TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT 1
Giảng viên hướng dẫn: Trần Dương Quốc Hòa
Sinh viên thực hiện: Trần Kim Hân
Lớp: ĐH Tiểu học A – K6
Năm học: 2017 – 2018
I.
Yêu cầu 1
1. Nguyên tắc phát triển tư duy
Trong tiết dạy, giáo viên đã đảm bảo được yếu tố phát triển tư duy cho học sinh,
thông qua những phân môn như:
- Tập đọc: Học sinh tự rút ra và trao đổi với các bạn về kĩ năng sống qua bài học
- Tập làm văn:GV gợi ý, học sinh tự sáng tạo cách làm bài qua trả lời những câu
hỏi gợi ý của GV, HS có thể tự viết 1 đoạn văn, thiệp hoàn chỉnh.
- Tiết dạy tập đọc: Bà Cháu: giáo viên dẫn vào bài bằng cách cho học sinh hát
bài “ Bà ơi Cháu yêu bà lắm” , đặt câu hỏi bài hát nhắc đến ai? Học sinh hát và
trả lời câu hỏi
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc tồn bài, cả lớp đọc thầm sau đó yêu cầu học
sinh chia đoạn kết hợp tìm ra nội dung chính của từng đoạn.
- Từ khó: giáo viên cho học sinh tự tìm từ mà các em cảm thấy khó hiểu sau đó
trao đổi để giải nghĩa với bạn cùng lớp, cuối cùng giáo viên mới giải nghĩa để
các em hiểu sâu hơn ý nghĩa những từ đó.
2. Nguyên tắc giao tiếp
Qua các tiết dự giờ và bản đánh giá của giáo viên chủ nhiệm, nguyên tắc giao tiếp
được thể hiện qua:
- Giao tiếp giữa giáo viên với học sinh: trong thời gian học, hoạt động chính là
các câu hỏi từ giáo viên, khi giáo viên đặt câu hỏi, học sinh thảo luận hoặc suy
nghĩ cá nhân để trả lời. Ngồi ra, khi có vấn đề khó khăn như nghĩa của từ khó,
cách viết chữ, đặt câu trong phân mơn luyện từ và câu và chính tả học sinh xin ý
kiến từ giáo viên, giáo viên xem xét và giúp đỡ học sinh giải quyết vấn đề.
- Giao tiếp giữa học sinh với học sinh: thường diễn ra trong các hoạt động nhóm,
qua việc thảo luận trả lời câu hỏi và nhận xét. Cụ thể trong phân môn tập đọc,
học sinh thảo luận giữa các bạn trong nhóm để trả lời câu hỏi sgk, đọc lại bài
đọc và nhận xét giọng đọc của các thành viên trong nhóm, rút bài học từ bài tập
đọc .
- Tiết dạy tập đọc “Bà Cháu”: giáo viên cho học sinh đọc bài nhiều lần, luyện đọc
diễn cảm, cách ngắt nghỉ phù hợp. Cho học sinh đặt những câu hỏi mà học sinh
thắc mắc sau đó cả lớp sẽ thảo luận tìm ra câu trả lời. Trong khi học, giáo viên
mở rộng, liên hệ thực tế để học sinh trả lời theo suy nghĩ của mình. Vì khơng có
sự đúng, sai nên học sinh có thể thoải mái nói lên suy nghĩ của mình.
3. Ngun tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH
Với học sinh lớp 2 thì khả năng tập trung chú ý của các em chưa cao, các em làm
việc riêng nhiều, nên việc để tất cả học sinh đều chú ý lắng nghe là một điều khó
địi hỏi giáo viên phải có những biện pháp phù hợp.
- Trong phân mơn chính tả, một số học sinh cịn viết sai lỗi chính tả thì giáo
viên sẽ chú ý và sửa lỗi kèm rút kinh nghiệm cho các em. Giáo viên trong
lớp thường sử dụng vở những em viết sạch đẹp làm mẫu, rèn cho những em
viết chữ chưa cẩn thận vào giờ ra chơi và lúc rảnh.
- Trong phân mơn tập đọc, các em học sinh có giọng đọc nhỏ, giáo viên nhắc
nhở, khích lệ giúp các em tự tin đọc to, đúng và sửa lỗi cho các em.
- Tiết dạy tập đọc “ Bà Cháu”: Khi giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời,
sau câu trả lời của các em, giáo viên thường khen ngợi, khích lệ học sinh.
GV cũng gọi nhiều học sinh trả lời và nhận xét để học sinh chú ý trong giờ
học hơn. Khi nhận xét câu trả lời của học sinh, giáo viên thường khen nhiều
hơn chê, điều này giúp học sinh cảm thấy câu trả lời của mình được cơng
nhận, và từ đó tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong học tập.
II.
Các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với các tiết dạy
học Tiếng Việt ở trường tiểu học
Trong 4 tuần kiến tập vừa qua (từ ngày 30/10 đến ngày 24/11) là khoảng thời
tuy không dài nhưng em đã được học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ những trải
nghiệm thực tế tại trường Tiểu học Tam Hiệp B. Tuy nhiên em cũng có một băn
khoăn, thắc mắc:
- Phần kiểm tra bài cũ (tập đọc), giáo viên chỉ yêu cầu học sinh tự nêu được thái
độ của mình qua bài tập đọc đã học, khơng cần phải đọc lại tồn bài. Như vậy đã đầy
đủ các bước chưa ?