Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Lựa chọn bài tập thể dục Aerobic nâng cao thể lực cho nữ sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm TW Nha Trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.55 KB, 5 trang )

LỰA CHỌN BÀI TẬP THỂ DỤC AEROBIC NÂNG CAO
THỂ LỰC CHO NỮ SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
SƯ PHẠM TW NHA TRANG
ThS. Đỗ Viết Cường
Trường Cao đẳng Sư phạm TW Nha Trang

TÓM TẮT
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường quy trong TDTT lựa chọn được 24 bài
tập Aerobic nhằm nâng cao thể lực cho nữ sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm TW Nha Trang.
Bước đầu ứng dụng các bài tập lựa chọn trong thực tế và đánh giá hiệu quả. Kết quả, các bài
tập đã có hiệu quả cao trong phát triển thể lực cho đối tượng nghiên cứu.
Từ khóa: Bài tập Aerobic, thể lực, nữ sinh viên, trường Cao đẳng Sư phạm TW Nha Trang…

ABSTRACK
Using the conventional research methods in sport and exercise, 24 aerobic exercises
were selected to improve the fitness of female students at the Nha Trang National College of
Pedagogy. Initially apply practical selection exercises and evaluate the effectiveness. As a
result, the exercises have been highly effective in developing fitness for research subjects.
Keywords: Aerobic exercise, fitness, female students, Nha Trang National College of
Pedagogy ...

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Aerobic là một môn thể thao rất được các nữ sinh viên ưa thích, ngồi việc tập
luyện aerobic giúp rèn luyện, nâng cao sức khỏe thể chất còn giúp cho các nữ sinh có
được một vóc dáng mạnh khỏe, năng động và hấp dẫn. Môn aerobic cũng đã được
Trường Cao đẳng Sư phạm TW Nha Trang đưa vào chương trình giảng dạy GDTC
chính khóa dành cho các nữ sinh viên. Đây là một bước đột phá trong việc vận dụng
các môn học mới vào giảng dạy GDTC cho sinh viên.


Môn aerobic được đánh giá là rất phù hợp với các nữ sinh viên nói chung và tại
trường Cao đẳng Sư phạm TW Nha Trang nói riêng, vì nó tập trung vào sức mạnh cơ
bắp của vùng bụng và chi dưới. Việc sử dụng aerobic nhằm nâng cao trình độ thể lực
của nữ sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm TW Nha Trang là một lựa chọn rất phù
hợp, đem lại hiệu quả thiết thực trong khi thực tế về thể chất của các nữ sinh viên tại
trường Cao đẳng Sư phạm TW Nha Trang là chưa cao.
Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Lựa chọn bài tập thể dục aerobic
nâng cao thể lực cho nữ sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm TW Nha Trang.
2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tham
khảo tài liệu; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp
kiểm tra sư phạm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương pháp toán học thống kê
439


3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1

Lựa chọn các bài tập thể dục Aerobic nhằm nâng cao thể lực cho nữ sinh
viên Trường Cao đẳng Sư phạm TW Nha Trang

Trên cơ sở tham khảo tài liệu, quan sát sư phạm và phỏng vấn trực tiếp các cán
bộ làm công tác GDTC tại trường Cao đẳng Sư phạm TW Nha Trang và một số trường
Đại học, Cao đẳng khác tại Nha Trang, Khánh Hòa, đề tài lựa chọn 27 bài tập Aerobic

nhằm nâng cao thể lực cho nữ sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm TW Nha Trang
thuộc 09 nhóm như sau: Nhóm động lực; Nhóm tĩnh lực; Nhóm bật nhảy, quay; Nhóm
thăng bằng; Nhóm các động tác di chuyển, chạy; Nhóm các động tác đá lăng; Nhóm
các động tác kéo căng cơ; Nhóm các động tác dẻo; Nhóm các động tác phối hợp.
Trên cơ sở các bài tập đã lựa chọn quan tham khảo tài liệu, quan sát sư phạm
và phỏng vấn trực tiếp, đề tài tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi đến các giáo viên,
huấn luyện viên và cán bộ chun mơn có kinh nghiệm trong cơng tác giảng dạy, huấn
luyện môn Aerobic. Số phiếu phát ra 42, thu về 37 trong đó có 23 HLV và giáo viên
chiếm 62.16%; 11 hướng dẫn viên, trọng tài chiếm 29.73%, 03 cán bộ quản lý chiếm
8.11%. Đề tài sẽ lựa chọn những bài tập có ý kiến tán thành từ 70% tổng ý kiến trả lời
để phát thể lực cho nữ sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm TW Nha Trang. Kết quả
được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1: Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập Aerobic phát triển thể lực cho nữ sinh viên Trường
Cao đẳng Sư phạm TW Nha Trang (n=20)
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

16
17
18
19
20
21
22
23
24

440

Nhóm bài tập
Nhóm động lực
Nhóm tĩnh lực

Nhóm bật nhảy, quay

Nhóm thăng bằng
Nhóm các động tác
di chuyển, chạy
Nhóm các động tác
đá lăng
Nhóm các động tác
kéo căng cơ
Nhóm các động tác dẻo
Nhóm các động tác
phối hợp

Bài tập

Nằm sấp chống đẩy (2 lần x 8 nhịp)
2 chân tách rộng, ke thẳng chân (2 lần x 8 nhịp)
Chống nghiêng (2 lần x 8 nhịp)
Bật quay 1800, rút gối (1 lần x 8 nhịp)/ đt
Bật đá chân trước (1 lần x 8 nhịp)/ đt
Bật tách chân trước sau (1 lần x 8 nhịp)/ đt
Bật tách chân ngang (1 lần x 8 nhịp)/ đt
Bật quay 3600 thẳng chân (1 lần x 8 nhịp)/ đt
Quay 3600 trên 1 chân (1 lần x 8 nhịp)/ đt
Thăng bằng sau (1 lần x 8 nhịp)/ đt
Di chuyển ngang đội hình (4 lần x 8 nhịp)
Di chuyển dọc đội hình (4 lần x 8 nhịp)
Di chuyển chéo đội hình (4 lần x 8 nhịp)
Bật nhảy đá lăng chân trước (3 lần x 8 nhịp)/đt
Bật nhảy đá lăng chân ngang (3 lần x 8 nhịp)/ đt
Bật nhảy phối hợp đá lăng chân trước và ngang (3 lần x
8 nhịp)/ đt
Ép dọc (5 lần x 8 nhịp)/ đt
Ép ngang (5 lần x 8 nhịp)/ đt
Ép sâu (5 lần x 8 nhịp)/ đt
Uốn cầu sau (2 lần x 8 nhịp)/ đt
Xoạc + gập thân (2 lần x 8 nhịp)/ đt
Phối hợp tay (5 lần x 8 nhịp)/ đt
Phối hợp chân (5 lần x 8 nhịp)/ đt
Phối hợp toàn thân (5 lần x 8 nhịp)/ đt


Như vậy, qua phỏng vấn, đề tài lựa chọn được 24 bài tập Aerobic nhằm phát
triển thể lực cho nữ sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm TW Nha Trang.
3.2


Ứng dụng các bài tập thể dục Aerobic nâng cao thể lực cho nữ sinh viên
Trường Cao đẳng Sư phạm TW Nha Trang
3.2.1 Tổ chức thực nghiệm

Phương pháp thực nghiệm: Quá trình thực nghiệm sử dụng phương pháp thực
nghiệm so sánh song song.
Thời gian thực nghiệm: Quá trình thực nghiệm sư phạm sẽ được tiến hành trong
thời gian 5 tháng.
Đối tượng thực nghiệm của đề tài là gồm 217 em nữ sinh ngành Giáo dục Mầm
non, trường Cao đẳng Sư phạm TW Nha Trang, được chia thành 02 nhóm:
- Nhóm thực nghiệm gồm 105 nữ sinh viên. Nhóm thực nghiệm tập luyện theo
hệ thống các bài tập Aerobic đã lựa chọn và xây dựng của đề tài trong giờ tập GDTC
nội khóa của Nhà trường.
- Nhóm đối chứng gồm 112 nữ sinh viên. Nhóm đối chứng tập luyện theo các
bài tập trong chương trình GDTC nội khóa của Nhà trường.
3.2.2 Đánh giá hiệu quả các bài tập Aerobic phát triển thể lực cho nữ sinh
viên trường Cao đẳng Sư phạm TW Nha Trang
Thời điểm tháng 8 năm 2018, trước khi tiến hành thực nghiệm, đề tài tiến hành
kiểm tra trình độ thể lực của nhóm thực nghiệm và đối chứng bằng 4/6 test theo quyết
định số 53/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ giáo dục và đào tạo.
Kết quả được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2: So sánh trình độ thể lực của nhóm thực nghiệm và đối chứng thời điểm trước thực
nghiệm
Thơng số tốn thống kê

A± 

B± 


TT
1
2
3
4

Test
Lực bóp tay thuận (kg)
Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy tùy sức 5 phút (m)

(nhóm ĐC)
27.12±2.23
15.68±1.07
155.23±10.25
873.27±56.27

(nhóm TN)
27.09±2.18
15.63±1.09
155.28±10.03
875.29±54.87

ttính

P

1.56
1.35

1.67
1.67

>0.05
>0.05
>0.05
>0.05

Qua bảng 2 cho thấy: Trước thực nghiệm ở cả 06 test của nhóm thực nghiệm
và đối chứng đều thu được ttính < tbảng ở ngưỡng xác suất P > 0,05, có nghĩa sự khác
biệt kết quả kiểm tra trình độ thể lực của nhóm đối chứng và thực nghiệm khơng có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P > 0,05 hay nói cách khác, trước thực nghiệm,
trình độ thể lực của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm là tương đương nhau.
Sau 01 năm học thực nghiệm, đề tài tiến hành kiểm tra trình độ thể lực của 2
nhóm đối chứng và thực nghiệm bằng 4 test như ở trước thực nghiệm, sau đó tính nhịp
tăng trưởng và so sánh 2 số trung bình quan sát trên cơ sở kết quả lập test. Kết quả
được trình bày ở bảng 3 và 4.

441


Bảng 3: So sánh kết quả kiểm tra trình độ thể lực của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sau
05 tháng thực nghiệm.
Thơng số tốn thống kê

A± 

B± 

TT

1
2
3
4

Test
Lực bóp tay thuận (Kg)
Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy tùy sức 5 phút (m)

(nhóm ĐC)
28.45±2.51
16.41±1.42
161.12±10.36
911.12±65.27

(nhóm TN)
28.97±2.53
16.58±1.39
163.35±10.21
935.45±62.23

ttính

P

2.81
2.86
2.85

2.64

<0.01
<0.01
<0.01
<0.01

Qua bảng 3 cho thấy: Sau 05 tháng thực nghiệm, ở cả 4 test đánh giá trình độ
thể lực của nữ sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm TW Nha Trang đều thu được ttính
> tbảng ở ngưỡng xác suất P<0,01, hay nói cách khác, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
ở ngưỡng xác suất P<0,01. Như vậy, trình độ thể lực của nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng đã có sự khác biệt rõ rệt sau 01 năm học thực nghiệm.
Đề tài tiến hành tính nhịp độ tăng trưởng của các chỉ số giữa 2 nhóm. Kết quả
được trình bày ở bảng 4.
Bảng 4: So sánh nhịp độ tăng trưởng trình độ thể lực của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm
sau 05 tháng thực nghiệm.
Thơng số tốn thống kê
TT
1
2
3
4

Test
Lực bóp tay thuận (Kg)
Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy tùy sức 5 phút (m)

W đối chứng

(%)

W thực
nghiệm (%)

Chênh
lệch

4.79
4.55
3.72
4.24

6.71
5.90
5.07
6.64

1.92
1.35
1.34
2.40

Qua bảng 4 cho thấy:
Sau 05 tháng thực nghiệm, cả 2 nhóm đều có nhịp độ tăng trưởng trình độ thể
lực tốt. Tuy nhiên nhóm thực nghiệm có nhịp độ tăng trưởng cao hơn so với nhóm đối
chứng từ 0.79 – 2.40%.
4.

KẾT LUẬN


Chúng tôi đã lựa chọn được 24 bài tập Aerobic phát triển trình độ thể lực cho
nữ sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm TW Nha Trang.
Bước đầu ứng dụng các bài tập Aerobic đã lựa chọn trong thực tế và đánh giá
hiệu quả. Kết quả, các bài tập lựa chọn đã tỏ ra có hiệu quả cao hơn hẳn các bài tập
Aerobic cũ thường được sử dụng tại trường trong việc nâng cao trình độ thể lực cho
nữ sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm TW Nha Trang.

442


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Phạm Thanh Cẩm (2015), Nghiên cứu phát triển thể dục thể thao quần chúng nông thôn
vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT,
Hà Nội.

2.

Lê Thị Kim Dung (2006), “Khảo sát đánh giá thực trạng công tác y tế trường học”, Tuyển
tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất, y tế trường học, Nxb TDTT, Hà Nội.

3.

Lê Văn Lẫm và cộng sự (2000), Thực trạng phát triển thể chất của học sinh, sinh viên
trước thềm thế kỷ 21, Nxb TDTT, Hà Nội.

4.


Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của về việc phê
duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030.

5.

Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 về
việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên.

443



×