LỊCH SỬ 7
Đề bài : Sưu tầm
tư liệu về các danh nhân thời Lý
Thành viên
- Dương Trúc Quỳnh
- Lê Nguyễn Huyền Như
- Nguyễn Hương Trà
1.
Các danh
Lý Thái Tổ
nhân
2.
Lý Thái Tông
3.
Lý Thánh Tông
4.
Lý Nhân Tông
5.
Lý Thường Kiệt
6.
Lý Ngọc Kiều
- o - Dân
7. ta phải
Nguyên
biết sử taphi
cho tường
Ỷ Lan
gốc tích nước nhà Việt Nam - o -
Nguyên phi Ỷ Lan
Lý Thái Tổ
Lý Thường Kiệt
Lý Thái Tông
Năm 1049, vua Lý Thái Tông cho
dựngchùa Diên Hựu, tức chùa Một Cột.
Công chúa Lý Ngọc Kiều
Lý Nhân Tông
1. Lý Thái Tổ
Lý Thái Tổ sinh ngày 8 tháng 3 năm
974, Từ Sơn, lộ Bắc Giang, Đại Cồ Việt.
Mất ngày 31 tháng 3 năm 1028 ( 54 tuổi)
tại Điện Long An, Thăng Long, Đại Cồ
Việt. Lễ an táng tại Thọ Lăng. Tên thật là
Lý Công Uẩn. Sách Đại Việt sử lược và Đại
Việt sử ký toàn thư đều chép Lý Công Uẩn
người ở Cổ Pháp, Bắc Giang (nay thuộc Thị
xã Từ Sơn , Bắc Ninh ), mẹ họ Phạm. Tuy
nhiên, tên cha ông không được chép rõ.
Sách Đại Việt sử lược cũng chép ơng có
một người anh và một người em.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư cũng chép anh ông sau được phong làm
Vũ Uy vương và một người chú (được phong Vũ Đạo vương). Lúc 3 tuổi, bà
mẹ Lý Công Uẩn ẵm ông đến nhà Lý Khánh Văn, Khánh Văn bèn nhận làm
con nuôi, từ nhỏ đã thơng minh, vẻ người tuấn tú khác thường. Lúc cịn nhỏ
đi học, nhà sư ở chùa Lục Tổ là Vạn Hạnh thấy, khen rằng: Đứa bé này
không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm
bậc minh chủ trong thiên hạ . Lớn lên, không chăm việc sản nghiệp, chỉ học
kinh sử qua loa, khẳng khái có chí lớn.
Theo sách Việt sử tiêu án: Mẹ Lý Cơng Uẩn năm 20 tuổi nghèo hèn
khơng có chồng, nương tựa người lão Sa môn ở chùa Ứng Thiên, làm việc
thổi nấu, khi lửa tắt và bà đương ngủ lơ mơ, lão Sa môn ngẫu nhiên chạm
phải, giật mình trở dậy rồi có thai mà sinh ra. Về sau, Lý Công Uẩn nương
nhờ cửa Phật, Khánh Vân nuôi lớn, Vạn Hạnh dạy dỗ.
Theo "Ngọc phả các vua triều Lê" ở Hà Nam và tư liệu tại các di tích
ở cố đơ Hoa Lư - Ninh Bình, Lý Cơng Uẩn hàng năm theo thiền sư Vạn
Hạnh vào hầu vua Lê Đại Hành ở thành Hoa Lư. Ông được vua yêu, cho ở
lại kinh thành học tập quân sự. Lê Hồn lại gả con gái cả là cơng chúa Lê
Thị Phất Ngân, sinh ra Lý Phật Mã và đặc phong cho Công Uẩn làm Điện
tiền cận vệ ở thành Hoa Lư. Dần dần, Công Uẩn thăng lên chức Điện tiền
Lý Cơng Uẩn lớn lên thời Lê Hồn, ơng theo giúp hồng tử Lê Long Việt .
chỉ huy sứ. Chính nhờ vậy mà về sau, Lý Công Uẩn đã đem ngôi vua về cho
họ Lý. Ơng lên ngơi hồng đế ngày 21 tháng 11 năm 1009 đặt niên
hiệu là Thuận Thiên, nghĩa là "theo ý trời". Ông phong cha là Hiển Khánh
vương, mẹ là Minh Đức Thái hậu, chú là Vũ Đạo vương, anh ruột là Vũ Uy
vương, em ruột là Dực Thánh vương. Ơng lập sáu hồng hậu, con trưởng
ơng là Lý Phật Mã được phong Khai Thiên vương, lập làm Thái tử. Các con
trai khác của ông cũng được phong vương. Đồng thời, con gái lớn của ông
là An Quốc công chúa Lý Thiềm Hoa được gả cho Đào Cam Mộc. Đào Cam
Mộc cũng được phong Nghĩa Tín hầu, cịn những người khác vẫn giữ chức
cũ. Một người con gái khác là Lĩnh Nam cơng chúa là Lý Bảo Hịa được
gả cho động chủ Giáp Thừa Quý.
Thành Hoa Lư vốn là kinh đô dưới 2 triều đại Đinh - Tiền Lê , nằm
tại một thung lũng chật hẹp nhưng dễ phòng thủ ở phía nam vùng thượng
du của Đồng bằng sơng Hồng. Lúc lên ngôi, Lý Thái Tổ cho rằng "H oa Lư
thành thì hẹp, đất thì thấp", muốn dời đơ về Đại La (nay là Hà Nội), tức
thành Tống Bình đời Đường - nơi mà Cao Biền sau khi đuổi quân Nam
Chiếu đã xây dựng lại phủ trị của An Nam đô hộ phủ . Nhà vua ra chiếu
rằng:
Xưa kia nhà Thương đến vua Bàn Canh đã năm lần thiên đô, nhà
Chu đến đời Thành Vương đã ba lần thiên đô, khơng phải là theo ý
riêng một mình, là nghĩ đến kế muôn năm về sau. Nhà Đinh và Lê không
theo lối cũ của Thương, Chu, cứ để kinh đô ở mãi nơi này, trẫm rất đau
lịng. Duy có thành Đại La ở giữa khu vực của trời đất, có cái thế long,
hổ vững bền, địa thế rộng và bằng phẳng, đất thì cao mà sáng sủa, rõ
là khu vực phồn thịnh. Đã xét khắp đất Việt, chỉ có nơi ấy là thắng địa,
là nơi đô hội thật là kinh đô của muôn đời sau.
-
Chiếu dời đô
-
Sử chép rằng các quan đều nhất trí với nhà vua: "B ệ hạ vì thiên hạ
lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân
chúng được đông đúc giàu có, điều lợi như thế, ai dám khơng theo".
Tháng 7 năm Thuận Thiên thứ nhất (1010 ) thì khởi sự dời đô. Khi
thuyền mới đến đậu ở dưới thành, thấy có con rồng vàng hiện ra, nhân thế
đặt tên là Thăng Long, liền lập nhiều cung điện, cộng 13 sở, xây thành
lũy, sửa sang phủ khố; thăng châu Cổ Pháp làm phủ Thiên Đức, Bắc Giang
gọi là Thiên Đức Giang, thành Hoa Lư gọi là phủ Tràng An , trong phủ
Thiên Đức lập ra tám ngơi chùa, đều có lập bia ghi chép công đức.
Việc dời đô ra Thăng Long của nhà vua đã chứng tỏ một tầm nhìn
chiến lược sâu rộng trong việc xây dựng một sự nghiệp lâu dài, phản ánh
thế đi lên của vương triều và đất nước với biểu tượng rồng bay. Ngồi ra
đích thân nhà vua tổ chức xây dựng kinh thành, cung điện, lập phố xá. Lý
Thái Tổ vì xuất thân từ chùa chiền, nên sau khi lên ngôi vua rất trọng đãi những
người đi tu, xuất vàng bạc của triều đình dựng nên nhiều chùa tháp, đền
miếu; nhà vua từng sai quan là Nguyễn Đạo Thanh và Phạm Hạc sang Tàu
lấy Kinh Tam Tạng đem về để vào kho Đại Hưng. Thời vua Lý Thái
Tổ,Đại Tống và Đại Việt có mối quan hệ hịa bình. Nhà vua hết lịng chăm
lo phát triển văn hóa dân tộc, kiện tồn bộ máy nhà nước, đặt nền móng
cho một triều đại tồn tại vẻ vang trên 200 năm.
Theo Đại Việt sử lược, năm 1028 (tức năm Thuận Thiên thứ 19), sức khỏe Lý
Thái Tổ đã không được tốt, thường xuyên đau yếu. Ngày 31 tháng 3 năm ấy, Thái Tổ
qua đời ở điện Long An, ở ngôi 19 năm, hưởng thọ 54 tuổi.
Khi Lý Thái Tổ vừa qua đời, việc tế táng lại chưa hồn tất, thì ba vương gia Vũ
Đức vương, Đông Chinh vương và Dực Thánh vương cùng quân sĩ vây hãm thành,
nhằm mục đích cướp ngôi Thái tử Lý Phật Mã[28]. Thái tử đem quân vào thành, quyết
một trận với 3 vương.
Khi quân của Thái tử và quân các vương đối trận, thì Võ vệ tướng quân Lê
Phụng Hiểu rút gươm ra chỉ vào Vũ Đức vương mà bảo rằng: "Các người dịm ngó ngôi
cao, khi dễ tự quân, trên quên ơn tiên đế, dưới trái nghĩa tôi con, vậy Phụng Hiểu xin
dâng nhát gươm này!". Nói xong chạy xơng vào chém Vũ Đức vương ở trận tiền. Quân
các vương trông thấy sợ hãi bỏ chạy cả. Dực Thánh vương và Đông Chinh vương cũng
phải chạy trốn, về sau xin ra hàng, được tha cả. Thái tử Lý Phật Mã lên nối ngôi, tức
là Lý Thái Tông.
Lý Thái Tông kế vị, táng Lý Công Uẩn ở Thọ Lăng, phủ Thiên Đức, truy
tôn miếu hiệu là Thái Tổ, thụy hiệu là Thần Vũ hoàng đế.
Gia quyến
Cha: Hiển Khánh vương.
Mẹ: Minh Đức thái hậu Phạm Thị Ngà.
Anh em:
1. Vũ Uy vương.
1. Dực Thánh vương. (Có sách ghi là con trai).
2. Hậu phi:
-
Lê Thị Phất Ngân (Linh Hiển Hoàng thái hậu).
Tá Quốc hoàng hậu.
Lập Nguyên hoàng hậu.
Con cái: Ít nhất 8 hồng tử, 13 cơng chúa.
1. Khai Thiên vương Lý Phật Mã, năm 1009 phong Hoàng thái tử. Mẹ là Linh
2.
3.
4.
5.
Hiển hoàng thái hậu.
Khai Quốc vương Lý Bồ, phong năm 1013, ở phủ Trường Yên.
Đông Chinh vương Lý Lực, phong năm 1018.
Vũ Đức vương Lý Nhật Quang, cịn có tên Lý Hoảng. Theo Việt Điện U Linh
tập, mẹ là Linh Hiển hồng thái hậu.
Cơng chúa An Quốc, gả cho Đào Cam Mộc.
2. Lý Thái Tơng
Thái Tơng hồng đế tên thật là Lý Phật Mã, cịn có tên khác là Lý
Đức Chính, con trưởng của Lý Thái Tổ . Ông sinh vào ngày 29 tháng
7 , 1000 tại kinh đô Hoa Lư , Ninh Bình , lúc này Lý Thái Tổ vẫn còn làm
quan dưới triều Nhà Tiền Lê .
Về mẹ của vua, trong chính sử như Đại Việt sử ký tồn thư , Quyển
II, Kỷ Nhà Lý, mục Lý Thái Tông, đoạn mở đầu viết:
"M ẹ là hoàng hậu họ Lê, sinh vua vào ngày 26 tháng 6 năm Canh Tý,
niên hiệu Ứng Thiên năm thứ 7 [1000] thời Lê, ở phủ Trường Yên ".
Về sau, các nhà nghiên cứu lịch sử dựa theo các thần tích, thần phả
hán nơm ở khu vực cố đô Hoa Lư khẳng định mẹ Lý Phật Mã là Lê Thị
Phất Ngân , con gái Lê Đại Hành và Dương Vân Nga . Như vậy, ông chính
là cháu ngoại của Lê Đại Hành và Dương Vân Nga.
Ông sinh ngày 26 tháng 6 âm lịch năm Canh Tý , niên hiệu Ứng
Thiên thứ 7 thời Tiền Lê (tức 29 tháng 7 năm 1000 ) ở chùa Duyên
Ninh trong kinh đô Hoa Lư . Theo Đại Việt sử ký tồn thư, khi ơng mới
sinh, ở phủ Trường n có con trâu của nhà dân tự nhiên thay sừng khác,
người có trâu ấy cho là điềm khơng lành, lấy làm lo ngại. Có người giỏi
chiêm nghiệm đi qua nhà người ấy cười mà nói rằng: "Đ ó là điềm đổi mới
thơi, can dự gì đến nhà anh"thì người ấy mới hết lo. Tương truyền thuở
nhỏ ơng đã có 7 nốt ruồi sau gáy như chòm sao thất tinh ( sao Bắc Đẩu ).
Khi còn nhỏ, cùng bọn trẻ con chơi đùa, có thể sai bảo được chúng,
bắt chúng đi dàn hầu trước sau và hai bên như nghi vệ các quan theo hầu
thiên tử. Thái Tổ thấy thế vui lịng, nhân nói đùa rằng: Con nhà tướng nên
bắt chước việc quân, cần gì phải kẻ rước người hầu? , ơng tuy cịn ít tuổi
nhưng trả lời ngay rằng: Kẻ rước người hầu thì có xa lạ gì với con nhà
tướng? Nếu xa lạ thì sao ngơi vị khơng ở mãi họ Đinh mà lại về họ Lê,
đều do mệnh trời thôi. Thái Tổ kinh lạ, từ đấy càng yêu q hơn.
Năm 1010 , khi ơng lên 10 tuổi thì triều đình Nhà Lý dời kinh đơ
từ Hoa Lư (Ninh Bình ) về Thăng Long (Hà Nội ngày nay).
Năm 13 tuổi (1012), ông được lập làm Đông cung Thái tử, lại được
phong hiệu là Khai Thiên vương, lập phủ ở ngoài nội cung để được làm
quen với các quan lại và dân chúng. Trong thời gian làm Thái tử, ông
nhiều lần được cử làm tướng cầm quân đi dẹp loạn và đều lập được công.
Năm 1019, ông được trao quyền nguyên soái, cầm quân vào nam
đánh Chiêm Thành. Khi đại quân vượt biển, đến núi Long Tỵ,
có rồng vàng hiện ra trên thuyền ngự, ông đi đến đỡ lấy rồng rồi rồng tan
biến mất, người đời cho là điềm may.
Năm 1023, ông cầm quân đi đánh Phong châu. Năm 1025, ông đi
đánh Diễn châu, lập được công lao hiển hách, Thái Tổ hồng đế rất hài
lịng.
Năm 1027, ơng lên phía bắc đánh châu Thất Nguyên ( Lạng Sơn).
Cùng năm ấy, ông ban áo ngự cho một đạo sĩ tên Trần Tuệ Long ở Nam
Đế quán, đêm ngày đó có ánh sáng vàng hiện lên khắp quán, Tuệ Long
hoảng hồn dậy thì thấy rồng vàng ở trên mắc áo. Người đời cho rằng đấy
là mệnh trời, đến đây đều thấy phù hợp cả. Thái tử nổi tiếng khắp kinh
thành, bản tính nhân từ, sáng suốt dĩnh ngộ, thơng hiểu đại lược văn võ,
còn như lục nghệ lễ nhạc, ngự xạ, thư số khơng mơn gì là khơng tinh
thơng am tường.
Lý Thái Tơng là người có thiên tư đĩnh ngộ, thơng lục nghệ, tinh
thao lược, gặp lúc trong nước có nhiều giặc giã (Tam vương chi loạn),
nhưng ông đã quen việc dùng binh, cho nên ông thường thân chinh đi đánh
đông dẹp bắc.
Thời bấy giờ hồng đế khơng đặt quan tiết trấn; phàm việc binh việc
dân ở các châu, là đều giao cả cho người châu mục. Còn ở mạn thượng du
thì có người tù trưởng quản lĩnh. Cũng vì quyền những người ấy to quá,
cho nên thường hay có sự phản nghịch. Lại có những nước lân bang
như Chiêm Thành và Ai Lao (Lào) thường hay sang quấy nhiễu, bởi vậy
cho nên sự đánh dẹp thời Lý Thái Tông rất nhiều.
Tháng 6, năm 1029, rồng hiện lên ở nền điện Càn Nguyên. Đế nói
với tả hữu rằng: "Trẫm phá điện ấy, sang phẳng nền rồi mà rồng thần cịn
hiện. Có lẽ đó là đất tốt, đức lớn hưng thịnh, ở chỗ chính giữa trời đất
chăng ?". Bèn sai Hữu ty mở rộng quy mô, nhắm lại phương hướng mà
làm lại, đổi tên là điện Thiên An. Bên tả dựng điện Tuyên Đức, bên hữu
dựng điện Diên Phúc, thềm trước điện gọi là Long Trì. Phía đơng thềm
rồng đặt điện Văn Minh, phía tây đặt điện Quang Vũ, hai bên tả hữu thềm
rồng đặtlầu chuông đối nhau để dân chúng ai có việc kiện tụng oan uổng
thì đánh chng lên. Bốn xung quanh thềm rồng đều có hành lang để tụ
họp các quan và sáu quân túc vệ.
Phía trước làm điện Phụng Thiên, trên điện dựng lầu Chính
Dương làm nơi trơng coi tính tốn giờ khắc, phía sau làm điện Trường
Xn, trên điện dựng gác Long Đồ làm nơi nghỉ ngơi du ngoạn. Bên ngoài
đắp một lần thành bao quanh gọi là Long Thành. Năm 1030, Thái Tông lại
sai làm điện Thiên Khánh ở trước điện Trường Xuân để làm chỗ nghe
chính sự. Điện làm kiểu bát giác, trước sau đều bắc cầu Phượng Hồng.
Thái Tơng hồng đế tuy phải đánh dẹp liên miên, nhưng cũng khơng
bỏ bê việc chính trị trong nước. Đặc biệt, ơng tỏ ra là vị Hồng đế có lịng
thương dân. Hễ năm nào đói kém hoặc đi đánh giặc về, lại giảm thuếcho
dân trong hai ba năm.
Tháng 2 năm 1038, Thái Tơng hồng đế thân hành ra cửa Bồ Hải để
tiến hành lễ cày ruộng Tịch điền. Ơng tế Thần Nơng, tế xong tự mình cầm
cày xuống ruộng. Các quan can rằng: "Đ ó là việc của nơng phu, bệ hạ việc
gì phải làm thế ?". Thái Tông đáp rằng: "T rẫm không tự cày cấy thì lấy gì
mà có xơi cúng, lại lấy gì cho thiên hạ noi theo?". Nói xong Đế đẩy cày ba
lần mới thơi.
Năm 1040, Thái Tơng hồng đế ra lệnh lấy hết gấm vóc hàng nước
Tống trong cung ra may áo ban cho các quan, từ ngũ phẩm trở lên thì áo
bào gấm, từ cửu phẩm trở lên thì áo bào vóc. Thái Tơng phát hết gấm vóc
và dạy cho cung nữ dệt được gấm vóc. Từ đó trong cung chuyên dùng
hàng tự dệt, không dùng hàng của nước Tống nữa.
Thái Tơng hồng đế cịn chủ trương sửa lại luật pháp, định các
bậc hình phạt, các cách tra hỏi. Kẻ nào ban đêm vào nhà gian dâm vợ cả,
vợ lẽ người ta, người chủ đánh chết, ngay lúc bấy giờ thì không bị tội.
Những người từ 70 tuổi trở lên, 80 tuổi trở xuống, từ 10 tuổi trở lên, 15
tuổi trở xuống và những người ốm yếu cho đến các thân thuộc Đế từ hạng
Đại cơng trở lên phạm tội thì cho chuộc bằng tiền, nếu phạm tội thập ác
thì khơng được theo lệ này.
Xuống chiếu về việc phú thuế của trăm họ, cho phép người thu,
ngoài 10 phần phải nộp quan được lấy thêm một phần nữa, gọi là " hồnh
đầu". Lấy q thì xử theo tội ăn trộm, trăm họ có người tố cáo được tha
phú dịch cho cả nhà trong 3 năm, người ở kinh thành mà cáo giác thì
thưởng cho bằng hiện vật thu được. Nếu quản giáp, chủ đô và người thu
thuế thông đồng nhau thu quá lệ, tuy xảy ra đã lâu, nhưng có người tố cáo
thì quản giáp, chủ đơ và người thu thuế cũng phải tội như nhau.
Năm 1042, Thái Tơng hồng đế ban Hình thư. Trước kia, việc kiện
tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp câu nệ luật văn, cốt
làm cho khắc nghiệt, thậm chí có người bị oan uổng quá đáng. Đế lấy làm
thương xót, sai trung thư san định luật lệnh, châm chước cho thích dụng
với thời thế, chia ra môn loại, biên thành điều khoản, làm thành sách Hình
thư của một triều đại, để cho người xem dễ hiểu. Sách làm xong, xuống
chiếu ban hành, dân lấy làm tiện. Đến đây phép xử án được bằng thẳng rõ
ràng, cho nên mới đổi niên hiệu là Minh Đạo và đúc tiền Minh Đạo.
Bộ Luật Hình thư năm 1042 được xem là bộ luật đầu tiên trong lịch sử Việt
Nam.
Năm 1043, tháng 8, xuống chiếu rằng kẻ nào đem bán hồng nam
trong dân gian làm gia nơ cho người ta, đã bán rồi thì đánh 100 trượng,
thích vào mặt 20 chữ, chưa bán mà đã làm việc cho người thì cũng đáng
trượng như thế, thích vào mặt 10 chữ; người nào biết chuyện mà cũng mua
thì xử giảm một bậc. Xuống chiếu rằng quân sĩ bỏ trốn quá 1 năm xử
100 trượng, thích vào mặt 50 chữ, chưa đến 1 năm thì xử theo mức tội
nhẹ, kẻ nào quay lại thì cho về chỗ cũ. Qn sĩ khơng theo xa giá cũng xử
trượng như thế và thích vào mặt 10 chữ.
Tháng 7 năm Giáp Ngọ 1054, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo năm thứ
6, theo chiếu của Thái Tơng hồng đế, Hồng thái tử Lý Nhật Tơn được
phép coi chầu nghe chính sự.
Tháng 9, ngày Mậu Dần, sức khoẻ của Hồng đế khơng được tốt.
Sang mùa đơng, vào tháng 10, ngày mồng một (tức 3 tháng 11 năm 1054),
Hoàng đế băng hà tại điện Trường Xuân, sau 27 năm trị quốc, thọ 54
tuổi. Miếu hiệu là Thái Tông, thụy hiệu là "Khai Thiên Thống Vận Tôn
Đạo Quý Đức Thánh Văn Quảng Vũ Sùng Nhân Thượng Thiện Chính Lý
Dân An Thần Phù Long Hiện Thể Nguyên Ngự Cực Ức Tuế Công Cao Ứng
Chân Bảo Lịch Thơng Huyền Chí Áo Hưng Long Đại Địch Thơng Minh Từ
Hiếu Hồng Đế".
Năm 1049, tháng 10, Thái Tơng hồng đế khởi đầu cho việc xây
dựng chùa Diên Hựu.
Tương truyền, Hoàng đế nằm mơ thấy Phật bà Quan Âm ngồi trên
tồ sen dắt ơng lên tồ. Sau đó, Đế kể lại chuyện đó với bầy tơi; và cho
dựng cột đá, làm toà sen đặt lên như đã thấy trong mộng, theo lời khuyên
của nhà sư Thiền Tuệ. Cột tồ sen đó trở thành ngơi chùa, khi đó có tên
là chùa Diên Hựu với nghĩa là "phúc lành dài lâu" hay "Phước bền dài
lâu".
Hằng năm cứ đến ngày 8 tháng 4 Âm lịch, Thái Tơng hồng đế lại
tới chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân khắp Kinh thành Thăng
Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, Đế đứng trên một đài
cao trước chùa thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay
theo trong tiếng reo vui của một ngày hội lớn.
Lý Thái Tông cùng với các vua triều Lý được thờ ở khu di tích đền
Đơ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Vùng đất cố đơ Hoa Lư vốn là nơi sinh
trưởng và gắn bó với tuổi thơ 10 năm của Lý Thái Tông trước khi kinh
đô Đại Cồ Việt được dời về Thăng Long nên tại đây cịn nhiều di tích liên
quan trực tiếp đến cuộc đời và sự nghiệp của vị vua này. Quanh khu
vực cửa Thần Phù (Ninh Bình) có nhiều di tích thờ Lê Đại Hành cùng phối
thờ Lý Thái Tơng, là 2 vị vua đã xây dựng hệ thống phòng tuyến qn sự
tại khu vực này đó là các đình Quảng Cơng, đình Từ Đường, đền Thượng
Ngọc Lâm, đền Vua Lê Đại Hành ở 3 xã Yên Thái, Yên Lâm và Lai
Thành. Có ý kiến cho rằng, Lý Thái Tơng do từng có tuổi thơ 10 năm gắn
bó với vùng đất cố đô Hoa Lư trước khi về với Thăng Long nên sau này
xây chùa Một Cột, đền Đồng Cổ, đền thờ Phạm Cự Lượng ở Thăng Long;
đào kênh Lẫm, đầm Lẫm ở cửa Thần Phù (Ninh Bình) và thực hiện nghi lễ
cày ruộng tịch điền đều noi theo truyền thống từ thời ơng ngoại của mình
là vua Lê Đại Hành.
Tháng 7 năm Giáp Ngọ 1054, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo năm thứ
6, theo chiếu của Thái Tơng hồng đế, Hồng thái tử Lý Nhật Tơn được
phép coi chầu nghe chính sự.
Tháng 9, ngày Mậu Dần, sức khoẻ của Hoàng đế không được tốt.
Sang mùa đông, vào tháng 10, ngày mồng một (tức 3 tháng 11 năm 1054),
Hoàng đế băng hà tại điện Trường Xuân, sau 27 năm trị quốc, thọ 54
tuổi. Miếu hiệu là Thái Tông , thụy hiệu là "Khai Thiên Thống Vận Tôn
Đạo Quý Đức Thánh Văn Quảng Vũ Sùng Nhân Thượng Thiện Chính Lý
Dân An Thần Phù Long Hiện Thể Nguyên Ngự Cực Ức Tuế Công Cao Ứng
Chân Bảo Lịch Thơng Huyền Chí Áo Hưng Long Đại Địch Thơng Minh Từ
Hiếu Hồng Đế"
Trước linh cữu, Hồng thái tử Lý Nhật Tơn kế thừa hồng vị, tức
là Thánh Tơng Thánh Thần hồng đế .
Gia quyến
Cha: Lý Thái Tổ
Mẹ: Linh Hiển hoàng hậu Lê thị .
Vợ:
1. Linh Cảm hoàng hậu Mai thị .
2. Vương hoàng hậu.
3. Đinh hoàng hậu .
4. Thiên Cảm hồng hậu .
Một số hồng hậu khơng rõ tên, tổng cộng 8 người .
Hậu duệ: Thái Tông có hai người con trai trước đó đều yểu mệnh,
Nhật Tơn là con trai thứ 3 .
1. Hồng thái tử Lý Nhật Tơn , tức Thánh Tơng Thánh Thần hồng
2.
3.
4.
5.
đế mẹ là Linh Cảm hoàng hậu.
Phụng Càn vương Lý Nhật Trung , năm 1035 được sắc phong.
Bình Dương cơng chúa , năm 1029, gả cho châu mục Lạng
châu là Thân Thiệu Thái .
Trường Ninh công chúa , tháng 8, năm 1036, gả cho châu
mục Thượng Oai là Hà Thiện Lãm .
Kim Thành công chúa , tháng 3, năm 1036, gả cho châu mục Phong
châu là Lê Thuận Tông.
3. Lý Thánh Tông
Lý Thánh Tông (30 tháng 3 năm 1023 – 1 tháng 2 năm 1072), là
vị hoàng đế thứ ba của hồng triều Lý nước Đại Việt, trị vì từ tháng 11
năm 1054 đến khi qua đời. Ông tên thật là Lý Nhật Tôn, là con trưởng
của Lý Thái Tông và Kim Thiên hồng hậu họ Mai. Ơng sinh ngày 25
tháng 2 năm Quý Hợi, niên hiệu Thuận Thiên thứ 14 (tức ngày 30 tháng
3 năm 1023) tại cung Long Đức, vào cuối thời Lý Thái Tổ. Tháng 5 âm
lịch năm 1028, ngay sau khi lên ngôi, Lý Thái Tông sách phong Lý Nhật
Tôn làm Thái tử.
Theo sách Đại Việt sử lược, thái tử Nhật Tôn sớm trở nên "tinh thông
kinh truyện, hiểu âm luật, lại càng giỏi về võ lược". Tháng 8 âm lịch
năm 1033, Lý Thái Tông phong ông tước Khai Hoàng Vương và dựng
cung Long Đức làm nơi ở cho ơng. Ơng đã sớm được tiếp xúc với dân
chúng, nên hiểu được nỗi khổ của dân và thông thạo nhiều việc. Trong
thời kỳ cầm quyền của mình, Lý Thánh Tông đã đẩy mạnh sản xuất nông
nghiệp, khoan giảm hình phạt, đồng thời bảo trợ Phật giáo và Nho giáo.
Ơng cịn xây dựng qn đội Đại Việt hùng mạnh, thực hiện chính sách đối
ngoại cứng rắn với Đại Tống và mở đất về ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố
Chính (nay là một phần thuộc Quảng Bình và Quảng Trị, Bắc Trung Bộ
Việt Nam) sau thắng lợi trong cuộc chiến tranh Việt-Chiêm (1069) . Sử
thần đời Hậu Lê Ngô Sĩ Liên viết về Lý Thánh Tông: "V ua khéo kế thừa,
thực lòng thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình, vỗ về thu
phục người xa, đặt khoa bác sĩ, hậu lễ dưỡng liêm, sửa sang việc văn,
phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh, đáng gọi là bậc vua tốt"
Tháng 2 âm lịch năm 1037, ông được Thái Tơng phong làm Đại
ngun sối, cùng cha đi dẹp quân nổi dậy ở Lâm Tây và giành được chiến
thắng. Tháng 2 âm lịch năm 1039, Lý Thái Tông thân chinh đi đánh Nùng
Tồn Phúc ở mạn tây bắc. Thái tử Nhật Tôn mới 17 tuổi được cử làm giám
quốc, coi sóc kinh thành và việc triều chính.
Ngày 1 tháng 4 âm lịch năm 1040, ông lại được Lý Thái Tông giao
quyền xét xử các vụ kiện tụng trong nước, lập cơ quan ở điện Quảng Vũ.
Sử thần đời Lê sơ Ngơ Sĩ Liên trong Đại Việt Sử ký Tồn thư chỉ trích
quyết định này của Thái Tơng
Chức việc của thái tử, ngoài việc thăm hỏi hầu cơm vua ra, khi ở lại
giữ nước thì gọi là Giám quốc, khi đem qn đi thì gọi là Phủ qn, có thế
mà thôi, chưa nghe thấy sai xử kiện bao giờ. Phàm xử kiện là việc của
Hữu ty. Thái Tông sai Khai Hồng Vương làm việc đó khơng phải là chức
phận của thái tử, lại lấy điện Quảng Vũ làm nơi Vương xử kiện là không
đúng chỗ.
Mùa đông năm 1042, cư dân châu Văn (nay thuộc Lạng Sơn) làm
binh biến. Ngày 1 tháng 10 âm lịch năm đó, Thái Tơng phong Nhật Tơn
làm Đơ thống Đại ngun sối, chỉ huy qn đội đi trấn áp. Đến ngày 1
tháng 3 âm lịch năm 1043, ông lại được cử làm Đơ thống Đại ngun sối
đi dẹp loạn ở châu Ái (nay thuộc Thanh Hoá). Đại Việt Sử lược chép
rằng, "T hánh Tông... đánh dẹp giặc giã, tới đâu cũng đều đánh thắng được
cả".
Cuối năm 1043, Lý Thái Tông thấy Chiêm Thành đã 16 năm không
chịu sang cống, bèn quyết ý chinh phạt phương Nam. Mùa xuân năm 1044,
Thái Tông tự làm tướng đi đánh Chiêm Thành, giao cho thái tử Nhật Tôn
làm Lưu thủ kinh sư. Trên mặt trận, quân Việt thắng to ở sông Ngũ Bồ,
giết chết chúa Chiêm là Sạ Đẩu, chiếm quốc đô Phật Thệ trong một thời
gian rồi về nước
Tháng 7 âm lịch năm 1054, thấy mình già yếu, Thái Tơng cho phép
Thái tử Nhật Tơn ra coi chầu nghe chính sự. Đến ngày 1 tháng 10 âm lịch
(3 tháng 11 dương lịch) năm 1054, Lý Thái Tông qua đời. [ 1 2 ] Lý Nhật
Tơng lên nối ngơi, tức hồng đế Lý Thánh Tơng, lấy niên hiệu đầu là
Long Thụy Thái Bình. Ơng lập 8 hồng hậu, và tơn mẹ là Mai thị làm Linh
Cảm thái hậu
Ngay sau khi lên ngôi, năm 1054 Lý Thánh Tông đã đổi tên nước
từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt. Quốc hiệu này kéo dài 346 năm cho tới
khi nhà Hồ đổi thành Đại Ngu (1400), sau đó được nhà Lê khôi phục năm
1428, và tồn tại đến đầu thời nhà Nguyễn.
Lý Thánh Tông được sử cũ mô tả là một hoàng đế nhân đức. Đại
Việt Sử lược ghi lại, trong mùa đông năm 1055, Thánh Tông từng nói với
các quan hầu cận:
"T a ở trong cung sâu, sưởi là than, mặc áo hồ cừu mà còn lạnh như
thế này, huống chi những kẻ ở trong tù, khốn khổ vì trói buộc, phải trái
chưa phân minh mà quần áo khơng đủ, thân thể khơng có gì che, nên mỗi
khi bị cơn gió lạnh khắc nghiệt thì há khơng chết được người vô tội hay
sao! Ta vô cùng thương xót".
Tiếp đó, ơng sai quan Hữu ty cấp mền, chiếu trong kho cho tù nhân,
và yêu cầu cung cấp cho người tù hai bữa ăn đầy đủ mỗi ngày. Cùng năm
đó, Thánh Tơng truyền lệnh giảm một nửa tơ thuế cho dân cả nước.
Lý Thánh Tơng cịn chủ trương giảm các hình phạt trong nước.
Theo Đại Việt Sử lược, một trong những hành động đầu tiên của ông sau
khi lên ngôi là sai đốt các công cụ tra tấn. Đại Việt Sử ký Toàn thư cũng
chép, vào tháng 6 âm lịch năm 1065, khi đang ngự ở điện Thiên Khánh ở
xét án, nhà vua chỉ vào Động Thiên công chúa đứng cạnh ơng và tun
bố:
"L ịng trẫm u dân cũng như yêu con trẫm vậy, hiềm vì trăm họ ngu
dại, làm càn phải tội, trẫm lấy làm thương lắm. Từ rày về sau tội gì cũng
giảm nhẹ bớt đi".
Đến năm 1070, ơng cho phép những người chịu hình phạt đánh roi
(trượng hình) được nộp tiền để giảm tội. Ngoài ra, vào năm 1067, nhà vua
đã định ra chế độ lương bổng hàng năm cho quan Đô hộ phủ sĩ sư (người
đứng đầu cơ quan tư pháp cả nước) và các cai ngục: theo đó, hai Đơ hộ
phủ sĩ sư Ngụy Trọng Hòa, Đặng Thể Tư mỗi người hưởng 50 quan tiền,
200 bó lúa và các loại cá muối; ngục lại mỗi người nhận 20 quan tiền và
100 bó lúa. Chính sách này giúp nâng cao tinh thần thanh liêm của các
quan hình án.
Tiếp nối hai vua trước, Lý Thánh Tông rất chú trọng sản xuất nông
nghiệp Tháng 10 âm lịch năm 1056, nhà vua ban bố Chiếu khuyến
nông. Ông cũng đi đến nhiều nơi để xem nông dân gặt lúa. Khi sản xuất
gặp khó khăn (như vào tháng 4 âm lịch năm 1070), nhà vua ơng đem tiền,
thóc và lụa trong kho phát cho dân nghèo.
Tháng 8 âm lịch năm 1059, Lý Thánh Tông bắt đầu áp dụng kiểu
mẫu triều phục cho bá quan. Tại điện Thủy Tinh, ông đã ban phát mũ cánh
chuồn (hay mũ phốc đầu) và hia cho quan viên; từ đây có lệ quan lại vào
chầu phải đội mũ cánh chùa và mang hia.
Về qn sự, Lý Thánh Tơng chia qn chính quy làm 8 hiệu quân,
đặt tên là Ngự Long, Vũ Thắng, Long Dực, Thần Điện, Phủng Thánh, Bảo
Thắng, Hùng Lược và Vạn Tiệp. Mỗi hiệu quân có 4 bộ gồm Tả, Hữu,
Tiền và Hậu, hợp lại là 100 đội có kỵ binh, cung thủ và lính bắn đá. Cịn
phiên binh (qn các vùng sâu xa) thì được phiên chế thành các đội
riêng. Mơ hình qn đội của Lý Thánh Tơng đã đạt được trình độ cao đến
mức một võ quan Đại Tống là Thái Diên Khánh phải áp dụng, và
được Tống Thần Tơng khen ngợi.
Lý Thánh Tơng cịn là một tín đồ Phật giáo mộ đạo. Ông đã cho xây
rất nhiều chùa tháp, trong đó có chùa Thiên Phúc, Thiên Thọ - nơi hồng
gia nhà Trần sau này thường lễ Phật. Ơng cịn dựng các tượng Đế Thích,
Phạm Thiên bằng vàng và đúc chuông đồng lớn. Đặc biệt, trong khuôn
viên chùa Súng Khánh, nhà vua sai dựng Bảo tháp Đại Thắng Tư Thiên
(gọi tắt là Tháp Báo Thiên) vào năm 1056. Ngôi tháp này có 12 tầng và
cao 20 chục trượng (chừng 70 m). Đây được xem là một trong An Nam tứ
đại khí, tức 4 kỳ quan của Đại Việt thời Lý-Trần. Lý Thánh Tơng cịn là
một thiền sư-cư sĩ, được coi là vị tổ thứ hai của Thiền phái Thảo Đường –
một trong ba dịng thiền chính tại Đại Việt thời đó. Theo giáo sư Hồng
Xn Hãn trong sách Lý Thường Kiệt: lịch-sử ngoại-giao triều Lý , các
biểu hiện thương dân của Thánh Tông xuất phát từ sự thấm nhuần tinh
thần từ bi của Phật pháp, chứ không phải từ động cơ tun truyền chính
trị. Bên cạnh đó, ơng rất chú trọng mở màng Nho học. Mùa thu năm 1070,
nhà vua đã xây dựng Văn miếu và tạc tượng thờ Chu Công, Khổng
Tử cùng 4 học trị xuất sắc. Ơng cũng cho vẽ tranh thờ 72 môn sinh của
Khổng Tử và sai tế lễ bốn mùa.
Dưới thời Lý Thánh Tông, xã hội Đại Việt tương đối ổn định. Bên
cạnh đó, một số cuộc binh biến đã xảy ra tại động Sa Đãng (1061), năm
huyện Ái Châu và Giang Long (1061), động Sa Ma - nay thuộc Hịa
Bình(tháng 10 âm lịch năm 1064) và châu Mang Quán - Lạng Sơn (tháng 7
âm lịch năm 1065). Lý Thánh Tơng đã tự mình cầm qn đánh bại các
cuộc nổi dậy này. Lý Thánh Tơng có người vợ thứ là Nguyên phi Ỷ
Lan cũng nổi tiếng có tài trị nước. Nhà vua muộn con, khơng có thái tử
giám quốc như các đời trước khi đi chinh chiến nhưng việc chính sự được
yên ổn nhờ tay Nguyên phi Ỷ Lan.
Sau các cuộc quấy phá của Nùng Trí Cao vào Trung Hoa, quan hệ
Đại Tống-Đại Việt trở nên căng thẳng. Tri châu Ung là Tiêu Chú đã
thuyết phục hồng đế Tống chuẩn bị tấn cơng Đại Việt. Lý Thánh Tơng đã
nắm được tình hình này, và thoạt tiên ông chọn cách ứng xử mềm
dẻo. Tháng 4 âm lịch năm 1057, ông sai Mai Nguyên Thanh mang thú lạ
sang dâng cống cho Tống, và bảo rằng đây là " kỳ lân". Nghe lời khuyên
của Tư Mã Quang, hoàng đế Tống Nhân Tơng từ chối khơng nhận. Sau đó
Tiêu Chú lại cho quân khiêu khích dọc theo biên giới.
Tháng 3 âm lịch năm 1059, Lý Thánh Tông sai quân tướng từ miền
đông bắc đánh phá đất Tống. Về sự kiện này, Toàn thư chỉ chép quan
quân "đ ánh Khâm Châu nước Tống, khoe binh uy rồi về, vì ghét nhà Tống
phản phúc". Nhưng học giả Hoàng Xuân Hãn viện dẫn các sách sử của
Tống cho biết quân Đại Việt đã chiếm các động Cổ Vạn, Tư Lẩm và
Chiêm Lăng, giết quan Tống là Lý Duy Tân, đồng thời bắt giữ nhiều quân,
dân và vật nuôi. Tống Nhân Tông và các quan lộ Quảng Tây phải ra dụ
cấm Tiêu Chú gây sự với Đại Việt, rồi Thánh Tông mới rút quân về.
Cũng vào năm 1059, một số quân, dân Đại Việt đã lánh sang châu
Tây Bình của Tống. Họ được chỉ huy qn sự Tây Bình là Vi Huệ Chính
bao che. Thánh Tông sai châu mục Lạng Châu là Thân Thiệu Thái mang
quân sang bắt lại. Từ động Giáp (Đại Việt), Thân Thiệu Thái tiến quân
vào huyện Như Ngao (Tây Bình) và giao chiến với quân Tống do Tống Sĩ
Nghiêu chỉ huy. Sau trận đánh này, Thân Thiệu Thái rút quân về nước;
Tống Sĩ Nghiêu phản công đánh vào động Giáp nhưng bị quân Đại Việt
đập tan. Đến năm 1060, Thánh Tông lại sai Thân Thiệu Thái tấn công đất
Tống, giết chết Tống Sĩ Nghiêu cùng 4 tướng thuộc hạ. Quân Tống ở Tây
Bình chống cự khơng nổi. Từ châu Tây Bình, qn Đại Việt tiến tới châu
Ung và tấn cơng trại Vĩnh Bình. Quân Tống lại thua; quân Đại Việt bắt
được chỉ huy sứ Dương Bảo Tài cùng nhiều quân dân. Vua Tống sai Thị
lang Bộ lại Dư Tĩnh tung qn lộ Quảng Nam Tây phản kích nhưng khơng
thành cơng.
Sau các trận đánh trên biên giới, nhà Tống sa thải các quan lại hiếu
chiến như Tiêu Cố, Tiêu Chú, đồng thời cử Dư Tĩnh sang điều đình với
Đại Việt. Lý Thánh Tơng cử Phí Gia Hậu đi hồ đàm, đối đãi với Dư Tĩnh
rất hậu nhưng cương quyết không trả Dương Bảo Tài và quân dân bị bắt.
Ngày Canh Dần tháng 1 năm Nhâm Tý (tức ngày 1 tháng
2 năm 1072), vua Lý Nhật Tôn qua đời ở điện Hội Tiên, trị vì được 17
năm, hưởng thọ 49 tuổi. Triều đình dâng miếu hiệu là Thánh Tơng, thụy
hiệulà Ứng Thiên Sùng Nhân Chí Đạo Uy Khánh Long Tường Minh
Văn Duệ Vũ Hiếu Đức Thánh Thần Hoàng đế và an táng ở Thọ
Lăng (phủ Thiên Đức).
Thái tử Lý Càn Đức lên ngôi trước linh cữu Thánh Tông, tức Lý
Nhân Tông. Nhà vua mới 7 tuổi nên chỉ định mẹ đích là Thượng Dương
thái hậu, mẹ đẻ là Ỷ Lan nguyên phi cùng thái sư Lý Đạo Thành trơng coi
chính sự.
Gia quyến
Cha: Lý Thái Tông (Lý Phật Mã)
Mẹ: Kim Thiên hoàng thái hậu Mai thị
Hậu phi:
-
8 hoàng hậu, [ 4 ] trong đó có Thượng Dương Hồng hậu
Ngun phi Ỷ Lan
Con cái:
-
Hoàng thái tử Lý Càn Đức (vua Lý Nhân Tông)
Minh Nhân vương (Lý Càn Quyết), em trai ruột của Lý
Nhân Tông
Công chúa Động Thiên
Công chúa Thiên Thành
Công chúa Ngọc Kiều (con nuôi)
4. Lý Nhân Tông
Lý Nhân Tông (22 tháng 2 năm 1066 – 15 tháng 1 năm 1128) là
vị hoàng đế thứ tư của nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Ơng trị vì Đại
Việt từ năm1072 đến năm 1128, tổng cộng 55 năm.
Ông tên thật là Càn Đức, là con trai đầu lòng của Lý Thánh Tông.
Năm 1072, Thánh Tông qua đời, thái tử Càn Đức 7 tuổi lên ngôi tức vua
Nhân Tông. Mẹ đích của Nhân Tơng là thái hậu Thượng Dương cùng thái
sư Lý Đạo Thành phụ chính. Sau này, Nhân Tông nghe lời mẹ ruột là thái
phi Linh Nhân, bắt thái hậu Thượng Dương chôn theo vua Thánh Tông. Từ
đây thái hậu Linh Nhân và thái úy Lý Thường Kiệt nắm việc triều chính;
hai người này biếm Lý Đạo Thành vào miền Nam 1 thời gian rồi phục
chức. Thái hậu Linh Nhân cùng các tể thần Lý Thường Kiệt, Lý Đạo
Thành có ảnh hưởng lớn tới việc nước ngay cả khi Nhân Tơng trưởng
thành.
Dưới thời trị vì của Nhân Tơng, nước Việt phồn vinh, "dân được
giàu đơng". Ơng rất quan tâm đến nông nghiệp-thủy lợi, đã cho đắp đê ở
nhiều nơi và mở rông luật cấm giết trâu. Thời Nhân Tơng cịn nổi bật với
việc tổ chức khoa thi Nho học đầu tiên của Đại Việt (1075) và xây dựng
Văn Miếu - Quốc Tử Giám (1076). Phật giáo cũng phát triển; nhà vua và
mẹ là Linh Nhân đều là những Phật tử mộ đạo, đã cho xây nhiều chùa tháp
và khuyến khích việc hành đạo của các thiền sư. Về đối ngoại, năm
1075 đế quốc Tống dịm ngó Đại Việt, Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đi
đánh, liên tiếp phá tan quân Tống ở 3 châu Ung, Khâm, Liêm (đất Tống)
và sông Như Nguyệt (đất Việt). Sau năm 1077, giữa Việt và Tống khơng
cịn cuộc chiến lớn nào. Trong khi đó các nước Chiêm Thành, Chân
Lạp thần phục Đại Việt, thường gửi sứ sang cống.
Tuy ở ngôi lâu năm, Lý Nhân Tơng khơng có con trai để nối dõi.
Ơng nhận ni một người cháu là Lý Dương Hốn rồi lập làm thái tử. Đó
là Lý Thần Tơng, làm vua trong vịng 11 năm sau khi Nhân Tơng mất.
Ơng có tên húy Lý Càn Đức, là con trai trưởng của Lý Thánh
Tơng và phu nhân Ỷ Lan. Ơng sinh giờ Hợi ngày 25 tháng 1 năm Bính
Ngọ (22 tháng 2 dương lịch) ( 1066) tại cung Động Tiên, kinh đô Thăng
Long. Vua Lý Thánh Tông vốn hiếm muộn con trai, đến năm 43 tuổi mới
sinh được Càn Đức. Nhà vua rất vui mừng; chỉ một ngày sau khi hoàng tử
sinh ra, Thánh Tơng lập Càn Đức làm hồng thái tử, đổi niên hiệu thành
Long Chương Thiên Tự, đại xá thiên hạ và phong Ỷ Lan làm thần phi.
Tháng 8 âm lịch năm 1070, Lý Thánh Tông lập Văn miếu, xây
tượng Khổng Tử, Chu Cơng và Tứ phối (4 học trị xuất sắc của Khổng Phu
Tử), và vẽ tranh Thất thập nhị hiền (72 học trị của Khổng Phu Tử) để
hương khói bốn mùa. Nhà vua cho thái tử Càn Đức học tại đây.
Cuốn sử Đại Việt sử lược, được biên soạn vào thời Trần, có mơ tả
ngoại hình của Nhân Tơng Càn Đức: "N gài là người có xương trán nổi lên
như mắt trời, ấy là dáng mặt của bậc Thiên Tử và tay thì bng dài q
đầu gối".
Tháng 1 âm lịch năm 1072, Lý Thánh Tông mất tại điện Hội Tiên.
Thái tử Càn Đức 7 tuổi lên ngôi trước linh cữu, tức vua Lý Nhân Tơng.
Ơng lấy niên hiệu Thái Ninh, tơn chính cung của vua cha là Thượng
Dương hồng hậu làm thái hậu nhiếp chính, cùng với thái sư Lý Đạo
Thành cai quản quốc gia. Ông cũng phong mẹ ruột là Ỷ Lan làm hoàng
thái phi. Tháng 4 âm lịch năm 1073, Lý Nhân Tông phong người thuộc
hàng Đại Liêu Ban là Lý Thường Kiệt làm Kiểm hiệu Thái úy.
Năm 1073, vua Nhân Tông phế truất thái hậu Thượng Dương. Theo
các sách Đại Việt sử lược và Đại Việt Sử ký Toàn thư , thái phi Ỷ Lan bất
mãn vì khơng được tham gia trị nước, nên đã phàn nàn với Nhân Tơng: "M ẹ
già khó nhọc mới có ngày nay, mà bây giờ phú quý người khác được
hưởng thế thì sẽ để mẹ già vào đâu?". Nghe lời mẹ, Nhân Tông ra lệnh bắt
giam thái hậu Thượng Dương, rồi chôn sống Thượng Dương cùng 76 cung
nhân vào lăng Thánh Tông. Thái sư Lý Đạo Thành cũng bị giáng làm Tả
gián nghị đại phu, trấn thủ châu Nghệ An. Sử thần đời Lê sơ Ngô Sĩ
Liên nhận xét trong Tồn thư
Nhân Tơng là người nhân hiếu, Linh Nhân là người sùng Phật, sao
lại đến nỗi giết đích thái hậu, hãm hại người vơ tội, tàn nhẫn đến thế ư?
Vì ghen là thường tình của đàn bà, huống chi lại mẹ đẻ mà khơng được dự
chính sự. Linh Nhân dẫu là người hiền cũng không thể nhẫn nại được, cho
nên phải kêu với vua. Bấy giờ vua còn trẻ thơ, chỉ biết chiều lịng mẹ là
thích, mà khơng biết là lỗi to. Thái sư Lý Đạo Thành phải ra trấn bên
ngồi, biết đâu chẳng vì can gián việc ấy?
Tuy nhiên, sử gia thế kỷ 20 Hoàng Xuân Hãn trong sách Lý Thường
Kiệt - Lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý phỏng đốn trong triều
đình đã có sự xung đột giữa một phe là thái hậu Thượng Dương và thái
sư Lý Đạo Thành, phe kia là thái phi Ỷ Lan và thái úy Lý Thường Kiệt
Tuy các sử không đâu chép, nhưng trong việc khuynh đảo Thượngdương thái hậu, chắc Thường-Kiệt có một phần trách nhiệm. Sử chỉ đổ lỗi
cho Ỷ-Lan xui con, và cho Nhân-tơng, vì nhỏ tuổi, nghe lời mẹ. Nhưng
thật ra, vua mới tám tuổi; Thượng-dương lại cầm quyền. Nếu khơng có
một đại thần, cầm qn đội trong tay, giúp, thì làm sao ép được Thái-hậu
tự tử ? Còn Lý Đạo-Thành, theo như lời bàn của Ngô Sĩ-Liên (TT), chắc
đã phản kháng việc ấy, nên mới bị biếm ra Nghệ An, và mới ôm hận,
mang theo thần vị vua Thánh-tông để thờ. Đạo-Thành làm thế để tỏ lòng
uất ức.
Sau khi thái hậu Thượng Dương chết, Nhân Tông tôn mẹ đẻ là Ỷ Lan
làm thái hậu nhiếp chính, hiệu là Linh Nhân hồng thái hậu. [ 1 ] Linh Nhân
cùng thái úy Lý Thường Kiệt cai quản quốc gia. [ 6 ] Mùa xuân năm 1074,
triều đình phục chức Lý Đạo Thành làm Thái phó bình chương quân quốc
trọng sự. Lý Đạo Thành làm tể tướng đến khi mất năm 1081.
Khi Nhân Tông lên ngôi, nhà Tống muốn nhân lúc vua Lý còn nhỏ
để mang quân đánh chiếm. Nhờ vào khả năng quân sự của Lý Thường
Kiệt, nước Đại Việt đã đứng vững trong cuộc chiến với quân đội nhà
Tống.
Năm 1075, ngay khi nhà Tống đang tập kết lực lượng ở Ung
Châu chuẩn bị tiến sang, Lý Thường Kiệt chủ động mang quân đánh sang
đất Tống trước. Sang đầu năm 1076, quân Lý hạ thành Ung châu. Năm
Bính Thìn (1076), nhà Tống cử Qch Quỳ, Triệu Tiết đem đại binh sang
xâm lược Đại Việt. Quân đội nhà Lý dưới sự chỉ huy của Phụ quốc thái úy
Lý Thường Kiệt đã đánh bại được đội quân nhà Tống tại trận tuyến
trên sông Như Nguyệt. Năm 1077, Quách Quỳ chấp nhận cho Đại Việt
giảng hòa và rút qn trở về.
Bấy giờ, Nhân Tơng đã có tuổi mà vẫn khơng có con trai để nối dõi,
dù trong cung nhà vua có đến hàng nghìn cung tần mỹ nữ và Hoàng hậu,
Hoàng phi. Dân gian đồn đại rằng, do Thái hậu làm việc thất đức nên đây
là quả báo. Thái hậu nhiều lần xây chùa chiền để tạo ơn đức, cầu siêu lỗi
lầm và cũng cầu tự cho Nhân Tơng có con trai nhưng mọi sự vẫn khơng
như mong đợi. Đến tháng 10, năm 1117, Thái hậu từ trần rồi mà Nhân
Tơng vẫn khơng có hi vọng về huyết mạch duy trì, bèn viết chiếu ban ra
trong hồng tộc, nói rằng: Trẫm cai trị mn dân mà lâu khơng có con
nối, ngơi báu của thiên hạ biết truyền cho ai? Vậy nên trẫm nuôi con trai
của các công hầu Sùng Hiền, Thành Khánh, Thành Quảng, Thành Chiêu,
Thành Hưng, chọn người nào giỏi thì lập làm Thái tử . Bấy giờ con Sùng
Hiền hầu là Lý Dương Hoán mới lên 2 tuổi mà thông minh lanh lợi, Nhân
Tông rất yêu và bèn lập làm Hoàng thái tử.
Tháng Chạp năm Đinh Mùi, Nhân Tơng ốm nặng. Ơng gọi các đại
thần Lưu Khánh Đàm và Lê Bá Ngọc vào giao việc giúp thái tử Lý Dương
Hốn. Về việc tang lễ, ơng dặn:
“
"T rẫm nghe phàm các lồi sinh vật khơng lồi nào không chết.
Chết là số lớn của trời đất, lẽ đương nhiên của mọi vật. Thế mà
người đời không ai là khơng thích sống mà ghét chết. Chơn cất hậu
làm mất cơ nghiệp, để tang lâu làm tổn tính mệnh, trẫm khơng cho là
phải. Ta đã ít đức, khơng lấy gì làm cho trăm họ được yên, đến khi
chết đi lại khiến cho thứ dân mặc áo xô gai, sớm tối khóc lóc, giảm
ăn uống, bỏ cúng tế, làm cho lỗi ta thêm nặng, thiên hạ sẽ bảo ta là
người thế nào! Trẫm xót phận tuổi thơ phải nối ngơi báu, ở trên các
vương hầu, lúc nào cũng nghiêm kính sợ hãi. Đã 56 năm nay, nhờ
”
anh linh của tổ tơng, được hồng thiên phù hộ, bốn biển yên lành,
biên thùy ít biến, chết mà được xếp sau các bậc tiên quân là may rồi,
còn phải thương khóc làm gì? Trẫm từ khi đi xem gặt lúa đến giờ,
bỗng bị ốm, bệnh kéo dài, sợ không kịp nói đến việc nối ngơi. Mà
Hồng thái tử Dương Hốn tuổi đã trịn một kỷ, có nhiều đại đội,
thơng minh thành thật, trung nghiêm kính cẩn, có thể theo phép cũ
của trẫm mà lên ngơi Hồng đế. Nay kẻ ấu thơ chịu mệnh trời, nối
thân ta truyền nhgiệp của ta, làm cho rộng lớn thêm công nghiệp đời
trước. Nhưng cũng phải nhờ quan dân các ngươi một lòng giúp rập
mới được. Này Bá Ngọc, ngươi thật có khí lượng của người già cả,
nên sửa sang giáo mác, để phòng việc không ngờ, chớ làm sai mệnh,
trẫm dù nhắm mắt cũng khơng di hận. Việc tang thì chỉ 3 ngày bỏ áo
trở, nên thơi thương khóc; việc chơn thì nên theo Hán Văn Đế, cốt
phải kiệm ước, không xây lăng mộ riêng, nên để ta hầu bên cạnh tiên
đế"
Ngày Đinh Mão (tức 15 tháng 1 năm 1128), nhà vua mất ở điện Vĩnh
Quang, ở ngôi 56 năm, thọ 63 tuổi. Ông được tôn miếu hiệu là Nhân
Tông , thụy hiệu là Hiếu Thiên Thể Đạo Thánh Văn Thần Vũ Sùng
Nhân Ý Nghĩa Hiếu Từ Thuần Thành Minh Hiếu Hoàng Đế
Nội vũ vệ Lê Bá Ngọc tuyên đọc chiếu chỉ và giúp vua nhỏ tuổi trị
nước, cùng với các đại thần Dương Anh Nhĩ, Mâu Du Đơ. Thái tử Lý
Dương Hốn lên nối ngôi, tức là Lý Thần Tông.
Gia quyến
Cha: Lý Thánh Tơng Lý Nhật Tơn.
Mẹ: Linh Nhân hồng hậu Lê thị
Hậu phi:
Lý Thường Kiệt (1019 – 1105) là nhà
Lan Anh
hồng
qn sự,1. nhà chính
trị thời
nhàhậu
Lý nước Đại
Việt, làm
qua 3 Thiên
triều vua
Lý hậu
Thái.
2. quanKhâm
hồng
Tơng, Lý
Tơng
và hồng
Lý Nhân
3. Thánh
Chấn
Bảo
hậuTơng.
Ơng nổi4.bật với
việc chinh
phạt Chiêm
Thánh
Cực hoàng
hậu
Thành (1069),
đánh
phá
3
châu
Khâm,
5.
Chiêu Thánh hoàng hậu Ung,
Liêm nước Tống (1075-1076), rồi đánh
bại cuộc Con
xâm nuôi
lược Đại Việt của qn Tống
do Qch Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy (1077).
Dương
Hốn
- con
Ơng đã 1.
làm tể Lý
tướng
hai lần
dưới
thờiruột
Lý Sùng Hiền Hầu - sau nối ngơi.
Nhân Tơng
là một
trong
3 người phụ
2. và Lý
Dương
Cơn
chính khi vua này còn nhỏ tuổi. Năm
5. Lý Thường Kiệt
2013, Bộ Văn hóa, Thể và Du lịch liệt ơng
vào trong những 14 vị anh hùng dân tộc tiêu
biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.
Tượng Lý Thường Kiệt
Nguyên danh của ông là Ngô Tuấn, biểu tự Thường Kiệt, sau được
ban quốc tính nên có tên là Lý Thường Kiệt. Ông là con của Sùng Tiết
tướng qn Ngơ An Ngữ, cháu của Ngơ Ích Vệ, chắt của sứ qn Ngơ
Xương Xí và cháu 5 đời của Thiên Sách Vương Ngơ Xương Ngập – hồng
tử trưởng của Ngơ Quyền, người phường Thái Hịa, thành Thăng Long (Hà
Nội ngày nay).
Tuy vậy, bia "A n Hoạch Báo Ân tự bi"(lập năm 1100) và bia "C ồ Việt
quốc Thái úy Lý cơng thạch bi minh tính tự"(lập năm 1159) thì Lý Thường
Kiệt vốn họ Quách, tên Tuấn, biểu tự Thường Kiệt, quê ông là làng An Xá,
huyện Quảng Đức (Cơ Xá, huyện Gia Lâm ngày nay). Cha ông làm Thái úy
đời Lý Thái Tơng, có hai tên khác nhau, theo Đại Việt sử lược chép là Thái
úy Quách Thạch Ích, cịn An Nam chí lược thì chép là Thái úy Quách Thịnh
Dật, quê ở huyện Câu Lậu, Tế Giang (nay thuộc huyện Mỹ Văn, Hưng
Yên), được Hoàng đế ban quốc tính, vì mới có tên là Lý Thường Kiệt. Theo
văn bia của Thái úy đời Lý Anh Tông là Đỗ Anh Vũ, thì cha của Anh Vũ
gọi Lý Thường Kiệt là cậu ruột. Sử sách Trung Quốc thường chép tên ông
là Lý Thường Cát hoặc Lý Thượng Cát. Trong nhà ơng có một người em
trên tên Lý Thường Hiến có lẽ như anh.
Theo nhận xét của Đại Việt sử ký tồn thư, nhà của ơng nối đời làm
quan, trú ở phường Thái Hòa của thành Thăng Long. Từ nhỏ Lý Thường
Kiệt đã tỏ ra người có chí hướng và nghị lực, chăm học tập, rèn luyện cả
văn lẫn võ, từng nghiên cứu về binh pháp.
Năm 1041, Lý Thường Kiệt cịn ít tuổi, vì vẻ mặt tươi đẹp được sung
làm Hồng mơn chi hậu - chức thái giám theo hầu Lý Thái Tông.