Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Xây dựng thang đo đánh giá trở ngại khó khăn của sinh viên tham gia học Giáo dục thể chất tại các trường thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.02 KB, 6 trang )

XÂY DỰNG THANG ĐO ĐÁNH GIÁ
TRỞ NGẠI KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN THAM GIA HỌC
GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI CÁC TRƯỜNG THUỘC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TS. Hoàng Hà1, TS. Nguyễn Thị Thu Phương1,
TS. Nguyễn Thanh Tùng2, ThS. Đặng Minh Khoa3
1
Trung Tâm GDTC Đại Học Quốc Gia Tp. HCM
2
Trường Đại học TDTT Tp. HCM
3
Trường Đại học Kiến Trúc Tp. HCM

TÓM TẮT
Qua 3 bước, Dự thảo mẫu phiếu hỏi sơ bộ ban đầu, điều chỉnh mẫu phiếu hỏi thang đo
và xác định hình thức trả lời và kiểm định độ tin cậy của phiếu hỏi, đề tài đã xây dựng được
thang đo có độ tin cậy cao để đánh giá thực trạng về những trở ngại, khó khăn của sinh viên
khi học giáo dục thể chất, trong đó có 1 mục hỏi về các điều kiện đảm bảo cho công tác giáo
dục thể chất và 4 mục hỏi về bản thân sinh viên.
Từ khóa: thang đo, thực trạng, giáo dục thể chất, trở ngại, khó khăn, Đại học Quốc gia, TP.
Hồ Chí Minh.

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong cơng tác giáo dục thể chất (GDTC) tại các trường thuộc ĐHQG-TP.HCM
hiện nay còn nhiều bất cập, hạn chế ở nhiều mặt. Việc lấy ý kiến phản hồi từ phía sinh
viên về thực trạng công tác GDTC tại các trường, cũng như những trở ngại, khó khăn,
mục đích và mối quan tâm của sinh viên khi tham gia học GDTC là rất quan trọng,
kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp cho các nhà quản lý, nhà khoa học, cán bộ


giảng dạy tìm ra giải pháp phù hợp nhằm cải tiến chương trình GDTC góp phần nâng
cao chất lượng cơng tác GDTC tại các trường thuộc ĐHQG-TP.HCM.
Như ta được biết nghiên cứu định lượng thì người nghiên cứu sử dụng các
thang đo lường chính xác khác nhau và có độ tin cậy cao. Trong lĩnh vực nghiên
cứu về Tâm lý giáo dục – Xã hội học (nghiên cứu định tính) là khó khăn, trở ngại
khi học tập học phần GDTC nên rất phức tạp địi hỏi phải có thang đo được đo lường
một cách công phu và kiểm tra độ tin cậy trước khi vận dụng. Trước vấn đề đó,
chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng thang đo đánh giá trở ngại khó
khăn của sinh viên tham gia học giáo dục thể chất tại các trường thuộc Đại học
Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh”.
Phương pháp nghiên cứu: phân tích tổng hợp tài liệu, phỏng vấn tọa đàm và
toán học thống kê.
Khách thể khảo sát là 10 chuyên gia (08 là cán bộ quản lý Bộ môn GDTC của
các trường thuộc ĐHQG-HCM và 02 chuyên gia GDTC tại TP.HCM) và 1228 sinh
viên thuộc 4 trường của ĐHQG-HCM.

847


2.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1

Xây dựng thang đo đánh giá những trở ngại, khó khăn của SV tham gia
học GDTC tại các trường thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Để xây dựng thang đo đề tài tiến hành theo 3 bước sau:
Bước 1: Dự thảo mẫu phiếu hỏi sơ bộ ban đầu.
Bước 2: Điều chỉnh mẫu phiếu hỏi thang đo và xác định hình thức trả lời

Bước 3: Kiểm định độ tin cậy của phiếu hỏi
2.1.1 Dự thảo mẫu phiếu hỏi sơ bộ ban đầu.

Đề tài đã xây dựng sơ bộ phiếu hỏi ban đầu (dành cho sinh viên), xin ý kiến 10
chuyên gia (08 là cán bộ quản lý Bộ môn GDTC của các trường thuộc ĐHQG-HCM
và 02 chuyên gia GDTC tại TP.HCM) nhằm xem xét cấu trúc, hình thức, nội dung,
mục đích của mẫu phiếu phỏng vấn để đóng góp, bổ sung ý kiến cho việc kiểm định
thang đo thực trạng và những khó khăn trở ngại ảnh hưởng đến việc học tập GDTC;
kết quả khảo sát như sau:
8/10 chuyên gia tán thành về mẫu phiếu hỏi, chiếm 90%
1/10 chuyên gia đề nghị bổ sung câu hỏi ở mục trở ngại, khó khăn về kinh phí
tham gia tập luyện.
1/10 chuyên gia đề nghị bổ sung câu hỏi ở mục thực trạng về an toàn, vệ sinh
của sân bãi và ba câu về phương pháp, trình độ và nghiệp vụ của giảng viên nên nhập
thành một câu.
2.1.2 Điều chỉnh mẫu phiếu hỏi thang đo và xác định hình thức trả lời
Thơng qua kết quả khảo sát và ý kiến bổ sung của các chuyên gia tác giả điều
chỉnh lại các câu hỏi cho phù hợp và tiến hành thu thập dữ liệu xử lý bằng phần mềm
SPSS 16.0. Mẫu phiếu hỏi thang đo thực trạng và trở ngại khó khăn ảnh hưởng đến
việc học tập GDTC gồm: 01 câu hỏi thực trạng (18 mục hỏi), 01 câu hỏi về khó khăn,
trở ngại (9 mục hỏi), 02 mục hỏi ban đầu về thông tin cá nhân, một biến về mục đích
và 01 biến về mức độ quan tâm của sinh viên khi học tập GDTC.
Xác định hình thức trả lời
Trong đề tài, tác giả áp dụng hình thức trả lời theo thang đo Likert 5 mức độ để
tiến hành khảo sát trên 200 sinh viên trường ĐH KHXH&NV đã học xong chương
trình GDTC. Người được khảo sát được chọn theo mức độ từ (1 đến 5) với các nội
dung liên quan đến thực trạng và trở ngại khó khăn ảnh hưởng đến việc học tập GDTC.
2.1.3 Kiểm định độ tin cậy của phiếu hỏi
Tiến hành phân tích độ tin cậy nội tại kết quả được biểu diễn trong bảng 1 dưới đây:
Bảng 1: Phân tích độ tin cậy nội tại (Reliability Statistics)

Cronbach's Alpha
.786

848

N of Items
7


Kết quả phân tích độ tin cậy, kết quả là 07 yếu tố này có đủ độ tin cậy nội tại
giữa các yếu tố (hệ số Cronbach’s Alpha = .786). Kết quả phân tích tổng quan các
mục hỏi được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2: Phân tích tổng quan các mục hỏi
Corrected Item- Cronbach's
Total
Alpha if
Correlation
Item Deleted

Các Mục Hỏi
Nội dung chương trình khơng đa dạng, hấp dẫn; Giờ học
nhàm chán, thiếu hứng thú, mật độ vận động khơng cao
Trình độ, Phương pháp giảng dạy và nghiệp vụ sư
phạm của giảng viên
Không thích tham gia các hoạt động TDTT
Khơng đủ sức khỏe
Sợ đau hoặc mắc phải chấn thương
Khơng có kinh phí
Khơng có thời gian


,687

,726

-,115

,875

,647
,830
,811
,792
,123

,733
,692
,690
,701
,817

Số liệu tại bảng 2 cho thấy có 5 yếu tố có hệ số tương quan biến tổng của các
biến đều hơn tiêu chuẩn cho phép (>0.3) và 02 Trình độ, Phương pháp giảng dạy và
nghiệp vụ sư phạm của giảng viên và Khơng có thời gian có hệ số tương quan biến
tổng <0.3 nên tôi loại bỏ biến này.
Qua phân tích trên cho thấy bảng hỏi của tơi có 05 mục hỏi có hệ số tương quan
biến tổng của các biến lớn hơn 0.60, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo là 0.786
cho thấy thang đo có độ tin cậy cao.
Kết quả cuối cùng đã xác định được 05 mục hỏi cho phần trở ngại, khó khăn
trong việc học GDTC.
2.2


Đánh giá thực trạng, khó khăn, trở ngại về học phần giáo dục thể chất qua
khảo sát sinh viên

Sau khi các nội dung của phiếu phỏng vấn đã hoàn chỉnh, tiến hành khảo sát
trên 1228 sinh viên thuộc 4 trường của ĐHQG-HCM. Kết quả thống kê nhân khẩu
học sinh viên tham gia khảo sát được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3: Thống kê nhân khẩu học sinh viên tham gia khảo sát

Trường
Đại học Bách khoa
Đại học Khoa học Tự nhiên
Đại học Khoa học XH và Nhân văn
Đại học Kinh tế Luật
Tổng

Nam
Số
Tỷ lệ
lượng
%
243
35,4
156
22,7
156
22,7
132
19,2
687

55.9

Giới tính
Nữ
Số
Tỷ lệ
lượng
%
65
12,0
138
25,5
181
33,5
157
29,0
541
44.1

Tổng
Số
Tỷ lệ
lượng
%
308
25,1
294
23,9
337
27,4

289
23,5
1228
100

849


Kết quả thống kê sinh viên tham gia khảo sát tại bảng 3 cho thấy: tổng số 1228
sinh viên tham gia khảo sát trong đó 687 nam (55.9%) và 541 nữ (44.1%); phân theo
trường như sau: trường ĐH BK 308 sinh viên (25.1%), ĐH KHTN 294 sinh viên
(23.9%), trường ĐH KHXH&NV 337 sinh viên (27.4%) và trường Đại học Kinh tế
Luật 289 sinh viên (23.5%). Về giới tính nam trường ĐH BK nhiều nhất 243 sinh viên
(35.4%) và trường ĐH Kinh tế Luật thấp nhất 132 sinh viên (19.2%); nữ sinh viên
trường ĐH KHXH&NV nhiều nhất 181 sinh viên (33.5%) và trường ĐH BK thấp
nhất 65 sinh viên (12%).
Kết quả thống kê những trở ngại khó khăn của sinh viên khi học GDTC, kết
quả cụ thể như sau.
Bảng 4: Kết quả khảo sát về những trở ngại, khó khăn của SV khi học GDTC
TT

1
2
3
4
5

Trở ngại, khó khăn
Về các điều kiện đảm bảo cho cơng tác GDTC
Nội dung chương trình khơng đa dạng, hấp dẫn; Giờ học

nhàm chán, thiếu hứng thú, mật độ vận động không cao
Về bản thân sinh viên
Không thích tham gia các hoạt động TDTT
Khơng đủ sức khỏe
Sợ đau hoặc mắc phải chấn thương
Khơng có kinh phí

Trung
bình
4.20

Độ lệch
chuẩn

4.20

.590

2.59
2.24
1.44
3.44
3.22

.424
.496
.496
.757

Kết quả khảo sát về trở ngại khó khăn cho thấy: về các điều kiện đảm bảo: Nội

dung chương trình khơng đa dạng, hấp dẫn; giờ học nhàm chán, thiếu hứng thú, mật
độ vận động không cao được sinh viên đánh giá trên mức ảnh hưởng (trung bình =
4.20); về bản thân SV được đánh giá ở mức không ảnh hưởng đến bình thường (trung
bình = 2.59); trong đó hai mục hỏi sợ đau hoặc mắc phải chấn thương và không có
kinh phí được SV đánh giá mức trên trung bình; cịn hai mục hỏi khơng đủ sức khỏe
(trung bình = 1.44) gần mức khơng ảnh hưởng và khơng thích tham gia hoạt động
TDTT được đánh giá gần mức không ảnh hưởng (trung bình = 2.24).
Đề tài tiến hành kiểm định sự khác biệt trong sự trả lời của sinh viên về những
khó khăn khi học GDTC theo Trường thơng qua phương pháp phân tích phương sai
một yếu tố (one-way ANOVA), kết quả bảng 5.
Bảng 5: Sự khác biệt về kết quả khảo sát sinh viên những khó khăn, trở ngại, mục đích và mức
độ quan tâm khi học GDTC theo trường
TT

1
2
3

850

Cơng tác GDTC
F
Sig
Khó khăn, trở ngại
Nội dung chương trình khơng đa dạng,
hấp dẫn; Giờ học nhàm chán, thiếu hứng 8.886 .000
thú, mật độ vận động khơng cao
Khơng thích tham gia các hoạt động
44.595 .000
TDTT

Không đủ sức khỏe
.032 .992

Post - hoc (Scheffe)

µ2> µ1, µ3> µ1, µ4> µ1
µ4> µ3> µ2> µ1
µ1  µ2  µ3  µ4


4
5

Sợ đau hoặc mắc phải chấn thương
Khơng có kinh phí
Mục đích học giáo dục thể chất
Mức độ quan tâm

.032
.016
.194
1.504

.992
.997
.901
.212

µ1 
µ1 

µ1 
µ1 

µ2 
µ2 
µ2 
µ2 

µ3 
µ3 
µ3 
µ3 

µ4
µ4
µ4
µ4

µ1: ĐHBK; µ2: ĐHKHTN; µ3: ĐHKHXH&NV; µ4: ĐHKTL

Số liệu tại bảng 5 cho thấy: có sự khác biệt về kết quả khảo sát về những khó
khăn, trở ngại, mục đích và mức độ quan tâm khi học GDTC theo trường ở hai mục
hỏi là nội dung chương trình khơng đa dạng, hấp dẫn; giờ học nhàm chán, thiếu hứng
thú, mật độ vận động không cao (SV ĐHBK đánh giá thấp hơn SV 3 trường cịn lại)
và khơng thích tham gia các hoạt động TDTT (SV các trường đánh giá theo mức độ
từ cao xuống thấp là ĐH KTL, ĐH KHXH&NV, ĐH KHTN, ĐH BK); tất cả các mục
hỏi còn lại khơng có sự khác biệt kết quả khảo sát của SV giữa các trường.
* Giới tính
Đề tài tiến hành kiểm định sự khác biệt trong sự trả lời của sinh viên trong đánh
giá những khó khăn, trở ngại, mục đích, sự quan tâm theo giới tính thơng qua phương

pháp t – test hai mẫu độc lập (Independent Samples Test), kết quả bảng 6.
Bảng 6: So sánh kết quả khảo sát sinh viên trong những khó khăn, trở ngại, mục đích và sự
quan tâm học GDTC theo giới tính
TT

Các nội dung quan tâm
học GDTC theo giới tính

1 Nội dung chương trình
2 Khơng thích
3 Khơng đủ sức khỏe
4 Sợ đau, chấn thương
5 Khơng có kinh phí
6 Mục đích
7 Quan tâm

Giới tinh

N

Mean

Std.

t

Sig.

Nam


687

4.18

.588

-1.315

.189

Nữ

541

4.22

.593

Nam

687

2.22

.411

-1.855

.064


Nữ

541

2.26

.439

Nam

687

1.44

.496

-.114

.910

Nữ

541

1.44

.497

Nam


687

3.44

.496

-.114

.910

Nữ

541

3.44

.497

Nam

687

3.21

.757

-.687

.492


Nữ

541

3.24

.757

Nam

687

2.77

1.206

-.489

.625

Nữ

541

2.80

1.271

Nam


687

2.22

1.393

.143

.886

Nữ

541

2.21

1.356

Kết quả so sánh tại bảng 6 cho thấy, tất cả các mục hỏi khơng có sự khác biệt
(sig > 0.05); hay kết quả khảo sát khơng có sự khác biệt giữa nam và nữ.

851


3.

KẾT LUẬN

Qua 3 bước để kiểm định độ tin cậy của thang đo: Dự thảo mẫu phiếu hỏi sơ bộ
ban đầu; Điều chỉnh mẫu phiếu hỏi thang đo và xác định hình thức trả lời; Kiểm định

độ tin cậy của phiếu hỏi, đề tài đã xây dựng được thang đo có độ tin cậy cao để đánh
giá thực trạng về những trở ngại, khó khăn của sinh viên khi học GDTC, trong đó có
1 mục hỏi về các điều kiện đảm bảo cho công tác GDTC và 4 mục hỏi về bản thân
sinh viên.
Thực trạng trở ngại khó khăn của sinh viên khi tham gia học GDTC là nội dung
chương trình khơng đa dạng, hấp dẫn; giờ học nhàm chán, thiếu hứng thú, mật độ vận
động không cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2010), Chiến lược phát triển Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2010-2015.

2.

Hồng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS,
Tập 1, Nxb Hồng Đức.

3.

Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS,
Tập 2, Nxb Hồng Đức.

852



×