Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.83 KB, 15 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP CÁ NHÂN
MƠN: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Đề bài 27: Tạm đình chỉ, đình chỉ vụ
án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử
vụ án hình sự

Hà Nội, 2021


I. MỞ ĐẦU
Kể từ khi được ban hành cho đến nay, bộ luật tố tụng hình sự 2015
(BLTTHS) đã đóng một vai trị rất quan trọng trong cơng cuộc đấu tranh
phòng, chống tội phạm. BLTTHS là hành lang pháp lý cho hoạt động của cơ
quan tiến hành tố tụng nhằm phát hiện nhanh chóng, chính xác, xử lý cơng
minh mọi hành vi phạm tội, không làm oan người vô tội, không để lọt tội
phạm. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng pháp luật, nói chung các cơ quan
tiến hành tố tụng đã đạt nhiều thành tựu tích cực, nhưng bên cạnh đó, vẫn cịn
có địa phương có thời điểm để xảy ra một số trường hợp xử lý vụ án oan, sai
hoặc áp dụng không đúng qui định của pháp luật để xử lý vụ án. Ví dụ như
khơng ít trường hợp cơ quan điều tra tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra
khơng đúng căn cứ do pháp luật quy định hoặc có căn cứ nhưng cơ quan điều
tra khơng ra Quyết định tạm đình chỉ điều tra, Quyết định đình chỉ điều tra,
điều này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị can. Từ lý luận và
thực tiễn trên đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải nghiên cứu một cách toàn diện
những qui định của pháp luật về đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án hình sự, nhằm
làm sáng tỏ về mặt lý luận để áp dụng và thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất
trong thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả điều tra xử lý các vụ án hình sự,


chấm dứt tình trạng xử lý oan, sai trong TTHS. Chính vì vậy, em xin phép
chọn đề bài tập 27: Tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét
xử vụ án hình sự.
Trong quá trình làm bài, em sử dụng bộ Luật tố tụng hình sự 2015
(BLTTHS) và do còn những hạn chế khách quan, chủ quan nên em khó tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp xây dựng của
thầy/cơ để bải làm của em được hoàn thiện một cách tốt nhất.


II. NỘI DUNG
1. Khái niệm và ý nghĩa của tạm đình chỉ và đình chỉ vụ án:
1.1.

Về tạm đình chỉ

Theo Từ điển tiếng Việt khơng có cụm từ “tạm đình chỉ”, cịn trong Đại
từ điển tiếng Việt thì từ “tạm” có nghĩa là: “(làm việc gì) chỉ trong một thời
gian nào đó, khi có điều kiện thì sẽ có thay đổi”.
Khái niệm “vụ án hình sự” chỉ một sự việc xảy ra có dấu hiệu tội phạm,
đã bị cơ quan có thẩm quyền theo quy định của BLTTHS ra quyết định khởi
tố để điều tra.
Trong BLTTHS chỉ quy định căn cứ, thẩm quyền tạm đình chỉ nhưng
khơng nêu khái niệm thế nào là tạm đình chỉ. Theo Từ điển bách khoa Cơng
an nhân dân Việt Nam “Tạm đình chỉ vụ án là việc Viện kiểm sát ra quyết
định tạm đình chỉ vụ án khi có những căn cứ luật định”.
Theo quan điểm của cá nhân em, “tạm đình chỉ vụ án là việc cơ quan
THTT có thẩm quyền tạm dừng hoạt động TTHS đối với vụ án khi có căn cứ
do pháp luật quy định”. Và vụ án nếu đã có quyết định tạm đình đình chỉ thì
có thể được phục hồi điều tra, truy tố, xét xử khi lý do tạm đình chỉ khơng
cịn.

1.2.

Về đình chỉ.

Theo Từ điển tiếng Việt, đình chỉ có nghĩa là “ngừng lại hoặc làm cho
phải ngừng lại trong một thời gian hay vĩnh viễn”
Trong BLTTHS chỉ quy định căn cứ, thẩm quyền đình chỉ nhưng khơng
nêu thế nào là đình chỉ, do đó, hiện nay còn một số cách hiểu khác nhau. Theo
tác giả Mai Bộ: “Đình chỉ vụ án là chấm dứt hoạt động TTHS đối với vụ án
hoặc đối với một số bị can, bị cáo trong vụ án”1. Theo tác giả Ngơ Quang
Chính: “đình chỉ điều tra và đình chỉ vụ án đều là một trong những biện pháp
của TTHS do cơ quan THTT áp dụng khi có đủ căn cứ theo luật định”2. Theo
1
2

Mai Bộ, “Một số ý kiến về quyền đình chỉ vụ án”, tạp chí Kiểm sát (số 10/1999)
Ngơ Quang Chính, ‘Đình chỉ điều tra và đình chỉ vụ án”, tạp chí Kiểm sát (số 1/1994)


từ điển bách khoa Cơng an nhân dân thì “đình chỉ vụ án là việc cơ quan
THTT quyết định kết thúc vụ án khi có những căn cứ luật định”.
Theo quan điểm của em, “ Đình chỉ vụ án là việc cơ quan THTT hoặc
những người có thẩm quyền ra quyết định chấm dứt hoạt động TTHS đối với
vụ án hình sự hoặc đối với bị can khi có căn cứ đình chỉ do pháp luật quy
định”. Và vụ án nếu đã có quyết định đình chỉ thì khơng được phục hồi điều
tra, truy tố, xét xử.
1.3.

Ý nghĩa của việc quy định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án hình


sự.
Trước tiên, nó có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, xã hội vì việc
quy định quyền đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án trong các giai đoạn tiến hành tố
tụng góp phần bảo đảm tính thượng tơn pháp luật trong mọi lĩnh vực đời sống
xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tư pháp hình sự. Thượng tơn pháp luật được coi là
nguyên tắc cơ bản của tố tụng, trong đó, đặt ra yêu cầu đối với các CQTHTT
phải đảm bảo vụ án được xử lý khách quan, chính xác, không bỏ lọt tội phạm,
không làm oan người vô tội. Đồng thời thể hiện truyền thống nhân văn của
Đảng, Nhà nước ta khi tạm thời khơng xử lý hình sự đối với những trường
hợp bị can, bị cáo đang bị mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang bị mất năng lực
trách nhiệm hình sự, khơng có khả năng nhận thức được ý nghĩa của việc truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội của họ.
Ngồi ra, nó cịn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Trong thực tế, các
CQTHTT có thể xử lý, thu thập thơng tin, phân tích chứng cứ chưa khoa học,
đầy đủ,… dẫn đến việc điều tra, truy tố, xét xử án oan, sai, không đúng pháp
luật. Từ đó, việc quy định căn cứ đình chỉ vụ án có ý nghĩa nhằm sửa chữa,
khắc phục sai lầm của CQTHTT và quan trọng hơn cả là đảm bảo quyền lợi
hợp pháp của bị can, bị cáo.
Việc đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án đúng sẽ mang lại ý nghĩa như trên,
tuy nhiên, nếu đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án khơng đúng theo quy định pháp
luật sẽ để lại hậu quả pháp lý là bỏ lọt tội phạm. Khi ấy, việc đình chỉ, tạm
đình chỉ vụ án sẽ khơng có ý nghĩa trong việc đấu tranh phòng, chống tội
phạm và để lại dư luận xấu cho xã hội.


2. Căn cứ ban hành quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án trong
giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự.
2.1.

Đối với quyết định tạm đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn


bị xét xử vụ án hình sự.
Điều 281 BLTTHS quy định về Tạm đình chỉ vụ án như sau
“1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi
thuộc một trong các trường hợp:
a) Có căn cứ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 229 của Bộ
luật này;
b) Không biết rõ bị can, bị cáo đang ở đâu mà đã hết thời hạn chuẩn bị
xét xử; trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã
bị can, bị cáo trước khi tạm đình chỉ vụ án. Việc truy nã bị can, bị cáo được
thực hiện theo quy định tại Điều 231 của Bộ luật này;
c) Chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật mà Tòa án kiến nghị.
2. Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để tạm đình chỉ
khơng liên quan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể tạm đình chỉ vụ án đối với
từng bị can, bị cáo.
3. Quyết định tạm đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do tạm đình chỉ và các
nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này”
Căn cứ thứ nhất là khi có căn cứ quy định tại điểm b và điểm c khoản
1 Điều 229 của BLTTHS.
“b) Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần
hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn
điều tra;
c) Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước
ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra.
Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn
tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả”
Một là, khi có chứng nhận của hội đồng giám định pháp y xác định bị
can mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác (người mắc bệnh hiểm



nghèo là người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng,
như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ trướng, phong hủi, lao nặng, nhiễm HIV đã
chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế
coi là bệnh hiểm nghèo3). Đối với trường hợp này, khi nhận hồ sơ vụ án từ
Viện kiểm sát chuyển sang mà phát hiện bị can khơng có năng lực trách
nhiệm hình sự hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì Thẩm phán phải trưng cầu giám
định pháp y. Khi có kết quả giám định pháp y mà phát hiện bị can mắc bệnh
hiểm nghèo hoặc bệnh tâm thần thì Thẩm phán sẽ ra quyết định tạm đình chỉ
vụ án.
Pháp luật quy định như trên là rất hợp lý, bởi lẽ, trong trường hợp này,
bị can khơng cịn khả năng thực hiện các hành vi tố tụng để thực hiện quyền
và nghĩa vụ tố tụng của mình. Nếu vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng thì hoạt động
này sẽ khơng có hiệu quả và xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của
cơng dân (bị can, bị cáo). Vì vậy, đây là căn cứ được áp dụng và cần thiết phải
được áp dụng để ra quyết định tạm đình chỉ điều tra trong giai đoạn điều tra
và tạm đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố hoặc giai đoạn xét xử sơ thẩm
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp có kết luận giám định tư pháp
xác định bị can mắc bệnh hiểm nghèo thì Thẩm phán đều phải ra quyết định
tạm đình chỉ vụ án. Thẩm phán ra quyết định đình chỉ vụ án trong trường hợp
bị can được xác định mắc bệnh hiểm nghèo và khơng có khả năng gây nguy
hiểm cho xã hội (quy định tại điểm b khoản 2 Điều 29 BLHS). Điều 285
BLTTHS cũng quy định: “Khi xét thấy có một trong các căn cứ quy định tại
Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29
hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự thì Viện kiểm sát rút quyết định
truy tố trước khi mở phiên tòa và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án.”
Hai là, khi trưng cầu giám định, định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài
tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử thì
việc giám định, định giá tài sản vẫn tiếp tục cho đến khi có kết quả. Trong
trường hợp này, Thẩm phán sẽ ra quyết định tạm đình chỉ vụ án nhằm mục
đích có thêm thời gian chờ kết quả giám định, định giá tài sản.

3

Nghị định số 76/2003/NĐ-CP ngày 27/6/2003 của Chính phủ quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp dụn
biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục


Căn cứ thứ hai, là chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị
can đang ở đâu.
Căn cứ này thực tế gồm hai trường hợp riêng biệt và khơng liên quan
đến nhau, đó là: Hết thời hạn điều tra vẫn chưa xác định được bị can; hoặc đã
xác định được bị can nhưng không biết bị can đang ở đâu.
Trường hợp đã khởi tố bị can, muốn cho việc tiến hành tố tụng được
thuận lợi, cơ quan điều tra phải quản lí được bị can bằng các cách thức khác
nhau như để bị can tại ngoại hoặc áp dụng biện pháp tạm giam. Tuy nhiên,
cũng có trường hợp bị can được tại ngoại nhưng khi cần triệu tập bị can thì lại
khơng biết bị can đang ở đâu (thực chất là trường hợp bị can đã bỏ trốn và cần
phải truy nã bị can). Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm cũng có thể xảy ra tình
trạng bị can hoặc bị cáo bỏ trốn trước khi mở phiên tồ, thậm chí bỏ trốn
trong q trình xét xử thì trường hợp này cũng được sử dụng làm căn cứ ra
quyết định tạm đình chỉ vụ án.
Trường hợp “chưa xác định được bị can”, theo quan điểm cá nhân em
thì chỉ có thể xuất hiện trong giai đoạn điều tra mà không thể xuất hiện trong
giai đoạn xét xử. Bởi lẽ, nếu chưa xác định được bị can trong vụ án thì cơ
quan điều tra khơng thể kết thúc điều tra, đề nghị truy tố bị can và viện kiểm
sát cũng khơng có đối tượng phạm tội để truy tố.
Ngồi ra, ở trường hợp không biết bị can đang ở đâu mà đã hết thời hạn
chuẩn bị xét xử này sẽ áp dụng quy định như sau:
“Khi nhận được văn bản của Tòa án yêu cầu truy nã bị can, bị cáo, Cơ
quan điều tra ra ngay quyết định truy nã và gửi thông báo quyết định truy nã
theo đúng quy định tại Điều 161 BLTTHS và hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư

liên tịch này.
Nếu hết thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có cơng văn u cầu mà việc truy
nã vẫn chưa có kết quả thì Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã phải thông
báo cho Tòa án biết để Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử vắng mặt
người bị truy nã theo điểm a khoản 2 Điều 187 BLTTHS”.4
4

khoản 4 Điều 9 của Thông tư liên tịch số 13/2012/TTLT/BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 09/10/2012
của Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành


Quyết định tạm đình chỉ vụ án trong trường hợp này được ban hành sau
khi kết thúc thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định tại khoản 1 Điều 277
BLTTHS.
Căn cứ thứ ba là khi chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật mà Tòa án
kiến nghị.
Tòa án phát hiện và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, sửa
đổi các quy định của pháp luật trái với Hiến pháp, luật và các văn bản pháp
luật khác. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan
thì cần phải tạm đình chỉ vụ án trong thời gian chờ kết quả trả lời của cấp có
thẩm quyền.
2.2.

Đồi với quyết định đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị

xét xử vụ án hình sự
Điều 282 BLTTHS quy định về Đình chỉ vụ án như sau:
“1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án khi
thuộc một trong các trường hợp:
a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 hoặc các

điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 157 của Bộ luật này;
b) Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tịa.
Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để đình chỉ vụ án
không liên quan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể đình chỉ vụ án đối với
từng bị can, bị cáo.
2. Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do đình chỉ và các nội dung
quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.”
Căn cứ thứ nhất, Thẩm phán ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một
trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 về Khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của bị hại (người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố trước ngày mở
phiên toà sơ thẩm) và các điểm 3,4,5,6, 7 Điều 157 về căn cứ khơng khởi tố
vụ án hình sự (Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi
một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Thi hành án hình sự về truy nã


chịu trách nhiệm hình sự; Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án
hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đã hết thời hiệu truy
cứu trách nhiệm hình sự; Tội phạm đã được đại xá; Người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người
khác)
Căn cứ thứ hai, Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi
mở phiên toà. Đó là, trong giai đoạn điều tra và giai đoạn truy tố, cơ quan
điều tra, viện kiểm sát có thể áp dụng căn cứ quy định Điều 16 BLHS tự ý
nửa chừng chấm dứt việc phạm tội; Điều 29 BLHS về miễn trách nhiệm hình
sự (TNHS) và trường hợp quy định tại Điều 91 BLHS về nguyên tắc xử lí đối
với người chưa thành niên phạm tội (khoản 2 điều luật này nói về việc miễn
TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội)
BLTTHS hiện hành xác định các trường hợp có thể được miễn TNHS
quy định tại quy định tại Điều 157 của BLTTHS hoặc quy định tại Điều 16
hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của BLHS nếu được viện kiểm sát phát

hiện ra trong giai đoạn truy tố thì viện kiểm sát áp dụng Điều 248 BLTTHS để
ra quyết định đình chỉ vụ án; nếu được phát hiện khi chuẩn bị mở phiên tồ sơ
thẩm thì viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị tồ án đình
chỉ vụ án theo điều 285 BLTTHS.
Có thể thấy, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, bằng hoạt động
nghiên cứu hồ sơ vụ án, thẩm phán có thể phát hiện căn cứ miễn TNHS quy
định tại BLHS nhưng theo quy định của BLTTHS hiện hành thẩm phán lại
khơng được ra quyết định đình chỉ vụ án (trừ trường hợp bị cáo chết trước
ngày mở phiên tồ thì Thẩm phán được phân cơng chủ toạ phiên tồ vẫn có
quyền ra quyết định đình chỉ vụ án5). Quy định này có thể làm ảnh hưởng đến
5

Thạc sỹ: Đinh Văn Quế, Thẩm phán ra Quyết định tạm đình chỉ và đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị
xét xử sơ thẩm, Toà án nhân dân tối cao
/>p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&article_details=1&item_id=14078499#:~:text=Do
%20%C4%91%C3%B3%2C%20n%E1%BA%BFu%20b%E1%BB%8B%20c%C3%A1o,
%C4%91%E1%BB%8Bnh%20%C4%91%C3%ACnh%20ch%E1%BB%89%20v%E1%BB
%A5%20%C3%A1n.&text=Theo%20quy%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20t%E1%BA%A1i%20kho
%E1%BA%A3n,%C3%A1n%20ph%E1%BA%A3i%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c
%20%C4%91%C3%ACnh%20ch%E1%BB%89. Truy cập 11:22 ngày 25/04/2021


quyền lợi của người bị viện kiểm sát truy tố trong trường hợp mà người này bị
truy tố tuy có thực hiện hành vi phạm tội nhưng đã được loại trừ “nghĩa vụ
phải chịu TNHS” theo quy định của BLHS, hoặc trong trường hợp Viện kiểm
sát cố chấp truy tố mặc dù thẩm phán chủ toạ xét thấy khơng có sự việc phạm
tội hoặc hành vi của bị can không cấu thànhh tội phạm ( khoản 1, 2 Điều 157
BLTTHS).
Em cho rằng quy định này hợp lý vì trường hợp này có sự đánh giá
khác nhau về sự kiện và hành vi của bị can giữa Viện kiểm sát và Tồ án nên

để đảm bảo sự khách quan, chính xác trong việc ra quyết định đình chỉ vụ án,
thẩm phán cần trao đổi với kiểm sát viên để yêu cầu viện kiểm sát rút quyết
định truy tố và ra quyết định đình chỉ vụ án. Cho nên, khi viện kiểm sát không
rút quyết định truy tố, thẩm phán vẫn ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, và
căn cứ vào kết quả xem xét chứng cứ tại phiên toà để ra bản án. Tại phiên toà,
bằng hoạt động xét xử trực tiếp, công khai thẩm tra chứng cứ và thu thập
chứng cứ mới, HĐXX có thể chứng minh hoặc phát hiện ra căn cứ miễn
TNHS đối với bị can, bị cáo theo quy định tại BLHS.
3.

Một số vướng mắc, bất cập

3.1.

Đối với Quyết định tạm đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn

bị xét xử
Thứ nhất, đối với căn cứ khi xác định bị can mắc bệnh tâm thần. Ở đây
cần xác định bị can mắc loại bệnh tâm thần nào và mắc bệnh ở giai đoạn nào.
Có loại bệnh tâm thần luôn luôn làm mất năng lực trách nhiệm hình sự, có
loại bệnh tâm thần chỉ làm mất năng lực trách nhiệm hình sự khi bệnh ở mức
độ nhất định và có loại bệnh hồn tồn khơng làm mất năng lực này.
Nếu như bị can mắc bệnh tâm thần làm mất khả năng nhận thức và làm
chủ hành vi khi thực hiện hành vi phạm tội thì rõ ràng hành vi của bị can
không đủ yếu tố thành tội phạm. Vì khơng thỏa mãn yếu tố chủ thể trong cấu
thành tội phạm. Do vậy, không phải là căn cứ tạm đình chỉ vụ án.
Nếu như khi có kết quả giám định tư pháp xác định bị can mắc bệnh
tâm thần làm hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì Thẩm



phán cũng khơng được ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can đó mà
phải xác định đó là tình tiết giảm nhẹ khi xét xử theo quy định tại điểm q
Khoản 1 Điều 51 BLHS “Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình”.
Trường hợp khi có kết quả giám định tư pháp xác định khi thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội bị can vẫn có khả năng nhận thức và làm chủ
hành vi, còn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử bị can được xác định là mắc bệnh
tâm thần làm mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi thì mới là căn cứ để
Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ vụ án và Chánh án sẽ ra quyết định áp
dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh theo quy định tại khoản 2 Điều 451
BLTTHS và Khoản 2 Điều 44 BLTTHS.
Thứ hai, đối với trường hợp khi có kết quả giám định tư pháp xác định
bị can mắc bệnh hiểm nghèo thuộc trường hợp có thể được miễn trách nhiệm
hình sự theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 29 BLHS và là căn cứ để Viện
kiểm sát rút quyết định truy tố theo quy định tại Điều 285 BLTTHS thì Thẩm
phán khơng ra quyết định tạm đình chỉ mà phải ra quyết định đình chỉ vụ án.
Thứ ba, như đã phân tích ở trên, trường hợp “chưa xác định được bị
can”, chỉ có thể xuất hiện trong giai đoạn điều tra mà không thể xuất hiện
trong giai đoạn xét xử. Điều này cũng có nghĩa là Điều 229 BLTTHS dẫn
chiếu căn cứ “chưa xác định được bị can” quy định tại Điều 281 BLTTHS làm
căn cứ ra quyết định tạm đình chỉ vụ án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm là
chưa chính xác.
3.2.

Đối với Quyết định đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét

xử
Thứ nhất, sai sót trong việc xác định tuổi của người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội. Trong một số vụ án hình sự, các tài liệu chứng cứ xác
định nhân thân, lý lịch của bị cáo khôg rõ ràng, hoạt động thu thập tài liệu,

chứng cứ khơng chính xác dẫn đến hậu quả ban hành quyết đình đình chỉ vụ
án khơng đúng căn cứ6.
6

ví dụ thực tế về bản án hình sự sơ thẩm số 87/2015/HSST ngày 20/09/2015 của TAND tình Thái Nguyên


Thứ hai, ở khoản b Điều 282, nếu Viện kiểm sát rút tồn bộ quyết định
truy tố mà Tồ khơng đồng ý vì có căn cứ cho rằng có tội thì giải quyết ra
sao? Trong BLTTHS hiện hành chưa có quy định về vấn đề này nên trên thực
tế có vướng mắc. Ngoài ra, khi Viện kiểm sát rút quyết định truy tố trước khi
mở phiên toà, Toà án đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc tại phiên toà,
Kiểm sát viên rút quyết định truy tố nhưng Viện trưởng khơng đồng ý thì giải
quyết ra sao?
4.

Kiến nghị hồn thiện luật

Từ những phân tích trên, em xin kiến nghị sửa đổi Điều 281, Điều 282
BLTTHS như sau:
Điều 281. Tạm đình chỉ vụ án
“Thẩm phán chủ tọa phiên tịa ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi
thuộc một trong các trường hợp:
a) Khi có căn cứ xác định bị can bị mắc bệnh tâm thần làm mất khả
năng nhận thức thức và làm chủ hành vi sau thời điểm thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội;
b) Có căn cứ xác định bị can, bị cáo mắc bệnh hiểm nghèo trừ trường
hợp được miễn trách nhiệm trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm b
Điều 29 Bộ luật Hình sự và Viện kiểm sát rút quyết định truy tố theo quy định
tại Điều 285 BLTTHS.

c) Không biết rõ bị can, bị cáo đang ở đâu mà đã hết thời hạn chuẩn bị
xét xử; trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã
bị can, bị cáo trước khi tạm đình chỉ vụ án. Việc truy nã bị can, bị cáo được
thực hiện theo quy định tại Điều 231 của Bộ luật này;
d) Chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật mà Tịa án kiến nghị.”
Điều 282. Đình chỉ vụ án
1.

Thẩm phán được phân cơng chủ tọa phiên tồ ra quyết định tạm

đình chỉ vụ án trong các trường hợp:


a)

Có căn cứ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 229 của

Bộ luật này
b)

Khi bị can trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu trường hợp

này phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can, bị cáo trước
khi tạm đình chỉ vụ án. Việc truy nã bị can, bị cáo được thực hiện theo quy
định tại Điều 231 của Bộ luật này;
c)

Chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật mà Tòa án kiến nghị.

2.


Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để

tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án khơng liên quan đến tất cả các bị can, bị
cáo thì có thể tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.
3.

Quyết định tạm đình chỉ vụ án phải ghi rõ thời gian, địa điểm ra

quyết định, lí do và căn cứ tạm đình chỉ vụ án và những vấn đề liên quan
khác nếu có
Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản
2 Điều 132 của Bộ luật này ”.

III.

KẾT LUẬN

Đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là
một chế định có ý nghĩa quan trọng trong tố tụng hình sự. Đây chính là một
trong những căn cứ để Tồ án cấp sơ thẩm chấm dứt hoạt động tiến hành tố
tụng đối với vụ án hoặc bị can, bị cáo. Qua đó, đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của cơng dân. Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đã đạt được, việc


vận dụng các quy định pháp luật về đình chỉ vụ án trong giai đoạn xét xử sơ
thẩm vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Những hạn chế này xuất phát
từ nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau. Để nâng cao hiệu quả
áp dụng pháp luật về đình chỉ vụ án, cần thực hiện nhiều giải pháp, sự tham
gia đồng bộ, hiệu quả của cả cơ quan lập pháp, tư pháp, những người tiến

hành tố tụng và chính những người dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam / Trường Đại học Luật Hà
Nội ; Hoàng Thị Minh Sơn chủ biên ; Nxb Công an Nhân dân, 2020
2. Nghị định số 76/2003/NĐ-CP ngày 27/6/2003 của Chính phủ quy định
và hướng dẫn cụ thể việc áp dụn biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục
3. Thông tư liên tịch số 13/2012/TTLT/BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC
ngày 09/10/2012 của Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định
của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Thi hành án hình sự về truy nã


4. Bản án hình sự sơ thẩm số 87/2015/HSST ngày 20/09/2015 của TAND
tình Thái Nguyên
5. Mai Bộ, “Một số ý kiến về quyền đình chỉ vụ án”, tạp chí Kiểm sát (số
10/1999)
6. Ngơ Quang Chính, ‘Đình chỉ điều tra và đình chỉ vụ án”, tạp chí Kiểm
sát (số 1/1994)
7. Vũ Gia Lâm (2013), “Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án của
Toà án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự”, Tạp chí Luật học,
(3), tr.35
8. Hoàng Xuân Lộc, luận văn thạc sĩ Luật học, 2019/ Đình chỉ vụ án trong
giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và thực tiễn thi hành tại Toà án
nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
9. Thạc sỹ Đinh Văn Quế, Thẩm phán ra Quyết định tạm đình chỉ và đình
chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Toà án nhân dân tối
cao




×