Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

vấn đề thực tiễn áp dụng cơ chế thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng một số vấn đề cần TRAO đổi về cơ CHẾ THỎA THUẬN về tài sản của vợ CHỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.43 KB, 30 trang )

MỤC LỤC

LỜI NĨI ĐẦU
Gia đình là tập hợp những người được gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ dựa
trên hôn nhân, huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng, quan hệ giáo dục và cùng với đó là làm
phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau.
Trong đó, mối quan hệ vợ chồng giữa một người đàn ông và một người phụ nữ
chính là sự khởi nguồn và là nền tảng xây dựng nên các mối quan hệ khác trong gia đình.
Hai con người, hai cá thể hồn tồn riêng biệt, tuy nhiên, thơng qua sự kiện pháp lý đặc
biệt gọi là kết hơn, nó đã ràng buộc họ với nhau về các quyền và nghĩa vụ giữa hai người.
Mối quan hệ đó được vung đắp nên từ tình cảm rồi dần dần theo năm tháng vật chất được
hình thành từ cuộc sống hơn nhân giữa họ. Vật chất ở đây có thể là tài sản chung hoặc tài
sản riêng được hình thành trước, trong hay sau thời kỳ hơn nhân của vợ chồng. Chính vì
sự phức tạp của nó nên đây được xem là một trong những vấn đề được pháp luật quan tâm
nhất và được quy định nhiều nhất trong Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014. Đó chính là
vấn đề liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bổ sung rất nhiều những quy định mới và
đã khắc phục được phần nào những mặt cịn hạn chế về tài sản của Luật Hơn nhân và gia

1


đình những năm 1959, năm 1987 và năm 2000. Tuy nhiên, mặc dù đã thông qua thực tiễn
xét xử để đưa ra các dự liệu về những trường hợp phát sinh khác trong thực tế thế nhưng
vẫn có những vấn đề mà pháp luật không thể giải quyết được và điều này dẫn đến các
tranh chấp về vấn đề tài sản của vợ chồng, gây khó khăn trong việc giải quyết và thụ lý vụ
án của Tịa.
Sau đây nhóm chúng em xin được trình bày về vấn đề thực tiễn áp dụng cơ chế thỏa
thuận chế độ tài sản của vợ chồng để tìm hiểu rõ thêm về vấn đề này.

Chú thích: Luật Hơn nhân và gia đình: Luật HN&GĐ.



I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG:
1. Khái niệm về chế độ tài sản của vợ chồng:
Cho đến nay, chế độ tài sản của vợ chồng được rất nhiều người quan tâm đến, về
mặt pháp lý vẫn chưa có quy định cụ thể nào về khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng.
Trong thực tiễn khoa học pháp lý về hơn nhân gia đình hiện nay, các nhà nghiên cứu đã
đưa ra rất nhiều quan điểm về khái niệm này, dưới đây xin được nêu ra bốn quan điểm mà
theo nhóm là phù hợp nhất.

− Quan điểm thứ nhất: Luật về quan hệ tài sản giữa vợ chồng là tập hợp các quy tắc về
thành phần cấu tạo của các khối tài sản mà vợ, chồng hoặc cả hai có quyền sở hữu; về
các quyền của vợ chồng đối với các khối tài sản đó và về những nghĩa vụ tài sản đối
với người thứ ba vợ hoặc chồng hoặc cả hai có trách nhiệm thực hiện. 1.
− Quan điểm thứ hai: Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy định của pháp
luật về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, phương thức tác động, cách thức xác lập

1 Nguyễn Ngọc Điện (2004), Bình luận khoa học luật HNGĐVN, tập II, NXB Trẻ, tr.10

2


quan hệ tài sản để xác định sở hữu chung, sở hữu riêng của vợ, chồng trong mối quan
hệ vợ chồng với nhau và với người thứ ba.2.
− Quan điểm thứ ba: Chế độ tài sản của vợ chồng gồm sở hữu của vợ chồng đối với tài
sản thuộc sở hữu chung hợp nhất và sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản riêng3.
− Quan điểm thứ tư: Chế độ tài sản của vợ chồng gồm tài sản chung của vợ chồng và tài
sản riêng của mỗi người, trong đó bao gồm cả quyền và nghĩa vụ gắn liền với mỗi
loại tài sản theo quy định đối với vợ, chồng, thành viên trong gia đình và với người
thứ ba4.
Nói tóm lại, các quan điểm trên đều khẳng định chế độ tài sản của vợ chồng bao

gồm tài sản chung của vợ chồng và tài sản riêng của vợ, chồng.

2. Đặc điểm về chế độ tài sản của vợ chồng:
Chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm ba đặc điểm quan trọng như sau:

− Chủ thể: Ngồi việc có đầy đủ năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, các
bên phải có quan hệ hơn nhân hợp pháp với tư cách là vợ chồng của nhau.
− Những quy định của pháp luật vê chế độ hôn nhân gia đình mà Nhà nước đề ra nhằm
tạo điều kiện cho vợ chồng chủ động thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Thơng
qua đó, Nhà nước đảm bảo quyền lợi của gia đình, trong đó bao hàm cả lợi ích cá
nhân của vợ và chồng.
− Chế độ tài sản của vợ chồng phụ thuộc vào sự phát sinh hoặc chấm dứt của quan hệ
hôn nhân.
− Chế độ tài sản của vợ chồng mang những đặc thù riêng trong việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ của chủ thể, như quyền định đoạt tài sản bị hạn chế trong một số trường hợp.
(Ví dụ: Nếu tài sản riêng đang là nguồn sống duy nhất của cả gia đình, khi định đoạt
liên quan đến tài sản này thì phải có thoả thuận của hai vợ chồng).
3. Vai trò, ý nghĩa về chế độ tài sản của vợ chồng:
2 Lê Vĩnh Châu (2001), Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật HNVGĐVN, Luận văn Th.s Luật, tr.2
3 Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật hơn nhân gia đình Việt Nam, NXB Công an nhân dân, tr.158
4 Nguyễn Tiến Phát, Chế độ pháp lý về tài sản riêng của vợ, chồng trong pháp luật hơn nhân gia đình Việt Nam hiện
hành; Thực tiễn giải quyết tranh chấp về tài sản riêng của vợ, chồng

3


3.1.Vai trò:

− Chế độ tài sản của vợ chồng được pháp luật ghi nhận nhằm đảm bảo các nguyên tắc
xử sự phù hợp với truyền thống văn hóa, thuần phong mĩ tục, đạo đức dân tộc của các

bên.

− Việc thực hiện và áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng góp phần bảo đảm thực hiện
các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng và giữa các thành viên của gia đình
với nhau.
− Các giao dịch tài sản trong thời kì hơn nhân được đảm bảo thực hiện thông qua các
quy định về chế độ tài sản của vợ chồng, như vậy chế độ tài sản của vợ chồng góp
phần điều tiết, ổn định quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự, kinh tế, thương mại.
3.2.Ý nghĩa:
− Các quy định về chế độ tài sản chung của vợ chồng phần nào đó đã phản ảnh trình độ
phát triển các điều kiện kinh tế - xã hội (tính khách quan) và ý chí của nhà nước thể
hiện bản chất của xã hội (tính chủ quan).
− Khi xác lập quan hệ hôn nhân, dù cho các bên trong quan hệ đó lựa chọn chế độ tài
sản nào (pháp định hay ước định) thì cũng ln được điều chỉnh bởi pháp luật của nhà
nước. Việc phân định các loại tài sản trong quan hệ giữa vợ và chồng của chế độ tài
sản nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên vợ, chồng đối với các loại tài
sản của vợ chồng.
− Chế độ về tài sản của vợ chồng được pháp luật ghi nhận nhằm bảo đảm quyền và
nghĩa vụ của các bên khi tham gia quan hệ này.
4. Các loại chế độ tài sản của vợ chồng:
4.1.Chế độ tài sản pháp định:
Chế độ tài sản pháp định được áp dụng đối với vợ chồng khi kết hôn mà khơng lập
hợp đồng hơn nhân. Trong đó bao hàm các quy định mang tính chất mệnh lệnh buộc các
bên chủ thể tham gia chế độ này phải tuân theo, đó là tập hợp các quy tắc liên quan đến
những tài sản cần thiết cho cuộc sống tối thiểu của gia đình chẳng hạn như nhà ở, tiền
lương… Ở chế định này, các căn cứ, nguồn gốc thành phần các loại tài sản chung và tài
sản riêng của vợ, chồng (nếu có); quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với từng loại tài
sản đó; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng; phương thức thanh

4



toán liên quan đến các khoản nợ chung hay riêng của vợ chồng được các nhà làm luật dự
liệu từ trước và đưa ra các quy định phù hợp để điều chỉnh.

4.2.Chế độ tài sản ước định:
Chế định tài sản ước định bao hàm các chế độ đặc thù mà vợ chồng thông qua hợp
đồng hôn nhân, lựa chọn quan hệ tài sản tùy theo hồn cảnh sống, ý chí chủ quan của
chính mình. Những chọn lựa này, sau khi đã được thỏa thuận hợp pháp thì quan hệ tài sản
ấy được cơng nhận và nếu có tranh chấp xảy ra sẽ căn cứ theo thỏa thuận ban đầu mà giải
quyết. Hiện nay, Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về áp dụng chế
độ tài sản của vợ chồng như sau: “Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản
theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thoả thuận”.

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG:
1. Chế độ tài sản ước định ở một số nước trên thế giới:
Chế độ tài sản theo thỏa thuận khơng cịn là điều mới lạ với nhiều nước trên thế giới,
ngược lại, nó đã tồn tại từ rất sớm. Trước đây, người La Mã cổ đại khi kết hôn thường tự
lập thỏa thuận trong đó ghi xác định trước quan hệ tài sản giữa họ với nhau trong cuộc
sống tương lai, đồng thời cũng nêu rõ những điều kiện thừa kế tài sản khi một bên vợ
(chồng) chết.
Phần lớn các quốc gia phát triển trên thế giới hiện nay đều qui định cả hai chế độ tài
sản vợ chồng: theo pháp luật và theo thỏa thuận, tiêu biểu có Hoa Kỳ và Pháp. Trong khi
đó, một số quốc gia xã hội chủ nghĩa như Bulgari, Hungari, Roumani, Tiệp Khắc, ngồi ra
cịn có Argentina và một số bang ở Mehico cịn duy trì duy nhất một chế độ tài sản pháp
định đối với vợ chồng.
Trong khu vực, Trung Quốc trước đây không có qui định chế độ tài sản vợ chồng
theo thỏa thuận, nay đã công nhận chế độ này. Nhật Bản vốn là quốc gia nặng về truyền
thống cộng đồng và gia đình cũng đã có qui định về thỏa thuận giữa vợ chồng đối với tài
sản.


5


1.1. Trung Quốc:
Trước khi ban hành Luật hôn nhân 2001, chế độ tài sản theo thỏa thuận không được
công nhận ở Trung Quốc. Theo đó, mọi tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đều
thuộc sở hữu chung theo pháp luật.
Năm 2001, Luật hôn nhân Trung Quốc bổ sung qui định mới liên quan đến việc thỏa
thuận về tài sản giữa vợ chồng. Điều 17 của luật này qui định rằng tất cả thu nhập kiếm
được và tài sản của các bên được coi là tài sản chung ngoại trừ trường hợp các bên có
thỏa thuận khác (Điều 19). Cụ thể, Điều 19 luật này qui định: vợ hoặc chồng có thể, bằng
thỏa thuận, ước định tài sản của mỗi bên trước và sau hôn nhân. Hơn nữa, thỏa thuận này
có thể qui định chế độ sở hữu tài sản, hoặc là sở hữu chung toàn bộ, hoặc là sở hữu chung
một phần hoặc là sở hữu riêng. Tất cả những thỏa thuận này đều phải được thể hiện bằng
văn bản. Nếu thỏa thuận này không rõ ràng hoặc thiếu thì qui định về chế độ sở hữu vợ
chồng theo pháp luật được áp dụng.
1.2. Nhật Bản:
Nhật Bản là một quốc gia mang nặng nhiều biểu hiện phong kiến và bất bình đẳng
giới. Tuy vậy, hiện nay Nhật Bản đã có riêng một văn bản pháp luật điều chỉnh về hình
thức và đăng kí thỏa thuận tài sản giữa vợ chồng (Mặc dù tên tiếng anh của văn bản này
được dịch theo các cách khác nhau: “Family Registration Act” hay “Matrimonial property
agreement Registration Act” nhưng toàn bộ nội dung của nó chỉ nói về việc đăng kí thỏa
thuận tài sản giữa vợ chồng và hình thức của thỏa thuận). Về nội dung của của thỏa thuận
tài sản giữa vợ chồng được qui định trong bộ luật dân sự (Civil Code) Điều 755 Bộ luật
dân sự Nhật Bản ghi nhận quyền được lập thỏa thuận tài sản giữa vợ chồng của các cặp
vợ chồng: các quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng sẽ được tuân theo các qui định
dưới đây nếu như vợ chồng khơng kí vào một hợp đồng qui định trước về tài sản của họ
trước khi đăng kí kết hơn. Luật cũng qui định: Nếu vợ chồng có một thỏa thuận về tài sản
mà trong đó qui định khác với chế độ tài sản pháp định thì thỏa thuận tài sản giữa vợ

chồng này không được chống lại người thừa kế hàng thứ nhất của vợ hoặc chồng hoặc
người thứ ba trừ khi nó được đăng kí trước khi đăng kí kết hơn.

6


1.3. Hoa Kỳ:
Có thể nói rằng khơng có ở một quốc gia nào mà vấn đề lập hôn ước lại trở nên phổ
biến như ở Hoa Kỳ. Ngồi hơn ước hay thỏa thuận về tài sản giữa vợ chồng trước hơn
nhân (prenuptial agreement), Hoa Kỳ cịn cho phép các cặp vợ chồng lập một thỏa thuận
tương tự như hôn ước trong thời kì hơn nhân (postnuptial agreement tạm dịch là hậu hôn
ước). Khoảng giữa thế kỉ 19, một số án lệ ở Hoa Kỳ đã cho phép sự tồn tại của hôn ước,
đến tháng 7 năm 1983 một đạo luật về hôn ước (Uniform premarital agreement Act gọi tắt
là UPAA) đã được ban hành dựa trên kết quả của các án lệ, UPAA được chấp nhận ở đa số
các bang của Hoa Kỳ, một số bang cịn lại có những qui định khác hay đặc biệt hơn so với
UPAA.
1.4. Cộng Hòa Pháp:
Nguyên tắc tự do lựa chọn chế độ tài sản trong hôn nhân bắt nguồn từ việc thực hiện
nguyên tắc tự do ký kết hợp đồng đã được thừa nhận ở Pháp từ thế kỷ XVI. Từ thời kỳ đó,
luật pháp và tập quán đã thừa nhận những sự thỏa thuận của vợ chồng về chế độ tài sản
phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của họ, như là một quyền tự do cá nhân.
Bộ luật Dân sự 1804 ra đời đã kế thừa tinh thần này và duy trì ngun tắc khơng
thay đổi những thỏa thuận của vợ chồng về chế độ hôn sản. Hiện nay, nguyên tắc vợ
chồng có quyền tự do lựa chọn chế độ tài sản được khẳng định ngay trong quy định đầu
tiên của phần những quy định chung của Bộ luật Dân sự về các chế độ tài sản của vợ
chồng. Điều 1387 quy định: “Luật pháp chỉ điều chỉnh quan hệ vợ chồng về tài sản khi
khơng có thỏa thuận riêng, mà vợ chồng có thể làm vì cho rằng điều đó là cần thiết, miễn
sao những thỏa thuận đó khơng trái với thuần phong mỹ tục và những quy định sau
đây”5. Những người kết hơn hồn tồn có quyền tự do thỏa thuận một chế độ tài sản cho
riêng mình. Nếu họ không thiết lập những thỏa thuận về vấn đề này, chế độ tài sản pháp

định sẽ đương nhiên được áp dụng. Mặt khác, nguyên tắc tự do thỏa thuận về chế độ tài
sản của vợ chồng còn giữ hiệu lực ngay cả trong những trường hợp chế độ tài sản đã được
5 Luật dân sự Pháp

7


xác định, bằng việc vợ chồng có quyền thỏa thuận thay đổi. Sự thay đổi này có thể được
thực hiện trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân. Theo quy định của điều 1394
BLDS, những thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng phải được tiến hành với sự tham
gia của công chứng viên, theo những thể thức nhất định.

2. Chế độ tài sản ước định ở Việt Nam:
2.1. Trước năm 1975:
Trong thời kỳ Pháp thuộc, luật pháp dân sự Việt Nam mang đậm dấu ấn của Bộ luật
Napoleon. Trong ba bộ dân luật được áp dụng ở ba miền, chế định về quyền tự do lập hôn
ước trong Bộ luật Dân sự Pháp đã được sao chép lại ở Bộ dân luật Bắc và Bộ dân luật
Trung. Nhưng khác với Bộ luật Dân sự Pháp, hai bộ luật này chỉ dự liệu một số trường
hợp chung nhất định để áp dụng cho những cặp vợ chồng không lập hôn ước mà không đề
xuất những chế độ vợ chồng có thể thỏa thuận lựa chọn.
Đến khi Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công, nhà nước ta đã ban hành hai
sắc lệnh đầu tiên quy định điều chỉnh một số quan hệ hơn nhân gia đình: sắc lệnh 159/SL
ngày 17/11/1950 quy định về vấn đề ly hôn, sắc lệnh 97/SL ngày 22/5/1950 sửa đổi một
số quy lệ và chế định trong dân luật. Trong đó chỉ có sắc lệnh 97 quy định về vấn đề tài
sản của vợ chồng nhưng nó khơng đề cập đến chế độ tài sản ước định mà chỉ đề cập tới
vấn đề bình đẳng trong quan hệ vợ chồng trong đó có quan hệ tài sản.
Ngày 29/12/1959 Luật HN&GĐ đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được
Quốc hội thông qua. Điều 15 luật này quy định: “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu,
hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”. Như vậy,
Luật HN&GĐ năm 1959 ở miền Bắc chỉ quy định về một hình thức chế độ tài sản pháp

định (chế độ cộng đồng toàn sản) và hoàn tồn khơng có sự tồn tại của chế độ tài sản ước
định.
Về vấn đề này, pháp luật ở hai miền đã thể hiện những nội dung trái chiều. Ở miền
Nam, chế định tài sản ước định đã được công nhân trong ba đạo luật được lần lượt ban
hành để điều chỉnh các quan hệ dân sự, gia đình (Luật gia đình ngày 02/01/1959, Luật

8


15/64 ngày 23/07/1964 và Bộ dân luật ngày 20/12/1972). Cả ba đều thừa nhận quyền tự
do lập hôn ước của vợ chồng và chế độ tài sản pháp định chỉ được áp dụng khi vợ chồng
không lập hôn ước. Chẳng hạn Điều 144 Bộ dân luật năm 1972 quy định: “Luật pháp chỉ
quy định chế độ phụ phu tài sản khi vợ chồng không lập hôn ước” và Điều 145 quy định:
“Vợ chồng có thể tự do lập hơn ước tùy ý muốn, miễn không trái với trật tự công cộng và
thuần phong mỹ tục”
Tuy nhiên, việc ghi nhận hôn ước trong các văn bản đó là do ảnh hưởng của dân luật
Pháp chứ cũng không do sự biến đổi nội tại của xã hội Việt Nam. Chế định hôn ước được
quy định ở Bộ luật dân sự Bắc kỳ năm 1931 và Bộ dân luật Trung kỳ năm 1936. Riêng tập
Dân luật giản yếu Nam kỳ 1883 khơng có ghi nhận về hôn ước cũng như vấn đề tài sản vợ
chồng tuy nhiên án lệ ở Nam kỳ trong thời kỳ này lại luôn nhắc đến nguyên tắc tự do lập
hơn ước mà các tịa án Pháp coi là lẽ đương nhiên được áp dụng trong khi luật không quy
định.
Chế định hôn ước được quy định trong Bộ dân luật năm 1972 với những nét cơ bản
sau:

− Luật pháp chỉ qui định chế độ phu phụ tài sản khi vợ chồng không lập hôn ước.
− Vợ chồng được tự do lập hôn ước tùy ý muốn, miễn là không trái với trật tự công
cộng và thuần phong mỹ tục.
− Hôn ước phải được lập trước khi kết hôn và được công chứng.
− Hôn ước không thể thay đổi trong thời kì hơn nhân.

− Hơn ước có thể sửa đổi trước khi kết hôn nhưng bản sửa đổi cũng phải được cơng
chứng.
− Hơn ước sẽ khơng có hiệu lực với người thứ ba nếu như không được ghi và giấy đăng
kí kết hơn.
Quy định về chế định hơn ước trong Bộ dân luật năm 1972 cịn khá chung chung và
khơng cụ thể, tỉ mỉ như trong Luật HN&GĐ năm 1959. Bộ dân luật năm 1972 chỉ được áp
dụng và có hiệu lực trong một thời gian ngắn.

9


Tuy khơng có sự thống nhất giữa hai miền trong quy định pháp luật nhưng nhìn
chung khái niệm về hơn ước và quyền tự do lập hôn ước của vợ chồng đã được thừa nhận
từ khá sớm và duy trì trong một khoảng thời gian ở Việt Nam. Sau khi bị xóa bỏ ở miền
Bắc năm 1959, quy định này tiếp tục được thừa nhận và áp dụng ở miền Nam trong
khoảng 20 năm (1959 đến 25/3/1977). Như vậy xét về mặt lịch sử, vấn đề về chế định tài
sản ước định không phải là vấn đề mới ở Việt Nam.

2.2. Sau năm 1975:
 Luật HN&GĐ 1986:
Luật HN&GĐ năm 1986 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khố VII, kỳ họp thứ 12, thơng qua ngày 29 tháng 12 năm 1986 và có hiệu lực vào ngày 3
tháng 1 năm 1987. Luật HN&GĐ 1986 được dùng thay thế cho Luật HN&GĐ năm 1959.
So với Luật HN&GĐ năm 1959 thì Luật HN&GĐ năm 1986 đã có sự thay đổi về
chế độ tài sản. Luật HN&GĐ năm 1986 đã có những quy định tạo ra mơi trường pháp lý
để đảm bảo về quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng; bảo đảm sự tự do của vợ,
chồng trong giao dịch bên ngoài xã hội; xác định khả năng thanh toán, trách nhiệm đối
với bên thứ ba. Ngoài ra, Luật HN&GĐ 1986 cũng đã thừa nhận việc vợ chồng có tài sản
riêng và được thể hiện ở Điều 16: “Điều 16. Đối với tài sản mà vợ hoặc chồng có trước
khi kết hơn, tài sản được thừa kế riêng hoặc được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thì

người có tài sản đó có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung của vợ
chồng.”. Việc thừa nhận là bảo đảm pháp lý quan trọng trong đời sống, lao động, sinh
hoạt của từng cá nhân công dân và khơng bị chi phối bởi yếu tố tình cảm.
Luật HN&GĐ năm 1986 đã khắc phục được hầu hết những hạn chế và khuyết điểm
của Luật HN&GĐ năm 1959. Tuy nhiên về vấn đề tự do thỏa thuận về tài sản của vợ
chồng vẫn còn bị hạn chế. Luật HN&GĐ 1986 có đề cập đến vấn đề thỏa thuận về tài sản
ở Điều 15 và Điều 42, cụ thể là trong trường hợp mua bán, đổi, cho, vay, mượn, và những
giao dịch khác có quan hệ đến tài sản mà có giá trị lớn (Điều 15) và trong trường hợp ly
hôn (Điều 42).
“Điều 15

10


Tài sản chung được sử dụng để bảo đảm những nhu cầu chung của gia đình.
Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung. Việc mua bán,
đổi, cho, vay, mượn, và những giao dịch khác có quan hệ đến tài sản mà có giá
trị lớn thì phải được sự thoả thuận của vợ, chồng”.
“Điều 42
Khi ly hôn, việc chia tài sản do hai bên thoả thuận, và phải được Tồ án nhân
dân cơng nhận. Nếu hai bên khơng thoả thuận được với nhau thì Tồ án nhân
dân quyết định…”.
Ta có thể thấy, Luật HN&GĐ 1986 có việc thoản thuận về tài sản nhưng phạm vi
thỏa thuận còn hẹp, chỉ được thỏa thuận đối với định đoạt tài sản có giá trị lớn khi có giao
dịch và trong ly hôn. Và việc thỏa thuận tài sản trong ly hơn phải được Tịa án nhân dân
cơng nhận. Ngoài ra, đối tượng áp dụng đối với trường hợp định đoạt tài sản chung còn
rộng, còn mơ hồ. Việc xác định tài sản có giá trị lớn sẽ bao hàm nhiều tài sản, khơng cụ
thể; và cịn thế nào là tài sản có giá trị lớn.
Luật HN&GĐ 1986 khơng có quy định nào về việc lập hơn ước của vợ chồng,
nhưng không ấn định quy định cấm về việc này. Trong bối cảnh đó, nhìn chung, giới luật

gia và những người áp dụng pháp luật đều cho rằng chế độ hơn sản pháp định có hiệu lực
áp dụng đối với tất cả các quan hệ hôn nhân hợp pháp, do vậy, mọi thỏa thuận của vợ
chồng trái với các quy định của chế độ hôn sản pháp định cần bị tun bố là vơ hiệu khi
có tranh chấp xảy ra.
Luật HN&GĐ năm 1986 đã có những thay đổi tích cực về các vấn đề về tài sản;
nâng cao nguyên tắc bình đẳng của vợ chồng trong hơn nhân; quy định chế định tài sản
riêng của vợ chồng. Nhưng về chế định tài sản ước định vẫn không được các nhà làm luật
quan tâm nhiều, có quy định về việc thỏa thuận nhưng phạm vi áp dụng cịn hẹp. Đó là
những thiếu sót của các nhà làm luật.

 Luật HN&GĐ 2000:
Luật HN&GĐ năm 2000 được Quốc hội nước Cùng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Khóa X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09 tháng 6 năm 2000 và có hiệu lực thi hành kể từ

11


ngày 01 tháng 1 năm 2001. Luật HN&GĐ 2000 được dùng thay thế cho Luật HN&GĐ
năm 1986. Từ 57 điều trong Luật HN&GĐ 1986 tăng lên 110 điều trong Luật HN&GĐ
2000.
So với Luật HN&GĐ 1986 thì Luật HN&GĐ 2000 đã mở rộng phạm vi áp dụng hơn
về chế định tài sản ước định. Việc thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong Luật HN&GĐ
năm 2000 được áp dụng trong các trường hợp như:

- Định đoạt tài sản chung trong giao dịch dân sự đối với tài sản chung có giá trị lớn
hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh
doanh thì phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận. Được quy định tại khoản 3 Điều
28: “Điều 28. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung…3. Việc xác lập, thực
hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là
nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải

được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh
doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.”. Việc định đoạt tài sản
chung trong quy định này Luật HN&GĐ năm 1986 cũng có quy định nhưng đối
tượng áp dụng của tài sản chung rộng hơn, chỉ cần nằm trong trường hợp tài sản
chung có giá trị lớn là được; cịn Luật HN&GĐ năm 2000 có bổ sung thêm trường
hợp tài sản là nguồn thu nhập chính của gia đình và trường hợp tài sản được dùng vào
trong kinh doanh.
- Xác định quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hơn, được thừa
kế riêng có là tài sản chung của vợ chồng hay không. Được quy định tại khoản 1 Điều
27: “Điều 27. Tài sản chung của vợ chồng. 1….Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có
được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc
chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ
chồng có thỏa thuận”.
− Chia tài sản chung trong thời kì hơn nhân của vợ chồng nhằm mục đích riêng có lý do
chính đáng thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản. Được quy định tại khoản 1
Điều 29: “Điều 29. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. 1. Khi hôn nhân tồn
tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự
riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản

12


chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu khơng thỏa thuận được
thì có quyền u cầu Tịa án giải quyết.”. Đây là quy định hồn tồn mới trong Luật
HN&GĐ, quy định này tạo nên nhiều lợi ích cho cá nhân vợ, chồng. Vợ, chồng có thể
tự chủ hơn trong việc sử dùng tài sản vào mục đích riêng (có lý do chính đáng) nhưng
khơng gây ảnh hưởng đối với gia đình.
− Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng sau khi chia từ tài sản chung có là tài sản
riêng hay khơng; và thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung
có phải là tài sản chung hay khơng. Được quy định tại Điều 8 Nghị định 70/2001:

“Điều 8. Hậu quả chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân
1. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của
mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung
của vợ, chồng.
2. Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp
pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng,
trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.”
- Khôi phục chế độ tài sản chung của vợ, chồng. Được quy định tại Điều 9 Nghị định
70/2001: “Điều 9. Khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng. 1. Trong trường
hợp vợ chồng đã chia tài sản chung và sau đó muốn khơi phục chế độ tài sản chung,
thì vợ chồng phải thoả thuận bằng văn bản có ghi rõ các nội dung sau đây:….”
- Chia tài sản khi ly hôn. Được quy định tại khoản 1 Điều 95: “Điều 95. Nguyên tắc
chia tài sản khi ly hôn. 1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu
khơng thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì
thuộc quyền sở hữu của bên đó.”. Quy định này so với Luật HN&GĐ năm 1986
khơng có gì thay đổi.
Nhà lập pháp bước đầu đã thừa nhận sự thỏa thuận của vợ chồng đối với khối tài sản
của họ. Việc thừa nhận chế định thỏa thuận về tài sản của vợ chồng đã mang lại nhiều lợi
ích đối với cá nhân người vợ, chồng.
Về cơ bản Luật HN&GĐ năm 2000 đã mở rộng hơn về chế định tài sản ước định.
Luật HN&GĐ năm 2000 đã có sự hịa hợp với Bộ luật Dân sự về quyền con người, tôn
trọng việc thỏa thuận giữa các bên. Luật HN&GĐ năm 2000 cũng đã có những quy định
về việc lập thỏa thuận giữa vợ chồng như về điều kiện áp dụng, hình thức, thủ tục,…

13


 Luật HN&GĐ 2014:
Chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam, đặc biệt là Luật

HN&GĐ các năm 1959, 1986 và 2000 chỉ quy định duy nhất một chế độ tài sản của vợ
chồng là chế độ tài sản pháp định. Tham khảo Điều 27, 28, 32, Điều 95 đến Điều 99 và
một số Điều khác trong Luật HN&GĐ năm 2000, ta có thể thấy chế độ tài sản pháp định
là chế độ tài sản trong hôn nhân duy nhất được pháp luật thừa nhận, vợ chồng, bằng cách
này hay cách khác, không thể thỏa thuận để xác lập một chế độ tài sản trong hôn nhân
khác với chế độ này.
Việc Luật HN&GĐ chỉ quy định một chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ tài sản
pháp định đã ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là đối với quyền định đoạt tài sản của
công dân được Hiến pháp, cụ thể hơn là Bộ luật Dân sự quy định. Thứ nhất, mỗi cá nhân
có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình theo ý chí
của mình, miễn sao khơng xâm phạm lợi ích của người khác, không trái với đạo đức xã
hội. Thứ hai, khi áp đặt chế độ hôn sản pháp định cho mọi trường hợp thật sự không đáp
ứng được nhu cầu của một số cặp vợ chồng. Tùy vào tâm tư nguyện vọng của các cặp vợ
chồng. Có những cặp muốn rằng khi cả hai về chung sống dưới một mái nhà thì tất cả
những gì mình có được, dù là trước hay sau khi kết hôn đều là của chung; bên cạnh đó, để
đảm bảo quyền lợi sau này của mình và người thân thì lại có những trường hợp người
chồng, người vợ muốn tách biệt nhau về mặt tài sản, khơng muốn những gì mình tạo lập
được trong thời kì hơn nhân là của chung hai vợ chồng và muốn thỏa thuận với nhau về
việc đóng góp cho đời sống chung của gia đình. Chính vì những điều trên, qua quá trình
tiếp thu ý kiến và học hỏi kinh nghiệm quốc tế, Luật HN&GĐ năm 2014 đã bổ sung quy
định về chế độ tài sản của vợ chồng: Chế độ tài sản ước định.

− Xác lập thỏa thuận chế độ tài sản:
+ Thời điểm thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng: trước khi kết hôn.
+ Hình thức: bằng văn bản có cơng chứng hoặc chứng thực.
+ Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của thỏa thuận tài sản của vợ chồng: từ ngày đăng
ký kết hôn.

14



+ Nội dung cơ bản về thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng (quy định tại Điều
15, 17, 18 Nghị định số 126/204/NĐ-CP):
• “Điều 15. Xác định tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận
1. Trường hợp lựa chọn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì
vợ chồng có thể thỏa thuận về xác định tài sản theo một trong các nội dung sau
đây:
a) Tài sản giữa vợ và chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ,
chồng;
b) Giữa vợ và chồng khơng có tài sản riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản do
vợ, chồng có được trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài
sản chung;
c) Giữa vợ và chồng khơng có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ, chồng có
được trước khi kết hơn và trong thời kỳ hơn nhân đều thuộc sở hữu riêng của
người có được tài sản đó;
d) Xác định theo thỏa thuận khác của vợ chồng.
2. Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng phải phù hợp với quy định tại các Điều 29,
30, 31 và 32 của Luật Hơn nhân và gia đình. Nếu vi phạm, người có quyền, lợi
ích liên quan có quyền u cầu Tịa án tun bố thỏa thuận vơ hiệu theo quy định
tại Điều 50 của Luật Hôn nhân và gia đình.”
5. Sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng
Vợ chồng có thể sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản vợ chồng nhưng
phải công chứng hoặc chứng thực. Nội dung cụ thể được quy định tại Điều 17 và
Điều 18 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP.
• “Điều 17. Sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được áp dụng
thì trong thời kỳ hơn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung một
phần hoặc toàn bộ nội dung của chế độ tài sản đó hoặc áp dụng chế độ tài sản
theo luật định.
2. Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng phải

được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.”
• “Điều 18. Hậu quả của việc sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của
vợ chồng
1. Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu
lực từ ngày được cơng chứng hoặc chứng thực. Vợ, chồng có nghĩa vụ cung cấp

15


cho người thứ ba biết về những thông tin liên quan theo quy định tại Điều 16 của
Nghị định này.
2. Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm việc sửa đổi, bổ sung chế
độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận khác.”
+ Nội dung cơ bản của văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm:
• Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
• Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao
dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
• Điều kiện, thủ tục và ngun tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài
sản;
• Nội dung khác có liên quan.2. Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận
mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận
không rõ ràng thì áp dụng quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này
và quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định.
+ Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu:
• Thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu trong những trường hợp sau:
 Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ
luật dân sự và các luật khác có liên quan;
 Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật hôn
nhân gia đình 2014;

 Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng,
quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và
thành viên khác của gia đình.
• Hậu quả pháp lý khi thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu:
 Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố
vơ hiệu tồn bộ thì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp
dụng.
 Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị tun bố vơ hiệu
một phần thì các nội dung khơng bị vô hiệu vẫn được áp dụng; đối với
phần nội dung bị vơ hiệu thì các quy định tương ứng về chế độ tài sản của

− Nhận xét:

vợ chồng theo luật định được áp dụng.

16


+ Ưu điểm:
• Chế độ ra đời đã giải quyết được các bất cập về quyền định đoạt tài sản của
đơi bên: ngay trước khi đăng kí kết hơn, cả hai người đều có thể thỏa thuận và
định đoạt phần tài sản riêng hiện có của bản thân. Việc định đoạt cũng khơng
kết thúc ở giai đoạn đó mà nó ln liên tục tiếp diễn trong thời kì hơn nhân,
đảm bảo tính hợp Hiến và hài hịa với quy định của Bộ luật dân sự về quyền
sở hữu, định đoạt tài sản của cá nhân.
• Linh động, có thể sửa đổi, bổ sung, thay đổi khi người vợ hoặc chồng cảm
thấy cần thiết: theo Điều 49 Luật HN&GĐ năm 2014 thì vợ chồng có quyền
sử đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản. Khi đã trải qua một thời gian
chung sống bên nhau, người vợ người chồng nhận ra với chế độ tài sản như
ban đầu đã không cịn phù hợp với thực tiễn, vợ chồng có thể thay đổi, bổ

sung những gì đã thỏa thuận trước với hình thức như khi thỏa thuận.
• Đảm bảo quyền lợi về tài sản của đôi bên: tùy theo quan điểm của mỗi con
người mà khi họ kết hơn có muốn bảo tồn tài sản đồng thời tiếp tục làm phát
sinh hoa lợi, lợi tức bằng khối tài sản này mà tiến hành thỏa thuận. Một khi
đã xác lập được quyền lợi về tài sản của mình, tâm lý của người vợ, người
chồng có phần thoải mái hơn trong việc chung sống và tiếp tục phát triển khối
tài sản chung (hoặc riêng) đó. Chúng ta có thể quá quen với việc những tin
tức về việc người mẫu A lấy đại gia B vì tiền, các thanh niên trẻ đẹp đi xếp
hàng để thi tuyển làm chồng của quý bà triệu phú,…nhưng hầu hết các cuộc
hơn nhân đều chóng vánh và kết thúc không mấy bất ngờ: người được lợi về
tài sản, kẻ bị lừa cả tình lẫn tiền. Chính vì vậy, nếu biết áp dụng chế độ tài sản
ước định thì những người gian dối kia khó có cơ hội trục lợi.
• Giảm tỉ lệ các tranh chấp dân sự: quyền lợi đi đôi với trách nhiệm. Khi đã xác
định chế độ tài sản chung hoặc riêng của vợ chồng, một khi có tranh chấp dân
sự liên quan đến tài sản đã thỏa thuận đó thì việc xác định quyền lợi và nghĩa
vụ của các bên, góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình điều tra xác
minh, tránh các trường hợp vợ chồng đơn phương giao kết hợp đồng, sau đó

17


lại xin Tịa án tun hợp đồng vơ hiệu do khơng có sự đồng ý của người
vợ/chồng cịn lại.
• Góp phần giảm tỉ lệ ly hơn: trên thực tế, có rất nhiều những cuộc hơn nhân
mang đậm tính kinh tế và cũng vì lợi ích về tài sản mà đi đến ly hơn.
• Hạn chế tranh chấp, bất cơng hơn so với việc chia tài sản trong thời kì hơn
nhân: việc thỏa thuận tài sản hay chia tài sản chung của vợ chồng trong thời
kì hơn nhân về bản chất là giống nhau: xác định phần tài sản thuộc về riêng
mỗi người. Tuy nhiên, khi chia tài sản chung của vợ chồng thường sẽ xảy ra
tranh chấp giữa hai bên làm cho một bên bị mất một phần lợi ích hoặc có

trường hợp một bên khơng chịu chia tài sản mà dẫn đến đổ vỡ trong hôn
nhân. Khi thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng là tài sản riêng, việc định
đoạt sẽ thoải mái, tự do và linh hoạt hơn nhiều.
+ Nhược điểm:
• Chưa thật sự phổ biến và được áp dụng bởi người dân: khi hai con người yêu
thương và tiến đến hôn nhân, không mấy khi lại suy nghĩ đến việc đảm bảo
lợi ích cá nhân để đi đến thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng trước khi đăng kí
kết hơn, chính vì thế khơng mấy khi điều luật này được vận dụng và chỉ đến
khi có đổ vỡ, tranh cãi về tài sản, họ mới biết đến nhưng không thể áp dụng
được nữa mà chỉ có thể chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hơn
nhân.
• Quy định này có thể làm phá vỡ đi tính cộng đồng của hơn nhân và khơng
bảo đảm được lợi ích chung của gia đình: tình nghĩa vợ chồng là vấn đề
chung thủy, thương yêu, tin tưởng, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng
nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững, nếu
quy định cụ thể vấn đề chia tài sản trước khi kết hôn, sẽ dẫn đến việc “thực
dụng hóa” một vấn đề cao quý của con người, đó là hơn nhân.
− Áp dụng chế độ tài sản thỏa thuận trong giải quyết hậu quả pháp lý của việc chấm dứt
quan hệ tài sản giữa vợ và chồng:
+ Tun bố vơ hiệu chế độ tài sản thỏa thuận:
• Các trường hợp bị tuyên bố vô hiệu:

18


 Thỏa thuận giữa vợ và chồng về chế độ tài sản , dù hiện nay pháp luật chưa
quy định chính thức là một hợp đồng, nhưng về nguyên tắc là một loại giao
dịch. Và với tư cách là một loại giao dịch, các thỏa thuận này phải tuân thủ
những điều kiện nhất định để phát sinh hiệu lực. Theo quy định tại Điều 50
Luật HN&GĐ năm 2014: “1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị

Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
o Khơng tn thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ
luật Dân sự (BLDS) và các luật khác có liên quan;
o Vi phạm một trong các quy định tại các Điều 29, 30, 31 và 32 của Luật
này;

o Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng,
quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và
thành viên khác của gia đình.
• Như vậy, với quy định này có thể thấy có ba lý do để Tịa án có thể tun bố
vơ hiệu đối với một thỏa thuận về chế độ tài sản giữa vợ và chồng.
 Lý do thứ nhất, không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được
quy định tại BLDS và các luật khác có liên quan. Áp dụng quy định của
pháp luật ta có thể hình dung khả năng một thỏa thuận về chế độ tài sản
giữa vợ và chồng sẽ bị tuyên bố vô hiệu trong các trường hợp:
o Thứ nhất, nếu một trong hai bên vợ chồng chưa đủ tuổi kết hôn ở thời
điểm xác lập thỏa thuận hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự ở thời điểm
thỏa thuận thì thỏa thuận sẽ bị tuyên bố vô hiệu. Trường hợp này được
dẫn trên cơ sở có sự kết hợp giữa các quy định của Bộ luật dân sự và Luật
HN&GĐ về điều kiện kết hôn. Luật HN&GĐ không yêu cầu cụ thể về
điều kiện năng lực hành vi của các bên tham gia thỏa thuận về chế độ tài
sản, tuy nhiên sẽ hợp lí hơn khi cho rằng người được xem là đáp ứng yêu
cầu về năng lực hành vi để kết hơn thì có quyền xác lập thỏa thuận về chế
độ tài sản.
o Thứ hai, cũng theo quy định trên, thỏa thuận về chế độ tài sản giữa vợ
chồng sẽ bị tuyên bố vô hiệu nếu tại thời điểm xác lập, một hoặc hai bên

19



không nguyện (bị đe dọa, lừa dối, nhầm lẫn). Vấn đề về sự lừa dối, nhầm
lẫn hay đe dọa được xác định theo quy định của BLDS.
→ Như vậy, trên cơ sở quy định trên, nếu việc kết hôn bị tuyên bố hủy do vi phạm
điều kiện về độ tuổi, hay điều kiện về sự tự nguyện thì thỏa thuận về chế độ tài sản
giữa vợ và chồng cũng bị tun bố vơ hiệu theo.

o Thứ ba, về hình thức, khi có vi phạm điều kiện về hình thức, Tịa án chỉ
tuyên bố vô hiệu giao dịch nếu pháp luật có quy định “hình thức của giao
dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch”. Mặc dù Điều 47 Luật
HN&GĐ có quy định rằng: “Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn
chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi
kết hơn, bằng hình thức văn bản có cơng chứng hoặc chứng thực”. Tuy
nhiên, quy định này khơng nói rằng việc lập thành văn bản có cơng
chứng, chứng thực là điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài
sản giữa vợ và chồng. Cho nên, áp dụng các quy định hiện hành này, nếu
vi phạm quy định về hình thức thì Tịa án khơng thể tun bố vơ hiệu
thỏa thuận về chế độ tài sản giữa và vợ chồng. Cần quy định rõ rằng các
yêu cầu về hình thức đối với chế độ tài sản thỏa thuận (về việc công
chứng thỏa thuận, thời điểm xác lập) là một điều kiện có hiệu lực của
thỏa thuận về chế độ tài sản giữa vợ và chồng vì hơn bất kỳ một loại giao
dịch dân sự nào, chế độ tài sản thỏa thuận đóng vai trị quan trọng khơng
những đối với các bên vợ, chồng mà còn đối với người thứ ba. Do vậy,
các yêu cầu nghiêm ngặt về hình thức là thật sự cần thiết.
 Lý do thứ hai, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vi phạm một
trong các quy định tại các Điều 29, 30, 31 và 32 của Luật HN&GĐ năm
2014. Các quy định tại Điều 29, 30, 31, 32 Luật HN&GĐ năm 2014 tạo
thành một chế độ tài sản cơ sở mà dù là chế độ tài sản thỏa thuận hay chế
độ tài sản theo luật định cũng phải tuân thủ. Vi phạm một trong các nguyên
tắc này thì thỏa thuận về chế độ tài sản sẽ bị tuyên bố vô hiệu. Nguyên tắc
này rất quan trọng trong việc đảm bảo duy trì các điều kiện hỗ trợ cho sự


20


tồn tại của gia đình. Theo đó, nếu trong thỏa thuận về chế độ tài sản giữa
vợ và chồng có quy định cho rằng “trong thời kỳ hôn nhân chỉ có người
chồng có nghĩa vụ đóng góp thu nhập duy trì đời sống chung của gia đình”
thì thỏa thuận đó sẽ vô hiệu.

 Lý do thứ ba, nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được
cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha,
mẹ, con và thành viên khác của gia đình. Lý do này giúp bảo vệ các chủ
thể có liên quan khỏi các thỏa thuận giữa vợ và chồng trong trường hợp
các thỏa thuận này tác động theo hướng bất lợi đối với họ. Dù tác động
trực tiếp hay gián tiếp, nếu có những thỏa thuận giữa vợ và chồng vi phạm
nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng hay quyền được thừa kế… của cha,
mẹ, con và các thành viên khác của gia đình, thì thỏa thuận đó phải bị vơ
hiệu. Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch số 01/TTLTTANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 thì: “Nội dung của thỏa
thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu do vi phạm nghiêm trọng
quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và các quyền, lợi ích hợp pháp
khác của cha, mẹ, con và các thành viên khác của gia đình quy định tại
điểm c khoản 1 Điều 50 của Luật HN&GĐ là trường hợp thỏa thuận đó
nhằm trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng quy định từ Điều 110 đến Điều 115
của Luật HN&GĐ hoặc để tước bỏ quyền thừa kế của những người thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định của BLDS hoặc vi
phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của cha, mẹ, con và các thành viên khác
của gia đình đã được Luật HN&GĐ và pháp luật khác có liên quan quy
định”.
• Hiệu lực của tun bố vơ hiệu đối với thỏa thuận về chế độ tài sản giữa vợ và
chồng:

 Về thẩm quyền tuyên bố vô hiệu, hiện tại trong Luật HN&GĐ năm 2014
khơng có quy định cụ thể về thẩm quyền tun bố vơ hiệu. Tuy nhiên, với
hình thức và bản chất là một giao dịch dân sự, thì chỉ Tịa án mới có thẩm
quyền tun bố vơ hiệu đối với thỏa thuận này của vợ chồng.

21


 Về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố vô hiệu, theo quy định tại khoản 2
Điều 50 Luật HN&GĐ năm 2014: “Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối
hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn khoản 1
Điều này”. Và Thơng tư liên tịch số 01 đã có hướng dẫn: “Thỏa thuận về
chế độ tài sản của vợ chồng có thể bị Tịa án tun bố vơ hiệu tồn bộ hoặc
vô hiệu một phần:
o Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố
vơ hiệu tồn bộ thì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp
dụng.

o Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị tun bố vơ
hiệu một phần thì các nội dung khơng bị vô hiệu vẫn được áp dụng; đối
với phần nội dung bị vơ hiệu thì các quy định tương ứng về chế độ tài sản
của vợ chồng theo luật định được áp dụng.
→ Việc tuyên bố vô hiệu cũng như các hậu quả pháp lý của tuyên bố vô hiệu được
xây dựng trên cơ sở các quy tắc của BLDS năm 2015 (Điều 131).
 Như vậy, một khi thỏa thuận về chế độ tài sản giữa vợ và chồng bị tun bố vơ hiệu thì
thỏa thuận này khơng phát sinh hiệu lực ngay từ thời điểm xác lập, dẫn đến kết quả là chế
độ tài sản theo luật định được áp dụng. Điều này phù hợp với quy định tại Thơng tư liên
tịch số 01 đã nêu vì khơng thể có tình trạng khơng tồn tại quan hệ pháp luật giữa vợ và
chồng về quan hệ tài sản. Hơn thế nữa, trong trường hợp thỏa thuận giữa vợ chồng về chế
độ tài sản bị tuyên bố vô hiệu, các bên cũng không thể thỏa thuận lại một chế độ tài sản

thỏa thuận.

+ Chấm dứt chế độ tài sản thỏa thuận khi hủy hơn nhân trái pháp luật:
• Quan hệ hơn nhân sẽ chấm dứt khi rơi vào một trong ba trường hợp sau: vợ
(chồng) chết, ly hôn hay hủy hôn nhân trái pháp luật. Trong số ba trường hợp
này thì hủy hôn nhân trái pháp luật là trường hợp chấm dứt quan hệ hôn nhân
bị động và khác biệt về nguyên nhân cũng như ý chí so với hai trường hợp
cịn lại.
• Có thể thấy pháp luật khơng quy định đặc biệt gì liên quan đến việc giải
quyết quan hệ tài sản giữa vợ và chồng trong trường hợp hủy hôn nhân trái

22


pháp luật khi giữa họ tồn tại thỏa thuận về chế độ tài sản giữa vợ và chồng.
Chế độ tài sản đương nhiên không thể tiếp tục tồn tại sau khi quan hệ hôn
nhân giữa vợ và chồng đã bị Tịa án tun bố hủy, bởi vì quan hệ tài sản giữa
vợ và chồng chỉ tồn tại khi tồn tại quan hệ hơn nhân – quan hệ vợ chồng. Do
đó, câu hỏi đặt ra là liệu các thỏa thuận về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng
trong chế độ tài sản thỏa thuận giữa họ có phát sinh hiệu lực khi giải quyết
việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa họ? Hay việc này sẽ được giải quyết
theo quy định tại Điều 16 Luật HN&GĐ nêu trên?
→ Cần có quy định rõ ràng về vấn đề này, tránh việc suy luận không đồng nhất dẫn
đến sai lầm khi áp dụng pháp luật.

+ Chấm dứt chế độ tài sản thỏa thuận khi vợ, chồng chết:
Đối với chế độ tài sản theo thỏa thuận giữa vợ và chồng, các bên có thể thỏa
thuận về việc quản lý, phân chia tài sản cũng như các điều kiện phân chia tài sản khi
chấm dứt quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, riêng các thỏa thuận về phân chia di sản
thừa kế làm ảnh hưởng đến quyền thừa kế của những người thừa kế thì thỏa thuận

này khơng được phép. Đây cũng chính là giới hạn cho chế độ tài sản thỏa thuận giữa
vợ và chồng.
Vấn đề đặt ra là chỉ riêng các thỏa thuận về thừa kế là không được phép hay tất
cả các thỏa thuận làm ảnh hưởng đến quyền thừa kế của các chủ thể có liên quan khi
một trong hai bên vợ, chồng chết sẽ bị cấm? Để bảo vệ quyền thừa kế của những
người khác, quy định tại khoản 1 Điều 50 được xây dựng nhằm bảo vệ quyền lợi của
những người này. Theo Điều 50, vợ chồng có thể xây dựng chế độ tài sản của riêng
mình nhưng khơng được ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi của người thứ ba có
quyền thừa kế. Mặc dù thỏa thuận này khơng phải là di chúc nhưng rõ ràng nó có
thể tác động một cách tiêu cực đến quyền thừa kế của chủ thể được pháp luật bảo vệ.
+ Chấm dứt chế độ tài sản thỏa thuận khi vợ chồng ly hôn:
Ly hôn là trường hợp chấm dứt quan hệ hôn nhân không được lường trước bởi
khi vợ chồng xác lập quan hệ hơn nhân là trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên,
đây lại là trường hợp thường được dự kiến bởi các thỏa thuận về chế độ tài sản giữa
vợ và chồng, khi ly hôn sẽ chia tài sản như thế nào là vấn đề mà các bên thường

23


quan tâm khi xây dựng thỏa thuận về chế độ tài sản giữa vợ và chồng. Theo quy
định tại khoản 1 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 về giải quyết quan hệ tài sản giữa
vợ và chồng khi ly hôn thì:
“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ và chồng theo luật định thì việc giải
quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu
của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các
khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các Điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết
tài sản khi ly hơn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận khơng đầy
đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này
và tại các Điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết”.

Như vậy, quy định này đã thể hiện rất rõ ràng tinh thần tôn trọng các thỏa
thuận của vợ chồng trong chế độ tài sản thỏa thuận liên quan đến việc phân chia tài
sản khi ly hơn. Ngược lại, nếu vợ chồng có xây dựng chế độ tài sản thỏa thuận
nhưng trong nội dung thỏa thuận khơng nói gì về cách thức cũng như điều kiện phân
chia tài sản khi ly hơn thì Tịa án sẽ áp dụng cách phân chia theo chế độ tài sản luật
định để giải quyết.
Vấn đề cần lưu ý còn lại liên quan tới việc chấm dứt quan hệ tài sản giữa vợ
chồng khi ly hơn trong tình trạng có chế độ tài sản thỏa thuận là các thỏa thuận phân
chia tài sản cần phải tuân thủ các nguyên tắc được quy định tại Điều 29, 30, 31, 32
Luật HN&GĐ năm 2014 và đảm bảo không “vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp
dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và
thành viên khác của gia đình”, đặc biệt là quyền được cấp dưỡng sau khi ly hơn.
Điều đó cũng có nghĩa là, nếu có những thỏa thuận vi phạm các nguyên tắc này mà
vẫn chưa bị tun bố vơ hiệu thì sẽ xử lý giống như trường hợp “Nếu thỏa thuận
không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5
Điều 59 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết”.
Tóm lại, việc giải quyết quan hệ tài sản giữa vợ và chồng như thế nào khi
chấm dứt quan hệ hôn nhân là một trong những nội dung quan trọng mà các bên vợ
chồng thường quan tâm thỏa thuận khi xác lập chế độ tài sản thỏa thuận cho riêng

24


mình. Và trong số các trường hợp chấm dứt quan hệ tài sản thì chấm dứt quan hệ tài
sản do ly hơn có thể nói là trường hợp mà sự tự do trong thỏa thuận về phân chia tài
sản được cho phép nhiều nhất.
− Thực tiễn áp dụng:
+ Thỏa thuận và sửa đổi, bổ sung về chế độ tài sản của vợ chồng trước khi đăng kí
kết hơn:
• Trước thời điểm Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực, cũng có

khơng ít các cặp đơi muốn tiến tới hơn nhân nhưng vẫn cịn lo ngại về khối tài
sản bản thân đang nắm giữ có được bảo vệ. Thời gian này, tuy khơng phù hợp
với những gì Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 quy định nhưng vẫn có
nhiều cặp vợ chồng vận dụng bản chất của hợp đồng dân sự là tôn trọng sự
thỏa thuận của đôi bên mà lập ra các bản cam kết, qui ước, thỏa thuận, …
thậm chí là hợp đồng tiền hơn nhân, hợp đồng hơn nhân hay tự mình quản lí
tài sản riêng để tự do về tài sản.
 Bản án số 397/2012/DS-GĐT ngày 23/08/2012 của Tòa án nhân dân tối
cao thành phố Hà Nội: Chị Nguyễn Thị H và anh Trịnh Quốc T kết hôn
hợp pháp năm 1993. Trước khi kết hôn, Anh T được bố mẹ mua cho 1 gian
nhà cấp 4 diện tích 12m² tại số 2/1/226 Lê Duẩn, sau khi kết hôn căn nhà
mới được hợp thức hóa về giấy tờ; năm 2000 vợ chồng anh chị mua thêm 1
căn nhà cấp 4 liền kề có diện tích 12m², được Ủy ban nhân dân quận Đống
Đa cấp sổ đỏ đứng tên hai vợ chồng; năm 2007 vợ chồng anh chị dùng tiền
chung xây nhà 5 tầng trên diện tích 2 gian nhà nêu trên. Năm 2008, anh chị
ly thân và quản lý kinh tế riêng.
Quyết định của Tòa: Chia cho anh T 2/3 giá trị tài sản căn nhà nêu trên, chị
H được 1/3 giá trị. Ngoài ra vấn đề anh chị ly thân và quản lí kinh tế riêng,
trong bản án khơng được đề cập đến.
• Sau thời điểm Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực, việc thỏa
thuận về chế độ tài sản được vận dụng nhưng chiếm tỉ lệ rất thấp. Các thỏa
thuận thường được vợ chồng lập sẵn, thực hiện việc chứng thực tại Ủy ban
nhân dân nơi một trong hai người cư trú trước khi đăng kí kết hơn.
+ Thỏa thuận của vợ chồng về tài sản trong thời kì hơn nhân:

25


×