Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Các tư liệu về kim loại kiềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.72 KB, 3 trang )

CÁC TƯ LIỆU VỀ KIM LOẠI KIỀM THỔ
Hợp chất của natri và cơ thể
Bạn có thói quen ăn mặn không ? nếu có, hãy cảnh giác với lượng muối thừa mà bạn đưa vào cơ thể mình.
muối có liên quan đến bệnh cao huyết áp, tim, thận và những hậu quả của bệnh này. nguyên nhân gây
rối chính là natri khoáng thể, chiếm 40% trọng lượng của phân tử muối. khi tích tụ nhiều trong cơ thể,
lượng natri thừa này sẽ giữ nước, làm mất cân bằng điện giải, các mạch máu sẽ bị úng, lượng máu sẽ
tăng lên mà vẫn phải đi qua mạch máu cũ đã bị hẹp nên huyết áp tăng dẫn đến nhịp tim tăng. ngoài ra,
natri dư còn làm tăng lượng nước trong các mô dẫn đến chứng phù nề. sự quá tải về lượng dịch trong cơ
thể dẫn đến suy tim. nhu cầu thấp nhất về natri đối với cơ thể là khoảng 220 miligram mỗi ngày. người
càng trẻ thì nhu cầu về muối càng thấp.
Người ta thường nhầm tưởng chỉ cần hạn chế ăn muối thì có thể hạn chế lượng natri nhưng không phải như
vậy. có rất nhiều loại thức ăn chứa muối của natri: natri nitrat, natriphotphat, natri ascorbat,
natriglutamat, ngay cả đường chứa natri nữa. các sản phẩm chế từ sữa thường chứa nhiều natri tự nhiên.
nước uống cũng là nguồn chứa natri ẩn.
Dưới đây là một vài cách giúp khắc phục được tác hại của lượng natri thừa trong ăn uống hằng ngày :
1. Hãy giảm dần lượng muối ăn mỗi ngày.
2. Nên dùng hành tỏi, các loại gia vị thay muối. không nên dùng xì dầu, các viên bột canh vì các loại này
chứa rất nhiều natri, các thức ăn chế biến sẵn.
3. Nên dùng thịt tươi, rau tươi.
4. Phải có toa của bác sĩ khi dùng vitamin c dưới dạng natri ascorbat.
5. Nếu bạn thấy khó chịu khi ăn lạt, hãy nghĩ đến đó là cái giá nhỏ bé cho sức khoẻ của bạn.
Món rán thịt đáng ngờ
Năm 1891, anh sinh viên vừa tốt nghiệp Trường đại học tổng hợp Havert ở Mỹ tên là Robert Wood (sau này
trở thành nhà vật lý học nổi tiếng) đã đến Bantimo để nghiên cứu hóa học tại trường đại học tổng hợp
địa phương. Khi đến ở trong nhà trọ của sinh viên, Wood nghe đồn rằng, bà chủ vẫn thường làm món
thịt rán buổi sáng bằng những miếng thịt góp nhặt từ các đĩa thừa lại sau bữa trưa ngày hôm trước.
Nhưng làm thế nào để chứng minh điều đó?
Vốn là một người rất ưa thích tìm lời giải độc đáo đồng thời lại đơn giản cho mọi bài toán, lần này, Wood
cũng không làm trái với những nguyên tắc của mình. Một hôm, trong bữa ăn trưa, người ta dọn ra món
bít tết, anh bèn để thừa lại trên đĩa những miếng thịt khá to sau khi rắc lên đó một ít muối liti clorua -
một chất hoàn toàn không độc, bề ngoài và mùi vị rất giống muối ăn bình thường. Ngày hôm sau, những


miếng thịt rán trong bữa ăn sáng của sinh viên đã được đem "thiêu" trước khe hở của kính soi quang
phổ. Vạch đỏ của quang phổ vốn đặc trưng cho liti đã cho một kết luận dứt khoát: bà chủ nhà trọ quá
keo kiệt đã bị vạch mặt. Còn Wood thì mãi nhiều năm sau vẫn thấy thích thú mỗi khi hồi tưởng lại cuộc
thử nghiệm tìm vết của mình.
Thêm muối qúa sớm, đậu không nhừ
Các bà mẹ thường nhắc nhở con mình rằng: "khi nấu đậu chớ cho muối qúa sớm, nếu không đậu sẽ không
nhừ ". câu nói này hoàn toàn có cơ sở khoa học.
Bởi vì trong đậu khô nước rất ít, ta có thể xem đậu như một dung dịch đặc, lớp vỏ bên ngoài là một màng bán
thẩm thấu. khi nấu đậu trong nước sẽ xảy ra hiện tượng thẩm thấu: các phần tử nước sẽ xuyên qua lớp
vỏ đậu đi vào bên trong hạt đậu làm cho hạt đậu nở to ra, sau một thời gian nấu, các tế bào của hạt đậu
bị phá vỡ làm đậu được nấu mềm ra.
Nếu khi nấu đậu, ta lại cho muối qúa sớm, đậu sẽ chìm ngập trong nước muối. vì nồng độ muối bên ngoài hạt
đậu lớn hơn bên trong nên nước không dễ gì thẩm thấu qua vỏ đậu để đi vào trong. nếu lượng muối
thêm vào quá nhiều thì nồng độ nước muối bên ngoài hạt đậu sẽ lớn hơn rất nhiều so với nồng độ bên
trong hạt đậu, như thế nước không chỉ không đi vào được mà ngược lại có thể từ bên trong thẩm thấu ra.
hạt đậu sẽ không đủ nước, nên dù có nấu đi nấu lại nhiều lần đậu vẫn cứng.
Tương tự, khi nấu cháo, nấu chè đậu xanh đậu đỏ không thêm đường qúa sớm, nấu thịt bò, thịt heo… cũng
không nên thêm muối qúa sớm vì sẽ khó nấu nhừ được.
Làm cách nào mà người ta chỉ cần dùng đất đã tẩm muối để ngăn không cho nước đi qua?
Thực tế đã chứng minh trong thiên nhiên đã có những hồ nước mặc dù không mưa song chúng cạn rất chậm
bởi đáy của chúng có chứa muối. Người ta áp dụng những cách này đề chứa nước trong hồ. Các lỗ nhỏ li
ti ở trong đất sẽ thấm dung dịch muối ăn sau khi đất se lại thì được phủ bằng một lớp tinh thể mới. Nước
thấm ở các lỗ đó nhanh chóng trở thành dung dịch bão hoà. Nước di chuyển rất khó khăn trong những lỗ
nhỏ li ti ấy nên lớp vỏ bằng muối bao phủ chúng hầu như sẽ không tan và làm cho nước không thấm qua
được đáy hồ.
Tuyết trên đường phố sẽ đi đâu ?
Sau khi có tuyết lớn, ở các đường phố chính của thành phố, xe phun nước bắt đầu tưới nước. Chắc bạn cho
rằng nếu tưới nước lên đường phố do nhiệt độ thấp, nước có thể đóng băng điều đó càng có thể gây
nhiều tai nạn xe cộ chăng ? Trên thực tế nước rải trên đường phố không phải là nước bình thường mà là
nước muối. Nói ra có vẻ lạ, nhưng khi tưới nước muối trên đường phố không chỉ không gây sự đóng

băng mà tuyết còn tan nhanh thành nước và sẽ chảy đi, đề phòng một cách hữu hiệu tai nạn xe cộ.
Tại sao khi tưới nước muối lên đường phố tuyết lại tan ? Nguyên do là nước đóng băng ở nhiệt độ 0OC,
nhưng nếu nước có hòa tan muối thì nhiệt độ đóng băng sẽ giảm xuống thấp hơn nhiều.
Cần phải nói thêm rằng, nước muối có tác dụng ăn mòn. Với các kiến trúc đô thị và các đường ống dưới nền
đất, đất đai bị nhiễm muối làm cho thực vật kém phát triển có ảnh hưởng đến màu xanh ở các đô thị. Bởi
vậy người ta đang tìm biện pháp tốt hơn.
Khám phá mới từ nước biển chết
Biển chết nằm ở ngã ba của ba châu lục: Châu Á, Châu Âu và Châu Phi (phần của biển này nằm trong địa
phận Giócđani, rộng 1015km2), có đáy thấp hơn đáy địa trung hải 750 m.
Em có biết tại sao nó có tên là biển chết không?
Đó là do độ mặn trong nước biển cao (21o Bé) nên không sinh vật nào có thể sống nổi.
Tuy vậy cái tên của biển không là nỗi khiếp sợ của các nhà hóa học, mà họ nhận ra rằng nước biển chết là
nguồn nguyên liệu rất quý giá để chế các muối khoáng. Tính ra có thể thu từ nước biển chết đến 2 tỷ tấn
KCl, 22 tỷ tấn MgCl2, 11 tỷ tấn MgBr2, 12 tỷ tấn NaCl và 6 tỷ tấn CaCl2.

×