Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Ky nang phong tranh bat nat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.27 KB, 5 trang )

GIÁO ÁN KHỐI 6 – TUẦN 8
KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG (2)
I. Mục tiêu bài giảng.
Đây là buổi thực hành, vì vậy sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
HS xây dựng được kế hoạch và biết cách tuyên truyền với mọi người về các hành vi bắt nạt học đường
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- Một số tranh vẽ, khẩu hiệu về phòng chống bắt nạt học đường để gợi ý cho HS tham khảo (nếu cần).
- 10 tờ giấy A0.
- Dặn HS mang theo bút chì, bút/sáp màu.
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (1 phút)
- Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
GV kiểm tra bài cũ:
- Nhắc lại 4 từ khóa là dấu hiệu của bắt nạt học đường?
- Khi bị bắt nạt học đường, em nên làm gì? (gợi ý: báo thầy cơ, bỏ đi nơi khác, kiềm chế cảm xúc…)
3. Nội dung bài học mới:
a. Hướng dẫn thực hành


- GV thuyết trình: Bắt nạt học đường cần được đẩy lùi để xây dựng một môi trường học tập lành mạnh. Tuy nhiên,
không phải ai cũng nhận biết được điều đó. Vì vậy, hơm nay chúng ta sẽ học buổi thực hành, các em sẽ tạo ra các sản phẩm để
tuyên truyền với mọi người, nâng cao nhận thức của mọi người để cùng chung tay đẩy lùi bắt nạt học đường.
- GV chia lớp thành các nhóm 5 đến 7 HS, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 và yêu cầu các em lấy bút màu (GV đã dặn
HS chuẩn bị từ buổi học trước) để thực hành theo yêu cầu:
+ Trong thời gian 60 phút, mỗi nhóm hãy tạo ra một sản phẩm để tuyên truyền về phòng chống bắt nạt học đường.
+ Gợi ý các sản phẩm có thể được thể hiện bằng 1 trong các hình thức: Tranh vẽ, băng rơn tun truyền, bưu thiếp, khẩu
hiệu, mơ hình, tiểu phẩm truyền thơng…
+ Sau 60 phút, các nhóm sẽ lên thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình. Thời gian thuyết trình cho mỗi nhóm: Từ 3
đến 5 phút.
+ Cả lớp sẽ lắng nghe phần thuyết trình của các nhóm sau đó biểu quyết chọn ra các giải: Nhất, nhì, ba theo ngun tắc:


người nhóm nào thì khơng được tự biểu quyết cho sản phẩm nhóm mình mà chỉ biểu quyết cho sản phẩm nhóm khác.
b. Một số gợi ý về sản phẩm thực hành:
Trước khi HS bắt tay vào làm sản phẩm, GV có thể chiếu một số gợi ý (nếu HS muốn), cụ thể:
- Tranh vẽ:


- Băng rôn, khẩu hiệu (yêu cầu HS tô vẽ, viết thật đẹp để làm sản phẩm tuyên truyền).


+ BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG THẬT ĐÁNG LÊN ÁN
+ CÙNG CHUNG TAY ĐẨY LÙI BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG
+ VÌ MỘT TRƯỜNG HỌC KHƠNG CĨ BẮT NẠT
+ BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG – VẤN NẠN CẦN XĨA BỎ
+…
- Đóng kịch tun truyền về phòng chống bắt nạt học đường.
c. Lưu ý đối với giáo viên trong các giờ tổ chức thực hành
- Cần bao qt, khuyến khích các nhóm cùng làm sản phẩm.
- Trong q trình các nhóm thuyết trình, GV chụp ảnh tư liệu.
- Lưu lại tất cả sản phẩm của các nhóm để làm tư liệu báo cáo cuối kỳ.
- Sau phần trình bày của các nhóm, GV cần gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt lại bằng những điều mà
nhóm đã làm được, những điều mà nhóm có thể làm tốt hơn.
4. Tổng kết buổi học (4 phút)
- Tổng kết: Hôm nay các em đã tạo ra các sản phẩm để tuyên truyền về phòng chống bắt nạt học đường. Các sản phẩm
đều được gửi gắm các ý tưởng rất thiết thực. Thầy/cô mong rằng, mỗi em là một sứ giả tuyên truyền đến gia đình mình, trường
lớp và trong xóm làng của mình để nâng cao nhận thức của mọi người, huy động được tất cả mọi người cùng chung tay xóa bỏ
bắt nạt học đường.
5. Bài tập về nhà (1 phút)
- Chia sẻ về các sản phẩm của lớp mình cho mọi người trong gia đình nghe.



- Buổi sau chúng ta sẽ học về Kỹ năng phịng chống bạo lực gia đình, vì vậy hơm nay các em sẽ về tìm hiểu ở tài liệu,
báo mạng xem khái niệm bạo lực gia đình là gì? Sưu tầm một số tình huống bạo lực mà các em đã được chứng kiến.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
NCS. ThS. Nguyễn Văn Vệ



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×