Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Xác định test đánh giá kết quả tập luyện cho đội tuyển thể dục cổ động trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.24 KB, 8 trang )

XÁC ĐỊNH TEST ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
TẬP LUYỆN CHO ĐỘI TUYỂN THỂ DỤC CỔ ĐỘNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ThS. Trần Thị Vi Vân1, ThS. Lê Nguyễn Ngọc Yến2
1

Khoa Giáo dục thể chất, Đại học Đà Nẵng
2
Trường Đại học Cần Thơ

TÓM TẮT
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy nhưng đảm bảo hàm lượng
khoa học và tính logic. Cơng trình đã tổng hợp được 30 các test thường được dùng để đánh
giá kết quả tập luyện cho vận động viên thể dục cổ động (cheerleading), thơng qua q trình
chọn lọc, phỏng vấn, kiểm định độ tin cậy thì cơng trình đã xác định được 07 test dùng để đánh
giá kết quả tập luyện cho đội tuyển thể dục cổ động trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà
Nẵng. Trên cơ sở đó, đánh giá chương trình huấn luyện cho các vận động viên mơn sau 6
tháng luyện tập tại trường.
Từ khóa: Test, kết quả tập luyện, thể dục cổ động, ĐH Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

SUMMARY
Using routine scientific research methods but ensuring scientific content and logic. The
work has synthesized 30 tests commonly used to evaluate training results for cheerleading
athletes, through the process of selection, interview, reliability testing, the project has
identified 07 tests used to evaluate training results for the athletic team of the University of
Foreign Languages - University of Danang. On that basis, evaluate the training program for
athletes after 6 months of practice at the school.
Keywords: Test, training results, cheerleading exercise, University of Foreign Languages,
University of Da Nang

1.



ĐẶT VẤN ĐỀ

Thể dục cổ động – Cheerleading được sáng tạo bởi các sinh viên Mỹ vào năm
1923. Đây là một môn thể thao sôi động, là sự kết hợp tinh túy của rất nhiều bộ môn
nghệ thuật như Aerobic, vũ đạo, nhào lộn, tung hứng, nâng tháp, sự cảm thụ âm
nhạc… Trước đây Cheerleading thường được biểu diễn vào giờ giải lao của các trận
thi đấu thể thao. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển và yêu cầu cao về kỹ thuật,
Cheerleading đã trở thành một mơn thể thao độc lập có những điều luật và kỹ thuật
đặc trưng.
Dù được du nhập vào Việt Nam khá trễ nhưng cheerleading đã thể hiện được
sức hút mạnh mẽ đối với các bạn trẻ. Những cuộc thi đấu Nhảy cổ động giao lưu giữa
các trường đại học diễn ra thường xuyên và ngày càng có nhiều đội tham gia thi đấu
hơn, nó đang trở thành món ăn tinh thần mới của sinh viên Việt Nam. Điều này tạo
nên sự khác biệt của bộ môn này với những bộ mơn nhảy khác như dancesport hay
flashmob dance chính là những động tác nhào lộn và lên tháp đòi hỏi người tập phải
có sự dẻo dai, khéo léo và thể lực tốt. Ngồi ra, cũng như nhiều mơn thể thao khác,
781


thể dục cổ động đề cao tính kỉ luật và tinh thần đồng đội giữa các thành viên. Thậm
chí yêu cầu về sự đoàn kết và ăn ý ở thể dục cổ động còn cao hơn do bản chất mạo
hiểm và độ khó trong những động tác lên tháp của nó.
Ngày nay, các cuộc thi dành riêng cho những màn trình diễn thể dục cổ động
cũng được tổ chức ngày càng nhiều chứ không chỉ đơn thuần là hoạt động cổ vũ thể
thao nữa. Thể dục cổ động đã không cịn xa lạ với giới trẻ Việt Nam thơng qua các
giải thi đấu Quốc gia U-League (giải sinh viên văn thể mỹ), cấp thành phố Cheerlading
Competition (giải thể dục cổ động toàn thành), giải Tiếng hát chú ve con và hiện tại
thể dục cổ động được đưa vào thi đấu tại giải TDTT học sinh cấp Thành phố. Chính
vì thế nhiều trường THPT hay Cao đẳng, Đại học của Việt Nam đều đã có một câu

lạc bộ dành riêng cho bộ mơn này.
Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và huấn luyện môn
Thể dục cổ động – Cheerleading, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Xác định các test
đánh giá kết quả tập luyện cho đội tuyển thể dục cổ động tại trường Đại học Ngoại
ngữ - Đại học Đà Nẵng” từ đó có những đánh giá và xác định tốt hơn các yếu tố tác
động đến cơng tác huấn luyện và thành tích của vận động viên.
2.

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN

Khách thể nghiên cứu là: bao gồm 20 vận động viên đang tập luyện tại đội
tuyển thể dục cổ động trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng và 18 huấn luyện
viên, giáo viên, chuyên gia.
Trong cơng trình nghiên cứu chúng tơi đã sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp tổng hợp tài liệu: Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá
trình nghiên cứu, từ lúc định hướng nghiên cứu đến khi hoàn thành cơng trình nghiên
cứu các tài liệu gồm có các sách, tạp chí chuyên ngành về huấn luyện thể thao, thể
dục cổ động.
Phương pháp phỏng vấn (gián tiếp): Khách thể phỏng vấn là các chuyên gia,
huấn luyện viên có nhiều năm kinh nghiệm trong huấn luyện môn thể dục cổ động.
Đối tượng phỏng vấn là các test đánh giá hiệu quả tập luyện cho đội tuyển thể dục cổ
động trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng.
Phương pháp kiểm tra sư phạm: gồm các test đánh giá kết quả tập luyện cho
đội tuyển thể dục cổ động trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng.
Phương pháp toán thống kê: Phương pháp này dùng để xử lý các số liệu thu
được với sự hỗ trợ của chương trình Ms-Excel và SPSS.
3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN:


3.1

Tổng hợp các test đánh giá kết quả tập luyện cho đội tuyển thể dục cổ động
trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

Qua quá trình tìm hiểu, tổng hợp, phân tích tài liệu có liên quan, qua q trình
quan sát các buổi tập luyện và các buổi huấn luyện cho đội tuyển thể dục cổ động
trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng, cơng trình đã tổng hợp được 30 test
thường được sử dụng phổ biến để đánh giá kết quả tập luyện cho vận động viên thể
dục cổ động tương ứng. Cơng trình tiến hành phỏng vấn 2 lần bằng phiếu cùng 1 cách
782


đánh giá, trên cùng một hệ thống các test. Kết quả cuối cùng của phỏng vấn là kết quả
tối ưu nhất nếu giữa 2 lần phỏng vấn có sự đồng thuận cao (cả 2 lần phỏng vấn, các
test đều đạt 80% ý kiến tán đồng trở lên). Và kết quả 2 lần phỏng vấn về ý kiến các
test đánh giá kết quả tập luyện cho đội tuyển thể dục cổ động trường Đại học Ngoại
ngữ - Đại học Đà Nẵng được giới thiệu ở bảng 1.
Bảng 1: Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá kết quả tập luyện cho đội tuyển thể dục
cổ động trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

TT

1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

TEST

Bật tách chân chữ V gập thân 15
giây (lần)
Bật khép chân gập thân 15 giây
(lần)
Bật cossack 15 giây (lần)
Lộn chống trước 30 giây (lần)
Lộn chống nghiêng 15 giây (lần)
Bật liên tục tách chân, khép chân và
cossack 15 giây (lần)
Lộn chống sau 30 giây (lần)
Santo trước 30 giây (lần)
Santo sau 30 giây (lần)
Santo xoắn 3600 30 giây (lần)
Hai base đỡ 1 flyer bằng hai tay lên
cao tay (s)

Một base đỡ 1 flyer bằng hai tay lên
cao tay (s)
Một base đỡ 1 flyer bằng một tay lên
cao tay (s)
Flyer đứng trên tháp thực hiện hai
chân đứng khép thẳng (Cupie) (s)
Flyer đứng trên tháp thực hiện Một
chân thẳng một chân co ngang gối
(Liberty) (s)
Flyer đứng trên tháp thực hiện thăng
bằng trước (Front/ Heel Stretch) (s)
Flyer đứng trên tháp thực hiện thăng
bằng sau (Arabesque) (s)
Flyer đứng trên tháp thực hiện
thăng bằng ngang (Scale) (s)
Flyer đứng trên tháp thực hiện tư thế
bọ cạp (Scorpion) (s)

Kết quả phỏng vấn
Lần 1(n=18)
Lần 2(n=18)
Không
Không
Đồng ý
Đồng ý
đồng ý
đồng ý
n
%
n

%
n
%
n
%
15

83.3

3

16.7

17

94.4

1

5.6

16

88.9

2

11.1

16


88.9

2

11.1

17
14
16

94.4
77.8
88.9

1
4
2

5.6
22.2
11.1

14 77.8
15 83.3
17 94.4

4
3
1


22.2
16.7
5.6

14

77.8

4

22.2

13

72.2

5

27.8

12
14
14
10

66.7
77.8
77.8
55.6


6
4
4
8

33.3
22.2
22.2
44.4

12
13
15
11

66.7
72.2
83.3
61.1

6
5
3
7

33.3
27.8
16.7
38.9


14

77.8

4

22.2

14

77.8

4

22.2

15

83.3

3

16.7

16

88.9

2


11.1

13

72.2

5

27.8

14

77.8

4

22.2

13

72.2

5

27.8

14

77.8


4

22.2

12

66.7

6

33.3

14

77.8

4

22.2

12

66.7

6

33.3

13


72.2

5

27.8

12

66.7

6

33.3

13

72.2

5

27.8

16

88.9

2

11.1


15

83.3

3

16.7

13

72.2

5

27.8

14

77.8

4

22.2

783


20
21

22
23
24
25
26
27
28
29
30

Flyer đứng trên tháp thực hiện tư thế
giương cung (Bow and Arrow) (s)
Base tung flyer bật thẳng (Straight
Ride) 15 giây (lần)
Base tung flyer bật tách chân chữ V
gập thân (Toe touch) 15 giây (lần)
Base tung flyer bật khép chân gập
thân (Pike) (lần)
Base tung flyer bật co 1 chân (Pretty
girl) 15 giây (lần)
Base tung flyer bật căng thân chữ X
(X- out) 15 giây (lần)
Base tung flyer bật xoắn 3600 15
giây (lần)
Purpee 1 phút (lần)
Nghe đoạn nhạc 2 phút và đếm nhịp
(lần)
Bật khống chế 15 giây (lần)
Thực hiện 1 đoạn vũ đạo quy định
(lần)


14

77.8

4

22.2

17

94.4

1

5.6

15

83.3

3

16.7

13

72.2

5


27.8

15

83.3

3

16.7

16

88.9

2

11.1

17

94.4

1

5.6

13

72.2


5

27.8

15

83.3

3

16.7

12

66.7

6

33.3

11

61.1

7

38.9

14


77.8

4

22.2

16

88.9

2

11.1

17

94.4

1

5.6

12

66.7

6

33.3


14

77.8

4

22.2

11

61.1

7

38.9

12

66.7

6

33.3

10

55.6

8


44.4

12

66.7

6

33.3

10

55.6

8

44.4

11

61.1

7

38.9

Qua bảng 1 cho thấy: Huấn luyện viên, Giảng viên, các chuyên gia có sự thống
nhất về ý kiến trả lời. Để có thêm tin tưởng về sự thống nhất giữa 2 lần phỏng vấn,
chúng tôi tiến hành kiểm định Wilcoxon để đảm bảo có sự đồng nhất ý kiến giữa 2

lần phỏng vấn. Kết quả kiểm định được trình bày qua bảng 2:
Bảng 2: Kết quả kiểm định Wilcoxon giữa 2 lần phỏng vấn
Test Statisticsa
Z
Asymp. Sig. (2-tailed)

lan2 - lan1
-1.332b
0.183

Giả thiết H0: Hai trị trung bình của 2 tổng thể là như nhau.
Từ kết quả trên, ta thấy mức ý nghĩa quan sát của kiểm định giữa 2 lần phỏng
vấn test là Sig. = 0.183 > 0.05 (ngưỡng xác suất thống kê có ý nghĩa tại P = 0.05). Do
đó ta chấp nhận giả thiết H0, có nghĩa là khơng có sự khác biệt giữa lần phỏng vấn 1
và 2, giá trị phỏng vấn của 2 lần là như nhau.
Qua kết quả phỏng vấn đề tài đã chọn các test chiếm tỷ lệ 80% trên tổng số
phiếu ở mức rất có ý nghĩa được tiếp tục đưa vào nghiên cứu ở bước tiếp theo. Tương
tự như thế, chúng tôi cũng tiến hành kiểm định Wilcoxon cho 7 test có phiếu đồng ý
cao nhất. Kết quả được trình bày ở bảng 3:

784


Bảng 3: Kết quả kiểm định Wilcoxon của 07 Test
TT

Nội dung

Z


1
2
3
4
5

Bật tách chân chữ V gập thân 15 giây (lần)
Bật khép chân gập thân 15 giây (lần)
Lộn chống nghiêng 15 giây (lần)
Một base đỡ 1 flyer bằng hai tay lên cao tay (s)
Flyer đứng trên tháp thực hiện thăng bằng ngang (Scale) (s)
Base tung flyer bật tách chân chữ V gập thân (Toe touch) 15
giây (lần)
Base tung flyer bật xoắn 3600 15 giây (lần)

-1.342b
-0.000b
-1.342b
-1.342b
-1.342b

Asymp.
Sig.
(2-tailed)
0.180
1.000
0.180
0.180
0.180


-1.342b

0.180

-1.342b

0.180

6
7

Theo kết quả kiểm định Wilcoxon thì giữa hai lần phỏng vấn có tính trùng hợp và
ổn định (hay nói cách khác là khơng có sự khác biệt về mặt thống kê) giữa 2 lần phỏng
vấn của 7 nội dung với mức ý nghĩa p >0.05.
Như vậy, qua phỏng vấn theo nguyên tắc đã đề ra công trình đã chọn được 07
test đánh giá kết quả tập luyện cho đội tuyển thể dục cổ động trường Đại học Ngoại
ngữ - Đại học Đà Nẵng có phiếu đồng ý cao ở cả hai lần phỏng vấn như sau:
(1) Bật tách chân chữ V gập thân 15 giây (lần)
(2) Bật khép chân gập thân 15 giây (lần)
(3) Lộn chống nghiêng 15 giây (lần)
(4) Một base đỡ 1 flyer bằng hai tay lên cao tay (s)
(5) Flyer đứng trên tháp thực hiện thăng bằng ngang (Scale) (s)
(6) Base tung flyer bật tách chân chữ V gập thân (Toe touch) 15 giây (lần)
(7) Base tung flyer bật xoắn 3600 15 giây (lần)
Tóm lại: Qua 2 bước lựa chọn, phỏng vấn cơng trình đã xác định được hệ thống
gồm 07 test dùng để đánh giá kết quả tập luyện cho đội tuyển thể dục cổ động trường
Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng.
3.2

Xác định độ tin cậy của test dùng để đánh giá kết quả tập luyện cho đội

tuyển thể dục cổ động trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

Độ tin cậy là mức độ phù hợp để có thể khẳng định rằng kết quả đo lường được
(qua test) phản ánh trạng thái thực của một dấu hiệu nào đó của đối tượng nghiên cứu
trong cùng một điều kiện. Độ tin cậy của test được xác định bởi mức độ tương đồng
của kết quả thực hiện lặp lại test trên cùng một đối tượng, trong cùng một điều kiện.
Một test dùng để đánh giá đối tượng nghiên cứu khi và chỉ khi nó đảm bảo độ
tin cậy. Để xác định độ tin cậy của 07 test đánh giá kết quả tập luyện cho đội tuyển
thể dục cổ động trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng. Chúng tôi tiến hành
kiểm tra khách thể nghiên cứu, kiểm tra 2 lần trong vòng 07 ngày, các điều kiện kiểm
tra giữa 2 lần là như nhau.

785


Nếu hệ số tương quan r ≥ 0.8 thể hiện sự tương quan cao, thì test có độ tin cậy.
Nếu hệ số tương quan r < 0.8 thể hiện sự tương quan trung bình và thấp, thì
test khơng có độ tin cậy. Kết quả kiểm tra độ tin cậy của các test được giới thiệu ở
bảng 4.
Bảng 4: Kết quả kiểm tra độ tin cậy của các test đánh giá kết quả tập luyện cho đội tuyển thể
dục cổ động trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng thông qua test lặp lại (Retest)
Ban đầu
STT

1
2
3
4
5
6

7

Test
Bật tách chân chữ V gập thân
15 giây (lần)
Bật khép chân gập thân 15
giây (lần)
Lộn chống nghiêng 15 giây
(lần)
Một base đỡ 1 flyer bằng hai
tay lên cao tay (s)
Flyer đứng trên tháp thực hiện
thăng bằng ngang (Scale) (s)
Base tung flyer bật tách chân
chữ V gập thân (Toe touch)
15 giây (lần)
Base tung flyer bật xoắn 3600
15 giây (lần)

Retest
(lần 2)

r

P

1.0

0.92


< 0.05

5.7

0.8

0.82

< 0.05

0.9

9

0.8

0.87

< 0.05

8,77

2.0

8,89

1.8

0.82


< 0.05

8.2

1.2

8.2

1.2

0.86

< 0.05

1.75

0.7

1.90

0.7

0.85

< 0.05

1.85

0.7


1.80

0.8

0.82

< 0.05

X1

δ

X2

δ

5.7

0.9

5.75

5.65

0.8

9

Qua bảng 4 cho thấy hệ số tương quan giữa hai lần kiểm tra các test đánh giá
kết quả tập luyện cho đội tuyển thể dục cổ động trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học

Đà Nẵng có rtính từ 0.82 đến 0.92 (P<0.05) là khá cao. Điều này cho thấy hệ thống
các test trên đều ổn định và đủ độ tin cậy, có thể được sử dụng để đánh giá kết quả tập
luyện cho đội tuyển thể dục cổ động trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng.
Như vậy, qua các bước nghiên cứu nhóm nghiên cứu đã chọn ra được 07 test
dùng để đánh giá kết quả tập luyện cho đội tuyển thể dục cổ động trường Đại học
Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng.
3.3

Đánh giá về kết quả tập luyện của các vận động viên đội tuyển Thể dục cổ
động trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

Sau khi xác định được các test kiểm tra, chúng tôi sử dụng các test này kiểm tra
20 vận động viên đang tập tại đội tuyển Thể dục cổ động trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Đà Nẵng, với thời gian tập luyện từ 2 – 6 tháng. Sau 6 tháng áp dụng chương
trình huấn luyện chuyên môn cho các vận động viên, chúng tôi tiếp tục sử dụng các
test đã được lựa chọn để kiểm tra. Kết quả được trình bày ở bảng 5:

786


Bảng 5: So sánh kết quả tập luyện sau 6 tháng tập luyện của các vận động viên đội tuyển đội
tuyển Thể dục cổ động trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng
Ban đầu
STT
1
2
3
4
5

6

7

Test
Bật tách chân chữ V gập
thân 15 giây (lần)
Bật khép chân gập thân
15 giây (lần)
Lộn chống nghiêng 15
giây (lần)
Một base đỡ 1 flyer bằng
hai tay lên cao tay (s)
Flyer đứng trên tháp thực
hiện thăng bằng ngang
(Scale) (s)
Base tung flyer bật tách
chân chữ V gập thân
(Toe touch) 15 giây (lần)
Base tung flyer bật xoắn
3600 15 giây (lần)

Sau 6 tháng

X1

δ

X2

δ


t

W%

P

5.7

0.9

7.05

0.87

2.28

21,1

< 0.05

5.65

0.8

7.1

0.73

2.83


22,7

< 0.05

9

0.9

10.5

0.8

2.02

15,3

< 0.05

8,77

2.0

9.97

1.9

3.26

12,8


< 0.05

8.2

1.2

9.81

1.1

2.23

17,8

< 0.05

1.75

0.7

2.45

0.56

2.93

33,3

< 0.05


1.85

0.7

2.75

0.56

2.09

39,1

< 0.05

Qua bảng 5 ta thấy, sau 6 tháng tập luyện tất cả các test đều cho kết quả tốt hơn
thời điểm trước tập luyện (số lần lặp lại nhiều hơn và giữ động tác lâu hơn). Trong đó
tất cả 7/7 test đều có giá trị tăng trưởng từ 15,3% đến 39,1%, ttính > tbảng ở ngưỡng xác
suất p<0,05, chứng tỏ sự tăng trưởng này có ý nghĩa thống kê.
4.

KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu nhóm tác giả đã xác định được 07 test dùng để đánh
giá kết quả tập luyện cho đội tuyển Thể dục cổ động trường Đại học Ngoại ngữ - Đại
học Đà Nẵng đảm bảo ý nghĩa thực tiễn và hàm lượng khoa học là:
(1) Bật tách chân chữ V gập thân 15 giây (lần)
(2) Bật khép chân gập thân 15 giây (lần)
(3) Lộn chống nghiêng 15 giây (lần)
(4) Một base đỡ 1 flyer bằng hai tay lên cao tay (s)
(5) Flyer đứng trên tháp thực hiện thăng bằng ngang (Scale) (s)

(6) Base tung flyer bật tách chân chữ V gập thân (Toe touch) 15 giây (lần)
(7) Base tung flyer bật xoắn 3600 15 giây (lần)
Sau 6 tháng tập luyện tất cả các test đều cho kết quả tốt hơn thời điểm trước tập
luyện. Trong đó tất cả 7/7 test đều có giá trị tăng trưởng từ 15,3% đến 39,1%, ttính >
tbảng ở ngưỡng xác suất p<0,05.

787


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Điều lệ giải thể dục Aerobic – Aerobic dance – Thể dục cổ động cúp Milo lần II – năm
2018.

2.

Lại Phụng Thư (2015), “Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thể lực cho
các nữ vận động viên Aerobic Gymnastics lứa tuổi 9 – 11 của Thành Phố Hồ Chí Minh”,
Luận văn thạc sĩ trường ĐH TDTT TP. HCM.

3.

Lê Minh Thiên (2015), “Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hình thái, chức năng, thể lực và
tâm lý cho vận động viên nam đội tuyển Thể dục dụng cụ thành phố Hồ Chí Minh lứa tuổi
9 – 10 sau một năm tập luyện”. Luận văn thạc sĩ trường ĐH TDTT TP. HCM.

4.

Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS” NXB

Hồng Đức.

5.

Đỗ Vĩnh - Trịnh Hữu Lộc (2010), “Giáo trình Đo lường thể thao”, NXB TDTT.

6.

Đỗ Vĩnh, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Thanh Đề (2016), “Giáo trình Lý thuyết và phương
pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao”, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

7.

Đỗ Vĩnh – Huỳnh Trọng Khải (2010), Thống kê học trong TDTT, NXB TDTT.

8.



788



×