Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

mam non bang mo ta sang kien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.14 KB, 9 trang )

UBND THỊ XÃ LA GI
TRƯỜNG MẪU GIÁO TÂN TIẾN

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ

NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO.

Tác giả : Lê Thị Yến Phượng
Chức vụ: Giáo viên

Tân Tiến, tháng 12 năm 2017


THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ
mẫu giáo.
2. Tác giả: Lê Thị Yến Phượng
Số
TT

Họ và tên

Ngày tháng
năm sinh

Nơi làm
việc

Chức


danh

Trình độ
chun
mơn

01

Lê Thị Yến Phượng

01/01/1987

Trường MG
Tân Tiến

Tổ trưởng
CM

Cao đẳng
SPMN

Tỷ lệ
(%)
đóng
góp
vào
việc tạo
ra sáng
100%


a. Được công nhận sáng kiến ngày 20 tháng 12 năm 2017
b. Chủ đầu tư sáng kiến : Lê Thị Yến Phượng
c. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
d. Ngày tháng và nơi sáng kiến được áp dụng lần đầu: ngày 30 tháng 11
năm 2017.
đ. Nơi áp dụng sáng kiến : Trường MG Tân Tiến
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Về nội dung sáng kiến:
Giao tiếp là hoạt động xác lập, vận hành các mối quan hệ giữa người với
người nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định. Giao tiếp là điều kiện tồn tại
của con người, nếu khơng có giao tiếp với người khác thì con người khơng thể
phát triển, khơng có sự tồn tại xã hội. Giao tiếp giúp con người hiểu biết lẫn
nhau, liên hệ với nhau và làm việc cùng nhau. Nghiên cứu gần đây về sự phát
triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết
tự kiểm soát, thể hiện các cảm xúc của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các
yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng
rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường. Vì thế, ngày nay trên
thế giới rất nhiều trường mầm non áp dụng phương pháp học tập thơng qua các
giao tiếp tích cực với những người khác. Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho
trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn góp phần quan trọng vào việc hình
thành nhân cách cho trẻ, là sự chuẩn bị cần thiết cho trẻ vào học trường tiểu học.
Trong thực tế tại trường mầm non, việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ
không phải là nội dung mới. Tuy nhiên, hiện nay việc rèn luyện kỹ năng giao
tiếp cho trẻ còn chưa được chú trọng. Việc lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng
giao tiếp để vận dụng vào thực tế vẫn chưa thực sự hiệu quả, cịn mang tính hình
thức.


Trẻ còn thiếu kỹ năng giao tiếp, chưa mạnh dạn tiếp chuyện khi có giáo
viên mới đến lớp hoặc ấp úng khi trả lời câu hỏi. Nhiều trẻ có cách cư xử chưa

phù hợp khi tham gia các hoạt động tập thể cùng bạn .
Về phía các bậc cha mẹ trẻ, ai cũng muốn con mình được học đọc và học
viết ngay trong những năm tháng học ở mẫu giáo, đặc biệt là các bậc cha mẹ có
con chuẩn bị vào lớp một. Đa số mọi người chỉ quan tâm đến việc con nói
chuyện biết “dạ”, “thưa” mà chưa chú ý tham gia trò chuyện để dạy con cách
phát âm, sử dụng ngơn từ và giải quyết các tình huống như thế nào cho phù hợp.
Đối với giáo viên mầm non thường tập trung lo lắng cho những trẻ có
những vấn đề về hành vi và khả năng tập trung trong những năm tháng đầu tiên
trẻ đến trường.
Với tình hình thực tế tại lớp đang phụ trách,nhận thức sâu sắc và xác định
rõ những việc cần làm ngay đối với trẻ, với phụ huynh để đẩy mạnh việc giáo
dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra “Một số
biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo” như sau:
a. Tạo môi trường giao tiếp.
Môi trường giao tiếp và sự tác động của người lớn rất quan trọng với sự
phát triển khả năng giao tiếp của trẻ.Tạo môi trường dạy kỹ năng giao tiếp cho
trẻ em và giúp cho trẻ có cảm giác thoải mái, có nhu cầu giao tiếp bằng lời.Có
nghĩa là trong tất cả mọi hoạt động của trẻ, để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho
trẻ mầm non mỗi giáo viên ln phải dùng nhiều trị chơi, câu đố để kích thích
trẻ tham gia, qua đó giúp trẻ được tự nhiên hơn. Đối với những em còn nhút
nhát, ít nói, chưa mạnh dạn thì các cơ cần phân cho các em vào nhóm trẻ mạnh
dạn hơn. Nói chuyện với các em nhiều hơn đồng thời cũng để các em có thể chia
sẻ những suy nghĩ của chính bản thân trẻ. Trong quá trình luyện kỹ năng giao
tiếp cho học sinh các cô cần thay đổi ngữ điệu, giọng nói cho phù hợp với từng
hồn cảnh giao tiếp. Trên lớp các cơ giáo nên gọi tên trẻ, khuyến khích trẻ xưng
tên và gọi tên người khác khi giao tiếp.
b. Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua ngơn ngữ cơ thể
Ngơn ngữ cơ thể giữ vai trị chủ chốt trong hoạt động giao tiếp của giáo
viên sư phạm mầm non với trẻ nhỏ bởi cô thường xuyên tiếp xúc, chăm sóc các
bé qua từng bữa ăn giấc ngủ. Theo đó, năng lực biểu cảm qua nét mặt của giáo

viên góp phần lớn vào hiệu quả giao tiếp. Giáo viên có nét mặt dịu hiền, cởi mở,
vui tươi thường đem lại bầu khơng khí tâm lý tốt, tạo cảm giác an tồn cho bé.
Ngược lại, giáo viên có nét mặt kém vui, căng thẳng, nghiêm khắc thường tạo ra
bầu khơng khí nặng nề, khiến trẻ nhỏ cảm thấy xa cách, không dám gần gũi,
thân thiện. Ngôn ngữ là cái riêng của mỗi người, và nó được phát triển rất tự
nhiên, do đó mà trẻ khi giao tiếp sẽ có lúc nói sai, các cơ khơng nên sửa sai hoặc
la rầy, vì sẽ tạo cho trẻ cảm giác khơng tự tin, sợ nói. Do vậy muốn cải thiện kỹ
năng giao tiếp cho trẻ mầm non nên thơng qua trị chơi sắm vai để dạy trẻ như:
trò chơi bán hàng, bác sĩ và gia đình…Qua đó sẽ giúp trẻ nói theo mẫu của cơ và
của bạn. Để cho trẻ có cảm giác thoải mái tự nhiên, các cô không nên dùng ngôn


ngữ sai khiến sẽ làm cho trẻ cảm giác bị bắt buộc, mà ta chỉ dùng ngôn ngữ đề
nghị, vỗ về trẻ. Các cô thường xuyên dỗ dành, vỗ về, cúi người xuống hoặc ngồi
xuống để kéo trẻ lại gần và mắt ngang tầm mắt trẻ trong khi nói chuyện vừa
giúp thỏa mãn nhu cầu được quan tâm, được yêu thương của trẻ trong giai đoạn
mầm non đồng thời tạo mối quan hệ gần gũi giữa giáo viên với trẻ.
c. Cho trẻ thực hành
Trong lớp học nên sử dụng các đồ dùng học tập, đồ chơi để làm phương
tiện phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ: giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và phương
tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ, các điệu bộ khi chơi,…). Cùng trẻ
chơi những trò chơi dân gian, đọc các bài thơ, bài đồng dao…nhằm tạo sự thân
thiết giữa cô và trẻ. Tập cho trẻ giao tiếp với các bạn cùng trang lứa và mọi
người xung quanh để rèn cho trẻ sự mạnh dạn, tính cởi mở khi giao tiếp.
Các cơ có thể cho các trẻ đóng vai những nhân vật mà các em u thích
thơng qua các vở kịch ý nghĩa. Vừa có thể giúp trẻ giao tiếp mạnh dạn hơn vừa
có thể giúp trẻ học được những thơng điệp ý nghĩa qua các vở kịch. Để trẻ có
cảm xúc mạnh, có nhu cầu về giao tiếp thì việc dùng rối là rất cần thiết. Ví dụ:
Trong lớp có bé Hằng rất ít nói, nhưng khi cơ đưa ra rối ra để hỏi: "Hằng đang
làm gì vậy?Nhà bạn có ai?Nói cho thỏ bơng nghe đi!" thì bé Hằng đã trả lời

ngay.
Dùng sách, truyện để thúc đẩy q trình nghe nói, đọc bập bẹ của trẻ.
Vào cuối thập niên 80 và đầu 90 các nhà giáo dục đã đặt câu hỏi tại sao ngày
càng nhiều trẻ biết đọc trước khi vào lớp Một? Có phải là trẻ được dạy trước hay
trẻ học trên truyền hình? Nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm ra một điều hoàn
toàn khác.
Một số trẻ trước tuổi đi học đã có khả năng tự tập đọc, q trình này gọi là
quá trình tự tập đọc của trẻ. Nhưng từ đâu mà trẻ lại có q trình này?Đó là q
trình được bắt nguồn từ việc người lớn đọc, nói cho trẻ nghe thông qua các sách
truyện, bảng hiệu, ấn phẩm,...
Ví dụ: Khi đi ngang qua một bảng hiệu Lan hỏi Mẹ: "Cái gì trên đó vậy
Mẹ?" Mẹ nói đó là bảng "Tiệm uốn tóc".Hơm sau đi đến đó Lan chỉ vào bảnh
hiệu và nói: " Tiệm uốn tóc”. Từ đây ta có thể nhận thấy rằng việc học giao tiếp
là q trình gồm: nghe, nói, đọc ,viết là một thể không tách rời và được bắt đầu
từ khi trẻ mới sinh ra.Do đó mà việc sử dụng tranh ảnh, sách, truyện, bảng hiệu ,
ấn phẩm...cũng có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ.Khi
trẻ được cô, cha mẹ đọc cho nghe, trẻ bắt đầu lĩnh hội ý tưởng rằng đọc sách là
một điều quan trọng mà mọi người xung quanh thích làm, từ đó kích thích sự
háo hức, tị mị nơi trẻ.Khi trẻ được người lớn, cơ giáo đọc, cho xem tranh, giải
thích từ, trẻ sẽ thấm được ngôn ngữ các nhân vật trong truyện:nói như thế nào?
hành động ra sao?Trẻ sẽ bắt chước. Ngồi ra để cho việc dùng sách truyện có tác
dụng phát triển tốt khả năng giao tiếp của trẻ, mỗi người giáo viên phải thu hút
đựoc sự chú ý của trẻ bằng giọng kể, đọc sinh động, hấp dẫn, thể hiện được các
giọng khác nhau của các nhân vật.Trẻ sẽ thích thú hơn nếu chúng được tham gia
vào câu chuyện.Ví dụ: Đóng vai nhân vật, nhắc lời thoại, vẽ tranh minh họa cho


nhân vật cô vừa kể, đọc.Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thật cần thiết, nhưng
địi hỏi cơ giáo mầm non phải luôn gần gũi trẻ, hiểu trẻ, tạo mọi cơ hội để trẻ
được nói thật thoải mái ở mọi nơi, vì chỉ khi nào trẻ sử dụng ngơn ngữ mẹ đẻ

lưu lốt thì trẻ mới có cơ hội phát triển tồn diện.
d. Hình thành sự tương tác hiệu quả
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất, trong giai đoạn ngơn ngữ
chưa phát triển, thì hình ảnh lại có một vai trị to lớn trong việc giúp cho trẻ giao
tiếp với những người xung quanh và xây dựng ngơn ngữ ngày một hồn thiện
hơn. Tuy nhiên, khơng phải hình ảnh nào cũng hữu ích mà khơng ít những hình
ảnh sẽ tạo ra những hiệu ứng khơng tốt cho trẻ. Chính vì thế, những hành động
mang tính làm gương của bố mẹ hay làm mẫu cho trẻ bắt chước theo là rất cần
thiết. Bên cạnh đó, việc cho trẻ xem chính những hình ảnh của trẻ trong các sinh
hoạt hằng ngày và hình ảnh diễn tả cảm xúc ( Hình bé khóc, cười, giận, hờn, lo
lắng ... ) sẽ giúp trẻ nhận ra được những cảm xúc để có thể biết cách diễn tả, từ
đó đi đến việc làm chủ cảm xúc.Chúng ta hãy cho trẻ xem các ảnh chụp và phụ
đề dùm cho bé: Này, hình con đang uống sữa này, sữa ngon quá " - À ! con đang
khóc nè, ui hai má tèm lem nước mắt nước mũi , tức cười quá !" " con có vẻ lo
lắng q, con lo cái gì vậy ?" Chúng ta không nhất thiết buộc trẻ phải trả lời, mà
chỉ cần trẻ hiểu được câu nói của mình là đủ. Việc cho trẻ ra ngồi chơi nơi cơng
viên, nhà sách, siêu thị cũng là một biện pháp hiệu quả giúp trẻ phát triển trí nhớ
hình ảnh để làm cho vốn từ ngữ của mình ngày một phong phú hơn. Điều này
địi hỏi bố mẹ cần có kinh nghiệm để ứng xử với những hành vi kém thích nghi
như : Khơng biết kìm chế, tự tiện lấy những món hàng bầy bán, địi hỏi bố mẹ
phải mua cho mình những món ưa thích nếu khơng thì sẽ ăn vạ,... Đây cũng là
một yêu cầu trong việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ nhỏ.
e. Các hành vi ứng xử thích hợp, khơng thích hợp.
Ngay từ nhỏ trẻ cũng cần phải biết những hạn chế về không gian và thời
gian, trong nhà có những chỗ khơng thể chơi đùa, và dĩ nhiên là phải có chỗ
được chơi tự do. Trong việc ăn uống, vui chơi cũng có những mốc thời gian, sẽ
có những khoản thời gian nhất định cho việc ăn uống chơi đùa và học tập. Trẻ
cũng cần có một cái lịch hoạt động cho các công việc của mình từ sáng đến
chiều để có được sự ổn định và hình thành tư duy logic - biết cái gì xảy ra trước,
cái gì sẽ đến để có được những chuẩn bị và đáp ứng thích hợp.

Đối với người lớn, trẻ cần được tập cho những lời nói lễ phép và tự nhiên,
khơng q màu mè và hình thức nhưng cũng không được phép cộc lốc và xuồng
sã. Điều này trẻ sẽ học được một cách hiệu quả thông qua cách giao tiếp và ứng
xử của bố mẹ với người khác. Ngồi bố mẹ, trẻ có thể bắt chước các hành vi và
ngơn ngữ khơng thích hợp ở họ hàng, những người giúp việc hay thậm chí cả
những người hàng xóm nếu gia đình sống trong một khu phố lao động, trẻ em
thường xuyên tiếp xúc với nhiều hạng người khác nhau. Vì thế, chúng ta cũng
cần lưu ý đến những nguồn có khả năng gây "ơ nhiễm" cho lời nói và hành động
của trẻ, mà nhiều khi rất nặng nề nếu như không được ngăn ngừa và phát hiện
sớm.


f. Biện pháp giáo dục và tác động
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng thực hành . Những lời dạy
dỗ sáo rỗng không đem lại kết quả tốt mà còn phản tác dụng, khi trẻ em được
chứng kiến những cảnh: nói vậy mà khơng phải vậy - vì chắc chắn trẻ sẽ nhìn
vào hành động của người lớn chứ khơng nghe theo những gì mà người lớn dạy
bảo, trừ khi có những hành động minh chứng cho sự dạy dỗ đó.
Ở một góc độ khác, với trẻ nhỏ chúng ta nên tránh hay hạn chế tối đa
những câu nói bóng gió, những câu có ý nghĩa ẩn dụ ngược lại. Nếu chúng ta
không muốn trẻ đi ra ngồi sân thì hãy nói thẳng : " Mẹ khơng muốn con ra
ngoài sân lúc này" hơn là : " Ừ có giỏi thì cứ đi đi" trẻ sẽ hoang mang trước câu
nói và thái độ của chúng ta lúc đó, và sẽ dần dần khơng muốn giao tiếp với bố
mẹ nữa vì bé khơng hiểu là mẹ muốn gì.
Một trong những điều mà trẻ cần phải học và nhận biết một cách đầy đủ,
đó là tính tơn trọng được thể hiện ở 3 khía cạnh:
- Biết nói lời xin lỗi, cảm ơn.
- Khơng cướp lời, nói leo khi người khác nói.
- Khơng tự tiện lấy và sử dụng đồ dùng của người khác.
g. Phối kết hợp với phụ huynh

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ không phải chỉ với cô giáo và các bạn
trong lớp mà trẻ được rèn luyện mọi lúc mọi nơi với tất cả các mối quan hệ
khác. Chính vì thế cần phải có sự phối hợp giữa giáo viên với giáo viên, giáo
viên với phụ huynh để tạo mơi trường và có kế hoạch giúp trẻ rèn luyện kỹ năng
giao tiếp được tốt hơn.
Trước hết là 2 giáo viên cùng lớp cần thống nhất kế hoạch, phương pháp
rèn luyện cho trẻ.
Tổ chức nhiều hoạt động giao lưu, trãi nghiệm như tham gia các trò chơi,
lễ hội, biểu diễn văn nghệ, hội thi,...để trẻ được giao lưu, trãi nghiệm, có cơ hội
giao tiếp với nhiều bạn giúp trẻ mạnh dạn hơn, học cách ứng xử, giải quyết tình
huống,...
Phối hợp với phụ huynh rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Cô đưa
những thông tin, tầm quan trọng và các cách giúp trẻ giao tiếp tốt dán ở các
bảng tuyên truyền hay tuyên truyền thông qua các buổi họp phụ huynh. Trao đổi
với phụ huynh về khả năng giao tiếp của trẻ vào giờ đón- trả trẻ hàng ngày. Vận
động phụ huynh cung cấp các nguyên vật liệu mở để làm đồ dùng đồ chơi phục
vụ các hoạt động học tập vui chơi của trẻ.
* Các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp ở trên có thể áp dụng cho tất
cả các nhóm lớp mầm non đặc biệt là đối với trẻ mẫu giáo. Nếu cô giáo biết lựa
chọn và sử dụng phối hợp nhiều biện pháp khác nhau một cách linh hoạt và phù
hợp với tình hình trẻ ở lớp mình sẽ mang lại hiệu quả cao trong cơng tác chăm
sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là việc giáo dục kỹ năng sống.


2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến là tổng hợp các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp được áp
dụng vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại đơn vị. Để thực hiện có hiệu
quả địi hỏi giáo viên cần nắm bắt tình hình thực tế của lớp, điều kiện không
gian, thời gian, cơ sở vật chất và khả năng, đặc điểm trẻ lớp mình; biết lựa chọn
các biện pháp phù hợp đặc điểm của trẻ.

* Để áp dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ một cách
hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan sau:
- Trường phải được trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho cơng
tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Giáo viên phải nắm vững phương pháp giáo dục mầm non, quan tâm,
gần gũi trẻ,biết được khả năng, đặc điểm riêng của từng trẻ, chịu tìm tịi, học hỏi
nhiều cái mới.
- Phụ huynh cần quan tâm đến nhu cầu cảm xúc của con dành thời gian
trò chuyện cùng con, tạo cơ hội cho con phát huy hết khả năng của mình. Phối
hợp với giáo viên trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ và tham gia các hoạt động
cùng con.
- Bản thân trẻ phải cố gắng, biết phối hợp với người lớn.
* Sau thời gian áp dụng một số biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho
trẻ mẫu giáo vào cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ, tơi nhận thấy hiệu quả mà nó
mang lại đối với trẻ giáo viên và phụ huynh so với khi chưa áp dụng:
- Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi trò chuyện, tự tin đứng trước nhiều người
biểu diễn văn nghệ; đã biết chú ý lắng nghe người khác nói và biết chờ đến lượt
mình nói khi trị chuyện, biết quan tâm hỏi han một cách thân mật với bạn.
Nhiều trẻ đã có thêm vốn từ, hiểu và mạnh dạn trả lời câu hỏi của người khác.
Thông qua các hoạt động cùng nhau trẻ dễ dàng bắt chuyện và giao lưu cở mở
với bạn, mạnh dạn nói lời cảm ơn, xin lỗi.
- Giáo viên gần gũi trẻ hơn biết áp dụng các biện pháp phát triển kỹ năng
giao tiếp cho trẻ phù hợp với cá nhân và tình huống phát sinh. Biết lồng ghép
nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp một cách nhẹ nhàng phù hợp.
- Có nhiều phụ huynh tâm đắc bởi khi về nhà họ vừa được chơi với con
tạo khơng khí vui tươi cho gia đình và con họ lại được rèn kỹ năng nói, phát
âm,...nhất là các cháu đã mạnh dạn, tự chủ hơn về mọi việc.
* Qua kết quả đã đạt được ở trên tôi thấy rằng để việc sử dụng các biện
pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo đạt kết quả tốt giáo viên cần :
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho chính bản thân mình.

- Tạo mơi trường tâm lý thoải mái cho trẻ khi học, khi chơi.
- Hát, đọc thơ, ca dao, đồng dao kể chuyện cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ
đọc thơ kể chuyện,...


- Cần tích cực đổi mới phương pháp dạy nhằm khuyến khích sự tích cực ở
trẻ. Ln tạo cho trẻ cơ hội để trẻ được thể hiện mình, được bộc lộ bản thân
mình trước mọi người.
- Cần thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục phát huy tính tích
cực ở trẻ, giúp trẻ hứng thú chủ động khám phá, tìm tịi, biết vận dụng vốn kiến
thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tình huống khác nhau .
- Để giáo dục trẻ kỹ năng, cô giáo cần đưa ra các tình huống cụ thể để trẻ
trải nghiệm
- Tuyên truyền với các bậc phụ huynh để cùng tham gia giáo dục trẻ .
Với những kết quả đạt được, bản thân tôi mong muốn giúp đồng nghiệp
và các bậc phụ huynh nhận thức được vai trò quan trọng của việc giáo dục kỹ
năng giao tiếp cho trẻ từ đó đưa ra cách giáo dục phù hợp, nhẹ nhàng giúp trẻ
phát triển toàn diện và mạnh dạn, tự tin khi bước vào các bậc học cao hơn.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong bản mô tả là trung thực, đúng
sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Xác nhận của cơ quan/tổ chức
công nhận sáng kiến

Tân Tiến, ngày 15 tháng 12 năm 2017
Tác giả

Lê Thị Yến Phượng





Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×