Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Chính sách kiều hối của một số nước châu á và bài học kinh nghiệm cho việt nam (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.16 KB, 27 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước có tỷ lệ tiết kiệm nội
địa thấp, luôn có nhu cầu rất lớn về nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế và
phát triển bền vững, nhất là xóa đói giảm nghèo. Đối với các nước này,
nguồn lực trong nước là cơ bản, nhưng nguồn lực từ bên ngoài luôn có vai
trò đặc biệt quan trọng cho sự tăng trưởng bứt phá, đuổi kịp các nền kinh tế
phát triển khác. Nhằm đáp ứng yêu cầu vốn, nhiều quốc gia thường tìm đến
thị trường tài chính trong nước và quốc tế như phát hành trái phiếu chính
phủ, trái phiếu quốc tế hay đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhận viện trợ
phát triển chính thức (ODA) mà còn ít quan tâm đến những khoản tiền của
các cá nhân chuyển từ nước ngoài về cho thân nhân trong nước, đó là dòng
tiền kiều hối Kiều hối ngày càng có khuynh hướng quan trọng đối với
các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp. Song, tại một số quốc gia,
dòng kiều hối hiện lại bị giới hạn bởi các yếu tố nội tại thuộc các nước tiếp
nhận kiều hối như chính sách quản lý của nhà nước, mức phí chuyển tiền,
hệ thống dịch vụ ngân hàng trong nước… đòi hỏi phải cải thiện các chính
sách để tối ưu hóa vai trò cũng như các lợi ích tiềm năng của dòng kiều hối
có thể mang lại cho nền kinh tế.
Ở các nước đang phát triển nói chung và một số nước Châu Á nói riêng
mà điển hình như Ấn độ, Trung Quốc, Philippines…dòng kiều hối chảy về
trong nước ngày càng tăng lên đáng kể. Trên khắp thế giới, nhóm nước
nhận kiều hối nhiều nhất trong năm 2013 bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc,
Mêhicô, Philippin và Pháp. Ở các nước châu Á, ba quốc gia đứng đầu về
thu hút kiều hối đó là Ấn Độ, Trung Quốc, Philippin và Việt Nam đứng
hàng thứ tư. Đối với Việt Nam, kiều hối ngày càng trở nên quan trọng.
1
Những năm gần đây, dòng kiều hối vào Việt Nam tăng cả về số tuyệt đối và
tương đối so với GDP. Thống kê cho thấy, từ năm 1993 đến 2009, lượng
kiều hối đã tăng lên khoảng 45 lần, từ 141 triệu USD năm 1993 lên 6,28 tỷ
USD năm 2009 và năm 2013 Việt Nam đã đạt hơn 12 tỷ USD kiều hối thu


hút từ nước ngoài.
Thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã thực hiện các
chính sách nới lỏng đối với dòng kiều hối từ năm 1989. Những thay đổi
trong chính sách quản lý ngoại hối cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các
dòng vốn nói chung và kiều hối nói riêng. Song các chính sách liên quan
đến kiều hối vẫn còn nhiều bất cập, chưa thu hút tối đa các nguồn kiều hối
để phát huy những tác động tích cực và có những biện pháp hữu hiệu nhằm
hạn chế tác động tiêu cực của kiều hối.
Học hỏi kinh nghiệm của những quốc gia điển hình về thu hút và sử
dụng kiều hối có hiệu quả, phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội không
những có ý nghĩa về thực tiễn mà còn mang giá trị lý luận cao. Trong bối
cảnh như trên, việc nghiên cứu chính sách kiều hối của ba quốc gia Ấn Độ,
Trung Quốc, Philippin để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là rất
cấp thiết. Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Chính sách kiều hối
của một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm nội
dung nghiên cứu cho luận án.
2. Tình hình nghiên cứu
2
Nghiên cứu trong nước:
Trong những năm gần đây, do sự tăng trưởng khá mạnh của nguồn kiều
hối về Việt Nam nên những vấn đề liên quan đến luồng vốn tài chính này
dường như ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu.
Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu điển hình về vấn đề kiều hối như
Lê Minh Tâm và Nguyễn Đức Vinh (1999), Nguyễn Anh Dũng và cộng sự
(2005), Đặng Nguyên Anh (2005), Pfau & Giang Thanh Long (2006),
Nguyễn Thị Thùy Linh (2006), Nguyễn Đức Thành (2007), Đỗ Thị Đức
Minh (2007), Nguyễn Minh Thao (2009).
Nghiên cứu của Lê Minh Tâm và Nguyễn Đức Vinh (1999) là nghiên
cứu có tính gợi mở về kiều hối, người Việt Nam di cư thường có thói quen
gửi tiền để hỗ trợ gia đình, người thân của mình về chi phí sinh hoạt, chữa

bệnh, chi phí học hành và đầu tư kinh doanh;
Nghiên cứu của Pfau và Long (2006) cho thấy sự dịch chuyển trong
phân phối của kiều hối trong thời gian gần đây: từ thành thị dịch dần sang
nông thôn, từ vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ dịch dần sang
vùng Bắc Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, hai tác giả còn
tập trung vào tìm hiểu mục đích sử dụng của các nguồn kiều hối này.
Tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh (2006) nghiên cứu dưới góc độ tác động
của kiều hối tới phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình, kết quả
nghiên cứu cho thấy những hộ gia đình nhận kiều hối có khuynh hướng sử
dụng một phần lớn hơn trong thu nhập tăng thêm cho việc xây và sửa nhà.
Tác giả Nguyễn Đức Thành (2007) sử dụng kỹ thuật mô hình hoá cân
bằng tổng thể (CGE) để phân tích tác động của kiều hối đến nền kinh tế
Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu này củng cố quan điểm cho rằng ảnh
3
hưởng của kiều hối lên nền kinh tế của các nước đang phát triển là phức tạp
và pha trộn nhiều khuynh hướng khác nhau.
Tác giả Đỗ Thị Đức Minh và cộng sự (2007) đã xây dựng thành công
một mô hình cân bằng tổng thể khả toán (CGE) để thực hiện những phân
tích định lượng đầu tiên về ảnh hưởng của kiều hối đến nền kinh tế Việt
Nam.
Các nghiên cứu khác chủ yếu nghiên cứu kiều hối dưới giác độ là một
khoản mục trong cán cân thanh toán quốc tế, do đó ảnh hưởng tới tình trạng
cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối, và phần nào ảnh hưởng đến tình trạng
đô la hóa, lạm phát trong những điều kiện cụ thể. Hoặc kiều hối như một
yếu tố trong tiến trình tự do hóa tài chính
Nghiên cứu ngoài nước:
- Khái niệm, bản chất của kiều hối/chuyển tiền kiều hối, phân loại kiều hối,
biện pháp tăng cường hiệu quả của kiểu hối (Tasneem Siddiqui, 2008).
- Mối quan hệ kiều hối, đói nghèo và đầu tư (Samuel Munzele Mainmbo
and Dilip Ratha, 2005)

- Vai trò, tầm quan trọng của kiều hối, chuyển tiền từ nước ngoài đối với
các nước phát triển, đang phát triển (Admos O. Chimhowu, Jenifer Piesse,
and Caroline Pinder, 2005)
- Nghiên cứu về thúc đẩy, tăng cường năng lực, cải thiện cơ sở hạ tầng của
khu vực tài chính cho việc cải thiện tiếp nhận nguồn kiều hối (David C.
Grace, 2005)
- Tăng cường tính minh bạch đối với khu vực tài chính không chính thức
nhằm hỗ trợ cho kiều hối (Nikos Passas và Samuel Munzele Mainbo,
Abdusanlam Omer và Gina El Koury, Abdusanlam Omer và Gina El
Koury, 2005)
4
- Di dân, phát triển và vấn đề kiều hối (Rechard H. Adams Jr. và John Page,
Devesh Kapur, Devesh Kapur, 2005)
- Tình hình di dân và chuyển tiền kiều hối ở khu vực Châu Á-Thái Bình
dương (John Connell và Richard P.C. Brown, 2005)
- Công cụ tài chính sử dụng trong huy động kiểu hối (Dilip Ratha Sanket
Mohapatra và Sonia Plaza (2008)
- Phân tích các hệ thống chuyển tiền kiều hối (Raul Hernandez-Coss, 2005)
- Hạn chế chính sách cấm đoán của nước sở tại đối với kiều hối (Mark P.
Sullivan, 2009)
- Tác động của di cư quốc tế và kiều hối về nghèo đói (Richard H. Adams
Jr. và John Page, 2005)
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích và làm rõ cơ sở lý luận về kiều hối và chính sách kiều hối.
- Đánh giá phân tích thực trạng về chính sách kiều hối của Ấn độ, Trung Quốc
và Philippines, luận án tìm hiểu bài học kinh nghiệm trong việc thu hút, quản lý
và sử dụng nguồn kiều hối một cách có hiệu quả để phát huy tối đa mặt tích
cực, hạn chế những tác động tiêu cực của dòng kiều hối đến nền kinh tế, xã hội.
- Đánh giá phân tích thực trạng thu hút kiều hối ở Việt Nam trong những năm
gần đây, luận án rút ra những bài học kinh nghiệm của ba quốc gia Ấn độ,

Trung Quốc và Philippines trong việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn kiều
hối một cách có hiệu quả để hoạch định chính sách kiều hối của Việt Nam
trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về kiều hối và chính sách kiều hối: Khái niệm về
kiều hối và chính sách kiều hối; Bản chất của nguồn kiều hối (dòng kiều hối);
5
Những yếu tố kinh tế xã hội quyết định đến nguồn kiểu hối đối với một quốc
gia;
- Trên cơ sở tổng quan lý luận về kiều hối, luận án phân tích chính sách kiều
hối của một số nước Châu Á, trong đó giới hạn phạm vi nghiên cứu đến ba
quốc gia tiêu biểu nhất là Ấn Độ, Trung Quốc và Philippin.
- Từ sự phân tích chính sách kiều hối của ba quốc gia trên, luận án đưa ra sự
so sánh về chính sách thu hút kiều hối của ba quốc gia để từ đó rút ra những
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc thu hút và sử dụng có hiệu
quả nguồn kiều hối cho phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
- Để minh chứng cho những luận điểm của luận án, phạm vi nghiên cứu của
luận án chọn mẫu điển hình ba quốc gia Ấn Độ, Trung Quốc và Philippin
với thực trạng và tác động của kiều hối trong khoảng thời gian từ năm 1995
trở lại đây.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Sử dụng những phương pháp chủ yếu trong khoa học xã hội gồm phương
pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phương
pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp.
- Trên cơ sở thực tiễn về chính sách kiều hối của Ấn độ, Trung Quốc và
Philippines để phân tích những tác động của nó đến phát triển kinh tế xã hội.
- Bên cạnh đó, luận án sẽ sử dụng các công cụ thống kê, biểu đồ, mô hình
hoá phổ biến để phân tích và chứng minh cho các nhận định và quan điểm
học thuật.
6. Những đóng góp của luận án:

- Tổng hợp những vấn đề chung về kiều hối và chính sách kiều hối làm cơ
sở lý luận cho việc nghiên cứu đánh giá những tác động của kiều hối cho sự
6
phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế.
- So sánh và đánh giá chính sách kiều hối của ba quốc gia Ấn độ, Trung
Quốc và Philippines nhằm đúc rút những bài học kinh nghiệm cho chính sách
kiều hối của Việt Nam để thu hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kiều
hối.
- Luận án mạnh dạn đưa ra những kiến nghị về chính sách kiều hối của Việt
Nam vận dụng trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 trên cơ
sở đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng kiều hối của Việt Nam trong giai
đoạn từ 1995 đến nay.
7. Kêt cấu của luận án:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu của luận án
được chia làm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kiều hối và chính sách kiều hối
Chương II: Kiều hối và chính sách kiều hối của một số nước Châu Á
Chương III: Bài học kinh nghiệm cho việc hoạch định và thực thi chính
sách kiều hối ở Việt Nam
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỀU HỐI
VÀ CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI
1.1 Tổng quan về kiều hối
1.1.1 Khái niệm về kiều hối
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) định nghĩa kiều hối “là hàng hoá và các
công cụ tài chính do người lao động sống và làm việc ở nước ngoài
từ một năm trở lên chuyển về đất nước họ”. Theo Ngân hàng thế
giới (WB): “Kiều hối bao gồm các khoản chuyển tiền từ nước ngoài
7
có nguồn gốc là thu nhập của người lao động, dân di cư ở nước

ngoài, được thể hiện trong cán cân thanh toán quốc tế là các khoản
chuyển tiền (ròng)”. Mặc dù việc chuyển tiền (remittances) có thể
mang tính quốc tế hoặc nội địa (giữa các vùng khác nhau của cùng một
nước) nhưng trong luận án chỉ đề cập đến việc chuyển tiền quốc tế
(international remittances). Theo Puri & Ritzema (1999), kiều hối
(international remittances) có thể được định nghĩa là “phần thu nhập
của người lao động ở nước ngoài gửi về nước”.
Theo quyết định 170/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày
19/08/1999 đã giải thích định nghĩa về kiều hối: “Kiều hối là các ngoại
tệ tự do chuyển đổi được chuyển vào Việt Nam theo các hình thức
sau:Chuyển ngoại tệ thông qua các tổ chức tín dụng được phép;
Chuyển ngoại tệ thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài
chính bưu chính quốc tế; Cá nhân mang ngoại tệ theo người vào Việt
Nam. Cá nhân ở nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam có mang theo
ngoại tệ hộ cho người Việt Nam ở nước ngoài phải kê khai với Hải
quan cửa khẩu số ngoại tệ mang hộ từ nước ngoài gửi về cho người thụ
hưởng ở trong nước.
Như vậy, quan điểm về định nghĩa kiều hối của Việt Nam thống
nhất với định nghĩa của Ngân hàng thế giới và luận án dựa vào quan
điểm thống nhất này làm cơ sở lý luận cho phân tích.
1.1.2 Sơ lược về dòng chu chuyển kiều hối toàn cầu
Trên khắp thế giới, nhóm nước nhận kiều hối nhiều nhất trong năm
2010 bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Mêhicô, Philippin và Pháp. Báo cáo
mới cập nhật của Ngân hàng thế giới (WB) nhận định kiều hối toàn thế giới
năm 2013 ước tính đạt 534 tỉ USD và sẽ tăng lên 685 tỉ USD vào năm 2015.
8
Trong đó, các nước đang phát triển sẽ nhận được tổng cộng 406 tỉ USD
kiều hối năm 2012, tăng 6,5% so với năm 2011. Dẫn đầu danh sách này là
Ấn Độ với 70 tỉ USD. Theo sau là Trung Quốc (66 tỉ USD), Philippines và
Mexico (cùng 24 tỷ USD), Nigeria (21 tỉ USD), Hy Lạp (18 tỉ USD),

Pakistan và Bangladesh (cùng 14 tỉ USD).
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới dòng kiều hối giữa các quốc gia
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 3 nhóm nhân tố cơ bản có thể tác
động đến dòng kiều hối: 1) nhóm các yếu tố tác động bởi tình cảm
(altruistic); 2) nhóm các yếu tố kinh tế vi mô (micro-economic) và 3) nhóm
các yểu tố kinh tế vĩ mô (macro-economic)
Từ những nhân tố cơ bản có thể tác động đến dòng kiều hối, có thể
phân tích những nguyên nhân hình thành dòng tiền kiều hối giữa các quốc
gia như sau:
Nguyên nhân thứ nhất là khoảng cách chênh lệch về tiền lương giữa
nước giàu và nước nghèo.
Nguyên nhân thứ hai là do những người định cư ở nước ngoài có nhu
cầu muốn trở về quê hương đầu tư sản xuất kinh doanh với mong muốn tìm
kiếm lợi nhuận và đóng góp công sức của bản thân trong công cuộc xây
dựng và phát triển quê hương.
Nguyên nhân thứ ba là người di cư thường gửi tiền về nhà vì anh ta
quan tâm tới cuộc sống của gia đình anh ta ở quê nhà. Với động cơ này,
người đi lao động hoặc sống ở nước ngoài cảm thấy giảm bớt lo lắng cho
gia đình của mình tại quê hương họ.
Nguyên nhân thứ tư có thể phân tích về nhân khẩu học. Khi dân số
ngày càng già đi, các quốc gia phát triển sẽ phải tìm các nguồn lao động
khác để thúc đẩy kinh tế bởi lẽ nếu không có những người lao động mới,
9
chính phủ sẽ tới lúc không đủ tiền để trả lương hưu cho số người già
đang tăng.
Nguyên nhân thứ năm là do các quốc gia tiếp nhận kiều hối ngày càng
đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút dòng tiền kiều hối về nước,
coi như một dòng vốn ngoại tệ từ bên ngoài.
Nguyên nhân thứ sáu là thanh toán các khoản nợ. Thông thường các
gia đình phải vay tiền để trang trải chi phí cho người đi xuất khẩu lao động

hoặc sang học tập ở nước ngoài, với hy vọng rằng sau một thời gian lao
động và học tập hoặc có việc làm, họ sẽ gửi một phần tiền về để thanh toán
một phần hoặc toàn bộ các khản nợ trước đó. Đây thực chất giống như một
khoản đầu tư.
Động cơ cuối cùng có thể xem xét là động cơ đồng bảo hiểm. Người di
cư có thể đầu tư vào bất kể tài sản tài chính nào tại nước mình làm việc,
nhưng lại không thể tránh được những rủi ro do thị trường tài chính không
hoàn hảo. Chính vì vậy, một chỗ dựa vững chắc để giảm thiểu rủi ro này là
chuyển tiền về cho gia đình.
1.1.4 Tác động của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội của các nước
đang phát triển
1.1.4.1 Những tác động tích cực của kiều hối đến phát triển kinh tế xã
hội của các nước đang phát triển
Những đóng góp tích cực của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội trên
một số điểm nổi bật sau: kiều hối là kênh cung cấp ngoại tệ mạnh, làm tăng
dự trữ ngoại hối và tài trợ cho thâm hụt cán cân vãng lai; góp phần thúc đẩy
đầu tư và tiêu dùng, là động lực cho tăng trưởng kinh tế; kiều hối mang
tính ổn định, giảm thiểu rủi ro tín dụng và gánh nặng nợ nần; góp phần
hoàn thiện hệ thống tài chính non trẻ và chuyển giao kiến thức, công
10
nghệ; góp phần giảm đói nghèo ở các nước đang phát triển; kiều hối có
tác động tích cực đến nguồn nhân lực. Kiều hối có thể giúp gia đình nhận
kiều hối đầu tư nhiều hơn vào nguồn nhân lực dưới dạng tăng chi tiêu cho giáo
dục và sức khỏe.
1.1.4.2 Những tác động tiêu cực của kiều hối đến phát triển kinh tế xã
hội ở các nước đang phát triển
Những hạn chế cơ bản của dòng kiều hối được thể hiện ở những điểm
như: kiều hối làm gia tăng tình trạng đô la hoá; gia tăng độ nhạy cảm với
ngoại tệ trong nền kinh tế; gây ra những trở ngại trong việc xác định
lượng tiền cung ứng’ làm tăng nguy cơ lạm phát; việc sử dụng ngoại tệ

từ kiều hối còn nhiều bất cập; tác động của kiều hối đến thị trường lao động:
các thành viên của gia đình nhận tiền kiều hối có thể phụ thuộc vào nguồn tiền
kiều hối và không nỗ lực lao động.
1.2 Tổng quan về chính sách kiều hối
1.2.1 Khái niệm và nội dung chính sách kiều hối
Chính sách kiều hối là hệ thống các biện pháp, các chính sách vĩ mô và
vi mô nhằm thu hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kiều hối phục vụ
cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Nội dung của chính sách kiều hối bao gồm:
*) Chính sách quản lý ngoại hối
*) Chính sách khuyến khích người định cư nước ngoài và lao động nước
ngoài đầu tư về nước
*) Chính sách xuất khẩu lao động
11
*) Chính sách về tự do hoá các dịch vụ tài chính ngân hàng.
*) Cạnh tranh dịch vụ kiều hối
1.2.2 Chính sách nhằm thu hút dòng kiều hối phục vụ cho phát triển
kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển
Một là, phát triển và hoàn thiện cơ sở luật pháp quốc tế thông qua các
hiệp định, thỏa thuận ký kết song phương và đa phương chính thức với các
nước và các tổ chức quốc tế trên thế giới.
Hai là, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm bảo hộ và tạo điều kiện cho
doanh nhân, tri thức kiều bào về nước làm việc, đầu tư kinh doanh, khuyến
khích việc hình thành các hiệp hội chuyên ngành, mở rộng hợp tác trong
cộng đồng và với nước ngoài.
Ba là, tích cực hỗ trợ cư dân cư trú ở nước ngoài ổn định và phát triển,
giữ gìn bản sắc dân tộc thông qua việc mở rộng các hoạt động giao lưu trên
nhiều mặt như văn hóa, giáo dục, thể thao, từ thiện… giữa cộng đồng kiều
bào trong và ngoài nước.
Bốn là, cần nghiên cứu đánh giá cụ thể tình hình cộng đồng của từng

nước, từng khu vực nhằm khuyến khích, động viên kịp thời những nhân tố
tích cực, phát huy thế mạnh của cộng đồng, hạn chế mặt tiêu cực, tranh thủ
tối đa đóng góp của kiều bào cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Năm là, làm cho kiều bào tiếp cận và hiểu các chính sách phát triển
kinh tế xã hội của đất nước một cách nhanh chóng, chính xác và đúng đắn.
1.2.3 Chính sách quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng dòng kiều hối
Một là, Nhà nước thực thi các chính sách nhằm định hướng hoặc tạo
động lực để kiều hối đầu tư vào khu vực sản xuất và các lĩnh vực con người
như giáo dục và sức khỏe cộng đồng… nhằm tạo ra các hiệu ứng phát triển
tích cực về dài hạn cho đất nước.
12
Hai là, đối với chính sách tỷ giá hối đoái: cần xem xét một chế độ tỷ
giá linh hoạt hơn thông qua việc nới lỏng biên độ giao dịch tỷ giá và khi cần
thiết có thể điều chỉnh dần tỷ giá chính thức, đồng thời giảm bớt can thiệp
trên thị trường ngoại hối.
Ba là, đối với chính sách tài khóa: Theo kinh nghiệm của các quốc gia,
khi có sự gia tăng của các dòng vốn vào, chính phủ cần nhanh chóng và
kiên quyết trong việc hạn chế chi tiêu, giảm bớt tác động lên tổng cầu và áp
lực gây lạm phát.
Bốn là, Hoàn chỉnh và xây dựng mới các chính sách thu hút kiều bào
tăng cường đầu tư hoạt động kinh doanh ở trong nước.
CHƯƠNG II: KIỀU HỐI VÀ CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI
CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á
2.1 Kiều hối và vai trò của kiều hối ở các nước Châu Á
Theo báo cáo của WB về kiều hối và di trú toàn cầu, tính chung trên
toàn cầu, lượng kiều hối được di chuyển xuyên biên giới đã có dấu hiệu
phục hồi và tăng: từ mức 416 tỷ USD năm 2009 lên 440 tỷ USD năm 2010.
Báo cáo trên cho biết 7 trong 10 nước nhận được nhiều kiều hối nhất theo
thứ tự là Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, Pakistan, Bangladesh, Việt Nam
và Sri Lanka. Kiều hối đã đóng góp một phần quan trọng vào sự phục hồi

của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn sau khủng hoảng. Nguồn tiền gửi về
từ kiều hối được xem như là nguồn ngoại tệ quan trọng thứ hai sau nguồn đầu
tư trực tiếp của các nước đang phát triển. Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines là
những quốc gia điển hình về tiếp nhận kiều hối, những tác động của dòng
tiền này ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế xã hội của từng
nước? Việt Nam học hỏi gì từ những kinh nghiệm rút ra qua bài học về
chính sách thu hút và sử dụng kiều hối của những nước nói trên?
13
2.2 Chính sách kiều hối của Ấn Độ, Trung Quốc và Philippines
2.2.1 Ở Ấn Độ
2.2.1.1 Chính sách kiều hối của Ấn Độ
Thực trạng về kiều hối của Ấn Độ theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới,
năm 2013, nguồn kiều hối về Ấn Độ là 71 tỷ USD.
Để nguồn kiều hối về nước như một nguồn ngoại tệ quý giá phục vụ
cho phát triển kinh tế xã hội, Ấn Độ đã có nhiều chính sách nhằm thu hút và
sử dụng có hiệu quả dòng tiền kiều hối:
*) Chính sách đối với người định cư ở nước ngoài
Xuất phát từ kiều hối là dòng tiền gửi của người Ấn Độ sống tại nước
ngoài gửi về nước, chính phủ Ấn Độ đã có nhiều chính sách thu hút kiều
bào mỗi năm cởi mở và thông thoáng hơn. Năm 1998, Ấn Độ phát hành trái
phiếu kiến thiết Ấn Độ chỉ dành cho Ấn kiều. Sau đó, Ấn Độ ban hành quy
chế "quasi-citizenship", theo đó Ấn kiều được hưởng quyền lợi như công
dân trong nước, ra vào Ấn Độ không cần thị thực, được quyền sở hữu nhà
đất tại Ấn Độ và hưởng các ưu đãi đầu tư chỉ dành cho Ấn kiều. Chính
quyền New Delhi còn lập ra Bộ Các vấn đề Ấn kiều để thường xuyên xử lý
những thắc mắc của họ, hay thành lập các thành phố dành riêng cho Ấn
kiều (Non-Resident Indian - NRI City) có cơ sở hạ tầng và dịch vụ hiện đại
trên khắp đất nước. Nhờ những chính sách liên tục đó, Ấn Độ đã thu hút đội
ngũ đông đảo lực lượng chuyên gia trí thức cho sự phát triển của nước này.
*) Chính sách bảo vệ người tiêu dùng

Tăng cường hơn nữa tính minh bạch và bảo vệ người tiêu dùng tại thị
trường Ấn Độ cho dịch vụ chuyển tiền , nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền
cần phải: (a) thông qua một hiến chương bảo vệ người tiêu dùng, được công
14
bố rộng rãi và (b) chỉ định giải quyết khiếu nại và công bố chi tiết nội dung
giải quyết khiếu nại của họ.
*) Những chính sách cải cách trong lĩnh vực tài chính.
Cải cách trên lĩnh vực tài chính theo hướng tự do hoá đã làm thay đổi
những hoạt động trong hệ thống ngân hàng, tạo ra cơ hội để thực hiện vai
trò năng động của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế. Những cải cách
trong hệ thống ngân hàng nhằm khuyến khích đầu tư tư nhân trong lĩnh vực
ngân hàng, cho phép các ngân hàng nhà nước bán cổ phần ra thị trường tự
do, tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ ngân hàng phát triển trong đó có
dịch vụ chuyển tiền kiều hối. Tính cạnh tranh của các ngân hàng công ngày
càng được nâng cao trước sự điều tiết của thị trường tài chính và trước
những đối thủ mới ở trong nước cũng như những đối tác cạnh tranh tư nhân
nước ngoài.
*) Vai trò của các cơ quan thông tin
Các cơ
quan chủ quản có thẩm quyền trong việc chuyển tiền tiền
kiều hối trên đã đưa ra những chính sách thống nhất nhằm bảo vệ
lợi ích của các đối tượng chuyển tiền kiều hối sao cho có lợi nhất,
đảm bảo tính minh bạch nhằm tạo lòng tin và thu hút dòng tiền kiều
hối về nước ngày một nhiều hơn.
2.2.1.2 Tác động của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội Ấn Độ
Thứ nhất, đó là vai trò của dòng tiền kiều hối được gửi từ những Ấn kiều
như một nguồn đầu tư quý giá đối với một số lĩnh vực then chốt, đăc biệt là
trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Thứ hai, vai trò của kiều hối được phản ánh gián tiếp bởi sự thành công của
đội ngũ doanh nhân Ấn kiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của

đất nước.
15
Thứ ba, đó là vai trò của kiều hối trong lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo và
nghiên cứu khoa học.
Thứ tư, Động lực phát triển kinh tế của Ấn Độ còn đến từ lượng kiều hối
gửi về quê nhà dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng, giúp các gia đình nhận tiền
kiều hối nâng cao đời sống, có thể sản xuất kinh doanh nhỏ cải thiện công
ăn việc làm, tiếp cận được với những dịch vụ hiện đại mà trước đây họ
không có điều kiện hưởng thụ.
2.2.2 Ở Trung Quốc
Theo WB, hàng năm lượng kiều hối đổ về Trung Quốc là rất lớn, chiếm
khoảng 14% GDP của Trung Quốc. Có thể nói, lượng kiều hối gửi về nước
tăng dần qua các năm, năm 2000 lượng kiều hối mới chỉ đạt 6 tỷ USD,
nhưng đến năm 2010, Trung Quốc đã thu hút 51 tỷ USD, gấp hơn 9 lần năm
2000, theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB), dòng tiền kiều hối của Trung
Quốc năm 2013 đạt 60 tỷ USD, đứng thứ hai Châu Á và thế giới chỉ sau Ấn Độ.
2.2.2.1 Chính sách kiều hối của Trung Quốc
Thứ nhất, Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng kiều hối để phát triển sản
xuất thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp ở quy mô nhỏ không đủ điều
kiện để vay vốn ở các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng thông qua các
quỹ gọi tắt là TVEs (township and village enterprises).
Thứ hai, Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực trong việc cải cách các chính sách
thương mại theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn, thể hiện ở các cam kết
đa phương về pháp luật về thể chế, cũng như các cam kết về mở cửa thị
trường hàng hóa và dịch vụ. Theo đó các doanh nghiệp Hoa kiều có điều
kiện mở rộng kinh doanh và đầu tư về quê nhà.
Thứ ba, Chính phủ Trung Quốc thực hiện nhiều các chương trình ưu đãi về
nhà đất, tuyển dụng vào bộ máy công quyền thu hút Hoa kiều.
16
Thứ tư, Trung Quốc áp dụng chế độ thẻ xanh trong những năm gần đây.

Theo đó, những người tài nước ngoài sẽ được mời nhập cư vĩnh viễn, xuất
nhập cảnh và được tạm trú với hộ chiếu có sẵn mà không cần visa
Thứ năm, chính phủ phát hành “trái phiếu kiều dân” (diaspora bond) – một
loại nợ chính phủ phát hành bằng nội tệ được bán cho người dân xa xứ để
có vốn đầu tư vào các dự án cụ thể. Thông qua hình thức này, kêu gọi lòng
yêu nước của người di cư ra nước ngoài có nguyện vọng muốn đầu tư xây
dựng đất nước.
2.2.2.2 Tác động của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thành công trong phát triển kinh tế xã
hội của Trung Quốc, trong đó có sự đóng góp của dòng tiền kiều hối.
Thứ nhất, kiều hối góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của Trung
Quốc.
Thứ hai, thông qua lượng kiều hối do người thân chuyển về quê nhà, ở Đại
Lục đã nổi lên phong trào dùng tiền kiều hối để xây dựng sửa sang nhà cửa,
cải thiện đời sống, đầu tư cho con cái đi học, nhờ đó kinh tế địa phương
phát triển vượt bậc.
Thứ ba, Trung Quốc thực hiện chiến lược phát huy được tiềm năng của
Hoa kiều trong phát triển kinh tế thông qua thu hút chất xám, thu hút đầu tư
và lấy chính Hoa kiều làm cầu nối để đưa hàng hoá thâm nhập thị trường
quốc tế.
2.2.3 Ở Philippines
2.2.3.1 Chính sách kiều hối của Philippines
Philippines là nước xếp hạng thứ tư trong việc thu hút kiều hối ở Châu
Á, năm 2013 lượng kiều hối về Philippines đạt 17 tỷ USD. Để thu hút, quản
17
lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kiều hối, chính phủ Philippines đã áp dụng
những chính sách sau:
Thứ nhất, chuyên nghiệp hóa chính sách xuất khẩu lao động, biến lĩnh
vực này trở thành ngành công nghiệp mới, hướng đến thị trường là các quốc
gia phát triển đồi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao hay các quốc gia có

nền dân số đang già đi.
Thứ hai, Chính phủ Philippines nắm băt tình hình kinh tế thế giới và
có chính sách huy động kiều hối đa dạng và linh hoạt cho phép kiều hối gửi
tiền về nước dễ dàng hơn và ít tốn kém hơn.
Thứ ba, sự hiện diện ngày càng tăng của các ngân hàng cũng như các
tổ chức chuyển tiền phi ngân hàng của Phillipines ở nước ngoài cũng góp
phần gia tăng lượng kiều hối của nước này.
Thứ tư, Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Philippines đặc biệt quan
tâm đến đào tạo dạy nghề chuyên sâu, bài bản và có trách nhiệm cao để
người lao động nước mình hội nhập nhanh chóng vào các nước, kể cả các
nước phát triển.
2.2.3.2 Tác động của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội của
Philippines
Kiều hối đã góp phần quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của
Philippines: cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường các biện pháp kích
thích chi tiêu, Philippines đang tạo ra một sự tăng trưởng kinh tế đáng ngạc
nhiên giữa cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu; những đóng góp của người
Philippines sống và làm việc ở nước ngoài gửi tiền về quê nhà giúp cải
thiện cuộc sống người dân ở đất nước; kiều hối giúp kích thích tiêu dùng
nội địa; đóng góp đáng kể vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân trong nước Phillipines; kiều hối góp phần xóa đói giảm nghèo.
18
2.3 Kết luận rút ra từ việc phân tích chính sách kiều hối của Ấn độ,
Trung Quốc và Philippines
Kiều hối đều có tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế xã hội của
cả ba quốc gia tiếp nhận dòng kiều hối Ấn độ, Trung Quốc và Philippines.
Kiều hối đã đóng góp tích cực vào việc giảm nghèo đói đối với các gia đình
nhận kiều hối hoặc có thể giúp các hộ này tránh rơi vào tình trạng nghèo
đói. Lượng kiều hối tạo cơ hội cho hoạt động đầu tư vào các ngành kinh
doanh mới hoặc mở rộng các doanh nghiệp hiện tại. Kiều hối có thể giúp

gia đình nhận kiều hối đầu tư nhiều hơn vào nguồn nhân lực dưới dạng tăng
chi tiêu cho giáo dục và sức khỏe. Kiều hối trở thành một nguồn ngoại tệ
quan trọng, đặc biệt đối với các nước có thâm hụt tài khóa, nợ nước ngoài,
thường xuyên mất cân bằng cán cân thương mại và hoạt động đầu tư nước
ngoài còn hạn chế.
Cả ba quốc gia đều sử dụng nhiều chính sách nhằm thu hút có hiệu quả
nguồn kiều hối giúp ích cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước, mỗi
quốc gia đều có những điểm riêng biệt tùy thuộc vào điều kiện phát triển
kinh tễ xã hội của từng quốc gia.
Tóm lại, tổng quan về kiều hối của một các nước thuộc khu vực Châu
Á cho thấy, dòng kiều hối là lợi ích lớn nhất mà các nước xuất khẩu lao
động nhận được từ quá trình dịch chuyển lao động toàn cầu. Trong những
năm gần đây đã có sự tăng trưởng nhanh chóng của dòng kiều hối trong mối
tương quan với các dòng tài chính khác. Rõ ràng là trong khi các dòng tài
chính khác khá bất ổn và thậm chí có khuynh hướng giảm từ sau năm 2000
thì kiều hối vẫn tăng một cách vững chắc. Tác động của kiều hối có thể diễn
ra theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Kiều hối có thể tác động đến
những vấn đề như: vấn đề nghèo đói và bất công bằng thu nhập, tiêu dùng,
19
đầu tư và tiết kiệm gia đình, thị trường lao động, nguồn nhân lực và các
biến số kinh tế vĩ mô khác.
CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆC HOẠCH ĐỊNH
VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI CỦA VIỆT NAM
3.1 Bài học kinh nghiệm về chính sách kiều hối của ba quốc gia Ấn Độ,
Trung Quốc và Philippines.
Qua những nghiên cứu về chính sách thu hút kiều hối của các nước Ấn
Độ, Trung Quốc, Philippin, những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
từ những thành công mà các quốc gia trên đạt được từ việc thu hút nguồn
kiều hối nhằm phát huy những ích lợi mà kiều hối mang lại cho phát triển
kinh tế xã hội của đất nước có thể khái quát như sau:

Thứ nhất là chính sách thu hút kiều bào về nước của cả ba nước mỗi năm
một cởi mở, thông thoáng hơn.
Thứ hai, bài học về sử dụng kiều hối của Trung Quốc để phát triển sản xuất
thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp ở quy mô nhỏ không đủ điều kiện
để vay vốn ở các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng thông qua các quỹ gọi
tắt là TVEs (township and village enterprises).
Thứ ba, bài học về thu hút người tài ở nước ngoài về nước của Trung Quốc.
Thứ tư, bài học về chính sách xuất khẩu lao động của Philippines.
3.2 Thực trạng và tác động của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội
của Việt Nam
3.2.1 Cơ sở pháp lý về kiều hối tại Việt Nam
Song song với quá trình đổi mới, mở cửa nền kinh tế và hội nhập
kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã xác định người Việt Nam sinh
sống và làm việc ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân
20
tộc Việt Nam, do đó nguồn kiều hối được coi là một nguồn lực quan trọng
cho phát triển kinh tế. Nhằm khuyến khích, quản lý và sử dụng có hiệu quả
nguồn kiều hối, từ năm 1982 đến nay, Chính phủ và các Bộ, Ngành đã xây
dựng nhiều văn bản quy định về quản lý kiều hối.
3.2.2 Phương thức chuyển tiền kiều hối tại Việt Nam
Ở Việt Nam, kiều hối chảy về nước cũng thông qua hai phương thức:
chuyển tiền kiều hói qua kênh chính thức và kênh phi chính chính thức.
3.2.3 Thực trạng của dòng kiều hối chảy vào Việt Nam
*) Nguồn hình thành kiều hối ở Việt Nam
Kiều hối được hình thành chủ yếu từ hai nguồn: một là Việt kiều ở
nước ngoài, hai là người Việt Nam đi xuất khẩu lao động; còn lại là của các
chuyên gia Việt Nam, lưu học sinh đang làm việc và học tập ở nước ngoài.
Nguồn kiều hối có thể được chuyển vào Việt Nam thông qua kênh
chính thức và kênh không chính thức.
*) Sự phân bổ nguồn kiều hối tại Việt Nam

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, năm 2012, lượng kiều hối về
Việt Nam đạt mức 10 tỷ USD, năm 2013 đạt 12 tỷ USD. Nguồn kiều hối
vào Việt Nam bao gồm: + Một phần chuyển trực tiếp cho người thân, gia
đình, bạn bè nhằm giúp họ cải thiện khó khăn trang trải cuộc sống; + Một
phần lượng kiều hối tập trung trong các lĩnh vực y tế, giáo dục như tài trợ
cho các dự án xây dựng cải tạo trường học, góp vốn đầu tư vào các bệnh
viện tư có quy mô lớn; + Một phần kiều hối đầu tư vào doanh nghiệp vừa
và nhỏ như lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, du lịch, thủ công mây tre, chế
biến nông sản, thực phẩm xuất khẩu …; + Một phần kiều hối tập trung ở
một số lĩnh vực công nghệ có hàm lượng chất xám cao như lĩnh vực thiết bị
21
kỹ thuật, thiết bị xây dựng, viễn thông thông tin… ; + Ngoài ra một phần
lớn kiều hối đang chuyển dần vào thị trường bất động sản và chứng khoán.
3.2.4 Phân tích tác động của kiều hối đến phát triển kinh tế xã hội ở
Việt Nam
3.2.4.1 Những tác động tích cực của kiều hối đến phát triển kinh tế - xã
hội ở Việt Nam
Kiều hối có nhiều tácđộng tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của
Việt Nam như: kiều hối là một trong hai nguồn vốn (cùng với dòng vốn đầu
tư trực tiếp FDI) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các nguồn vốn từ bên
ngoài vào Việt Nam và có xu hướng tăng lên qua các năm; có vai trò quan
trọng đối với tiết kiệm, đầu tư và tăng trưởng; là dòng tiền vào ổn định tạo
nguồn bù cân bằng cán cân vãng lai; có những đóng góp tích cực đến sự
phát triển của thị trường tài chính vì những khoản tiền này làm tăng nguồn
cung ứng vốn cho các tổ chức tài chính; góp phần giải quyết khủng hoảng
và tăng uy tín tín dụng; đồng thời giúp tăng thu nhập của người dân và góp
phần giảm đói nghèo
3.2.4.2 Những tác động tiêu cực của kiều hối đến phát triển kinh tế - xã
hội ở Việt Nam
Kiều hối cũng gây một số bất ổn kinh tế vĩ mô cho quốc gia nhận kiều

hối như luồng kiều hối chảy vào làm tăng cung ngoại tệ, nội tệ lên giá; để
can thiệp tránh cho nội tệ lên giá, NHNN phải mua ngoại tệ vào, tăng gánh
nặng cho NHNN khi chi phí can thiệp tăng; kiều hối là nguyên nhân làm gia
tăng hiện tượng đô la hóa nền kinh tế Như vậy, kiều hối có tác động tiêu
cực đến sự ổn định của kinh tế vĩ mô.
22
3.3 Vận dụng bài học kinh nghiệm về thu hút, quản lý và sử dụng có
hiệu quả nguồn kiều hối của Ấn Độ, Trung Quốc và Philipines
trong
chính sách kiều hối của Việt Nam.
Bài học kinh nghiệm thứ nhất, xuất phát từ kiều hối là nguồn tiền
gửi của người định cư ở nước ngoài gửi tiền về cho thân nhân trong nước, ba
quốc gia Ấn Độ, Trung Quốc và Philipines đều chú trọng đến chính sách thu
hút kiều bào về nước mỗi năm một cởi mở và thông thoáng hơn, nhằm
khuyến khích họ chuyển tiền kiều hối về nước cải thiện cuộc sống cho người
thân nơi quê nhà hoặc đầu tư phát triển sản xuất góp phần phát triển kinh tế
xã hội đất nước.
Bài học kinh nghiệm thứ hai, về sử dụng kiều hối của Trung Quốc
để phát triển sản xuất thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp có quy mô nhỏ
không đủ điều kiện để vay vốn ở các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng
thông qua các quỹ gọi là TVEs (township and village enterprises).
Bài học kinh nghiệm thứ ba, về thu hút người tài ở nước ngoài về
nước của chính phủ Trung Quốc. Người định cư ở nước ngoài gửi kiều hối về
nước được chia làm hai nhòm đối tượng: một là những người định cư dài hạn
ở nước ngoài có tiềm lực mạnh về kinh tế, có tri thức, có tài và hai là những
người xuất khẩu lao động thuần túy. Với hai đối tượng này thì tiềm lực kiều
hối cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước thực sự phải xuất phát từ nhóm
đối tượng thứ nhất. Vì vậy những chính sách thu hút người tài của Trung
Quốc là những bài học đáng quý cho chính sách kiều hối của Việt Nam.
Bài học kinh nghiệm thứ tư, về chính sách khuyến khích xuất khẩu

lao động của Philipines. Những lao động xuất khẩu ra nước ngoài gửi tiền về
nước là một trong những kênh kiều hối quan trọng, vì vậy để tăng cường
23
nguồn kiều hối cho đất nước, một trong những chính sách kiều hối quan trọng
là thúc đẩy lao động xuất khẩu ra nước ngoài, một mặt giải quyết công ăn
việc làm, đào tạo nghề theo hướng chuyên sâu, học hỏi nền văn minh các
nước phát triển, một mặt gửi tiền về cho người thân giúp cải thiện đời sống
quê nhà, góp phần công cuộc xóa đói giảm nghèo
3.4 Một số kiến nghị về chính sách kiều hối của Việt Nam
Một là, thúc đẩy nhanh quá trình hoàn thuế VAT; các cư quan ban
ngành cần hướng dẫn rõ các thủ tục hành chính cho bà con; rút ngắn thời
gian đăng ký cấp phép kinh doanh, cho thời hạn bằng lái xe đối với kiều
bào lâu hơn tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư lâu dài; các chính sachs
phải được cụ thể hóa theo từng địa phương.
Hai là, Nhà nước cần tạo dựng chính sách hợp tình hợp lý cần thiết
để tất cả nười Việt Nam dù ở bất kỳ quốc gia nào, với quốc tịch thứ hai nào
cũng nhận thấy mình là người Việt Nam với đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi
của một công dân Việt Nam, bình đẳng với mọi công dân khác không phân
biệt đối xử, điều này càng khuyến khích những người định cư ở nước ngoài
lòng yêu nước và mong muốn đầu tư đóng góp xây dựng đất nước.
Ba là, Nhà nước cần có nhiều hơn nữa những quy định thông
thoáng hơn trong việc mua nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư
ở nước ngoài trong việc làm thủ tục giấy tờ hành chính, bảo vệ quyền lợi
chính đáng của họ khi mua nhà.
Bốn là, cần điều chỉnh chính sách thuế thu nhập sao cho hợp lý,
vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách vừa khuyến khích được người lao động
có mức lương cao phải nộp thuế vẫn thấy thỏa đáng với công sức lao động
của họ.
24
Năm là, Ngân hàng Nhà nước cần có những nghiên cứu chi tiết hơn

để có căn cứ cho việc thực hiện chính sách tỷ giá, lãi suất và các chính sách
khuyến khích đầu tư phù hợp trên cơ sở có thể định hướng cho việc khai
thác và sử dụng kiều hối có hiệu quả hơn.
Sáu là, Cần có biện pháp đảm bảo cho lãi suất tiền gửi nội tệ đủ
sức hấp dẫn, khuyến khích người nhận kiều hối chuyển sang nội tệ gửi vào
NHTM.
Bảy là, chú trọng mở rộng các kênh chuyển tiền, cải tiến công
nghệ.
Tám là, các giải pháp kiềm chế lạm pháp phải được thực hiện đồng
bộ, ổn định giá trị đồng Việt Nam, tạo lòng tin bền vững của người dân Việt
Nam vào đồng nội tệ.
Chín là, cần tiếp tục có chính sách mở rộng cho vay vốn tạo điều
kiện cho lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động nước ngoài và khuyến
khích mọi thành phần kinh tế mở rộng thị trường xuất khẩu, địa bàn hoạt
động kinh doanh ở cả trong và ngoài nước.
Mười là, vấn đề về kiều hối và hoạt động rửa tiền ở Việt Nam. Cần
phải có những biện pháp thiết thực để vừa khuyến khích kiều bào gửi tiền
về xây dựng đất nước vừa ngăn chặn được tội phạm rửa tiền thông qua con
đường này.
KẾT LUẬN
Với kết cấu 3 chương, luận án đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn
của kiều hối và chính sách kiều hối. Từ sự phân tích bản chất của dòng tiền
kiều hối là do những người định cư ở nước ngoài chuyển tiền bằng đồng
ngoại tệ về nước với mục đích cải thiện cuộc sống nơi quê nhà và góp phần
xây dựng đất nước, luận án đã trình bày những nội dung cơ bản của chính
25

×