Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Giao duc Tieu hoc CDDH Giao an tong hop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.46 KB, 10 trang )

MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO LỚP 11_KÌ II
Đề 1:
“Vần thơ của Bác, vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”
Điều đó thể hiện như thế nào trong bài Chiều tối
A. Mở bài:
- Hồ Chí Minh là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người là anh hùng giải phóng dân tộc,
danh nhân văn hóa thế giới. Đóng góp to lớn nhất của Người là sự nghiệp cách mạng. Bên cạnh Hồ Chí Minh - nhà
cách mạng, cịn có Hồ Chí Minh - nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa lớn.
- Chiều tối là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình Hồ Chí Minh
- Dẫn được hai câu thơ của Hồng Trung Thơng
B.Thân bài :
a. Giải thích ngắn gọn ý thơ của Hồng Trung Thơng
- Thơ Bác ln hài hịa chất thép với tinh thần chiến đấu vượt khó, dũng khí kiên cường và chất tình tình cảm dạt
dào với thiên nhiên, cuộc sống, con người.
- Thơ Bác sáng lên vẻ đẹp một chiến sĩ và thi sĩ.
b. Phân tích, chứng minh: Trong bài Chiều tối, chất thép và chất tình thể hiện rất tinh tế
- Hai câu đầu: Qua bức tranh thiên nhiên, Bác thể hiện tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung, tự chủ gần gũi với
những hiền triết, những người nghệ sĩ thời xưa. Đó là tiếng thơ trữ tình, dào dạt cảm xúc
- Hai câu sau: Qua bức tranh cuộc sống, thơ Bác tốt ra tình u cuộc sống con người, niềm vui, niềm lạc quan.
Những cảm xúc ấy là sự hài hịa chất tình và chất thép trong thơ, bởi vì có niềm lạc quan Bác sẽ có thêm nghị lực
sống, quyết tâm vượt qua cảnh ngộ lưu đày, cô quạnh để đối mặt với số phận, vượt qua số phận. Đó là phong thái
cứng cỏi của người chiến sĩ cách mạng gang thép trong thơ và trong nhân cách con người Bác
* Lưu ý: - Trong q trình phân tích, học sinh phải kết hợp giữa nội dung và nghệ thuật bài thơ để làm rõ vấn đề.
- Phần này học sinh có thể liên hệ dẫn chứng thêm một số bài thơ khác trong Nhật ký trong tù để tăng sức thuyết
phục cho bài viết.
(Phần phân tích chứng minh có thể làm theo cách khác như sau
a. Lịng nhân ái bao la, tình u cuộc sống sâu nặng
- Yêu thiên nhiên, tạo vật. Qua bài thơ, hình ảnh thiên nhiên ln chiếm vị trí nổi bật. Bác nâng niu từng biểu hiện
của sự sống: “cánh chim, đám mây... Có ai ngờ, thiên nhiên lại hiện lên đẹp và sáng đến thế trong bài thơ Bác bị giải
đi vào lúc nửa đêm.


- Quan tâm tới con người. Dù trong hồn cảnh nào, Bác cũng khơng qn nghĩ tới con người. Hình ảnh thiếu nữ xay
ngơ tối với Bác là vẻ đẹp của cuộc sống bình dị. Ngọn lửa hồng reo vui trong bếp lửa gia đình, lịng Bác như cũng
reo vui với nó (dẫn chứng).
b. Một tâm hồn tự do, khơng tù ngục, xích xiềng nào giam giữ nổi.
c. Một tâm hồn có tinh thần thép vượt qua những đọa đày về thể xác, mọi thử thách khốc liệt về tinh thần.
Qua hình ảnh quyện điểu và cơ vân, ta bắt gặp thống buồn, thống cơ đơn rất người của Bác. Nhưng trước
ngọn lửa hồng Bác quên đi việc mình chưa được dừng chân trên con đường đày ải mà để lịng mình reo vui cùng
ngọn lửa, để hình ảnh tỏa ấm trên trang thơ, xua tan cái lạnh lẽo, cơ đơn của lịng người và cảnh vật. Ngọn lửa hồng
trở thành vẻ đẹp tinh thần của nhà cách mạng.
d. Một tâm hồn lạc quan, tin tưởng
Kết thúc bài thơ bằng hình ảnh ngọn lửa hồng mang lại cảm giác phấn chấn, lạc quan. Lời thơ vời vợi lòng tin.
e. Một hồn thơ phong phú
- Thi hứng đã đến với Người trong những giờ phút nặng nề, cực nhọc nhất của cuộc đời, ngay cả trong lúc đối với
người bình thường, cảm xúc thơ dễ bị triệt tiêu nhất hoặc không cất lên nổi: Cốt cách thi nhân ở Bác thể hiện ở niềm
rung động trước cái đẹp, dù trong cảnh huống nào.
- Niềm rung động ấy được thể hiện bằng những vần thơ vừa cổ kính, vừa hiện đại của một tâm hồn nghệ sĩ mang cốt
cách phương Đơng. Hồn thơ Hồ Chí Minh bắt rễ rất sâu vào truyền thống dân tộc, truyền thống phương Đơng).
c. Bình luận: Qua bài Chiều tối, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiện lên tinh tế: người nghệ sĩ- chiến sĩ. Đọc thơ
Người, chúng ta thấy được một con người lạc quan, tinh thần cách mạng sáng ngời. Ý kiến của nhà thơ Hồng Trung
Thơng về thơ Hồ Chí Minh thật xác đáng
C. Kết bài: Tổng kết vài nét về ý kiến của Hồng Trung Thơng và bài thơ Chiều tối


Đề 2: Vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối
(MB+KB tự làm nhé)
1: Những biểu hiện cụ thể: Là nhật ký, tác phẩm còn là tập thơ trữ tình nên thiên về việc bộc lộ thế giới bên trong,
thế giới tâm hồn của người sáng tạo. Đó là lịng nhân ái bao la, là tình yêu cuộc sống sâu nặng, là tâm hồn của con
người có sự tự do tinh thần tuyệt đối, là cốt cách vững vàng, một phong thái ung dung tự tại...
a. Lịng nhân ái bao la, tình u cuộc sống sâu nặng
- Yêu thiên nhiên, tạo vật. Qua bài thơ, hình ảnh thiên nhiên ln chiếm vị trí nổi bật. Bác nâng niu từng biểu hiện

của sự sống: cánh chim, đám mây...
- Quan tâm tới con người. Dù trong hoàn cảnh nào, Bác cũng khơng qn nghĩ tới con người. Hình ảnh thiếu nữ xay
ngô tối với Bác là vẻ đẹp của cuộc sống bình dị. Ngọn lửa hồng reo vui trong bếp lửa gia đình, lịng Bác như cũng
reo vui với nó (dẫn chứng).
b. Một tâm hồn tự do, khơng tù ngục, xích xiềng nào giam giữ nổi.
c. Một tâm hồn có tinh thần thép vượt qua những đọa đày về thể xác, mọi thử thách khốc liệt về tinh thần.
Qua hình ảnh quyện điểu và cơ vân, ta bắt gặp thống buồn, thống cơ đơn rất người của Bác. Nhưng trước ngọn lửa
hồng Bác quên đi việc mình chưa được dừng chân trên con đường đày ải mà để lịng mình reo vui cùng ngọn lửa, để
hình ảnh tỏa ấm trên trang thơ, xua tan cái lạnh lẽo, cô đơn của lòng người và cảnh vật. Ngọn lửa hồng trở thành vẻ
đẹp tinh thần của nhà cách mạng.
d. Một tâm hồn lạc quan, tin tưởng
Kết thúc bài thơ bằng hình ảnh ngọn lửa hồng mang lại cảm giác phấn chấn, lạc quan. Lời thơ vời vợi lòng tin.
e. Một hồn thơ phong phú
- Thi hứng đã đến với Người trong những giờ phút nặng nề, cực nhọc nhất của cuộc đời, ngay cả trong lúc đối với
người bình thường, cảm xúc thơ dễ bị triệt tiêu nhất hoặc không cất lên nổi: Cốt cách thi nhân ở Bác thể hiện ở niềm
rung động trước cái đẹp, dù trong cảnh huống nào.
- Niềm rung động ấy được thể hiện bằng những vần thơ vừa cổ kính, vừa hiện đại của một tâm hồn nghệ sĩ mang cốt
cách phương Đông. Hồn thơ Hồ Chí Minh bắt rễ rất sâu vào truyền thống dân tộc, truyền thống phương Đông.
Đề 3: Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng giang (Huy Cân)
A. Mở bài
- Huy Cận là một trong những trụ cột của phong trào Thơ Mới.
- Thi phẩm Lửa thiêng thì thường lẳng lặng kết hợp và dung hồ giữa chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Pháp với cái
hàm súc, sâu lắng của thơ Đường để tạo cho thơ mình một vẻ đẹp riêng: vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại.
- Có thể thấy rõ nét đặc sắc của bài thơ Tràng giang là ở sự kết hợp hài hoà hai phẩm chất : màu sắc cổ điển và chất
hiện đại.
B.Thân bài
1. Màu sắc cổ điển trong Tràng Giang:
a. Giải thích cổ điển là gì?
Là những thi pháp, hình ảnh thơ cổ được sử dụng trong văn học, đó là truyền thống là tinh hoa của văn học dân
tộc.

b. Màu sắc cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng giang
- Tràng giang là một thi phẩm được viết trên tinh thần không khước từ với truyền thống. Tác giả vận dụng được
nhiều nét tinh hoa của văn chương trung đại và tạo cho bài thơ một vẻ đẹp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và màu sắc
hiện đại phù hợp với phong cách thơ giàu suy tưởng của chính mình. Màu sắc cổ điển đậm đà, in dấu ấn toàn diện
tạo nên vẻ độc đáo của một bài Thơ Mới.
- Nét đẹp cổ điển và hiện đại được thể hiện ngay từ thi đề của bài thơ “ Tràng giang”. Hai chữ “tràng giang” mang
tính cổ điển mà trang nhã, là từ Hán Việt, gợi cho ta đên những bài thơ Đường thi có màu sắc xưa cũ, cổ kính.
Nhưng nếu các thi nhân xưa đến với thiên nhiên để tìm sự giao cảm thì nhà thơ hiện đại Huy Cận lại đứng trước
“Tràng giang” để thể hiện nỗi ưu tư, buồn bã trước kiếp người nhỏ bé cơ đơn. Đó là một tâm hồn rất hiện đại mà
qua đó ta có thể thấy được nét quyến rũ của bài thơ.
- Ngoài ra bài thơ “Tràng Giang” mang vẻ đẹp cổ điển và hiện đại thể hiện ở thể loại thơ và bút pháp mà tác giả sử
dụng. Thể loại thơ ở đây là thơ 7 chữ với lối ngắt nhịp đăng đối nhuần nhuyễn. Song, “ Tràng giang” cũng rất mới
qua những từ ngữ giãi bày cảm xúc cá nhân


- “Tràng giang” là một bức tranh về phong cảnh mà còn là một bản nhạc về tâm hồn. Nét thi vị của bài thơ là ở vẻ
đẹp cổ điển và hiện đại ln hịa quyện, sóng đơi. Nét đẹp của bài thơ sẽ mãi đi vào lòng người, để rồi qua vẻ đẹp đó
ta thấy được một tấm lịng yêu nước thầm kín, một tài hoa rực sáng của thi ca.
c. Phân tích chứng minh
Cổ điển ở nhan đề:
- Bài thơ mới lại có nhan đề bằng chữ Hán. “Tràng” ( một âm đọc khác của “trường”) gợi sự cổ kính. “Giang” là tên
chung để chỉ các dịng sơng. Hai chữ này gợi một khơng gian cổ kính, trang trọng, bát ngát như trong Đường thi, gợi
nhớ câu thơ nổi tiếng của Lý Bạch: “Duy kiến trường giang thiên tế lưu” ( Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên
chi Quảng Lăng). Hai âm "ang"đi liền nhau đã gợi lên trong người đọc cảm giác về con sông, không chỉ dài vơ cùng
mà cịn rộng mênh mơng, bát ngát. Hai chữ "tràng giang" mang sắc thái cổ điển trang nhã, gợi liên tưởng về dòng
Trường Giang trong thơ Đường thi, một dịng sơng của mn thuở vĩnh hằng, dịng sơng của tâm tưởng.
- Tứ thơ "Tràng giang" mang nét cổ điển như thơ xưa: Nhà thơ thường ẩn đằng sau cái mênh mơng sóng nước,
khơng như các nhà thơ mới thường thể hiện cái tơi của mình. Nhưng nếu các thi nhân xưa tìm đến thiên nhiên để
mong hồ nhập, giao cảm, Huy cận lại tìm về thiên nhiên để thể hiện nổi ưu tư, buồn bã về kiếp người cô đơn, nhỏ
bé trước vũ trụ bao la.

Cổ điển ở đề từ:
“Trời rộng” gợi cảm giác về sự vô biên của vũ trụ. “Sông dài” tạo ấn tượng về cái vô cùng của không gian. Trời rộng
và sông dài mở ra không gian ba chiều gợi cảm giác rợn ngợp của con người cô đơn, bé nhỏ trước cái mênh mang,
bất tận của trời đất.
Cổ điển ở thi liệu
Ở Tràng giang, ta bắt gặp nhiều hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ: con thuyền, dịng sơng, cách bèo, mặt nước. Có
những hình ảnh tượng trưng thường gặp trong thơ cổ : Tràng giang, sông dài , trời rộng, bến cô liêu, mây cao, núi
bạc, cánh chim nhỏ, bóng chiều sa, khói hồng hơn, cuộc sơng' con người thì buồn tẻ, chán chường với "vãn chợ
chiều", mọi thứ đã tan rã, chia lìa.
Nhà thơ lại nhìn về dịng sơng, nhìn cảnh xung quanh mong mỏi có chút gì quen thuộc mang lại hơi ấm cho tâm hồn
đang chìm vào giá lạnh, về cô đơn. Nhưng thiên nhiên đã đáp trả sự khao khát ấy bằng những hình ảnh càng quạnh
quẽ, đìu hiu:
Cổ điển ở tứ thơ sóng đơi:
- “Tràng giang” được cấu tứ trên nền cảm hứng khơng gian sóng đơi:
- Có dịng “Tràng giang” thuộc về thiên nhiên trong tư cách một khơng gian hữu hình và ( cũng có ) dịng “Tràng
giang” tâm hồn như một khơng gian vơ hình trong tâm tưởng. Đây vốn là cấu tứ quen thuộc của Đường Thi.
- Tiếp cận Tràng giang trong tư cách dịng sơng thiên nhiên có thể thấy một điều đặc biệt: khổ thơ nào cũng có thơng
điệp về nước. Thông điệp trực tiếp là các từ : “nước”, “con nước”, “dịng”…Thơng điệp gián tiếp là các từ : “sóng
gợn”, “cồn nhỏ”, “bèo dạt”, “bờ xanh”, “bãi vàng”…
- Tiếp cận Tràng giang với tư cách dịng sơng cảm xúc trong tâm hồn lại phát hiện thêm một điều thú vị nữa: Cảnh
nào cũng gợi buồn.
Cổ điển ở nghệ thuật đối:
- Màu sắc cổ điển còn được bộc lộ qua cách sử dụng nghệ thuật đối của Đường Thi nhưng khá linh hoạt và phóng
túng. Chẳng hạn: “Sóng gợn…”đối với “ Con thuyền…”; “Nắng xuống đối với trời lên…” ; “Sông dài đối với trời
rộng…”. Nhưng đóng góp quan trọng hơn cả là nghệ thuật đối được sử dụng một cách triệt để bằng hai hệ thống
hình ảnh mang tính tương phản giữa một bên là những sự vật nhỏ bé, gợi suy ngẫm về cái hữu hạn của kiếp người:
thuyền, củi, bến, bèo, cánh chim…và một bên là những hình ảnh lớn lao, hùng tráng gợi liên tưởng về cái vô hạn của
vũ trụ: sông dài, trời rộng, lớp lớp mây cao, núi bạc…
Sử dụng hệ thống từ láy gợi âm hưởng cổ kính: (10 lần/16dịng thơ, cách ngắt nhịp truyền thống: 3/4)
- Hệ thống từ láy trải khắp bài thơ: “Tràng giang”, “điệp điệp”, “song song”, “lơ thơ”, “đìu hiu”, “chót vót”, “mênh

mơng”, “lặng lẽ”, “lớp lớp”, “dợn dợn”.Ngồi ra, tác giả còn sử dụng sáng tạo thi liệu của Đường Thi với rất nhiều
hình ảnh và chất liệu quen thuộc. Đặc biệt câu kết mượn thẳng ý thơ của Thơi Hiệu trong bài Hồng Hạc Lâu: “n
ba giang thượng sử nhân sầu” ( Trên sơng khói sóng cho buồn lòng ai - Tản Đà dịch ).
2. Màu sắc hiện đại:
Dù bài thơ Tràng giang có in đậm màu sắc cổ điển trên một số phương diện như đã phân tích thì hiện đại vẫn
là nét chính của thi phẩm này. Bởi cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi buồn mênh mang, sâu lắng của cái tôi cô đơn
trước vũ trụ được bộc lộ một cách trực tiếp qua một cách diễn đạt cô đọng và hàm súc. Tâm trạng của một cái tơi
lãng mạn đó lại được thể hiện bằng bút pháp tả thực vừa phá vỡ qui tắc ước lệ truyền thống vừa đem đến một phong
cách trữ tình mới.


- Nét hiện đại trong Tràng giang trước nhất thể hiện ở “nỗi buồn thế hệ” của một “cái tôi” Thơ mới thời mất
nước “chưa tìm thấy lối ra”, qua xu hướng giãi bày trực tiếp “cái tơi” trữ tình (buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, khơng
khói hồng hơn cũng nhớ nhà…), qua những từ ngữ sáng tạo mang dấu ấn xúc cảm cá nhân của tác giả (sâu chót vót,
niềm thân mật, dợn…)
- Mặt khác, Tràng giang cũng khơng thiếu những hình ảnh, âm thanh chân thực của đời thường, không ước
lệ (củi khô, tiếng vãn chợ chiều, bèo dạt…). Bài thơ hiện đại và là một bài thơ mới. Có cái mới của hồn thơ, có cái
mới của chủ thể trữ tình.Khác với thơ xưa, tâm trạng của chủ thể trữ tình,cảm hứng cá nhân của nhà thơ chạy suốt
tồn bài mới là nhất qn .Nó khác hẳn với kết cấu đề - thực - luận - kết , hay tiền giải - hậu giải của thơ Đường. Bài
thơ hiện đại trong cách cảm nhận sự vật, trong cách sử dụng thi liệu hình ảnh : củi, sơng, nắng, bèo, cát, cây xanh,
cánh chim , ....Tất cả làm nên một bức tranh thiên nhiên quê hương gần gũi , quen thuộc . Bởi nó đã in dấu, đã hằn
sâu, đã hồ cùng dịng chảy và đã lẫn vào những cảnh quê hương sông nước trên khắp đất nước Việt Nam u dấu.
(Có thể phân tích bài thơ theo hướng sau
Khổ 1: Và ngay từ khổ thơ đầu, người đọc đã bắt gặp những con sóng lịng đầy ưu tư, sầu não như thế:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khơ lạc mấy dịng
Cũng như nhiều nhà thơ mới khác cùng thời, Huy Cận luôn mang trong tâm tư của mình nỗi sầu của cả thế hệ. Đó là
nỗi sầu nhân gian, nỗi sầu vạn kỷ chảy về:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp.
Nhìn dịng sơng mênh mơng gợn sóng, tác giả cảm thấy
+ Buồn điệp điệp: Điệp từ như nhấn mạnh mức độ của nỗi buồn. Nỗi buồn ấy đang trải ra, đang dềnh lên mênh
mơng bát ngát cùng sóng nước
+ Và giữa khơng gian sơng nước mênh mơng ấy có một con thuyền thật lặng lẽ:
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Con thuyền xuôi mái là con thuyền buông mái không chèo để mặc dịng nước cuốn trơi. Giữa khơng gian
rộng lớn, con thuyền trở nên nhỏ bé bơ vơ.
Khơng chỉ có vậy thuyền cịn gợi lên một cái gì nổi lênh như kiếp người trong cuộc đời cũ. Nhất là ở đây con
thuyền lênh đênh thả mái xi dịng.
Cảnh có sự chuyển động là thế, nhưng sao ta chỉ thấy vẻ lặng tờ, mênh mơng của dịng “tràng giang”.
Và trong cái thiên nhiên vô cùng, vô tận ấy, nỗi buồn của con người cũng đầy ăm ắp trong lòng
Thuỳên về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khơ lạc mấy dịng
Thuyền về, nước ở lại, sầu chia li bao trùm trăm ngả. Trên dịng nước mênh mơng ấy, một cành củi khơ nhỏ
bé gầy guộc vừa lìa cành bập bềnh trên sóng nước không biết trôi về đâu
- Hai câu thơ, phép đối được sử dụng một cách sáng tạo, chỉ đối ý đối hình mà vần thơ vẫn cân xứng hài
hồ.Con thuỳên và cành củi khô đang cùng trôi nổi trên tràng giang.
- Các số từ sầu trăm ngả, củi một cành khơ, mấy dịng đã cho ta thấy rõ cái ám ảnh về kiếp người nhỏ bé
hữu hạn, sự đau khổ sầu thương thì to lớn vơ hạn.
Nét đẹp cổ điển “tả cảnh ngụ tình” thật khéo léo, tài hoa của tác giả, đã gợi mở về một nỗi buồn, u sầu như
con sóng sẽ cịn vỗ mãi ở các khổ thơ cịn lại để người đọc có thể cảm thông, thấu hiểu về một nét tâm trạng thường
gặp ở các nhà thơ mới. Nhưng bên cạnh đó ta cũng nhìn ra một vẻ đẹp hiện đại rất thi vị của khổ thơ. Đó là ở cách
nói “Củi một cành khơ” thật đặc biệt. Nó khơng chỉ thâu tóm cảm xúc của tồn khổ, mà cịn hé mở tâm trạng của
nhân vật trữ tình, một nỗi niềm đơn cơi, lạc lõng.
Khổ 2: Nỗi lòng ấy được gợi mở nhiều hơn qua hình ảnh quạnh vắng của khơng gian lạnh lẽo. Vẫn là cảnh
sông nước nhưng tác giả vẽ thêm đất thêm người:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời nên sâu chót vót

Sơng dài trời rộng bến cô liêu.
Nỗi buồn vô hạn ấy lại được miêu tả qua một không gian bao la. Cái nhỏ bé tương phản với cái mênh
môngvô cùng:
- Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu nghĩa là cồn nhỏ bé thưa thớt buồn bã. Vần lưng nhỏ- gió kết hợp với láy âm lơ
thơ và đìu hiu làm âm hưởng lời thơ như nặng trĩu lòng người về một nỗi buồn hiu hắt cô quạnh


- Và nghệ thuật láy tài ba ấy đã gợi lên màu sắc cổ kính, dẫn hồn người đọc trở về với cổ thi:“Non q quạnh
quẽ trăng treo-Bến phì gió thổi đìu hiu mấy gị”(Chinh phụ ngâm),”lơ thơ tơ liễu bng mành”(Truyện Kiều)
- Chợ chiều vốn đã buồn,thì vãn chợ chiều lại càng buồn hơn xao xác hơn lại . Thế mà giờ đây cái âm thanh
xao xác ấy dường như tác giả cũng không nghe thấy
- “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”. Câu thơ mang âm hưởng của một câu hỏi bộc lộ cái ngơ ngác của thi
nhân với nỗi buồn cơ quạnh chưá chất trong lịng.Và cũng chính câu hỏi ấy nó làm cho khơng gian có tiếng của con
người nhưng thật thoảng thật mơ hồ.Âm thanh ấy chỉ càng gợi thêm khơng khí tàn tạ vắng vẻ chia lìa.
Những câu tiếp theo,nỗi buồn khơng chỉ có ở mặt đất mà dường như nó cịn bao trùm cả bầu trời:
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sơng dài trời rộng bến cơ liêu
Bầu trời và lịng sơng là khơng gian ba chiều. Thường người ta nói:cao chót vót và sâu thăm thẳm. Nhưng Huy
Cận lại viết
- “sâu chót vót” để diễn tả độ cao, độ trong, độ sâu thẳm của bầu trời nhiều nắng, nhiều ánh sáng của trưa đã
ngả sang chiều.Và khơng chỉ có khơng gian hai chiều nắng xuống trời lên, mà nó cịn được mở rộng ra thành
-“sông dài trời rộng” không gian ba chiều Cả một không gian rộng lớn bao la mênh mông đến rợn ngợp.Và
nổi lên trên cái khung nền ấy là
_“bến cô liêu”-bến sông nhỏ bé vắng người. Cái nhỏ bé của bến sông như một nét chấm phá gợi tả cái bao la bát
ngát của khơnggian. Qua đó càng tơ đậm cảm giác cô đơn rợn ngợp của con người trước vũ trụ bao la .
Khổ 3: Trong không gian buồn xa vắng đó ai cũng muốn tìm đến những dấu vết của cuộc sống con người
- “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng”.Câu thơ gợi nhớ đến câu ca quen thuộc:bèo dạt mây trơi. Nó cũng gợi cho
ta hình dung rõ nét về sự lênh đênh trôi nổi vô định, tan tác chia lìa của những kiếp người truân chuyên lưu lạc.
Cái buồn càng được nhấn mạnh hơn bắng hai lần phủ định:
Mênh mơng khơng một chuyến đị ngang

Khơng cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
- Khơng một cây cầu ,khơng một con đị nghĩa là hồn tồn khơng bóng người hay một cái gì đó gợi đến tình
người Chỉ có màu vàng của bãi tiếp nối với màu xanh của bờ chạy dài về phía chân trời xa đến vơ tận như hai thế
giới cuả sự cô đơn xa lạ không chút niềm thân mật, không chút đồng điều tân hồn.
- Ở đây tác giả đã dùng thủ pháp nghệ thuật cổ điển: lấy khơng để nói có. Nhắc đến chợ chiều đã vãn, khơng
có tiếng người, một dịng sơng hoang vắng khơng cầu khơng đị làm cho ta càng tha thiết khát khao cuộc sống ấm
cúng đông vui.
Khổ 4: Ở khổ cuối, Huy Cận lại khéo vẽ nét đẹp cổ điển và hiện đại cho khoảnh khắc hồng hơn trên sơng
nước tràng giang:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
- Câu thơ thể hiện một cái nhìn xa vời vợi. Hình ảnh mang nét đẹp cổ điển thật trữ tình và lại càng thi vị hơn
khi nó được khơi nguồn cảm hứng từ một tứ thơ Đường cổ của Đỗ Phủ:
+“Mặt đất mây đùn cửa ải xa”. Huy Cận đã vận dụng rất tài tình động từ “đùn”, khiến mây như chuyển
động, có nội lực từ bên trong, từng lớp từng lớp mây cứ đùn ra mãi, và khi ánh chiều phản chiếu chúng lấp lánh như
những núi bạc. Cảnh sắc thiên nhiên thật tráng lệ và kỳ vĩ. Bầu trời chắc là xanh thẳm hoặc tím thẫm trong khoảnh
khắc hồng hơn nên màu mây cuối chân trời mới ánh lên màu bạc ấy.
+Giữa cái bao la mênh mông ấy bỗng xuất hiện một cánh chim nhỏ nhoi:
“Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”
- Thơ ca xưa nói về cảnh hồng hơn vẫn thường điểm thêm một cánh chim trên nền trời.Ví dụ: Chim bay về
núi tối rồi (ca dao), Chim hôm thoi thót về rừng (Nguyễn Du), Ngàn mai gió núi chim bay mỏi (Bà Huyện Thanh
Quan),. Nhưng cánh chim trong thơ Huy Cận đúng là cánh chim chiều trong thơ mới. Bởi nó có sự đối lập giữa chim
nghiêng cánh nhỏ với lớp lớp mây cao, giữa cánh chim nhỏ bé với vũ trụ bao la.Và sự đối lập ấy càng làm cho cảnh
rộng hơn mênh mông hơn, xa vắng hơn. Cánh chim như ènhỏ nhoi hơn đơn lẻ hơn. Cánh chim ấy đang sa xuống
phía chân trời như một tia nắng chiều rớt xuống. Tuy có hơi hướng của sự sống gợi chút ấm cúng cho cảnh vật
nhưng nhơ bé q mơng lung q, vì thế nỗi buồn càng da diết thêm
- Giữa khung cảnh cổ điển đó, người đọc lại bắt gặp nét tâm trạng hiện đại
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Khơng khói hồng hơn cũng nhà.
“Dợn dợn” là một từ láy nguyên sáng tạo của Huy Cận, chưa từng thấy trước đó. Từ láy này hơ ứng cùng

cụm từ “vời con nước” cho thấy một nổi niềm bâng khng, cơ đơn của “lịng q” :


Khơng khói hồng hơn cũng nhà.
Nỗi niềm đó là nỗi niềm nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương, nhưng q hương đã khơng cịn.
Đây là nét tâm trạng chung của nhà thơ mới lúc bây giờ, một nỗi lịng đau xót trước cảnh mất nước.Câu thơ cũng gợi
cho ta nhớ đến câu thơcủa Thơi Hiệu trong Hồng hạc lâu:n ba giang thượng sử nhân sầu-Trên sơng khói sóng
cho buồn lịng ai. Người xưa nhìn khói sóng mà nhớ nhà. Cịn nhà thơ mới của chúng ta tuy khơng thấy khói sóng
cũng nhớ nhà.Nên ènỗi buồn nhớ quê hương của nhà thơ cũng da diết hơn, cháy bỏng hơn.Và có lẽ chỉ đến thơ mới
thì nỗi buồn nhớ q mới có được cái cảm giác dợn dợn như thế và theo Xn Diệu: Tuy khơngkhói hồng hơn
nhưng chính là bằng cách ấy tác giả đã đưa thêm khói hồng hơn của Thơi Hiệu vào bài thơ của mình để làm giàu
thêm cái buồn và nỗi nhớ nhà của người lữ thứ trước cảnh tràng giang.
Cái tôi trong thơ mới tất nhiên là phải buồn. Thơ Huy Cận lại càng buồn hơn. Nhưng trong nỗi buồn cô đơn
của nhà thơ ta vẫn thấy một niềm khát khao được gần gũi hồ hợp cảm thơng giữa người với người trong tình đất
nước, tình nhân loại )
3. Kết bài
Nếu Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong tất cả những nhà thơ mới thì Huy Cận là nhà thơ có cơng tơ bồi
cho lâu đài thơ mới càng thêm lồng lộng sáng đẹp. Là một nhà thơ mới nhưng Huy Cận đã hồ vào dịng chảy của
Thơ mới một cách nhuần nhị những yếu tổ cổ điển của văn học trung đại Việt Nam, của Đường thi. Trong nỗi niềm
“mang mang thiên cổ sầu” của người phương Đông xưa trước con người và vũ trụ, nhà thơ lồng vào đấy nỗi cô đơn
của con người cá nhân ý thức cái tôi cá thể vừa tiếp thu được từ triết học và thơ ca phương Tây.. Cái tơi cá thể từ văn
hố văn học Pháp bước xuống cuộc đời để rồi cảm nhận nỗi cơ đơn, bất lực của mình, nên ngối nhìn về phía quê
nhà, về phía truyền thống, mong cầu được sống vói cái ta làng xã ngày xưa. Thơ ơng, do đó mà có sự hồ hợp giữa
thi pháp thơ Đường với thi pháp thơ tượng trưng Pháp.
ĐỀ 4: VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN VÀ HIỆN ĐẠI CỦA BÀI THƠ CHIỀU TỐI (HỒ CHÍ MINH)
A. MỞ BÀI
- Hồ Chí Minh là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người là anh hùng giải phóng dân tộc,
danh nhân văn hóa thế giới. Đóng góp to lớn nhất của Người là sự nghiệp cách mạng. Bên cạnh Hồ Chí Minh - nhà
cách mạng, cịn có Hồ Chí Minh - nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa lớn.
- Chiều tối là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình Hồ Chí Minh

- Bài thơ mang vẻ đẹp cổ điển và hiện đại
B/ THÂN BÀI
I/ GIỚI THIỆU CHUNG
1/ Xuất xứ
- Bài thơ được rút trong tập Nhật kí trong tù
- Trên đường chuyển lao khổ ải từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), Bác Hồ viết liền
năm bài thơ. Chiều Tối là bài thơ thứ ba trong chùm thơ này .
2/ Cổ điển và hiện đại trong bài Chiều tối
a. Giải thích cổ điển là gì?
Là những thi pháp, hình ảnh thơ cổ được sử dụng trong văn học, đó là truyền thống là tinh hoa của văn học
dân tộc.
b. Cổ điển và hiện đại trong bài thơ: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ Đường luật thất ngơn tứ tuyệt. Vì thế nó
mang đậm phong vị Đường thi ở bút pháp nghệ thuật lấy cảnh để ngụ tình, lấy động tả tĩnh, lấy ít gộ nhiều. Nhưng
bài thơ cịn được sáng tác bởi người Cộng sản Hồ Chí Minh nên bên cạnh phong vị cổ điển nó đây cịn là một bài
thơ hiện đại. Chất hiện đại được bộc lộ ở sự vận động của hình tượng thơ, nhất là tấm lịng tư tưởng của thi nhân:
yêu thiên nhiên, yêu con người, tinh thần lạc quan của Bác dù ở bất kì hồn cảnh nào. Đó chính là chất thép lấp lánh
trong thơ Hồ Chí Minh
3. Phân tích chứng minh
1/ Bài thơ được mở đầu bằng một bức tranh phong cảnh thiên nhiên
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chịm mây trơi nhẹ giữa từng khơng
Nhà thơ khơng trực tiếp nói về thời gian nhưng thời gian vẫn hiện về qua cảnh vật :
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chim bay về tổ đúng là dấu hiệu của chiều tối, chiều muộn.


Điều này ta thường thấy trong thơ ca : như: “chim bay về núi tối rồi”(ca dao); “chim hôm thoi thót về rừng”(Truyện
Kiều); “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”(Bà Huyện Thanh Quan); “Mây vẩn tầng không chim bay đi”(Xuân Diệu);
“Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”(Huy Cận).
Có thể nói hình ảnh chim bay về tổ, về rừng sau một ngày kiếm ăn là hình ảnh tiêu biểu mang ý nghĩa thời gian là

cách cảm nhận thời gian mang tính truyền thống mang phong vị Đường thi.
Thời gian còn hiện về qua Chịm mây trơi nhẹ giữa tầng khơng
Hai chi tiết phác họa mà gợi lên cái hồn của cảnh vật, ngày tàn màn đêm buông xuống, tạo vật dần chuyển sang
trạng thái nghỉ ngơi,
Cũng ở hai câu thơ đầu, ta con cảm nhận không gian của bức tranh thơ là ở chốn núi rừng với ánh sáng của ngày tàn
Ánh sáng làm nền cho khung cảnh thơ là ánh sáng mặt trời vào lúc sắp tắt hẳn ở chốn núi rừng nên trong ánh sáng
như thế ta chỉ có thể nhìn thấy đỉnh trời. Người tù ngẩng đầu lên nhìn lên đỉnh trời, nhận ra con chim bay về tổ và
chịm mây lững lờ trơi. Điều này nhà thơ khơng nói, nhưng người đọc có thể cảm nhận được như thế
Cảnh chiều hơm nơi xóm núi kia được đặc tả qua hai câu thơ thất ngơn vừa hình tượng vừa gợi cảm. Mặt đất thì âm
u mà bầu trời thì rộng lớn thống đãng
Hai câu thơ mang vẻ đẹp cổ điển: Tả ít mà gợi nhiều, mượn điểm để vẽ diện, lấy động để gợi cái tĩnh, lấy cái cực
nhỏ, đơn chiếc để diễn tả cái bát ngát mênh mơng.
Nhìn chim bay, mây trơi mà cảm thấy bầu trời bao la hơn, cảnh chiều tối êm ả tĩnh lặng hơn. Và như vậy buổi chiều
trên đường chuyển lao của tác giả sao mà phảng phất những buổi chiều mà hình sắc đã vĩnh viễn đọng lại trong thơ
ca cổ.
Và tất cả đều chứa đầy tâm trạng. Cảnh bao giờ cũng ngụ tình : Cánh chim chiều của tác giả khơng phải đang bay
trong trạng thái bình thường mà là :
“Quyện điểu qui lâm”-“chim mỏi về rừng”. Suốt ngày bay đi kiếm ăn, cánh chim cũng mệt mỏi. Hình ảnh chim
chiều nhưng cũng là hình ảnh ẩn dụ cho tâm trạng của nhà thơ . Nhà thơ cũng mệt mỏi sau một ngày lê bước trên
con đường đi đày. Giờ đây không biết đâu là chặng nghỉ chân qua đêm
Câu thơ thứ hai nhà thơ tiếp tục phác hoạ tâm trạng: chịm mây như có tâm hồn, như mang tâm trạng.
Nó cơ đơn lẻ loi và lặng lẽ lững lờ trôi giữa không gian rộng lớn của trời chiều. Bầu trời có chim, có mây nhưng mây
lẻ loi, chim mệt mỏi. Đã thế lại đang ở cảnh ngộ chia lìa. Chim bay về rừng, chòm mây ở lại giữa từng không.
Hai câu thơ tả cảnh mà mở ra cả một khơng gian tâm trạng, cảnh buồn, người buồn.
Vì cánh chim bay về tổ gợi niềm ước mong sum họp, chòm mây cơ đơn trơi lẻ loi chầm chậm về phía trời xa gợi
thân phận lênh đênh trôi dạt nơi đất khách quê người. Và không biết tới bao giờ nhà thơ mới được tự do như cánh
chim và chòm mây trên bầu trời kia.
Nhưng cũng qua hai câu thơ này ta hiểu thêm được nét đẹp trong tâm hồn nhà thơ là : Dù ở bất kì hồn cảnh nào, dù
phải sống giữa muôn ngàn cực khổ kể cả lúc thân thể mất tự do, Bác vẫn luôn giữ cho mình một tình yêu say đắm
trước vẻ đẹp của thiên nhiên, ln hồ hồn mình vào hồn của trời đất rộng lớn với sự tự do tuyệt đối của tinh thần

như Bác đã từng nói: Vui say ai cấm ta đừng, đường xa âu cũng bớt phần quạnh hiu. Và cũng qua nỗi buồn đó qua
tư thế ngẩng đầu dõi theo một cánh chim một chòm mây, ta còn thấy một khát vọng tự do cũng như chất thép Hồ Chí
Minh
2/ Hai câu sau
Sơn thơn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hồn lơ dĩ hồng
(Cơ em xóm núi xay ngơ tối
Xay hết lị than đã rực hồng)
Nếu hai câu thơ đầu cảnh vật hiện ra trong những nét chấm phá phần nào mang tính ước lệ cổ điển với chim mng
mây trời thì đến hai câu sau là Cảnh sinh hoạt gần gũi và ấm áp trên mặt đất.
Hiện ra ở trung tâm bài thơ lúc này là một thiếu nữ sơn thôn với công việc lao động bên bếp lửa gia đình. Một chất
thơ khác một hơi thở trữ tình khác làm cho vẻ đẹp của buổi chiều thêm hài hoà phong phú, làm cho bài thơ thêm
dáng vẻ hiện đại hơn
Hai câu kết chuyển hướng vận động của hình tượng thơ. Ở trên, cảnh vật mênh mơng, vắng lặng, ánh nắng ngày
đang tắt dần, nhường chỗ cho bóng đêm ập xuống. Cịn ở đây, dù khơng tả thời gian, nhưng ai cũng biết
Đất trời đã vào đêm, bóng tối ken dày mn nơi. Thời gian được vận động theo cánh chim và làn mây, theo những
vòng xoay của cối xay ngô, quay mãi “Ma bao túc – Bao tức ma hồn”, và đến khi cối xay ngơ dừng lại thì “lơ dĩ
hồng”, lị than đã rực hồng. Thực ra cái lị lửa ấy khơng phải đúng lúc đó mới bật sáng lên. Nó vẫn đỏ lên rồi, nhưng
phải đến khi ánh trời tắt hẳn, núi rừng mù mịt thì tự nhiên con người ta chỉ nhìn thấy nơi đâu có ánh lửa. Và vì thế
lúc xay ngơ xong, trời tối hẳn nên mới nhìn thấy nó rực hồng lên Hình ảnh cơ gái hiện ra bên bếp lò lửa đỏ đến với


nhà thơ một cách tự nhiên như thế thôi. Và như thế, trong nguyên tác Bác không dùng chữ tối vậy mà ta vẫn nhận ra
trời đổ tối. Bác dùng cái sáng để nói cái tối.
Bếp lửa của cơ gái xay ngô đã hồng lên nghĩa là buổi chiều êm ả đã kết thúc để bước vào đêm tối. Nhưng không phải
là đêm tối lạnh lẽo âm u như cảm nhận của người xưa mà là một đêm tối ấm áp sáng bừng rực lửa. Sự vận động của
thời gian bất ngờ và khoẻ khoắn.
Cùng với sự vận động về thời gian ta còn thấy sự vận động trong tâm trạng của nhà thơ. Thực ra trong nhưng bài thơ
vịnh cảnh chiều hơm xưa cũng thấp thống bóng người, cũng chứa đầy tâm trạng : Lom khom dưới núi tiều vài chú –
Lác đác bên sông chợ mấy nhà. Cảnh có con người mà thiếu vắng sự sống. Con người chỉ làm tôn thêm cái hùng vĩ,

hoang sơ của trời đất thiên nhiên. Còn trong bài thơ của Bác, trên nền cảnh của thiên nhiên rộng lớn, con người, sự
sống của con người, ngọn lửa của con người bỗng trở thành tụ điểm, thành trung tâm toả ấm nóng và niềm vui ra tất
cả.
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc – lơ dĩ hồng: có hình ảnh cơ gái tốt lên vẻ trẻ trung, khỏe mạnh, sống động, có cảnh
làm ăn bình dị : xay ngơ, có lị than đã rực hồng. Các chi tiết nghệ thuật ấy làm hiện lên một mái ấm gia đình, một
cảnh đời dân dã bình dị ấm áp
Và như vậy là khơng phải thiên nhiên làm chủ mà con người mới là chủ thể, con người đã kịp thắp lên ngọn lửa, con
người đã tạo nên ánh sáng và hơi ấm cho con người, cho cảnh thiên nhiên. Chính cảnh xay ngơ của thiếu nữ và lò
than đã rực hồng kia đã làm vợi đi những đau khổ của người đi đày qua miền sơn cước xa lạ. Nó đưa lại cho người đi
đường lúc chiều hôm chút hơi ấm của sự sống, chút niềm vui hạnh phúc trong lao động của con người. Nói cách
khác, nó là điểm tựa tâm hồn cho một tù nhân Cộng Sản Hồ Chí Minh
Và cũng chính nhờ điểm tựa tâm hồn ấy mà Bác có thể cảm nhận được một cuộc đời một con người dù là bình
thường nhỏ bé nơi xóm núi heo hút trong hồn cảnh ngặt nghèo của bản thân :
Sơn thôn thiếu nữ Ma bao túc – bao túc ma hồn lơ dĩ hồng là điệp ngữ vừa làm cho lời thơ giàu nhạc điệu, vừa
diễn tả sự chuyển động vòng tròn nặng nề của cối xay ngơ. Qua đó ta cảm nhận được sự trân trọng của nhà thơ trước
đức tính cầm mẫn của thiếu nữ xóm núi
Bài thơ được sáng tác theo thơ Đường luật. Và Bác không chỉ tiếp thu tinh hoa của thơ Đường, mà còn nhà thơ còn
đem vào hình thức chật hẹp của thơ Đường tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc. Điều đó được thể hiện ở câu
kết của bài thơ
Bài thơ không khép lại trong sự mệt mỏi vội vã của cánh chim, trong sự uể oải cơ đơn của chịm mây, trong sự nặng
nề của cối xay ngô (ba câu thơ trên: sự mệt mỏi, vội vã, nặng nề ) mà Bác khép lại bài thơ bằng một chữ ( “hồng”).
Bác đã làm sáng rực toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi uể oải, vội vã, sự nặng nề diễn tả ở trên, đã làm sáng
rực cả khn mặt cơ em xóm núi, nhuốm hồng lên cả bóng đêm bơỉ cái tình của Bác.
Như vậy tâm trạng của nhà thơ được vận động từ buồn đến vui từ lạnh lẽo cơ đơn đến nóng ấm từ lụi tàn đến sự
sống..
C. KẾT LUẬN:
Chỉ bằng bốn nét vẽ: cảnh chim chiều, áng mây lơ lửng trôi nhè nhẹ, thiếu nữ và lò than, Bác để lại ấn tượng sâu sắc
trong lòng người đọc trong thơ ca Việt Nam. Nhưng có lẽ khơng chỉ có thế mà qua bài thơ ta hiểu được tấm lòng yêu
thiên nhiên, tấm lòng nhân ái, tinh thần lạc quan của Bác dù ở bất kì hồn cảnh nào. Đó chính là chất thép lấp lánh
trong thơ của Bác

Đề 5: Một trong những nội dung bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) là “ tiếng lòng của một con người
tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống”. Anh / chị hãy phân tích đoạn thơ sau để làm rõ nhận định trên.
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng q nhìn khơng ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
B. Thân bài
a. Giải thích vấn đề:
- Đây thơn Vĩ Dạ chính là một tình u tuyệt vọng đối với cuộc sống. Điều này đã trở thành ngọn nguồn cảm xúc
làm nên bài thơ. Cuộc sống trong cái nhìn của Hàn Mặc Tử chính là sự sống nói chung, sự sống thuộc về cảnh sắc
thiên nhiên, con người tình yêu đôi lứa.
- Vào thời điểm mà Hàn Mặc Tử đang trải qua cơn bạo bệnh, thì như một nghịch lí càng tiến về phía cõi chết, nhà
thơ càng yêu cõi sống, yêu một cách cuồng si, đau đớn và tuyệt vọng. Đó chính là một tình u lớn đối với sự sống
bất tử.


b. Phân tích khổ thơ
Nỗi đau đời người, nỗi đau tình người, khát vọng sống, khát vọng tình yêu dâng lên ở đỉnh cao trong khổ thơ
cuối của bài thơ.
Khổ 3 nói tới hình bóng một giai nhân trong mộng ảo:
Mơ khách đường xa, khách đường xa.
Giấc mơ nhiều khi rất đẹp để rồi nuối tiếc mãi khi tỉnh dậy, khơng phải là hiện thực. Giấc mơ có khi lúc tỉnh chẳng
bao giờ nghĩ tới, thật khủng khiếp! Giấc mơ đa phần được tạo lập từ sự nghĩ nhiều, cảm nhiều về một việc gì đó, một
người nào đó. Giấc mơ của thi nhân là một giấc mơ đẹp mà buồn, tiếc vô cùng. Trong giấc mơ, giai nhân hiện ra đấy
mà thấy xa vời vợi. Điệp ngữ “khách đường xa, khách đường xa” đẩy người mơ và giai nhân cách xa nhau trong cái
khoảng không gian ngày càng vô vọng. Mong chờ khát vọng, đợi trơng càng nhiều thì bóng hồng giai nhân càng mờ
xa, mất hút.
Cái sắc trắng của áo trong câu thơ: “Áo em trắng quá nhìn khơng ra” đâu cịn là sự cảm nhận của thị giác mà là sự
cảm nhận của cảm giác, bởi bóng hình giai nhân đâu có hiển hiện thật rõ trong giấc mơ mà chỉ hiển hiện bồng bềnh,
bảng lãng…Nhưng mà cái sắc trắng của áo em vẫn cứ mãi mãi khắc trọn trong đáy sâu tâm hồn thi sĩ, yêu và thiết

tha với nó mn vàn. Vì nó mà sống, mà nhớ, mà thương, mà ao ước ngưỡng vọng đến đam mê cả lúc tỉnh lẫn khi
mơ. Rồi lại cũng vì cái sắc trắng ấy của áo em mà thi nhân đau đớn xót xa vơ cùng. Sắc áo trắng khơng cịn là cái vật
thể bên ngồi của hình hài em mà là biểu tượng của đáy sâu tâm hồn em vậy. “ Kim mò đáy đại dương”, “Áo trắng
quá, anh nhìn khơng ra”, xót đau biết nhường nào! Sao có thể hiểu thấu lịng em, biết tim em đập theo nhịp nào? Có
thổn thức hịa điệu trong nhịp đập với trái tim thi nhân? Làm sao mà biết được – Bi kịch cuộc đời, tình yêu dồn nén
tới đỉnh cao trào. Sự cắt nghĩa của thi nhân trong hai câu thơ kết bài thơ về cái nhìn “khơng ra” của mình:
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
cũng chỉ là một sự cắt nghĩa phỏng đốn, hồi nghi, giả định mà khơng hề khẳng định.
Có cả hai nguyên nhân : do “Sương khói mờ nhân ảnh” hay do “sự bí ẩn của trái tim” mỹ nhân sau tà áo trắng?
Trong hai nguyên nhân ấy, nguyên nhân nào là chủ yếu? Mối quan hệ của hai nguyên nhân đó thế nào?
Tất cả đều do thi nhân tưởng thế, nghĩ thế và tự vấn mình như thế! Hư hư thực thực không biết nguyên do nào là
chính. Và vì hư thực như thế nên cõi lịng càng bâng khuâng, day dứt, dằn vặt đau đớn. Sương khói của thiên nhiên
xứ Huế, thật thế ư làm mờ ảo bóng hình giai nhân! Chắc là khơng phải. Có thể một thứ “ sương khói” khác ảo mờ
giăng màn trước cõi lịng thi nhân - thứ sương khói của sự chênh vênh, chới với giữa biển đời mênh mông mà thi
nhân đang tìm cách bấu víu để tồn tại. Và chính ở cái thời khắc chới với ấy, rộn lên như dồn cuốn cảm xúc và tinh
lực để bật ra một câu hỏi chủ đạo nhất biểu hiện nỗi đau lớn, niềm khát vọng lớn của thi nhân:
Ai biết tình ai có đậm đà?
“Ai” và “ai” trong câu thơ, lối nói bâng qươ – cách biểu hiện của đại từ phiếm chỉ như không chỉ vào một đối tượng
cụ thể nào. Sự thực không phải thế. Người đọc thơ Hàn Mặc Tử có thể nhận ra trong cái nét tinh tế ấy, “ ai” thứ nhất
chính là thi nhân - và cũng là những con người yêu đời, yêu người, đau đời, đau tình người như thi nhân; “ ai” thứ hai
trong câu thơ là giai nhân, những giai nhân – biểu tượng của tình yêu, của cái đẹp, của cuộc đời. Câu hỏi chưa có lời
đáp gieo trong lòng người đọc sự hòa điệu tâm trạng day dứt của thi nhân - Nỗi buồn đau lan tỏa, tràn đầy, thấm vào
từng tế bào, từng mạch máu đến quằn quại, nhức nhối. Đây là câu hỏi của trái tim và đó cũng là câu hỏi mn thuở
của tất cả những người đang yêu càng thiết tha, càng day dứt, dằn vặt:
“Hoa ơi sao chẳng nói?
Anh ơi sao lặng thinh?
Đốt lịng em câu hỏi
u em nhiều khơng anh?”
(Xn Quỳnh – Mùa hoa rơi)

c. Bình luận
Đây thơn Vĩ Dạ - ba khổ thơ - ba câu hỏi - Một nỗi đau - Nỗi đau cứ tiếp nối, chất chồng, đè nặng lên nhau.
Hình ảnh thơ, giọng điệu, bút pháp có thể thay đổi và sự chuyển đổi tứ thơ bất ngờ, đột ngột chỉ càng chứng tỏ một
tài thơ điêu luyện bậc thầy. Mạch tứ phát triển nhất quán, chặt chẽ tạo cho sự biểu hiện tư tưởng nghệ thuật ngày
càng hoàn thiện trong sự tinh tế và độc đáo. Đi suốt bài thơ, thi nhân hiện hữu với tư cách là một con người tha thiết
yêu cuộc sống, tha thiết yêu đời, tha thiết yêu người, yêu một tình yêu và cũng vô cùng tha thiết mong được cuộc
đời, con người, tình yêu đáp lại. Khát vọng ấy là đẹp đẽ và cao cả vơ cùng, nhân văn vơ cùng!
Đó là một nguyên cớ để ta yêu bài thơ và quý trọng Hàn Mặc Tử.
Nhưng ta đến với Đây thôn Vĩ Dạ, đến với Hàn Mặc Tử không phải đi trên con đường phẳng thênh thang đầy hương
sắc của hương đồng cỏ nội. Con đường ta đến với Đây thôn Vĩ Dạ nói riêng, đến với thơ Hàn Mặc Tử nói chung là


con đường hịa điệu xót xa một nỗi đau trĩu nặng, tê tái, khắc khoải đến rợn người. Biết là phải cùng hành trình với
thi sĩ trên con đường như thế mà ta chẳng chối từ. Càng yêu trọng một đời tài hoa mà bất hạnh, ta càng trân trọng
nâng niu từng tác phẩm, từng dịng thơ mà ở đó là sự kết tụ tài năng sáng tạo của một bậc thầy, kết tụ máu thịt, tâm
linh và cả sinh mệnh nữa của một hồn thơ mang cái tên Hàn Mặc Tử !
3. Kết bài
Cũng như làng cảnh, sông nước, vầng trăng, con thuyền, bến bãi kia không bao giờ thuộc về thi sĩ, giữa thi sĩ và
chúng là một khoảng cách tuyệt vọng, thì với cơ gái ấy cũng y như thế. Rơi vào tuyệt vọng nhưng tình yêu khơng
chết ngược lại tình u càng trở nên da diết, đau đớn... Một người yêu sự sống, khát sống như thế mà sự sống trong
anh đang dần tắt. Vì là tiếng của tình u tuyệt vọng, nên Đây thơn Vĩ Dạ mang âm điệu nghẹn ngào, khắc khoải.



×