Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Đặng minh nhân 1951050077 010100510207

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.85 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Đặng Minh Nhân - 1951050077- 010100510207

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TÊN ĐỀ TÀI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT QUỐC TẾ
VÀ VẬN DỤNG VÀO ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI VÀ
HỘI NHẬP QUỐC TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Ngơ Thị Thu Hồi

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021

1


MỤC LỤC
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT QUỐC TẾ .......... 4
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế ........................ 4
1.1.1. Xuất phát từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ........................ 4
1.1.2. Quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin về đoàn kết quốc tế và đường lối của
Quốc tế Cộng Sản ....................................................................................................... 5
1.1.3. Quá trình tổng kết thực tiễn những kinh nghiệm thành công và thất bại
của các phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam, cách mạng thế giới ................... 6
1.2. Vai trị của đồn kết quốc tế ............................................................................ 6
1.2.1. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng


hợp cho cách mạng ..................................................................................................... 6
1.2.2 Thực hiện đồn kết quốc tế nhầm góp phần cùng nhân dân thế giới thực
hiên thắng lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại ................................................... 7
CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ VÀO ĐƯỜNG LỐI
ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIẾT NAM HIỆN NAY ........... 9
2.1. Các nguyên tắc đoàn kết quốc tế hiện nay ...................................................... 9
2.1.1. Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình .......... 9
2.1.2. Đồn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực tự cường............................. 11
2.2. Vận dụng đoàn kết quốc tế và đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế của
Việt Nam hiện nay .................................................................................................... 12
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 21

2


LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chủ tịch Hồ Chí Minh ta có câu :
“ Quan sơn mn dặm một nhà,
Bốn phương vơ sản đều là anh em”1.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt
xuất của dân tộc ta và của cả nhân loại, đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần
vô giá, một hệ thống tư tưởng về nhiều mặt. Trong đó tư tưởng về đồn kết quốc tế
là tư tưởng nổi bật, có giá trị trường tồn đối với quá trình phát triển dân tộc ta.
Hiện nay, trong bối cảnh quốc tế, khu vực có sự vận động, biến đổi khó lường.
Đặc biệt là xu thế tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế gia tăng, đặt ra khơng một quốc
gia nào có thể phát triển mà lại khơng một quốc gia nào có thể phát triển mà lại
khơng mở rộng quan hệ, đoàn kết, hợp tác với các nước khác. Nước ta đang trong
thời kì đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để phát triển
bền vững và nâng cao vị trí của mình trên trường quốc tế, một trong những vấn đề

quan trọng là phải mở rộng đoàn kết hợp tác theo tinh thần “ là bạn, là đối tác tin
cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp
hịa bình, độc lập, giải phóng dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.
Chính vì vậy việc hiểu đủ và đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này hết sức cần
thiết đối với mỗi chúng ta. Từ đó, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trị và trách
nhiệm của mình trong cuộc sống, đối với mọi người, với đất nước. Đồng thời xác
định được cái nhìn đúng đắn về lịng đoàn kết quốc tế, nhân nghĩa trong mỗi con
người để tự hồn thiện mình, sống tốt hơn và có ý nghĩa hơn.

1

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, t.10, tr.198 -199, 195.

3


CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT QUỐC TẾ
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
1.1.1. Xuất phát từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Vào giữa thế kỷ XIX, giai cấp tư sản gia tăng áp bức, bóc lột giai cấp cơng
nhân làm cho mâu thuẫn cơ bản giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trở nên gay
gắt, dẫn đến cuộc đánh tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Trong bối cảnh
chung của thế giới, Việt Nam cũng đã bị chi phối bởi những điều kiện lịch sự đó.
Vào giữa thế kỉ XIX, đế quốc Pháp nổ súng đánh chiếm nước ta. Trước hành động
của kẻ thù, chế độ phong kiến mà đại biểu là triều đình nhà Nguyễn đã hèn nhát,
dâng nước ta cho Pháp. Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa, bóc lột nhân
dân ta. Dưới chế độ cai trị của Đế quốc Pháp, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi
đặc sắc.
Ý thức quốc gia, dân tộc, làm chủ đất nước của cộng đồng người Việt có từ
ngàn xưa. Cuộc chiến đấu với thiên nhiên, với giặc ngoại xâm trong lịch sử ngàn

năm đã hun đúc nên truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam: Yêu nước nồng nàn,
độc lập tử chủ, kiên cường bất khuất, đoàn kết thống nhất, nhân ái khoan dung.
Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lịch sử của dân tộc Việt
Nam, đó cũng là nguồn sức mạnh thúc giục người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra
đi tìm đường cứu nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Lúc đầu, chính chủ nghĩa
yêu nước chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi theo Lê- nin, tin theo Quốc tế thứ
III. Truyền thống yêu nước của dân tộc được Nguyễn Tất Thành tiếp thu từ những
ngày ở quê hương và trên con đường bôn ba khắp năm châu bốn bể. Người đã đến
với những người lao động trên thế giới, đến với tình hữu ái vơ sản và đến với chủ
nghĩa Mác- Lênin, đến với con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Tinh thần đồn kết, tương ái, sống gắn bó trong tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt
đèn có nhau của người Việt Nam tạo thành sức mạnh đồn kết của dân tộc và đó
cũng là cái nơi hình thành tư tưởng đồn kết quốc tế, phấn đấu vì một thế giới hịa
bình, ổn định và phát triển trong con người Hồ Chí Minh. Ngoại giao truyền thống
Việt Nam cũng là một nhân tố quan trọng hình thành tư tưởng đồn kết quốc tế của
Hồ Chí Minh. Lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ơng ta ln phấn đấu cho sự
thái hịa, u chuộng hịa bình, đúng là như nhà sử học Phan Huy Chú đã đúc kết

4


lịch sử ngoại bang của đất nước: “ Trong việc trị nước, hòa hiếu với láng giềng là
việc lớn”2.
1.1.2. Quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin về đoàn kết quốc tế và đường lối
của Quốc tế Cộng Sản
Trong quá trình đi đến các châu lục để tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc,
có một sự kiện nổi bật đó là thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Nhưng thời gian này Người đang sinh sống và hoạt động ở Pháp, bọn đế quốc bưng
bít tin tức, cho nên nhiều người bạn Pháp, Anh chưa biết rõ và không thể hiểu được
ý nghĩa thời đại của cuộc cách mạng ấy. Nhưng với sự nhạy bén chính trị và nhiệt

tình giai cấp, Nguyễn Ái Quốc biết đó là cuộc cách mạng tiến bộ, cuộc cách mạng
số đông người lao động và Người có ý định sang Nga, mặc dù chưa hiểu rõ ý nghĩa
cực kỳ to lớn của Cách mạng này. Chỉ thông qua những hoạt động thực tiễn, Người
nhận thức “cảm tính” về Cách mạng Tháng Mười Nga, về nước Nga Xô Viết và về
Lênin, ngày càng được củng cố và nâng cao.
Tham gia vào những hoạt động cách mạng, Nguyễn Ái Quốc tìm thấy vũ khí
sắc bén để đấu tranh, đó là viết báo, tham gia các buổi meeting, thảo luận. Trong
đó, Người đều đề cập đến vấn đề đồn kết quốc tế. Người nói “Trong các cuộc bàn
cãi, người ta rất ít nói đến sự đồn kết với các dân tộc thuộc địa. Nhưng đó lại là
vấn đề người ta quan tâm hơn cả”3. Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ tội ác của chủ
nghĩa thực dân, đế quốc, tranh thủ sự ủng hộ của dư luận tiến bộ Pháp và thế giới ,
hình thành mặt trận đồn kết quốc tế đối với sự nghiệp giải phóng các dân tộc bị áp
bực với sự tiếp thu sâu sắc và sáng tạo những khẩu hiểu chiến lược của chủ nghĩa
Mác- Lênin: “Lao động là tất cả các nước đoàn kết lại” và người khẳng định chính
Lênin và Quốc tế Cộng Sản đã chỉ ra cho dân tộc và giai cấp vô sản thế giới sự cần
thiết và con đường tập hợp đoàn kết các lực lượng cách mạng trong phạm vi từng
nước và thế giới vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc.

2
3

Phan Huy Chú: Lịch triều Hiến chương loại chí – Bang giao chí , NXB Sử học, 1961, tập 4, tr 135.
Hồ Chí Minh: Tồn tập- NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000

5


1.1.3. Quá trình tổng kết thực tiễn những kinh nghiệm thành công và thất
bại của các phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam, cách mạng thế giới
Từ việc tổng kết các phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh

rút ra kết luận: Vận mệnh của đất nước địi hỏi một lực lượng cách mạng mới có
khả năng đề ra được đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, phù hợp với
quy luật phát triển của lịch sử và những yêu cầu của thời đại, có đủ sức quy tụ, tập
hợp lực lượng của cả dân tộc vào cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc, phong
kiến và xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững.
Từ việc tổng kết các phong trào cách mạng thế giới, Hồ Chí Minh rút ra kết
luận: Cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp là những cuộc cách mạng “chưa đến nơi”, vì
sao cách mạng thành cơng, nhân dân vẫn bị áp bức, bóc lột và nghèo nàn. Cuộc đấu
tranh của các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh to lớn, những chưa có sự lãnh
đạo đứng đắn, chưa có đồn kết, chưa có tổ chức. Chỉ có cuộc cách mạng tháng
Mười Nga là cuộc cách mạng triệt để vì: “…Cách mệnh rồi thì quyền trao cho dân
chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần,
thế dân chúng mới được hạnh phúc”4 và nó đã để lại bài học kinh nghiệm về việc
huy động, tập hợp lực lượng quần chúng công nông đông đảo trong việc giành và
giữ chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ xã hội mới
Nhưng phong trào cách mạng ở các nước phương Đông như Trung Quốc, Ấn
Độ đã đem lại bài học bổ ích về việc tập hợp lực lượng yêu nước tiến bộ để tiến
hành cách mạng. Những kết luận trên đã giúp Người chuẩn bị những nhân tố cần
thiết cho việc lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện sự nghiệp cách mạng của
mình.
1.2. Vai trị của đồn kết quốc tế
1.2.1. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng
hợp cho cách mạng
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện đồn kết quốc tế để tập hợp lực lượng
bên ngồi, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh của các trào lưu cách mạng thời đại để tạo sức
mạnh tổng hợp cho cách mạng của Việt Nam. Đây là một trong những nội dung chủ
4

Hồ Chí Minh:Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,2011, tập 12


6


yếu trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về đồn kết quốc tế và cũng là một trong
những bài học quan trọng nhất của cách mạng Việt Nam.
Sức mạnh dân tộc là sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần, song
trước hết là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và ý thức tự lực, tự cường dân tộc,
sức mạnh của tinh thần đoàn kết, của ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho dân
tộc độc lập, tự do,... Sức mạnh đó đã giúp cho dân tộc Việt Nam vượt qua mọi thử
thách, khó khăn trong dựng nước và giữ nước.
Sức mạnh thời đại là sức mạnh của phong trào cách mạng thế giới, đó còn là
sức mạnh của chủ nghĩa Mác- Lenin được xác lập bởi thắng lợi của Cách mạng
Tháng Mười Nga năm 1917. Trong quá trình hoạt động cách mạng, nhờ chú ý tổng
kết thực tiễn dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác- Lenin, Hồ Chí Minh đã từng bước phát
triển ra sức mạnh vĩ đại tiềm ẩn trong các phong trào cách mạng thế giới mà Việt
Nam cần tranh thủ. Các phong trào đó nếu được liên kết, tập hợp trong khối đại
đoàn kết quốc tế sẽ tạo nên sức mạng to lớn.
Hồ Chí Minh đã sớm xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách
mạng thế giới ngay từ khi tìm thấy con đường cứu nước, Người cho rằng, cách
mạng Việt Nam chỉ có thể thành cơng khi thực điện đoàn kết chặt chẽ với phong
trào các mạng thế giới. Thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc phải gắn liền với đoàn
kết thế tế; đại đoàn kết toàn dân là cơ sở cho việt thực hiện đoàn kết quốc tế. Cùng
với quá trình phát triển thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong quan hệ quốc tế, tư
tưởng đoàn kết với phong trao cách mạng thế giới đã được Hồ Chí Minh phát triển
ngày càng đầy đủ, rõ ràng và củ thể.
1.2.2 Thực hiện đoàn kết quốc tế nhầm góp phần cùng nhân dân thế giới
thực hiên thắng lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại
Hồ Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa yêu nước chân chính phải được gắn liền với
chủ nghĩa quốc tế vô sản, đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế;

thực hiện đồn kết quốc tế khơng vì thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà cịn vì
sự nghiệp chung của nhân loại tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực phản động quố tế vì các mục tiêu cách mạng của thời đại.
Thời đại mà Hồ Chí Minh sống và hoạt động chính trị là thời đại đã chấm dứt
thời kì tồn tại biệt lập giữ các quốc gia, mở ra quan hệ quốc tế ngày càng sâu rộng

7


cho các dân tộc, làm cho vận mệnh của mỗi dân tộc không thể tách rời vận mệnh
chung của cả loài người.
Ngay sau khi nắm được đặc điểm của thời đại mới, Hồ Chí Minh đã hoạt động
khơng mệt mỏi để phá thế đơn độc của cách mạng Việt Nam, gắn cách mạng Việt
Nam với cách mạng thế giới, Trong suốt q trình đó, Người khơng chỉ phát huy
triệt để sức mạnh chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc trong đấu tranh giành độc
lập, tự do cho dân tộc mình mà cịn kiên trì đấu tranh khơng mệt mỏi để củng cố và
tăng cường đoàn kết giữ các lực lượng cách mạng thế giới đấu tranh cho mục tiêu
chung hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ của xã hội.
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh,
thắng lợi của độc lập dân tộc gắn liến với chủ nghĩa xã hội. Nhờ kết hợp giải phóng
dân tộc với giải phóng giai cấp, chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam đã được
bổ dung nguồn lực mới. Nhờ giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa xã hội, Việt Nam
đã tranh thủ được sự đồng tình , ủng hộ của quốc tế, huy động được sức mạnh của
các trao lưu cách mạng thời đại, làm cho sức mạnh dân tộc được nhân lên gấp bội,
chiến thắng được những kẻ thủ có sức mạnh to lớn hơn mình về nhiều mặt.
Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện đồn kết quốc tế, kết hợp chặt
chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vơ sản là nhằm góp phần cùng nhân
dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của dân tộc và thời đại. Bởi
lẽ, nhân dân Việt Nam khơng chỉ chiến đấu vì độc lập, tự do của đất nước mình mà
cịn vì độc lập, tự do của các nước khác, không chỉ bảo vệ lợi ích sống cịn của dân

tộc mình mà cịn vì những mục tiêu cao cả của thời đại là hịa bình, đơc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội.

8


CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ VÀO ĐƯỜNG LỐI
ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIẾT NAM HIỆN NAY
2.1. Các nguyên tắc đoàn kết quốc tế hiện nay
2.1.1. Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình
Cũng như xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, muốn thực hiện được đoàn kết
quốc tế trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng phản động
quốc tế phải tìm ra được những điểm tương đồng về mục tiêu và lợi ích giữa các
dân tộc, các lực lượng tiến bộ và phong trào cách mạng thế giới. Đây là vấn đề cốt
từ có tính ngun tắc trong cơng tác tập hợp lực lượng. Từ rất sớm Hồ Chí Minh đã
phát hiện ra sự tương đồng này nhờ đặt cách mạng Việt Nam trong bối cảnh chung
của thời đại, kết hợp lợi ích của cách mạng Việt Nam với trào lưu cách mạng thế
giới và nhận thức về nghĩa vụ của Việt Nam đối với sự nghiệp chung của loài người
tiến bộ.
Để đoàn kết với phong trào cộng sản và cơng nhân quốc tế Hồ Chí Minh
giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thực hiện đoàn
kết thống nhất trên nền tảng của chủ nghĩa Mác —Lênin và chủ nghĩa quốc tế vơ
sản, có lý, có tình.Là một chiến sĩ cách mạng quốc tế kiên định. Hồ Chí Minh đã
suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp củng cố khối đoàn kết, thống nhất giữa các lực
lượng cách mạng thế giới, trước hết là trong phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế, lực lượng tiên phong của cách mạng thế giới trong cuộc đấu tranh chống
chủ nghĩa đế quốc vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, để thực hiện đồn kết thống nhất trong phong trào
cộng sản và cơng nhân quốc tế thì đồn kết giữa các Đảng "là điều kiện quan trọng
nhất để bảo đảm cho phong trào cộng sản và cơng nhân tồn thắng trong cuộc đấu

tranh vĩ đại cho tương lai tươi sáng của toàn thể lồi người”5. Người cho rằng, thực
hiện sự đồn kết đó phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, quán triệt
sâu sắc những nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế vơ sản.
"Có lý" là phải tn thủ những ngun tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
phải xuất phát từ lợi ích chung của cách mạng thế giới. Tuy nhiên, việc trung thành
với chủ nghĩa Mác - Lênin địi hỏi phải vận dụng sáng tạo, có hiệu quả vào hoạt
5

Hồ Chí Minh:Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,2011, tập 10,tr.235

9


động thực tế của mỗi nước, mỗi đảng, tránh giáo điều. "Có tình" là sự thơng cảm,
tơn trọng lẫn nhau trên tinh thần, tình cảm của những người cùng chung lý tưởng,
cùng chung mục tiêu đấu tranh: phải khắc phục tư tưởng sôvanh, "nước lớn", "đảng
lớn”, không "áp đặt", "ức chế", nói xấu, cơng khai cơng kích nhau, hoặc dùng các
giải pháp về chính trị, kinh tế... gây sức ép với nhau. "Có tình" địi hỏi trong mọi
vấn đề phải chờ đợi nhau cùng nhận thức, cùng hành động vì lợi ích chung. Lợi ích
của mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi đảng phải được tơn trọng, song lợi ích đó khơng
được phương hại đến lợi ích chung, lợi ích của đảng khác, của dân tộc khác.
- Để đoàn kết với các dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ
độc lập, tự do và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Độc lập, tự do cho mỗi dân tộc là tư tưởng nhất quán được Hồ Chí Minh coi là
chân lý, là ”lẽ phải không ai chối cãi được". Hồ Chí Minh khơng chỉ suốt đời đấu
tranh cho tự do của dân tộc mình mà cịn đấu tranh cho độc lập, tự do của các dân
tộc khác. Trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng Lào, Campuchia,
Trung Quốc, cũng như với các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Hồ Chí Minh thực
hiện nhất quán quan điểm có tính ngun tắc:
Những quan điểm trên được Người thể chế hóa sau khi Việt Nam giành được

độc lập.Tháng 9-1947, trả lời nhà báo Mỹ S.ÊIi Mâysi.Hồ Chí Minh tuyên bố:
Chính sách đối ngoại của nước Việt Nam là "làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ
và khơng gây thù ốn với một ai"6.Thời đại Hồ Chí Minh sống là thời đại bão táp
của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên hầu hết các châu lục của thế giới.
Trong tiến trình đó, Người khơng chỉ là nhà tổ chức, người cổ vũ mà còn là người
ủng hộ nhiệt thành cuộc đấu tranh của các dân tộc vì các quyền dân tộc cơ bản của
họ. Nêu cao tư tưởng độc lập, tự do và quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Hồ Chí
Minh trở thành người khởi xướng, người cầm cờ và là hiện thân của những khát
vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình, đồng thời
thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, thực hiện đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc trên
thế giới với Việt Nam vì thắng lợi của cách mạng mỗi nước.
- Để đoàn kết với các lực lượng tiến bộ trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao
ngọn cờ hịa bình trong cơng lý. Giương cao ngọn cờ hịa bình, chống chiến tranh
6

Hồ Chí Minh:Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,2011, tập 5, tr.220

10


xâm lược là một trong những nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư
tưởng đó bắt nguồn từ truyền thống hòa hiếu của dân tộc Việt Nam kết hợp với chủ
nghĩa nhân đạo cộng sản và những giá trị nhân văn nhân loại. Trong suốt cuộc đời
mình, Hồ Chí Minh ln giương cao ngọn cờ hịa bình, đấu tranh cho hịa bình, một
nền hịa bình thật sự cho tất cả các dân tộc "hịa bình trong độc lập tự do"7.
2.1.2. Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực tự cường
Đoàn kết quốc tế là để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các lực
lượng quốc tế, nhằm tăng thêm nội lực, tạo sức mạnh thực hiện thắng lợi các nhiệm
vụ cách mạng đặt ra. Để đồn kết tốt phải có nội lực tốt. Nội lực là nhân tố quyết
định, còn nguồn lực ngoại sinh chỉ có thể phát huy tác dụng thơng qua nguồn lực

nội sinh. Chính vì vậy trong đấu tranh cách mạng, Hồ Chí Minh ln nêu cao khẩu
hiệu: "Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính", "Muốn người ta giúp cho, thì
trước mình phải tự giúp lấy mình đã". Trong đấu tranh giành chính quyền. Người
chủ trương "đem sức ta mà giải phóng cho ta". Trong kháng chiến chống thực dân
Pháp, Người chỉ rõ: "Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc
khác giúp đỡ thì khơng xứng đáng được độc lập"'. Trong quan hệ quốc tế. Người
nhấn mạnh: phải có thực lực, thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng, chiêng
có to tiếng mới lớn.
Hồ Chí Minh chỉ rõ, muốn tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, Đảng phải có
đường lối độc lập, tự chủ và đúng đắn. Trả lời một phóng viên nước ngồi. Người
nói: "Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tơi, khơng
có sự can thiệp ở ngịai vào"8. Trong quan hệ giữa các dân thuộc phong trào cộng
sản, công nhân quốc tế Người xác định: "Các đảng dù lớn dù nhỏ đều độc lập và
bình đẳng, đồng thời đồn kết nhất trí giúp đỡ lẫn nhau"9.Thắng lợi của Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 và kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam là thắng
lợi của đường lối đúng đắn và sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong
kháng chiến chống đế quốc Mỹ với đường tới độc lập, tự chủ, giương cao hai ngọn
cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp hài hịa lợi ích dân tộc và lợi ích
quốc tế, Đảng ta đã tranh thủ được phong trào nhân dân thế giới đồn kết với Việt
Hồ Chí Minh:Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,2011, tập 12, tr.109
Hồ Chí Minh:Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,2011, tập 5, tr.136
9
Hồ Chí Minh:Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,2011, tập 10, tr.235
7
8

11


Nam, tạo ra được tiếng nói chung và sự ủng hộ có hiệu quả của các nước xã hội chủ

nghĩa, đặc biệt là của Liên Xô, Trung Quốc, giữa lúc hai nước này đang có những
bất đồng sâu sắc cả về đường lối quốc tế lẫn đường lối chống Mỹ của Việt Nam. Sự
đoàn kết của Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc trong kháng chiến chống đế
quốc Mỹ đã góp phần quan trọng vào việc củng cố đồn kết của các nước xã hội
chủ nghĩa, của phong trào cách mạng thế giới, tạo chỗ dựa cho phong trào nhân dân
thế giới ủng hộ Việt Nam đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ.
2.2. Vận dụng đoàn kết quốc tế và đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế của
Việt Nam hiện nay
Một là, giữ vững các quyền dân tộc cơ bản gắn với độc lập tự chủ, tự lực, tự
cường. Ngay trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam theo
tinh thần "tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có
quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Việc bảo đảm các quyền dân tộc cơ
bản phải gắn với độc lập tự chủ, tự lực, tự cường thì mới bền vững. Bác đã dặn:
"Muốn người ta giúp cho, thì trước hết mình phải tự giúp lấy mình đã"; "Muốn làm
gì cũng cần vì lợi ích của dân tộc mà làm"; "Ta có mạnh thì họ mới chịu đếm xỉa
đến. Ta yếu thì ta chỉ là một khí cụ trong tay của kẻ khác, dẫu kẻ ấy có thể là bạn
đồng minh của ta vậy"10. Người cũng đã đúc kết thành chân lý: "Khơng có gì q
hơn độc lập, tự do"11. Và chân lý ấy, đến ngày nay vẫn là một yêu cầu thiết yếu
trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện
tốt trách nhiệm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Chủ
tịch ASEAN, đề cao vai trò của Liên hợp quốc trong việc bảo đảm các quyền dân
tộc cơ bản gắn với độc lập tự chủ của các nước, nâng cao vai trị trung tâm của
ASEAN trong khu vực, đóng góp tích cực vào cơng việc chung của thế giới, trong
đó có tham gia lực lượng gìn giữ hồ bình của Liên hợp quốc…Việt Nam cũng đã
chủ động, tích cực thúc đẩy đàm phán, hợp tác giải quyết những tồn tại trong phân
định biên giới trên bộ và trên biển, vừa bảo vệ được chủ quyền, quyền chủ quyền và
quyền tài phán của Đảng và nhà nước.

10

11

Văn kiện Đảng: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2000, tập7, tr.112.
Hồ Chí Minh (1966) : Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

12


Hai là, tư tưởng kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Trong đó, tư
tưởng chủ đạo là độc lập tự chủ, tự lực, tự cường gắn với đoàn kết và hợp tác quốc
tế. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, "cái gốc, cái điểm mấu chốt về chính trị, quân sự,
kinh tế, nội chính, ngoại giao của ta là tự lực cánh sinh"12. Người nhấn mạnh :
"Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là
cái tiếng. Chiêng có to, tiếng mới lớn"13. Bác Hồ cũng đã chú trọng xây dựng và
phát huy sức mạnh của công tác đối ngoại nhân dân, nhờ đó đã vận động được nhân
dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Người đã nêu
rõ: "Sức mạnh, sự vĩ đại và sự bền bỉ của nhân dân Việt Nam cơ bản là ở sự đoàn
kết của nhân dân Việt Nam và sự ủng hộ của nhân dân thế giới..."14. Hiện nay,
chúng ta đang tiếp tục tăng cường thế và lực, phát huy sức mạnh của dân tộc theo
tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, bao gồm cả sức mạnh vật chất và tinh thần; cả
vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực và các giá trị lịch sử, truyền thống, văn hóa,
lịng u nước, tinh thần cần cù lao động và ý chí quật cường của dân tộc Việt
Nam... Đồng thời, Đảng ta chủ trương kết hợp sức mạnh đó với sức mạnh thời đại
là các trào lưu tiến bộ chính trên thế giới, cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 và nền
kinh tế tri thức, q trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, xu thế hịa bình, hợp
tác và phát triển, đổi mới mơ hình tăng trưởng.
Ba là, tư tưởng u chuộng hồ bình, chống chiến tranh xâm lược. Chủ tịch Hồ
Chí Minh ln kiên định thực hiện mục tiêu cao cả nhất của cách mạng là hịa bình,
độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, chống chiến tranh xâm lược với tinh thần:
"Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không

chịu làm nô lệ"15. Trong khi kiên quyết giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ, chống lại sự xâm lược, đô hộ của ngoại bang, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln kiên
trì đường lối hịa bình, hữu nghị, hợp tác với các nước, trước hết là các nước lớn và
các nước láng giềng, qua đó đã thu hút được sự đoàn kết và ủng hộ của đông đảo
nhân dân trên thế giới, ngay cả nhân dân của các nước xâm lược từ bản xứ.Trong
Bộ Ngoại giao: Bác Hồ và hoạt động ngoại giao - Một vài kỷ niệm về Bác, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2008, tr. 119
13
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 2011, tập 4, tr. 147
14
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.15, tr.675.
15
Hồ Chí Minh (1966) : Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến
12

13


bối cảnh hiện nay, xu hướng chung của thế giới và khu vực vẫn là hịa bình, ổn
định, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển. Tuy nhiên, tình hình thế giới
có những thay đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường với những bất ổn như xung
đột ở Trung Đông, châu Phi, chủ nghĩa khủng bố, cạnh tranh chiến lược giữa các
nước, chủ nghĩa đơn phương, chính trị cường quyền, thiếu tôn trọng luật pháp quốc
tế, khiến thế giới đang phải đối mặt với nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống, địi
hỏi Đảng và Chính phủ ta phải vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong các
đối sách ngoại giao và hợp tác quốc tế.
Bốn là, tư tưởng hòa hiếu, thêm bạn bớt thù. Từ hồn cảnh cách mạng, có lúc
phải đối phó với nhiều đối thủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu bật phương châm"...
làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết”16. Bác Hồ và Đảng ta
phân biệt rõ bạn, thù, bạn gần, bạn xa, bạn lâu dài, bạn nhất thời, tìm cách giảm bớt

kẻ thù, để tập trung đấu tranh với kẻ thù chính. Ngay khi còn trong nhà tù ở Trung
Quốc (1942-1943), Bác Hồ đã bày tỏ đoàn kết với phong trào chống thực dân của
Ấn Độ. Người cũng giáo dục nhân dân ta phân biệt rõ bạn, thù, phân biệt thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ với nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ để tranh thủ sự đoàn kết và
ủng hộ của họ, cô lập và chĩa mũi nhọn đấu tranh vào thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ. Do quan hệ quốc tế phức tạp, đa chiều, lợi ích các quốc gia, dân tộc nhiều khi
đan xen hoặc đối lập, Đảng ta đã có cách nhìn nhận biện chứng với phương châm
"gác lại quá khứ, hướng tới tương lai"; xác định đồng minh, đối thủ là bộ phận quan
trọng trong sách lược cách mạng, giúp xử lý hiệu quả các mâu thuẫn, thu hút sự ủng
hộ của bạn bè và cô lập kẻ thù.
Năm là, tư tưởng mở cửa và hợp tác quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh ln thấu
hiểu tầm quan trọng của việc mở cửa và hợp tác quốc tế, ngay đầu tháng 12-1946,
trong Lời kêu gọi gửi Liên hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Đối
với các nước dân chủ, Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác
trong mọi lĩnh vực"; đón nhận đầu tư của các nhà tư bản và cơng nghệ nước ngồi;
mở rộng các hải cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá
cảnh quốc tế; chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh
đạo của Liên hợp quốc.. Trong hợp tác chính trị và quốc phịng - an ninh, Việt Nam
16

Văn kiện Đảng: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2000, t. 8, tr. 27, 2.

14


đã tích cực tham gia các cơ chế như Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN
(APSC), Hiệp ước thân thiện và hợp tác ASEAN (TAC, 1976), Hiệp ước Khu vực
phi vũ khí hạt nhân Đơng Nam Á (SEANWFZ, 1995) cũng như các cơ chế Đối
thoại về an ninh như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc
phòng ASEAN (ADMM), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng

(ADMM+), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS),
Sáu là, tư tưởng "Ngoại giao là một mặt trận". Lịch sử đấu tranh của dân tộc ta
chống các kẻ thù xâm lược mạnh hơn gấp nhiều lần đã hình thành nên nghệ thuật
kết hợp giữa ba hình thức đấu tranh: chính trị, quân sự và ngoại giao. Trong đó,
ngoại giao là một mặt trận, là một trong những nội dung cốt lõi. Chủ tịch Hồ Chí
Minh từng nói: "Dùng binh giỏi nhất là đánh bằng mưu. Thứ hai đánh bằng ngoại
giao. Thứ ba mới là đánh bằng binh", và cũng theo quan điểm của Người: "Sau vấn
đề phòng thủ, ngoại giao là một vấn đề cần yếu cho một nước độc lập"17. Trên thực
tế, đấu tranh ngoại giao khơn khéo có thể tránh được xung đột hay chiến tranh hoặc
có thể "lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn
mạnh "ngoại giao ai thuận lợi hơn, thì thắng" và "có thể thắng trước kẻ thù xâm
lược mạnh hơn ta nhiều lần". Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày
nay, nước ta đã duy trì được hịa bình, ổn định, nguy cơ chiến tranh bị đẩy lùi
nhưng công tác đối ngoại vẫn có vai trị to lớn trong xử lý các vấn đề quốc tế. Đảng
và Nhà nước ta tiếp tục đề cao tầm quan trọng của mặt trận đối ngoại, kết hợp chặt
với mặt trận chính trị và bảo vệ quốc phịng - an ninh, tạo sức mạnh tổng hợp, giữ
gìn hịa bình, ổn định và thúc đẩy hợp tác phát triển. Mặt trận đối ngoại luôn được
triển khai chủ động, tích cực và tồn diện gồm ngoại giao chính trị, ngoại giao quốc
phòng - an ninh, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa. Trong đó, ngoại giao cùng
với quốc phòng, an ninh "tạo thành thế chân kiềng vững chắc, tiếp tục đóng góp chủ
động, tích cực vào việc bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước còn
chưa nguy, phục vụ thiết thực các lợi ích an ninh, phát triển, nâng cao vị thế đất
nước"18.

Văn kiện Đảng: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, tập 8, tr. 27
Phạm Bình Minh: "Những đóng góp của Ngoại giao Việt Nam vào chiến thắng lịch sử mùa Xuân
năm 1975", Báo Thế giới &Việt Nam nhân kỷ niệm 45 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
(30/4/1975-30/4/2020).
17
18


15


Bảy là, tư tưởng "dĩ bất biến ứng vạn biến" như một phương pháp, phong cách
và nghệ thuật đối ngoại của Hồ Chí Minh. Truyền thống đấu tranh ngoại giao của
cha ơng ta đã hình thành một phương cách ứng xử kiên trì về nguyên tắc nhưng linh
hoạt, mềm mỏng, khéo léo về sách lược. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: "Mục
đích bất di bất dịch của chúng ta vẫn là hồ bình, thống nhất, độc lập, dân chủ.
Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt"19. Chủ
tịch Hồ Chí Minh ln kiên trì giữ vững mục tiêu cách mạng, đồng thời ứng phó
linh hoạt, phù hợp với mọi sự biến chuyển nhanh chóng và khó lường của tình hình,
tương quan và tập hợp lực lượng, ý đồ của các nước lớn… Trong bối cảnh mới,
việc vận dụng tư tưởng "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn là
một yêu cầu quan trọng. Cái "bất biến" vẫn là lợi ích quốc gia, dân tộc, mà cốt lõi là
độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và biển đảo của Tổ quốc,
chế độ XHCN, vai trò và quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cái "vạn
biến" là sự biến chuyển nhanh chóng, khó lường của tình hình, sự điều chỉnh chiến
lược và chính sách của các nước, của tương quan và tập hợp lực lượng, sự chuyển
hóa của "đối tác", "đối tượng"… Đảng và Nhà nước ta đã và đang kiên trì nguyên
tắc bất biến là "thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình,
hợp tác và phát triển"20, đồng thời tiếp tục thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa
quan hệ đối ngoại, xác định đúng đắn một cách biện chứng về "đối tác" và "đối
tượng" trong từng vấn đề thuộc lợi ích quốc gia, dân tộc để kịp thời đề ra những
chính sách, biện pháp hợp tác và đấu tranh phù hợp và hiệu quả.
* Việt Nam đoàn kết quốc tế ứng với dịch covid 19
Thực tế cho thấy, ngay từ những ngày đầu tiên cũng như giai đoạn căng thẳng
nhất khi đại dịch bùng phát trên toàn cầu (cuối năm 2019-đầu năm 2020), Việt Nam
đã chủ động, trách nhiệm, chia sẻ khó khăn và đóng góp thiết thực vào nỗ lực chống
lại đại dịch. Trong khả năng của mình, Việt Nam đã và đang sẵn sàng cung cấp các

vật tư, thiết bị y tế "Made in Viet Nam".
Với tinh thần quốc tế cao cả được kế thừa từ truyền thống lịch sử, Chính phủ và
nhân dân Việt Nam mặc dù đang còn nhiều khó khăn, nhưng đã có nhiều hoạt động
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 2011, tập 8
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, H,
2016, tr. 153.
19
20

16


hỗ trợ, hợp tác, chia sẻ với 20 quốc gia, tổ chức quốc tế. Thực hiện phương châm
"Giúp bạn là tự giúp mình", Việt Nam đã tặng "hai nước Lào, Campuchia các trang
thiết bị y tế gồm quần áo bảo hộ, khẩu trang y tế, khẩu trang kháng khuẩn, hệ thống
xét nghiệm cùng bộ xét nghiệm virus SARS-CoV-2, trị giá hơn 7 tỷ đồng cho mỗi
nước"; tặng Indonesia 500 dụng cụ xét nghiệm, Myanmar 50.000 USD để chung
sức phòng, chống dịch, dành tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba 5.000 tấn gạo.
Ngay khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, Việt Nam đã tặng
Trung Quốc vật tư, trang thiết bị y tế gồm máy thở, quần áo sát khuẩn, găng tay,
khẩu trang y tế với tổng trị giá 500.000 USD. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vận động
các tổ chức, cá nhân quyên góp hỗ trợ nhân dân Trung Quốc số vật tư y tế trị giá
100.000 USD để phòng, chống dịch.Đối với các đối tác chiến lược, bạn bè truyền
thống, Việt Nam đã dành một phần nguồn lực của mình giúp đỡ Chính phủ các
nước Nhật Bản, Nga, Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha và Anh, Hoa Kỳ, Thụy Điển…
phòng, chống dịch COVID-19. Số hàng hỗ trợ gồm khẩu trang, vải kháng khuẩn
chống giọt bắn, quần áo bảo hộ DuPont do Việt Nam tự sản xuất, giúp các nước có
thêm phương tiện bảo vệ sức khỏe cho người dân. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
tặng Văn phòng Tổng thống Liên bang Nga, Văn phòng Nội các Nhật Bản, Văn
phòng Nhà Trắng (Hoa Kỳ) mỗi nơi 50.000 khẩu trang y tế.

Đại dịch COVID-19 với tốc độ lây lan rất nhanh, diễn biến khó lường và mức
độ nguy hiểm chưa từng có trong lịch sử đã tác động mạnh mẽ, toàn diện và sâu
rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế tồn cầu, trong đó có Việt Nam. Ví dụ rõ
ràng nhất là sụt giảm đột ngột tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 7% năm 2019,
xuống còn ước đạt trên 2%.Trong bối cảnh đó, ngoại giao Việt Nam xác định thực
hiện "mục tiêu kép" vừa quyết liệt phịng, chống dịch bệnh, vừa duy trì và phát triển
các hoạt động ngoại giao nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, nhất là ngoại giao kinh
tế, trọng tâm là phối hợp chính sách và biện pháp để kích thích tăng trưởng kinh tế,
thương mại và đầu tư, ổn định thị trường tài chính và khơi phục niềm tin của doanh
nghiệp và người dân."Mặc dù dịch COVID-19 bùng phát, diễn biến phức tạp ở
nhiều nước trên thế giới và khu vực, nhưng với việc thực hiện quyết liệt các biện
pháp hiệu quả trong phòng, chống dịch, đến nay Việt Nam cơ bản đã kiểm soát và
đẩy lùi dịch bệnh. Đây là một cơ sở rất quan trọng để củng cố niềm tin của cộng

17


đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với Việt Nam", Người Phát
ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ của
Bộ Ngoại giao, tháng 5/2020.
Bên cạnh phòng chống dịch hiệu quả, Chính phủ nhất quán chủ trương đẩy
mạnh phát triển kinh tế-xã hội để củng cố nền tảng, nâng cao sức kháng chịu và
thích ứng của nền kinh tế. Với chủ trương này, Việt Nam đã và đang triển khai
đồng bộ nhiều chính sách, biện pháp, phối hợp quốc tế nhằm phục hồi kinh tế trong
và sau khủng hoảng COVID-19 như: bảo đảm duy trì chuỗi cung ứng, giao thương
hàng hóa, dịch vụ trong nước cũng như giữa Việt Nam với bên ngồi; tiếp tục đẩy
mạnh cải thiện mơi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm thủ tục, chi phí cho doanh
nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng, logistics…; tích cực triển khai các hiệp định
thương mại tự do (FTA) với các đối tác; hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư tháo
gỡ khó khăn do dịch COVID-19 gây ra để tiếp tục triển khai các dự án đầu tư tại

Việt Nam, trong đó tạo điều kiện cho chuyên gia, lao động trình độ cao vào Việt
Nam làm việc nhưng vẫn bảo đảm phòng chống dịch.Với những nỗ lực và thành
quả đã đạt được trên mặt trận ngoại giao, hợp tác quốc tế phòng, chống đại dịch
COVID-19, Việt Nam tin tưởng, trước thách thức nghiêm trọng nhất kể từ khi thành
lập Liên hợp quốc, cộng đồng quốc tế sẽ phát huy ý chí và sức mạnh của mỗi dân
tộc, cũng như tinh thần đoàn kết, hợp tác quốc tế mạnh mẽ để cùng nhau vượt qua
đại dịch COVID-19 và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho mỗi quốc gia và mọi
người dân.

18


KẾT LUẬN
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
rất quan tâm đến vấn đề đoàn kết. Những lời căn dặn của Người trong Di chúc về
đoàn kết quốc tế là định hướng quan trọng cho quan hệ đối ngoại của Đảng, Nhà
nước ta, để Việt Nam ln đóng góp xứng đáng vào nền hịa bình, ổn định và phát
triển của khu vực và thế giới. Đoàn kết quốc tế trở thành một chân lý, một phương
châm hành động tất yếu phù hợp với quy luật và sự phát triển của cách mạng, sự
tiếp nối của lịch sử. Tư tưởng đại đoàn kết là một trong những di sản quý báu mà
Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta. Giúp chúng ta thêm thấm nhuần bài học
về quan hệ quốc tế để có định hướng chiến lược đúng đắn, lâu dài cho công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước, mở rộng quan hệ quốc tế, kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là
trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Sinh viên- Những
chủ nhân tương lai của đất nước gánh trên vai trọng trách xây dựng và bảo vệ tổ
quốc. Từng cá nhân phải cố gắng phấn đấu từng ngày góp từng phần xây dựng khối
đồn kết dân tộc vững mạnh. Phấn đấu hồn thành tốt và ln giữ vững kết quả đạt
được . Luôn là người gương mẫu xứng đáng với niềm tin của đất nước, của Đảng.
Luôn gương mẫu trong các hoạt động, tích cực vận dụng sáng tạo trong giải quyết

công việc được giao, phải nêu gương về mặt đạo đức, giữ vững lập trường. Quán
triệt tư tưởng sâu sắc trong việc noi gương vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh. Song
song với việc xây dựng Đảng tùy theo sức và vị trí của mình, mỗi cá nhân luôn
nâng cao tinh thần cảnh giác, chống những luận điệu xuyên tạc và cơ hội về Đảng
và chủ tịch Hồ Chí Minh. Khơng ngừng nâng cao trình độ của bản thân để thích
ứng với điều kiện xã hội mới, áp dụng triệt để và linh hoạt các nguyên tắc của
Người tùy theo vị trí của mình như: Tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, kỷ
luật nghiêm minh tự giác. Đẩy mạng công tác tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao
nghiệp vụ chuyên môn của bản thân. Chống các biểu hiện suy thoái về phẩm chất
đạo đức. Trong tất cả con người Việt Nam sống ở trên đất nước này hay nước ngồi
đều ln ln tìm ẩn tinh thần, ý thức dân tộc trong tâm thức của họ. Vì vậy, khơi
nguồn và phát triển đến đỉnh cao sức mạnh dân tộc của Hồ Chí Minh là mốt cách
sáng tạo. Tư tưởng đó đã ăn sâu vào tư tưởng, tình cảm của hàng triệu con người ở

19


đây, tạo thành sức mạnh vô địch trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và
bảo vệ tổ quốc.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Ngoại giao: Bác Hồ và hoạt động ngoại giao - Một vài kỷ niệm về Bác,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2016.

4. Hồ Chí Minh (1966) : Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến.
5. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000,2002,20011.
6. Lê Văn Yên (2008), Hồ Chí Minh với chiến lược đồn kết quốc tế trong cách
mạng giải phóng dân tộc, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Phan Huy Chú: Lịch triều Hiến chương loại chí – Bang giao chí , NXB Sử
học, 1961, tập 4.
8. Phan Ngọc Liên ( 1994), Hồ Chí Minh- những hoạt động quốc tế, Nxb Quân
đội nhân xân, Hà Nội.
9. Phạm Bình Minh: "Những đóng góp của Ngoại giao Việt Nam vào chiến
thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975", Báo Thế giới &Việt Nam nhân kỷ
niệm 45 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/197530/4/2020)
10. Văn kiện Đảng: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2000.

21



×