Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thực trạng và đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển thể lực của nam sinh viên trường Đại học Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.51 KB, 7 trang )

THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP
NHẰM PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CỦA NAM SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
ThS. Lê Phương Hùng
Trường Đại học Cần Thơ
TÓM TẮT
Đề tài tiến hành kiểm tra sư phạm 540 sinh viên nam các ngành học Trường Đại học
Cần Thơ năm học 2019 – 2020, dựa theo tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh
viên theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo. Tổng số sinh viên xếp loại từ mức đạt trở lên là 440 em trong tổng số
540 sinh viên kiểm tra đạt tỷ lệ 81.48%, tổng số sinh viên nam chưa đạt (yếu) là 100 em chiếm
tỷ lệ 18.52%. Từ đó, chúng tơi đề xuất 05 biện pháp khả thi nhằm phát triển thể lực cho sinh
viên nam chưa đạt (yếu) của Nhà trường.
Từ khóa: thực trạng, thể lực, nam sinh viên, giải pháp, phát triển, Đại học Cần Thơ.

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT), cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng
điểm của Nhà nước ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), là trung tâm văn hóa khoa học kỹ thuật của vùng. Trường đã khơng ngừng hồn thiện và phát triển, từ một
số ít ngành đào tạo ban đầu, Trường đã củng cố, phát triển thành một trường đa ngành
đa lĩnh vực. Hiện nay Trường đào tạo 98 chuyên ngành đại học (trong đó có 2 chương
trình đào tạo tiên tiến, 3 chương trình đào tạo chất lượng cao), 45 chuyên ngành cao
học (trong đó 1 ngành liên kết với nước ngoài, 3 ngành đào tạo bằng tiếng Anh), 16
chuyên ngành nghiên cứu sinh. Tất cả sinh viên vào học đại học đều phải học môn
giáo dục thể chất theo chương trình qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trình độ
phát triển thể lực của nam sinh viên các ngành học của Nhà trường cần được quan
tâm, đánh giá, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có chất
lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Chúng tôi mạnh dạn chọn hướng
nghiên cứu: “Thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển thể lực của nam sinh


viên Trường Đại học Cần Thơ”
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
- Thực trạng thể lực của nam sinh viên Trường Đại học Cần Thơ
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thể lực cho nam sinh viên có thể
lực yếu Trường Đại học Cần Thơ
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường quy trong nghiên cứu
khoa học giáo dục và thể dục thể thao như: phương pháp phân tích và tổng hợp tài
liệu, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp toán học thống kê.
Khách thể nghiên cứu: 540 sinh viên các ngành khóa 45 đang học tại Trường
ĐHCT.

789


2.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

2.1.

Thực trạng thể lực của nam sinh viên Trường Đại học Cần Thơ
* Kết quả kiểm tra thể lực của nam sinh viên Trường Đại học Cần Thơ

Đề tài tiến hành kiểm tra sư phạm 540 sinh viên nam học kỳ 1 năm học 2019 2020, thời điểm kiểm tra trước khi sinh viên học môn học GDTC. Thực trạng thể lực
của nam sinh viên Đại học Cần Thơ được giới thiệu ở bảng 1. Trong 6 chỉ tiêu khảo
sát có thể thấy rằng, chỉ có 5/6 chỉ tiêu (chạy 30m xuất phát cao (s), lực bóp tay thuận
(kg), bật xa tại chỗ (cm), chạy con thoi 4 x 10m (s), chạy tùy sức 5 phút (m)) là các
chỉ tiêu có số liệu phân bố khá tập trung (Cv < 10%), còn lại 01 chỉ tiêu (nằm ngửa
gập bụng số lần/30 giây) số liệu phân bố khá phân tán: Cv = 12.43% > 10%. Tuy vậy,
giá trị trung bình của các chỉ tiêu đều đại diện cho số trung bình tổng thể (  < 0.05).

Phân tích về tính phân bố chuẩn cũng đưa đến nhận xét là tất cả các số liệu hầu như
đều thuộc dạng phân bố gần chuẩn, bởi  LT hầu như tương đồng với  tính của mẫu
khảo sát.
Bảng 1: Thực trạng thể lực theo từng chỉ tiêu của nam sinh viên Trường Đại học Cần Thơ
(n = 540)
TT
1
2
3
4
5
6

TEST
Chạy 30m xuất phát cao (s)
Lực bóp tay thuận (kg)
Bật xa tại chỗ (cm)
Nằm ngửa gập bụng (lần)
Chạy con thoi 4 x 10m (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)

x
4.93
42.78
219
19
11.40
1.015

Các tham số đặc trưng

Xmax
Xmin
 Cv%
4.15
49.25
252.50
25
9.57
1.303

6.79
30.10
172.33
9
13.65
804

0.36
3.94
13
2
0.72
66

7.40
9.20
6.04
12.43
6.36
6.49


ε
0.01
0.01
0.01
0.01
0.01
0.01

Phân tích cụ thể kết quả theo từng chỉ tiêu cho thấy:
Thành tích chạy 30m xuất phát cao trung bình của nam sinh viên theo mẫu là
4.93s. Độ lệch chuẩn của mẫu  = 0.36s. Khoảng biên độ của chạy 30m là 2.64 với
thành tích tốt nhất 4.15s và kém nhất 6.79s. Sai số tương đối ε = 0.01 chứng tỏ giá trị
trung bình mẫu có tính đại diện cho số trung bình tổng thể. Hệ số biến sai
Cv = 7.40% cho thấy số liệu phân bố xung quanh giá trị x bởi Cv < 10 tương đối
đồng đều.
Lực bóp tay trung bình của nam sinh viên theo mẫu là 42.78kg. Độ lệch chuẩn
của mẫu  = 3.94kg. Biên độ của lực bóp tay là 19.15kg với lực bóp tay lớn nhất
49.25kg và nhỏ nhất 30.10kg. Sai số tương đối ε = 0.01 chứng tỏ giá trị trung bình
mẫu có tính đại diện cho số trung bình tổng thể. Hệ số biến sai Cv = 9.20% cho thấy
số liệu phân bố xung quanh giá trị x bởi Cv < 10 tương đối đồng đều.
Thành tích bật xa tại chỗ trung bình của nam sinh viên theo mẫu là 219cm. Độ
lệch chuẩn của mẫu  = 13cm. Biên độ của bật xa tại chỗ là 80.17 cm với bật xa tại
chỗ lớn nhất 252.50cm và nhỏ nhất 172.33cm. Sai số tương đối ε = 0.01 chứng tỏ giá
trị trung bình mẫu có tính đại diện cho số trung bình tổng thể. Hệ số biến sai

790


Cv = 6.04% cho thấy số liệu phân bố xung quanh giá trị x bởi Cv < 10 tương đối

đồng đều.
Thành tích nằm ngửa gập bụng trung bình của nam sinh viên theo mẫu là 19
lần. Độ lệch chuẩn của mẫu  = 2 lần. Biên độ của nằm ngửa gập bụng là 16 lần với
nằm ngửa gập bụng lớn nhất 25 lần và nhỏ nhất 9 lần. Sai số tương đối ε = 0.01 chứng
tỏ giá trị trung bình mẫu có tính đại diện cho số trung bình tổng thể. Hệ số biến sai Cv
= 12.43% cho thấy số liệu phân bố xung quanh giá trị x bởi Cv > 10 khá phân tán.
Thành tích chạy con thoi 4 x 10m trung bình của nam sinh viên theo mẫu là
11.40s. Độ lệch chuẩn của mẫu  = 0.72s. Biên độ của chạy con thoi là 4.08s, với
chạy con thoi tốt nhất 9.57s và kém nhất 13.65s. Sai số tương đối ε = 0.01 chứng tỏ
giá trị trung bình mẫu có tính đại diện cho số trung bình tổng thể. Hệ số biến sai Cv =
6.36% cho thấy số liệu phân bố xung quanh giá trị x bởi Cv < 10 khá tập trung.
Thành tích chạy tùy sức 5 phút trung bình của nam sinh viên theo mẫu là 1015m.
Độ lệch chuẩn của mẫu  = 66m. Biên độ của chạy tùy sức 5 phút là 499m, với chạy
tùy sức 5 phút tốt nhất 1303m và kém nhất 804m. Sai số tương đối ε = 0.01 chứng tỏ
giá trị trung bình mẫu có tính đại diện cho số trung bình tổng thể. Hệ số biến sai Cv =
6.49% cho thấy số liệu phân bố xung quanh giá trị x bởi Cv < 10 khá tập trung.

 Phân loại thể lực theo thành tích ở từng chỉ tiêu:
Tiêu chuẩn đánh giá thể lực được coi là biện pháp quan trọng trong quá trình
giáo dục thể chất nhằm giúp mỗi sinh viên biết năng lực thể chất của mình đang ở
mức nào để phấn đấu rèn luyện vươn lên mức cao hơn và nó giúp cho người làm cơng
tác giáo dục thể chất có cơ sở điều chỉnh, điều khiển q trình giảng dạy phù hợp với
đặc điểm thể lực của sinh viên. Đánh giá trình độ phát triển thể lực của nam sinh viên
Trường ĐHCT được tiến hành dưới hai góc độ: đánh giá ở từng chỉ tiêu khảo sát và
đánh giá thể lực tổng hợp
Kết quả phân loại thể lực của nam sinh viên Trường Đại học Cần Thơ được tiến
hành dựa trên tiêu chuẩn do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành. Kết quả phân loại thể
lực của nam sinh viên Trường Đại học Cần Thơ được trình bày ở bảng 2 như sau:
Bảng 2: Kết quả phân loại thể lực theo từng chỉ tiêu của nam sinh viên Trường Đại học Cần
Thơ (n = 540)


TEST KIỂM TRA
Chạy 30m xuất phát cao (s)
Lực bóp tay thuận (Kg)
Bật xa tại chỗ(cm)
Nằm ngửa gập bụng 30s (lần)
Chạy con thoi 4 x 10m (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)

KẾT QUẢ PHÂN LOẠI
ĐẠT TỐT
ĐẠT
CHƯA ĐẠT
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
lượng
(%)
lượng
(%)
lượng
(%)
183
33.89
348
64.44
9

1.67
74
13.70
380
70.37
86
15.93
156
28.89
317
58.70
67
12.41
43
7.96
433
80.19
64
11.85
378
70.00
129
23.89
33
6.11
150
27.78
333
61.67
57

10.56

791


Từ bảng 2 kết quả phân loại thể lực ở từng chỉ tiêu của nam sinh viên Trường
Đại học Cần Thơ theo từng chỉ tiêu cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều đạt từ mức đạt trở lên thấp nhất là
ở test lực bóp tay thuận (84.07%), và cao nhất là ở test chạy 30m xuất phát cao (98.33%). Kết quả phân loại thể lực
theo từng chỉ tiêu còn được thể hiện qua biểu đồ 1:
100%

2%
16%

12%

6%

12%

11%

90%
24%
80%
70%

66%

60%


63%
66%

50%
86%

83%

CHƯA ĐẠT
ĐẠT
ĐẠT TỐT

40%
70%
30%
20%

32%

0%

27%

22%

10%

2%


1%
Chạy 30m Lực bóp tay
xuất phát
thuận (Kg)
cao (s)

Bật xa tại
chỗ (cm)

Nằm ngửa
gập bụng
(lần)

Chạy con
thoi 4 x
10m (s)

Chạy tùy
sức 5 phút
(m)

Biểu đồ 1: Thực trạng trình độ thể lực theo từng chỉ tiêu
của nam sinh viên Trường Đại học Cần Thơ

 Phân loại tổng hợp trình độ phát triển thể lực của nam sinh viên Trường Đại
học Cần Thơ
Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định để đánh
giá, xếp loại thể lực, mỗi học sinh, sinh viên phải được kiểm tra ít nhất 4 trong 6 nội
dung trong đó nội dung bật xa tại chỗ và chạy tùy sức 5 phút là bắt buộc. Đề tài sử
dụng, tất cả 06 test để kiểm tra đánh giá thể lực nam sinh viên theo qui định của Bộ

Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ vào cách xếp loại thể lực tổng hợp nêu trên, đề tài đã
tiến hành phân tích thống kê và kết quả phân loại tổng hợp thể lực nam sinh viên
Trường Đại học Cần Thơ được trình bày ở bảng 3:
Bảng 3: Kết quả phân loại thể lực tổng hợp của nam sinh viên Trường Đại học Cần Thơ
(n = 540)
KẾT QUẢ
PHÂN LOẠI THỂ LỰC
ĐẠT TỐT
ĐẠT
CHƯA ĐẠT
TỔNG

SỐ LƯỢNG

TỶ LỆ (%)

82
358
100
540

15
66
19
100

Những số liệu ở bảng 3 cho thấy tổng số sinh viên xếp loại từ mức đạt trở lên
là 440 em trong tổng số 540 sinh viên kiểm tra đạt tỷ lệ 81.48%, tổng số sinh viên
nam chưa đạt (yếu) là 100 em chiếm tỷ lệ 18.52%. Kết quả phân loại thể lực tổng hợp
còn được thể hiện ở biểu đồ 2:


792


18.52%
15.19%
ĐẠT TỐT
ĐẠT
CHƯA ĐẠT

66.30%

Biểu đồ 2: Đánh giá tổng hợp thể lực nam sinh viên Trường ĐHCT

2.2

Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển thể lực cho nam sinh viên có thể
lực yếu Trường Đại học Cần Thơ

Qua kết quả kiểm tra thực trạng thể lực của nam sinh viên các ngành học khác
nhau khóa 45 Trường ĐHCT cho thấy vẫn cịn khoảng 19% sinh viên có thể lực xếp
loại chưa đạt (yếu). Chúng tôi nhận thấy cần phải xây dựng một số biện pháp nhằm
phát triển thể lực cho đối tượng này.
Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các tài liệu, báo cáo khoa học của các nhà khoa
học trong nước được công bố gần đây; dựa vào điều kiện cụ thể về chương trình mơn
học GDTC, cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ, đội ngũ giảng viên và các yếu tố đảm bảo
khác của Nhà trường, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp khả thi nhằm phát
triển thể lực cho nam sinh viên có thể lực yếu. Chúng tôi tiến hành phiếu phỏng vấn
25 nhà chuyên môn, giảng viên các trường đại học, cao đẳng khu vực thành phố Cần
Thơ 2 lần mỗi lần cách nhau 15 ngày. Số phiếu phát ra lần 1 là 25 phiếu, thu về hợp

lệ 25 phiếu; lần 2 phát ra 25 phiếu, thu về và hợp lệ 25 phiếu. Kết quả phỏng vấn được
trình bày ở bảng 4, như sau:
Bảng 4: Kết quả phỏng vấn các biện pháp biện pháp khả thi nhằm phát triển thể lực cho nam
sinh viên có thể lực yếu Trường Đại học Cần Thơ

TT

1

2

Nội dung biện pháp

KQPV lần 1
KQPV lần 2
Dùng
Không
Dùng
Không
được
dùng
được
dùng
N
Tỷ
Tỷ
Tỷ
Tỷ
SL lệ SL lệ SL lệ SL lệ
(%)

(%)
(%)
(%)

Thực hiện kiểm tra đánh
giá, phân loại trình độ thể
25 21
lực nam sinh viên (Theo
QĐ 53/2008-B GD&ĐT)
Đổi mới phương pháp
giảng dạy; cách thức tổ
chức giảng dạy nhằm kích
25 24
thích sự ham thích, hăng
say tập luyện của người
học

X2

p

84

4

16

22

88


3

12 0.76 >0.05

96

1

4

23

92

2

8

1.19 >0.05

793


TT

1

3


4

5

Nội dung biện pháp

Thực hiện kiểm tra đánh
giá, phân loại trình độ thể
lực nam sinh viên (Theo
QĐ 53/2008-B GD&ĐT)
Tăng cường và kiểm soát
chặt chẽ khối lượng các bài
tập thể lực trong giờ
GDTC
Sử dụng đa dạng các bài
tập phát triển thể lực phù
hợp cho nhóm sinh viên
nam có thể lực yếu
Tăng cường áp dụng một
số trị chơi vận động nhằm
mục đích kích thích sự
hứng thú, tích cực tập
luyện của người học

KQPV lần 1
KQPV lần 2
Dùng
Không
Dùng
Không

được
dùng
được
dùng
N
Tỷ
Tỷ
Tỷ
Tỷ
SL lệ SL lệ SL lệ SL lệ
(%)
(%)
(%)
(%)

X2

p

25 21

84

4

16

22

88


3

12 0.76 >0.05

25 22

88

3

12

24

96

1

4

2.43 >0.05

25 24

96

1

4


23

92

2

8

1.19 >0.05

25 18

72

7

28

20

80

5

20 1.36 >0.05

Kết quả phỏng vấn thông qua bảng 4 cho thấy ý kiến lựa chọn của các nhà
chuyên môn qua 2 lần phỏng vấn có sự đồng nhất cao, khơng có nhiều khác biệt (với
Xtính < Xbảng = 3.84, ở ngưỡng p > 0.05). Các biện pháp được lựa chọn qua 2 lần phỏng

vấn với tỷ lệ dùng được từ 80% trở lên. Như vậy, chúng tôi đã lựa chọn được 05 biện
pháp khả thi nhằm phát triển thể lực cho nam sinh viên có thể lực chưa đạt (yếu)
Trường ĐHCT.
3.

KẾT LUẬN

Thực trạng thể lực của nam sinh viên Trường Đại học Cần Thơ được giới thiệu
ở bảng 1. Kết quả phân loại thể lực ở từng chỉ tiêu của nam sinh viên theo từng chỉ
tiêu cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều đạt từ mức đạt trở lên thấp nhất là ở test lực bóp
tay thuận (84.07%), và cao nhất là ở test chạy 30m xuất phát cao (98.33%). Kết quả
đánh giá, phân loại tổng hợp cho thấy tổng số sinh viên xếp loại từ mức đạt trở lên là
440 em trong tổng số 540 sinh viên kiểm tra đạt tỷ lệ 81.48%, tổng số sinh viên nam
chưa đạt (yếu) là 100 em chiếm tỷ lệ 18.52%. Như vậy, vẫn cịn có 18.52% sinh viên
xếp loại thể lực yếu. Cần có những giải pháp để nâng cao trình độ thể lực cho các nam
sinh viên có thể lực yếu Trường ĐHCT.
Qua nghiên cứu, cho thấy ý kiến lựa chọn của các nhà chun mơn qua 2 lần
phỏng vấn có sự đồng nhất cao, khơng có nhiều khác biệt (với Xtính < Xbảng = 3.84, ở
ngưỡng p > 0.05). Sau 2 lần phỏng vấn, chúng tôi đã lựa chọn được 05 biện pháp khả
thi với tỷ lệ dùng được từ 80% trở lên, nhằm phát triển thể lực cho nam sinh viên có
thể lực chưa đạt (yếu) Trường ĐHCT.

794


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ GD&ĐT: Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/09/2008, V/V Ban hành quy
định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên.


2.

Dương Nghiệp Chí (1991), Đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.

3.

Dương Nghiệp Chí (2002), Thực trạng thể chất người Việt Nam 6 đến 20 tuổi thời điểm
2001, NXB TDTT, Hà Nội.

4.

Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.

5.

Lê Văn Lẫm (2000), Thực trạng phát triển thể chất của học sinh, sinh viên trước thềm thế
kỷ 21 - NXB TDTT, Hà Nội.

6.

Lê Văn Lẫm, Phạm Xuân Thành (2008), Đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.

7.

Nguyễn Xuân Sinh (1999), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học Thể dục Thể
thao – NXB TDTT, Hà Nội.

8.


Nguyễn Văn Thái (2006), Nghiên cứu đặc điểm phát triển thể chất của nam sinh viên Đại
học Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ.

9.

Nguyễn Toán – Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp Thể dục thể thao, NXB
TDTT, Hà Nội.

10. Nguyễn Đức Văn (2001), Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao, NXB TDTT,
Hà Nội.

795



×