Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

TIỂU LUẬN NGHỆ THUẬT MÚA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.79 KB, 20 trang )

1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài………………………………………………......…
2.
Mục đích nghiên cứu………………………………………………….
3.
Vấn đề nghiên cứu. …………………………………………………
4.
Phương pháp nghiên cứu……………………………………………
5.
Cấu trúc tiểu luận……………………………………………………
NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT MÚA VIỆT NAM
1.Nghệ thuật múa là gì?....................................................................................
2.Cơng trình nghiên cứu khoa học……………………………………………..
3.Sách chuyên về nghệ thuật múa…………………………………………… .
4.Đề tài khoa học luận văn, luận án …………………………………………..
Chương 2: NGHỆ THUẬT MÚA THỂ HIỆN ĐỀ TÀI LỊCH SỬ DÂN TỘC
1.Quá trình lịch sử……………………………………………………

Page20

2.Hình thành và phát triển………………………………………………………
Chương III: CÁC HÌNH THÁI NGHỆ THUẬT MÚA
I. Hình thái múa dân gian……………………………………………….
1.1. Khái niệm…………………………………………………………….
1.2. Một số phương pháp phân loại múa dân gian………………………
1.3. Đặc điểm của hình thái múa dân gian……………………………….


II. Hình thái múa tín ngưỡng tơn giáo……………………………………
2.1. Khái niệm……………………………………………………………
2.2. Đặc điểm và các loại múa tín ngưỡng tơn giáo…………………………
III. Hình thái múa cung đình………………………………………………..
3.1. Vài nét về sự phát triển của múa cung đình………………………….
3.2. Các loại múa cung đình……………………………………………….
Chương IV: ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT MÚA…………………………..
I. Đặc trưng nghệ thuật múa…………………………………………………..
II. Đặc trưng ngôn ngữ múa…………………………………………………….
2.1. Khái niệm…………………………………………………………………..
2.2. Các thành phần cấu tạo ngôn ngữ múa…………………………………….
2.3. Phân loại ngôn ngữ múa…………………………………………………….
2.4. Đặc trưng ngôn ngữ múa……………………………………………………
Chương V: CÁC THỂ LOẠI MÚA……………………………………………
I. Các thể loại hình thức………………………………………………………….
II. Các thể loại nội dung…………………………………………………………
KẾT LUẬN……………………………………………………………………..


1

Page20

Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………………..


1

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.

Múa là một bộ môn nghệ thuật biểu diễn sử dụng ngơn ngữ hình thể để phản
ánh tình cảm, hiện tượng của cuộc sống. Nguồn gốc của nghệ thuật múa chính là
những hành động của con người trong đời sống, trong quá trình lao động cộng với sự
quan sát thiên nhiên. Từ đó, các động tác múa có những thay đổi, cải tiến, đi đến
khái quát nghệ thuật. Trong tiếng Việt, tùy tính chất của mà một loại hình được gọi
bằng các tên khác nhau như: nhảy, múa, khiêu vũ..., trong đó khiêu vũ thường hướng
đến dùng hoạt động cơ thể để diễn đạt theo âm nhạc nhằm chuyển tải những nội
dung, tình cảm, suy nghĩ và ý tưởng.
Đặc trưng của múa là động tác, đội hình đều cách điệu. Múa cũng thường đi đơi
với âm nhạc.
Múa phát triển trong đời sống xã hội cổ xưa đến thời đại cơng nghệ, hình thành
bẩy thể loại, mỗi thể loại ngôn ngữ biểu cảm riêng, cần nhận biết ba hình thức cơ
bản.
① - Nhảy múa sinh hoạt vũ hội đại chúng mang lại niềm vui, thoả mãn người nhảy
múa.
② - Nhảy múa chuyên nghiệp, trình diễn trên sân khấu là nghệ thuật tạo hình chuyển
động theo thời gian, vận động biến đổi biểu cảm trực tiếp nội tâm con người, thể
hiên đời sống xã hội, đáp ứng công chúng.
③ - Nhảy múa tâm linh là nghệ thuật nghi lễ, không để công chúng xem mà mang lại
chân ngã thượng thức.
Quá trình phát triển nhảy múa cấu thành các thể loại: múa dân gian, nhảy múa tạp
kỹ, kịch múa ba lê, nhảy múa thể thao, nhảy múa đại chúng có hàng chục loại biến
tướng khác nhau rock – rap, rock, hard rock, pop rock, rock heavy me tal, rock &
roll, rock dance… nhảy múa động vật, nhảy múa đồ vật. Những hình thức nhảy múa
mới ra đời là sự lớn mạnh nghệ thuật múa, đáp ứng mọi đối tượng khán giả mang
tính đại chúng.
3 LOẠI HÌNH NGƠN NGỮ ĐẶC TRƯNG CỦA MÚA
- Nghệ thuật tạo hình khơng gian động, ngôn ngữ ước lệ biểu cảm trực tiếp.
- Cấu trúc động tác trừu tượng tạo hình tượng, cảm xúc thẩm mỹ.
- Là loại hình nghệ thuật khơng thời gian, nghe nhìn tổng hợp.


Page20

2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu về nghệ thuật "Múa" là "một bộ môn nghệ thuật biểu diễn" sử
dụng ngơn ngữ hình thể để phản ánh tình cảm, hiện tượng của cuộc sống. Múa với
các động tác uyển chuyển, đơi khi dứt khốt, mạnh mẽ làm nên nhiều tác phẩm nghệ
thuật mang giá trị cao về tinh thần, là sự kết nối của nhiều con người. Nguồn gốc


1

của nghệ thuật múa chính là những hành động của con người trong đời sống, trong
quá trình lao động cộng với sự quan sát thiên nhiên.
3.Vấn đề nghiên cứu.
Nghệ thuật múa thể hiện đề tài lịch sử dân tộc.
Nghệ thuật múa Việt Nam theo dòng chảy thời Gian.
4.Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tài liệu
Phương pháp quan sát
Phương pháp phỏng vấn
5.Cấu trúc tiểu luận.
Tiểu luận gồm 5 chương:
Chương 1. Khái quát chung về nghệ thuật múa Việt Nam.
Chương 2. Nghệ thuật múa thể hiện đề tài lịch sử dân tộc
Chương 3. Các hình thái nghệ thuật múa
Chương 4. Đặc trưng nghệ thuật múa.
Chương 5. Các thể loại múa
Kết luận
Danh mục sách tham khảo


NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT MÚA VIỆT NAM
1.Nghệ thuật múa là gì?

Page20

Nghệ thuật múa là một trong những loại hình nghệ thuật sớm nhất của lồi
người, gắn bó với con người từ thời ngun thủy. Trải qua tiến trình hình thành, phát
triển văn hóa nghệ thuật của con người, múa hiện diện là một thành tố văn hóa qua
mọi thời kỳ. Trong tiến trình lịch sử ấy, nghệ thuật múa ln phát triển, ngày một
hồn thiện những chức năng, đặc trưng nghệ thuật, hàm chứa bản sắc văn hóa dân
tộc.
Nghệ thuật múa là biểu hiện trình độ, tri thức văn hóa, tư duy thẩm mĩ, sáng
tạo văn hóa, nghệ thuật của các tộc người Việt Nam. Nó tham gia vào nhiều sinh hoạt
văn hóa cộng đồng, như phong tục, tập quán, đời sống văn hóa tâm linh và lễ hội.


1

Văn hóa nói chung, nghệ thuật múa nói riêng là thực thể tồn tại trong đời sống xã
hội. Từ đó mang ý nghĩa văn hóa, xã hội và là đối tượng nghiên cứu khoa học của
khoa học xã hội nhân văn, văn hóa học, nghệ thuật học. Chính vì vậy, nghệ thuật
múa là đối tượng chính yếu của các cơng trình nghiên cứu khoa học nghệ thuật múa.
Nhận biết, thấu hiểu những giá trị, đặc trưng, vai trò của nghệ thuật múa trong
văn hóa, xã hội và tiến trình lịch sử hình thành phát triển một loại hình nghệ thuật có
đặc thù riêng biệt, kể từ thời xa xưa đến ngày nay, nghệ thuật múa đã là đối tượng
nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, văn hóa học, nghệ thuật học, trong đó có nghệ
thuật múa. Xuất phát từ tình yêu, trách nhiệm nghề nghiệp, các nhà khoa học, nghệ sĩ
múa đã tiến hành nhiều cơng trình khoa học với các cấp nghiên cứu khác nhau. Đó

cũng là q trình hình thành đội ngũ lý luận nghiên cứu nghệ thuật múa, tuy cịn
khiêm tốn, nhưng chính đội ngũ này đã gặt hái được những thành quả nhất định.
Chỉ tính từ thời điểm sau Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đến
nay, ngành nghệ thuật múa đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học, sách
chun khảo nghệ thuật múa và luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ về đề tài nghệ thuật
múa đã bảo vệ thành công. Nghệ thuật múa thực sự là đối tượng nghiên cứu khoa
học hấp dẫn, thu hút nhiều nghệ sĩ múa, nhiều nhà khoa học để tâm nghiên cứu. Theo
thống kê chưa đầy đủ, ngành nghệ thuật múa đã có những kết quả sau: 28 cơng trình
nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Thành phố, cấp Tỉnh, cấp ngành,
trong đó có các phần, chương, mục về nghệ thuật múa; 5 cơng trình độc lập chun về
nghệ thuật múa, thuộc cơng trình cấp Bộ, cấp thành phố Hà Nội; 57 cơng trình sách
nhiều loại, nhiều nội dung chun ngành về nghệ thuật múa; 60 đề tài luận văn
chuyên về nghệ thuật múa dân tộc, hiện đại đã bảo vệ thành công và nhận học vị thạc
sĩ, 5 đề tài luận án chuyên về nghệ thuật múa đã bảo vệ thành công và nhận học vị
tiến sĩ…
Từ kết quả trên, có thể kể đến những cơng trình, sách, đề tài, luận văn, luận án
có tính đại diện để minh chứng cho những kết quả nghiên cứu khoa học chuyên
ngành nghệ thuật múa Việt Nam.
2.Cơng trình nghiên cứu khoa học
Cơng trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành nghệ thuật còn khiêm tốn, phần
lớn là cơng trình cấp cơ sở. Cơng trình độc lập về nghệ thuật múa mới chỉ có 01 cơng
trình cấp thành phố Hà Nội, do Hội nghệ sĩ múa Hà Nội thực hiện và 04 cơng trình
cấp Bộ, do trường Cao đẳng Múa Việt Nam thực hiện. Những cơng trình đã được
nghiệm thu gồm những cơng trình sau:

Page20

- Kế thừa và phát triển nghệ thuật múa Thăng Long - Đơng Đơ - Hà Nội (Cơng trình
cấp thành phố Hà Nội), nghiệm thu năm 1999, đạt loại Xuất sắc, Chủ nhiệm cơng
trình: NSND Lê Ngọc Canh.

- Di sản múa người Việt và sự sáng tạo (Cơng trình cấp Bộ), nghiệm thu năm 2001,
đạt loại Khá, Chủ nhiệm cơng trình: CN Lê Bạch Hường.


1

- Tiêu chí tuyển chọn học sinh năng khiếu múa (Cơng trình cấp Bộ), nghiệm thu năm
2010, đạt loại B, Chủ nhiệm cơng trình: NGND Trần Quốc Cường.
- Đào tạo nghệ thuật biểu diễn múa trong đời sống hiện nay (Cơng trình cấp Bộ),
nghiệm thu năm 2011, đạt loại Khá, Chủ nhiệm cơng trình: NGND Vũ Dương Dũng.
- Nghệ thuật múa truyền thống Khmer Nam Bộ (Cơng trình cấp Bộ), nghiệm thu năm
2012, đạt loại Xuất sắc, Chủ nhiệm công trình: NSND Lê Ngọc Canh.
3.Sách chuyên về nghệ thuật múa
Theo thống kê chưa đầy đủ, ngành nghệ thuật múa đã xuất bản 57 đầu sách
chuyên về nghệ thuật múa với nhiều nội dung khác nhau. Trong số sách đã xuất bản,
phải kể đến 2 sách xuất bản sớm nhất của ngành múa Việt Nam là sách: “Nghệ thuật
múa dân tộc Việt” (1979), tác giả Lâm Tô Lộc; “Nghệ thuật múa Chăm” (1982), tác
giả Lê Ngọc Canh.
Bên cạnh đó có nhiều tác giả đã có sách xuất bản như: Đặng Hùng, Trần Phú,
Hoàng Túc, Trường Sơn (Thanh Đức), Phạm Thị Điền, Phùng Hồng Quỳ, Kiều Thị
Cậy, Đặng Chí Thơng, Tạ Duy Hiện, Ứng Duy Thịnh, Trịnh Xuân Định, Nguyễn
Ngân Quý, Phạm Hùng Thoan, Bùi Thu Hồng, Nguyễn Thị Hiển, Mai Hương, Lưu
Doanh Doanh, Dương Văn Học, Nguyễn Như Bình…
Những cơng trình sách về nghệ thuật múa đã xuất bản phản ánh nhiều nội dung,
nhiều định hướng khác nhau, rất phong phú, đa dạng, có tính lý luận khoa học.
Về mảng sách lý luận múa có những sách như:
- Sách Đại cương nghệ thuật múa (2002): Gồm những nội dung chính yếu là nguồn
gốc nghệ thuật múa, tiến trình hình thành nghệ thuật múa, các hình thái nghệ thuật
múa, đặc trưng nghệ thuật múa, thể loại nghệ thuật múa.
- Sách Tuyển tập những bài viết về nghệ thuật múa Việt Nam (2012, 2013): Nội

dung chính yếu là giới thiệu những vấn đề lý luận chung của ngành múa Việt Nam;
chọn tuyển từ những bài báo lý luận và tham luận tại hội thảo khoa học do Hội
nghệ sĩ múa Việt Nam tổ chức; tuyển tập những bài viết về nghệ thuật múa Việt
Nam đề cập tới các vấn đề lý luận phê bình nghệ thuật múa, sáng tác và tác phẩm
múa, đào tạo nghệ thuật múa, nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật múa…
- Sách Múa qua một cách nhìn (2014): Nội dung đề cập tới một số vấn đề lý luận phê
bình múa Việt Nam hiện nay. Sách đề cập đến thực trạng cơng tác lý luận phê bình
múa, những tiêu chí người viết lý luận phê bình múa, cơng việc đào tạo đội ngũ lý
luận phê bình múa, lý luận và thực tiễn.

Page20

Về mảng sách lịch sử múa có:
- Sách Lịch sử nghệ thuật múa Việt Nam (2008): Khái quát, phác thảo tiến trình hình
thành phát triển nghệ thuật múa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Sách gồm những
nội dung sau: Tổng quan nghệ thuật múa trong tiến trình lịch sử và văn hóa Việt


1

Nam, nghệ thuật múa thời Hùng Vương dựng nước, nghệ thuật múa thời Chămpa cổ
đại, nghệ thuật múa thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, nghệ thuật múa thời kỳ
xây dựng quốc gia phong kiến độc lập tự chủ và chống xâm lược, nghệ thuật múa
thời kỳ Pháp đô hộ và thời kỳ nhà Nguyễn, nghệ thuật múa thời kỳ Nhà nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa và cuộc trường kỳ chống Pháp xâm lược, nghệ thuật múa thời
kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước, nghệ
thuật múa thời kỳ chống Mỹ cứu nước và thống nhất đất nước, nghệ thuật múa thời
kỳ nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Sách Tìm hiểu nghệ thuật múa Việt Nam (2011): Sách gồm những nội dung chính
yếu sau: Múa Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám, múa thời kỳ chống Pháp

(1945-1954), múa thời bình (1954-1965), múa thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (19651975), múa sau ngày thống nhất đất nước (1975-1985), múa thời kỳ đổi mới (19862005), những vấn đề của sự phát triển nghệ thuật múa Việt Nam.
- Sách Nghệ thuật múa thế giới (2006): Sách phác thảo, khái quát tiến trình lịch sử
hình thành múa thế giới, nghệ thuật múa năm châu. Gồm những nội dung sau: Tổng
quan nghệ thuật múa trong nền văn minh thế giới (Tóm lược văn minh Ai Cập - văn
minh sơng Nil, văn minh Hy Lạp, La Mã, Tây Á, Ấn Độ, Trung Hoa, văn minh
người Maya, Aztéc - Trung Mỹ và văn minh Andes - Nam Mỹ). Nguồn gốc nghệ
thuật múa qua các tư liệu khảo cổ, điêu khắc, mỹ thuật, truyền thuyết, thần thoại, học
thuyết về nghệ thuật múa. Từ đó khảo cứu, giới thiệu múa châu Á, châu Âu, châu
Mỹ, châu Phi, châu Đại Dương.
Sách về sáng tác múa có:
- Sách Nghệ thuật biên đạo múa (2008): Cơng trình sách này đề cập đến nhiều vấn
đề lĩnh vực múa có tính lý luận và thực tiễn với nhiều tư liệu trong và ngồi nước, là
cơng trình tổng hợp về nghệ thuật biên đạo múa. Sách gồm những nội dung sau:
Những khái niệm về nghệ thuật biên đạo múa, xây dựng tác phẩm múa ngắn và phân
tích tác phẩm, nghệ thuật viết kịch bản múa, vai trò của âm nhạc trong tác phẩm
múa, xây dựng hình tượng múa và kết cấu múa, xây dựng tác phẩm kịch múa, những
cơ sở lý luận biên soạn sách nghệ thuật biên đạo múa.

Page20

- Sách Phương pháp sáng tác múa (2004): Đề cập đến nhiều vấn đề có liên quan tới
phương pháp sáng tác múa từ đơn giản đến phức tạp, từ lý luận đến thực tiễn sáng
tác của tác giả sách. Những nội dung đề cập trong sách là: Nguồn gốc nghệ thuật
múa, định nghĩa và đặc thù múa, phương pháp chọn đề tài, phương pháp xây dựng
kịch bản, kế hoạch án vũ, nội dung, hình thức, thể loại, phương pháp dàn dựng, thủ
pháp nghệ thuật, phương pháp thành lập cầu múa, phương pháp thành lập tuyến múa,
phương pháp thành lập đội hình múa, mối quan hệ các loại hình phục vụ cho tác
phẩm múa, ngơn ngữ múa, vai trị, tác dụng của múa.
- Sách Phương pháp kết cấu kịch bản múa (2001): Các tác phẩm múa cần thiết phải
có kịch bản múa, từ kịch bản, ý đồ, đề cương múa mới hình thành tác phẩm múa. Do



1

vậy, sách Phương pháp kết cấu kịch bản múa đã đề cập những nội dung chính yếu
sau: phương pháp tư duy nghệ thuật, xây dựng hình tượng nghệ thuật, đề tài và tình
tiết để kết cấu kịch bản múa, những phương pháp kết cấu và viết kịch bản múa, một
số kịch bản tham khảo.
Múa dân gian, dân tộc Việt Nam là một mảng đề tài lớn được nhiều nghệ sĩ múa
quan tâm, lựa chọn là đối tượng nghiên cứu, để từ đó xuất hiện nhiều sách nghệ thuật
múa về đề tài này. Và chính mảng đề tài về múa dân gian dân tộc Việt Nam chiếm số
lượng đáng kể. Có thể kể đến một số sách đại diện về múa dân gian dân tộc sau:
- Sách Nghệ thuật múa dân tộc Việt (1979): Múa dân tộc Việt đã có một số cơng trình
sách đã cơng bố, song đây là sách xuất bản sớm nhất viết về nghệ thuật múa và
tương đối đầy đủ các lĩnh vực. Sách đề cập những nội dung sau: Truyền thống múa
lâu đời của dân tộc Việt, múa dân gian, múa tơn giáo, múa cung đình, múa trong ca
kịch truyền thống, hình thức, thể loại, ngơn ngữ múa.
- Sách Nghệ thuật múa Hà Nội (2003): Nội dung cơng trình đề cập những vấn đề chủ
yếu q trình hình thành phát triển múa cổ Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Gồm
những phần: Khái quát xuất xứ và con người, văn hóa, mơi trường vùng Thăng Long
- Đông Đô - Hà Nội, là nền tảng môi trường nảy sinh sáng tạo múa của người Hà
Nội. Tiếp đến là các khảo cứu, trình bày di sản múa, tính chất, đặc điểm, các hình thái
múa dân gian, tín ngưỡng, tơn giáo và múa cung đình Hà Nội; và một phần về sự phát
triển múa cổ Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội trong thời đại mới.
- Sách Nghệ thuật múa Chơro, Mạ, Stiêng (2004): Sách đề cập tới nghệ thuật múa
của ba tộc người có nền nghệ thuật múa độc đáo trong vùng Trung Bộ, Tây Nguyên,
góp phần vào kho tàng múa dân tộc Việt Nam. Sách có những nội dung chính sau:
Khái qt văn hóa, tộc người và môi trường nảy sinh sáng tạo múa, khảo cứu, trình
bày nghệ thuật múa tộc người Chơro, Mạ, Stiêng, đồng thời quy nạp đặc điểm, giá trị
múa, âm nhạc phục vụ trong múa.


Page20

- Sách Múa tín ngưỡng dân gian Việt Nam (1998): Trong sinh hoạt văn hóa tín
ngưỡng dân gian đều có sự hiện diện của nghệ thuật múa, là một thành tố quan trọng
của văn hóa tín ngưỡng. Từ đó sách đã đề cập, khảo cứu tín ngưỡng của một số tộc
người ở Việt Nam. Phần đầu sách đề cập khái niệm múa, tín ngưỡng, múa tín
ngưỡng. Phần tiếp theo là trình bày chun đề về múa tín ngưỡng của một số tộc
người như: Múa tín ngướng người Việt, Tày, Thái, Dao, Mường, Chăm, Khmer,
Chơro. Những đặc trưng múa tín ngưỡng trên thể hiện nét đặc sắc, riêng biệt, mang
tính khái quát, đại diện cho vùng miền trong hệ thống các giá trị văn hóa múa tín
ngưỡng dân gian Việt Nam.
- Sách Di sản múa dân gian vùng Tây Bắc (1998): Cơng trình phác thảo diện mạo
nghệ thuật múa các tộc người thiểu số vùng Tây Bắc, vùng di sản múa đặc sắc của
nghệ thuật múa Việt Nam. Sách đề cập đến nhiều vấn đề liên quan tới nghệ thuật
múa các dân tộc trong vùng. Gồm những nội dung sau: Nguồn gốc nghệ thuật múa


1

các dân tộc vùng Tây Bắc, quá trình hình thành nghệ thuật múa vùng Tây Bắc,
những điệu múa dân gian có tính chun nghiệp, phong tục tập qn, lễ hội các dân
tộc có liên quan tới múa, giao lưu và phát triển nghệ thuật múa, tác phẩm múa dân
gian.
Từ thực tiễn múa dân gian dân tộc Việt Nam, một số tác giả đã có những định
hướng phát triển múa dân gian dân tộc trong nghiên cứu, đào tạo, sáng tác và biểu
diễn mang tính khoa học, chuyên nghiệp. Mảng sách về phát triển nghệ thuật múa
có:
- Con đường của múa dân gian đến sáng tạo múa chuyên nghiệp (2010):
Nội dung cơ bản của sách là xác định mối quan hệ múa dân gian với tác phẩm múa

chuyên nghiệp. Sách gồm những nội dung cụ thể sau: Tổng quan về múa dân gian và
múa chuyên nghiệp, khai thác múa dân gian trong một số tác phẩm múa chuyên
nghiệp, kế thừa, phát huy tài sản của múa dân gian trong xây dựng phẩm múa chuyên
nghiệp, tác phẩm múa về đề tài lực lượng vũ trang.
- Vấn đề kế thừa và phát triển múa dân gian Việt Nam (2007):
Kế thừa, phát triển nghệ thuật múa dân gian trong những lĩnh vực nghiên cứu lý luận,
sáng tác, đào tạo, biểu diễn là một quy luật, một định hướng phát triển của nghệ thuật
múa cách mạng Việt Nam. Sách đã đề cập những nội dung: Múa dân gian là di sản quý
giá của nghệ thuật múa Việt Nam, thực tiễn kế thừa và phát triển múa dân gian Việt
Nam, nâng cao chất lượng kế thừa và phát triển múa dân gian trên các lĩnh vực hoạt
động để xây dựng nền nghệ thuật múa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Xòe Thái một giai đoạn phát triển độc đáo (2007):
Múa xòe Thái là một hệ thống những điệu múa đặc trưng của người Thái tồn tại, phát
triển trong tiến trình lịch sử văn hóa tộc người, là di sản múa quý giá của Việt Nam.
Sách trình bày khá đầy đủ những bước phát triển từ múa xòe tập thể dân gian đến các
điệu xòe được biểu diễn trên sân khấu và những bước cải biên, nâng cao xịe Thái.
Từ đó sách đề cập những biến đổi của xòe Thái qua các thời kỳ. Sách gồm những nội
dung sau: Người Thái ở Việt Nam, các đội xòe, một số điệu xòe dân gian Thái Tây
Bắc.
4.Đề tài khoa học luận văn, luận án
Những luận văn, luận án đề tài về nghệ thuật múa dân gian, dân tộc, hiện đại
gồm một số luận văn, luận án dẫn chứng sau:

Page20

- Múa dân trong tác phẩm múa chuyên nghiệp Việt Nam (2006), Luận án Tiến sĩ của
Ứng Duy Thịnh.
- Múa dân gian người Việt vùng châu thổ sông Hồng truyền thống và hiện
đại (2009), Luận án Tiến sĩ của Phạm Anh Phương.



1

- Tìm hiểu một số hình tượng múa trên trống đồng Đông Sơn (2010), Luận văn thạc
sĩ của Phạm Thị Minh Khánh.
- Vai trò của múa dân gian Thái trong hệ thống đào tạo múa ở Việt Nam
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thúy Nga.

(2005),

- Múa hiện đại Việt Nam và phương pháp phát triển (2007), Luận văn thạc sĩ của
Trần Văn Hải.
- Kế thừa và phát triển múa tuồng trong tác phẩm múa đương đại Việt Nam (2007),
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Tuyết Minh.
- Bảo tồn và phát triển xòe Thái Tây Bắc (2010), Luận văn thạc sĩ của Lê Minh Thu.
- Khảo cứu tiếp nhận múa cổ điển châu Âu trong tác phẩm múa hiện đại Việt
Nam (2010), Luận văn thạc sĩ của Lê Hải Minh.
- Múa tính cách trong chèo (2010), Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thúy Hường.
- Múa tộc người Ba Na truyền thống và phát triển (2011), Luận văn thạc sĩ của Măng
Linh Nga.
- Múa trong nghi lễ phật giáo (2012), Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hồng Hải.
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã để lại cho thế hệ sau một di sản nghệ thuật
múa vô giá, không những đối với các thế hệ nghệ sĩ múa, mà còn đối với các nhà
nghiên cứu, lý luận, phê bình, nhà khoa học… Vì vậy, những năm gần đây, các nghệ
sĩ múa đã nghiên cứu được nhiều cơng trình khoa học đạt kết quả tốt đẹp. Song điều
đó vẫn là chưa đủ, mà cần thiết phải có một chủ trương, định hướng cơ bản, có tính hệ
thống để phát triển bền vững. Đã đến lúc, ngành nghệ thuật múa “cấp bách” cần có sự
lãnh đạo, chỉ đạo của các ngành, các cơ quan quản lý Nhà nước, Hội chuyên ngành
có chủ trương, định hướng, kế hoạch bảo tồn, phát triển một loại hình nghệ thuật
mang tính đặc thù, bỏi những nghệ nhân, chủ nhân của di sản q giá khơng có

nhiều, dần dần đi về cõi vĩnh hằng. Những “trưởng lão” đầy tâm huyết, đau đáu vì sự
nghiệp nghiên cứu khoa học nghệ thuật múa, đa phần ở tuổi xưa nay hiếm, thế hệ kế
tiếp còn là một khoảng cách khá xa.
Di sản nghệ thuật múa quý giá ấy, và là đối tượng nghiên cứu khoa học ấy đang
chờ đợi và đang chờ đợi! Nếu khơng muốn nói là SOS, là sự báo động, là trách
nhiệm với thế hệ mai sau.
Chương 2: NGHỆ THUẬT MÚA THỂ HIỆN ĐỀ TÀI LỊCH SỬ DÂN TỘC

Page20

1.Quá trình lịch sử.
Giáo dục lịch sử dân tộc có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc hun đúc
lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc của mọi thế hệ người Việt Nam. Có nhiều
hình thức giáo dục lịch sử, trong đó văn học - nghệ thuật là hình thức dễ cảm nhận,


1

dễ đi vào lòng người, để lại những ấn tượng sâu sắc. Ðề tài lịch sử đã có vị trí đặc
biệt đối với nghệ thuật múa Việt Nam từ hàng chục năm qua.

Page20

Một cảnh trong vở múa Ngọn lửa Hà thành của Thái Phiên và Công Nhạc.
Dân tộc ta trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đã có bao nhiêu sự kiện
lịch sử oai hùng, vẻ vang, có bao nhiêu anh hùng dân tộc được ghi danh trong sử
sách. Ðó là nguồn đề tài vơ tận cho văn học - nghệ thuật. Song đây là đề tài rất khó
thể hiện vì văn học - nghệ thuật khơng chỉ dừng ở chỗ mô phỏng, minh họa hiện
thực lịch sử, nó cần đến sự sáng tạo của nghệ sĩ để tái tạo nên những hình tượng,
nhân vật điển hình. Ðối với nghệ thuật múa cũng có những khó khăn riêng khi phải

thể hiện bằng ngôn ngữ đặc thù, ngôn ngữ cơ thể thơng qua động tác, hình thể của
nghệ sĩ. Các nghệ sĩ trước hết phải am hiểu sâu sắc lịch sử của mảng đề tài lựa
chọn, ở cả ba khâu: Hoàn cảnh lịch sử, sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử. Từ đó
mới sáng tạo, hư cấu bảo đảm tính chân thật lịch sử rồi tìm cách thể hiện bằng ngơn
ngữ múa. Q trình đó rất công phu, không dễ dàng chút nào. Mặc dù gặp rất nhiều
khó khăn nhưng ngành múa đã cho ra đời nhiều tác phẩm múa về đề tài lịch sử.
Trước hết phải kể đến Ngọn lửa Nghệ Tĩnh của tập thể các nghệ sĩ Quân đội ra đời
năm 1960 đã khái quát sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử của phong trào Xô viết
Nghệ-Tĩnh, thời kỳ năm 1930-1931 do Ðảng lãnh đạo. Tác phẩm đã được Giải
thưởng Hồ Chí Minh. Sau đó là hàng loạt các tác phẩm múa đề tài lịch sử ra đời:
Rừng thương nỗi nhớ của Trần Minh; Bà mẹ miền Nam của Thái Ly; Chị Sứ của
Xuân Ðịnh; Nhớ về Ðồng Lộc của Nguyễn Thị Hiển; Một thời và mãi mãi của Lê
Huân, Bá Thái, Hồng Hà; Con đường trái tim của Ứng Duy Thịnh; Hà Nội - Ðiện
Biên Phủ trên không của Kiều Lê và Hồng Phong; Ngọn lửa Hà thành của Thái
Phiên và Công Nhạc... Cịn rất nhiều tác phẩm múa khác thành cơng về đề tài này.
Sự thành công của các tác phẩm múa đề tài lịch sử chứng minh đội ngũ nghệ sĩ múa
có đầy đủ khả năng biên đạo, thể hiện đề tài này. NSND Ứng Duy Thịnh nhận xét:
"Ðề tài lịch sử xét từ góc độ nghệ thuật biên đạo là một đề tài khó". Nhưng thực tiễn
cho thấy, chúng ta đã có những thế hệ tác giả biên đạo sáng tác và thành công ở
mảng đề tài này. Ðây là nền tảng cho những sáng tạo mới, chúng ta cũng kỳ vọng
trong những bước đi tiếp theo của ngành múa Việt Nam". Còn NSND Chu Thúy


1

Quỳnh nói lên tình cảm của các nghệ sĩ múa đối với đề tài này: "Sáng tác múa về đề
tài lịch sử bắt nguồn từ cảm hứng chân thực. Từ những chiến công nhân vật lịch sử
đã cống hiến cuộc đời cho non sơng đất nước, biên đạo múa tìm cách thể hiện nhân
vật anh hùng ấy trước hết bởi tình yêu, sự ngưỡng mộ lịch sử, rồi tư duy theo đặc
thù nghệ thuật múa của mình dựng nên những chân dung sáng ngời của các nhân

vật lịch sử nhằm hướng tới việc giáo dục thẩm mỹ, nhận thức tinh thần cách mạng
cho mọi người hơm nay và mai sau".
2.Hình thành và phát triển.

Page20

Ðể nghệ thuật múa có thêm nhiều tác phẩm thành công về đề tài lịch sử,
trước hết cần có sự đầu tư tương xứng và trọng điểm. Việc trọng dụng nhân tài rất
cần thiết. Ngành múa có đội ngũ biên đạo giàu kinh nghiệm, lực lượng diễn viên có
tay nghề cao trong đó có những diễn viên trình độ kỹ thuật tầm cỡ quốc tế, vậy mà
dường như chưa có "đất dụng võ" bởi vì thiếu kinh phí xây dựng tác phẩm mới.
Dựng một tác phẩm múa khá tốn kém, ngồi việc đầu tư cho cơng tác biên đạo cịn
cần sự tổng hợp của các bộ mơn khác như âm nhạc, mỹ thuật, nhất là khi dựng vở
đề tài lịch sử đòi hỏi sử dụng kỹ thuật hiện đại về âm thanh, ánh sáng và hình ảnh.
Trong điều kiện kinh phí cịn hạn hẹp cần tập trung trong đầu tư cho những kịch bản
múa tốt mang tính thơ và tính khái quát cao đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của người
xem hôm nay, tập trung đầu tư cho nghệ sĩ tài năng, có nhiều người cho rằng để có
tác phẩm múa hay, có sức lơi cuốn đều trông chờ vào sự tỏa sáng của các nghệ sĩ tài
năng. Bên cạnh dàn dựng tiết mục mới cũng cần đầu tư phục dựng những tác phẩm
múa về đề tài lịch sử đã thành cơng và có giá trị để quảng bá rộng rãi trong công
chúng.
Công tác nghiên cứu lý luận có vai trị quan trọng trong việc xây dựng các tác phẩm
múa đề tài lịch sử. Ðề tài chỉ là tiền đề, gợi ý cho biên đạo xây dựng tác phẩm múa
phải được hư cấu, ước lệ và cách điệu cao nhưng phải bảo đảm tính chân thật lịch sử:
Ðã có những quan niệm khác nhau về tính chân thực lịch sử trong văn học - nghệ
thuật. Nếu quan niệm phải thật đúng với những gì các sử gia ghi chép sẽ dẫn đến sự
đánh giá máy móc, khắt khe hạn chế sự sáng tạo, nếu nhấn mạnh yếu tố hư cấu mà
không am hiểu lịch sử cũng dẫn đến sai sự thật lịch sử. Trong khi đó có những sự kiện
lịch sử, những nhân vật lịch sử vẫn cịn những ý kiến khác nhau thậm chí trái ngược
nhau khi đánh giá bản chất rất cần đến kết quả nghiên cứu của các nhà sử học, khoa

học xã hội nhân văn và nghệ sĩ. Công tác nghiên cứu lý luận khơng chỉ giúp cho sáng
tạo cịn giúp cho việc đánh giá và chọn lọc tác phẩm, xác định trọng điểm đầu tư.
NSND Ðặng Hùng
Chương III: CÁC HÌNH THÁI NGHỆ THUẬT MÚA
I. Hình thái múa dân gian
1.1. Khái niệm


Page20

1

- Gs,Ts Lâm Tô Lộc: Múa dân gian là một hình thái múa dân tộc do nhân dân, chủ yếu
là nơng dân sáng tạo theo phương thức: đầu tiên có một người khởi thảo, sau đó
những người khác qua nhiều thế hệ kế tục cơng việc hồn chỉnh điệu múa ấy, bởi vậy
nó chưa có một cấu trúc nghệ thuật ổn định ngay từ đầu mà được lưu truyền qua nhiều
thế hệ để tiếp tục sự sáng tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa của một cộng đồng.
1.2. Một số phương pháp phân loại múa dân gian
- Múa sinh hoạt dân gian
- Múa biểu diễn dân gian
(Múa biểu diễn dân gian là Múa sinh hoạt dân gian được nâng cao lên, mang tính bán
chun nghiệp)
1.3. Đặc điểm của hình thái múa dân gian
- Tên của điệu múa dân gian:
+ Thường gắn với tên của địa phương, của đạo cụ, của tộc người
+ Khuyết danh
- Chủ thể sáng tạo: người dân lao động
- Khách thể sáng tạo: người dân lao động
→ Các điệu múa mang màu sắc cuộc sống sinh hoạt; thể hiện tâm tư, tình cảm của
nhân dân; khơng đặt ra nhiều chuẩn mực.

- Múa dân gian mang tính đơn giản trong:
+ Trang phục: phong phú, không quy định chặt chẽ
+ Đạo cụ: gắn với đời sống nhân dân (tre, trúc)
+ Âm nhạc: thường là nhạc cụ truyền thống của dân tộc đó
+ Hình thức: thường là múa tập thể với những động tác đơn giản, kết cấu ngắn, nhịp
chẵn 2/4, động tác múa ngắn gọn
→ Đội hình mang tính đồng đều, tơn lên vẻ đẹp của động tác-đội hình hang ngang và
vịng trịn - rất cơ động
→ Múa thường kết hợp với hát, mang tính dị bản.
II. Hình thái múa tín ngưỡng tơn giáo
2.1. Khái niệm
- Múa tín ngưỡng tơn giáo là một hình thái múa dân tộc phục vụ cho tôn giáo dưới
dạng những lễ thức hoặc mang nội dung tôn giáo do những người làm nghề tôn giáo
hoặc giáo dân biểu diễn
2.2. Đặc điểm và các loại múa tín ngưỡng tơn giáo
- Sự chế định của kỉ luật, kỉ cương
+ Trang phục: khắt khe
+ Động tác: được luyện tập, quy định khắt khe
+ Âm nhạc:
+ Đạo cụ:
Nhưng cũng rất cởi mở cho con người (có lúc múa tự do, thăng hoa…)
- Thường là múa cá nhân (múa đơn) đòi hỏi động tác phức tạp hơn, mang nét huyền bí
- Chia làm hai đoạn:
+ Múa của thần thánh: là múa của người mà thần thánh nhập vào họ


Page20

1


+ Múa trước thần thánh: là múa của người trước thần thánh
Ví dụ 1: “Múa hầu đồng”
- Chỗ dựa tinh thần
- Củng cố lịng u nước
- Là mơi trường giá trị văn hóa dân gian
→ tích cực
- Khi con người bị rang buộc quá vào niềm tin, ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống
→ mê tín dị đoan
Ví dụ 2: “Múa mo trong tang lễ của người Mường”
- Tùy theo địa vị xã hội (lang hoặc dân) đám tang sẽ kéo dài từ 3-12 ngày đêm
- Nhân vật quan trọng trong tang lễ là ông Mo(một thầy cúng)nhằm bảo vệ linh hồn
người chết, đưa người chết từ cõi sống về cõi chết
- Gồm các màn múa:
+ Múa dâng lễ: thầy Mo cầm quạt, rung chuông để mời thánh sư và hồn tổ tiên về
chứng giám lễ đưa hồn người chết về cõi chết. Động tác múa của thầy Mo: 2 tay dâng
lễ, đưa lên hạ xuống, chân bước nhún vừa tiến vừa lùi theo nhịp cồng chiêng. Vừa
múa thầy Mo vừa niệm thần chú để đuổi ma dữ quấy nhiễu hồn người chết.
+ Múa mặt nạ: (do 1 người nam giới đeo mặt nạ hình người hoặc hình thú vật). Các
động tác múa tự do, ngẫu hứng, bước tiến bước lùi, lúc quỳ lúc đứng, ngả người chạy
quanh quan tài, miệng hú đệm theo tiếng cồng chiêng và lời hát Mo.
+ Múa cờ: (đoàn người múa từ 60-70 người, chỉ diễn ra trong đám tang của tầng lớp
lang, tầng lớp quý tộc). Những người này 2 tay cầm cờ, lúc đi lúc chạy, tung phất cờ
sang 2 bên phải trái, lên trên xuống dưới theo nhịp chiêng trống. Điệu múa này biểu
tượng cho đồn qn lính bảo vệ linh hồn người chết khỏi sự quấy rối của tà ma.
+ Múa quạt ma: (điệu múa đặc sắc nhất trong tang lễ của người Mường). Những
người múa là những nàng dâu trong gia đình, thể hiện tấm lịng hiếu thảo của nàng
dâu với bố mẹ. Các nàng dâu cầm quạt, xếp hàng theo thứ tự thứ bậc từ dâu trưởng
đến dâu út, làm động tác quạt dâng lên hạ xuống, uốn lượn như hình sóng triền miên
khơng dứt, biểu tượng cho tình cảm của người sống, của các nàng dâu đối với gia
đình chồng.

+ Múa phá ngục: giải thốt cho linh hồn người chết.
III. Hình thái múa cung đình
3.1. Vài nét về sự phát triển của múa cung đình
- Đối tượng múa chuyên nghiệp, là những nghệ nhân múa giỏi trong dân gian → là sự
phát triển vượt bậc, các điệu múa có sự tập luyện cơng phu với nhiều động tác phức
tạp
- Có sự đầu tư thỏa đáng về vật chất và tinh thần → tạo ra không gian sáng tạo
- Mang trong mình nét đặc trưng, nét tinh hoa của múa dân gian các dân tộc
- Sự quy định, chế định chặt chẽ về (địa điểm, thời gian, trang phục)
3.2. Các loại múa cung đình.
Chương III: ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT MÚA
I. Đặc trưng nghệ thuật múa


Page20

1

- Theo nghệ sỹ nhân dân Lê Ngọc Canh:
+ Cách điệu: thêm bớt
+ Tượng trưng: thay thế
+ Khái quát: cái chung
+ Tạo hình: tư thế đặc trưng (có thể do 1 người hoặc nhiều người tạo nên; thường
được tạo thành từ đầu hoặc kết thúc 1 tác phẩm; đặc tính cơ bản: cô đọng nội dung)
- Theo nghệ sỹ nhân dân Đặng Hùng:
+ Phương tiện biểu hiện đặc thù
+ Quy tắc kết cấu
+ Tình cảm, sự say mê và cảm xúc
II. Đặc trưng ngôn ngữ múa
2.1. Khái niệm

2.2. Các thành phần cấu tạo ngôn ngữ múa
- Động tác:
+ Là thành phần cấu tạo nhỏ nhất của nghệ thuật múa, không có động tác thì khơng có
nghệ thuật múa
+ Có 2 loại:
. Động tác chính: do người biên đạo sáng tạo ra nhằm phục vụ cho tác phẩm của
mình. Trong 1 tác phẩm múa chỉ có 1 vài động tác chính, được lặp đi lặp lại nhiều lần
khiến người xem có thể nhớ được toàn bộ hoặc 1 phần động tác chính.
. Động tác phụ: có vai trị bổ sung, làm rõ nghĩa cho động tác chính. Là yếu tố để
phân biệt múa của dân tộc này với múa của dân tộc khác bởi trong mỗi động tác đều
ẩn chứa những đặc trưng về văn hóa, xã hội, tự nhiên của mỗi cộng đồng
- Đội hình:
+ Giúp tăng thêm vẻ đẹp của động tác
+ Biểu đạt nội dung nào đó
+ Các kiểu đội hình:
. Hàng ngang: thường xuất hiện khi có yêu cầu để biểu dương, đề cao sức mạnh.
. Chéo: biểu hiện có tính chất sắc bén, đặc biệt dùng trong múa chiến đấu, diễn tả sức
tiến công sắc nhọn, mạnh mẽ gây ấn tượng ở đội hình dài và đơng.
. Vịng trịn: sử dụng trong nội dung lien hoa, giao hạo.
. Mũi tên: biểu hiện khí thế, diễn tả sự nhất trí cao, đồng lịng đi tới.
. Chữ V: biểu hiện trong khơng khí nghênh tiếp, nhận mệnh lệnh.
. Vịng cung: biểu đạt sự phơ diễn, đề cao đặc trưng khi cần thiết.
. Bán nguyệt: sử dụng với yêu cầu trình bày, bày tỏ 1 sự kiện, 1 vấn đề được giãi bày.
. Hàng dọc: biểu hiện khí thế gây ấn tượng ở độ dầy, tầng tầng, lớp lớp tạo khơng khí
hung hồn.
. Dọc đơi: biểu hiện sự đón chào, mừng đón tâm tình …
- Tạo hình:
+ Cơ đọng nội dung
+ Thường diễn ra (dừng) trong một khoảng thời gian nhất định
+ Gồm: tạo hình tĩnh và tạo hình động



Page20

1

+ Thường xuất hiện ở đầu, cuối và giữa tác phẩm
+ Được phát triển ở 3 khía cạnh (căn cứ vào không gian của sân khấu)
. Tầng: cao thấp
. Tầm: xa gần
. Diện: rộng hẹp
- Kịch câm:
+ Sử dụng kịch câm nhằm bổ sung cho nghệ thuật múa ->kịch câm phải chuyển biến
để phù hợp với nghệ thuật múa (âm nhạc gắn liền với động tác)
+ Luật động:
. Là những chuyển động của cơ thể người diễn viên.
. Gồm 2 loại:
.. Luật động theo quy luật tự nhiên
.. Luật động trái quy luật tự nhiên: thường là sự sáng tạo của nhà biên đạo, giúp tác
phẩm hấp dẫn khán giả.
2.3. Phân loại ngôn ngữ múa
- Ngôn ngữ múa sinh hoạt: là động tác mô phỏng lại sinh hoạt của con người trong lao
động, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận dễ múa, nội dung phong phú.
- Ngôn ngữ múa biểu hiện: là động tác sáng tạo nhằm thể hiện sắc thái tình cảm của
con người; là sự sáng tạo của biên đạo múa; mang tính đa nghĩa (mỗi người hiểu theo
1 hướng khác nhau)(theo quan điểm của nghệ sỹ Lê Ngọc Canh).
2.4. Đặc trưng ngôn ngữ múa
- Động tác chuyển động
- Đội hình chuyển động
- Tiết tấu chuyển động

- Tạo hình trong ngơn ngữ múa
CHƯƠNG IV: CÁC THỂ LOẠI MÚA
I. Các thể loại hình thức
1.1. Múa 1 người (solo)
- Tập trung mọi thủ pháp nghệ thuật
+ Khả năng biểu diễn các kỹ thuật, kĩ xảo
+ Khả năng biểu hiện cảm xúc
+ Sự phù hợp về ngoại hình
1.2. Múa 2 người (duo)
- Đòi hỏi khả năng biểu diễn các kĩ thuật, kĩ xảo
- Khả năng biểu lộ cảm xúc
- Phù hợp về ngoại hình
- Phải có kĩ thuật bê đỡ (sự phối hợp nhịp nhàng, tạo sự cân bằng, sử dụng lực hợp lý)
- Múa bè: trên cùng 1 đoạn nhạc, người này múa động tác này, người kia múa động
tác khác
- Múa đối đáp: thường dùng trong nội dung mang tính lãng mạn trong tình u, 1
người múa 1 người đứng yên và ngược lại
1.3. Múa 3 người (trio)


Page20

1

- Khả nămg kĩ thuật.
- Khả năng biểu hiện.
- Thường dùng để khắc học những tính cách trái ngược nhau (Ví dụ: đánh ghen…).
- Đội hình có lúc tách ra để giành không gian cho người diễn viên bộc lộ tính cách,
tình cảm.
1.4. Múa 4 người (quatuto)

- Thường là múa đồng điệu, đồng đều với nhau nhưng cũng có lúc sử dụng múa bè.
1.5. Múa tập thể
- Là hình thức múa phổ biến, hay được sử dụng trong hình thái múa dân gian.
- Động tác đơn giản, chủ yếu sử dụng yếu tố đồng đều của đội hình.
1.6. Tổ khúc múa (suité)
- Là thể loại múa được kết cấu theo nhiều chương, mỗi chương có 1 chủ đề riêng
nhưng đều phục vụ cho 1 chủ đề chính, có thể tách rời từng chương (ví dụ: tổ khúc
múa 4 mùa).
1.7. Thơ múa
- Kết cấu theo từng chương, mỗi chương có chủ đề riêng.
- Có nhân vật trung tâm(nhân vật chính, nhân vật dẫn truyện).
- Có kết cấu, xung đột, kịch tính, giải quyết mâu thuẫn.
- Khơng có nhân vật phản diện trong thơ múa (dùng trong các tác phẩm mang tính ca
ngợi).
(Ví dụ: thơ múa Tơ Vĩnh Diện, Lê Văn Tám…).
- Nếu khơng có nhân vật trung tâm thì thơ múa trở thành múa tập thể.
- Nhân vật trung tâm trong thơ múa thường đại diện cho 1 giới, 1 lớp người, 1 hình
tượng nào đó.
1.8. Kịch múa (Vũ kịch)
- Có kết cấu chương hồi như 1 vở kịch (có xung đột, mâu thuẫn, giải quyết mâu
thuẫn…).
- Thường chia lại 2 loại:
+ Vũ kịch lớn: có thời gian từ 45-120 phút hoặc có thể dài hơn.
+ Vũ kịch nhỏ: có thời gian từ 15-45 phút.
II. Các thể loại nội dung
2.1. Thể loại thơ lãng mạn
2.2. Thể loại bi kịch
2.3. Thể loại trữ tình
2.4. Thể loại hài kịch
2.5. Thể loại anh hùng ca

KẾT LUẬN
Nghệ thuật múa là biểu hiện trình độ, tri thức văn hóa, tư duy thẩm mĩ, sáng tạo văn
hóa, nghệ thuật của các tộc người Việt Nam. Nó tham gia vào nhiều sinh hoạt văn hóa
cộng đồng, như phong tục, tập quán, đời sống văn hóa tâm linh và lễ hội.


1

Múa là yếu tố thứ nhất của hình tượng , giống như màu sắc đối với hội hoạ, âm thanh
đối với âm nhạc, hình khối đối với kiến trúc.

Page20

Múa thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, là một thành tố, là nhu cầu của xã hội và có
vai trị quan trọng trong nhiều lĩnh vực sinh hoạt văn hóa cộng đồng các tộc người
Việt Nam. Nghệ thuật múa được nảy sinh từ mơi trường sinh thái, nhu cầu văn hóa, xã
hội và tư duy thẩm mỹ; được nuôi dưỡng bằng tâm hồn, tình cảm, trí tuệ và sức mạnh
tinh thần của các tộc người Việt Nam, nên có sức sống trường tồn qua nhiều thế hệ,
nhiều thời đại.
Vai trò của nghệ thuật múa các tộc người được thể hiện trong các lĩnh vực: lễ hội, lao
động, tục cưới, tục tang và trong văn hóa tâm linh. Các tộc ít người có nhiều loại hình
sinh hoạt văn hóa cộng đồng theo vùng, miền khác nhau, song, phổ biến là các nghi
thức, lễ hội, tín ngưỡng, tết, giao duyên, đồng dao, cưới xin, tang ma, giao lưu văn
hóa. Trong các sinh hoạt văn hóa ấy, nghệ thuật múa là một thành tố khơng thể thiếu.
Nói cách khác, nghệ thuật múa tham gia vào mọi lĩnh vực đời sống tinh thần của toàn
cộng đồng. Nó tồn tại như một thực thể khách quan theo nhu cầu của xã hội, của đời
sống tinh thần nhân dân. Nghệ thuật múa gắn bó với vịng đời ví như khơng khí, dịng
sữa tinh thần ni dưỡng con người.
Nghệ thuật múa các tộc ít người có thể quy nạp thành 8 ý nghĩa: chủ thể, cội nguồn,
hội tụ, bản sắc, liên kết, bình đẳng, giao lưu, giải trí.

Các tộc ít người đều có nhiều loại lễ hội đặc sắc, mang dấu ấn văn hóa bản địa và văn
hóa đặc trưng tộc người. Lễ hội mang tính cộng đồng cao, nó hàm chứa đầy đủ ý
nghĩa văn hóa, xã hội, thẩm mỹ. Đặc biệt, vai trò ý nghĩa của các loại hình ca múa,
nhạc, diễn xướng là rất quan trọng; chúng hiện diện trong hầu hết lễ hội. Có thể kể
đến một số lễ hội đặc trưng mà ở đó nghệ thuật múa hiện diện như một loại hình
khơng thể thiếu vắng. Khơng những thế, trong lễ hội cịn xuất hiện nhiều điệu múa
dân gian và nó chiếm một tỉ lệ đáng kể.
Lễ hội các tộc ít người là loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng lớn nhất, quan trọng
và quy mô nhất trong năm. Đặc biệt, lễ hội là nơi quy tụ đầy đủ nhất các thành tố của
nghệ thuật biểu diễn như âm nhạc, ca hát, nhảy múa, diễn xướng, là nơi thi tài sáng
tạo nghệ thuật. Có lễ hội là có nghệ thuật biểu diễn ca, múa, nhạc, với sự gắn bó hữu
cơ trong một chỉnh thể nguyên hợp mang tính thống nhất. Ở lễ hội các tộc người thiểu
số thì nghệ thuật múa là trung tâm, điểm sáng trình diễn nghệ thuật. Xin lược qua một
số lễ hội có vai trị và mức độ đậm đặc của nghệ thuật múa: xen mương (Thái) có xịe
vịng, xịe nhạc, đàn tính, cồng chiêng, trống, xịe nón; sắc bùa (Mường) có múa sắc
bùa, hịa tấu cồng chiêng; sải sáng (Mơng) có múa khèn, trống, hát; lồng tồng (Tày)
có múa xịe chiêng, trống chiêng, hát lượn, si, múa sư tử; đâm trâu (Tây Nguyên) có
soong (soan), múa trống, múa khiên; ók om bók (Khơme) có múa trống xayam, múa
bơi thuyền, múa rồng, múa lân, hát agay; yang va (Chơ ro) có múa cây bơng, đàn ta
lók, trống, cồng chiêng; rifia prơng (Chà Và - Chăm) có múa chàm rông, vải thài,
nhảy lửa, trống ghi năng, trống baranưng, kèn saranai.


1

Nghệ thuật múa, nghệ thuật biểu diễn là những thành tố đặc biệt quan trọng, nhiều khi
trở thành linh hồn của lễ hội.

Danh mục tài liệu tham khảo.
- Múa dân trong tác phẩm múa chuyên nghiệp Việt Nam (2006), Luận án Tiến sĩ của

Ứng Duy Thịnh.
- Múa dân gian người Việt vùng châu thổ sông Hồng truyền thống và hiện
đại (2009), Luận án Tiến sĩ của Phạm Anh Phương.
- Tìm hiểu một số hình tượng múa trên trống đồng Đơng Sơn (2010), Luận văn thạc
sĩ của Phạm Thị Minh Khánh.
- Vai trò của múa dân gian Thái trong hệ thống đào tạo múa ở Việt Nam
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thúy Nga.

(2005),

- Múa hiện đại Việt Nam và phương pháp phát triển (2007), Luận văn thạc sĩ của
Trần Văn Hải.
- Kế thừa và phát triển múa tuồng trong tác phẩm múa đương đại Việt Nam (2007),
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Tuyết Minh.
- Bảo tồn và phát triển xòe Thái Tây Bắc (2010), Luận văn thạc sĩ của Lê Minh Thu.
- Khảo cứu tiếp nhận múa cổ điển châu Âu trong tác phẩm múa hiện đại Việt
Nam (2010), Luận văn thạc sĩ của Lê Hải Minh.
- Múa tính cách trong chèo (2010), Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thúy Hường.
- Múa tộc người Ba Na truyền thống và phát triển (2011), Luận văn thạc sĩ của Măng
Linh Nga.

Page20

- Múa trong nghi lễ phật giáo (2012), Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hồng Hải.


1

Nhận xét tiểu luận/bài tập
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Điểm bằng số

Cán bộ chấm thi thứ nhất

Page20

(Ký, ghi rõ họ tên)

Điểm bằng chữ

Cán bộ chấm thi thứ hai
(Ký, ghi rõ họ tên)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×