Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

DHTHAK6Duong Thi Thanh LanKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.23 KB, 3 trang )

Trường đại học Đồng Nai
Khoa sư phạm tiểu học – mầm non

KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TI

Họ và tên: Dương Thị Thanh Lan
Lớp: Đại học tiểu học A – K6

Năm học: 2018 – 2019


Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học tiếng việt ở
trường tiểu học (Nguyên tắc phát triển tư duy, Nguyên tắc giao tiếp; Nguyên tắc chú
đến tâm lý và trình độ Tiếng việt vốn có của HSTH).
Sau khi kết thúc thực tập sư phạm đợt 1 tại trường tiểu học Tân Tiến thành phố Biên
Hịa. Em có những đánh giá và nhận xét về việc thực hiện ba nguyên tắc dạy học tiếng
việt ở trường tiểu học như sau:
Thứ nhất, về nguyên tắc phát triển tư duy. Ở trường tiểu học, việc thực hiện nguyên tắc
này đã đạt được đúng mục tiêu của việc dạy học tiếng việt. Đó chính là góp phần hình
thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng việt và phát triển các thao tác tư
duy, các phẩm chất tư duy. Trong tiết dạy LTVC lớp 4 bài câu hỏi và dấu chấm hỏi.
GV đã ôn tập cho HS nắm vững lý thuyết về câu hỏi, đồng thời giúp HS nhận biết và
sử dụng câu hỏi trong việc đặt câu cũng như phân tích được giá trị sử dụng trong từng
hoàn cảnh. Ở các tiết TNXH ở lớp 3, GV cho các em quan sát về tranh các lồi động
vật. Nhờ vào đó, HS có những phân tích, so sánh giữa các con vật và hình thành được
biểu tượng về những con vật mà các em sưu tầm được.
Khi GV thực hiện nguyên tắc phát triển tư duy, họ đã làm HS thông hiểu được các đơn
vị ngôn ngữ. Trong phân môn tập đọc ở lớp 4, khi luyện đọc GV sẽ kết hợp với giải
nghĩa từ khó. Khi đó các em sẽ hiểu được nghĩa của một số từ có trong bài học.
Khi dạy TLV, giáo viên ln tạo điều kiện, khuyến khích các em làm văn sáng tạo theo


suy nghĩ của mình.
Thứ hai, về nguyên tắc giao tiếp. Trường tiểu học là một mơi trường văn hóa ứng xử.
HS phải biết vận dụng ngơn ngữ để người khác hiểu tâm tư tình cảm của mình thì mới
có thể hiểu được lời nói của người khác. HS học được và luyện tập về các kĩ năng ứng
xử như: chào hỏi, giới thiệu về bản thân, gia đình.
Trong tiết học, GV ln lấy hoạt động giao tiếp làm hoạt động chủ đạo nhằm hình
thành cho HS kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Khi giáo viên đưa ra câu hỏi, HS sẽ lắng
nghe suy nghĩ và trả lời câu hỏi, hoặc GV sẽ cho HS thảo luận nhóm để tìm ra câu trả
lời. Ở các tiết tập đọc, các em sẽ được đọc nối tiếp đoạn và phân vai đọc diễn cảm. Ở
các tiết chính tả, các em sẽ được nghe viết có đơi khi là nhớ viết. Nhờ vào đó, các em
được rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết để có thể giao tiếp ứng xử.
Thứ ba, là nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ tiếng việt vốn có của học sinh. Tâm
lý của học sinh chính là thích chơi hơn học, dựa vào đó GV đã tổ chức các trò chơi phù
hợp lồng ghép vào bài học để tạo sự hứng thú đối với các em. Ngoài ra, giáo viên ln
đưa ra các tranh, ảnh, mơ hình, vật thật để tạo sự chú ý cho các em dễ hiểu bài hơn.
GV ln chú ý đến trình độ tiếng mẹ đẻ vốn có của HS cũng như tạo điều kiện cho HS
hình thành lời nói hồn chỉnh của mình trong các cuộc hội thoại. GV sẽ để các em trả
lời các câu hỏi hay phát biểu ý kiến theo các hiểu và ngơn ngữ của mình.
Như vậy, trong dạy học GV ln ln kết hợp hài hịa giữa ba ngun tắc với nhau.


Ngồi ra, để xét một tiết dạy có phải là tiết dạy tích cực hay khơng. Ta có 3 tiêu chí
sau:
- Tất cả học sinh đều được tham gia.
- Tự học sinh sản sinh ra ý thức.
- Khơng khí lớp học sinh động thoải mái.
Sau khi dự xong tiết dạy mẫu mơn khoa học bài “Nước có những tính chất gì” của cơ
Lê Thị Hịa chủ nhiệm lớp 4/1, em thấy đây là một tiết dạy tích cực vì giáo viên đã sử
dụng kĩ thuật bàn tay nặn bột khi dạy. Các em học sinh được chia thành nhóm 6 người
và có một nhóm trưởng chỉ huy. Khi mới bắt đầu giới thiệu, giáo viên đã chiếu video

và cho học sinh viết dự đốn của mình về nước có tính chất gì. Sau đó, giáo viên sẽ để
học sinh tự đề xuất cách thí nghiệm và làm thí nghiệm đó. Và cuối cùng là giáo viên
rút kết luận. Như vậy, các em đã tự sản sinh ra ý thức, cùng tham gia thảo luận, cùng
đưa ra ý kiến để góp phần xây dựng kiến thức bài. Mọi người cùng nhau tham gia làm
thí nghiệm, khơng khí lớp học sơi nổi, thoải mái.
Yêu cầu 2: Liệt kê các băn khoăn của bản thân khi tiếp cận thực tế với các tiết dạy học
tiếng việt ở trường tiểu học.
- Ở phân môn tập đọc lớp 4, khi luyện đọc nối tiếp đoạn theo qui trình HS sẽ phải
đọc 4 lượt.
Lượt 1: HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp với đọc từ khó.
Lượt 2: HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp với ngắt nghỉ câu dài.
Lượt 3: HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp với giải nghĩa từ khó.
Lượt 4: HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
Khi đọc cả 4 lượt như vậy sẽ tốn nhiều thời gian đối với những bài đọc dài. Vì thế em
có đề xuất để khắc phục như sau: rút gọn đọc nối tiếp còn 3 lượt:
Lượt 1: HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp với đọc từ khó và ngắt nghỉ câu dài.
Lượt 2: HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp với giải nghĩa từ khó.
Lượt 3: HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
Em xin chân thành cảm ơn thầy đã đọc bài và mong thầy sẽ cho em những nhận
xét.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×