Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả giờ học ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Y khoa Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.92 KB, 8 trang )

LỰA CHỌN BIỆN PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ GIỜ HỌC NGOẠI KHĨA CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH
ThS. Ngơ Giang Nam1, TS. Đoàn Tiến Trung2
1
Trường ĐH Y Khoa Vinh
2
ĐHSP TP.HCM
TĨM TẮT
Trên cơ sở phân tích, tổng hợp tài liệu, đặc biệt là kết quả nghiên cứu thực trạng giờ
học ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Y Khoa Vinh, đề xuất 06 biện pháp nâng cao
chất lượng giờ học ngoại khóa cho đối tượng nghiên cứu kết quả, các biện pháp lựa chọn đã
tỏ ra có hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường
Đại học Y Khoa Vinh, phân tích các cách triển khai cụ thể.

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo dục thể chất trong nhà trường là một bộ phận quan trọng khơng thể thiếu
được của nền giáo dục chung. Nó góp phần đào tạo con người mới phát triển tồn
diện, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc đào tạo thế hệ trẻ
Việt Nam phát triển hài hoà về các mặt thể chất, tinh thần, trí tuệ và đạo đức. Sức
khỏe được xem như một bộ phận cấu thành của nền văn hoá xã hội. Đó là một mặt
quan trọng của chất lượng đời sống, là nguồn tài sản quý báu của mỗi quốc gia, là sản
phẩm phản ánh một cách khách quan thành tựu của nhiều lĩnh vực khoa học, trong đó
có sự đóng góp quan trọng của ngành TDTT nói chung và TDTT nói riêng.
Cơng tác GDTC trong các trường Đại học và Cao đẳng có ý nghĩa về nhiều mặt
với việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học trẻ. Học và tập các bài thể dục là điều kiện
hết sức cần thiết để phát triển cơ thể hài hoà, bảo vệ và củng cố sức khỏe, hình thành
các năng lực làm việc chung và chun mơn, góp phần thích nghi với các điều kiện


hoạt động, học tập và nâng cao trình độ nghề nghiệp của sinh viên từ lúc cịn trong
nhà trường và sau khi ra trường.
Mục đích GDTC của nước ta là: Bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người
phát triển tồn diện, có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng, có dũng khí kiên cường
để kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng một cách đắc lực và sống một cuộc sống vui
tươi lành mạnh.
Tổng thể các giá trị văn hoá đạo đức, thể chất, tinh thần là nền tảng để phát huy
được hiệu quả nguồn nhân lực. Chính vì thế, cơng tác giảng dạy mơn giáo dục thể chất
(GDTC) của Khoa: Khoa học cơ bản cho sinh viên trường đại học Y Khoa Vinh đã
không ngừng được cải tiến và nâng cao. Song có thể xây dựng chương trình giảng dạy
có tính khoa học cao hơn, hội tụ được tất cả các yếu tố để nâng cao hiệu quả học tập
cho sinh viên cần phải có một chuẩn mực trong kiểm tra đánh giá, cho phép đánh giá
một cách khách quan, chính xác trình độ thể chất của sinh viên. Đồng thời, các tiêu
chuẩn đánh giá sẽ trở thành mục tiêu để sinh viên tự phấn đấu. Tập luyện thể dục thể
thao ngoại khoá là hình thức tập luyện tự nguyện nhằm củng cố sức khỏe, duy trì và

406


nâng cao khả năng hoạt động thể lực, rèn luyện cơ thể và chữa bệnh, giáo dục các tố
chất thể lực và ý chí, tiếp thu các kỹ năng kỹ xảo vận động.
Hiện nay, các trường Đại học và Cao đẳng đều có xu hướng phát triển về quy
mơ và đa dạng hố loại hình đào tạo. Với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng sinh viên
như hiện nay, vấn đề đảm bảo chất lượng giáo dục trong đó có GDTC đang đứng trước
những thử thách to lớn. Tuy nhiên, việc thực hiện các giờ học này trong thời gian qua
chưa đạt được hiệu quả cao, các em sinh viên vẫn coi thực hành là thời gian được
nghỉ, không phải học, bên cạnh đó các giáo viên cũng chưa xác định đúng tầm quan
trọng của giờ tự học này nên còn chủ quan, chưa định hướng, giao nhiệm vụ cho sinh
viên trong giờ học ngoại khóa.
Thêm nữa, trong thực tế vấn đề tự giác tích cực tự học, tự rèn luyện và nghiên

cứu khoa học của sinh viên chưa cao nên cũng tác động đến chất lượng đào tạo. Vấn
đề đặt ra là phải tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá sao cho mang lại hiệu quả thiết
thực, giúp sinh viên nhận thức đúng về tác dụng của giờ học ngoại khố để thu hút
đơng đảo các em tham gia tập luyện. Đây là vấn đề cần quan tâm đối với công tác đào
tạo của Khoa.
Trước thực trạng như trên, chúng tôi tiến nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn biện pháp
nâng cao hiệu quả giờ học ngoại khóa cho sinh viên trường đại học Y Khoa Vinh”
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp toán học thống kê
2.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

2.1

Nguyên tắc lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả giờ học ngoại khóa cho
sinh viên trường đại học Y Khoa Vinh

Trước khi lựa chọn các biện pháp nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên
trường đại học Y Khoa Vinh, đề tài đã tiến hành nghiên cứu, phân tích tổng hợp các
tài liệu tham khảo để xác định các nguyên tắc xây dựng các biện pháp.
2.1.1 Cơ sở lý luận đề xuất giải pháp.
Việc nghiên cứu những quy luật phát triển thể lực và khả năng kiến thức chuyên
môn nghiệp vụ của sinh viên giúp cho chúng ta có cơ sở lập kế hoạch chương trình
giảng dạy, học tập giờ học chính khố và tổ chức tập luyện TDTT ngồi giờ học chính
khố nhằm nâng cao thể lực, kiến thức chuyên môn, khả năng phối hợp vận động, học

tập của sinh viên.
2.1.2 Cơ sở thực tiễn.
Trong điều kiện cụ thể của nhà trường, những năm qua, nhà trường đã có xúc
tiến một số giải pháp tăng cường hoạt động ngoại khoá cho sinh viên như sau:

407


- Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền về ý nghĩa của thể dục thể thao
đối với con người. Trong các giờ học nội khố, bộ mơn đã kết hợp tuyên truyền giáo
dục về vai trò, ý nghĩa của ngoại khố là nhờ nó mà hồn thiện kỹ năng, kỹ xảo đã
học, nâng cao sức khỏe và tăng cường trí tuệ phục vụ học tập và nghiên cứu. Tuy
nhiên cơng tác vẫn chưa thường xun, chưa có nội dung và kế hoạch cụ thể.
- Thông qua các phương tiện thông tin đã thường xuyên cung cấp thông tin thu
hút sự đăng ký tham gia ngoại khoá của sinh viên, để tổ chức thực hiện. Từ đó mà
trưởng bộ mơn giáo dục thể chất làm phương án trình lên Ban giám hiệu, xây dựng
các câu lạc bộ từng môn theo nhu cầu sinh viên, phân công giáo viên phụ trách hướng
dẫn ngoại khố.
- Hình thức tự tập luyện ngoại khố của sinh viên đã được chú ý, có sự bố trí
về thời gian, cơ sở vật chất, nhưng chưa có chương trình, hướng dẫn cụ thể (tập bài
tập nào của môn thể thao nào) và chưa quản lý được hiệu quả tập luyện của học
Xuất phát từ những kết quả nghiên cứu trên, đề tài đó lựa chọn 6 nhóm giải
pháp cụ thể trong việc nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho sinh viên
trường Cao đẳng Cơng nghiệp. Các nhóm giải pháp bao gồm:
2.2

Lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả giờ học ngoại khóa cho sinh viên
trường đại học Y Khoa Vinh

Sự hiểu biết và nhận thức về môn học GDTC của học sinh sinh viên chưa đúng

đắn. Sinh viên chưa hiểu được vai trò của GDTC đối với con người trong quá trình
giáo dục con người phát triển tồn diện. Do đó việc tham gia học môn GDTC đối với
nhiều sinh viên chỉ mang tính đối phó, hoặc chỉ để hồn thành mơn học. Chính vì lý do
đó mà hiệu quả mơn GDTC trong các trường hiện nay chưa cao, chưa phát huy hết vai
trị, tác dụng trong cơng tác giáo dục con người tồn diện. Vì thế chưa lơi cuốn số đơng
học sinh - sinh viên tham gia tập luyện ngoại khoá, Thể dục ngoại khố chưa trở thành
thói quen trong học sinh, sinh viên và chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong học sinh, sinh viên.
Trên cơ sở các nguyên tắc và các căn cứ và các nguyên tắc lựa chọn biện pháp,
qua tham khảo tài liệu, quan sát sư phạm và phỏng vấn trực tiếp các giáo viên hiện
làm công tác GDTC tại trường đại học Y Khoa Vinh. và các trường Đại học, Cao đẳng
lân cận, đề tài lựa chọn được 6 biện pháp nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên
trường đại học Y Khoa Vinh. Gồm: Nâng cao chất lượng hoạt động đội tuyển; khuyến
khích học sinh ngoại khóa; xây dựng nội dung kế hoạch tự học; tăng cường thi đấu
thể thao; chế độ thêm giờ cho giáo viên hướng dẫn tập; tận dụng cơ sở vật chất.
Sau khi chọn giả định được 6 nhóm biện pháp trên đề tài tiến hành phỏng vấn
lần 2, tập trung vào cán bộ quản lý cán bộ khoa học và các chuyên gia trong và ngoài
trường tổng số 35 người. Số phiếu phát ra là 35, thu về là 33. Kết quả thu được 06 giải
pháp: Kết quả được trình bày ở bảng 1 và bảng 2, trong đó bảng 1 là kết quả phỏng
vấn giáo viên và bảng 2 là kết quả phỏng vấn sinh viên.
Để lựa chọn các biện pháp nâng cao hiệu quả giờ học ngoại khóa cho sinh viên
trong nhà trường chúng tơi đó xác định và lựa chọn được 06 biện pháp (có số ý kiến
lựa chọn trên 80%) nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên trường
đại học Y Khoa Vinh.

408


Bảng 1: Kết quả phỏng vấn giáo viên giảng dạy GDTC về mức độ cần thiết của các biện pháp
nâng cao chất lượng giờ ngoại khóa của sinh viên (n=35)
TT


1
2
3

4

5
6
7

Nợi dung phỏng vấn
- Nâng cao chất lượng hoạt động của
đội tuyển, các lớp tự chọn, có giáo
viên hướng dẫn, sau đó lớp tự quản.
- Có chế độ khuyến khích cho sinh
viên tập ngoại khoá.
- Giúp sinh viên biết xây dựng nội
dung, kế hoạch tự học.
- Mở rộng và tăng cường các hoạt
động thi đấu thể thao trong sinh viên,
xây dựng các đội tuyển thể thao cho
nhà trường.
- Có chế độ thêm giờ cho giáo viên
hướng dẫn tập luyện ngoại khoá.
- Đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí
phục vụ cho hoạt động ngoại khố.
Đề xuất ý kiến khác

Cần thiết

Cần
Khơng cần
Sớ
Tỷ lệ
Số Tỷ lệ
Số Tỷ lệ
phiếu
% phiếu % phiếu %
31

93.94

02

6.06

0

0

30

90.91

03

9.09

0


0

31

93.94

02

6.06

0

0

33

100

0

0

0

0

33

100


0

0

0

0

32

96.97

1

3.03

0

0

0

0

0

0

Từ kết quả thu về của phiếu phỏng vấn cho thấy: Các biện pháp đều được các
giáo viên tán thành cao ở mức cần thiết, khơng có ý kiến khác.

Đối với sinh viên đề tài cũng tiến hành phỏng vấn. Số phiếu phát ra là 550, thu
về là 545. Kết quả thu được 06 giải pháp được trình bày cụ thể ở bảng 2.
Bảng 2: Kết quả phỏng vấn sinh viên về mức độ cần thiết của các biện pháp nâng cao chất
lượng giờ ngoại khóa (n= 545)
TT

1
2
3

4

5
6
7

Nợi dung phỏng vấn
- Nâng cao chất lượng hoạt động của
đội tuyển, các lớp tự chọn, có giáo
viên hướng dẫn, sau đó lớp tự quản.
- Có chế độ khuyến khích cho sinh
viên tập ngoại khố.
- Giúp sinh viên biết xây dựng nội
dung, kế hoạch tự học.
- Mở rộng và tăng cường các hoạt
động thi đấu thể thao trong sinh viên,
xây dựng các đội tuyển thể thao cho
nhà trường.
- Có chế độ thêm giờ cho giáo viên
hướng dẫn tập luyện ngoại khoá.

- Đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí
phục vụ cho hoạt động ngoại khố.
Đề xuất ý kiến khác

Cần thiết
Cần
Không cần
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
phiếu % phiếu % phiếu %
438

80.37

90

16.51

17

3.12

499

91.56


31

5.69

15

2.75

437

80.18

98

17.98

10

1.83

481

88.26

51

9.36

13


2.39

456

83.67

77

14.13

12

2.2

511

93.76

27

4.95

7

1.28

0

0


0

0

0

0
409


Kết quả thu được tại bảng 2 cho thấy 06 biện pháp nâng cao hiệu quả giờ học
ngoại khóa cho sinh viên trường đại học Y Khoa Vinh có sự tán thành cao của cả giáo
viên và sinh viên chúng tôi tiến hành khảo sát. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ % mức
cần thiết và rất cần thiết.
2.3

Triển khai các biện pháp nâng cao hiệu quả giờ học ngoại khóa cho sinh
viên trường đại học Y Khoa Vinh

2.3.1 Nhóm biện pháp 1: Nâng cao chất lượng hoạt động của đội tuyển, các
lớp tự chọn, có giáo viên hướng dẫn, sau đó lớp tự quản
Các giáo viên xây dựng kế hoạch, chương trình huấn luyện và trực tiếp tham
gia huấn luyện theo chuyên môn, đảm bảo nguyên tắc, phương pháp huấn luyện, cải
tiến, áp dụng các phương pháp huấn luyện mới. nâng cao ý thức học tập của sinh viên,
nhận thức những tấm gương tự học và rèn luyện qua nhiều thế hệ, đặc biệt tấm gương
của những sinh viên ở những khóa học trước đó, những tấm gương về tự học và rèn
luyện và vai trò của rèn luyện nâng cao sức khỏe hình thành kỹ xảo vận động, tâm lý
thi đấu, kỹ chiến thuật, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm thi đấu
và xây dựng lối sống lành mạnh. Khuyến khích và tạo điều kiện tăng cường hoạt động
thể thao lành mạnh của sinh viên.

2.3.2 Nhóm biện pháp 2: Có chế độ khuyến khích cho sinh viên tập ngoại
khố
Để khuyến khích sinh viên tập luyện ngoại khố, bộ mơn đề xuất với nhà trường
phương án thưởng điểm rèn luyện, xếp hạng thi đua cho những sinh viên tham gia tập
luyện ngoại khoá. Định mức hố kinh phí cho kế hoạch phát triển phong trào thể thao
cùng với việc tăng cường công tác xã hội hố các hoạt động TDTT của sinh viên.
2.3.3 Nhóm biện pháp 3: Xây dựng cho sinh viên biết kế hoạch tự học
Giúp sinh viên mở rộng kiến thức rèn luyện thân thể, kỹ năng và hiểu biết về
phương pháp tổ chức tập luyện nâng cao sức khỏe cho bản thân, tích cực rèn luyện
thân thể, tập luyện có hệ thống theo tiêu chuẩn rèn luyện, giáo viên cần giúp, gợi ý,
hướng dẫn cho sinh viên xây dựng nội dung kế hoạch, người thầy cần đặc biệt tránh áp
đặt mà chỉ nên gợi ý, định hướng các nội dung tự học cũng như chỉ tiêu tối thiểu cần
phải phấn đấu cho họ. Mỗi sinh viên phải tự lập kế hoạch sao cho phù hợp với hoàn
cảnh và năng lực của bản thân, rèn luyện các kỹ năng đọc sách ghi nhớ và ghi chép.
2.3.4 Nhóm biện pháp 4: Mở rộng và tăng cường các hoạt động thi đấu thể
thao trong sinh viên, xây dựng các đội tuyển thể thao cho nhà trường
Để tăng tính hấp dẫn cho hoạt động thể thao, nhằm thu hút đông đảo sinh viên
tham gia hoạt động ngoại khố, tạo mơi trường hoạt động thi đấu thường xuyên phong
phú và đang dạng, giúp sinh viên tiếp cận với công tác tổ chức, điều hành, trọng tài
một số giải thi đấu thể thao, qua đó nâng cao năng lực sư phạm, chuyên môn, nghiệp
vụ, đồng thời tuyển chọn sinh viên vào các đội tuyển tham gia thi đấu giao hữu với
các trường thành viên hoặc các giải nghành.
- Xây dựng lịch tập luyện ngoại khoá hàng tuần.
- Tiến hành khen thưởng, khích lệ những sinh viên tích cực tham gia hoạt động
này dưới hình thức cộng điểm ở cuối mỗi kỳ học.

410


2.3.5 Nhóm biện pháp 5: Có chế độ thêm giờ cho giáo viên hướng dẫn tập

luyện ngoại khố
Với mục đích nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khoá, nhà trường cần có
chế độ thêm giờ cho cán bộ phụ trách các câu lạc bộ cũng như các cán bộ phụ trách
giảng dạy tham gia hướng dẫn hoạt động ngoại khoá cho tập thể lớp, khố có nhu cầu
tập luyện ngoại khố nâng cao thể lực.
2.3.6 Nhóm biện pháp 6: Đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ cho hoạt
động ngoại khoá
Tiến hành cải tạo, sửa chữa nâng cấp cơ sở tập luyện: Sân bãi, nhà tập... để có
thể tận dụng tối đa điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ giảng dạy chính
khố và hoạt động tập luyện ngoại khóa, cần phải xây dựng các hệ thống sân bãi thể
thao để phục vụ cho giảng dạy các môn thể thao tự chọn và phát triển phong trào thể
thao trong sinh viên, cụ thể là:
- Đảm bảo mua sắm đầy đủ trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho công tác giảng
dạy và tập luyện TDTT nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy và tập luyện.
- Tạo điều kiện cho mượn dụng cụ, mở nhà tập, sân bãi tập luyện... để sinh viên
có điều kiện tập luyện tốt nhất.
- Cải tạo nâng cấp sân bãi để có thể tận dụng tối đa điều kiện của nhà trường
phục vụ giảng dạy và tập luyện.
- Cần tăng cường sự hỗ trợ của hội phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội với
việc tăng cường công tác xã hội hoá các hoạt động TDTT của sinh viên để xây dựng
cơ sở vật chất thể dục thể thao cho nhà trường.
- Kiến nghị nhà trường trong quy hoạch xây dựng chung trong tồn trường, đảm
bảo có kế hoạch sử dụng một cách chủ động khu GDTC.
- Để phát triển phong trào thể thao cùng với việc tăng cường công tác xã hội
hoá các hoạt động TDTT của sinh viên.
Bảng 3: Kết quả lý thuyết và thực hành của sinh viên trường Đại học Y Khoa Vinh
Nội dung
Lý thuyết
Thực hành


Thực nghiệm
Không đạt
Khá (%) Đạt (%)
(%)
14,11
72,63
13,26
15,04
73,00
11,96

Đối chứng
Khá (%)

Đạt (%)

11,09
12,01

68,87
68,09

Không đạt
(%)
20,04
19,09

Tỉ lệ bảng 3 cho thấy, điểm lý thuyết và thực hành ở nhóm thực nghiệm đều
cao hơn so với nhóm đối chứng mà chúng tôi đã tiến hành khảo sát. Điều này được
thể hiện ở tỷ lệ % khá và đạt yêu cầu.

Nên tăng cường công tác kiểm tra đánh giá thể lực của sinh viên, giảng viên bộ
môn thường xuyên kiểm tra để đánh giá. Mỗi một học kỳ, sau khi kiểm tra đều thông
báo kịp thời cho sinh viên, nhất là những sinh viên có thể lực yếu. Đối với những sinh
viên có thể lực yếu bộ mơn có kế hoạch giúp đỡ tạo điều kiện và hướng dẫn cho sinh
viên đi tập ngoại khoá.

411


Tóm lại, từ những kết quả thu được như trên đã cho thấy việc ứng dụng các giải
pháp ngoại khoá mà chúng tôi đã lựa chọn và kiểm nghiệm đã có tác động tốt đến chất
lượng cơng tác giáo dục thể chất của sinh viên trường Đại học Y Khoa Vinh.
3.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được 06 biện pháp nâng cao hiệu quả giờ
học ngoại khóa cho phép chúng tơi rút ra các kết luận sau:
- Việc thực hiện chương trình giáo dục thể chất chưa triệt để, đặc biệt chưa coi
trọng hoạt động ngoại khoá, thiếu sự tổ chức hướng dẫn sinh viên tự tập luyện và rèn
luyện thân thể và các hoạt động thể thao khác.
- Nguồn kinh phí cho hoạt động và thi đấu của đội tuyển cũng như các hoạt
động TDTT trong trường còn quá hạn hẹp. Việc quản lý phong trào tập luyện ngồi
giờ cịn chưa chặt chẽ, mang tính tản mạn tự phát. Do đó chưa phát huy được các yếu
tố xã hội, chưa lôi cuốn được đông đảo sinh viên tham gia tập luyện TDTT.
- Thực tế nhu cầu mở rộng và tăng cường các hoạt động thi đấu thể thao trong
sinh viên, xây dựng các đội tuyển thể thao cho nhà trường được xác định là rất lớn
(88,26%).
- Về cơ sở vật chất còn khó khăn về sân bãi và dụng cụ làm hạn chế phong trào

tập luyện ngoại khoá của sinh viên. Chưa đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ
cho hoạt động ngoại khố cũng khá cao (93.76%).
- Chưa có biện pháp động viên kịp thời khi các em sinh viên tham gia tập luyện
ngoại khố, có chế độ khuyến khích cho sinh viên là (91,56%) cũng như chế độ cho
cán bộ giảng dạy khi tham gia tổ chức tập luyện ngồi giờ chính khố cho sinh viên
là lớn (83.67%).
Kiến nghị
Từ những kết luận nêu trên của đề tài, chúng tôi đi đến các kiến nghị sau:
1. Kết quả của đề tài cần được áp dụng các biện pháp đã đề xuất vào công tác
GDTC của các Trường Cao đẳng, Đại học để không ngừng nâng cao chất lượng GD
ngoại khóa cho sinh viên của nhà trường.
2. Trên cơ sở các biện pháp ngoại khoá được đề xuất, đề tài cần được tiếp tục
nghiên cứu và kiểm định với các giải pháp khác để nâng cao hơn nữa chất lượng
GDTC của cả nước những năm tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Kỳ Anh, Vũ Đức Thu (1994), Những giải pháp thực thi nhằm cải tiến nâng cao
chất lượng GDTC trong các trường Đại học - Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT, NXB
TDTT.

2.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (1994), Văn bản chỉ đạo công tác GDTC trong nhà trường các cấp.

412


3.


Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), Chương trình mục tiêu cải tiến nâng cao chất lượng giáo
dục thể chất - sức khỏe, phát triển và bồi dưỡng nhân tài thể thao học sinh, sinh viên trong
nhà trường các cấp giai đoạn 1995 - 2000 và đến 2005.

4.

Chương trình GDTC trong các trường Đại học - Cao đẳng (không chuyên TDTT) giai
đoạn II. Ban hành theo quyết định số 1262/GD - ĐT ngày 14/12/1997.

5.

Chương trình mục tiêu cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, sức khỏe, phát triển
và bồi dưỡng tài năng thể thao cho học sinh, sinh viên trong nhà trường các cấp, giai đoạn
1995- 2005 của Bộ giáo dục và đào tạo, tháng 1/1995.

6.

Nguyễn Hữu Châu (1998), Sự phân loại các mục tiêu giáo dục và vấn đề đánh giá chất
lượng giáo dục, Nxb giáo dục, Hà Nội.

7.

“Định hướng cải tiến công tác GDTC và sức khỏe y tế trong trường học đến năm 2000”,
Tạp chí Giáo dục sức khỏe và thể chất, (05/1994).

8.

Nguyễn Đức Văn (2007), Phương pháp thống kê trong TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.

413




×