Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

HOẠT ĐỘNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.08 MB, 207 trang )

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: />
HOẠT ĐỘNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Sách chuyên khảo)
Book · October 2017
CITATIONS

READS

0

2,505

1 author:
Quân Nguyễn Hồng
Foreign Trade University
33 PUBLICATIONS   20 CITATIONS   
SEE PROFILE

Some of the authors of this publication are also working on these related projects:

Branding Model in Vietnam after M&A View project

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU SỐ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 View project

All content following this page was uploaded by Quân Nguyễn Hồng on 29 February 2020.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


1


Chủ biên

Nguyễn Thu Thủy & Nguyễn Hồng Quân

HOẠT ĐỘNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
(Sách chuyên khảo)

Hà Nội, 8-2017
NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ


2

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................... 1
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 1
ĐỒNG CHỦ BIÊN............................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP
(CSR)................................................................................................................................... 6
1.1. Giới thiệu chung về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) ........................... 6
1.1.1. Sự ra đời của CSR............................................................................................... 6
1.1.2. Khái niệm về CSR ............................................................................................... 9
1.1.3. Vai trò của CSR đối với doanh nghiệp ............................................................. 13
1.1.4. Lợi ích của CSR ................................................................................................ 14
1.2. Hệ thống tiêu chuẩn và tiêu chí CSR của một số tổ chức quốc tế .................... 21
1.2.1. Hướng dẫn của OECD về tập đoàn đa quốc gia .............................................. 21
1.2.2. Thỏa ước toàn cầu của Liên Hợp Quốc (UNGC) ............................................. 22
1.2.3. Tiêu chuẩn ISO 26000 ...................................................................................... 23

1.2.4. Tiêu chuẩn GRI G4 ........................................................................................... 24
1.2.5. Tiêu chuẩn EU về CSR ..................................................................................... 25
1.2.6. Tiêu chuẩn CSR của Nhật Bản ......................................................................... 26
1.2.7. Các tiêu chuẩn quốc tế khác ............................................................................. 27
1.3. Quản trị theo nguyên tắc CSR ............................................................................. 27
1.3.1. Thẻ điểm cân bằng/Chỉ số đo lường hiệu suất chính ....................................... 27
1.3.2. Chuỗi cung ứng xanh ........................................................................................ 31
1.3.3. Chuỗi giá trị ...................................................................................................... 33
1.3.4. Vòng quản trị Deming PDCA ........................................................................... 36
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN TRIỂN KHAI CSR TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT
BẢN ................................................................................................................................... 43
2.1. Quan điểm CSR của Nhật Bản ............................................................................ 43
2.1.1. Lịch sử hình thành CSR của Nhật Bản ............................................................. 43
2.1.2 Mục đích thực hiện CSR của các doanh nghiệp Nhật Bản ................................ 46


3

2.1.3. Những vấn đề CSR mà các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm ........................ 50
2.1.4. Tình hình áp dụng các tiêu chuẩn CSR của các doanh nghiệp Nhật Bản .... 54
2.2. Chủ đề cốt lõi CSR ................................................................................................ 56
2.2.1. Tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh ...................................................... 56
2.2.2. Minh bạch thơng tin .......................................................................................... 57
2.2.3. Chất lượng và an tồn ...................................................................................... 58
2.2.4. Lao động và quyền con người........................................................................... 59
2.2.5. Môi trường ........................................................................................................ 60
2.2.6. Hoạt động từ thiện ............................................................................................ 61
2.3. Quản trị và vận hành CSR ................................................................................... 62
2.3.1. Quy trình triển khai CSR ở các doanh nghiệp Nhật Bản ................................. 62
2.3.2. Nội dung thực hiện CSR.................................................................................... 69

CHƯƠNG 3: CÁC MƠ HÌNH CSR ĐIỂN HÌNH CỦA DOANH NGHIỆP NHẬT
BẢN ................................................................................................................................... 70
3.1. Cơng ty ANA .......................................................................................................... 71
3.1.1. Tổng quan về Công ty ANA .............................................................................. 71
3.1.2. Sản phẩm, dịch vụ của ANA ............................................................................. 74
3.1.3. Quan điểm về CSR của công ty ANA ................................................................ 76
3.1.4. Sáng kiến CSR vì cộng đồng ............................................................................. 87
3.2. Cơng ty KEPCO .................................................................................................... 88
3.2.1. Giới thiệu về Công ty điện lực KANSAI (KEPCO)........................................... 88
3.2.2. Bối cảnh CSR của Công ty KEPCO ................................................................. 89
3.2.3. Quan điểm về CSR ............................................................................................ 89
3.2.4. Hoạt động CSR của KEPCO ............................................................................ 91
3.2.5. Thể chế xúc tiến CSR và các hoạt động ............................................................ 92
3.2.6. Về tư tưởng giáo dục CSR đối với nhân viên.................................................... 94
3.3. Công ty TOKYO GAS .......................................................................................... 95
3.3.1. Tổng quan về Tập đoàn Tokyo Gas .................................................................. 95
3.3.2. Quan điểm và nội dung CSR của Tập đoàn Tokyo Gas ................................... 99


4

3.3.3. Các hoạt động CSR của Tập đoàn Gas Tokyo ............................................... 102
3.3.4. Các hoạt động CSR cụ thể và kết quả............................................................. 104
3.3.5. Đánh giá hoạt động CSR của Tập đoàn Tokyo Gas ....................................... 111
3.4. Công ty Đường sắt miền Đông Nhật Bản .......................................................... 111
3.4.1. Giới thiệu về Công ty Đường sắt miền Đông Nhật Bản ................................. 111
3.4.2. Bối cảnh thực hiện CSR của Công ty.............................................................. 114
3.4.3. Hành động của Công ty .................................................................................. 115
3.5. Công ty Hitachi .................................................................................................... 122
3.5.1. Tổng quan về Công ty ..................................................................................... 122

3.5.2. Các hành động CSR ........................................................................................ 124
3.6. Công ty Toyota .................................................................................................... 128
3.6.1. Giới thiệu về Công ty Toyota .......................................................................... 128
3.6.2. Một số hoạt động CSR .................................................................................... 131
3.6.3. Chính sách CSR theo tiêu chuẩn ISO 26000 .................................................. 140
3.7. Công ty Honda ..................................................................................................... 145
3.7.1. Giới thiệu về Honda ........................................................................................ 145
3.7.2. Quan điểm CSR của Honda ............................................................................ 145
3.7.3. Các hoạt động CSR của Honda ...................................................................... 147
3.8. Công ty OSAKA Gas .......................................................................................... 151
3.8.1. Giới thiệu về Công ty Osaka Gas ................................................................... 151
3.8.2. Mơ hình quản trị CSR của Cơng ty Osaka Gas .............................................. 151
3.8.3. Các hoạt động CSR của Osaka Gas ............................................................... 153
3.8.4. Một số chủ đề về CSR của Công ty Osaka Gas .............................................. 156
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TỪ THỰC
TIẾN TRIỂN KHAI CSR CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN ................... 157
4.1. Những vấn đề định hướng và quan điểm triển khai CSR ............................... 157
4.2. Những bài học từ thực tiễn triển khai CSR tại các doanh nghiệp Nhật Bản 160
4.2.1. Bài học từ ANA ............................................................................................... 160
4.2.2. Bài học từ KEPCO .......................................................................................... 163


5

4.2.3. Bài học từ Tokyo Gas...................................................................................... 164
4.2.4. Bài học từ JR ................................................................................................... 165
4.2.5. Bài học từ Hitachi ........................................................................................... 167
4.2.6. Bài học từ Toyota ............................................................................................ 172
4.2.7. Bài học từ Honda ............................................................................................ 173
4.2.8. Bài học từ Osaka Gas ..................................................................................... 174

4.3. Những khuyến nghị cho Việt Nam .................................................................... 176
4.3.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước ................................................................. 176
4.3.2. Đối với các doanh nghiệp triển khai CSR ...................................................... 185
4.3.3. Đối với cơ sở đào tạo ...................................................................................... 188
Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................................... 191


1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng nước ngoài

Nghĩa tiếng Việt

3R

Reduction, Reuse, Recycling

Giảm thiểu, Tái sử dụng, Tái chế

ANA

All Nippon Airways

Hãng hàng không Nhật Bản

BSC


Balanced Scorecard

Thẻ điểm cân bằng

COP21

Conférence de Paris sur les

Hội nghị Quốc tế về Biến đổi Khí hậu (thế

changements climatiques

kỷ 21)

CSR

Corporate Social Responsibility

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

EU CSR

Europe Corporate Social

Tiêu chuẩn CSR của châu Âu

Responsibility
EVN

Vietnam Electricity


Tập đồn Điện lực Việt Nam

G7

Group of Seven

Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển

GRI G4

Global Reporting Initiative

Hướng dẫn báo cáo phát triển bền vững Thế

(Generation 4)

hệ 4

ILO

International Labour Organization

Tổ chức lao động quốc tế

ISO 26000

International Standard Organization Tiêu chuẩn quán lý quốc tế 26000
26000


JR

Japan Railway East

Công ty Đường sắt miền Đông Nhật Bản

KEPCO

Kansai Electronic Power Co.,Inc

Công ty Điện lực Kansai

KPIs

Key Performance Indicators

Chỉ số đo lường hiệu suất chính

LED

Light Emitting Diode

Chiếu sáng điốt phát quang

LNG

Liquefied Natural Gas

Khí Gas thiên nhiên hóa lỏng


METI

Ministry of Economics, Trade and

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp

Industry

Nhật Bản

MNEs

Multinational enterprises

Công ty đa quốc gia

NPOs

Nonprofit Organization

Tổ chức phi lợi nhuận


2

NGOs

Non – Governmental Organization

Tổ chức phi chính phủ


OECD

Organization for Economic

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

Cooperation and Development
PDCA

Plan – Do- Check - Action

Chu trình PDCA

R&D

Research & Development

Nghiên cứu & Phát triển

ROA

Return On Assets

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

ROE

Return On Equity


Tỷ suất lợi nhuận dòng trên vốn chủ sở hữu

TCL

The Council of Development and

Trung tâm hỗ trợ đời sống cộng đồng của

Innovation Life

Nhật Bản

United Nations Educational,

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn

Scientific and Cultural

hóa của Liên hiệp quốc

UNESCO

Organization
UNGC

United Nation Global Compact

Hiệp ước toàn cẩu của Liên hợp quốc

VCCI


Vietnam Chamber of Commerce

Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt

and Industry

Nam


3

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Các tiêu chuẩn CSR được áp dụng tại các doanh nghiệp của Nhật Bản ......................... 55
Bảng 2: Những vấn đề ưu tiên của chính sách CSR trung hạn của ANA ..................................... 77
Bảng 3: Kết quả thực hiện các tiêu chuẩn CSR của Công ty ANA .............................................. 79
Bảng 4: Các bước xác định vấn đề chính trong CSR của Tập đoàn Tokyo Gas ........................ 102
Bảng 5: Căn cứ xác định các vấn đề chính về CSR của Tập đồn Tokyo Gas........................... 103
Bảng 6: Sáu chủ đề chính và các hoạt động chính liên quan đến CSR cả Tập đồn Tokyo Gas 103
Bảng 7: Biện pháp đối phó với sự ấm lên của trái đất của Tập đoàn Tokyo Gas ....................... 106
Bảng 8: Các chỉ tiêu tiết kiệm năng lượng của Tập đoàn Tokyo Gas ........................................ 107
Bảng 9: Chính sách CSR của Toyota theo tiêu chuẩn ISO 26000 .............................................. 140
Bảng 10: Công nghệ định hướng CSR của Honda qua các giai đoạn ........................................ 150
Bảng 11: Một số mặt hàng và ngành hàng của Công ty OSAKA GAS...................................... 151
Bảng 12: Một số nội dung trong báo cáo CSR của OSaka Gas năm 2015 ................................. 178
Bảng 13: Một số nội dung chính trong báo cáo CSR của Cơng ty Tokyo Gas năm 2015.......... 179
Bảng 14: Nội dung báo cáo tài chính và CSR của Tập đồn điện lực Kansai ............................ 180
Bảng 15: Nội dung báo cáo CSR của Công ty Đường sắt miền Đông Nhật Bản (JR) ............... 181



4

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Mơ hình kim tự tháp CSR .............................................................................................................. 10
Hình 2: Sơ đồ tổng hợp các nội dung liên quan đến CSR trong bộ tiêu chuẩn ISO 26000 ........................ 23
Hình 3: Mơ hình BSC/KPIs dưới khía cạnh CSR ....................................................................................... 29
Hình 4: Chuỗi cung ứng xanh gắn với CSR................................................................................................ 32
Hình 5: Mơ phỏng chuối giá trị gắn với CSR ............................................................................................. 34
Hình 6: Chu trình PDCA trong CSR ........................................................................................................... 37
Hình 7: Mơ hình PDCA trong CSR của Tập đồn Tokyo Gas ................................................................... 40
Hình 8: Quy trình PDCA của ANA khi thực hiện CSR .............................................................................. 41
Hình 9: Mơ hình hai trạng thái tư bản thuần túy ......................................................................................... 51
Hình 10: Mơ hình hai trạng thái tư bản định hướng CSR ........................................................................... 52
Hình 11: Hành động CSR của các doanh nghiệp Nhật Bản ........................................................................ 62
Hình 12: Triết lý kinh doanh và triết lý CSR của Cơng ty điện lực KEPCO.............................................. 63
Hình 13: Mơ hình tổ chức CSR của Cơng ty ANA..................................................................................... 66
Hình 14: Mơ hình tổ chức của Cơng ty OSAKA GAS ............................................................................... 67
Hình 15: Các dịch vụ của ANA và sự đóng góp doanh thu của hoạt động................................................. 74
Hình 16: Một số cải tiến của dự án tiết kiệm nhiên liệu của Cơng ty ANA ............................................... 84
Hình 17: Minh họa việc cách thức giảm thiểu việc chạy ngược và sử dụng một máy trong quá trình bay
chờ............................................................................................................................................................... 85
Hình 18: Hệ thống quản trị CSR của KEPCO ............................................................................................ 91
Hình 19: Hệ thống quản trị của Tập đồn KEPCO ..................................................................................... 93
Hình 20: Triết lý hoạt động của Tokyo Gas.............................................................................................. 100
Hình 21: Mơ hình PDCA trong CSR đặt trong chiến lược kinh doanh của Tokyo Gas ........................... 101
Hình 22: Sơ đồ tổ chức của Cơng ty Đường sắt Đơng Nhật Bản ............................................................. 114
Hình 23: Tỷ trọng doanh thu các lĩnh vực hoạt động của Cơng ty Hitachi .............................................. 123
Hình 24: Mơ hình CSR của Cơng ty Hitachi Nhật Bản ............................................................................ 127
Hình 25: Tổ chức và cấu trúc CSR của Toyota ........................................................................................ 137
Hình 26: Cơ cấu CSR của Toyota (tăng cường giá trị cho doanh nghiệp) ............................................... 139

Hình 27: Mơ hình tổc hức CSR của Cơng ty Osaka Gas .......................................................................... 152
Hình 28: Hệ thóng KPIs của Cơng ty Osaka Gas ..................................................................................... 154
Hình 29: Sự thay đổi và mở rộng quan niệm về CSR của các doanh nghiệp Nhật Bản ........................... 159
Hình 30: Mơ hình phát triển bền vững của Cơng ty ANA ........................................................................ 161
Hình 31: Quy trình PDCA trong CSR của Tập đồn ANA ...................................................................... 162


5
Hình 32: Sự thay đổi của xã hội và định vụ tập đồn Hitachi .................................................................. 169
Hình 33: Biến số quản trị sự đa dạng trong bối cảnh kinh doanh của Hitachi .......................................... 171


1

LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời gian gần đây, các quan điểm mới về phát triển kinh tế và quản trị doanh
nghiệp đang được nghiên cứu và đưa vào áp dụng trong doanh nghiệp ở rất nhiều quốc gia
trên thế giới. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR) là
chủ đề được giới học thuật và doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và trở thành một hướng
nghiên cứu và ứng dụng mới nhằm duy trì sự phát triển bền vững, đem lại lợi ích tối đa cho
cộng đồng xã hội và các bên liên quan. Tuy nhiên, để biến các quan điểm về CSR thành
hành động thực tiễn tại các doanh nghiệp không phải là việc làm dễ dàng. Trên thế giới đã
có rất nhiều quốc gia quan tâm tới vấn đề CSR, tuy nhiên, Nhật Bản là một quốc gia đặc
biệt bởi họ đã có rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng CSR thành công trong suốt thời gian
qua. Các quan điểm về CSR tại Nhật Bản cũng ngày trở nên rõ ràng, thuyết phục hơn cùng
với các mô hình ứng dụng thành cơng trong nhiều lĩnh vực hoạt động với điều kiện nguồn
lực và thực tiễn kinh doanh đa dạng.
Chúng tôi xác định CSR là một nội dung quan trọng cần được triển khai ứng dụng tại
các doanh nghiệp và đưa vào các chương trình đào tạo tại Việt Nam nhằm đào tạo và xây
dựng những thế hệ doanh nhân và doanh nghiệp tương lai với nhận thức và hành vi đúng

đắn để đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Sẽ không là quá sớm khi các nội dung về
CSR cần được quan tâm đến và đưa vào giảng dạy tại các trường đại học thuộc khối kinh
tế và quản trị kinh doanh nhằm cung cấp cho người học những nhận thức cơ bản, cơ sở lý
thuyết về các mơ hình CSR, kinh nghiệm ứng dụng hệ thống công cụ quản trị theo nguyên
tắc CSR,…
Để phục vụ cho việc giảng dạy và đào tạo về CSR tại các trường đại học và cao đẳng
thuộc khối kinh tế và quản trị kinh doanh, Nhóm tác giả biên soạn cuốn sách chuyên khảo
“Hoạt động trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Nhật Bản và bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam” nhằm cung cấp thêm các thông tin hữu ích từ lý thuyết đến thực tiễn ứng
dụng CSR trong các doanh nghiệp Nhật Bản, giúp cho người đọc có thêm các thông tin


2

trong hoạt động nghiên cứu và ứng dụng CSR. Đây là một sản phẩm khoa học của Nhóm
nghiên cứu “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” của Trường Đại học Ngoại thương.
Cuốn sách được kết cấu thành 04 chương:
Chương 1: Tổng quan về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR)
Chương 2: Thực tiễn triển khai CSR tại các doanh nghiệp Nhật Bản
Chương 3: Các mơ hình CSR điển hình của doanh nghiệp Nhật Bản
Chương 4: Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ thực tiễn triển khai CSR của
các doanh nghiệp Nhật Bản
Trong q trình biên soạn, Nhóm tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ của
nhiều tổ chức và doanh nghiệp, bao gồm Trường Đại học Ngoại thương, Trung tâm Hỗ trợ
đời sống cộng đồng của Nhật Bản (TCL), Dự án TCL (Trường Đại học Ngoại thương),
Công ty Cổ phần ANA, Công ty Osaka Gas, Cơng ty vận tải Đường sắt phía đơng Nhật
Bản (JR), Công ty điện lực Kansai, Công ty Gas Tokyo, Công ty Honda Nhật Bản, Công
ty Hitachi và Công ty Toyota. Qua đây, Nhóm tác giả xin trân trọng cảm ơn Trường Đại
học Ngoại Thương, Trung tâm Hỗ trợ đời sống cộng đồng (TCL) của Nhật Bản, Dự án
TCL (Trường Đại học Ngoại thương) và 8 doanh nghiệp nêu trên đã giúp đỡ, hỗ trợ và tạo

điều kiện cho nhóm tác giả trực tiếp tham quan, trao đổi và cung cấp các thơng tin liên
quan đến q trình triển khai CSR tại các doanh nghiệp để chúng tơi có thể hoàn thành
được cuốn sách này.
Bên cạnh sự hỗ trợ của các cơ quan và tổ chức nêu trên, để hồn thiện được cuốn sách
này, Nhóm tác giả xin trân trọng cảm ơn và ghi nhận sự đóng góp quý báu của các cá nhân
tại Nhật Bản và tại Việt Nam đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất, cung cấp thơng tin, tài liệu,
trao đổi, đóng góp ý kiến qua các buổi tọa đàm và những buổi tham quan thực tiễn tại các
doanh nghiệp ở Nhật Bản.
Về phía Nhật Bản, chúng tơi xin trân trọng cảm ơn:
- Ơng Yoshiro Kudo, Chủ tịch Trung tâm Hỗ trợ đời sống cộng đồng (The Council on
Life-Innovation);


3

- Ông Hitoshi Fukushima, Luật sư, Trung tâm Hỗ trợ đời sống cộng đồng (The Council
on Life-Innovation);
- Ông Chikako Miyata và Ơng Yuji Hino, đại diện Hãng hàng khơng ANA (All Nippon
Airways Co., Ltd);
- Ông Naoto Hayashi và Ông Hiroshi Irie, đại diện Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản
(East Japan Railway Company);
- Ơng Koichi Taketa, Đại diện Cơng ty điện lực Kansai (The Kansai Electronic Power
Co., Inc);
- Ông Yutaka Hatamoto và Ơng Haruki Sohma, đại diện Cơng ty Tokyo Gas (Tokyo
Gas Co., Ltd);
- Ông Yoichi Yamano, Ông Yurika Kubota, Ông Ryoichi Sato và Ông Kengo Sano, đại
diện cho Công ty Hitachi Nhật Bản (Hitachi., Ltd);
- Ông Shuhei Nakano và Ông Osamu Fukao, đại diện Công ty Honda Nhật Bản (Honda
motor Co., Ltd);
- Ông Yoshikatsu Yoneda, Ông Hiroyuki Ushio và Ông Hiroshi Hara, đại diện Công ty

Osaka Gas Nhật Bản (Osaka Gas Co., Ltd);
- Ông Yorihira Nagata và Ông Yuumi Tanaka, Đại diện Công ty Toyota Nhật Bản
(Toyota Motor Corporation).
Về phía Việt Nam, chúng tơi xin trân trọng cảm ơn:
- PGS, TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương (quyết định thành
lập Dự án TCL và Nhóm nghiên cứu CSR);
- PGS, TS Đào Thị Thu Giang, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương (Trưởng
ban chỉ đạo Dự án TCL, Trưởng nhóm nghiên cứu CSR);
- PGS, TS Lê Thị Thu Thủy, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương (Trưởng
đoàn khảo sát CSR tại Nhật Bản – thuộc dự án TCL);
- PGS, TS Lê Thái Phong, Trưởng Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Ngoại
thương (thành viên nhóm nghiên cứu CSR, thành viên Dự án TCL, hỗ trợ thơng tin, kết nối
doanh nghiệp và đóng góp ý kiến cho Nhóm tác giả);


4

- TS. Trần Thị Thu Thủy, Trưởng Khoa Tiếng Nhật, Trường Đại học Ngoại thương
(Trưởng ban thực hiện dự án TCL, thành viên đoàn khảo sát CSR tại Nhật Bản – thuộc dự
án TCL, hỗ trợ điều phối, kết nối và cung cấp thông tin);
- TS. Vũ Thị Hiền, Trưởng Phòng Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương
(nguyên Trưởng Phòng Quản lý Dự án, Trường ĐHNT, thành viên Dự án TCL, thành viên
đoàn khảo sát CSR tại Nhật Bản – thuộc dự án TCL, hỗ trợ điều phối kết nối các hoạt
động);
- TS. Trần Thị Hiền và TS. Nguyễn Thị Bích Huệ, Trường Đại học Ngoại thương (thành
viên nhóm nghiên cứu CSR, thành viên Dự án TCL, đã có nhiều chia sẻ trao đổi và đóng
góp ý kiến cho Nhóm tác giả);
- ThS. Trần Thị Mỹ Hạnh, Trưởng Phịng Kế hoạch - Tài chính (thành viên đồn khảo
sát CSR tại Nhật Bản – thuộc dự án TCL, hỗ trợ điều phối kết nối các hoạt động);
- ThS. Trần Diệu Linh – Chuyên viên Phòng Quản trị Dự án, Trường Đại học Ngoại

thương (Thành viên Dự án TCL, thành viên đoàn khảo sát CSR tại Nhật Bản – thuộc dự án
TCL, tham gia biên soạn Mục 3.1).
- Ông Nguyễn Xuân Khoa và Bà Lê Như Ngọc là những phiên dịch viên giúp cho nhóm
tác giả có thể tiếp cận và hiểu rõ các thông tin về thực tiễn hoạt động CSR tại các doanh
nghiệp Nhật Bản;
- Các em sinh viên Nguyễn Đức Dũng, Đinh Thúy Hồng, Chế Thu Trang (thành viên
đoàn khảo sát CSR tại Nhật Bản – Thuộc dự án TCL, tham gia hỗ trợ thu thập tư liệu).
Chủ đề về CSR còn nhiều quan điểm và nội dung phức tạp cả về lý luận và triển khai
trong thực tế. Chính vì vậy, cuốn sách này khơng thể tránh khỏi những hạn chế. Nhóm tác
giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của bạn đọc và mong muốn nhận được sự đóng góp
ý kiến của quý vị để cuốn sách có thể hồn thiện hơn!
Xin trân trọng cảm ơn!
Nguyễn Thu Thủy & Nguyễn Hồng Quân


5

ĐỒNG CHỦ BIÊN
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thu Thuỷ là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học
Ngoại thương. Bà nhận bằng Tiến sỹ Tài chính tại Trường Quản lý Rotterdam, Đại học
Erasmus, Rotterdam, Hà Lan. PGS, TS Nguyễn Thu Thuỷ đã từng giảng dạy tại nhiều
trường đại học và cơ sở giáo dục trong và ngồi nước. Các mơn học bà giảng dạy là quản
trị tài chính doanh nghiệp, đầu tư, quản trị dự án… Hướng nghiên cứu chính của PGS, TS
Nguyễn Thu Thuỷ là tài chính doanh nghiệp, đầu tư, tài chính quốc tế, quản trị cơng ty,
quản trị cơng và các thị trường mới nổi. Ngồi ra, PGS, TS Nguyễn Thu Thuỷ cũng tập
trung vào một số hướng nghiên cứu như kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế, khu vực kinh
tế tư nhân và quản trị đại học. Bà đã có nhiều bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí uy
tín trong và ngồi nước như Journal of Banking and Finance, Research in International
Business and Finance, International Journal of Economics and Financial Issues, Tạp chí
Nghiên cứu Kinh tế, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, Tạp chí Kinh tế

và Phát triển, Tạp chí Phát triển Kinh tế, Tạp chí Quản lý kinh tế, Tạp chí Kinh tế đối
ngoại... PGS,TS Nguyễn Thu Thuỷ cũng là chủ biên của nhiều giáo trình và sách chuyên
khảo.
Tiến sỹ Nguyễn Hồng Quân là giảng viên khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại
học Ngoại thương. TS Nguyễn Hồng Quân nhận bằng Tiến sỹ Quản trị kinh doanh tại
Trường Đại học Ngoại thương. TS Nguyễn Hồng Quân đã từng giảng dạy nhiều môn học
như Quản trị chiến lược, Quản trị học, Quản trị Du lịch và Sự kiện, Thương mại điện tử,…
tại một số trường đại học và cơ sở giáo dục ở Việt Nam. Hướng nghiên cứu chính của TS
Nguyễn Hồng Quân là quản trị kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Các nghiên cứu của
TS Nguyễn Hồng Quân đã được xuất bản dưới dạng giáo trình, sách chuyên khảo, sách
tham khảo và một số tạp chí có uy tín ở Việt Nam.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH
NGHIỆP (CSR)
1.1. Giới thiệu chung về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR)
1.1.1. Sự ra đời của CSR
Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mới chính thức xuất hiện cách đây hơn
60 năm, khi H.R.Bowen công bố cuốn sách của mình với nhan đề “Trách nhiệm xã hội của
doanh nhân” (Social Responsibilities of the Businessmen) (1953) nhằm mục đích tuyên
truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của
người khác, kêu gọi lịng từ thiện nhằm bồi hồn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm
tổn hại cho xã hội. Từ đó đến nay, thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang
được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, có thể chia q trình phát triển của CSR
thành ba giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn hình thành và chuẩn hóa quan niệm về CSR (1950-1970)
CSR được xuất phát từ tên đầy đủ của thuật ngữ tiếng Anh “Corporate Social
Responsibility – CSR” có nghĩa là “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp” được biết đến từ

những năm đầu của thế kỷ XX. Tuy nhiên, xuất phát điểm của nguồn gốc khai sinh ra hệ
thống quan điểm CSR phải kể đến những học giả đầu tiên đó là Bowen với tác phẩm được
xuất bản mang tên “Social Responsibility of the Businessman” vào năm 1953. Sau thời
điểm đó, thuật ngữ CSR được xuất hiện và đề cập bởi nhiều tác giả khác.
Friedman (1970) cho rằng: doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực, đưa vào trong các hoạt
động của mình để tạo ra lợi nhuận, đó là đóng góp cho xã hội của doanh nghiệp. Ở khía
cạnh này, tác giả cho rằng việc tạo ra được lợi nhuận trên cơ sở các nguồn lực của doanh
nghiệp thì đã là thực hiện CSR, bên cạnh đó, những doanh nghiệp kinh doanh khơng có lợi
nhuận chính là doanh nghiệp đang sử dụng một cách lãng phí các tài nguyên của xã hội và
khơng hồn thành CSR. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu của Aupperle et al. (1985) về
mối liên hệ giữa CSR và ROA (return on assets – tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản), các tác
giả đã không chỉ ra được mối liên hệ này. Hay nói một cách khác, việc thực hiện CSR chưa


7

thấy mang lại được ích lợi về sự gia tăng chất lượng quản lý tài sản, hay khả năng sinh lời
của doanh nghiệp (Trần Thị Hiền, 2015).
Quan điểm của một số học giả khác lại nghiên cứu CSR gắn với quản trị công ty
(Corporate Governance) để thấy rằng sự đồng thuận trong việc thực hiện CSR và tính bền
vững của hoạt động này có liên quan tới rất nhiều bên mà quản trị công ty là bộ phận không
thể tách rời.
Do vậy, có thể nói rằng, trong giai đoạn đầu này chính là giai đoạn “hình thành quan
điểm CSR” thơng qua các tranh luận giữa một hệ thống quan điểm “doanh nghiệp không
cần phải thực hiện CSR” và “doanh nghiệp cần phải thực hiện CSR” dựa trên hai lập luận
khác biệt cơ bản: (i) doanh nghiệp là một chủ thể “vô tri vô giác” nên không cần phải thực
hiện và cũng không thể thực hiện được CSR; và (ii) “doanh nghiệp là một tế bào của xã
hội” sử dụng các yếu tố nguồn lực gắn chặt với con người và cộng đồng nên cần phải có
trách nhiệm với con người, cộng đồng và môi trường. Tuy nhiên, quan điểm CSR hướng
tới sự phát triển bền vững, đồng thời thỏa mãn và cân bằng lợi ích của các bên liên quan

đã được sự đón nhận của đơng đảo các doanh nhân, doanh nghiệp và cộng đồng.
Giai đoạn mở rộng và cụ thể hóa các yếu cố cấu thành CSR (1980-2000)
CSR được mở rộng sang nhiều khía cạnh khác, khơng chỉ dừng lại việc tạo ra lợi nhuận
mà bao hàm cả các khía cạnh trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp luật, minh bạch thơng
tin, chất lượng và an tồn, lao động và quyền con người (nhân quyền), môi trường và vấn
đề từ thiện.
Ở giai đoạn 1980-2000 này, CSR đã trở thành một phong trào thực thụ, lớn mạnh
và phát triển rộng khắp thế giới. Nguời tiêu dùng tại các nuớc Âu-Mỹ hiện nay không chỉ
quan tâm đến chất luợng sản phẩm mà cịn coi trọng cách thức các cơng ty làm ra sản phẩm
đó, có thân thiện với mơi trường sinh thái, cộng đồng, có tính nhân đạo và lành mạnh.
Nhiều phong trào bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và môi trường phát triển rất mạnh,
chẳng hạn như phong trào tẩy chay thực phẩm gây béo phì nhằm vào các công ty sản xuất


8

đồ ăn nhanh, nước giải khát có ga; phong trào thương mại công bằng “Fair Trade” (bảo
đảm điều kiện lao động và giá mua nguyên liệu của nguời sản xuất ở các nước thế giới thứ
ba, phong trào tẩy chay sản phẩm sử dụng lông thú, tẩy chay sản phẩm bóc lột lao động trẻ
em (nhằm vào các cơng ty như Nike, Gap…), phong trào tiêu dùng theo lương tâm… Trước
áp lực từ xã hội, hầu hết các công ty lớn đã chủ động đưa CSR vào chương trình hoạt động
của mình một cách nghiêm túc. Hàng nghìn chương trình đã và đang được thực hiện và
tiếp tục phát triển như tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải carbon, sử dụng vật liệu tái sinh,
năng lượng mặt trời, cải thiện nguồn nước sinh hoạt, xóa mù chữ, xây dựng trường học,
cứu trợ, ủng hộ nạn nhân thiên tai, thành lập quỹ và trung tâm nghiên cứu vắc-xin phòng
chống Aids và các bệnh dịch khác ở các nước nhiệt đới, các nước đang phát triển. Có thể
kể đến một số tên tuổi đi đầu trong các hoạt động này như TNT, Google, Intel, Unilever,
CocaCola, GE, Nokia, HSBC, Levi Strauss, GlaxoSmithKline, Bayer, DuPont, Toyota,
Sony, UTC, Samsung, Gap, BP, Exxon Mobile… (Nguyễn Đình Tài, 2015).
Giai đoạn tiêu chuẩn hóa và ứng dụng CSR vào doanh nghiệp (từ năm 2001 đến

nay)
Trong giai đoạn này, hoạt động CSR đã được triển khai trên diện rộng ở phạm vi toàn
cầu, đặc biệt tại các nước phát triển. Chính vì vậy, việc tiêu chuẩn hóa CSR là vấn đề được
quan tâm và đặt ra nhằm tạo sự thống nhất và thúc đẩy hơn nữa hành động CSR tại các
doanh nghiệp. Do vậy, đã có rất nhiều tổ chức và hiệp hội doanh nghiệp đưa ra các tiêu
chuẩn liên quan tới CSR là một căn cứ quan trọng để các doanh nghiệp trên tồn cầu có
thể sử dụng khi triển khai CSR, tiêu biểu như:
 Hướng dẫn của OECD về tập đoàn đa quốc gia;
 Thỏa thuận toàn cầu của Liên hợp quốc (UNGC);
 Tiêu chuẩn ISO 26000;
 Tiêu chuẩn GRI G4;
 Một số chuẩn mục quốc tế gắn liên với các quy định của các tổ chức khác như
ILO.


9

Bên cạnh đó, về mặt ứng dụng CSR cũng đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ thành các
phân nhóm khác nhau. CSR khơng chỉ gắn liền với tính đạo đức như trước đây mà còn gắn
liền với doanh nghiệp và cơ chế quản trị. Vấn đề CSR được đề cập sâu hơn rất nhiều khi
nhiều doanh nghiệp đã lồng ghép trong cả triết lý kinh doanh và quan điểm trong xây dựng
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo Carroll (2016), CSR có thể bao hàm chuẩn mực mà các bên liên quan bên trong
và bên ngoài doanh nghiệp coi là đúng đắn và công bằng, hưởng ứng lại sự mong đợi của
xã hội về quyền công dân, hoặc bao gồm các chương trình đang hoạt động nhằm thúc đẩy
phúc lợi và thiện chí của con người. Ngày nay, CSR đã trở thành triết lý hành vi và quản
trị của doanh nghiệp được nhiều doanh nghiệp trên thế giới lựa chọn áp dụng một cách
tương đối phổ biến, đặc biệt dưới góc độ quan niệm CSR khơng phải là các hoạt động từ
thiện theo cách “cho đi” mà thực chất chính là “việc tạo lập một hệ sinh thái” bền vững
cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

1.1.2. Khái niệm về CSR
Trong thực tế, khái niệm CSR đang có nhiều quan điểm khơng có sự thống nhất trong
suốt q trình ra đời cho tới ngày nay (Garriga & Mele, 2004). Sở dĩ có nhiều khái niệm
khác nhau là do góc độ nhìn nhận và quan niệm về CSR cịn có nhiều điểm khác biệt.
- Có quan điểm cho rằng, thực chất phải thay khái nhiệm CSR bằng khái niệm SR
(Social Responsibility) “trách nhiệm xã hội nói chung” chứ khơng dừng ở trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp. Trong xã hội ngày nay, để thực sự có một xã hội tốt đẹp cần đến
trách nhiệm của tất cả các chủ thể và khách thể trên hành tinh trong việc duy trì và phát
triển đối với các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa, mơi trường,…
- SER (Social and Environmental Responsibility): Trách nhiệm xã hội và môi trường,
mở rộng ở hai khía cạnh bao gồm cả trách nhiệm xã hội và trách nhiệm đối với môi trường.
Con người không phải là chủ thể duy nhất tồn tại trên hành tinh, nhưng trên thực tế con
người đang tự cho mình quyền kiểm soát và quyết định mọi thứ trong hệ sinh thái của trái
đất mà quên đi sự tồn tại và ý nghĩa của các động vật và cá thể sống khác. Vấn đề mơi
trường đang là vấn đề sống cịn của xã hội ngày nay khi mà xã hội-môi trường đang chứa


10

chất quá nhiều điều bất ổn từ các quyết định một cách tự do thậm chí vơ ý thức của con
người nhằm thực hiện nhiệm vụ “cải thiện và nâng cao” chất lượng cuộc sống của riêng họ
mà không quan tâm tới sự tồn tại của môi trường và muôn lồi trên trái đất. Trách nhiệm
xã hội và mơi trường là khái niệm bao quát đầy đủ nhất, tuy nhiên, chính vì sự tồn diện
của khái niệm này nên phạm vi ảnh hưởng và tính thực tiễn lại tương đối khó khả thi bởi
có quá nhiều đối tượng cần tham gia và đóng góp trách nhiệm thực thi.
- CSR (Corporate Social Responsibility): là sự bao hàm của ba khái niệm; doanh
nghiệp, xã hội và trách nhiệm. CSR chỉ ra mối liên hệ giữa doanh nghiệp (hoặc các tổ chức)
và cộng đồng xã hội có liên quan. Theo đó, “xã hội” được hiểu theo một nghĩa rộng bao
gồm nhiều cấp khác nhau trong đó có cả các bên hữu quan có lợi ích trực tiếp hoặc gián
tiếp liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

Xét về bản chất, CSR có thể bao hàm chuẩn mực mà các bên liên quan bên trong và
bên ngồi coi là đúng đắn và cơng bằng, hưởng ứng lại sự mong đợi của xã hội về quyền
cơng dân, hoặc bao gồm các chương trình đang hoạt động nhằm thúc đẩy phúc lợi của con
người.
Từ thiện
Đạo đức

Pháp lý
Kinh tế

Hình 1: Mơ hình kim tự tháp CSR
Nguồn: Carroll (2016)
Trách nhiệm kinh tế: Đây được coi là trách nhiệm nền tảng, bởi suy cho cùng, một
doanh nghiệp hoạt động (ngoại trừ doanh nghiệp xã hội) cần phải đảm bảo mục tiêu lợi
nhuận. Một doanh nghiệp có sử dụng nguồn lực của xã hội mà không đem lại lợi nhuận thì


11

đó là sự vi phạm (hoặc khơng đạt mục tiêu) đầu tiên dưới góc độ CSR. Do vậy, các mục
tiêu kinh tế như tối đa hóa lợi nhuận/lợi ích, cạnh tranh, hiệu quả và tăng trưởng là điều
kiện tiên quyết trong hoạt động của doanh nghiệp. Trên thực tế, doanh nghiệp phải đạt
được mục tiêu kinh tế mới có thể thực hiện những mục tiêu khác của CSR.
Trách nhiệm pháp lý: Được hiểu là trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp
luật. Quy định của pháp luật là văn bản chuẩn mực hóa lại các nguyên tắc ứng xử trong xã
hội nên việc tuân thủ pháp luật là yêu cầu bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện. Mức
độ đánh giá sẽ càng cao đối với việc thực hiện CSR nếu các doanh nghiệp thực hiện tốt
hơn so với các chuẩn mực của pháp luật đưa ra. Trong quá trình tìm kiếm các mục tiêu về
kinh tế, doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Do đó, trách nhiệm kinh tế và trách
nhiệm pháp lý là hai thành tố cơ bản, không thể thiếu của trách nhiệm xã hội của doanh

nghiệp.
Trách nhiệm đạo đức: Đạo đức được hiểu là những quy tắc ứng xử tồn tại trong
cộng đồng xã hội có tính lâu đời và chi phối trong các hoạt động của cộng đồng nhưng
chưa được thể chế hóa hoặc khơng thể thể chế hóa thành các quy định có tính pháp lý.
Trong thực tế, tùy theo địa bàn và phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp mà theo đó
trách nhiệm đạo đức sẽ được mở rộng. Những chuẩn mực đạo đức của các địa phương,
vùng miền, lãnh thổ, của các quốc gia khác nhau sẽ có nhiều điểm khác nhau. Cũng chính
vì lý do này mà vấn đề CSR cũng gắn liền với nội hàm “đa dạng hóa”.
Trách nhiệm từ thiện: Doanh nghiệp là một tế bào của xã hội và chỉ tồn tại khi xã hội
tồn tại. Suy cho cùng, khách hàng và cộng đồng xã hội chính là đối tượng đem lại sự phồn
vinh hoặc dẫn tới sự suy vong của mỗi doanh nghiệp. Việc phát triển cộng đồng địa phương,
hoạt động xã hội, bên cạnh việc thỏa mãn sự mong đợi của xã hội còn là hoạt động giúp
cho cộng đồng hưng thịnh và phát triển, đời sống được nâng lên và là tiền đề tiếp theo cho
sự phát triển của doanh nghiệp. Các hoạt động từ thiện ngày nay cũng rất đa dạng và đa
mục đích. Có những doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm từ thiện luôn gắn với hoạt động
quảng bá, quảng cáo (hay nói một cách khác là vẫn gắn với lợi ích của doanh nghiệp), đồng


12

thời cũng có những doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm từ thiện này một cách vô điều kiện.
Các hoạt động hỗ trợ người nghèo, qun góp xây nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt,
tài trợ trẻ em vùng sâu vùng xa,… là những hoạt động từ thiện phổ biến. Trong một số
nghiên cứu điển hình về CSR cũng đã đề cập nhiều đến khía cạnh này.
Từ giai đoạn cuối năm 1990 đến đầu 2000, CSR dịch chuyển từ việc đóng góp cho xã
hội thơng qua cách làm từ thiện sang cấp độ chiến lược, tức là gắn hoạt động xã hội với
mục tiêu của doanh nghiệp (Banerjee, 2006). Theo các tác giả Aguilera & Williams (2006)
thì lúc này hành động của doanh nghiệp đã tập trung hướng tới giải quyết các vấn đề vượt
quá quy định/yêu cầu luật pháp, kỹ thuật và kinh tế trong phạm vi chật hẹp của doanh
nghiệp, nghĩa là các doanh nghiệp đã nhận thức được rõ ràng hơn vai trò của CSR trong

phát triển bền vững.
Một số khái niệm khác về CSR cũng được các tác giả khác nhau đề cập tới trong các
tác phẩm của mình. Theo Porter và Kramer (2011), CSR là những giá trị được chia sẻ
(shared value), là sự hòa nhập, hội nhập của doanh nghiệp với xã hội (corporate social
integration). Còn theo tác giả Wood (2010), CSR được hiểu theo nghĩa rộng hơn, đồng thời
có ba cấp độ phân tích về CSR là cá nhân, tổ chức và thể chế, tương ứng với trách nhiệm
xã hội về đạo đức, xã hội và kinh tế.
Hội đồng Kinh doanh Thế giới vì Sự phát triển Bền vững (World Business Council for
Sustainable Development) cũng đã đưa ra một định nghĩa về CSR, đó là “Trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế
bền vững thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ mơi trường, bình đẳng giới, anh
tồn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên,
phát triển cộng đồng, bảo đảm tốt chất lượng sản phẩm,… theo cách có lợi cho doanh
nghiệp cũng như cho sự phát triển chung của xã hội”.
Nói tóm lại, CSR là một khái niệm rộng có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau
tùy thuộc vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Tuy nhiên, xét về mặt tổng qt thì CSR
chính là việc doanh nghiệp thực hiện một cách tự nguyện các hoạt động vì mục đích xã hội


13

như: tuân thủ pháp luật, thực hiện và đảm bảo quyền con người, phục vụ cộng đồng địa
phương, sử dụng tài nguyên hợp lý và bảo vệ môi trường.
1.1.3. Vai trò của CSR đối với doanh nghiệp
- Kiến tạo xã hội và tái cân bằng lợi ích xã hội
Thực hiện CSR là một việc làm tốt đẹp đối với cộng đồng và môi trường nơi mà các
doanh nghiệp đang thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, đây không chỉ là hành động
có tính nhất thời mà là đích đến mà các doanh nghiệp cần đạt được. Thực chất, CSR chính
là sự hài hịa, đảm bảo lợi ích và sự ứng xử tốt đẹp cho tất cả các chủ thể trong xã hội với
một thái độ và hành vi tích cực nhất. Thay cho việc thỏa mãn lợi ích hoặc tối đa hóa lợi ích

của một nhóm các đối tượng có liên quan đến doanh nghiệp như cổ đơng, người quản lý
hay người lao động, CSR luôn đảm bảo sự cân bằng lợi ích cho các chủ thể trong xã hội
thông qua các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp đối với tất cả các đối tượng có liên quan.
Chính điều này đã nói lên tinh thần kiến tạo xã hội và tái cân bằng lợi ích xã hội mà CSR
mang lại.
- Tạo lập một thói quen kinh doanh vì xã hội, vì cộng đồng thay cho chỉ vì cá
nhân, vì cổ đơng
Mục tiêu lớn nhất của mỗi doanh nghiệp khơng phải là doanh thu và lợi nhuận, mà
đó chính là những đóng góp và cống hiến cho xã hội. Khi mục tiêu cống hiến và đóng góp
cho xã hội đạt được thì mục tiêu doanh thu và lợi nhuận cũng dần trở thành hiện thực.
Chính vì vậy, ngay từ khi thành lập, một doanh nghiệp đã có ý thức và thói quen kinh
doanh vì xã hội, vì cộng đồng sẽ tạo lập được một nền tảng vững chắc và sẽ tạo nên sự kết
nối tốt nhất tới các nguồn lực và chủ thể có liên quan tới doanh nghiệp. CSR sẽ không thể
tự nhiên xuất hiện ở mỗi doanh nghiệp khi khơng có sự quan tâm, nhận thức và hành động
từ những việc làm nhỏ nhất đối với các chủ thể trong nội bộ doanh nghiệp cho tới những
hoạt động có tính quy mơ đối với tất cả các chủ thể bên ngồi mơi trường doanh nghiệp.
- Tạo sự phát triển lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp
Khi một doanh nghiệp thực hiện tốt CSR và doanh nghiệp được xã hội và cộng đồng
đánh giá cao có nghĩa rằng ở doanh nghiệp đó, lợi ích của cổ đơng được bảo đảm, lợi ích


14

của người lao động được quan tâm và duy trì ổn định, lợi ích của khách hàng được tối đa
hóa, lợi ích của đối tác được cân bằng và ổn định, lợi ích của chính quyền địa phương được
cải thiện, môi trường sống của địa phương và xã hội được đảm bảo và các lợi ích khác rất
được quan tâm thì chắc chắn doanh nghiệp đó là doanh nghiệp phát triển và có khả năng
tồn tại lâu dài. Do vậy, tổng giá trị lợi ích mà doanh nghiệp đó mang lại cho xã hội sẽ cao
hơn rất nhiều so với giá trị lợi ích của những doanh nghiệp hoạt động chỉ vì một nhóm lợi
ích nhỏ nào đó. Bên cạnh đó, chính sự cân bằng lợi ích này mới là điểm mấu chốt cho sự

phát triển bên vững và lâu dài của doanh nghiệp. Chính vì vậy, CSR như là “nhân tâm”
được “gieo” trong doanh nghiệp để tạo nên “quả ngọt”.
- Xây dựng ý thức hệ cho đội ngũ doanh nhân và những người làm kinh doanh
theo hướng cống hiến cho một xã hội tốt đẹp
CSR có được thực hiện ở doanh nghiệp hay không, điều trước tiên sẽ phụ thuộc vào
nhận thức của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp nào có lãnh đạo sớm
nhận thức và ý thức về CSR, coi CSR như là một vấn đề có tính sống cịn và là đích đến
của doanh nghiệp thì trong doanh nghiệp đó chắc chắn CSR được quan tâm thực hiện, đồng
thời mơ hình hoạt động và quản trị của doanh nghiệp cũng được thiết lập hoặc điều chỉnh
theo hướng CSR thay cho hướng “tư bản thuần túy”[1]. Ý thức của đội ngũ doanh nhân
CSR còn được hình thành thơng qua hoạt động đào tạo ngay từ thời điểm ngồi trên ghế nhà
trường hoặc các hoạt động đào tạo thực tế khác nữa. Chính vì vậy, đào tạo về CSR ln có
một vai trị rất quan trọng để có thể hình thành hệ ý thức CSR cho đội ngũ doanh nhân trẻ
của mỗi quốc gia để có được một thế hệ doanh nhân kinh doanh theo hướng cống hiến cho
một xã hội phát triển bền vững và tốt đẹp hơn.
1.1.4. Lợi ích của CSR
Việc thực hiện CSR là một việc làm đem lại lợi ích tồn diện cho tất cả các chủ thể trong
xã hội – nơi mà doanh nghiệp đang thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể:
- Đối với khách hàng: đảm bảo được giá trị và lợi ích tối đa cho khách hàng

1

Là khái niệm với hàm ý rằng tư bản chỉ quan tâm tới lợi nhuận và đặt vấn đề lợi nhuận là trên hết.


×