗi đảo thứ nhất” bao gồm Nhật Bản,
quần đảo Ryukyu, Philippines, Malaysia, Indonesia và Australia (Bosco
2015). Trung Quốc thậm chí cịn có thể đe dọa hạm đội 7 của Hoa Kỳ tại
Guam, Hawaii và tiếp cận bờ biển phía Tây của Hoa Kỳ nhờ vào càng nước
sâu của Đài Loan (Bosco 2018). Đồng thời, với nguồn lực kinh tế và quân sự
của Đài Loan, việc hòn đảo phù thịnh với Trung Quốc sẽ giúp sức mạnh tổng
thể của Trung Quốc được gia tăng hơn nữa, đặt ra mối đe dọa còn lớn hơn cho
Hoa Kỳ (Mearsheimer 2014, 33).
Có thể nói, Đài Loan đóng vai trị như chốt chặn của Hoa Kỳ nhằm
ngăn cản tham vọng mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc và việc bảo vệ nền
độc lập khơng chính thức của Đài Loan là quan trọng để duy trì quyền lực và
các lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Về phía Đài Loan, Đài Loan từ lâu đã xây dựng mối quan hệ an ninh
với Hoa Kỳ nhằm tận dụng quyền lực của Hoa Kỳ để ngăn chặn ý đồ xâm
lược từ các nước láng giềng, đặc biệt là mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Xét
riêng hai yếu tố là sự gần gũi về mặt địa lý và ý đồ của Trung Quốc đã đủ để
khiến Đài Loan cảm thấy dè chừng và cần phải thiết lập liên minh để cân
bằng lại mối đe dọa từ Trung Quốc. Đối với các nước nhỏ như Đài Loan, sự
gần gũi địa lý có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn đồng minh bởi vì
khoảng cách càng gần thì sự hiện diện của mối đe dọa càng trở nên rõ ràng
hơn. Sự gần gũi địa lý giúp quân đội của Trung Quốc có thể triển khai trên

21


lãnh thổ của Đài Loan một cách nhanh chóng. Trong khi đó, Hoa Kỳ lại cách
xa Đài Loan, điều này khiến Hoa Kỳ trở nên ít nguy hiểm hơn so với Trung
Quốc vì khả năng triển khai quyền lực giảm dần theo khoảng cách. Thêm vào
đó, sức mạnh tổng thể của Trung Quốc ngày càng lớn cùng với sự hiện đại
hóa qn đội khơng ngừng khiến cho Đài Loan cảm thấy bị đe dọa hơn trước.
Tuy nhiên, sự phát triển năng lực của Trung Quốc sẽ không làm cho Đài Loan
lo ngại nếu thiếu đi ý đồ hung hăng của Trung Quốc. Trung Quốc từ lâu đã
mong muốn thống nhất Đài Loan thơng qua chính sách “Một Trung Quốc”. Ý
đồ này khơng có dấu hiệu suy giảm mà cịn gia tăng khi nước này xác định lại
lợi ích quốc gia và ảnh hưởng của họ ở khu vực. Tất cả những điều này khiến
Trung Quốc trở thành mối đe dọa an ninh lớn nhất đối với Đài Loan. Trong
khi đó, Hoa Kỳ dù có suy giảm quyền lực một cách tương đối so với Trung
Quốc nhưng họ vẫn là siêu cường số một thế giới. Họ tọa lạc ở xa Đài Loan
và hơn hết họ không thể hiện bất cứ ý đồ nào đe dọa an ninh Đài Loan. Vì
vậy, liên kết với Hoa Kỳ là lựa chọn khả quan nhất của Đài Loan để có thể răn
đe Trung Quốc khỏi tấn cơng hịn đảo.
Tiểu kết

Các yếu tố trong nền chính trị quốc tế như vơ chính phủ, sự khơng
chắc chắn về ý đồ và năng lực tấn công của quốc gia khiến các quốc gia luôn
cảm thấy khan hiếm an ninh. Họ ln có nhu cầu tích lũy tối đa quyền lực để
bảo vệ cho an ninh của họ. Thiết lập hệ thống đồng minh là một trong các
cách giúp quốc gia gia tăng quyền lực. Họ liên minh với nhau nhằm củng cố
quyền lực đồng thời cân bằng lại các mối đe dọa. Trong đó, bốn yếu tố cấu
thành lên mức độ đe dọa của một quốc gia bao gồm: (i) sức mạnh tổng thể,
(ii) sự gần gũi về mặt địa lý, (iii) sức mạnh tấn công, (iv) ý đồ hung hăng.
Trước một mối đe dọa, quốc gia có hai lựa chọn chính là cân bằng và phù

22


thịnh. Các siêu cường chọn cách cân bằng lại nhau thông qua hệ thống đồng
minh của họ. Ở chiều ngược lại, các quốc gia trong khu vực thường cân bằng
với mối đe dọa trong khu vực bằng cách liên minh với các quốc gia khác, đặc
biệt là siêu cường ngoài khu vực. Bên cạnh đó, trong trường hợp đồng minh
khan hiếm, quốc gia thường chọn thực hiện chính sách phù thịnh với cường
quốc đe dọa trong khu vực nhằm bảo tồn an ninh với kỳ vọng rằng cường
quốc khu vực sẽ không tấn công nữa.
Trong bối cảnh của quan hệ an ninh Hoa Kỳ - Đài Loan, Hoa Kỳ đóng
vai trị là một siêu cường ngồi khu vực giúp Đài Loan cân bằng lại mối đe
dọa từ phía Trung Quốc. Sự phát triển kinh tế thần kỳ của Trung Quốc đã tạo
cơ sở cho các hành vi ngày càng quyết đoán hơn của nước này trong các vấn
đề tranh chấp lãnh thổ trong đó bao gồm vấn đề Eo biển Đài Loan. Sự quyết
đốn đó khiến Đài Loan ngày càng lo ngại về viễn cảnh Trung Quốc thu hồi
hòn đảo bằng biện pháp quân sự, từ đó tạo ra xu hướng phản đối thống nhất
với Trung Quốc. Trong khi đó, sự suy giảm tương đối của Hoa Kỳ với Trung
Quốc khiến Hoa Kỳ phải có các biện pháp cân bằng mạnh mẽ hơn đối với
mối đe dọa ngày càng lớn từ phía Trung Quốc. Vì vậy, sự phản đối thống nhất

của Đài Loan cùng nhu cầu ngăn chặn Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng của
Hoa Kỳ đã tạo nên tiền đề cho mối quan hệ an ninh Hoa Kỳ - Đài Loan được
duy trì và phát triển.

23


CHƯƠNG 2: QUAN HỆ AN NINH HOA KỲ- ĐÀI LOAN DƯỚI THỜI
TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
2.1. Các văn bản nền tảng của quan hệ an ninh Hoa Kỳ - Đài Loan

Sau chiến tranh Triều Tiên, Hoa Kỳ coi Trung Quốc và Liên Xơ là mối
đe dọa đồng thời duy trì quan hệ đồng minh với Đài Loan. Tuy nhiên, Liên
Xô dưới thời Brezhnev đã thực hiện các chính sách cứng rắn nhằm mở rộng
ảnh hưởng tại các nước thế giới thứ 3 (Ross 1972, 256). Sự bành trướng của
Liên Xô không chỉ là mối đe dọa hàng đầu với Hoa Kỳ lúc bấy giờ mà cả
Trung Quốc cũng cảm thấy bị đe dọa (Sang 2019, 134).
Trong bối cảnh đó, Hoa Kỳ đưa ra quyết định tác động lớn tới quan hệ
đồng minh giữa Hoa Kỳ và Đài Loan. Hoa Kỳ tìm cách lơi kéo Trung Quốc
về phe mình nhằm cân bằng nỗ lực mở rộng của Liên Xơ. Do đó, Hoa Kỳ đã
giảm căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc, hướng tới bình thường hóa
quan hệ giữa hai nước (Sang 2019, 34-35). Để q trình bình thường hóa
được sn sẻ, Hoa Kỳ phải chấp nhận yêu cầu điều chỉnh mối quan hệ với
Đài Loan của Trung Quốc. Tháng 2 năm 1972, trong chuyến thăm cấp nhà
nước của Tổng thống Nixon, vấn đề Đài Loan được thảo luận và đưa vào
tuyên bố chung đầu tiên giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trong đó Hoa Kỳ nêu
quan điểm rằng “Chỉ có một Trung Quốc và Đài Loan là một phần của Trung
Quốc” (FMPRC 2021). Tuyên bố được cho là mơ hồ bởi nó được Trung Quốc
và Đài Loan diễn giải thành các cách hiểu khác nhau. Cụ thể, “một Trung
Quốc” có thể được diễn giải là CHND Trung Hoa tức Trung Quốc hoặc Trung

Hoa Dân Quốc tức Đài Loan. Thêm vào đó, Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh rằng
giải pháp hịa bình cho vấn đề Đài Loan là tiền đề để Hoa Kỳ rút quân khỏi

24


hòn đảo và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục mối quan hệ an ninh với Đài Loan (Qimao
2003, 518).
Quan hệ an ninh Hoa Kỳ - Đài Loan bắt đầu chuyển biến rõ rệt sau khi
Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc. Dưới thời
Tổng thống Jimmy Carter, Hoa Kỳ đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài
Loan, hủy bỏ Hiệp ước Phòng thủ chung Hoa Kỳ - Đài loan và rút hoàn toàn
lực lượng quân đội đang đóng quân ở Đài Loan về nước để có thể bình
thường hóa quan hệ với Trung Quốc (Quilong 2003, 21). Hoa Kỳ tuyên bố
“CHND Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc”
(FMPRC 1978). Mối đe dọa từ Liên Xô đã khiến Đài Loan bị mất đi vị thế
trong hệ thống liên minh quân sự của Hoa Kỳ. Quan hệ giữa Đài Loan và Hoa
Kỳ lúc này được định nghĩa là mối quan hệ không chính thức (Gable 1979,
515). Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa là Hoa Kỳ bỏ rơi Đài Loan hoàn
toàn. Sau khi hủy bỏ hủy bỏ Hiệp ước Phòng thủ chung Hoa Kỳ - Đài Loan
không lâu, Hoa Kỳ đã tái khẳng định mối quan tâm của họ với vấn đề an ninh
của Đài Loan thông quan Đạo luật Quan hệ Đài Loan (TRA) và thành lập
Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT). Trong đó, có thể kể đến một số điểm quan
trọng như Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí có tính chất phịng thủ cho Đài
Loan, duy trì khả năng kháng cự trước các biện pháp sử dụng vũ lực, ép buộc
khác gây nguy cơ an ninh, hệ thống xã hội hoặc kinh tế cho người dân Đài
Loan (AIT 1979). Tuy nhiên, đạo luật lại bỏ ngỏ khả năng Hoa Kỳ tham chiến
trong trường hợp Đài Loan bị tấn công với Trung Quốc. Điều này làm cho
không chỉ Đài Loan mà cả Trung Quốc cả thấy mơ hồ về phản ứng của Hoa
Kỳ khi chiến tranh nổ ra.

Sự mơ hồ trong TRA đã giúp quan hệ an ninh Hoa Kỳ - Đài Loan phát
triển ở một mức độ vừa đủ để nền độc lập khơng chính thức của Đài Loan
được gìn giữ trong nhiều năm qua. Cùng với đó, TRA đã hạn chế Trung Quốc

25


×