Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo án tổng hợp lớp 3 - Trường tiểu học Ialy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.83 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường tiểu học IaLy. Lớp 3 – buổi chiều. NẮNG PHƯƠNG NAM (2 tiết) I. MỤC TIÊU A - Tập đọc 1. Đọc thành tiếng  Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : - PB : đông nghịt người, rít rít trò chuyện, lòng vòng, lạnh dễ sợ luôn, lạnh buốt, làn mưa bụi, rung rinh,... - PN : đông nghịt, bỗng sững lại, sắp nhơ, gửi ra, cuồn cuộn, tủm tỉm cười, xoắn xuýt hỏi, sửng sốt, hớn hở,...  Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.  Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật. 2. Đọc hiểu  Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : Đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt,...  Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện cho ta thấy tình đoàn kết của thiếu nhi hai miền Nam - Bắc. B - Kể chuyện  Dựa vào các ý tóm tắt truyện, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.  Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC  Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có thể).  Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Tập đọc 1. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 4 phút ) - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Chõ bánh khúc của dì tôi. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI. 1 Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trường tiểu học IaLy. Lớp 3 – buổi chiều. Hoạt động dạy. Hoạt động học. * Giới thiệu bài ( 1 phút ) - Yêu cầu HS mở SGK trang 75 và đọc tên chủ điểm mới. - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và giới thiệu : Tranh vẽ những cảnh đẹp nổi tiếng của ba miền Bắc - Trung - Nam, đó là lầu Khuê Năm Các ở Quốc Tử Giám, Hà Nội, là cố đô Huế, là cổng chính chợ Bến Thành ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong hai tuần 12 và 13, các bài đọc Tiếng Việt của chúng ta sẽ nói về chủ điểm Bắc - Trung - Nam. - Bài tập đọc đầu tiên chúng ta học trong chủ điểm Bắc - Trung - Nam là bài Nắng phương Nam. Qua bài tập đọc này chúng ta sẽ thấy được tình bạn thân thiết, đẹp đẽ giữa thiếu nhi hai miền Nam - Bắc. * Hoạt động 1: Luyện đọc ( 30 phút) Mục tiêu  Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :đông nghịt, bỗng sững lại, sắp nhơ, gửi ra, cuồn cuộn, tủm tỉm cười, xoắn xuýt hỏi, sửng sốt, hớn hở,...  Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.  Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : Đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt,... Cách tiến hành a. Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài một lượt. - Đọc Bắc - Trung - Nam. - Nghe GV giới thiệu bài.. - Theo dõi GV đọc mẫu. - Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. - Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV. - Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp. 2. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trường tiểu học IaLy. Lớp 3 – buổi chiều. với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm.. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại. - Nè, / sắp nhỏ kia,/ đi đâu vậy ?// - Tụi mình đi lòng vòng / tìm chút gì để kịp gửi ra Hà Nội cho Vân.// - Những dòng suối hoa / trôi dưới bầu trời xám đục / và làn mưa bụi trắng xoá.// - Một cành mai ? -// Tất cả sửng sốt,/ rồi cùng kêu lên -/ Đúng !/ Một cành mai chở nắng phương Nam.// - Thực hiện yêu cầu của GV.. b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. - Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp. (Đọc 2 lượt).. - Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm. - 3 nhóm thi đọc tiếp nối. - Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. - GV giảng thêm về hoa đào (hoa Tết của miền Bắc), hoa mai (hoa Tết của miền Nam). Nếu có tranh thì cho HS quan sát tranh vẽ hai loại hoa này. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.. - 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK. - 1 HS đọc trước lớp. - Uyên và các bạn đang đi chợ hoa vào ngày 28 Tết. - 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm. - Để chọn quà gửi cho Vân.. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. * Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (7 phút ) Mục tiêu  HS trả lời được câu hỏi  Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện Cách tiến hành 3. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trường tiểu học IaLy. Lớp 3 – buổi chiều. - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.. - Vân là bạn của Phương, Uyên, Huê, ở tận ngoài Bắc.. - Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1. - Uyên và các bạn đang đi đâu ? Vào dịp nào ? - Uyên và các bạn cùng đi chợ hoa để làm gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 của bài. - Uyên và các bạn ra chợ hoa ngày Tết để làm gì ? - Vân là ai ? Ở đâu ?. - Các bạn quyết định gửi cho Vân một cành mai. - HS tự do phát biểu ý kiến : Vì theo các bạn, cành mai chở được nắng phương Nam ra Bắc, ngoài ấy đang có mùa đông lạnh và thiếu nắng ấm./ Vì mai là loài hoa đặc trưng cho Tết của miền Nam, giống như hoa đào đặc trưng cho Tết ở miền Bắc.. - Ba bạn nhỏ trong Nam, tìm quà để gửi cho bạn mình ở ngoài Bắc, điều đó cho thấy các bạn rất quý mến nhau. - Vậy, các bạn đã quyết định gửi gì cho Vân ? - Vì sao các bạn lại gửi cho Vân một cành mai ? - Hoa mai là một loài hoa tiêu biểu cho miền Nam vào ngày Tết. Hoa mai có màu vàng rực rỡ, tươi sáng như ánh nắng phương Nam mỗi độ xuân về. Các bạn Uyên, Phương, Huê gửi cho Vân một cành mai với mong ước cành mai sẽ chở nắng từ phương Nam ra và sưởi ấm cái lạnh của miền Bắc. Cành mai chở nắng sẽ giúp Vân thêm nhớ, thêm yêu các bạn miền Nam của mình và tình bạn của các bạn càng thắm thiết. - Yêu cầu HS suy nghĩ, thảo luận với bạn bên cạnh để tìm tên khác cho câu chuyện trong các tên gọi : Câu chuyện cuối năm, Tình bạn, Cành mai Tết.. - HS thảo luận cặp đôi, sau đó phát biểu ý kiến, khi phát biểu ý kiến phải giải thích rõ vì sao em lại chọn tên gọi đó. + Chọn Câu chuyện cuối năm vì câu chuyện xảy ra vào cuối năm. + Chọn Tình bạn vì câu chuyện ca ngợi tình bạn gắn bó, thân thiết giữa các bạn thiếu nhi miền Nam với các bạn thiếu nhi miền Bắc. + Chọn Cành mai Tết vì các bạn Phương, Uyên, Huê quyết định gửi ra Bắc cho Vân một cành mai, đặc trưng của cái Tết phương Nam.. - Mỗi nhóm 4 HS luyện đọc bài 4 Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Trường tiểu học IaLy. Lớp 3 – buổi chiều theo vai : người dẫn chuyện, Uyên, Phương, Huê. - 2 nhóm lần lượt đọc bài, cả lớp theo dõi để chọn nhóm đọc tốt.. * Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài ( 6 phút ) Mục tiêu  Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật. Cách tiến hành - GV hoặc HS khá chọn đọc mẫu một đoạn trong bài. - Chia nhóm và yêu cầu HS luyện đọc theo vai. - Gọi 2 nhóm trình bày trước lớp. - Nhận xét và cho điểm HS. Kể chuyện * Hoạt động 4 : Xác định yêu cầu ( 1 phút ) Mục tiêu  Dựa vào các ý tóm tắt truyện, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.  Biết nghe và nhận xét lời kể của - 2 HS đọc yêu cầu 1, 2 trang 86, SGK. bạn. - HS phát biểu ý kiến về cách sắp Cách tiến hành xếp, cả lớp thống nhất sắp xếp theo - Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể thứ tự : 3 - 1 - 4- 2. chuyện. - Yêu cầu HS suy nghĩ và sắp xếp - Theo dõi và nhận xét phần kể của bạn. lại thứ tự các bức tranh minh hoạ. - GV gọi 2 HS khá kể mẫu nội dung tranh 3, 1 trước lớp. 5 Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Trường tiểu học IaLy. Lớp 3 – buổi chiều. * Hoạt động 5 : Kể theo nhóm ( 9 phút ) Mục tiêu  Dựa vào các ý tóm tắt truyện, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.  Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. Cách tiến hành - Yêu cầu HS kể theo nhóm. - Mỗi nhóm 4 HS. Lần lượt từng em kể về 1 bức tranh trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.. * Hoạt động 6 : Kể trước lớp ( 9 phút ) Mục tiêu  Dựa vào các ý tóm tắt truyện, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.  Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. Cách tiến hành. - 2 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất. - Tuyên dương HS kể tốt. Củng cố, dặn dò ( 4 phút ) - Điều gì làm em xúc động nhất - HS tự do phát biểu ý kiến : Xúc động vì tình bạn thân thiết trong câu chuyện trên. - Nhận xét tiết học, dặn dò HS giữa ba bạn nhỏ miền Nam với một bạn nhỏ miền Bắc./ Xúc động vì chuẩn bị bài sau. các bạn nhỏ miền Nam thương miền Bắc đang chịu giá lạnh, muốn gửi ra Bắc một chút nắng ấm. ĐẠO ĐỨC: $ 12 TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG Tiết 1 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Giúp HS hiểu:. 6 Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Trường tiểu học IaLy. Lớp 3 – buổi chiều.  Lớp và trường là tập thể học tập, sinh hoạt gắn bó với em nên em cần tham gia vào việc chung của lớp và trường.  Khi tham gia việc lớp, việc trường, mọi người đều phải tích cực, nhiệt tình để công việc được giải quyết nhanh chóng- Nếu tham gia công việc chung của lớp, của trường mà lại không tích cực thì công việc sẽ bị chậm, tốn thời gian, công sức tiền của.  Tích cực tham gia việc trường, việc lớp là khi tham gia đầy đủ, có mặt đúng giờ,làm tốt công việc và không lười biếng. 2. Thái độ  HS có lòng nhiệt tình khi tham gia việc trường, việc lớp.  Ung hộ, noi gương theo những bạn tích cực tham gia việc lớp, việc trường. 3. Hành vi  Thực hiện một cách tích cực, nhiệt tình, hoàn thành tốt các việc của lớp, của trường như: trực nhật, lao động,… II. CHUẨN BỊ  Nội dung công việc của 4 tổ (để báo cáo).  Phiếu thảo luận nhóm - Hoạt động 2, 3 - Tiết 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 1- Khởi động (1 phút) 2- Kiểm tra bài cũ (4 phút) - GV kiểm tra bài cũ 2 em - GV nhận xé, ghi điểm 3- Bài mới Hoạt động 1: Xem xét công việc (Ghi chú: Vì ở các lớp, bao giờ vào đầu năm học GV cũng yêu cầu HS cả lớp thực hiện nội quy mà lớp trường đề ra, nên GV chủ nhiệm thường yêu cầu Ban cán sự lớp có sổ ghi chép để theo dõi những hoạt động của HS trong từng lớp như mặc đồng phục, đi học muộn, đeo khăn quàng đỏ,…). - Yêu cầu các tổ trưởng báo cáo tình hình hoạt động của các đội viên, thành viên trong tổ.. 7 Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Trường tiểu học IaLy. Lớp 3 – buổi chiều. - Nhận xét tình hình hoạt động chung của lớp. - Kết luận: Những bạn đã thực hiện và làm tốt công việc của mình là đã một phần tham gia tốt vào việc thi đua của lớp, của trường. Còn những bạn chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ, còn mắc khuyết điểm, như thế là chưa tham gia tích cực vào việc lớp, việc trường. Để hiểu thêm, chúng ta tìm hiểu bài”Tích cực tham gia việc lớp việc trường”. Hoạt động 2: Nhận xét tình huống - Đưa ra tình huống. Yêu cầu các nhóm thảo luận, sau đó đưa ra các cách giải quyết, có kèm những lí do giải thích phù hợp. Tình huống: Tổ Lan được giao nhiệm vụ nhổ cỏ quanh bồn hoa, Lan nhổ vội mấy đám cỏ rồi kêu mệt, bảo các bạn ở tổ cho mình ngồi nghỉ. Lan làm thế có được không? Vì sao? - \Nhận xét, đưa ra cách trả lời đúng nhất. - \Kết luận: Cần phải tích cực tham gia các việc lớp, Việc trường để công việc chung được giải quyết nhanh chóng. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến - Đưa ra nội dung các tình huống, yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến của mình. Nội dung: a) Khi làm xong công việc của tổ mình. Lan sang tổ khác, cùng giúp các bạn một tay.. - Đại diện các tổ báo cáo, nhận xét các đội viên, thành viên của tổ mình. - Chú ý lắng nghe ghi nhớ.. - Tiến hành thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm đưa ra cách giải quyết- Chẳng hạn: + Nhóm 1: Lan làm thế cũng được, có thể Lan mệt thật,cần nghỉ ngơi. + Nhóm 2: Lan làm thế không đúng- Đây là việc chung của lớp, nếu chỉ hơi mệt có thể nghỉ một chút rồi làm tiếp vì công việc không quá mệt nhọc… - Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - 1 đến 2 HS nhắc lại.. - Tiến hành thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của mình- Chẳng hạn: - >Đúng- Không chỉ hoàn thành các công việc của minh- Trang còn biết giúp các bạn khác để nhanh chóng kết thúc công việc. - >Đúng- Tuy mệt, Thơ vẫn cố b) Dù bị mệt, Thơ vẫn cùng các bạn tham gia để lớp hoàn thành tốt công việc. làm báo tường cho lớp. 8 Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Trường tiểu học IaLy. Lớp 3 – buổi chiều. c). Mỗi bạn mang vật phẩm đi ủng hộ các bạn vùng lũ, nhưng riêng Nam bị cô nhắc mấy lần mà vẫn quên. d) Cả lớp thảo luận bài giảng của cô, riêng Hùng và Tuấn ngồi nói chuyện riêng. đ) Các bạn lớp 3B hăng say học tập, giành nhiều điểm 9,10 để tặng thầycô nhân ngày 20/11. - Nhận xét câu trả lời của các nhóm. - Kết luận: Để tham gia tích cực vào việc lớp, trường,các em có thể tham gia vào nhiều hoạt đọng như: lao động,hoat động học tập,vui chơi tập thể…. - >Sai. Vừa không ý thức giúp đỡ vùng lũ vừa không tham gia vào việc lớp trường phát động. - >Sai. Đang giờ học, lại là yêu cầu thảo luận, đóng góp ý kiến cho bài học. - >Đúng. Làm thế thầy cô sẽ vui lòng, phong trào học tập của lớp phát triển tốt. - Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhau.. MỞ RỘNG VỐN TỪ: QUÊ HƯƠNG ÔN TẬP CÂU: AI LÀ GÌ? I. Mục tiêu: - Mở rộng vốn từ theo chủ điểm Quê hương. - Ôn tập mẫu câu ai làm gì? II. Đồ dùng dạy học: - Viết sẵn bài tập 1 lên bảng. - Viết sẵn đoạn văn trong các bài tập 2,3. III. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích giảng giải, thảo luận nhóm, thực hành luyện tập. IV. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong câu thơ sau: Tiếng sối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.. - Hát. - 1 h/s lên bảng gạch chân những âm thanh được so sánh với nhau. Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.. 9 Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Trường tiểu học IaLy - Nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới: a./ Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu giờ học, ghi đầu bài. b./ Mở rộng vốn từ theo chủ điểm quê hương. * Bài 1: - Gọi 1 h/s đọc đề bài. - Mở bảng cho h/s đọc các từ ngữ bài đã cho. - bài yêu cầu chúng ta xếp từ ngữ đã cho thành mấy nhóm, mỗi nhóm có ý nghĩa như thế nào? - Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thi làm bài nhanh. H/s cùng một nhóm tiếp nối nhau viết từ vào dòng thích hợp trong bảng mỗi h/s chỉ viết một từ. Nhóm nào xong trước và đúng thì thắng cuộc. - Tuyên dương nhóm thắng cuộc, yêu cầu h/s đọc lại các từ sau khi đã xếp vào bảng từ. - Giúp h/s hiểu nghĩa 1 số từ khó, cho h/s nêu các từ mà h/s cảm thấy không hiểu, sau đó g/v giải thích. * Bài 2: - H/s đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu h/s khác đọc các từ trong ngoặc đơn. - G/v gợi ý cho h/s giải nghĩa các từ; quê quán, giang sơn, nơi chôn rau cắt rốn.. Lớp 3 – buổi chiều. - H/s lắng nghe, nhắc lại đầu bài.. - 1 h/s đọc, cả lớp đọc thầm. - H/s đọc. - Bài yêu cầu xếp từ thành 2 nhóm, nhóm 1 chỉ sự vật quê hương, nhóm 2 chỉ tình cảm đối với quê hương. - H/s thi làm bài nhanh. + Chỉ sự vật ở quê hương; cây đa, dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường. + Chỉ tình cảm đối với quê hương; nhớ thương, gắn bó, yêu quý, thương yêu, bùi ngùi, tự hào.. - H/s cô thể nêu; mái đình, bùi ngùi, tự hào,.... - 1 h/s đọc toàn bộ đề bài, 1 h/s khác đọc đoạn văn. - 1 h/s đọc. - H/s nêu: + Quê quán; cội nguồn nơi ta sinh ra và lớn lên. + Giang sơn; dùng để chỉ toàn bộ đất nước. + Nơi chôn rau cắt rốn; nơi ta được sinh ra. - Các từ; quê quán, quê cha đất tổ, nơi - Vậy từ nào có thể thay thế cho từ quê chôn rau cắt rốn. hương trong đoạn văn? 10 Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Trường tiểu học IaLy c./ Ôn tập mẫu câu Ai làm gì? * Bài 3: - Yêu cầu h/s đọc đề bài. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu h/s đọc kĩ từng câu, trong đoạn văn trước khi làm bài. Gọi 2 h/s lên bảng. - Theo dõi h/s làm bài - Kèm h/s yếu.. Lớp 3 – buổi chiều - 1 h/s đọc đề bài 1 h/s đọc lại đoạn văn. - Tìm các câu văn được viết theo mẫu Ai làm gì? có trong đoạn văn. Sau đó chỉ rõ bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai? Bộ phận câu trả lời câu hỏi làm gì? - Hai h/s lên bảng làm, lớp làm vào vở. Ai? Cha Mẹ Chị. Chúng tôi Làm gì? * Bài 4: Làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nha, - Gọi 1 h/s đọc đề bài. quét sân. - Yêu cầu h/s suy nghĩ để đặt câu với Đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên từ ngữ bác nông dân. gác bếp để mùa rau cấy. Đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. - Yêu cầu h/s tự đặt câu và viết vào Rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi. vở. - Gọi 1 số h/s đọc câu của mình trước - 1 h/s đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. lớp, sau đó nhận xét cho điểm. 4. Củng cố, dặn dò: - 3-5 h/s tiếp nối nhau đọc câu của mình. VD: Bác nông dân đang cày ruộng. Bác nông dân đang bẻ ngô. Bác nông dân đang làm cỏ. - H/s làm bài. - Một số h/s đọc bài làm. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò h/s về nhà tìm thêm các từ theo chủ điểm quê hương.. 11 Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Trường tiểu học IaLy. Lớp 3 – buổi chiều Bi 11: TẬP LÀM VĂN. I. MỤC TIÊU  Dựa vào ảnh hoặc tranh về một cảnh đẹp đất nước, nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đó.  Viết những điều đã nói thành một đoạn văn ngắn. Chú ý viết thành câu, dùng từ đúng. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC  Chuẩn bị tranh ảnh về một số cảnh đẹp đất nước hoặc các cảnh đẹp của địa phương, gần gũi với HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 2 HS lên bảng, 1 HS kể lại - 2 HS lên bảng, HS dưới lớp theo truyện vui Tôi có đọc đâu, 1 HS nói dõi và nhận xét bài làm của các bạn. về quê hương hoặc nơi em ở. - Nhận xét, cho điểm HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Trong giờ Tập làm văn này, các em sẽ kể về một cảnh đẹp đất nước mà em biết qua tranh ảnh và viết những điều em kể thành một đoạn văn ngắn. 2.2. Hướng dẫn kể - Kiểm tra các bức tranh, ảnh của HS. - Nhắc HS không chuẩn bị được ảnh có thể nói về ảnh chụp bãi biển Phan Thiết trang 102 SGK. - Treo bảng phụ có viết các gợi ý và yêu cầu cả lớp quan sát bức ảnh chụp bãi biển Phan Thiết. - Gọi 1 HS khá nói mẫu về bãi biển Phan Thiết theo các câu hỏi gợi ý.. - Nghe GV giới thiệu bài.. - Trình bày tranh ảnh đã chuẩn bị.. - Quan sát hình. - HS có thể nói: Đây là bãi biển Phan Thiết, một cảnh đẹp nổi tiếng ở nước ta. Đến Phan Thiết, bạn sẽ gặp một không gian xanh rộng lớn, mênh mông. Biển xanh, trời xanh, núi xanh, rừng dừa xanh.. Nổi bật lên giữa điệp trùng xanh ấy là bãi biển với dải cát vàng nhạt, tròn như giọt nước. Thật là. 12 Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Trường tiểu học IaLy. Lớp 3 – buổi chiều. - Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh của mình và giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em biết về cảnh đẹp đó. - GV nhận xét, sửa lỗi chưa thành câu, cách dùng từ và gợi ý cho HS phát hiện thêm những vẻ đẹp mà bức tranh, ảnh thể hiện. - Tuyên dương những HS nói tốt. 2.3. Viết đoạn văn - Gọi HS đọc yêu cầu 2 trong SGK. - Yêu cầu HS tự làm bài, chú ý nhắc HS viết phải thành câu. - Gọi một số HS đọc bài làm của mình trước lớp. - Nhận xét, sửa lỗi cho từng HS. - Cho điểm những HS có bài viết khá. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học, dặn dò HS về viết lại đoạn văn về một cảnh đẹp cho hoàn chỉnh, chuẩn bị bài sau.. một cảnh đẹp hiếm thấy. - Làm việc theo cặp, sau đó một số HS lên trước lớp, cho cả lớp quan sát tranh, ảnh của mình và giới thiệu với cả lớp về cảnh đẹp đó. HS cả lớp theo dõi và bổ sung những cảnh đẹp mà mình cảm nhận được qua tranh, ảnh của bạn. - 2 HS đọc trước lớp. - Làm bài vào vở theo yêu cầu. - Khoảng 3 HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét bài viết của bạn.. BUỔI CHIỀU MÔN : TẬP VIẾT: $ 12 ÔN CHỮ HOA H I/Mục tiêu : -Viết đúng ,đẹp chữ viết hoa H,N,V - Viết đúng đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Hàm Nghi và câu ứng dụng : Hải Vân bát ngát nghìn trùng Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn -Y/C viết đều nét ,đúng khgoảng cách giữa các chữ trong từ ,cụm từ . II/ Đồ dùng dạy- học: -Mẫu chữ hoa H,N,V viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ . tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn tren bảng lớp . -Vở TV 3 tập 1. 13 Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Trường tiểu học IaLy Lớp 3 – buổi chiều III/ Các hoạt động dạy –học chủ yếu 1/ KTBC:Gọi HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng đã học ở tiết trước.1Hs lên bảng viết Ghềnh Ráng GV NX cho Điểm HS 2/Bài mới: Hoạt động dạy học Hoạt động học Hoạt động 1 Giới thiệu đề bài và nội dung bài học. Mục tiêu : Giúp HS hiểu nội dung bài học để chuẩn -HS theo dõi bị cho bài học tốt hơn : GV ghi đề bài và Y/C 1-2 HS đọc đề bài : -1-2 HS đọc đề bài Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện viết : Mục tiêu : Giúp HS viết đúng ,đẹp chữ viết hoa H,N,V câu ứng dụng viết đều nét ,đúng khgoảng cách giữa các chữ trong từ ,cụm từ : 1/HD HS viết chữ hoa +HD HS QS và nêu quy trình viết chữ H,N,Vhoa. -Có các chữ hoa H,N,V - Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ -HS quan sát và nêu quy trình hoa nào? -GV gắn các chữ cái viết hoa và gọi HS nhắc lại viết . -HS theo dõi. quy trình viết đã học ở lớp 2. -Viết mẫu cho HS QS ,Vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết. -3HS lên bảng viết cả lớp viết + Viết bảng: vào bảng con . Y/C HS viết vào bảng con . GV đi chỉnh Sửa lỗi cho từng HS . 2/ HD HS viết tữ ứng dụng -HS đọc + GV giới thiệu từ ứng dụng HS lắng nghe. -Gọi HS đọc từ ứng dụng . - GV giải thích ý nghĩa của từ ứng dụng Hàm Nghi -Cụm từ có 2 chữ Hàm Nghi HS QS và nhân xét : -Chữ hoa: H,N,g ,h và chữ h -Từ ứng dụng gồm mấy chữ ? Là những chữ nào ? cao 2li rưỡi ,các chữ còn lại cao 1 li –Bằng khoảng cách -Trong từ ứng dụng ,các chữ cái có chiều cao như viết một con chữ o. -3HS lên bảng viết cả lớp viết thế nào ? vào bảng con . -Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ? HS đọc. HS lắng nghe. HS viết bảng con từ ứng dụng .GV đi sửa sai cho -Các chữ H,V,b,g,h cao 2 li HS ? rưỡi ,chữ t, s cao 1 li rưỡi 14 Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Trường tiểu học IaLy. Lớp 3 – buổi chiều. +GV HD viết câu ứng dụng -GV gọi HS đọc câu ứng dụng : -GV giải thích ý nghĩa câu tục ngữ . -HS QS và NX câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ? -HS viết bảng con Hải Vân,Hòn Hồng,Hàn +HD HS viết vào vở : -GV đi chỉnh sửa cho HS -Thu bài chấm 5-7 vở . Hoạt động 3 Củng cố dặn dò: Mục tiêu : Giúp HS hệ thống lại bài học . NX tiết học . Dặn dò về nhà hoàn thành bài viết học thuộc câu ứng dụng.chuẩn bị tiết sau :viết bài On I. ,các chữ còn lại cao 1 li. HS viết bảng. HS viết +1 dòng chữ Hcỡ nhỏ . 1dòng chữ V và Ncỡ nhỏ. +2 dòng chữ ứng dụng Hàm Nghi,cỡ chữ nhỏ. 4 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.. HS theo dõi. =================================. CẢNH ĐẸP NON SÔNG I. MỤC TIÊU 1. Đọc thành tiếng  Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : Trấn Vũ, hoạ đồ, bát ngát, sừng sững, nước chảy, thẳng cánh,...  Ngắt, nghỉ đúng nhịp thơ.  Đọc trôi chảy được từng câu ca dao với giọng vui thích, tự hào về cảnh đẹp non sông. 2. Đọc hiểu  Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : Đồng Đăng, la đà, canh gà, nhịp chày Yên Thái, Tây Hồ, xứ Nghệ, Hải Vân, Nhà Bè, Đồng Tháp Mười,..  Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh đẹp non sông đất nước trong các câu ca dao. 3. Học thuộc lòng bài thơ II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC  Tranh ảnh minh hoạ các địa danh được nhắc đến trong bài (nếu có).  Bản đồ Việt Nam.. 15 Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Trường tiểu học IaLy. Lớp 3 – buổi chiều.  Bảng phụ ghi sẵn cacs câu ca dao trong bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. KIỂM TRA BÀI CU ( 4 phút ) - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Nắng phương Nam. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI Hoạt động dạy. Hoạt động học. * Giới thiệu bài ( 1 phút ) - Yêu cầu HS kể tên một số cảnh đẹp, danh lam thắng cảnh của đất nước ta mà em biết. - Mỗi miền trên đất nước Việt Nam ta lại có những cảnh đẹp riêng, đặc sắc. Bài tập đọc hôm nay sẽ đưa các em tới thăm một số cảnh đẹp nổi tiếng của đất nước ở khắp ba miền Bắc - Trung - Nam. * Hoạt động1: Luyện đọc ( 15 phút ) Mục tiêu  Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : Trấn Vũ, hoạ đồ, bát ngát, sừng sững, nước chảy, thẳng cánh,...  Ngắt, nghỉ đúng nhịp thơ.  Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : Đồng Đăng, la đà, canh gà, nhịp chày Yên Thái, Tây Hồ, xứ Nghệ, Hải Vân, Nhà Bè, Đồng Tháp Mười,.. Cách tiến hành a. Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết thể hiện sự tự hào, ngưỡng mộ với mỗi cảnh đẹp của non sông. b. HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu ca dao trong bài. - Chú ý theo dõi HS đọc bài để chỉnh sửa lỗi 16 Lop3.net. - 2 đến 3 HS trả lời theo hiểu biết của mỗi em. - Nghe GV giới thiệu bài.. - Theo dõi GV đọc mẫu.. - 6 HS tiếp nối nhau đọc bài, mỗi HS đọc một câu ca dao. - Những HS mắc lỗi luyện phát âm..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Trường tiểu học IaLy. Lớp 3 – buổi chiều. phát âm. - Yêu cầu 1 HS đọc lại câu 1. Hướng dẫn HS ngắt giọng cho đúng nhịp thơ. - Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ trong câu ca dao. - Lần lượt hướng dẫn HS đọc các câu tiếp theo tương tự như với câu đầu.. - Yêu cầu HS luyện đọc bài theo nhóm.. - Tổ chức cho một số nhóm đọc bài trước lớp. - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh toàn bài đọc. * Hoạt động 2 : HD tìm hiểu bài ( 7 phút ) Mục tiêu  HS trả lời được câu hỏi  Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh đẹp non sông đất nước trong các câu ca dao. Cách tiến hành - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - Mỗi câu ca dao nói đến cảnh đẹp một vùng. Đó là những vùng nào ? (GV chỉ định cho HS trả lời về từng câu ca dao.). - Các câu ca dao trên đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của ba miền Bắc - Trung - Nam trên đất nước ta. Mỗi vùng có cảnh đẹp gì ? - Giảng về các cảnh đẹp được nhắc đèn trong 17 Lop3.net. - HS đọc : Đồng đăng/ có phố Kì Lừa,/ Có nàng Tô Thị,/ có chùa Tam Thanh.// - Đọc chú giải. - Lần lượt từng HS đọc 1 câu. Chú ý ngắt giọng cho đúng : Đường vô xứ Nghệ / quanh quanh / Non xanh nước biếc / như tranh hoạ đồ.// Hải Vân / bát ngát nghìn trùng / Hòn Hồng sừng sững / đứng trong vịnh Hàn.// Đồng Tháp Mười / cò bay mỏi cánh / Nước Tháp Mười / lóng lánh cá tôm.// - 4 HS làm thành một nhóm , lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau. - 2 đến 3 nhóm thi đọc bài theo hình thức tiếp nối.. - 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK. - Câu 1 nói về Lạng Sơn ; Câu 2 nói về Hà Nội ; Câu 3 nói về Nghệ An ; câu 4 nói về Huế, Đà Nẵng ; Câu 5 nói về Thành phố Hồ Chí minh ; Câu 6 nói về Đồng Tháp Mười. - HS nói về cảnh đẹp trong từng câu ca dao theo ý hiểu của mình..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Trường tiểu học IaLy. Lớp 3 – buổi chiều. câu ca dao (nếu có ảnh, tranh minh hoạ về những cảnh đẹp này thì cho HS quan sát). GV lựa chọn thông tin cần thiết và phù hợp để giảng với đối tượng HS của lớp mình. Có thể xem phần phụ lục giới thiệu về các cảnh đẹp trong bài ở cuối tiết học này. Khi nói về địa danh nào GV có thể chỉ bản đồ để HS biết dược vị trí của địa danh đó trên đất nước ta. - Theo em, ai đã giữ gìn tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn ? * Hoạt động 3 : HTL bài thơ (6 phút ) Mục tiêu  Học thuộc lòng bài thơ Cách tiến hành - GV hoặc HS khá chọn đọc mẫu lại bài một lượt. Sau đó cho HS cả lớp đọc đồng thanh bài rồi yêu cầu HS tự học thuộc lòng.. - HS thảo luận cặp đoi để trả lời câu hỏi : Cha ông ta từ muôn đời nay đã dày công bảo vệ, gìn giữ, tôn tạo cho non sông ta, đất nước ta ngày càng tươi đẹp hơn. - Tự học thuộc lòng.. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng. - Nhận xét, tuyên dương những HS đã thuộc lòng bài.. - Mỗi HS chọn đọc thuộc lòng một câu ca dao em thích trong bài.. * Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (4 phút ) - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS học thuộc lòng bài tập đọc, sưu tầm các câu ca dao nói về cảnh đẹp quê hương mình. LUÔN NGHĨ ĐẾN MIỀN NAM I. MỤC TIÊU 1. Đọc thành tiếng  Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : chỉ sợ, trăm tuổi, hằng nghĩ, bảy mươi chín tuổi, mỉm cười, hóm hính, tỉnh lại, vẫn hỏi, sắp ra đi mãi mãi,... 18 Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Trường tiểu học IaLy. Lớp 3 – buổi chiều.  Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.  Đọc trôi chảy được toàn bài với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, tình cảm. 2. Đọc hiểu  Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : sợ Bác trăm tuổi, mỉm cười, hóm hỉnh, ra đi mãi mãi,...  Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Bác Hồ rất yêu quý đồng bào miền Nam. Đồng bào miền Nam cũng vô cùng kính yêu Bác. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC  Tranh, ảnh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có thể).  Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. KIỂM TRA BÀI CŨ( 4 phút ) - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Cảnh đẹp non sông. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI Hoạt động dạy Hoạt động học * Giới thiệu bài ( 1 phút ) - GV : Bác Hồ có một tình yêu bao la dành cho dân tộc, cho mọi người dân Việt Nam và đặc biệt cho đồng bào miền Nam. Đồng bào miền Nam cũng vô cùng kính yêu Bác Hồ. Bài tập đọc Luôn nghĩ tới miền Nam sẽ cho các em hiểu thêm về điều này. * Hoạt động 1 : Luyện đọc ( 15 phút ) Mục tiêu  Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : chỉ sợ, trăm tuổi, hằng nghĩ, bảy mươi chín tuổi, mỉm cười, hóm hính, tỉnh lại, vẫn hỏi, sắp ra đi mãi mãi,...  Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.  Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : sợ Bác trăm tuổi, mỉm cười, hóm hỉnh, ra đi mãi mãi,... Cách tiến hành 19 Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Trường tiểu học IaLy. Lớp 3 – buổi chiều. a. Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm.. - Theo dõi GV đọc mẫu.. b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.. - Nhìn bảng, luyện đọc các từ khó, dễ lẫn (nếu cần). - Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. - Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV : - Có thể dùng bút chì để gạch dấu phân cách giũa các đoạn của bài.. - Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó : - Hướng dẫn HS chia bài thành 3 đoạn như sau : + Đoạn 1 : Đầu năm 1969 ... không ai dám nhắc đến. + Đoạn 2 : Năm ấy ... vào thăm đồng bào miền Nam. + Đoạn 3 : Phần còn lại. - Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài. Khi HS đọc, GV theo dõi để chỉnh sửa những câu các em ngắt giọng chưa đúng. - Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. * Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài ( 7 phút ) Mục tiêu  HS trả lời được câu  Hiểu nội dung bài. Cách tiến hành - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1. - Chị cán bộ miền Nam thưa với Bác điều gì ? - Câu nói đó thể hiện tình cảm của miền Nam đối với Bác như thế nào ? - Khi ấy Bác đã nói với chị cán bộ miền Nam 20 Lop3.net. - Mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và thể hiện tình cảm khi đọc. - Chúng cháu đánh giặc Mĩ đến một trăm năm cũng không sợ.// Chỉ sợ một điều là / Bác ...// trăm tuổi.// (Hạ giọng ở cuối câu). - Còn hai mươi mốt năm nữa Bác mới trăm tuổi cơ.// Bác kêu gọi các cô,/ các chú đánh Mĩ năm năm,/ mười năm, hai mươi năm/ chứ có nói hai mươi mốt năm đâu.// Nếu hai mươi năm nữa mà ta thắng Mĩ / thì bác cũng còn một năm / để vào thăm đồng bào miền Nam.// (Đọc với giọng Bác vui vẻ, hóm hỉnh). - Thực hiện yêu cầu của GV. - Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm. - 3 nhóm thi đọc tiếp nối. - 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm và trả lời. - Chúng cháu đánh giặc Mĩ đến một.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×