Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu luận nghệ thuật lãnh đạo Larry Page CEO Google

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.57 KB, 23 trang )

Phân tích nghệ thuật thuật lãnh đạo của Larry Page – CEO Google
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


TIỂU LUẬN
Đề tài:
PHÂN TÍCH NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA
LARRY PAGE – CEO GOOGLE
Giảng viên hướng dẫn : ThS.Võ Điền Chương
Nhóm thực hiện : Nhóm 5
Lớp : DHQT8BLT

GVHD : ThS. Võ Điền Chương 1 Nhóm thực hiện: 5
Phân tích nghệ thuật thuật lãnh đạo của Larry Page – CEO Google
Tp.Hồ Chí Minh-Năm 2014
GVHD : ThS. Võ Điền Chương 2 Nhóm thực hiện: 5
Phân tích nghệ thuật thuật lãnh đạo của Larry Page – CEO Google
GVHD : ThS. Võ Điền Chương 3 Nhóm thực hiện: 5
Phân tích nghệ thuật thuật lãnh đạo của Larry Page – CEO Google
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
******************

















TP. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …… năm 2014
GVHD : ThS. Võ Điền Chương 4 Nhóm thực hiện: 5
Phân tích nghệ thuật thuật lãnh đạo của Larry Page – CEO Google
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5
******************
GVHD : ThS. Võ Điền Chương 5 Nhóm thực hiện: 5
Phân tích nghệ thuật thuật lãnh đạo của Larry Page – CEO Google
MỤC LỤC
******************
GVHD : ThS. Võ Điền Chương 6 Nhóm thực hiện: 5
Phân tích nghệ thuật thuật lãnh đạo của Larry Page – CEO Google
LỜI MỞ ĐẦU
******************
Trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh hiện nay, lãnh đạo trở thành một chủ đề
được quan tâm đặc biệt. Sự thành công của tổ chức đòi hỏi những người đứng đầu các tổ
chức phải giỏi cả Quản trị lẫn Lãnh đạo. Thậm chí, trong nhiều rất nhiều trường hợp, cần
nhiều sự lãnh đạo hơn. Môn học này cung cấp những yếu tố quan trọng trong đánh giá và
phản ánh những điểm cốt lõi của lãnh đạo trong lý thuyết và thực tiễn. Điều này đạt được
thông qua việc xem xét đánh giá các lý thuyết lãnh đạo khác nhau, thảo luận cởi mở, tự
đánh giá cá nhân và phản ánh những thực tiễn lãnh đạo. Những thảo luận cởi mở về lãnh
đạo trên phương diện lý thuyết và thực tiễn còn giúp cho người mọi người phát triển các
kỹ năng cốt yếu của lãnh đạo trong môi trường hiện đại là hình thành tầm nhìn, truyền đạt
tầm nhìn đến các thành viên trong tổ chức, tạo ra khả năng, điều kiện thuận lợi để đạt

được tầm nhìn chung. Nhà sáng lập Google đã mở ra một công cụ tìm kiếm mới cho cả
thế giới. Nhờ vậy việc tìm kiếm thông tin dần trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Thế giới
phẳng hơn nhờ công nghệ. Nhóm em xin lấy đề tài nghiên cứu về “Phân tích nghệ thuật
lãnh đạo của Larry Page - CEO Google”.
1. Lí do chọn đề tài: Các nhà lãnh đạo kinh doanh giỏi không tự nhiên sinh ra. Nếu có ước
mơ và khát vọng, bất cứ ai có khả năng và nỗ lực hết mình đều có cơ hội trở thành một
nhà lãnh đạo giỏi. Thực tế đã chứng minh rằng, phần lớn những ông chủ doanh nghiệp
thành công nhất hiện nay đều gây dựng năng lực lãnh đạo của mình thông qua sự phấn
đấu nỗ lực không ngừng của bản thân cũng như việc trau dồi kiến thức và kinh nghiệm
lãnh đạo. Nghệ thuật lãnh đạo trong các doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
kinh tế thế giới là một đề tài bổ ích, thiết thực dành cho các nhà quản lý, các giám đốc
công ty, các trưởng bộ phận, phòng ban và bất kỳ ai đang khao khát một ngày nào đó
mình sẽ đứng trong hàng ngũ của những người lãnh đạo doanh nghiệp. Hy vọng những
thông tin mà nhóm trình bày trong tiểu luận sẽ giúp các bạn có thêm những hiểu biết thực
tiễn, một cái nhìn chiều sâu và cụ thể về lãnh đạo.
2. Mục tiêu của đề tài: Lãnh đạo là khả năng thuyết phục người khác tìm ra các mục tiêu
xác định một cách nhiệt tình. Nhân tố con người đã liên kết một nhóm người lại với nhau
và kích thích họ vươn tới mục tiêu. Các hoạt động quản trị như lập kế hoạch, tổ chức và
ra quyết định như các con kén ngủ im cho đến khi nhà lãnh đạo gây ra một lực kích thích
vào mọi người và hướng dẫn họ vươn tới mục tiêu. Chính vì vậy lãnh đạo là một nghệ
thuật, nó đòi hỏi người lãnh đạo phải toàn diện về mọi mặt. Trang bị cho bản thân các kỹ
năng lãnh đạo và động viên hiệu quả. Đồng thời ứng dụng những lý thuyết về kỹ năng
lãnh đạo và động viên trong điều kiện Việt nam nói chung và các công ty Việt nam nói
riêng.,
3. Bố cục đề tài: Tiểu luận được bố cục gồm 3 phần:
- Chương 1: Cơ sở lý luận
- Chương 2: Phân tích nghệ thuật lãnh đạo của CEO Google Larry Page
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tính cách lãnh đạo của CEO Google Larry Page
GVHD : ThS. Võ Điền Chương 7 Nhóm thực hiện: 5
Phân tích nghệ thuật thuật lãnh đạo của Larry Page – CEO Google

4. Phạm vi nghiên cứu: Dựa trên những kiến thức và thực tiễn để giải quyết tình huống
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát, thống kê
- Phương pháp logic học.
- Phương pháp so sánh, phân tích.
GVHD : ThS. Võ Điền Chương 8 Nhóm thực hiện: 5
Phân tích nghệ thuật thuật lãnh đạo của Larry Page – CEO Google
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tổng quan về lãnh đạo:
Lãnh đạo là mối liên hệ ảnh hưởng giữa những người lãnh đạo và những người phục
tùng từng có mong muốn vè các thay đổi và các kết quả thực sự phản ánh mục đích mà họ
chia sẻ.
Lịch sử về học thuyết lãnh đạo đã trải qua 6 cách tiếp cận cơ bản, đó là:
• Các thuyết vĩ nhân
• Cách tiếp cận diện mạo
• Cách tiếp cận hành vi
• Cách tiếp cận ngẫu nhiên
• Các thuyết ảnh hưởng
• Các thuyết quan hệ
Ngoài ra, cùng với sự thay đổi liên tục của thế giới, các thuyết lãnh đạo mới cũng phát
sinh.
1.2 Cách tiếp cận lãnh đạo dựa vào đặc điểm:
Còn gọi là cách tiếp cận Vĩ Nhân, xuất hiện từ đầu thế kỉ 20 với tư tưởng chủ yếu cho
rằng một số người (luôn là đàn ông) sinh ra vốn đã có sẵn những đặc điểm của nhà lãnh
đạo.
Các nhà lãnh đạo thuộc thuyết lãnh đạo này thường được đánh giá qua các đặc điểm
như: tính tự tin, tính trung thực và chính trực cùng với đó là nghị lực của họ.
1.3 Cách tiếp cận hành vi:
Cách tiếp cận này cho rằng bất cứ ai có những hành vi thích hợp đều có thể trở thành

một nhà lãnh đạo tốt.
1.3.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán và lãnh đạo dân chủ:
• Phong cách lãnh đạo độc đoán có khuynh hướng tập trung vào quyền lực và có
quyến hành dựa trên vị trí của người lãnh đạo.
• Phong cách lãnh đạo dân chủ sử dụng cách phân quyền cho người khác, khuyến
khích sự tham gia, tin tưởng vào sự hiểu biết của nhân viên trong việc hoàn thành
nhiệm vụ
1.3.2 Phong cách quan tâm và cấu trúc:
• Phong cách quan tâm chỉ mức độ mà nhà lãnh đạo thông cảm với cấp dưới tôn
trọng những ý kiến và tình cảm của họ, thiết lập sự tin cậy lẫn nhau.
• Phong cách cấu trúc mô tả mức độ một nhà lãnh đạo định hướng vào công việc và
giám sát những hoạt động của nhân viên nhằm đạt được mục tiêu.
GVHD : ThS. Võ Điền Chương 9 Nhóm thực hiện: 5
Phân tích nghệ thuật thuật lãnh đạo của Larry Page – CEO Google
1.3.3 Phong cách định hướng vào nhân viên và định hướng vào công
việc:
• Nhà lãnh đạo đinh hướng vào nhân viên chú trọng vào mức độ ủng hộ và tạo điều
kiện hợp tác.
• Nhà lãnh đạo tập trung vào công việc quan tâm tầm quan trọng của mục tiêu và sự
tạo điều kiện trong công việc.
1.3.4 Lưới quản trị:
Các nhà nghiên cứu đã xem nhà lãnh đạo mức độ từ 1 đến 9 dựa trên hai tiêu chí: mối
quan tâm vào con người và mối quan tâm vào công việc.Qua đó, chia thành 5 phong cách
lãnh đạo theo số điểm: Quản trị Nhóm, Quản trị Câu lạc bộ, Quản trị Định hướng công
việc, Quản trị Trung dung và Quản trị nghèo nàn.
1.3.5 Thuyết lãnh đạo “cao-cao” :
Tiếp cận nghiên cứu theo hành vi hướng tới hai thái cực đó là hai kiểu hành vi lãnh
đạo nổi trội: định hướng vào con người và định hướng vào nhiệm vụ.
1.4 Cách tiếp cận ngẫu nhiên:
Cách tiếp cận ngẫu nhiên hàm ý hiệu lực lãnh đạo phụ thuộc vào bối cảnh diễn ra các

hành vi lãnh đạo. Một hành vi có thể là hiệu lực trong một số trường hợp này nhưng lại có
thể trở nên không hiệu lực dưới các điều kiện khác.
1.4.1 Mô hình ngẫu nhiên của Fiedler:
Ý tưởng hết sức cơ bản trong mô hình này là tạo ra sự phù hợp giữa phong cách lãnh
đạo với tình huống, để có được những điều kiện tốt nhất cho thành công của họ.
Sử dụng bảng câu hỏi sắp xếp đồng nghiệp ít được ưa thích nhất (LPC) để đo lường
mức độ phong cách lãnh đạo. Từ đó ta xác định được nhà lãnh đạo theo phong cách nào:
công việc cao-mối quan hệ thấp, công việc thấp- mối quan hệ cao, công việc cao-mối
quan hệ cao, công việc thấp –mối quan hệ thấp.
Mỗi tính huống lãnh đạo đều bao gồm ba thành phần chính: Chất lượng quan hệ lãnh
đạo-thành viên, cấu trúc công việc và vị trí quyền lực.
Dựa vào tính huống và phong cách lãnh đạo, mô hình ngẫu nhiên của Fiedler cho thấy
các nhà lãnh đạo định hướng vào công việc xuất sắc trong các tình huống thuận lợi hoặc
rất bất lợi còn các nhà lãnh đạo định hướng vào công việc lại tỏ ra phù hợp với các tình
huống trung bình.
1.4.2 Thuyết tình huống của Hersey và Blanchard:
Cách tiếp cận này tập trung chủ yếu vào các đặc điểm của những người phục tùng và
coi đây chính là thành phần quan trọng của tình huống do đó nó quyết định hành vi ảnh
hưởng của nhà lãnh đạo.
Theo thuyết này, các nhà lãnh đạo dựa vào sự kết hợp giữa thái độ đối với công việc
và các mối quan hệ, họ thuộc về một trong bốn phong cách lãnh đạo.Và tùy thuộc vào
mức độ sẵn sàng của người phục tùng mà họ chọn lựa phong cách cho phù hợp.
Các đặc trưng của người phục tùng Phong cách lãnh đạo phù hợp
GVHD : ThS. Võ Điền Chương 10 Nhóm thực hiện: 5
Phân tích nghệ thuật thuật lãnh đạo của Larry Page – CEO Google
Mức độ sẵn sàng thấp Chỉ huy ( định hướng công việc cao-
mối quan hệ thấp)
Mức độ sẵn sàng trung bình Thuyết phục (định hướng công việc
cao- mối quan hệ cao)
Mức độ sẵn sàng cao Tham gia ( định hướng công việc thấp-

mối quan hệ cao)
Mức độ sẵn sàng rất cao Ủy thác ( định hướng công việc thấp-
mối quan hệ thấp)
1.4.3 Thuyết đường-mục tiêu:
Theo thuyết này, nhà lãnh đạo gia tăng động cơ thúc đẩy của người phục tùng bằng
cách chọn lọc ra những đường dẫn khả thi cho người phục tùng đạt được mục tiêu hoặc
gia tăng phần thưởng mà những người phục tùng coi trọng và mong muốn.
Thuyết Đường-Mục tiêu giả thuyết rằng hành vi lãnh đạo được phân ra làm bốn loại
và tùy thuộc vào tính huống thực tế mà áp dụng các hành vi cho phù hợp.
Tình huống Hành vi lãnh đạo Tác động đến người
phục tùng
Kết quả
Người phục tùng kém
tự tin
Lãnh đạo hổ trợ Gia tăng sự tự tin để
đạt kết quả
Gia tăng nỗ lực cải
thiện sự thỏa mãn
và thành tích
Công việc mơ hồ Lãnh đạo chỉ huy Làm rõ đường dẫn
đến phần thưởng
Công việc ít thách
thức
Lãnh đạo định
hướng thành tích
Thiết lập và cố gắng
đạt mục tiêu cao
Phần thưởng không
phù hợp
Lãnh đạo tham gia Làm rõ nhu cầu của

người phục tùng để
thay đổi phần thưởng
Hai biến số ngẫu nhiên quan trọng của thuyết Đường-Mục tiêu đó là các đặc trưng cá
nhân của các thành viên trong nhóm và môi trường làm việc.
Trách nhiệm của nhà lãnh đạo là làm rõ đường dẫn đến phần thưởng cho các cấp dưới
hay gia tăng số lượng phần thưởng để làm tăng tính thỏa mãn và hấp dẫn cũng như thành
tích công việc.
1.4.4 Mô hình ngẫu nhiên của Vroom-Jago
Mô hình này đặc biệt tập trung vào các mức độ tham gia của nhà lãnh đạo, do các
thành phần lớn cấu thành: các kiểu tham gia của lãnh đạo, một bộ các câu hỏi chẩn đoán
để phân tích tình huống của quyết định hay một loạt các quy tắc của quyết định.
Trong đó, phong cách tham gia của lãnh đạo được chia thành 5 loại sắp xếp từ chuyên
quyền cao đến dân chủ cao: quyết định, tư vấn riêng lẻ, tư vấn nhóm, tạo điều kiện và ủy
thác.
1.5 Tính cách và lãnh đạo:
GVHD : ThS. Võ Điền Chương 11 Nhóm thực hiện: 5
Phân tích nghệ thuật thuật lãnh đạo của Larry Page – CEO Google
Tính cách là những đặc điểm và những quá trình không nhìn thấy được ẩn sau một mô
thức tương đối ổn định về hành vi đáp ứng với các tư tưởng, mục tiêu hay con người
trong một môi trường nhất định.
Trên phương diện lãnh đạo, các nghiên cứu đã chọn lọc ra từ nhiều đặc điểm và xếp
thành 5 khía cạnh chính để mô tả tính cách: hướng ngoại, hòa đồng, tận tâm và chu đáo,
ổn định cảm xúc, học hỏi. Mỗi đặc trưng tính cách này lại bao gồm những đặc điểm nhất
định. Một người có thể có những đặc điểm này ở mức độ thấp, vừa , cao khác nhau.
Hai quan điểm về tính cách có tác động lớn đến hành vi và là mối quan tâm lớn nhất
của các nghiên cứu về lãnh đạo đó là tâm kiểm soát và chủ nghĩa độc đoán.
1.6 Các giá trị và quan điểm:
Các giá trị là những niềm tin chủ yếu mà một người cho là quan trọng và nó ổn định
theo thời gian.Các giá trị kết quả là những niềm tin về các mục tiêu hoặc kết quả đáng để
theo đuổi.Các giá trị phương tiện là niềm tin vào những kiểu hành vi thích hợp để đạt

được mục tiêu.
Một quan điểm đó là sự đánh gia-cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực- về con người, sự
kiện hay sự vật. Quan điểm được cấu thành bởi ba bộ phận: nhận thức, tác động và hành
vi.
Douglas McGregor đã xác định hai nhóm giả thuyết về bản chất con người, gọi là
thuyết X và thuyết Y. Những nhà lãnh đạo tán thành giả thuyết của thuyết X tin rằng con
người cần phải bị thúc ép , quản lý, giám sát và đe dọa để buộc họ nỗ lực hết mình trong
công việc. Còn thuyết Y lại thường định hướng vào con người và quan tâm đến mối quan
hệ, mặc dù họ vẫn có thể hướng vào nhiệm vụ hay sản xuất.
1.7 Sự khác biệt về nhận thức:
Ưu thế não là khuynh hướng nghiên về góc phần tư nào trong bốn góc phân tư của mô
hình toàn não Ned Hermann:
• Góc phần tư A liên quan đến lối suy nghĩ logic, phân tích các sự kiện và xử lý số
• Góc phần tư B liên quan đến việc hoạch định, tổ chức sự kiện và chú trọng đến
cách nhìn chi tiết.
• Góc phần tư C liên quan đến mối quan hệ với những người khác và tác động lên
trực giác và các quá trình tư duy xúc cảm.
• Góc phần tư D liên quan đến việc nhận biết, tổng hợp, tích hợp sự kiện và mô hình,
quan tâm đến tổng thể hơn là chi tiết.
Chỉ định kiểu nhận thức Myers-Briggs( MBTI) sử dụng bốn cặp thuộc tính khác nhau
để phân loại con người từ 1 đến 16 kiểu tính cách khác nhau:
• Hướng nội hay hướng ngoại (I or E)
• Tri giác hay trực giác (S or N)
• Suy nghĩ hay cảm giác (T or F)
• Phán đoán hay quan sát (J or P)
1.8 Lãnh đạo uy tín:
GVHD : ThS. Võ Điền Chương 12 Nhóm thực hiện: 5
Phân tích nghệ thuật thuật lãnh đạo của Larry Page – CEO Google
Uy tín được gọi là “ngọn lửa thắp lên năng lực và cam kết của người phục tùng, nó
vượt trên cả kết quả công việc và vượt trên cái gọi là bổn phận”.

Những nhà lãnh đạo uy tín thường tác động về mặt tình cảm lên người khác vì họ lôi
cuốn người khác bằng cả trái tim lẫn trí óc.
Những nhà lãnh đạo uy tín tạo ra bầu không khí thay đổi và một viễn cảnh về tương
lai tốt hơn so với hiện tại.Họ có khả năng truyền đạt những ý tưởng và mục tiêu phức tạp
một cách rõ ràng và thuyết phục. Họ truyền cảm hứng cho nhân viên với một cam kết lâu
dài và sẵn sàng gánh chịu những rủi ro lớn về mình. Cuối cùng, họ hướng đến sự ảnh
hưởng từ năng lực cá nhân chứ không phải quyền lực chính thống.
Tuy nhiên, uy tín cũng có thể được sử dụng cho những mục đích cá nhân,nó có thể
dẫn đến sự lường gạt, lôi kéo và lợi dụng người khác. Những nhà lãnh đạo như vậy được
gọi là những nhà lãnh đọa cá nhân hóa, họ tự đề cao mình, không theo chủ nghĩa quân
bình và lợi dụng.
1.9 Lãnh đạo chuyển đổi và lãnh đạo giao dịch:
Lãnh đạo giao dịch dựa trên sự giao dịch hoặc trao đổi giữa nhà lãnh đạo và người
phục tùng. Họ tập trung vào hiện tại và xuất sắc trong việc duy trì tổ chức hoạt động một
cách êm ả và hiệu quả.
Lãnh đạo chuyển đổi được đặc trưng bỏi khả năng đem lại những thay đổi quan trọng
cho tổ chức và người phục tùng. Họ phát triển nhân viên thành người lãnh đạo, quan tâm
nhiều hơn từ những nhu cầu sinh học bậc thấp đến những nhu cầu tâm lý bậc cao, giúp
nhân viên gạt bỏ những tư lợi cá nhân để có được lợi ích chung của nhóm và họ vẽ nên
bức tranh về tình trạng mong đợi ở tương lai, truyền đạt nó theo cách có thể làm bức tranh
đó đáng để theo đuổi.
CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA LARRY PAGE –
CEO GOOGLE
2.1 Giới thiệu về CEO Google Larry Page
Lawrence Edward "Larry" Page (sinh ngày 26 tháng 3 năm 1973 tại Lansing,
Michigan) là một nhà doanh nhân Mỹ, người đồng sáng lập ra công cụ tìm kiếm Google
cùng với Sergey Brin. Page hiện đang Tổng giám đốc tại Google và có tài sản ước tính là
18,7 tỉ đô, giúp anh trở thành người giàu thứ 24 trên toàn thế giới (theo Danh sách tỉ phú
năm 2012 của Forbes).

Larry Page là con trai của Carl Victor Page, giáo sư chuyên ngành khoa học máy tính
và trí tuệ nhân tạo tại Đại học Tiểu bang Michigan. Mẹ là Gloria Page, một trong những
cử nhân đầu tiên thuộc ngành khoa học máy tính tốt nghiệp tại Đại học Tiểu bang
GVHD : ThS. Võ Điền Chương 13 Nhóm thực hiện: 5
Phân tích nghệ thuật thuật lãnh đạo của Larry Page – CEO Google
Michigan. Ngoài ra, Page còn có một người anh là Carl Victor Page, Jr., đồng sáng lập ra
eGroups, sau này được bán lại cho Yahoo! với giá cỡ nửa tỉ đô.
Page vào học trường Montessori ở Lansing rồi tốt nghiệp trường Trung học East
Lansing. Page có bằng cử nhân khoa học ngành kỹ sư máy tính loại danh dự tại Đại học
Michigan và bằng thạc sỹ tại Đại học Stanford. Tại Đại học Michigan, Page là thành viên
của đội xe hơi dùng năng lượng Mặt trời và là chủ tịch hội HKN.
Trong quá trình học Ph.D ngành khoa học máy tính tại Stanford, Page gặp Serger
Brin. Họ đã cùng nhau khai trương cỗ máy tìm kiếm Google vào năm 1998. Google hoạt
động dựa vào kỹ thuật đã được cấp bằng sáng chế, PageRank. Larry Page hiện vẫn chưa
hoàn thành việc học tiến sĩ tại Stanford.
Vào năm 2007, cùng với Brin và Eric E. Schmidt, Larry Page được tạp chí PC World
bình chọn là nhân vật quan trọng số 1 trong số 50 người quan trọng nhất của thế giới web.
Page cũng đầu tư vào Tesla Motors, công ty đang phát triển chiếc Tesla Roadster, một
dạng xe dùng điện có thể chạy 250 dặm.
Diễn đàn World Economic vinh danh Page như một nhà lãnh đạo toàn cầu trong tương
lai. Còn X PRIZE thì ủy thác Page vào trong hội đồng của họ.
Hiện tại Larry Page đang giữ chức CEO của Google. Tuy vẫn còn quá sớm để đánh
giá năng lực vị tổng giám đốc điều hành mới. Larry Page đã nắm lại quyền lực trong tay
khi chính thức trở thành CEO của Google kể từ 1 năm trước. (Trước đó 15 năm, Larry
Page là một trong những nhà đồng sáng lập ra Google)
Dấu hiệu rõ nhất mà công chúng có thể thấy hiện nay về Google, kể từ khi Larry lên
nắm quyền là: Giá cổ phiếu chẳng có bất cứ sự đột biến nào cả! Tuy nhiên cũng phải nhìn
nhận khách quan rằng những chuyển biến giá cổ phiếu trong ngắn hạn không phải là tiêu
chí hàng đầu để đánh giá năng lực 1 CEO – đặc biệt với những công ty khổng lồ như
Google.

Thêm vào đó, Page đã nói với các nhân viên rằng hãy tin tưởng vào những vụ “đánh
cược” lớn. Ông thuộc tuýp người suy nghĩ trong dài hạn.
2.2 Tính cách Larry Page:
Larry Page, một trong 2 người sáng lập ra đế chế Google, nổi tiếng về tầm nhìn, niềm
đam mê và một trí tuệ khó so bì. Tuy nhiên, Page cũng được biết đến như một người xa
cách, hay nổi loạn, thích theo đuổi những ý tưởng kỳ quái. Chính vì thế, việc Page sẽ ngồi
vào chiếc ghế Tổng Giám đốc điều hành Google kể từ 04/04/2011, khiến người ta mừng
lo lẫn lộn.
Hẳn Page đã học được rằng chỉ thông minh thôi thì chưa đủ để biến anh trở thành nhà
lãnh đạo giỏi. Dù Page từng gây ấn tượng với những người rót vốn đầu tiên cho Google
bằng trí tuệ thiên tài của mình, nhưng chính họ là những người một mực đòi Page phải từ
chức CEO hồi năm 2001. Tại thời điểm đó, Page nhường lại ghế cho Eric Schmidt, một
nhà quản lý kỳ cựu, người bắt đầu làm việc tại thung lũng Silicon từ đầu những năm 80
Trong tâm trí của Page, tập đoàn 15 tuổi Google cần phải học lại cách tư duy và hành
động của một công ty mới thành lập, đầy khao khát và quyết liệt. Những ngôi sao Internet
mới nổi như Facebook, Twitter và Groupon đều đang phát triển các sản phẩm có thể thách
GVHD : ThS. Võ Điền Chương 14 Nhóm thực hiện: 5
Phân tích nghệ thuật thuật lãnh đạo của Larry Page – CEO Google
thức Google, cũng như khiến cho địa vị thống trị thị trường tìm kiếm trở nên bớt béo bở
hơn.
Page từng được một số người so sánh với hai bậc thầy trong giới công nghệ là Bill
Gates và Steve Jobs. Cũng như hai “vị tiền bối”, Page đã phát minh và xây dựng được
một sản phẩm làm thay đổi cả thế giới. Số cổ phần của Page tại Google đã biến anh ta trở
thành một trong những người giàu nhất thế giới với tài sản ước tính 20 tỷ USD.
Ấy thế nhưng Page vẫn là một nhân vật gần như vô hình trên phố Wall. Anh ta bị cho
là người theo đuổi chủ nghĩa lý tưởng có phần viển vông (thể hiện ở châm ngôn nổi tiếng
“Đừng làm điều xấu” của Google, cũng như cam kết sẽ không bao giờ vì mong muốn
tăng trưởng từ quý sang quý của giới đầu tư mà hy sinh những khoản đầu tư dài hạn).
Hầu như không ai nghĩ rằng Page sẽ là một vị CEO “chuẩn”. Những người biết Page
đều nói dù anh không nhút nhát, nhưng cũng không quan tâm nhiều đến môi trường xã

hội, thường lảng tránh sự chú ý của báo chí. Page còn được miêu tả là người khá khó
chịu, cục cằn với những ai có ý tưởng không được Page đánh giá cao. Một số nhà quan
sát cho rằng tính cách trầm lặng, ít nói và ghét xuất hiện trước công chúng có thể khiến
anh không làm tốt vai trò của một CEO.
“Những kỹ sư tài giỏi như Page thực sự làm rất tốt những gì họ có thể kiểm soát. Họ
có chỉ số IQ cao, nhưng thường có chỉ số EQ thấp”, Ken Auletta, người viết cuốn sách
“Googled: The End of the World as We Know It”, nói.
“Có những tố chất của một CEO không phù hợp với tính cách cá nhân của Larry”,
Craig Silverstein, nhân viên đầu tiên mà Page và Sergey Brin tuyển dụng vào Google năm
1998, nói. “Bạn phải đội rất nhiều loại mũ khác nhau, đóng nhiều vai trò khác nhau khi
bạn là một CEO. Một số vai trò rất hấp dẫn Larry và một số lại kém hấp dẫn hơn”.
Tuy nhiên, Page vẫn là động lực thúc đẩy sự phát triển của Google. Page giám sát mọi
hoạt động tuyển dụng của công ty, và liên tục thúc đẩy những dự án đầy tham vọng, như
dự án quét mọi cuốn sách đã được xuất bản lên mạng, để tạo thành một thư viện số khổng
lồ.
Larry Page đang quyết tâm khuấy động làn sóng sáng tạo tại Google, đặc biệt trong
bối cảnh họ đang phải “đấu đá” với Facebook và nhiều đối thủ cạnh tranh khác. Nhậm
chức, mục tiêu của Page là mài giũa tinh thần kỷ luật của công ty, tiếp tục giữ cho cơ cấu
lãnh đạo của Google nhanh nhẹn, gọn nhẹ dù hãng đã phát triển hơn rất nhiều so với ngày
mới thành lập, và dù hiện hãng đã có tới 25.000 nhân viên. Page muốn thúc đẩy các
“Googler” (người của Google) tiếp tục nghĩ lớn. Google đang nhắm tới mục tiêu kết thúc
năm 2011 với 30.000 nhân viên và doanh thu 35 tỷ USD.
2.3 Đóng góp cho công ty Google:
Google hiện nay đã phát triển nhiều dịch vụ và công cụ cho cộng đồng chung cũng
như trong lĩnh vực kinh doanh, bao gồm các ứng dụng Web, mạng lưới Quảng cáo và giải
pháp kinh doanh.
Kể từ khi thành lập Google vào năm 1998, Page và nhà đồng sáng lập Sergey Brin đã
quyết tâm tạo dựng một công ty có thể đặt cược trong dài hạn vào các ý tưởng táo bạo. Và
nhiều trong số những ý tưởng ấy đã nhanh chóng trở thành sản phẩm thiết thực được
người tiêu dùng đón nhận. Page đã đưa ra những ý tưởng điên rồ nhất, như chụp ảnh từng

GVHD : ThS. Võ Điền Chương 15 Nhóm thực hiện: 5
Phân tích nghệ thuật thuật lãnh đạo của Larry Page – CEO Google
centimet mỗi con đường để tạo ra một bản đồ kỹ thuật số về thế giới thực hay quét hình
mọi cuốn sách để làm nên thư viện số lớn nhất thế giới.
Những ý tưởng kỳ quặc và cách quản lý thực tế, chú trọng đến hiệu quả hiếm khi nào
đi chung với nhau. Nhưng người ta lại tìm thấy cùng lúc 2 điều ấy ở Page. Chính nhờ sự
kết hợp tuyệt vời đó, Page đã lột xác Google kể từ khi anh đảm nhận vị trí CEO vào tháng
4.2011.
Khi anh nhậm chức CEO, động cơ cải tiến của Google đang cho thấy dấu hiệu già cỗi,
lỗi thời và tính quan liêu bắt đầu bám rễ. Page đã nhanh chóng tổ chức lại sản phẩm, khai
tử hàng tá các dự án không thành công hoặc không cần thiết như Google Health. Và đặc
biệt anh đã thay cơ cấu tổ chức cũ của Google, vốn được chia thành những bộ phận lớn
phụ trách kỹ thuật và quản lý sản phẩm, bằng 7 lĩnh vực chuyên tập trung vào sản phẩm
như tìm kiếm, sản phẩm quảng cáo, hệ điều hành Android và thương mại. Mỗi nhà điều
hành đứng đầu 7 lĩnh vực này, được gọi là nhóm L-Team (nhóm 7 nhà điều hành cấp cao
của Larry Page), được giao toàn quyền và trách nhiệm đối với bộ phận họ điều hành.
Nhóm L-Team họp mặt với Larry vào mỗi trưa thứ Hai hằng tuần để giải quyết các vấn đề
liên quan đến sản phẩm và đảm bảo các dự án của họ nhất quán với tầm nhìn của Page.
Để cải tiến sản phẩm, Page cho rằng phải luôn “nghĩ khác”. Chẳng hạn, trên một
chuyến bay cách đây không lâu, khi nhìn qua cửa sổ máy bay, anh nghĩ đến việc cải thiện
hình ảnh trong ứng dụng bản đồ của Google bằng cách dùng các máy bay bay tầm thấp
chụp hình khắp nước Mỹ. Và giờ Google Earth có cả hình ảnh 3D của nhiều thành phố.
“Anh ấy giải quyết vấn đề với góc nhìn rất khác. Nó buộc bạn phải xem lại cách bạn
nhìn nhận vấn đề trước đây”, Nikesh Arora, Giám đốc Kinh doanh của Google, nhận xét.
Có những ý tưởng khiến Page trăn trở hằng năm trời. Chẳng hạn, anh luôn nghĩ đến
việc phát triển một công cụ tìm kiếm hoàn hảo, một công cụ có thể hiểu được người sử
dụng muốn nói gì, đưa ra các kết quả tìm kiếm hợp với ý muốn của họ, cho họ những câu
trả lời họ muốn, thậm chí khi họ không hỏi. Cuối năm 2011, trong một cuộc họp với các
nhà điều hành cấp cao, Page cho rằng đã đến lúc Google bắt đầu thực hiện một trong
những lời hứa ấy. Và mọi thứ đã được khởi động rất nhanh.

Hồi tháng 1.2012, các nhân viên đã nảy ra ý tưởng phát triển một sản phẩm đáp ứng
được các tiêu chuẩn của Page và khoảng 6 tháng sau đó, Công ty tung ra Google Now,
công cụ tìm kiếm dành riêng cho thiết bị di động.
Sử dụng các thông tin từ lịch làm việc của bạn, email, các lần tìm kiếm trong quá khứ
và địa điểm, ứng dụng này có thể cảnh báo bạn phải đến sân bay ngay tức khắc nếu không
muốn lỡ chuyến bay vì có một tai nạn xảy ra khiến cho giao thông bị ách tắc. Ứng dụng
này cũng phản ứng theo các mệnh lệnh bằng giọng nói tương tự như ứng dụng nhận dạng
tiếng nói Siri của iPhone, nhưng ít bị lỗi hơn (theo nhận xét của nhiều chuyên gia).
Google Now hiện đã có mặt trong các thiết bị Android thế hệ mới nhất.
Việc Google Now nhanh chóng đi từ ý tưởng trở thành sản phẩm thực sự là một minh
chứng cho thấy một Google năng động và cải tiến như thế nào dưới sự điều hành của
Page. Từ lâu nay, anh luôn nói rằng mối đe dọa lớn nhất Google phải đối mặt chính là bản
thân Google. Đó là lý do kể từ khi trở thành CEO, anh đã tìm mọi cách để loại trừ tính
quan liêu và bất cứ việc gì làm chậm lại quá trình cải tiến.
GVHD : ThS. Võ Điền Chương 16 Nhóm thực hiện: 5
Phân tích nghệ thuật thuật lãnh đạo của Larry Page – CEO Google
Những thay đổi anh đã và đang thực hiện tại Google đã nhanh chóng đưa Công ty
quay trở lại thời kỳ làm việc nhanh nhạy của 10 năm đầu Google xuất hiện. Không những
thế, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng Google đang được vận hành một cách trơn tru
hơn bao giờ hết kể từ khi Page đảm nhận vị trí CEO. Đó là một thành công khiến cho
nhiều chuyên gia và nhà đầu tư tại thung lũng Silicon phải ngạc nhiên.
Thậm chí, Page bất chấp mọi phản ứng để dọn đường cho những cải tiến của Google.
Hồi tháng 3.2012, Google đã khiến nhiều người sử dụng tức giận khi thay đổi hàng loạt
chính sách về tính riêng tư. Lý do thay đổi là chính sách cũ giới hạn các dữ liệu được chia
sẻ giữa các sản phẩm của Google và cản đường các dịch vụ như Google Now, vốn lấy dữ
liệu cá nhân từ nhiều nguồn khác nhau.
Đối với Page, liên kết các tính năng này với nhau là điều cần thiết khi người sử dụng
chuyển từ máy tính sang thiết bị di động, nơi các ứng dụng phải được tích hợp chặt chẽ
hơn và là nơi phần mềm và phần cứng phải làm việc một cách trơn tru với nhau. Mục đích
của Page còn lớn hơn thế. Anh muốn xóa bỏ một vấn đề gút mắc đang gây đau đầu cho

nhiều hãng công nghệ trong thế giới web: màn hình di động không được thân thiện đối
với các mẫu quảng cáo như các màn hình lớn hơn của máy tính cá nhân.
Page cho rằng cơ hội trong ngành di động sẽ tăng một khi biết đưa ra dịch vụ cải tiến
như “click-to-call”, cho phép người sử dụng di động gọi điện (để mua sản phẩm/dịch vụ)
chỉ bằng một cái chạm nhẹ vào mẫu quảng cáo. “Tôi tin chúng ta có thể kiếm được nhiều
tiền hơn bây giờ, vì phần mềm, thiết bị và năng lực cũng đã tốt hơn”, Page nói.
2.4 Phong cách lãnh đạo:
Với tính cách và những gì mà ông đã làm và thể hiện có thể thấy ông có phong cách
lãnh đạo theo thuyết Đường – Mục tiêu. Chính ông là người đã làm gia tăng động cơ thúc
đẩy của người phục tùng để đạt được mục tiêu cá nhân cũng như của toàn công ty.Larry
Page có phong cách lãnh đạo theo kiểu định hướng thành tích cao,ông chỉ đưa ra các mục
tiêu có tính thử thách như phát triển sản phẩm mới hay cải tiến sản phẩm hiện có rồi để
cho nhân viên tự hoàn thành. Phong cách này khá mạo hiểm nhưng nếu xét trên tình hình
của Google hiện tại thì nó lại rất phù hợp, các nhân viên của Google là những người có
kiến thức và kĩ năng rất tốt, họ đã trải qua một cuộc sát hạch gắt gao trước khi vào được
Google , do đó không thể nói là họ có kĩ năng kém. Điều họ cần là một người dám tin
tưởng họ, giao cho họ những định hướng thành tích cụ thể để họ hoàn thành từ đó khẳng
định được trình độ và sự tự tin của họ. Và Larry Page đã làm điều này.Với Larry, nhân
viên có thể làm bất cứ điều gì mình muốn miễn là họ hoàn thành mục tiêu đúng hạn với
kết quả tốt.
Ông đã gia tăng động cơ thúc đẩy nhân viên bằng cách làm rõ hướng đi của nhân
viên để đạt được mục tiêu. Larry Page luôn cố gắng tạo lập một môi trường làm việc thoải
mái và cởi mở cho nhân viên vì bản chất công việc của Google dựa nhiều vào sự sáng tạo,
khi đó họ mới có thể nghĩ ra những ý tưởng tốt. Ông luôn hiểu được mong muốn của
nhân viên bằng cách khuyến khích tinh thần và gia tăng các phần thưởng mà nhân viên
mong muốn. Bên cạnh chế độ lương thưởng mà bất kì một nhân viên nào của Google
cũng không thể phàn nàn, Larry còn thỏa mãn những nhu cầu bậc cao của nhân viên. Tại
văn phòng làm việc của Google có đến 3 quán ăn tự phục vụ, tối thiểu 6 đến 8 khu vực
GVHD : ThS. Võ Điền Chương 17 Nhóm thực hiện: 5
Phân tích nghệ thuật thuật lãnh đạo của Larry Page – CEO Google

ẩm thực với đầy đủ đồ ăn nhẹ miễn phí, 2 nhân viên pha chế café và đồ uống luôn sẵn
sàng phục vụ, một gian đồ ăn tráng miệng theo phong cách những năm 1950, hàng chục
tủ lạnh với đồ uống miễn phí…,điểm nổi bật trong phong cách trang trí bên trong văn
phòng của Google là mọi người có thể thoải mái làm việc ở bất kỳ đâu mình thích, mà
không nhất thiết phải luôn ngồi trước máy vi tính của bàn làm việc. Điều này tạo ra tâm lý
thoải mái và tự do nhất để các nhân viên của hãng có thể đưa ra ý tưởng sáng tạo mới, bên
trong trụ sở làm việc của Google có một phòng tập thể dục với các trang thiết bị hiện đại,
mở cửa suốt 24 giờ cho những nhân viên nào ở lại làm việc tại văn phòng của Google, có
những phút vận động cơ thể,nhân viên của Google có thể thư giãn bất kì khi nào muốn,
Google sẽ lo mọi chi phí cho chuyến đi, từ phương tiện di chuyển, phòng ở khách sạn, các
dịch vụ khách sạn, trò chơi và thậm chí tiền học các môn thể thao trong quá trình đi du
lịch, như học lướt ván, trượt tuyết…Những chế độ đãi ngộ trên đây chính là những phần
thưởng, và nhiệm vụ của Larry là ông hướng dẫn cho nhân viên hướng đi để đạt được
phần thưởng đó.
Ông cũng là người có khả năng dẫn dắt nhân viên đi đúng hướng mà mình đã hoạch
định. Sự khác biệt, niềm đam mê, lạc quan, khả năng thích ứng, khả năng lãnh đạo, tham
vọng đã làm nên tâm hồn của nhà lãnh đạo Page.
Sự khác biệt
Tâm hồn lãnh đạo là một khả năng tự nhiên, truyền cảm hứng cho những người quanh
mình và khiến họ trở thành những người tốt nhất có thể. Niềm đam mê, sự quả quyết, khả
năng lãnh đạo và tham vọng, đó là những phẩm cách tốt nhất làm lên tâm hồn của Người
Lãnh đạo Page.
Niềm đam mê
Không một ai thể hiện niềm “đam mê” giống như Page. Page không chỉ có niềm đam
mê với công việc kinh doanh mà ông còn có niềm đam mê mãnh liệt với cuộc sống. Ông
được mọi người biết đến bởi tính cách phiêu lưu và say mê cuộc sống. Chính điều này
làm ông trở thành một trong những nhà lãnh đạo được ngưỡng mộ nhất vì khả năng cân
bằng giữa công việc và cuộc sống một cách thành công.
Lạc quan
Larry đã gây dựng cho mình một thương hiệu lớn nhất thế giới. Larry Page đang quyết

tâm khuấy động làn sóng sáng tạo tại Google, đặc biệt trong bối cảnh họ đang phải “đấu
đá” với Facebook và nhiều đối thủ cạnh tranh khác. Nhậm chức, mục tiêu của Page là mài
giũa tinh thần kỷ luật của công ty, tiếp tục giữ cho cơ cấu lãnh đạo của Google nhanh
nhẹn, gọn nhẹ dù hãng đã phát triển hơn rất nhiều so với ngày mới thành lập, và dù hiện
hãng đã có tới 25.000 nhân viên. Page muốn thúc đẩy các “Googler” (người của Google)
tiếp tục nghĩ lớn. Google đang nhắm tới mục tiêu kết thúc năm 2013 với 30.000 nhân viên
và doanh thu 35 tỷ USD.
Khả năng thích ứng
Khả năng thích ứng là một trong những điểm mạnh lớn nhất Lãnh đạo Larry Page.
Những người sáng lập ra Google là Sergey Brin và Larry Page đã dùng quan điểm này
cho bước tiến xa hơn qua việc không chỉ phản ứng được với những thay đổi mà còn để
dẫn đường. Google vẫn tiếp tục dẫn đầu trong thế giới Internet với những sáng kiến cho
GVHD : ThS. Võ Điền Chương 18 Nhóm thực hiện: 5
Phân tích nghệ thuật thuật lãnh đạo của Larry Page – CEO Google
phép con người có thể nhận ra và làm theo những cách mà trước đó họ không thể (Google
Earth là một ví dụ).
Khả năng lãnh đạo
Một lãnh đạo giỏi là một người có sức hút và uy tín với quần chúng, một ý thức đạo
đức và mong muốn xây dựng một tổ chức đoàn kết, trọn vẹn. Chúng ta có thể tìm thấy tất
cả nhân tố ấy trong con người Larry Page. Larry Page nổi tiếng là một người có khả năng
thúc đẩy và một lãnh đạo truyền cảm hứng tài năng. Chỉ trong 6 tháng quay trở lại điều
hành Google, Larry Page đã xóa tan mọi mối nghi ngại về khả năng lãnh đạo của ông.
Google tiếp tục công bố lợi nhuận quý III rất lạc quan khi tăng tới 26% so với cùng kỳ
năm ngoái, đạt 2,7 tỉ USD. Trong khi đó, doanh thu tăng mạnh 33% đạt 9,7 tỉ USD. Tính
đến ngày 30.9.2011, Công ty đã có 42,6 tỉ USD tiền mặt.
Tham vọng
Để bành trướng Google khỏi lĩnh vực tìm kiếm, Page đã và đang tăng mạnh đầu tư
vào các mảng có thế mạnh khác. Fields đã mở cửa hàng đầu tiên mang tên bà vào năm
1977, dù có ý kiến cho rằng bà thật dại dột khi tin rằng việc kinh doanh có thể tồn tại chỉ
bằng việc bán bánh quy. Nhưng cuối cùng họ đã sai, và bà đã gây dựng cho mình từ cửa

hàng bán bánh quy đó thành một công ty trị giá 450 triệu USD.
Một điểm nhấn khác cho chiếc áo mới Google là sự phát triển của Google Now trên
Android. Là một sản phẩm mới đầy tham vọng, Google Now“ bắt đầu như một dự án
20%”, giám đốc sản phẩm của Android, Hugo Barra cho biết vào tháng mười, nhưng giờ
đây nó đã lớn mạnh hơn rất nhiều.
“Google Now là một ví dụ tuyệt vời khi nói về thiết kế và sự phát triển của văn hóa
thiết kế tại Google”, Duarte nhận xét. Google Now kết hợp những đặc điểm khác nhau
của Google dưới một giao diện “Android tự nhiên mà không mất đi tính đặc trưng của
Google”. Để làm được điều đó, nhóm Android đã theo một quá trình giống như trong dự
án Kennedy: kết nối toàn bộ công ty.
2.5 Kết quả kinh doanh:
Những cải tiến của Page đã thuyết phục được khách hàng quảng cáo. Chẳng hạn,
WPP, khách hàng lớn nhất của Google, đã tăng chi tiêu vào Google lên 25% trong năm
2012, lên khoảng 2 tỉ USD. Chỉ trong 6 tháng quay trở lại điều hành Google, Larry Page
đã xóa tan mọi mối nghi ngại về khả năng lãnh đạo của ông.
Nếu có ai đó vui mừng hết lớn thì người đó chính là Larry Page. Vào ngày
13/10/2011, Google tiếp tục công bố lợi nhuận quý III rất lạc quan khi tăng tới 26% so
với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,7 tỉ USD. Trong khi đó, doanh thu tăng mạnh 33% đạt 9,7 tỉ
USD. Tính đến ngày 30.9.2011, Công ty đã có 42,6 tỉ USD tiền mặt.Và thành công đó vẫn
tiếp diễn dưới triều đại của Larry Page, Google mới đây đã đưa ra báo cáo tài chính cho
quý 3/2013, theo đó hãng đã đạt được doanh thu 14,98 tỉ USD, tăng 19% so với cùng kì
năm ngoái, và cao hơn so với con số dự đoán 14,8 tỉ USD của các nhà đầu tư phố Wall.
Lợi nhuận ròng mà hãng ghi nhận là 2,97 tỉ USD, tăng 36% so với cùng kì một năm
trước.
Trước đó, giới phân tích đã dự báo một sự sụt giảm trong tăng trưởng của Google, cho
rằng cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu và sự trì trệ kinh tế tại Mỹ sẽ khiến các nhà làm
GVHD : ThS. Võ Điền Chương 19 Nhóm thực hiện: 5
Phân tích nghệ thuật thuật lãnh đạo của Larry Page – CEO Google
quảng cáo lo ngại mà cắt giảm ngân sách chi tiêu. Thay vào đó, doanh thu quý III của
google còn cao hơn cả mức tăng trưởng 32% trong giai đoạn tháng 4-6. Đây là mức tăng

lần thứ tư liên tiếp trong doanh thu hằng quý. Giá cổ phiếu của Google cũng tăng mạnh
tới 6% vào ngày 13.10.
Điều quan trọng hơn là kết quả này đã gia tăng niềm tin vào vị tân Tổng Giám đốc
(CEO) Larry Page. Mặc dù là người đồng sáng lập Google, nhưng Page đã đón nhận sự
hờ hững của giới đầu tư khi ông thay vị tổng tư lệnh Eric Schmidt (người dẫn dắt Google
trong 10 năm qua) cách đây 6 tháng. Họ cho rằng Page sẽ không thể nào cứu vãn được
thời kỳ hoàng kim của Google.
Chỉ vài ngày sau khi quay trở lại Google, Page đã lọc máu cho dàn quản lý cấp cao.
Mục đích của ông là nhằm xóa bỏ sự ì ạch trong phong cách làm việc và thúc đẩy tính cải
tiến, yếu tố quyết định sự thành công trước đây của Google. Ông đã đề cử 7 nhà điều
hành để cai quản những bộ phận quan trọng nhất của Hãng. Họ chịu trách nhiệm báo cáo
trực tiếp với Pgae nhằm giảm tính quan liêu và rút ngắn quá trình ra quyết định. Trong
những vị tướng mà Page tiến cử có Andy Rubin, người phụ trách hệ điều hành di động
Android; Salar Kamangar, điều hành YouTube và bộ phận video; Sundar Pichai, đứng đầu
mảng trình duyệt web Chrome và Vic Gundotra, phụ trách chiến lược phát triển mạng xã
hội của Google để cạnh tranh với các đối thủ trong đó đặc biệt nhất là Facebook. Ba vị
tướng khác còn có Susan Wojcicki, đứng đầu mảng quảng cáo; Alan Eustace, phụ trách
mảng tìm kiếm web và Jeff Huber, phát triển thị trường thương mại nội địa.
Và kết quả ban đầu khá lạc quan. Chương trình tái cơ cấu của Page đã nhận được sự
đồng tình của đa số nhân viên. Một nhà điều hành của Hãng cho biết, trong vòng vài
tháng qua, Page đã nỗ lực thay đổi Công ty như ông đã cam kết, làm rõ trách nhiệm của
từng nhà điều hành, nâng cao tính công khai, giải trình trách nhiệm và nói rõ những vấn
đề cần ưu tiên trong quá trình tái cấu trúc sâu rộng. Ông cũng từ bỏ hàng loạt sản phẩm
không thuộc nhóm ưu tiên như Google Health, Google Labs.
GVHD : ThS. Võ Điền Chương 20 Nhóm thực hiện: 5
Phân tích nghệ thuật thuật lãnh đạo của Larry Page – CEO Google
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA
LARRY PAGE
Một nhà lãnh đạo muốn mọi người theo họ vì sự tin tưởng và tôn trọng với họ. Để đạt

được điều này, ông cần có uy tín.
Ông là người nóng tính và nội tâm vì thế một nhà lãnh đạo giỏi cũng cần có kỹ năng
tương tác vì họ cần giao tiếp, trao đổi về mục tiêu và thúc đẩy nhân viên làm theo.
Rèn luyện tốt kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả
Cần là một người hỗ trợ mạnh mẽ – luôn có những giúp đỡ cần thiết cho nhân viên để
đạt được mục tiêu. Bằng cách lắng nghe những thành viên trong nhóm, từ đó ông có thể
tìm hiểu những rào cản ngăn cản việc đạt được mục tiêu và hỗ trợ tìm ra cách để đạt được
giải pháp phù hợp.
Ông cần phải đánh giá đúng các tình huống và biết được cần phải xử lý như thế nào.
Ông có khả năng biến ước mơ, một tầm nhìn về một tương lai tốt hơn thành thực tiễn
thông qua sự hợp tác với những người khác.
Ông cần phải kết hợp thế mạnh của mình với các thế mạnh của những người khác.
Khi đã tạo được một nhóm những cộng sự, ông cũng cần phải thường xuyên gặp gỡ
những cộng sự này, truyền đạt cho họ những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của tổ chức.
Ông cần phải tìm mọi cách để làm cho những người chịu ảnh hưởng trực tiếp dưới
quyền nổ lực làm tốt nhất những gì mà nhà lãnh đạo đó tin cậy giao phó. Tất nhiên, ông
cũng chính là người lãnh đạo phải nỗ lực tốt đa thì mới có thể động viên người khác cùng
phấn đấu.
Ông cần rèn luyện tính quyết đoán và lòng kiên nhẫn là một yếu tố không thể thiếu
được một nhà lãnh đạo.
Phải luôn là tấm gương cho những người khác noi theo.
GVHD : ThS. Võ Điền Chương 21 Nhóm thực hiện: 5
Phân tích nghệ thuật thuật lãnh đạo của Larry Page – CEO Google
KẾT LUẬN
******************
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần nhà lãnh đạo, họ đóng vai trò rất quan trọng
trong doanh nghiệp. Nhưng để trở thành một nhà lãnh đạo thành công không phải dễ, vấn
đề chủ yếu là ta phải lựa chọn được phong cách lãnh đạo và thuyết lãnh đạo phù hợp với
bản thân và tình hình trong doanh nghiệp. Và những kinh nghiệm đúc kết được từ nghệ
thuật lãnh đạo của Larry Page, một trong những CEO nổi tiếng nhất thế giới, sẽ giúp ích

rất nhiều cho chúng ta. Chúng ta có thể chọn phong cách lãnh đạo theo Thuyết Đường-
Mục tiêu của Larry, đó là một trong những phong cách hiện đại và hiệu quả nhất hiện nay.
Suy nghĩ dài hạn, tạo điều kiện là việc thoải mái cho nhân viên, định hướng thành tích
cao, suy nghĩ những ý tưởng điên rồ, luôn mong muốn về một sự thay đổi, đó là những
điều mà ta có thể học tập được từ Larry Page trong thời đại mà thế giới thay đổi không
ngừng.
Và trên đây là những phân tích và đề xuất nghệ thuật lãnh đạo của Larry Page, hy
vọng những kinh nghiệm và kiến thức trong bài tiểu luận này sẽ giúp ích cho công việc
hiện tại.
GVHD : ThS. Võ Điền Chương 22 Nhóm thực hiện: 5
Phân tích nghệ thuật thuật lãnh đạo của Larry Page – CEO Google
TÀI LIỆU THAM KHẢO
******************
1. Giáo trình Nghệ thuật lãnh đạo, Trường Đại học Công nghiệp Tp.Hồ Chí Minh
2. Nguyễn Ngọc Hoàng, (2007). Larry Page và Google - Sắp xếp lại hệ thống thông tin toàn
cầu,Nhà xuất bản Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh.
3.
4. />%C3%A1ch+l%C3%A3nh+%C4%91%E1%BA%A1o+c%E1%BB%A7a+larry+page
5. />6.
7.
cua-google-587508.htm
8.
9. />GVHD : ThS. Võ Điền Chương 23 Nhóm thực hiện: 5

×