Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG GDSK TẠI BVĐK TP 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 56 trang )

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT-GDSK
GDSK
CSSK
CSYT
NVYT
NB
3 CK
PHCN
HSCC
UNICEF
WHO
BGĐ
TTB
TLN
CSVC

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:


:

Truyền thông giáo dục sức khỏe
Giáo dục sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe
Cơ sở y tế
Nhân viên y tế
Người bệnh
3 Chuyên khoa
Phục hồi chức năng
Hồi sức cấp cứu
Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc
Tổ chức Y tế Thế giời
Ban giám đốc
Trang thiết bị
Thảo luận nhóm
Cơ sở vật chất


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
3.1: Thông tin chung của người bệnh khám và điều trị tại các khoa lâm sàng
Bệnh viện Đa khoa thành phố Hà Tĩnh
3.2: Thông tin chung của NVYT tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Đa khoa
thành phố Hà Tĩnh
3.3: Tự đánh giá khả năng thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe
của sức khỏe y tế
3.4: Tự đánh giá khả năng thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe
của sức khỏe y tế
3.5: Tình hình tiếp cận thơng tin truyền thông về Bệnh viện trước khi vào viện

của người bệnh
3.6: Thực trạng người bệnh tiếp cận tư vấn truyền thông giáo dục sức khỏe
3.7. Đánh giá của người bệnh về hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe tại bệnh viện
3.8. Tình hình nhân lực tại 7 khoa lâm sàng
3.9. Cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác truyền thông
giáo dục sức khỏe tại 7 khoa lâm sàng
3.10. Công tác tập huấn, kiểm tra, giám sát phục vụ cho công tác truyền thông
giáo dục sức khỏe tại 7 khoa lâm sàng
3.11. Mối liên quan giữa tình trạng tư vấn cá nhân đạt với các yếu tố của
người bệnh
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
3.1: Những kỹ năng và kiến thức về công tác TT-GDSK mà NVYT cảm thấy
cần được đào tạo thêm
3.2: NVYT Tự đánh giá đáp ứng nhu cầu hoạt động TT-GDSK tại khoa
3.3: Ý kiến của NVYT đẩy mạnh cơng tác TT-GDSK
3.4: Khó khăn trong công tác TT-GDSK
3.5 Thời điểm người bệnh được tư vấn giáo dục sức khỏe theo khoa lâm sàng
3.6 Tỷ lệ tư vấn giáo dục sức khỏe đạt
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................5
TỔNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................................................7
1.1. Truyền thông giáo dục sức khỏe...................................................................7
1.1.1. Khái niệm truyền thơng giáo dục sức khỏe............................................7
1.1.2. Mơ hình truyền thông giáo dục sức khỏe...............................................7


1.1.3.

Vị trí, vai trị, nhiệm vụ, tầm quan trọng của truyền thông giáo dục sức khỏe
9


1.1.4. Phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe......................................10
1.2. Truyền thông giáo dục sức khỏe tại bệnh viện............................................11
1.2.1. Mục tiêu của truyền thông giáo dục sức khỏe tại bệnh viện.................11
1.2.2. Các hình thức truyền thơng giáo dục sức khỏe trong Bệnh viện..........11
1.2.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho công tác truyền thông giáo
dục sức khỏe tại bệnh viện................................................................................12
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tại
bệnh viện..............................................................................................................12
1.4. Hệ thống truyền thông giáo dục sức khỏe tại Việt Nam.............................13
1.4.1. Tuyến Trung ương................................................................................13
1.4.2. Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương......................................13
1.4.3. Tuyến huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh và trạm y tế
xã/phường..........................................................................................................14
1.5. Tình hình cơng tác truyền thông giáo dục sức khỏe trong Bệnh viện trên
thế giới và tại Việt Nam........................................................................................14
1.5.1. Trên thế giới..........................................................................................14
1.5.2. Tại Việt Nam.........................................................................................15
1.6. Địa điểm nghiên cứu...................................................................................16
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................21
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu......................................................21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................21
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................22
2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu..................................................................................22
2.3. Cơng cụ và quy trình thu thập số liệu.........................................................23
2.3.1. Lựa chọn và tập huấn điều tra viên: Điều tra viên là thành viên nhóm
nghiên cứu.........................................................................................................23
2.3.2. Tiến hành thu thập số liệu.....................................................................23
2.4. Sai số và cách khắc phục sai số..................................................................23
2.5. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu.............................................................24

2.6. Đạo đức nghiên cứu....................................................................................24
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................................25


3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu................................................25
3.2. Kết quả hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe....................................27
3.2.1. Nhận thức của nhân viên y tế về hoạt động truyền thông giáo dục sức
khỏe trong bệnh viện.........................................................................................27
3.2.2. Nhận xét hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe qua khảo sát người
bệnh...................................................................................................................30
3.3. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới công tác truyền thông giáo dục sức
khỏe tại 7 khoa lâm sàng Bệnh viện Đa khoa thành phố Hà Tĩnh.......................33
3.3.1. Nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác truyền thông giáo dục
sức khỏe tại 7 khoa lâm sàng............................................................................33
3.3.2. Kế hoạch tổ chức, quản lý, giám sát hoạt động truyền thơng giáo dục
sức khỏe trong vịng 6 tháng đầu năm 2021 tại các khoa lâm sàng..................35
3.3.3. Yếu tố từ phía người bệnh....................................................................36
BÀN LUẬN.............................................................................................................38
4.1. Thơng tin chung nhóm người bệnh vào nghiên cứu...................................38
4.2. Thực trạng công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tại các khoa lâm sàng
Bệnh viện Đa khoa Thành phố Hà Tĩnh năm 2021..............................................38
4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác Truyền thông giáo dục sức khỏe tại
bệnh viện..............................................................................................................40
4.3.1. Nhân lực- đào tạo- tổ chức công tác giáo dục sức khỏe trong bệnh viện...41
4.3.2. Cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị Truyền thông giáo dục sức
khỏe tại các khoa lâm sàng................................................................................43
4.3.3. Về quản lý hoạt động............................................................................44
4.3.4. Về phía người bệnh/người thân bệnh nhân...........................................45
4.3.5. Sự phối hợp với các đơn vị truyền thơng/khoa/phịng.........................46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................47

KẾT LUẬN:.........................................................................................................47
KIẾN NGHỊ:........................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................50


ĐẶT VẤN ĐỀ
Truyền thông, giáo dục sức khoẻ là một hoạt động quan trọng và không thể
tách rời của chăm sóc sức khoẻ. TTGDSK giống như giáo dục chung, là q trình
tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm
nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành hành vi lành mạnh để bảo vệ và
nâng cao sức khoẻ cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng. TTGDSK là q trình
cung cấp thơng tin, giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để mọi người hiểu được vấn đề
sức khoẻ của họ và chọn được cách giải quyết thích hợp nhất vấn đề của họ [13].
Bên cạnh hình thức GDSK cộng đồng thì GDSK tại CSYT, đặc biệt là ở các
bệnh viện, cũng đóng một vai trị quan trọng do các người bệnh đều có bệnh lý cụ
thể, đội ngũ tham gia GDSK có trình độ chun mơn cao, kỹ năng GDSK chuyên
nghiệp cũng như tính thiết thực trong nhu cầu gìn giữ, nâng cao sức khoẻ của
người bệnh khi phải đến Bệnh viện nên việc GDSK có hiệu quả cao hơn, góp
phần tăng hiệu quả điều trị, giảm thời gian và chi phí Y tế, giảm tần xuất tái nhập
viện, tạo sự phối hợp tốt giữa người bệnh và thầy thuốc, giảm tải cho các CSYT.
Công tác TT-GDSK trong Bệnh viện hiện đang là vấn đề được các quốc gia
trên thế giới quan tâm với mục đích nâng cao sự hiểu biết về bệnh tật. Truyền
thơng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy người bệnh tuân thủ những hướng
dẫn điều trị và đương đầu với những khó khăn về mặt tâm lý để mang đến kết quả
điều trị tốt nhất. Thực hiện tốt sẽ góp phần giảm thiểu bệnh tật, giảm quá tải Bệnh
viện và làm tăng sự hài lịng của người bệnh. Thơng tư 07/2011/TT-BYT của bộ Y
tế ban hành ngày 26/01/2011 hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người
bệnh quy định về công tác tư vấn, GDSK cho người bệnh trong thời kỳ nằm điều
trị tại Bệnh viện [2]; đồng thời theo Quyết định số 4858/QĐ-BYT của bộ Y tế
ngày 03/12/2013 về ban hành thí điểm Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng trong

Bệnh viện tại mục C6.2 và mục E1.3 đã đề cập đến vấn đề này [18]. Điều này cho
thấy rằng Đảng, Nhà nước và ngành Y tế đang rất quan tâm xem trọng công tác
TT-GDSK trong Bệnh viện chứ không riêng ở cộng đồng.
Trong thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa thành phố Hà Tĩnh, với số lượng
người bệnh hàng năm tương đối ổn định, đang phấn đấu theo hướng nâng cao


chất lượng khám và điều trị, đặc biệt Bệnh viện đang có định hướng mở rộng các
dịch vụ khám và chữa bệnh. Tuy nhiên, công tác truyền thông GDSK của Bệnh
viện hiện vẫn chưa được tổ chức một cách có hệ thống, chuyên nghiệp. Các hoạt
động truyền thông thường do các đơn vị trong Bệnh viện tự thực hiện, không đủ
cơ sở vật chất, nhân lực, khơng có kế hoạch, quy trình tổng thể đầy đủ, chi tiết, và
khơng có một đơn vị nào trong Bệnh viện làm đầu mối để giám sát và theo dõi
các hoạt động TTGDSK tại bệnh viện. Vì vậy rất cần có một sự khảo sát, đánh giá
tồn diện, đầy đủ về cơng tác TT-GDSK và các yếu tố ảnh hưởng từ đó đưa ra
một giải pháp xây dựng mạng lưới TT-GDSK trong Bệnh viện cho phù hợp với
tình hình mới nên chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài "Đánh giá thực trạng
truyền thông giáo dục sức khỏe ở các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa
thành phố Hà Tĩnh” với các mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng công tác truyền thông giáo dục sức khỏe ở các khoa lâm
sàng tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Hà Tĩnh trong 6 tháng đẩu năm 2021.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng truyền thông giáo dục
sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Hà Tĩnh trong 6 tháng đầu năm 2021.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Truyền thông giáo dục sức khỏe
1.1.1. Khái niệm truyền thông giáo dục sức khỏe
Truyền thông là q trình liên tục trao đổi thơng tin, tư tưởng, tình cảm…

chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu
biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp
với nhu cầu phát triển của cá nhân, nhóm, cộng đồng, xã hội [13].
Truyền thơng giáo dục sức khỏe là hoạt động chức năng của quá trình cung
cấp dịch vụ y tế và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Quá trình này thể hiện trong
việc hình thành, tổng hợp và chia sẻ “thông tin sức khỏe”. Truyền thông sức khỏe
được xem là nghệ thuật và phương pháp truyền tải nhằm tạo ảnh hưởng và
khuyến khích cá nhân và công đồng quan tâm đến các vấn đề sức khỏe, cách thức
phòng bệnh và thực hành phòng bệnh, nâng cao sức khỏe. Truyền thông giáo dục
sức khỏe đề cập đến các nội dung về dự phòng bệnh tật, nâng cao sức khỏe, chính
sách chăm sóc sức khỏe các hoạt động chăm sóc sức khỏe cũng như nâng cao
chất lượng cuộc sống và sức khỏe của các cá nhân trong cộng đồng, đồng thời là
cách tiếp cận đa ngành và đa hình thức nhằm tác động các nhóm đối tượng đích
khác nhau và chia sẻ các thơng tin liên quan đến sức khỏe nhằm khuyến khích và
hỗ trợ các cá nhân, cộng đồng, NVYT, các nhà hoạch định chính sách và người
dân nói chung nhận biết về sức khỏe, chấp nhận và duy trì thực hiện hành vi có
lợi qua đó cải thiện sức khỏe [13], [8].
1.1.2. Mơ hình truyền thơng giáo dục sức khỏe
Mơ hình truyền thơng GDSK phản ánh một cách khái qt q trình truyền
thơng: từ nguồn truyền tin phát đi nội dung truyền thông (hay cịn gọi là thơng
điệp) tới người nhận tin. Khi người nhận tin có những hiểu biết và hành động mới
được hình thành điều đó có nghĩa là q trình truyền thông đã đạt được những


hiệu quả nhất định. Từ người nhận tin với hiệu quả đạt được sẽ có thơng tin phản
hồi trở về người truyền [12].

Hình 1.1. Mơ hình truyền thơng giáo dục sức khỏe
Chủ thể phát tin: Là nguồn phát tin, chủ thể có thể là một cá nhân, một
nhóm, một cơ quan, tổ chức.

Chủ thể nhận tin: Là đối tượng các thơng điệp, họ có thể là một cá nhân,
một nhóm, hay tồn thể cộng đồng.
Để q trình truyền thơng đạt hiệu quả, người nhận tin cần:
- Nhận thức được.
- Quan tâm và sẵn sàng tiếp nhận thông tin.
- Hiểu giá trị thông tin.
- Vượt qua được rào cản tâm lý, vật chất.
- Cung cấp ý kiến phản hồi.
Thông điệp truyền thơng: Là những thơng tin chính được mã hố dưới dạng
chữ viết, ký hiệu hoặc biểu tượng cần chuyển đến đối tượng, giúp đối tượng nâng
cao hiểu biết, thay đổi thái độ và hành vi sức khoẻ theo chiều hướng có lợi [12].
Kênh truyền thơng: Là phương tiện, là cách thức để chuyển thông điệp đến
đối tượng. Kênh truyền thông trực tiếp như: Nói chuyện trực tiếp, tư vấn, hội họp,
thảo luận….Kênh truyền thông gián tiếp thông qua phương tiện thơng tin đại
chúng như: Truyền thanh, truyền hình, báo chí, internet… [12].
Phản hồi: Là những thông tin, ý kiến từ phía chủ thể nhận tin đến chủ thể
phát tin. Dựa vào phản hồi mà chủ thể phát tin đánh giá được tác động đến q
trình truyền thơng, đặc biệt là kênh truyền thơng gây thiếu sót, sai lệch thơng tin ở
người nhận tin. Đây là hiện tượng thường xảy ra trong q trình truyền đạt thơng
tin, trong cùng một thời điểm đối tượng nhận được nhiều thông tin khác nhau,
thậm chí trái chiều về nhau cùng một sự việc, hiện tượng làm cho người nhận khó
có thể đưa ra thái độ và phản ứng của mình trước sự việc, hiện tượng đó. Hiện


tượng này có thể xuất hiện trong tiếng ồn hoặc do rào cản ngôn ngữ, phong tục
tập quán… Để quá trình truyền thơng đạt hiệu quả, người truyền thơng cần hạn
chế các yếu tố nhiễu trong q trình truyền thơng [13].
Các thành tố của q trình truyền thơng này rất quan trọng và gắn bó mật
thiết với nhau. Nếu thiếu bất kỳ thành tố nào thì q trình truyền thơng hoặc
khơng diễn ra hoặc nếu diễn ra sẽ khơng có hiệu quả. Song trong các thành tố ấy

thì đối tượng (bên nhận hoặc người nhận tin) là quan trọng nhất. Mặc dù mỗi đối
tượng có thể có những nét chung, song lại có những đặc điểm riêng biệt. Do đó
tìm hiểu và phân tích đối tượng, từ đó hiểu rõ đối tượng, biết họ cần gì, đến với
họ bằng cách nào, ai có thể đến với họ là những điều rất cần thiết trong cơng tác
truyền thơng [13].
1.1.3. Vị trí, vai trị, nhiệm vụ, tầm quan trọng của truyền thơng giáo dục sức
khỏe
Sau hội nghị Alma Ata (1978), ngành Y tế Việt Nam cũng đã xác định để
TTGDSK ở vị trí số 01 trong 10 nhiệm vụ CSSK ban đầu. TT-GDSK có liên quan
mật thiết với các nội dung của các chương trình y tế. Chính TT-GDSK đã tạo ra
điều kiện thuận lợi cho các bước chuẩn bị, thực hiện và củng cố kết quả của các
mặt công tác CSSK. Do đó TT-GDSK cần phải được thực hiện trước, trong và sau
khi triển khai mọi kế hoạch, chương trình y tế. Mặc dù không thể thay thế được
các dịch vụ y tế khác nhưng TT-GDSK bao giờ cũng góp phần thúc đẩy hoạt động
của các dịch vụ y tế đó đạt kết quả vững bền hơn [13], [15]. Thực tế đã cho thấy,
nếu khơng có TT-GDSK thì nhiều chương trình y tế đạt kết quả thấp và về lâu dài
c nguy cơ thất bại. So với các giải pháp dịch vụ y tế khác, TT-GDSK là một cơng
tác khó làm và khó đánh giá nhưng nếu làm tốt thì sẽ mang lại hiệu quả cao nhất
với chi phí thấp [15], [13].
Truyền thơng- GDSK có vai trị quyết định đến sức khỏe, để giúp người dân
có những quyết định đúng đắn có lợi cho sức khỏe họ cần phải được cung cấp
những kiến thức cần thiết, những kỹ năng và thực hành có lợi cho sức khỏe. GDSK
đạt kết quả tốt sẽ giúp làm giảm tỷ lệ mắc, tàn phế, tử vong nhất là ở các nước đang
phát triển đồng thời góp phần tăng cường hiệu quả các dịch vụ y tế [17].


Làm cho mọi người thay đổi các hành vi sức khỏe có hại, thực hành các hành
vi lối sống lành mạnh. Quá trình thay đổi hành vi thường diễn ra một cách phức
tạp, chịu tác động của rất nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, diễn ra qua nhiều
giai đoạn. Hầu hết các vấn đề sức khỏe không thể chỉ giải quyết bằng thuốc hay các

phương pháp điều trị mà cần kết hợp với các biện pháp khác trong đó vai trị quan
trọng của TT-GDSK và các hoạt động tư vấn hỗ trợ thay đổi hành vi, duy trì hành
vi lành mạnh. Truyền thông- GDSK không chỉ quan trọng trong cơng tác phịng
bệnh mà cịn có ý nghĩa trong công tác điều trị và quản lý các trường hợp bệnh.
Hiện nay công tác truyền thông về sử dụng thuốc an tồn hợp lý và quản lý các
bệnh mãn tính đang là một trong những trọng tâm công tác của ngành y tế [26].
Nguy cơ sử dụng thuốc không an tồn như người dân tự mua thuốc uống khơng
theo chỉ định của bác sĩ hoặc sử dụng thuốc theo th i quen không c sự hướng dẫn
và giám sát của NVYT là khá phổ biến. Đó là do sự thiếu tiếp cận thông tin và
thiếu hiểu biết của người dân về hậu quả của việc tự dùng thuốc. Kết quả điều tra y
tế quốc gia năm 2001-2002 cho thấy có 73% người ốm tự mua thuốc về chữa bệnh
[26].
1.1.4. Phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe
Truyền thông trực tiếp
Nội dung truyền thông được thực hiện giữa người với người như: Tư vấn,
nói chuyện chuyên đề, GDSK cá nhân và nhóm,... Truyền thơng trực tiếp là kênh
truyền thơng có hiệu quả nhất. Nó quyết định đến sự thay đổi hành vi của đối
tượng và địi hỏi phải có kiến thức, kỹ năng cần thiết để đáp ứng với nhu cầu của
mọi người [13].
Truyền thông gián tiếp
Thực hiện qua một phương tiện truyền thơng: Đài phát thanh, phát hình,
báo, áp phích, tranh gấp… Nội dung mang tính thống nhất, tin cậy, có khả năng
truyền tin nhanh, đến được nhiều người cùng một lúc. Nhưng khó thu được thơng
tin phản hồi nên khó đánh giá được hiệu quả truyền thơng [13].


1.2. Truyền thông giáo dục sức khỏe tại bệnh viện
1.2.1. Mục tiêu của truyền thông giáo dục sức khỏe tại bệnh viện
Bệnh viện là nơi khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi lại sức khỏe cho người
bệnh với những công nghệ cao, quy trình hoạt động phức tạp. Vì vậy, bên cạnh

việc chữa trị những căn bệnh cụ thể, Bệnh viện cần phải chú ý đến công tác
truyền thông GDSK nhằm mục tiêu:
Cung cấp kiến thức cơ bản về bệnh tật cho người bệnh để giúp họ hiểu rõ
các vấn đề về căn bệnh mà họ đã, đang và có nguy cơ sẽ mắc. Cung cấp những kỹ
năng cần thiết trong việc phòng chống bệnh tật cũng như nâng cao khả năng tự
chăm sóc bản thân hoặc giúp đỡ, hỗ trợ, chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện hoặc
cộng đồng.
Tạo niềm tin và thái độ trong việc thay đổi hành vi nhằm mục tiêu có lợi
cho sức khỏe của người bệnh.
Gián tiếp thông qua người bệnh đã được GDSK, truyền tải các thông điệp
về sức khỏe tới cộng đồng. Công tác TTGDSK tốt sẽ góp phần tích cực vào việc
chẩn đốn, theo dõi, điều trị, nâng cao sức khỏe người bệnh, hoàn thiện bức tranh
một Bệnh viện giống như nơi sửa chữa, phục hồi những cá thể bị trục trặc về sức
khỏe để trả họ về tái hòa nhập cộng đồng.
1.2.2. Các hình thức truyền thơng giáo dục sức khỏe trong Bệnh viện
1.3.3.1. Góc giáo dục sức khỏe
Góc GDSK đặt tại phịng khám, tại các khoa lâm sàng, vị trí thuận lợi để
người bệnh dễ xem, áp phích và tờ bướm/tờ gấp phù hợp với nội dung GDSK của
từng khoa. Góc GDSK là nơi cung cấp thông tin cho người bệnh/người thân, họ có
thể tự xem để tìm hiểu và cịn là nơi để NVYT tư vấn, GDSK cho người bệnh [16].
1.3.3.3. Tư vấn cá nhân
Tư vấn là một phần của cơng việc chăm sóc người bệnh. NVYT giáo dục
cho người bệnh/người thân về cách điều trị, phục hồi và phòng bệnh sau khi xuất


viện. Kỹ năng tư vấn cá nhân của NVYT được xác định bằng bảng kiểm [14].
1.3.3.4. Giáo dục sức khỏe cho nhóm
Giáo dục sức khỏe cho nhóm người bệnh/người thân cũng là một phần của
cơng việc chăm sóc người bệnh tại khoa. Việc thực hiện tùy thuộc vào số lượng
người bệnh/người thân và vào vấn đề sức khoẻ. Ví dụ: có thể tổ chức ở khoa Khám

bệnh hoặc khoa Nhi hàng ngày vào mùa sốt xuất huyết, mùa có nhiều người bệnh
sởi hoặc tổ chức hàng tuần về vấn đề cho bú sữa mẹ và ăn dặm ở khoa Sản ... [28].
1.2.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho công tác truyền thông giáo
dục sức khỏe tại bệnh viện
Để tăng cường hoạt động về lĩnh vực TT-GDSK, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết
định số 2420/QĐ-BYT ngày 07/7/2010 về việc ban hành danh mục trang thiết bị và
phương tiện làm việc của TT-GDSK, trong đó danh mục trang thiết bị dụng cụ cho
phòng tư vấn, tổ GDSK tại Bệnh viện có 30 mục (Phụ lục) [3].

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tại
bệnh viện
- Yếu tố về sự quan tâm của lãnh đạo: Sự quan tâm của lãnh đạo Sở Y tế,
BGĐ Bệnh viện là yếu tố tác động mạnh mẽ đến công tác TT-GDSK.
- Yếu tố về kinh phí: Kinh phí là yếu tố cực kỳ quan trọng trong mọi hoạt
động. Để có kinh phí hoạt động hàng năm mỗi khoa lâm sàng của Bệnh viện phải
xây dựng được kế hoạch hoạt động thể hiện đầy đủ các hoạt động để tham mưu
BGĐ Bệnh viện duyệt kinh phí cho hoạt động cả năm.
- Yếu tố về sự hỗ trợ, giúp đỡ từ tuyến trên: Hỗ trợ về chun mơn, kỹ
năng, kinh phí, TTB, phương tiện tài liệu truyền thông là một trong những yếu tố
cần thiết để giúp các đơn vị thực hiện cơng tác TT-GDSK có hiệu quả.
- Yếu tố về sự phối hợp với các khoa/phịng: Đây là yếu tố khơng thể thiếu
trong việc thực hiện các hình thức truyền thơng tại các khoa trong bệnh viện.
- Yếu tố về các văn bản pháp lý: Các văn bản hướng dẫn, các quyết định,…
là việc rất cần thiết cho công tác TT-GDSK.
- Yếu tố về CSVC, TTB: Có đủ cơ sở làm việc và đủ TTB để thực hiện
công tác TT-GDSK, đây là yếu tố cần có để thực hiện.


- Yếu tố về nhân lực - đào tạo: Có đủ nguồn nhân lực cả về số lượng và
chất lượng.

- Yếu tố phản hồi từ phía người bệnh/người thân: Bất kỳ bệnh nào NVYT
cũng cần sự hợp tác của người bệnh/người thân của họ. Để có sự hợp tác này
người thầy thuốc cần có kỹ năng tốt để giao tiếp có hiệu quả [13].
1.4. Hệ thống truyền thơng giáo dục sức khỏe tại Việt Nam
1.4.1. Tuyến Trung ương
Xuất phát từ nhu cầu thực tế và nhận thức được vai trò quan trọng của TTGDSK trong cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe (BVSK) nhân dân, ngày
12/9/1980 Bộ Y tế có Quyết định số 817/BYT-QÐ thành lập “Nhà Tuyên truyền
BVSK” [19]. Năm 1985 Nhà tuyên truyền BVSK đổi tên thành “Trung tâm Tuyên
truyền - BVSK”. Ðể đáp ứng yêu cầu phát triển và ngày càng đổi mới hoạt động
TT-GDSK, ngày 28/6/1999 Bộ Y tế có Quyết định số 1914/1999/QÐ-BYT đổi tên
“Trung tâm Tuyên truyền - BVSK” thành “Trung tâm TT- GDSK Bộ Y tế” [20].
Quyết định số 621/QÐ-TTg ngày 18/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ đổi tên
“Trung tâm TT-GDSK Bộ Y tế” thành “Trung tâm TT-GDSK Trung ương” [24].
1.4.2. Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Ngày 03/01/1998 Chính phủ ban hành Nghị định số 01/1998/NĐ-CP quy
định hệ thống tổ chức Y tế mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có một TTGDSK [10]. Thơng tư liên tịch số 02/1998/TTLB-BYT-BTCCBCP ngày
27/6/1998 của Bộ Y tế và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 01 của Chính phủ [25]. Từ đó hệ thống Trung tâm TT-GDSK các
tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập.
1.4.3. Tuyến huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh và trạm y tế
xã/phường
Mỗi huyện/quận/thị xã/thành phố đều thành lập phòng TT-GDSK, phịng
TT-GDSK có từ 2-3 nhân sự, hoạt động theo sự chỉ đạo chuyên môn của Trung


tâm TT-GDSK tỉnh. Trạm Y tế: đa số Trưởng trạm làm công tác TT-GDSK, thực
hiện các hoạt động TT-GDSK tại địa phương.
1.4.4. Tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Hà Tĩnh
- Quyết định số 272/QĐ-BVĐKTP ngày 21/07/2020 về việc ban hành Quy
định thực hiện quy trình tư vấn và giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người

nhà người bệnh
- Kế hoạch 351/KH-BVĐKTP ngày 16/07/2021 về việc triển khai quy trình
tư vấn, truyền thơng giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà người bệnh.
- Quy định số 271/QĐ-BVĐKTP ngày 21/07/2021 về việc thực hiện quy
trình tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà người
bệnh.
1.5.

Tình hình cơng tác truyền thơng giáo dục sức khỏe trong Bệnh viện

trên thế giới và tại Việt Nam
1.5.1. Trên thế giới
Ngay từ những thập kỷ 70, vai trò của truyền thông GDSK đã được quan
tâm sâu rộng ở nhiều nước trên thế giới. Năm 1974, báo cáo của chính phủ Canada
đề cập tới việc nâng cao sức khoẻ nhằm thông tin và tác động đến cá nhân về tổ
chức để có trách nhiệm tích cực hơn trong việc tác động đến sức khoẻ thể chất và
tinh thần [27]. Tháng 9 năm 1978, tại Alma-Ata (thủ đô nước cộng hòa Kazắcstan),
tổ chức Y tế thế giới (WHO) phối hợp với quĩ nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF)
tổ chức một hội nghị với sự tham gia của 134 quốc gia và 67 tổ chức quốc tế với
nội dung về chiến lược chăm sóc sức khỏe con người cho đến năm 2000 và giáo
dục sức khỏe vấn đề được đặt lên hàng đầu [27]. Năm 2005, Hội nghị Quốc tế lần
IV tại Bankok đã xác định 5 lĩnh vực ưu tiên mới là: 1. Hợp tác và liên minh với
các tổ chức quốc tế, tư nhân, tổ chức phi chính phủ để hành động bền vững; 2. Đầu
tư vào các chính sách hành động và hạ tầng có tính bền vững; 3. Xây dựng năng
lực phát triển chính sách thực hiện nâng cao sức khoẻ và nâng cao hiểu biết về y tế;
4. Tạo môi trường pháp lý để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng khỏi các tác nhân có hại;
5. Ủng hộ quan điểm sức khoẻ là quyền của con người cơ bản [22].
Nhằm nhấn mạnh vai trò trung tâm của Bệnh viện trong GDSK, khái niệm
“Bệnh viện nâng cao sức khoẻ - Health promoting hospital” cũng đã được khởi



xướng với nhiệm vụ: Là Bệnh viện không chỉ khám, điều trị mà cịn phải tích cực
giáo dục sức khoẻ, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho người bệnh, thân nhân
người bệnh và nhân viên Bệnh viện để đạt sự thoải mái tối đa về thể chất tinh
thần xã hội. Tiêu chuẩn thứ ba trong 5 tiêu chuẩn Bệnh viện nâng cao sức khỏe đó
là: Bệnh viện phải cung cấp thông tin cho người bệnh cho người bệnh đầy đủ suốt
quá trình điều trị can thiệp. Mạng lưới Bệnh viện nâng cao sức khoẻ trên thế giới
bắt đầu nhân từ năm 1988 tại Vienne (Austria), đến năm 2005 gồm 700 Bệnh viện
thành viên ở châu Âu, Canada, Úc, Đài loan, Mỹ và các nước châu Á [14].
1.5.2. Tại Việt Nam
Cơng tác truyền thơng giáo dục sức khỏe nói chung đã được chú ý từ rất
sớm. Việt Nam đã tham dự và cam kết thực hiện các mục tiêu của Tun ngơn
Alma – Ata. Năm 1980, Chính phủ chỉ đạo Ngành y tế triển khai thực hiện chiến
lược chăm sóc sức khoẻ ban đầu [5]. Bước vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21
Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác y tế trong đó có
cơng tác TTGDSK. Ngày 10/01/2013 Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số
122/QĐ- TTg về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [11]. Nghị
quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ chính trị về cơng tác bảo vệ chăm
sóc sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới có nêu rõ việc nâng cao hiệu quả thông
tin, giáo dục, truyền thông, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm của
tồn bộ hệ thống chính trị đối với cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân.Trang bị kiến thức và kỹ năng để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng
có thể chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể, hạn chế
những lối sống và thói quen có hại đối với sức khoẻ, tham gia tích cực các hoạt động
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng [1].
Để thực hiện mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể của chiến lược. Ngành
y tế đã triển khai thực hiện đồng bộ 14 giải pháp chính trong đó nhấn mạnh rõ cần
đẩy mạnh cơng tác TTGDSK, kiện tồn mạng lưới truyền thơng giáo dục sức
khỏe. Tăng cường đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nâng cao năng lực hoạt động và



kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe cho các tuyến [11].Năm 2011 Bộ Y tế đã
ra Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 hướng dẫn công tác
điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh gồm 12 điều trong đó ghi rõ Bệnh viện có
qui định và tổ chức hình thức GDSK phù hợp, người bệnh nằm viện được điều
dưỡng, hộ sinh GDSK, hướng dẫn tự chăm sóc theo phòng bệnh trong thời gian
nằm viện, và sau khi ra viện [2]. Bộ Y tế ban hành công văn số 1744/BYT-TT-KT
ngày 31/3/2016 về việc hướng dẫn công tác truyền thông y tế năm 2016 chỉ đạo
thực hiện đẩy mạnh các hoạt động truyền thông cung cấp thông tin y tế giúp
người dân nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh, và làm hài lịng người bệnh, hồn thiện tổ chức mạng
lưới TTGDSK tại các khoa phòng trong bệnh viện, tăng cường đào tạo, tập huấn
kỹ năng TTGDSK [4]. Ngày 18/11/2016, Bộ Y tế đã ra Quyết định số 6858/QĐBYT ban hành 83 tiêu chí chất lượng Bệnh viện trong đó tại mục C6.2 qui định rõ
5 mức độ về cơng tác truyền thơng tại bệnh viện. Đây chính là cơ sở pháp lý cũng
như tiêu chí chuẩn để xây dựng kế hoạch và mục tiêu của công tác TTGDSK
trong các bệnh viện. Dựa vào bộ tiêu chí này, cơng tác truyền thơng Bệnh viện sẽ
dễ dàng được lượng hóa, đánh giá chính xác cả về số lượng và chất lượng, tránh
tình trạng hình thức, phong trào, kém hiệu quả.
1.6. Địa điểm nghiên cứu
Bệnh viện đa khoa thành phố Hà Tĩnh tiền thân là Bệnh xá thị xã Hà Tĩnh.
Ngày 1/5/1969 Bệnh xá thị xã Hà Tĩnh được thành lập với quy mô 30 giường
bệnh, xây dựng trong chiến tranh tại nơi sơ tán ở xã Thạch Tân Huyện Thạch Hà,
với nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân và cấp cứu chiến thương. Tổng số
cán bộ công nhân viên lúc bấy giờ chỉ có 25 người. Trước nhu cầu phát triển sâu
hơn về chuyên môn nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh cho người
dân, UBND tỉnh ra Quyết định số 1164 ngày 29/04/2008 về việc thành lập Bệnh
viện đa khoa thành phố Hà Tĩnh.
Tháng 02/2013, Bệnh viện chuyển về cơ sở mới với diện tích 31.500 m2,
quy mô thiết kế 200 giường bệnh. Là Bệnh viện hạng III, quy mô 100 giường



bệnh kế hoạch, số lượng cán bộ công nhân viên chức hơn 200 người, trong đó có
45 Bác sỹ, 5 cán bộ có trình độ đại học và cử nhân, và hơn 140 cán bộ có trình độ
trung học và sơ cấp. Năm 2018 Bệnh viện nâng hạng II theo Quyết định 1256
QĐ/UBND Tỉnh. Với quy mô 250 giường bệnh kế hoạch (theo quyết định số
423/QĐ-UBND ngày 31/1/2018 của UBND tỉnh Hà Tĩnh). Số lượng giường thực
kê 425 giường năm 2019.

Hình 1. Bệnh viện Đa khoa Thành phố Hà Tĩnh
Tính đến nay, Bệnh viện có tổng 327 cán bộ, viên chức, lao động. Trong
đó: 102 Bác sỹ, Bác sỹ sau đại học 25 Bác sỹ(2 Bác sỹ CKII, 1Thạc sỹ, 22 Bác sỹ
CKI). Hiện nay Bệnh viện có 11 khoa Lâm sàng, cận lâm sàng và 4 phòng chức
năng. Bệnh viện tiếp tục phát triển thêm nhiều khoa, phòng để đáp ứng nhu cầu
chữa bệnh cho người dân.
Tuy nhiên công tác TT-GDSK của Bệnh viện vẫn còn nhiều bất cập, hiện
nay Bệnh viện chưa thành lập tổ công tác TT-GDSK chuyên trách, công việc
giám sát, quản lý hoạt động TT-GDSK tại các khoa lâm sàng chủ yếu do phòng
điều dưỡng thực hiện. Bệnh viện chưa có văn bản pháp quy và quy trình hướng
dẫn cụ thể các hoạt động TT-GDSK, dẫn đến việc các khoa lâm sàng tại Bệnh
viện thực hiện các hoạt động này một cách cảm tính, khơng có hệ thống.
Hình 2. Họp Hội đồng người bệnh và tư vấn Giáo dục sức khỏe


1.7. Một số hình ảnh cán bộ y tế TT- GDSK cho người bệnh
Hình 3. Bác sĩ khoa Ngoại tư vấn GDSK về bệnh sỏi thận cho NB


Hình 4. Bác sĩ khoa Nhi tư tư vấn GDSK cho người nhà bệnh nhi


Hình 5. Bác sĩ tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh tại khoa Nội

Hình 6. Bác sĩ khoa PHCN- Đông Y đang hướng dẫn người bệnh tập PHCN


Hình 7. Điều dưỡng đang tư vấn Giáo dục sức khỏe cho người bệnh sau tiêm

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Người bệnh nội trú tại Bệnh viện đa khoa thành phố Hà Tĩnh;
- Nhân viên các khoa lâm sàng tại Bệnh viện đa khoa thành phố Hà Tĩnh.

a. Tiêu chuẩn chọn mẫu
Người bệnh
- Người bệnh nội trú tại 7 khoa lâm sàng nội, ngoại, sản, nhi, HSCC, 3

chun khoa, PHCN - Đơng y;
- Khơng có các bệnh lý ảnh hưởng đến nhận thức.


Nhân viên y tế
Chọn toàn bộ nhân viên y tế tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện.
b. Tiêu chuẩn loại trừ
Người bệnh
- Từ chối tham gia nghiên cứu.
Nhân viên y tế
- Nhân viên nghỉ thai sản, đi học, đi công tác trong thời gian nghiên cứu.
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu

a. Thời gian địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 2/2021 đến tháng 9/2021.
Địa điểm nghiên cứu
Bệnh viện đa khoa thành phố Hà Tĩnh
b. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu
-

Thu thập thơng tin sẵn có (số liệu thứ cấp):
Sử dụng tất cả các văn bản, kế hoạch, văn bản, quyết định, tài liệu sổ sách,

báo cáo có liên quan đến nguồn lực, tổ chức và hoạt động của công tác truyền
thông giáo dục sức khoẻ trong 6 tháng đầu năm 2021 (từ tháng 1 đến tháng 6 năm
2021) tại Bệnh viện đa khoa thành phố Hà Tĩnh. Có 1 phiếu thu thập thông tin 7
khoa lâm sàng trong Bệnh viện (Phụ lục). Khi thu thập thông tin cho phiếu khảo


sát này sẽ cần kết hợp giữa thu thập thông tin từ sổ sách, phỏng vấn cán bộ
chuyên trách.
-

Người bệnh
Cỡ mẫu được tính theo cơng thức ước lượng một tỷ lệ trong quần thể :
n=
Trong đó :
n: Cỡ mẫu tối thiểu cần thiết
Z 1-α/2 = 1,96 (với khoảng tin cậy 95%)
P =70% ( là tỷ lệ người bệnh được tư vấn truyền thông giáo dục sức khỏe tại


Bệnh viện E năm 2012)
d = 0.05 là độ chính xác tuyệt đối mong muốn.
Sau khi điền số liệu vào công thức trên, cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này
là 323 người bệnh. Chúng tơi tăng cỡ mẫu thêm 10% với lí do loại bỏ một số
phiếu không hợp lệ. trong thực tế chúng tơi làm trịn cỡ mẫu lên 350 người bệnh.
Chọn mẫu : chọn mẫu thuận tiện.
- Nhân viên các khoa lâm sàng:

Chọn tồn bộ nhân viên hiện đang cơng tác tại các khoa lâm sàng (loại trừ
những cán bộ nghỉ thai sản và đi học dài hạn) tổng cộng có 157 nhân viên.
2.3. Cơng cụ và quy trình thu thập số liệu
2.3.1. Lựa chọn và tập huấn điều tra viên: Điều tra viên là thành viên nhóm
nghiên cứu.
2.3.2. Tiến hành thu thập số liệu
Phỏng vấn theo bộ câu hỏi được thiết kế dựa vào các biến số đã xây dựng.
Gồm có 3 bộ cơng cụ phỏng vấn: Bộ cơng cụ khảo sát về hoạt động truyền thông
giáo dục sức khỏe trên NVYT, bộ công cụ ý kiến về hoạt động TTGDSK của
người bệnh, Phiếu điều tra cơ sở vật chất tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện.
2.4.Sai số và cách khắc phục sai số
a. Sai số có thể gặp phải
- Sai số hệ thống


+ Đối tượng không hiểu câu hỏi, trao đổi thông tin trong quá trình được
phỏng vấn.
+ Sai số nhớ lại.
+ Điều tra viên giải thích khơng rõ ràng hoặc khơng chính xác nội dung
trong phiếu phỏng vấn.
+ Sai số trong q trình nhập liệu, phân tích số liệu.

- Sai số ngẫu nhiên
+ Sai số do biến thiên mẫu.
+ Sai số do may rủi.
b. Cách khắc phục
- Điều tra viên là các thành viên tham gia xây dựng đề cương và bộ công cụ;
- Sử dụng các câu hỏi trong thời gian ngắn để tránh sai số nhớ lại;
- Rà soát sổ sách liên quan;
- Làm sạch các số liệu bị thiếu và số liệu vơ lý trước khi phân tích.
2.5. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu
- Số liệu sau khi thu thập được nhập, làm sạch và quản lý bằng phần
mềm excel 2016;
- Nhập và phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 14.0;
- Thống kê mô tả: tần suất, tỷ lệ %, trung bình, trung vị và độ lệch chuẩn cho
các biến định lượng;
- Thống kê so sánh: Biến định tính: X2 Test (tần số mong đợi>5), Fisher’
exact test (tần số mong đợi<5);


- Kết quả được trình bày dưới dạng bảng, biểu đồ và được coi là có ý nghĩa
thống kê khi p<0,05.
2.6. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được thông qua hội đồng đề tài cơ sở Bệnh viện đa khoa thành
phố Hà Tĩnh theo quyết định số 3626/SYT-NVY ngày 28/9/2021 .
Trước khi tham gia nghiên cứu, tất cả đối tượng được cung cấp thông tin rõ
ràng về mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Đối tượng hoàn toàn tự nguyện tham
gia vào nghiên cứu, có quyền dừng hoặc rút khỏi nghiên cứu. Khơng có tác động
can thiệp nào tới đối tượng.
Các thông tin thu thập được từ các đối tượng chỉ phục vụ cho mục đích
nghiên cứu và hồn tồn được đảm bảo tính bí mật.



Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Thông tin chung của người bệnh khám và điều trị tại các khoa lâm
sàng Bệnh viện Đa khoa thành phố Hà Tĩnh
Nội dung
Tuổi
(trung bình 41,7±17 tuổi)

Giới

Trình độ học vấn

Nghề nghiệp

Khoa điều trị

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

15-29

101

28,9

30-59


177

50,6

≥ 60

72

20,6

Nam

162

46,3

Nữ

188

53,7

Dưới THPT

52

14,9

Từ THPT trở lên


298

85,1

Học sinh, sinh viên

30

8,5

Cán bộ, công chức

121

34,2

Công nhân, nơng dân

65

18,4

Lao động tự do

65

18,4

Hưu trí/ nội trợ


73

20,6

Nội

54

15,4

Ngoại

49

14

Sản

51

14,6

Nhi

49

14

Hơi sức cấp cứu


48

13,7

3CK

49

14


×