Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án trong giai đọan chuẩn bị đầu tư các công trình nhà ở tái định cư tại ban quản lý dự án quận thanh xuân (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.5 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHAN TRÙNG DƯƠNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỰ ÁN TRONG
GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TRÌNH NHÀ Ở TÁI
ĐỊNH CƯ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN QUẬN THANH XUÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHAN TRÙNG DƯƠNG
KHOÁ: 2015 - 2017

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỰ ÁN TRONG
GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TRÌNH NHÀ Ở TÁI
ĐỊNH CƯ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN QUẬN THANH XUÂN
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06


LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRỊNH QUANG VINH

Hà Nội – 2017


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trịnh Quang Vinh,
thầy giáo trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ học viên trong quá trình hình thành, xây dựng
đề tài, về những chỉ bảo mang tính xác thực cũng như những sửa chữa mang tính khoa
học của thầy trong quá trình hoàn thiện luận văn này.
Học viên cũng xin chân thành cảm ơn các phòng ban chuyên môn thuộc
UBND quận Thanh Xuân đã tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình, đầy đủ
trong quá trình thu thập tư liệu cũng như những ý kiến sửa chữa phù hợp với yêu
cầu thực tế nhằm phục vụ cho đề tài này.
Cuối cùng, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy cô là
giảng viên chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình – Trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội vì những dạy bảo của các thầy, cô trong trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện
các kiến thức chuyên môn của học viên tại lớp QL4-2015.
Vì thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức có hạn, trong khi vấn đề nghiên
cứu rộng và phức tạp chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận được sự góp ý chia sẻ của các quý thầy cô cũng như quý đồng nghiệp và
những người quan tâm đến lĩnh vực đầu tư xây dựng để đề tài nghiên cứu được
hoàn thiện hơn.
Học viên xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày


tháng
Học viên

Phan Trùng Dương

năm 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phan Trùng Dương


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ,… ................................................ viii
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
Lý do lựa chọn đề tài: ............................................................................................ 1
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: ....................................................................... 3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:........................................................................ 3

Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................................... 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ............................................................ 3
Cấu trúc luận văn: ................................................................................................. 4
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN TRONG
GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TRÌNH NHÀ Ở TÁI ĐỊNH CƯ
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI........................ 5
1.1. Giới thiệu chung về quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội ........................ 5
1.2. Thực trạng công tác quản lý các dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư tại
Ban Quản lý dự án quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội .................................. 9
1.2.1. Ban Quản lý dự án quận Thanh Xuân ........................................................................... 9
1.2.3. Một số kết quả thực hiện các DAĐT trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư các công trình
nhà ở tái định cư trên địa bàn quận Thanh Xuân do Ban Quản lý dự án làm Chủ đầu tư
hoặc thực hiện nhiệm vụ Chủ đầu tư. .................................................................................... 15
1.3. Đánh giá công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn
chuẩn bị đầu tư tại Ban QLDA quận Thanh Xuân............................................ 19
1.3.1. Ưu điểm ......................................................................................................................... 19
1.3.2. Nhược điểm ................................................................................................................... 19
1.4. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án trong giai đoạn
chuẩn bị đầu tư .................................................................................................... 24
1.4.1. Mô hình quản lý ........................................................................................................ 24


1.4.2. Công tác giải phóng mặt bằng...................................................................................... 26
1.4.3. Quản lý tiến độ thực hiện ........................................................................................ 26
1.4.4. Quản lý chi phí dự án và các yếu tố giá thành xác định tổng mức đầu tư trong giai
đoạn chuẩn bị đầu tư ............................................................................................................... 27
1.4.5 Quản lý chất lượng dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư ......................................... 29
1.4.6. Các hệ thống văn bản pháp lý ...................................................................................... 30
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ ............................................... 31

CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ.... 31
2.1. Cơ sở khoa học .............................................................................................. 31
2.1.1. Dự án đầu tư xây dựng ................................................................................................. 31
2.1.2. Quản lý dự án ĐTXD ................................................................................................... 35
2. 2. Cơ sở pháp lý ............................................................................................... 39
2.2.1. Hệ thống văn bản của Nhà nước, Thành phố Hà Nội về quản lý DAĐTXD. ......... 39
2.2.2. Hệ thống văn bản của UBND quận Thanh Xuân về quản lý DAĐTXD................. 49
2.2.3. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội và quận
Thanh Xuân đến năm 2020, định hướng đến năm 2030...................................................... 49
2.2.4. Nội dung công tác quản lý DAĐTXD công trình trên địa bàn Thành phố. ............. 51
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DỰ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN
CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TRÌNH NHÀ Ở TÁI ĐỊNH CƯ ................ 58
3.1. Mô hình quản lý dự án. ................................................................................ 58
3.1.1 Hình thức và mô hình quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án quận Thanh Xuân ....... 58
3.1.2. Đổi mới cơ cấu tổ chức Ban Quản lý dự án quận....................................................... 60
3.2. Giải pháp phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn, đổi mới thủ tục trong
công tác chuẩn bị đầu tư. .................................................................................... 61
3.2.1. Giải pháp phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn thống nhất thủ tục pháp lý về
công tác chuẩn bị đầu tư trên địa bàn quận Thanh Xuân...................................................... 61
3.2.2. Đổi mới chủ trương đầu tư các DAĐTXD trên địa bàn quận Thanh Xuân ............. 61
3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư và cấp giấy phép ĐTXD................... 64
3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư ..................... 64
3.2.5. Tăng cường kiểm tra giám sát có sự tham gia của cộng đồng................................... 65


3.3. Quản lý tiến độ, chi phí đầu tư, vốn và giải phóng mặt bằng trong giai
đoạn chuẩn bị đầu tư tại Ban Quản lý dự án quận Thanh Xuân ...................... 66
3.3.1. Giải pháp quản lý tiến độ .............................................................................................. 66
3.3.2. Giải pháp chi phí đầu tư, vốn........................................................................................ 67
3.3.3. Giải pháp công tác giải phóng mặt bằng ..................................................................... 71

3.4. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ làm công tác quản lý dự
án đầu tư xây dựng .............................................................................................. 71
3.4.1. Đào tạo và đào tạo lại cán bộ làm công tác quản lý các DAĐTXD.......................... 71
3.4.2. Nâng cao trách nhiệm của cán bộ làm công tác quản lý các DAĐTXD.................. 72
3.4.3. Đầu tư trang thiết bị và phương tiện hiện đại phục vụ công tác quản lý DAĐTXD 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 76
Kết luận ................................................................................................................ 76
Kiến nghị .............................................................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

ATLĐ

An toàn lao động

BQLDA

Ban Quản lý dự án

CĐT

Chủ đầu tư

CTXD


Công trình xây dựng

DA

Dự án

DAXD

Dự án xây dựng

ĐTXD

Đầu tư xây dựng



Hợp đồng

HSMT

Hồ sơ mời thầu

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

KT-KT

Kinh tế - kỹ thuật


GPMB

Giải phóng mặt bằng

QLDA

Quản lý dự án

QLCL

Quản lý chất lượng

UBND

Uỷ ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

XD

Xây dựng

TVGS

Tư vấn giám sát

TVTK


Tư vấn thiết kế

TKBVTC

Thiết kế bản vẽ thi công

NSNN

Ngân sách nhà nước


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu hình
Bảng 1.1.

Tên hình
Bảng thống kê các công trình nhà ở tái định cư trong nhưng năm
gần đầy tại quận Thanh Xuân.
Dự án Nhà ở chung cư cao tầng phục vụ GPMB tại điểm X1 Hạ

Hình 1.7

Đình mặc dù đã thi công xong khối nhà nhưng hạng mục sân vườn
vẫn chưa hoàn thiện do vướng mắc khâu GPMB, và QLDA chưa
tốt
Dự án Nhà ở chung cư cao tầng phục vụ GPMB tại điểm X2 Hạ

Hình 1.8

Đình mặc dù đã thi công xong khối nhà nhưng hạng mục sân vườn

vẫn chưa hoàn thiện do vướng mắc khâu GPMB, và QLDA chưa
tốt


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ,…
Số hiệu hình
Hình 1.1

Hình 1.2

Hình 1.3

Hình 1.4

Tên hình
Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất quận Thanh Xuân,
thành phố Hà Nội-Quy hoạch phân khu H2-3
Bản đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan quận Thanh XuânQuy hoạch phân khu H2-3
Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất quận Thanh Xuân,
thành phố Hà Nội-Quy hoạch phân khu H2-2
Sơ đồ không gian kiến trúc cảnh quan quận Thanh Xuân, thành
phố Hà Nội-Quy hoạch phân khu H2-2

Hình 1.5

Cơ cấu tổ chức Ban QLDA quận Thanh Xuân

Hình 1.6

Bản đồ quy hoạch nhà ở cao tầng trên địa bàn quận Thanh Xuân



1

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do lựa chọn đề tài:
Thủ đô Hà Nội là một trong những đô thị phát triển sớm nhất ở nước ta và có tốc
độ đô thị hóa nhanh của cả nước. Trong những năm chiến tranh, những năm phục hồi
sau chiến tranh với rất nhiều khó khăn, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm chăm lo vấn
đề phát triển đô thị, nhiều công trình nhà ở và các công trình công cộng đã được xây
dựng. Công cuộc đổi mới đất nước đã tạo đà cho thành phố Hà Nội tăng tốc với nhiều
công trình hiện đại, các khu đô thị mới được xây dựng tạo diện mạo mới cho Thủ đô
trong đó có quận Thanh Xuân.
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa hiện đại nêu trên tất yếu đòi hỏi phải tiến
hành nhiều hoạt động nhằm mở rộng, phát triển, nâng cấp và chỉnh trang các đô thị. Có
những dự án phát triển đô thị trên đất nông nghiệp hay phi nông nghiệp. Song cũng có
nhiều dự án đặt biệt là các dự án nâng cấp, chỉnh trang đô thị sẽ phải tiến hành trên các
vực cư dân dã và đang sinh sống lâu đời. Việc di dời họ đến nơi ở mới, nhường đất lại
cho Thành phố để xây dựng và phát triển các công trình phúc lợi, dân sinh hay dịch vụ
đô thị,...chính là quá trình tái định cư.
Tái định cư không chỉ là hoạt động dịch chuyển đơn thuần, mà là bài toán phức
tạp với nhiều chiều cạnh khác nhau của cuộc sống nhằm đảm bảo sự đồng thuận xã hội
và phát triển đô thị bền vững.
Trong sự biến động về nơi ở và loại hình nhà ở lại có nhiều phương thức thực
hiện sự cơ động này, tùy thuộc vào các điều kiện kinh tế, xã hội, tâm lý và đặc biệt liên
quan đến chính sách, các quyết định quản lý và hành chính. Có những sự thay đổi chỗ ở
là do chính người dân quyết định (một cách tự nguyện). Song cũng có những sự di
chuyển về nơi ở một cách không tự nguyện mà là dưới sức ép của các quyết định quản
lý, hành chính đô thị.



2

Trong điều kiện Việt Nam nói chung, quận Thanh Xuân nói riêng, với nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN những vấn đề liên quan đến tái định cư ở đô thị đang
gặp nhiều hách thức, rất phức tạp, đặc biệt là vấn đề trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư
như: Thể chế, chính sách, thị trường, quy hoạch và các yêu cầu xã hội khác (như công
bằng, công khai minh bạch, đảm bảo an sinh xã hội).
Từ kinh nghiệm thực tiễn một số nguyên tắc trong việc xây dựng và đảm bảo
nhà ở cho người dân tái định cư đã được xác lập và ghi nhận trong các văn bản pháp lý
và được biết đến khá rộng rãi như:
- Nhà ở cho dân tái định cư phải tốt hơn (hoặc ít nhất bằng) nhà ở cũ của họ
(trước hết phải tốt hơn về mặt kết cấu vật chất-kỹ thuật của một chỗ ở).
- Phải đảm bảo có sự đồng bộ giữa nhà ở và cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng
xã hội.
- Đảm bảo sự đồng thuận, tự nguyện tham gia của người dân trong quá trình
thực hiện tái định cư. (chính sách đền bù sát với thực tế và giá cả thị trường – trên cơ
sở khung giá đất, giá nhà được cập nhật thường xuyên là một vấn đề quan trọng đảm
bảo sự đồng thuận, tự nguyện tham gia của người dân).
Trong những năm trở lại đây, trên địa bàn Thành phố đã có nhiều dự án nhà ở tái
định cư được đưa vào sử dụng như Nam Trung Yên, Đền Lừ 1, 2, khu 5,3 ha Dịch Vọng,
Trung Hoà – Nhân Chính, Đồng Tàu (quận Hoàng Mai), Láng Thượng (quận Đống Đa),
khu Tây Nam Kim Giang, X1, X2 Hạ Đình... Các khu nhà tái định cư này đã góp phần
xây dựng bộ mặt đô thị của Thành phố hiện đại hơn, ổn định cuộc sống cho các hộ dân.
Tuy nhiên, qua thời gian sử dụng những khu tái định cư này còn tồn tại nhiều bất cập, cụ
thể như: Chất lượng nhà ở tái định cư còn thấp (mất an toàn, ô nhiễm môi trường, mất
nước sinh hoạt…); việc quản lý, bảo trì còn nhiều hạn chế dẫn đến nhanh chóng xuống
cấp; việc cung cấp các dịch vụ môi trường, khu vực đỗ xe, phục vụ sinh hoạt, vui chơi,
giải trí và học tập của cộng đồng dân cư còn rất thiếu, chưa được xây dựng đồng bộ về

hạ tầng xã hội nên ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người dân...


3

Từ thực tiễn nêu trên, học viên lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư các công trình nhà ở tái định cư tại
Ban quản lý dự án quận Thanh Xuân” làm đề tài nghiên cứu của mình nhằm đánh giá
những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại và nghiên cứu những giải pháp nâng
cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư trong thời gian tới trên địa bàn quận Thanh Xuân,
nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn tại ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án trong giai đoạn chuẩn
bị đầu tư đối với các công trình nhà ở tái định cư trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành
phố Hà Nội.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung vào những nội dung cơ bản trong công
tác chuẩn bị đầu tư các công trình nhà ở tái định cư trên địa bàn quận Thanh Xuân.
- Phạm vi nghiên cứu: Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản do Ban Quản lý dự án
làm chủ đầu tư hoặc thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu;
- Phương pháp nghiên cứu có chọn lọc các tài liệu và kế thừa kết quả nghiên cứu
của các đề tài nghiên cứu khoa học và các dự án khác có liên quan;
- Phương pháp hệ thống hoá, phân tích, so sánh, tổng hợp để đưa ra các giải
pháp quản lý các dự án đầu tư xây dựng cho phù hợp.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Đưa ra các giải pháp trên cơ sở khoa học để quản lý hiệu
quả các dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
- Ý nghĩa thực tiễn: Là tài liệu tham khảo, ứng dụng trong thực tiễn đối với các dự

án nhà ở tái định cư tại quận Thanh Xuân và các quận khác của thành phố Hà Nội.


4

Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn có ba chương:
- Chương 1: Thực trạng công tác quản lý dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu
tư các công trình nhà ở tái định cư trên địa bàn quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
- Chương 2: Cơ sở khoa học và pháp lý, công tác quản lý dự án trong giai
đoạn chuẩn bị đầu tư.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp quản lý dự án trong giai đoạn chuẩn bị
đầu tư các công trình tái định cư.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
(1) Đầu tư xây dựng công trình là một lĩnh vực phức tạp, liên quan đến nhiều

ngành, nhiều lĩnh vực chuyên môn, sử dụng nhiều vốn và tài nguyên, có ảnh hưởng to
lớn đến cơ sở hạ tầng và xã hội, tạo động lực cho sự phát triển. Nếu quản lý không
tốt, quá trình thực hiện đầu tư dễ bị lợi dụng làm sai để trục lợi, gây thất thoát nguồn
lực của Nhà nước và nhân dân. Điều này không chỉ đúng với quận Thanh Xuân nói
riêng mà còn đúng với các quận, huyện, thị xã khác trên cả nước nói chung. Vì vậy
việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án trong giai
đoạn chuẩn bị đầu các công trình nhà ở tái định cư tại Ban Quản lý dự án quận
Thanh Xuân” là cần thiết.
(2) Công việc quản lý các DAĐTXD đòi hỏi đội ngũ cán bộ thực hiện phải
có trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn vững vàng. Bên cạnh đó, không thể không
kể đến sự trợ giúp của các thiết bị, máy móc hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin
với các phần mềm quản lý đầu tư xây dựng chuyên dụng.
(3) Công tác quản lý các DAĐTXD trên địa bàn quận Thanh Xuân đã thu
được một số kết quả đáng khích lệ, góp phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa của Thủ đô và của quận Thanh Xuân thể hiện qua sự thay đổi
nhanh chóng của bộ mặt đô thị và cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại, đồng bộ.
Tuy nhiên, do công tác quy hoạch đầu tư chưa được thực hiện tốt do yếu tố
lịch sử, hệ thống văn bản pháp quy chuyên ngành chưa đồng bộ, đôi khi còn chồng
chéo, mâu thuẫn hoặc thiếu, năng lực cán bộ chưa đáp ứng tốt yêu cầu công việc
cũng như nhiều địa phương khác, công tác quản lý các DAĐTXD trên địa bàn quận
Thanh Xuân vẫn còn một số bất cập cần giải quyết, tháo gỡ hoặc đổi mới.
(4) Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý các DAĐTXD trên địa bàn quận
Thanh Xuân, tác giả đề xuất 10 biện pháp đồng bộ: Mô hình quản lý dự án, Giải
pháp phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn, đổi mới thủ tục trong công các
chuẩn bị đầu tư trên địa bàn quận Thanh Xuân; Đổi mới chủ trương đầu tư các dự
án đầu tư xây dựng trên địa bàn quận Thanh Xuân; Nâng cao chất lượng thẩm định
dự án đầu tư và cấp giấy phép đầu tư xây dựng; Nâng cao hiệu quả công tác đấu


77

thầu trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư; Tăng cường kiểm tra giám sát có sự tham gia
của cộng đồng; Giải pháp quản lý tiến độ; Giải pháp chi phí đầu tư; Đào tạo và đạo
tạo lại cán bộ làm công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng; Nâng cao trách
nhiệm của cán bộ làm công tác quản lý các dự án đầu tư; Đầu tư trang thiết bị và
phương tiện hiện đại phục vụ công tác DAĐTXD.
Kiến nghị
(1) Đối với thành phố Hà Nội và quận Thanh Xuân: Cần có sự điều chỉnh
quy hoạch phân khu trên cơ sở nghiên cứu kỹ quy hoạch cũ và hiện trạng thực tế,
loại bỏ các vùng chồng lấn, tạo thuận lợi cho công tác triển khai thực hiện dự án đầu
tư xây dựng trên địa bàn quận.
UBND thành phố Hà Nội cần sớm ban hành quyết định thay thế quyết định
số 09/2012/QĐ-UBND ban hành Quy định một số nội dung về quản lý đầu tư và
xây dựng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội.
UBND quận Thanh Xuân phải nhanh chóng ban hành các văn bản quy định,
hướng dẫn cụ thể về quản lý các DAĐTXD phù hợp với pháp luật hiện hành và
thực tế và định hướng phát triển của quận và của Thành phố Hà Nội; ban hành quy
định về việc thống nhất phương án giao nhận hệ thống hạ tầng điện do quận làm
chủ đầu tư với ngành điện đảm bảo cung cấp điện sinh hoạt cho nhân dân kịp thời
sau khi hoàn thành xây dựng công trình điện; ban hành hướng dẫn thực hiện Quy
chế giám sát đầu tư của cộng đồng để thực hiện trên địa bàn quận.
(2) Ban QLDA là cơ quan tham mưu quan trọng nhất cho UBND quận
Thanh Xuân về lĩnh vực quản lý các DAĐTXD trên địa bàn quận. Với tình hình
thực tế như hiện nay, để làm tốt công tác tham mưu và công tác chuyên môn được
giao, Ban QLDA cần có sự đổi mới về cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, đặc biệt chú ý chất lượng tuyển dụng đầu vào phải công khai, minh bạch
qua thi tuyển nghiêm túc, đầu tư trang thiết bị và phần mềm quản lý hiện đại. Bên
cạnh đó, để đáp ứng được khối lượng công việc ngày càng lớn, tính chất ngày càng
phức tạp, Ban QLDA cần phải đa dạng các hình thức quản lý như: chủ đầu tư trực
tiếp QLDA; ban QLDA chuyên ngành; thuê tổ chức tư vấn QLDA đầu tư xây dựng



78
công trình… để tận dụng tối đa chất xám của cộng đồng nghề nghiệp, giảm tải cho
chính Ban QLDA quận mà không làm giảm chất lượng quản lý. Ban phải tăng
cường quản lý sau đầu tư, làm rõ trách nhiệm của các chủ thể khi xây dựng và sau
khi đưa công trình vào sử dụng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014
2. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 năm 2013;
3. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;
4. Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009; hiện đang trình Quốc hội
dự thảo Luật quy hoạch đô thị năm 2016;
5. Luật đầu tư 67/2014/QH13-26/11/2014;
6. Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13;
7. Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
8. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
9. Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hồ
trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
10. Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng;
11. Nghị định 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 về giám sát và đánh giá đầu tư;
12. Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm
định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
13. Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015; Thông tư số 27/2015/TTBTNMT ngày 29 tháng 05 năm 2015 quy định về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
14. Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng công
trình xây dựng.
15. Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ

về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng;
16. Quyết định số 7052/QĐ-UBND ngày 22/12/2016 về việc Chấp thuận
thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã;
17. Thông tư số 22/2015/TT-BKHĐT ngày 18/12/2015 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư quy định về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư;
18. Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về việc
Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
19. Thông tư số 01/2015/TT-BXD ngày 20/03/2015 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí ĐTXD.


20. Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy
định về Quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
21. Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy
định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước;
22. Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định
chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự
toán xây dựng công trình;
23. Thông tư 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 quy định chi tiết một số nội
dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
24. Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc
công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
25. Quyết định số 1161/QĐ-BXD ngày 15/10/2015 của Bộ Xây dựng về việc
công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết
cấu công trình năm 2014;
26. Quyết định số 713/QĐ-UBND ngày 10/02/2016 về việc công bố thủ tục
hành chính mới ban hành, sửa đổi và bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở
Xây dựng, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội;
27. Quyết định số 39/2015/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội : Ban hành Quy
định trách nhiệm quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựngtrên địa bàn

thành phố Hà Nội;
28. Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng (sửa đổi và bổ
sung) công bố kèm theo Quyết định số 588/QĐ-BXD ngày 29/5/2014 của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng;
29. Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Lắp đặt (sửa đổi và bổ
sung) công bố kèm theo Quyết định số 587/QĐ-BXD ngày 29/5/2014 của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng;
30. Đơn giá 798/QĐ-UBND ngày 12/02/2015 của UBND thành phố Hà Nội
phần xây dựng và lắp đặt;
31. Đơn giá xây dựng công trình thành phố Hà Nội - Phần xây khảo sát ban
hành kèm theo quyết định số 5478/QĐ-UBND ngày 24/11/2011 của UBND thành
phố Hà Nội.



×