Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thực trạng hiệu quả kỹ thuật đập cầu của nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Thừa Thiên Huế và phân tích nguyên nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.79 KB, 8 trang )

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KỸ THUẬT ĐẬP CẦU
CỦA NAM VẬN ĐỘNG VIÊN CẦU LÔNG LỨA TUỔI 14 – 15
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN
ThS. Lê Thị Bạch Dương1,
TS. Lê Cát Nguyên, ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Nga2
1
Trường Cao đẳng Giao thông vận tải TT Huế
2
Khoa Giáo dục thể chất - Đại học Huế
TĨM TẮT
Qua q trình nghiên cứu, đề tài đã xác định được thực trạng hiệu quả sử dụng kỹ thuật
đập cầu trong tập luyện và thi đấu của nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 14-15 tỉnh Thừa
Thiên Huế còn thấp. Đồng thời, đề tài tiến hành phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó
để làm cơ sở cho việc tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập cầu, từ đó
góp phần nâng cao thành tích thi đấu mơn cầu lông của vận động viên lứa tuổi 14-15 Tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Từ khóa: Thực trạng; Kỹ thuật đập cầu, Hiệu quả; Nam vận động viên; Cầu lông; Tỉnh Thừa
Thiên Huế.

ABSTRACT
Keywords: Reality; Badminton smashing technique; Efficiency; Male athletes; Badminton;
Thua Thien Hue province.

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Qua quan sát các trận thi đấu cũng như quá trình tập luyện của nam vận động
viên (VĐV) cầu lông lứa tuổi 14-15 Tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi nhận thấy hiệu
quả sử dụng kỹ thuật đập cầu của các VĐV còn thấp, điều này ảnh hưởng nhiều đến
thành tích thi đấu của VĐV. Với mong muốn góp phần nâng cao thành tích thi đấu


mơn cầu lơng của VĐV tỉnh nhà, chúng tôi tiến hành nghiên cứu để xác định thực
trạng hiệu quả kỹ thuật đập cầu của nam VĐV lứa tuổi 14-15 tỉnh Thừa Thiên Huế
dựa trên các cơ sở khoa học, sau đó phân tích ngun nhân dẫn đến thực trạng này để
làm cơ sở cho việc tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập cầu cho VĐV
lứa tuổi 14-15 tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau: Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương
pháp quan sát sư phạm và phương pháp toán học thống kê.

899


3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1

Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng kỹ thuật đập cầu của nam VĐV Cầu
lông lứa tuổi 14 - 15 tỉnh Thừa Thiên Huế

3.1.1 Thực trạng hiệu quả sử dụng kỹ thuật đập cầu của nam VĐV Cầu lông
lứa tuổi 14 - 15 tỉnh Thừa Thiên Huế tại giải cầu lơng thiếu niên tồn quốc năm 2017
Để tìm hiểu thực trạng hiệu quả sử dụng kỹ thuật đập cầu của nam VĐV cầu
lông tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi tiến hành quan sát các trận thi đấu tại giải cầu
lơng thiếu niên tồn quốc năm 2017 (từ ngày 03 - 11/03/2017, tổ chức tại Nhà thi đấu

thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm có 33 đội tham dự). Trong giải đấu, tỉnh Thừa
Thiên Huế có 3 nhóm tuổi đăng ký thi đấu (nhóm tuổi 12-13, nhóm tuổi 14-15, nhóm
tuổi 16-17) nhưng chủ yếu của đội tuyển Thừa Thiên Huế là các VĐV trong độ tuổi
14 - 15. Qua quan sát sư phạm đội tuyển cầu lông Thừa Thiên Huế khi thi đấu với các
đối thủ khác ở nội dung thi đấu đơn nam (các trận đấu đều có 3 hiệp) chúng tơi thống
kê được hiệu quả sử dụng kỹ thuật đập cầu của VĐV thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1: Thực trạng hiệu quả sử dụng kỹ thuật đập cầu của nam VĐV Cầu lông lứa tuổi 14 15 tỉnh Thừa Thiên Huế

Trận đấu

1
2
3
4
5

TT Huế
Thanh Hóa
TT Huế
Quảng Ngãi
TT Huế
Đà Nẵng
TT Huế
Bình Định
TT Huế
Hải Phịng

Gây khó
khăn cho
đối phương

8
14
13
15
11
16
14
14
9
15

Tỷ lệ
%
25
32.3
38
35.7
35.4
40
45.1
34.1
28.1
38.4

Số lần đập cầu
Không
Tỷ lệ
được
%
điểm

15
46.9
12
27.9
12
35
9
21.4
9
28.9
5
12.5
8
25.8
11
26.8
12
37.5
9
23.1

Được
điểm

Tỷ lệ
%

Tổng

9

17
9
18
11
19
9
16
11
15

28.1
39.5
26.4
42.9
35.4
45.7
28.9
39.1
34.3
38.5

32
43
34
42
31
40
31
41
32

39

Kết quả ở bảng 1 cho thấy các nam VĐV cầu lông Thừa Thiên Huế sử dụng kỹ
thuật đập cầu chưa gây được khó khăn cho đối thủ và hiệu quả để giành điểm chưa
cao. Điều này cho thấy khả năng đập cầu của nam VĐV cầu lông Thừa Thiên Huế
trong giải đấu này còn nhiều hạn chế.
3.1.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng kỹ thuật đập cầu của nam VĐV cầu lông
lứa tuổi 14 - 15 tỉnh Thừa Thiên Huế qua quan sát thi đấu tập
Để xác định rõ hơn hiệu quả sử dụng kỹ thuật đập cầu của nam VĐV cầu lông
lứa tuổi 14 - 15 tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi tiếp tục tiến hành quan sát các buổi
thi đấu tập của VĐV. Qua quan sát, chúng tôi thấy các VĐV rất tuân thủ đấu pháp của
HLV đưa ra như: đánh đúng đội hình chiến thuật, tư duy chiến thuật, phối hợp tấn
cơng, di chuyển hợp lí. Đó là những bài tấn công thường thấy trong thi đấu của đội
tuyển nam VĐV cầu lông Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên kết quả quan sát cũng cho thấy
900


kỹ thuật đập cầu ít được các VĐV sử dụng. Kết quả thống kê cụ thể về hiệu quả sử
dụng kỹ thuật đập cầu trong thi đấu tập (các trận đánh đơn, một trận đấu đều có 3
hiệp) được chúng tơi thể trình bày ở bảng 2.
Bảng 2: Thực trạng khả năng đập cầu của nam VĐV cầu lông lứa tuổi 14 - 15 tỉnh Thừa Thiên
Huế qua quan sát thi đấu tập
Số lần đập cầu trong 01 trận

Tổng

T
T

Trận

đấu

Gây khó
khăn cho
đối phương

Tỷ lệ
%

1

8

36.3

4

18.1

6

27.2

4

18.1

22

2


VĐV 1
VĐV 2

10

41.7

6

25.0

5

20.8

3

12.5

24

3

VĐV 3

7

35.0


4

20.0

5

25.0

4

20.0

20

Không
Đập
Tỷ lệ Được Tỷ lệ
Tỷ lệ
được
cầu
%
điểm
%
%
điểm
hỏng

Từ kết quả thu được ở bảng 2 cho thấy: các nam VĐV cầu lông lứa tuổi 14 - 15
chưa sử dụng nhiều kỹ thuật đập cầu và hiệu quả sử dụng kỹ thuật đập cầu còn thấp
(tỷ lệ đập cầu ghi điểm chỉ đạt từ 20.8 - 27.2%).

3.2

Phân tích nguyên nhân khiến hiệu quả sử dụng kỹ thuật đập cầu của nam
VĐV cầu lông lứa tuổi 14 - 15 tỉnh Thừa Thiên Huế cịn thấp

Để tìm hiểu ngun nhân khiến hiệu quả sử dụng kỹ thuật đập cầu nam VĐV
cầu lông lứa tuổi 14 - 15 tỉnh Thừa Thiên Huế còn nhiều hạn chế, đề tài tiến hành
nghiên cứu thực trạng công tác huấn luyện kỹ thuật đập cầu cho nam VĐV cầu lông
lứa tuổi 14-15 tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời đề tài cũng tiến hành phỏng vấn chuyên
gia để tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đập cầu của nam VĐV cầu
lông lứa tuổi 14- 15 tỉnh Thừ Thiên Huế. Kết quả phân tích cụ thể như sau:
3.2.1 Thực trạng cơng tác huấn luyện kỹ thuật đập cầu của nam VĐV cầu
lông lứa tuổi 14 - 15 tỉnh Thừa Thiên Huế
3.2.1.1 Phân tích kế hoạch huấn luyện năm của nam VĐV Cầu lông tỉnh Thừa
Thiên Huế lứa tuổi 14-15
Qua trao đổi trực tiếp với HLV của tỉnh và nghiên cứu các hồ sơ huấn luyện
môn cầu lông, chúng tôi thống kê được kế hoạch huấn luyện hàng năm của nam VĐV
cầu lông tỉnh Thừa Thiên Huế được tiến hành trong khoảng thời gian 45 tuần, thể hiện
qua bảng số liệu sau:
Bảng 3: Phân phối nội dung tập luyện theo kế hoạch huấn luyện năm của nam VĐV cầu lông
lứa tuổi 14 - 15 tỉnh Thừa Thiên Huế
TT

1

Nội dung

Thể
lực


Sức nhanh
Sức mạnh
Sức bền
Mềm dẻo
Khéo léo
Tổng

Buổi tập
32
21
25
27
31
136

Tỷ lệ (%)
23.4
15.6
18.3
19.7
22.6
100

901


2

Kỹ
thuật


3

Chiến
thuật

4

Thi
đấu

5

Tâm lý

Kỹ thuật phát cầu
Kỹ thuật hất cầu
Kỹ thuật đập cầu
Kỹ thuật đánh cầu cao sâu
Các kỹ thuật khác
Tổng
Chiến thuật cá nhân
Chiến thuật đồng đội
Phối hợp tấn cơng
Phối hợp phịng thủ
Sơ đồ chiến thuật và chiến thuật khác
Tổng
Thi đấu tập
Thi đấu giao hữu
Thi đấu giải

Tổng

24
22
20
25
71
162
22
26
20
25
25
118
60
30
20
110
19

14.9
13.6
12.4
15.5
44.0
100
18.6
22.1
16.9
21.2

21.2
100
54.6
27.2
18.2
100
100

Từ kết quả thu được ở bảng 3 cho thấy: việc phân phối nội dung và thời gian
tập luyện theo kế hoạch huấn luyện năm của nam VĐV cầu lông lứa tuổi 14 - 15 tỉnh
Thừa Thiên Huế đảm bảo đầy đủ các nội dung (thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, thi đấu,
tâm lý), tuy nhiên việc phân bố thời gian từng nội dung huấn luyện còn một số bất
cập, cụ thể:
- Ở nội dung thể lực ưu tiên phát triển tố chất mềm dẻo (chiếm 19.7%) và
tố chất khéo léo (chiếm 22.6%), còn tố chất sức mạnh ít được sử dụng hơn (chiếm
15.6%).
- Ở nội dung kỹ thuật ưu tiên phát triển kỹ thuật hất cầu (chiếm 13.6%), kỹ
thuật đánh cầu cao sâu (chiếm 15.5%) và các kỹ thuật khác (chiếm 44%), còn kỹ thuật
đập cầu ít được sử dụng hơn (chiếm 12.4%).
- Ở nội dung chiến thuật ưu tiên phát triển chiến thuật tấn cơng cá nhân (chiếm
18.6%) và chiến thuật phịng thủ (chiếm 22.1%), cịn chiến thuật tấn cơng đồng đội ít
được sử dụng hơn (chiếm 16.9%).
3.2.1.2 Phân tích thực tế tập luyện kỹ thuật đập cầu của vận động viên cầu
lông lứa tuổi 14-15 tỉnh Thừa Thiên Huế và so sánh với các địa phương khác
Để tìm hiểu rõ hơn về việc tập luyện kỹ thuật đập cầu của các VĐV, chúng tôi
đã tiến hành quan sát các buổi tập luyện của đội tuyển nam VĐV cầu lông Thừa Thiên
Huế. Qua 02 tuần quan sát (12 buổi tập), chúng tôi nhận thấy có 3 buổi tập các HLV
sử dụng các bài tập phát triển khả năng đập cầu cho các VĐV và thời gian tập luyện
bài tập đập cầu là từ 20 - 30 phút so với 1 buổi tập là 120 phút, còn lại chủ yếu tập thể
lực và các kỹ thuật khác. Chúng tôi tiến hành so sánh số buổi tập và thời gian tập

luyện trên 02 tuần của đội tuyển nam VĐV cầu lông Thừa Thiên Huế với một số đội
tuyển nam VĐV cầu lông các tỉnh lân cận. Kết quả thể hiện qua bảng 4.

902


Bảng 4: So sánh số buổi tập và thời gian tập luyện kỹ thuật đập cầu của đội tuyển nam VĐV cầu
lông Thừa Thiên Huế với một số đội tuyển nam VĐV cầu lông các tỉnh lân cận (n = 12 buổi)
STT
1
2
3
4

Tên đội
TT Huế
Đà Nẵng
Quảng Trị
Thanh Hóa

Số buổi tập/2 tuần
4/12 buổi
6/12 buổi
5/12 buổi
6/12 buổi

Thời gian/1 buổi
20’ - 30’
40’ - 50’
40’ - 50’

50’ - 60’

Từ kết quả thu được ở bảng 4 cho thấy: Số buổi tập và thời gian tập luyện kỹ thuật
đập cầu cịn q ít so với đội tuyển các tỉnh lân cận như: Đà Nẵng, Quảng Trị, Thanh Hóa
đều có số buổi tập luyện bài tập đập cầu từ 5-6 buổi/2 tuần, thời gian tập luyện bài tập/1
buổi từ 40 - 60 phút. Bên cạnh đó, đội tuyển nam VĐV cầu lông Thừa Thiên Huế chỉ sử
dụng 4 buổi/2 tuần và thời gian tập luyện bài tập/1 buổi chỉ từ 20-30 phút. Với số buổi tập
và thời gian tập luyện q ít như thế khơng đủ để các VĐV kịp thời nắm bắt, thực hiện
theo đúng yêu cầu bài tập đưa ra nhằm nâng cao khả năng đập cầu.
3.2.1.3 Phân tích thực trạng sử dụng bài tập trong công tác huấn luyện kỹ thuật
đập cầu của VĐV cầu lơng tỉnh Thừa Thiên Huế
Qua q trình tiến hành quan sát các nam VĐV cầu lông tỉnh Thừa Thiên Huế
tập luyện trong 10 tuần. Đồng thời nghiên cứu các giáo án huấn luyện dành cho đối
tượng nghiên cứu mà các HLV đã biên soạn, chúng tôi thấy rằng bài tập mà các HLV
đưa ra cho việc huấn luyện kỹ thuật đập cầu mới chỉ dừng lại ở một số bài tập sau.
Bảng 5: Thực trạng sử dụng bài tập trong công tác huấn luyện kỹ thuật đập cầu của VĐV cầu
lông tỉnh Thừa Thiên Huế
TT
A.
1
2
3
4
5
B.
1
2
3
4
5


Nội dung bài tập
BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC
Nằm sấp chống đẩy.
Bật cóc 30m.
Gập duỗi thân trên thang dóng.
Bài tập lăng vợt tennis.
Nhảy dây.
BÀI TẬP KỸ THUẬT
Di chuyển lên lưới, lùi cuối sân đập cầu.
Tại chỗ bật nhảy đập cầu.
Đập cầu liên tục vào ô quy định.
Phối hợp đập cầu và chặn cầu trên lưới.
Bài tập thi đấu.

Từ kết quả thu được ở bảng 5 cho thấy:
- Số lượng các bài tập mà HLV Thừa Thiên Huế dành cho việc huấn luyện kỹ
thuật đập cầu cho nam VĐV cầu lông lứa tuổi 14 - 15 còn hạn chế, chưa phong phú
về số lượng (10 bài tập).
- Hầu hết các bài tập mới chỉ tập chung vào huấn luyện sức mạnh chung của
các nhóm cơ tham gia hoạt động của chân, các bài tập chuyên môn chưa được quan
tâm đặc biệt là các bài tập bổ trợ chun mơn cịn thiếu.
903


- Các bài tập hồn thiện kỹ thuật chun mơn chưa có, đặc biệt đối với VĐV ở
lứa tuổi 14 - 15. Vì ở lứa tuổi này hầu hết các em mới tập luyện được 2 - 3 năm ở mức
độ trung bình, nhiều em kỹ thuật đơn lẻ vẫn chưa được hồn thiện.
- Q trình áp dụng các bài tập kỹ thuật còn đơn điệu, các HLV vẫn sử dụng
chủ yếu là các bài tập thi đấu.

Từ những lý do trên để nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập cầu cho nam VĐV cầu
lông lứa tuổi 14-15 tỉnh Thừa Thiên Huế thì các HLV tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải
lựa chọn được bài tập hợp lý, dựa trên cơ sở lý luận, khoa học để đưa vào huấn luyện
và tăng cường quản lý một cách chặt chẽ thì mới nâng cao được hiệu quả kỹ thuật đập
cầu cho nam VĐV cầu lơng và nâng cao thành tích của mơn thể thao này.
3.2.1.4 Phân tích về điều kiện cơ sở vật chất giành cho huấn luyện nam VĐV
cầu lông lứa tuổi 14 - 15 tỉnh Thừa Thiên Huế.
Một trong những điều kiện hỗ trợ nhằm mang lại hiệu quả cao trong cơng tác
huấn luyện VĐV nói chung và VĐV cầu lơng nói riêng là cơ sở vật chất và kinh phí
đảm bảo trong q trình huấn luyện. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và các
ban ngành vì vậy cơ sở vật chất phục vụ cho công tác huấn luyện VĐV của tỉnh cũng
được đầu tư, trang bị tương đối tốt.
Bảng 6: Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác huấn luyện nam VĐV cầu lông lứa tuổi 14 - 15
tỉnh Thừa Thiên Huế
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Cơ sở vật chất
Sân tập
Vợt cầu lông
Tạ tay
Tạ chân

Dây chun tập cổ tay
Đồng hồ bấm giây
Dây nhảy
Cầu tập luyện
Máy phát cầu

Số lượng
Sân bãi
Dụng cụ
5








khơng

Tốt
x

Chất lượng
Trung bình

Xấu

X
X

x
X
X
x

Ngồi ra tại phịng tập đa năng cịn có một số dụng cụ, thiết bị để tập các động
tác bổ trợ như dụng cụ tăng cường lực cổ tay, dây chun kéo tập thể lực, kìm bóp tay,
thảm cao su, máy chạy bộ…. Từ kết quả thu được ở bảng 6 cho thấy: điều kiện cơ sở
vật chất đã tương đối đáp ứng được yêu cầu tập luyện của VĐV.
3.2.1.5 Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đập cầu của nam VĐV
cầu lông lứa tuổi 14 - 15 tỉnh Thừa Thiên Huế
Để xác định rõ hơn các yếu tố chính chi phối đến hiệu quả sử dụng kỹ thuật đập
cầu của VĐV, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 30 chuyên gia, giảng viên giảng dạy cầu
lông, huấn luyện viên giàu kinh nghiệm. Kết quả thể hiện ở bảng 7 sau:

904


Bảng 7: Các yếu tố chi phối đến khả năng đập cầu của nam VĐV Cầu lông lứa tuổi 14 - 15
tỉnh Thừa Thiên Huế
T
T

Nhóm yếu tố

1

Thể lực

2


Kỹ thuật

3

Chiến thuật

Yếu tố chi phối
- Sức mạnh cơ đùi, cơ bụng, cơ lườn yếu.
- Tốc độ đập cầu chậm.
- Dùng lực đập cầu không hợp lý.
- Thể lực yếu ở thời điểm cuối trận.
- Lực cổ tay yếu.
- Cổ tay lỏng khi tiếp xúc cầu.
- Tiếp xúc cầu khơng chính xác.
- Ít bật nhảy đập cầu.
- Khả năng quan sát kém.
- Thiếu sáng tạo trong thi đấu.
- Thiếu phối hợp nhịp nhàng trong thi đấu.

Kết quả phỏng vấn
Đồng ý
Tỷ lệ %
30
100
25
83.3
24
80
25

83.3
30
100
28
93.3
25
83.3
22
73.3
22
73.3
28
93.3
26
86.7

Từ kết quả thu được ở bảng 7 cho thấy: các yếu tố trên đều được các chuyên
gia, giảng viên giảng dạy cầu lông, huấn luyện viên giàu kinh nghiệm đồng ý với tỷ
lệ cao trên 70%. Qua đó giúp chúng tơi làm cơ sở để lựa chọn các bài tập nhằm nâng
cao hiệu quả đập cầu cho nam VĐV cầu lông lứa tuổi 14 - 15 tỉnh Thừa Thiên Huế.
Như vậy, qua việc tìm hiểu thực trạng khả năng đập cầu của nam VĐV cầu lông
lứa tuổi 14 - 15 tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy việc phân phối thời gian kế hoạch huấn
luyện hàng năm để huấn luyện khả năng đập cầu cho nam VĐV cầu lông lứa tuổi 14
- 15 tỉnh Thừa Thiên Huế chưa nhiều. Các bài tập huấn luyện đập cầu các HLV đưa
ra còn hạn chế so với cơ sở vật chất, dụng cụ, sân bãi hiện có. Điều đó dẫn đến tình
trạng khả năng đập cầu của các VĐV còn yếu thể hiện qua thi đấu các VĐV rất ít khi
giành được điểm. Vì vậy để cải thiện và nâng cao hiệu quả đập cầu cho các VĐV thì
đề tài cần tiến hành nghiên cứu để tìm ra các bài tập phù hợp.
4.


KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài chúng tơi có một số kết luận sau:

- Thực trạng hiệu quả sử dụng kỹ thuật đập cầu của nam VĐV Cầu Lông lứa
tuổi 14 - 15 tỉnh Thừa Thiên Huế còn thấp. Cần nhanh chóng có các biện pháp cụ thể
để khắc phục tình trạng này nếu muốn đạt thành tích cao ở các giải thi đấu trong và
ngoài nước.
- Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng
kỹ thuật đập cầu của nam VĐV Cầu Lông lứa tuổi 14-15 tỉnh Thừa Thiên Huế cịn
thấp, cụ thể như sau:
+ Trình độ thể lực của VĐV còn hạn chế, cụ thể: Sức mạnh cơ đùi, cơ bụng, cơ
lườn yếu; Tốc độ đập cầu chậm; Dùng lực đập cầu không hợp lý; Thể lực yếu ở thời
điểm cuối trận;
+ Thời lượng huấn luyện kỹ thuật đập cầu trong tổng thời gian huấn luyện kỹ
thuật cho VĐV cịn ít (chỉ chiếm 12.4%);

905


+ Số lượng các bài tập mà HLV Thừa Thiên Huế dành cho việc huấn luyện kỹ
thuật đập cầu cho nam VĐV cầu lơng lứa tuổi 14 - 15 cịn hạn chế, chưa phong phú
về số lượng (10 bài tập).
+ Hầu hết các bài tập mới chỉ tập chung vào huấn luyện sức mạnh, các bài tập
chuyên môn chưa được quan tâm đặc biệt là các bài tập bổ trợ chun mơn cịn thiếu.
+ Các bài tập hồn thiện kỹ thuật chun mơn chưa có, đặc biệt là các bài tập phù
hợp với VĐV ở lứa tuổi 14 - 15. Vì ở lứa tuổi này hầu hết các em mới tập luyện được 2
- 3 năm ở mức độ trung bình, nhiều em kỹ thuật đơn lẻ vẫn chưa được hồn thiện.
+ Q trình áp dụng các bài tập kỹ thuật còn đơn điệu, các HLV vẫn sử dụng
chủ yếu là các bài tập thi đấu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Đào Chí Thành (2010), Huấn luyện chiến thuật thi đấu cầu lông, NXB TDTT, Hà Nội.

2.

Lâm Quang Thành (2017), Giáo trình Huấn luyện thể thao hiện đại, NXB TDTT.

3.

Nguyễn Đức Văn (2001), Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.

4.

Phạm Ngọc Viễn (2014), Tâm lý học TDTT, NXB TDTT.

5.

Trần Văn Vinh (2004), Giáo trình Cầu lơng, NXB ĐHSP.

906



×